Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời Sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời Sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021
TS Đinh Xuân Quân: Afghanistan Trong Tương Lai Gần
Trên truyền thông chúng ta có thể thấy những hình ảnh kinh hoàng của cuộc “di tản” Kabul bằng máy bay C 17 và cuộc triệt thoái quân đội Hoa kỳ vào ngày 31 tháng 8 năm 2021 sau 20 năm đồn trú tại đây.
Nó làm cho chúng ta những người Việt Nam tưởng nhớ đến cuộc di tản tại Việt Nam vào 1975. Nhưng về thực chất Saigon và Kabul khác hẳn nhau. Trước hết là phi trường Kabul không bị pháo kích hay bị ném bom mà chỉ bị ISIS bắn hỏa tiễn vào phi trường nhưng bị phòng không Hoa kỳ bắn hạ cho nên không có thiệt hại gì đáng kể; chỉ có một vụ nổ bom tự sát làm 13 lính Mỹ và hơn 170 người Afghan thiệt mạng.
Trong 17 ngày, Hoa kỳ đã mang trở lại 6,000 lính dù và thủy quân lục chiến để giữ trật tự cho phi trường. Người dân Afghan sợ sãi vì kinh nghiệm của quá khứ đã gây tê liệt cho hoạt động cửa phi trường, nhất là khi cảnh sát và quân chính phủ Afghanistan đã biến mất. Dân chúng tụ tập tại nhiều cửa trong đó một cửa gần khách sạn Baron (mà trước đây tác giả đã ở trong vài năm). Không quân Hoa kỳ và một số máy bay đồng minh NATO (Anh, Pháp, Úc, Hà Lan, vv.) đã di tản được hơn 120,000 kiều dân Hoa kỳ, các nước khác và một số người Afghan. Đó là một kỳ công đáng kể tron một thời gian ngắn.
Chuyện Afghanistan còn dài nhưng tác giả xin nói về tân nội các Taliban, và các phản ứng của các nước láng giềng. Sau khi Taliban nắm chính quyền thì thử thách trước mắt là gì? Kinh tế? Lòng dân? Tác giả đã làm việc 7 năm tại đây và đã viết cuốn sách “Kiên trì với lý tưởng – từ Saigon đến Kabul” do nhà xuất bản Người Việt ấn hành năm 2020. Tác giả đã chia sẻ một số hiểu biết về Afghanistan cho độc giả Việt Nam, vốn không mấy quen thuộc với đất nước này.
Thành phần chính của chính phủ Lâm thời Afghananistan
Khi chiến thắng, quân Taliban có những tuyên bố ôn hòa, ví dụ cho phép phụ nữ học hành và đóng góp cho xã hội, cố giữ các liên hệ với các nước ngoài… Nhưng hiện còn quá sớm để đánh giá sự thật ra sao.
Trân Văn: Chuyện về ông Phùng Quang Thanh và kỹ nghệ bơm, thổi ở Việt Nam
Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thường xuyên bị ám ảnh về sự tin yêu của dân chúng dành cho mình nên mới nói đi, nói lại về điều này vô số lần trong bảy thập niên vừa qua...
Dường như nhận thức rất rõ, rằng sự tin yêu mà dân chúng dành cho họ là... quí, hiếm nên tuyên truyền đã, đang và có lẽ sẽ còn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam...
Đáng tiếc là tin yêu không thể hình thành từ... bơm, thổi. Đặc biệt là khi tìm kiếm tri thức, tra cứu, kiểm chứng thông tin càng ngày càng đơn giản, dễ dàng, có nâng bơm, thổi thành... công nghệ trong tuyên truyền thì hiệu quả vẫn càng ngày càng... giảm!
***
Ông Phùng Quang Thanh (cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam) vừa từ trần. Sinh tiền, ông tướng thường được ca ngợi từng “Nam chinh, Bắc chiến” này đã nhiều lần khuấy động dư luận vì những ý kiến kiểu như: Nên phong tướng để anh em khỏi... tâm tư (1)! Chuyện từ trẻ con đến người già ghét Trung Quốc là đáng lo. Nói điều gì tích cực về Trung Quốc cũng ngại. Thực trạng này nguy hiểm cho dân tộc. Phải vừa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vừa bảo vệ hòa bình, ổn định chính trị (2)!..
Đó cũng là lý do thiên hạ không quên được ông Thanh dù ông đã về hưu cách nay năm năm. Tuy hệ thống truyền thông chính thức chẳng còn đả động gì tới ông nhưng thỉnh thoảng, thời cuộc buộc người ta phải nhớ, phải bàn luận về những tuyên bố loại như vừa dẫn của ông Thanh... Mới đây, sau khi ông Thanh mệnh một, các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam mới nhắc đến ông. Tuy nhiên việc kể lại một số câu chuyện từng được dùng để ca ngợi ông Thanh khi ông còn tại chức dường như là... hại nhiều hơn lợi!
Trọng Nghĩa (RFI): Quốc phòng - Nhật đẩy mạnh trợ giúp Việt Nam kháng lại Trung Quốc
Nhân chuyến công du Việt Nam trong hai ngày 11 và 12/09/2021, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản đã liên tiếp tái khẳng định quyết tâm của Tokyo trong việc giúp Hà Nội nâng cao năng lực đối phó với các hành vi chèn ép của Bắc Kinh trên Biển Đông, không chỉ bằng lời nói suông, mà cả thông qua những hành động cụ thể.
Động thái mới nhất của chính quyền Nhật Bản là tuyên bố vào hôm qua, 12/09 của bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi ngay tại Hà Nội, khi ông khẳng định rằng Nhật Bản và Việt Nam chia sẻ “cùng một vận mệnh” và nên thúc đẩy hợp tác quốc phòng để bảo vệ sự ổn định khu vực dựa trên nền tảng luật pháp.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, một thông cáo của Bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho biết: Trong bài phát biểu tại Hà Nội, ông Kishi xác nhận một lần nữa rằng Việt Nam là một đối tác quan trọng của Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh rằng hai bên cần phải làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề an ninh khu vực khác nhau trong bối cảnh “thực tế khắc nghiệt” hiện nay.
Theo giới phân tích, dù không nói trắng ra, nhưng khái niệm “thực tế khắc nghiệt” được bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản đề cập tới chính là những hành vi lấn lướt của Trung Quốc nhắm vào cả Việt Nam, trong trường hợp Biển Đông, lẫn Nhật Bản, trong trường hợp Biển Hoa Đông.
Tokyo thường xuyên phản đối sự hiện diện của Hải Cảnh Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm lãnh hải Nhật Bản xung quanh các đảo, đôi khi đe dọa cả tàu cá.
Như để minh họa cho mối quan ngại của ông Kishi, bộ Quốc Phòng Nhật Bản hôm qua cho biết vừa phát hiện một tàu ngầm tình nghi là của Trung Quốc ngoài khơi một hòn đảo Nhật ở phía nam. Con tàu được thấy ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Amami-Oshima vào sáng 10/09, di chuyển theo hướng tây bắc, và đã đến vùng phía tây Biển Hoa Đông vào sáng hôm qua 12/09. Hiện diện gần tàu ngầm là một khu trục hạm có tên lửa dẫn đường của Trung Quốc.
Nguyễn Duy - Thời Báo (Đức): Đi ăn mày nhưng thích làm kẻ cả, da mặt Vương Đình Huệ dày đến đâu?
Người ta nói, liêm sỉ và da mặt tỷ lệ nghịch với nhau. Liêm sỉ càng lớn thì da mặt càng mỏng, mà liêm sỉ càng bé thì da mặt càng dày. Cho đến nay, chính quyền CS Việt Nam đã không dùng tiền người dân để mua vaccine chích cho dân mà họ lại dùng tiền ấy để gởi ngân hàng và đi xin vaccine các nước khác. Nói chung là đi ăn mày các nước giàu. Phận nước nghèo luôn là vậy. Để cho đất nước này nghèo là do lỗi của ĐCS chứ không ai khác.
Chuyện chính quyền CS đi khắp nơi trên thế giới xin viện trợ từ các nước giàu rồi dùng số tiền đó làm những dự án mà quan chức có thể tham nhũng được. Đây là nỗi nhục quốc thể và là một trong các lý do nước Việt Nam bị thế giới xem thường. Tuy nhiên, quan chức CS đi ra nước ngoài thường rất thích lên giọng kẻ cả, muốn chỉ dạy cho thế giới rằng, đảng làm thế này đảng làm thế kia.
Ông Vương Đình Huệ là người có học hành tốt, tuy nhiên về cốt cách thì ông không thoát khỏi cốt cách láu cá của người CS. Vẫn không có liêm sỉ và thích thể hiện. Với xứ càng văn minh chừng nào thì những kẻ thích thể hiện lại càng bị coi thường.
Công luận hiện nay đang ngán ngẩm trước thái độ của vị chủ tịch Quốc hội CSVN một mặt đi xin xỏ vaccine nhưng vẫn lên giọng “chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với thế giới”. Có thể nói, việc chống dịch của chính quyền CS hiện nay có thể gói trong hai chữ đơn giản, đó là “đại bại”. Tệ hại đến mức, trang Nikkei Asia đã xếp khả năng chống dịch của Việt Nam ở vị trí đội sổ, vị trí 121/121. Nếu có liêm sỉ thì ắt ông Vương Đình Huệ đã thấy thành tích tệ hại đó là nỗi nhục. Tuy nhiên vì da mặt quá dày, dường như ông Vương Đình Huệ không thấy nỗi nhục đó. Thành tích tệ hại của ĐCS đã bị ông Vương Đình Huệ biến thành một thứ thành tích ảo diệu mà thế giới nên học hỏi.
Chuyến ăn mày Châu Âu và câu chuyện gã mặt dày
Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021
Anh Tú: Nhóm tàu sân bay của Mỹ tiến vào Biển Đông tập trận bất chấp thái độ của Trung Quốc
Nhóm tàu tấn công tháp tùng tàu sân bay Carl Vinson (VINCSG) của Hải quân Mỹ đang bắt đầu hoạt động ở Biển Đông lần đầu tiên trong đợt triển khai năm 2021.
Trong thông báo vào 8.9, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho biết VINCSG đang tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, bao gồm các hoạt động của máy bay phản lực, trực thăng, các cuộc tập trận tấn công trên biển và huấn luyện chiến thuật phối hợp giữa các đơn vị mặt đất và không quân ở Biển Đông. Hoạt động của nhóm tàu sân bay ở Biển Đông là một phần trong hoạt động hiện diện thường xuyên của Hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Quyền tự do hàng hải của tất cả các quốc gia trong các vùng biển quốc tế là quan trọng, và đặc biệt quan trọng ở Biển Đông, nơi gần một phần ba khối lượng hàng hải thương mại toàn cầu qua lại mỗi năm", Chuẩn đô đốc Dan Martin, chỉ huy trưởng Nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson cho biết. "Khi từ San Diego đến Biển Đông, chúng tôi đã quá cảnh Thái Bình Dương, chúng tôi có đặc quyền và niềm vui được làm việc cùng với các đồng minh, đối tác và đồng đội trong đào tạo, tập trận, tham gia và hoạt động - tất cả đều có mục tiêu chung để đảm bảo hòa bình và ổn định trong toàn khu vực. Chúng tôi vì lợi ích của cộng đồng quốc tế là đóng một vai trò tích cực trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ".
VINCSG với soái hạm là tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70); được tháp tùng bởi Phi đội Khu trục (DESRON) 1; Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Lake Champlain (CG 57); Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Chafee (DDG 90); và tàu tác chiến ven biển USS Tulsa (LCS 16).
Trong tháng trước khi tiến vào Biển Đông, VINCSG đã tham gia Cuộc tập trận Quy mô lớn 2021, thực hiện các chuyến bay tương tác với Nhóm tấn công tàu sân bay của Vương quốc Anh (CSG-21) và tiến hành một cuộc tập trận song phương với các đơn vị trong Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Liên hợp.
Trọng Thành (RFI): Afghanistan - Vì sao Hoa Kỳ dè dặt về chính phủ mới của Taliban?
Ngày 07/09/2021, việc Taliban công bố nhiều thành phần chủ chốt của tân chính phủ Afghanistan không hề « hòa hợp » như đã loan báo, trong đó có nhiều nhân vật nằm trong danh sách trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, gây sốc. Nhiều nhà quan sát ví đây như là một gáo nước lạnh dội vào hy vọng của nhiều nước phương Tây. Tuy nhiên, sau khi Taliban công bố thành phần chính phủ gây nhiều thất vọng, Hoa Kỳ đã có phản ứng rất dè dặt. Vì sao ?
Ngay sau khi công bố thành phần chính phủ mới, ngày hôm qua, 08/07, ngoại trưởng Mỹ đến Đức, với mục tiêu cố tìm cách phối hợp với các quốc gia từng can thiệp vào Afghanistan, để thống nhất hành động trước động thái mới này. Trưa hôm qua, lãnh đạo ngoại giao Mỹ Antony Blinken đến căn cứ không quân Hoa Kỳ, ở tây nam nước Đức, nơi tiếp nhận hàng ngàn người tị nạn từ Afghanistan. Trong buổi chiều, ông Blinken cùng đồng nhiệm Đức Heiko Maas chủ trì cuộc họp trực tuyến với khoảng 20 ngoại trưởng các nước.
Washington hy vọng hội nghị này là dịp để trước hết nhấn mạnh các kêu gọi quốc tế với Taliban để các ông chủ mới ở Kabul tôn trọng cam kết, cho tất cả những người Afghanistan nào muốn có thể rời khỏi đất nước. Khoảng 123.000 người đã được di tản khỏi Afghanistan, trong đó chủ yếu là người Afghanistan. Hoa Kỳ lo ngại là hiện tại còn rất nhiều người Afghanistan chờ đợi được ra đi.
Hội nghị các ngoại trưởng phương Tây cũng có mục tiêu là đưa ra một phản ứng thống nhất, với chính quyền Taliban, sau khi chế độ Hồi giáo công bố những nhân sự chủ chốt đầu tiên, không có nhân vật nào không thuộc Taliban, như đã hứa hẹn. Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh trong một thông báo trước khi hội nghị diễn ra : « Chúng tôi muốn tiến hành với sự phối hợp và có tổ chức giai đoạn tiếp theo, đặc biệt liên quan đến quan hệ với các tân lãnh đạo ở Kabul ».
Phản ứng đầu tiên của lãnh đạo ngoại giao Mỹ thể hiện bước đi dè dặt của Washington, khi ông tuyên bố : Tân chính quyền Taliban sẽ được phán xét dựa trên « các hành động cụ thể », chứ không phải là qua các tuyên bố. Hoa Kỳ tránh trực tiếp bình luận về các nhân sự lãnh đạo mới của chính phủ Taliban, cho dù trong số đó có những phần tử bị Hoa Kỳ coi là tội phạm.
Nguyên Sa (Luật Khoa): Chúng ta cần đòi “sao kê” của Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ngành
“Vườn sao kê” cần kể tên thêm rất nhiều bộ, ngành khác nữa.
Bỏ qua nghi vấn rằng những ồn ào về hoạt động từ thiện của nghệ sĩ được khơi ra nhằm đánh lạc hướng người dân khỏi thực trạng chống dịch thảm hại, tôi nghĩ việc hai chữ “sao kê” trở thành “trend” như mấy ngày vừa qua là một chuyện tích cực.
Chuyện này tích cực ở hai điểm. Thứ nhất, nó tạo ra áp lực khiến cho những ai đã, đang, và sẽ dùng uy tín cá nhân để kêu gọi quyên góp với mục đích làm từ thiện phải chấn chỉnh hành vi của mình. Thứ hai, với sự lan tỏa rộng khắp trên nhiều nền tảng, tiếp cận được người dân thuộc nhiều lứa tuổi, ở nhiều vùng miền, công chúng Việt Nam đang trao đổi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: đã nhận tiền của người khác thì phải có trách nhiệm báo cáo thu chi minh bạch.
Trách nhiệm đó được gọi là trách nhiệm giải trình (accountability). Khi anh kêu gọi, chúng tôi giao niềm tin và tiền bạc của mình cho anh, anh không chỉ có trách nhiệm hoàn thành điều mình hứa là sẽ làm, mà còn có trách nhiệm thông báo lại cho chúng tôi nữa. Đó là nguyên tắc căn bản của một giao dịch dân sự.
Làn sóng đòi nghệ sĩ báo cáo thu chi tiền từ thiện nhắc chúng ta nhớ đến một cái tên lớn lâu nay tự xưng là “địa chỉ đỏ” của tấm lòng từ thiện trên toàn quốc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [1] Bạn có từng thấy tổ chức này trình ra một bản sao kê nào bao giờ chưa?
Năm 2021, khoản tiền mà ngân sách nhà nước cấp cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam là hơn 103 tỷ đồng. [2] Số tiền này được dùng để làm gì? Không người dân nào biết, vì Mặt trận không công khai. Trên Cổng Công khai Ngân sách Nhà nước, trong số 10/56 bộ, ngành đã nộp kế hoạch chi tiêu ngân sách năm 2021, không có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [3] Năm 2020 cũng không có. Năm 2019 cũng vậy. Mà đấy mới chỉ là Ủy ban Trung ương, chưa tính các tổ chức Mặt trận ở địa phương.
Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021
Ngô Nhân Dụng: Tại sao Biden mạnh miệng chống Trung Cộng?
Trong thời Chiến Tranh Lạnh thế kỷ 20, nhiều lúc người ta nghĩ rằng hai nước Nga và Mỹ không thể nào tránh khỏi “chiến tranh nóng” thật sự. Cả hai đều làm đống bom hạch tâm và vũ khí bình thường mỗi năm một cao hơn; thế nào cũng có lúc phải dùng đến. May mắn, chuyện đó không xảy ra.
Nhưng trong thế kỷ trước, tàu chiến, máy bay, và quân đội Nga và Mỹ không có dịp nào đến gần nhau, trừ vụ hỏa tiễn Nga đem tới Cuba, rồi lại rút về. Hiện giờ, tàu chiến, mẫu hạm, tàu ngầm, phi cơ chiến đấu của Mỹ và Trung Quốc vẫn thường xuyên có mặt cùng một lúc trong eo biển Đài Loan và Biển Đông nước ta. Trong lúc đó, các nhà chính trị càng ngày càng lớn tiếng.
Từ khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden nhắc đi nhắc lại rằng Cộng sản Trung Quốc, với chính sách bành trướng của họ, là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ và thế giới. Khi phó tổng thống Kamala Harris đến Singapore trong tháng trước, bà tuyên bố nước Mỹ sẽ ủng hộ các đồng minh bị Trung Cộng đe dọa. Ở Việt Nam, bà kêu gọi các nước phải gia tăng áp lực buộc Trung Cộng phải tôn trọng Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, tức là xóa bỏ Đường Lưỡi Bò.
Chính quyền Mỹ không chỉ nói lớn tiếng hơn. Năm 2021, số tàu chiến Mỹ xuất hiện nhiều hơn ở Á Đông và Đông Nam Á. Mỹ nêu lý do muốn xác định và bảo vệ quyền tự do hàng hải. Trung Cộng thì coi cả mặt biển nằm trong vòng Đường Lưỡi Bò là hải phận nước họ. Có lúc tàu chiến hai nước đã đi gần nhau quá, xểnh tay một chút có thể gây tai nạn.
Nếu xảy ra một cuộc đụng độ giữa tàu đánh cá Trung Quốc với ngư phủ Việt Nam và hải quân Trung Cộng can thiệp bênh dân của họ, thì các chiến hạm Mỹ có đứng yên quan sát, như năm 1974 Mỹ để mặc cho Trung Cộng chiếm Hoàng Sa hay không? Chắc họ sẽ trung lập. Vì Cộng sản Việt Nam chắc cũng không dám cho hải quân ra nghênh chiến. Nhưng nếu đó lại là các tàu đánh cá Philippines, và hải quân nước này tiến vào bảo vệ ngư phủ của họ, thì Mỹ có can dự vì đã có thỏa ước an ninh hỗ tương với Philippines hay không?
Một cuộc đụng độ thật sự giữa Mỹ và Trung Cộng có thể bùng lên trong vùng Biển Đông vì những biến cố bất ngờ hoặc chỉ vì tai nạn.
Nguyễn Tường Bách: Hallo Deutschland, lịch sử sang trang ?
Ngày 26.9 tới đây nước Đức sẽ bầu lại Quốc Hội liên bang. Vì Đức là quốc gia theo chính thể dân chủ đại nghị, Quốc Hội mới sẽ cử ra Thủ Tướng (Bundeskanzler) mới, vị này sẽ là nắm quyền lực hành pháp của cả liên bang. Đức cũng có Tổng thống, nhưng khác với Mỹ hay Pháp, Tổng thống Đức chỉ đóng vai trò lễ nghi.
Được bầu làm đại biểu trong Quốc Hội là các chính đảng có phiếu bầu ít nhất 5% tổng số cử tri. Thủ Tướng là người đạt sự tín nhiệm của ít nhất 50% đại biểu. Thường thì không có chính đảng nào đạt đa số tuyệt đối nên hầu như lúc nào trong lịch sử Đức cũng đều có những liên minh gồm hai đảng để đạt túc số. Theo một luật lệ bất thành văn thì chính đảng lớn trong liên minh sẽ là người chỉ định Thủ Tướng.
Vì liên minh các chính đảng trong Quốc Hội là nền tảng thành lập chính phủ nên chính thể Đại nghị tại Đức thường tạo nên một nền hành pháp ổn định, so với các quyết sách trong Tổng thống chế của Mỹ vốn hay bị Lưỡng viện bác bỏ. Thế nên, ngày bầu cử Quốc Hội cũng chính là ngày quyết định ai sẽ là Thủ Tướng. Thường thì chỉ một tiếng sau khi đóng cửa phòng phiếu, người ta đã biết ai sẽ làm Thủ Tướng, dựa trên thăm dò sau bầu cử. Năm nay, sau 16 năm cầm quyền bà Thủ Tướng Merkel sẽ rời chính trường. Phải chăng 26.9 sẽ là ngày sang trang lịch sử Đức?
Từ 4 lên 6
Xưa nay khi nói đến nền chính trị Đức ta nghĩ ngay đến hai chính đảng „quốc dân“ Volkspartei CDU/CSU (Dân chủ Thiên chúa giáo) và SPD (Dân chủ Xã hội). Hai chính đảng truyền thống này, với cử tri khắp mọi thành phần xã hội, thay nhau nắm quyền lãnh đạo trong nhiều thời kỳ khác nhau, tùy theo phiếu bầu và liên minh với các đảng „nhỏ“ khác. Hai chính đảng được mệnh danh „nhỏ“ là đảng Xanh (Die Grünen) và FDP (Dân chủ Tự do). Có khi vì tỉ lệ phiếu bầu đòi hỏi, hai đảng lớn phải thành lập „đại liên minh“ (Große Koalition) như hai nhiệm kỳ vừa qua tại Đức. Đến năm 2005 thì Đức chỉ có 4 đảng vừa kể trên sân khấu chính trị, họ liên minh với nhau trên cơ sở đường lối. Thường thì CDU/CSU gần gũi với FDP và SPD với Xanh.
Phạm Đình Trọng: Virus Corona luật pháp
Hiến pháp 2013. Điều 25 bảo đảm quyền tự do ngôn luận của người dân. Luật Hình sự 2015 với các điều luật vi hiến 109, 117, 331 lại buộc tội người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận.
MỘT. Giữa lúc người dân cả nước đang kinh hoàng trước những cái chết thê thảm và cái đói deo dắt do dịch bệnh virus corona Wuhan gieo rắc trên cả nước thì sớm ngày 30.8.2021 ở thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá có đoàn người mặc đồ nhân viên y tế tự xưng cán bộ y tế xin được vào nhà thầy giáo Bùi Văn Thuận làm việc với gia đình về phòng chống dịch bệnh virus Wuhan.
Vào được nhà, đoàn người liền hiện nguyên hình là lực lượng công an xông vào phòng ngủ bắt thầy giáo dạy hoá trung học Bùi Văn Thuận với tội danh của điều 117 bộ luật hình sự “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do thầy giáo Bùi Văn Thuận có những những bài viết trên mạng xã hội bộc lộ tư tưởng chính kiến về những sự kiện đang diễn ra trong đời sống xã hội.
Là công cụ bạo lực đầy sức mạnh, mang danh nhà nước thi hành công vụ mà phải núp trong bộ đồ dân sự y tế lừa dối dân để vào nhà, bắt dân. Vì sao vậy? Vì sợ thầy giáo 40 tuổi, gày guộc loẻo khoẻo chống đối ư? Không. Thầy giáo dân tộc Mường chân chất Bùi Văn Thuận đã xác định với vợ thầy rằng với những điều luật vi Hiến 109, 117, 331 trong bộ luật hình sự buộc tội những người không nói sai sự thật theo bộ máy tuyên truyền nhà nước mà nói sự thật lòng mình và sự thật xã hội thì sớm muộn cũng phải đối mặt với những điều luật vi Hiến đó và người thầy trung thực đã chuẩn bị tinh thần cho vợ con sẵn sàng đón nhận ngày công an đến bắt.
Công cụ bạo lực nhà nước đi bắt dân có tội được ghi trong bộ luật hình sự mà phải núp bóng, mượn danh cán bộ y tế thể hiện một việc làm không thuận lẽ phải, không thuận đạo lí, thể hiện ngay người thi hành công vụ cũng không tin công vụ mà họ phải thi hành là chính đáng, không tin tội danh gán cho người họ phải bắt là thoả đáng.
Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021
VOA Tiếng Việt: Phó Tổng thống Mỹ sẽ khai trương văn phòng CDC Đông Nam Á ở Việt Nam
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ cùng các quan chức Việt Nam chủ trì sự kiện chính thức khai trương văn phòng Khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội vào thứ Tư tuần sau, các quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ cho biết ngày thứ Năm, trong một chuyến công du mà vấn đề y tế công có phần chắc sẽ đứng đầu nghị trình thảo luận.
Bà Harris theo lịch trình sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 25 và 26 tháng 8 trong chuyến thăm đầu tiên từ trước đến nay của một phó tổng thống Mỹ tới Việt Nam giữa lúc Mỹ đang nỗ lực củng cố quan hệ với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối trọng với Trung Quốc.
Chuyến đi cũng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam, nước đã kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 trong thời gian đầu, đang chật vật tìm cách cách khống chế một đợt bùng phát mạnh do biến thể Delta của virus corona gây ra, với hàng ngàn ca nhiễm được ghi nhận mỗi ngày.
Bà Harris dự kiến sẽ thảo luận trực tiếp với các quan chức Việt Nam và trực tuyến với các quan chức của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và biện pháp ứng phó đại dịch của Mỹ và “cách thức mà tất cả chúng ta cần làm việc cùng với nhau để chấm dứt đại dịch và tăng cường an ninh y tế toàn cầu,” một quan chức cao cấp của chính quyền nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo.
“Chính quyền Biden - Harris đã thể hiện rõ thông qua các hành động của mình, việc cung cấp vaccine, gia tăng số lượng vaccine trên khắp thế giới bao gồm hơn 23 triệu liều cho vùng Đông Nam Á, rằng chúng tôi nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này,” một quan chức cao cấp khác của chính quyền nói thêm. “Và chúng tôi hiểu chúng tôi có lợi ích quốc gia cũng như lợi ích nhân đạo trong việc giúp các quốc gia khác giải quyết vấn đề này.”
Quan chức này từ chối cho biết liệu bà Harris sẽ loan báo bất cứ sự hỗ trợ tiềm năng nào từ Mỹ hay không trong chuyến đi.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng trả lời phỏng vấn của BBC: Việt Nam - Afghanistan có ảnh hưởng chuyến thăm của PTT Mỹ Kamala Harris?
Liệu ngoại giao cấp cao của chính quyền Mỹ, mà cụ thể là chuyến thăm chính thức vào hạ tuần tháng Tám 2021 của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Việt Nam được lên kế hoạch từ trước, có bị ảnh hưởng hay phủ bóng bởi biến cố chính trị đang xảy ra ở Afghanistan hay không là vấn đề được một cựu quan chức và chuyên viên cấp cao Bộ Ngoại giao Việt Nam phân tích với BBC hôm thứ Năm.
"Việt Nam đang 'khát' vaccine do đại dịch bết bát, ngư dân bị Trung Quốc cấm ra Biển Đông đánh bắt cá, cuộc mưu sinh đang gõ cửa từng nhà. Bối cảnh này khiến chuyến thăm của Phó TT Mỹ có ý nghĩa đặc biệt" bên cạnh biến cố với Taliban hiện nay ở Afghanistan, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan, hiện là Giám đốc Truyền thông của Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) nêu quan điểm riêng với BBC News Tiếng Việt hôm 19/8 từ Hà Nội.
Tên gọi hay thực chất?
BBC: Theo Tiến sĩ, diễn biến thời sự ở Afghanistan liệu có ảnh hưởng gì đến kế hoạch chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sang Đông Nam Á và thăm chính thức Việt Nam tới đây không?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Cho đến giờ này, theo những gì tôi quan sát được, chưa thấy có dấu hiệu gì về việc hoãn kế hoạch chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sang Đông Nam Á và Việt Nam vào cuối tháng này. Cho dù hàng loạt bối cảnh bất ngờ - hỗn loạn do đại dịch Covid 19 gây ra trong khu vực lẫn hỗn loạn do quân Taliban tiến vào thủ đô Kabul - tôi nghĩ cả hai nước vẫn tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm đầu tiên của nhân vật số hai trong chính quyền Hoa Kỳ.
Âu Dương Thệ: 76 năm „Cách mạng Tháng 8“ đẻ ra nhóm cầm đầu hiện nay như thế!
Tất cả đều do Nguyễn Phú Trọng: Độc tài, kiêu ngạo CS và ngớ ngẩn đã khiến bệnh dịch đe dọa cả nước!
Giữa lúc đại dịch lại ồ ạt không lo tìm thuốc chích chống dịch, lại chỉ tụ tập đông người trong các đại hội, hội nghị Đảng, Quốc hội, Mặt trận… - Hàng triệu người phải sống đói rách - Kinh tế gẫy đổ - Các quan đỏ bất lực, chính sách bất cập -Tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược trong tầng lớp lãnh đạo!
Tình hình đại dịch cực kì căng thẳng
Vào giữa đúng lúc chế độ toàn trị dưới quyền Nguyễn Phú Trọng đang tính hồ hởi tuyên truyền về thành quả 76 năm „Cách mạng Tháng 8“ với khẩu hiệu „Chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ, vị thế, uy tín như ngày hôm nay“ để thực hiện mục tiêu “ Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước” thì toàn quốc bị đại dịch bao phủ. Thành phố HCM lớn nhất cả nước với trên chục triệu dân và trung tâm kinh tế cả nước bệnh dịch Covid-19 đang hoành hành suốt mấy tháng nay. Ngày 14.8 Phạm Minh Chính lại ban lệnh gia hạn thi hành Chỉ thị 16 giãn cách xã hội thêm nhiều tuần nữa và nghiêm cấm di tản về quê cũ, „ai ở đâu thì ở yên đó“
Nhưng Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành phố Nguyễn Văn Nên đã lên tiếng, „hàng trăm ngàn người muốn rời thành phố vì nhiều lý do, trong đó có sức chịu đựng có hạn, cuộc sống thiếu thốn trăm bề, không biết tương lai ra sao nên không thể để kéo dài thêm nữa.“ Sự thực là từ sau Chỉ thị kéo dài giãn cách xã hội, nên nhân dân đã bất chấp lệnh phong tỏa, làn sóng người lao động thất nghiệp kéo gia đình cả với con thơ có tới nhiều ngàn người mỗi ngày chạy về quê. Vì ở lại thì chết đói, chết bệnh!
Nguyễn Đức Tùng: Nên Tiêm Loại Covid Vaccine Nào?
Ở Việt Nam hiện nay chuyện nên tiêm vaccine loại nào coi bộ là câu hỏi quan trọng. Sở dĩ tôi biết như vậy, vì có những phản ứng bất bình của dân chúng trong việc được hay bị chích vaccine Trung quốc.
Đến nỗi nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng mới đây phải ghi lại trên FB của anh: “Trong một video phổ biến trên mạng xã hội (có lẽ quay ở công viên Tao Đàn, quận 1, TP HCM), người dân khi đến tiêm mới được phổ biến vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm. Đối với dân bình thường, không phải ai cũng biết Sinopharm là hãng dược phẩm Trung Quốc. Nhưng có một người dân cảnh giác hỏi lại: Sinopharm là của nước nào? Và khi nhân viên y tế trả lời nước sản xuất là Trung Quốc, thì họ kéo nhau ra về, sau khi buông ra vài câu chửi bới!”
Thực ra, ngay từ đầu, Trung quốc đã kịch liệt chống lại các vaccine dùng phương pháp mRNA như Pfizer hay Moderna, hay viral vector như Moderna, ra sức dèm pha, có lẽ với dụng tâm quảng cáo cho các vaccines của họ, Sinovac và Sinopharm, mà việc chế tạo vốn dựa trên những cơ chế khác, không phải mRNA.
Nhưng tại Canada, nơi tôi ở, người dân không có nhiều lựa chọn như vậy. Hơn thế nữa, trong hầu hết trường hợp mà tôi được biết, người được chích thuốc không biết mình sẽ chích loại gì trước khi đến địa điểm y tế.
Khi đến lượt tôi, lần đầu, khá sớm vì dành cho nhân viên y tế, tôi không hề biết trước loại thuốc dành cho mình, mặc dù có thể đoán chừng một trong ba hay bốn loại lúc đó, Moderna, Pfizer, Astra Zeneca, Johnson &Johnson. Tôi có tìm hiểu kỹ các loại vaccine ấy, vì đó là nhiệm vụ, nhưng không quan tâm lắm đến việc chính tôi sẽ chích loại nào. Vì tôi tin rằng sự chỉ định của nhân viên y tế là đúng đắn, công tâm, bình đẳng. Vả lại tôi không có cơ hội nào để chọn lựa. Sau này những người chích Astra Zeneca được quyền chọn giữa hai thứ vaccine dành cho họ, nhưng đó là chuyện khác.
Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021
Nguyễn Quang Dy: Ngoại giao Phó tổng thống - Điều hành quan hệ của Mỹ ở Châu Á
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris có kế hoạch thăm Singapore ngày 22/8 và Việt Nam ngày 24/8. Đây là lần đầu tiên một phó tổng thống Mỹ đương nhiệm sang thăm Việt Nam, tiếp theo chuyến thăm thành công của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam, và Philippines vào cuối tháng bảy. Tổng thống Joe Biden dự kiến có thể tham gia các hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á vào cuối năm nay.
Tại sao Việt Nam và Singapore?
Trong sáu tháng đầu năm, trong khi tiếp tục cổ vũ cho tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chính quyền Biden đã tập trung vào các khu vực khác. Trong sáu tháng cuối năm, khu vực này chắc sẽ được chú ý hơn với nhiều chuyến thăm cấp cao. Nhưng tại sao đoàn Austin và Harris đến thăm Singapore và Việt Nam hai lần trong một tháng, mà không chú ý tới Indonesia và Thailand là hai nước đối tác khác cũng quan trọng?
Tuy các quan chức cấp cao không thể đến mọi nơi trong một chuyến đi, nhưng việc lựa chọn đến đâu, vào lúc nào là có ý nghĩa. Chuyến thăm của Harris vào cuối tháng tám sẽ làm rõ vai trò của Đông Nam Á nói chung là một phần thiết yếu của “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” để đẩy lùi Trung Quốc, trong khi đặc biệt nhấn mạnh tiềm năng của Việt Nam và Singapore là hai đối tác chiến lược của Mỹ trong khu vực.
Với bờ biển dài hơn 3000km, Việt Nam có vị trí thuận lợi để ngăn chặn Trung Quốc tiến xuống Đông Nam Á. Căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược đặc biệt đối với Biển Đông. Trong khi đó, Singapore kiểm soát vị trí yết hầu tại eo biển Malacca nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Năm 2019, Singapore đã gia hạn cho Mỹ sử dụng căn cứ hải quân và không quân ở Changi thêm 15 năm tới 2035.
Tuấn Khanh: Tập Cận Bình nói đến lúc người giàu Trung Quốc cần phải “chia lại tài sản” cho xã hội
Ông Tập Cận Bình vừa có một phát biểu trong hội nghị Uỷ ban trung ương về tài chính và kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 17/8, mà ngay sau khi truyền thông của nhà nước này đăng tải lại, có không ít những người đang có của ăn của để ở Trung Quốc bị rúng động.
Ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, nơi sự giàu có được chia sẻ một cách công bằng cho tất cả mọi người, như một mục tiêu chính cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nước này. Dù ngôn ngữ nghe rất hiền lành nhưng nhiều người đã lạnh gáy khi quay nhìn về quá khứ cầm quyền của chế độ cộng sản. Bản tóm tắt của cuộc họp do Tân Hoa xã chính thức công bố có vẻ làm rõ hơn khi cho biết tương lai của một Trung Quốc cộng sản hiện đại, sẽ nhắm đển việc điều chỉnh thu nhập quá mức và khuyến khích những người giàu có “trả lại cho xã hội nhiều hơn”.
Tờ Quartz mô tả về sự kiện này, còn rõ ràng hơn, khi viết “ông Tập Cận Bình vừa gửi một thông điệp ảm đạm tới giới siêu giàu Trung Quốc”.
Quả là Bắc Kinh có đủ lý do chính đáng để lo lắng về tình trạng bất bình đẳng, vốn gia tăng trong nhiều thập kỷ cải cách kinh tế nhằm tạo ra một xã hội tư bản giàu có hơn – dù họ không muốn bị gọi tên là như vậy.
Năm ngoái, báo chí ghi nhận 20% giới nhà giàu ở Trung Quốc có thu nhập vượt gấp 10 lần so với 20% lớp người thu thấp trong xã hội. Mối quan tâm lớn của người dân Trung Quốc hiện nay, là quá khó khăn để hội nhập vào xã hội – hoặc tụt lại phía sau – được cho thấy rõ qua nhiều chỉ số, chẳng hạn như tỷ lệ sinh sụt giảm khi các bậc cha mẹ lo lắng về chi phí giáo dục và chi phí đời sống tăng vọt.
Ở Trung Quốc đang phát triển phong trào lying flat (tạm dịch: nằm bẹp) trong những người trẻ, như một hình thức phản kháng thụ động: không muốn nỗ lực cạnh tranh, không muốn tìm kiếm thặng dư, và không muốn theo đuổi những tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra. Họ chỉ làm vừa đủ sống và nhận định mọi sự “tiến thân” trong đất nước cộng sản rộng lớn này, ngày càng có vẻ giống như một cuộc đua chuột vô nghĩa: có vượt lên, cũng chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc hành hạ bản thân mình. Về cơ bản, một lớp người trẻ tuyệt vọng và bất mãn xã hội đã chọn không tham gia mọi thứ, và cuộc sống chỉ làm những điều tối thiểu nhất.
Trân Văn (VOA): Sa thải cô Trần Thị Thơ - Công an mới là chính phạm!
Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) vừa yêu cầu Đại học Duy Tân báo cáo chi tiết về việc sa thải cô Trần Thị Thơ, giảng viên Khoa Ngoại ngữ trước ngày 23/8/2021, sau khi nhận được một số thông tin phản ánh và kiến nghị về vụ sa thải này (1).
Động tác vừa kể dường như là một giải pháp nhằm giảm áp lực dư luận trước việc loại bỏ một trí thức chỉ vì công khai bày tỏ suy nghĩ thật về thực trạng quản trị, điều hành quốc gia khi có đại dịch nhưng xét cho đến cùng, Đại học Duy Tân không phải… chính phạm!
***
Ngày 5/8/2021, một sinh viên Đại học Duy Tân – tọa lạc tại Đà Nẵng - đã đưa lên mạng xã hội video clip dài khoảng bốn phút để tố cáo thầy của mình… lệch lạc về nhận thức, vong bản, khiến người khác suy giảm niềm tin vào đảng, nhà nước…
Theo đó, người thầy bị tố cáo chỉ vì cố gắng giải thích để sinh viên hiểu thế nào mới thật sự là nhục nhã: …Từ đầu mùa dịch tới giờ, chính phủ đã hỗ trợ gì cho em chưa? Đã tiếp cận được vaccine chưa? Có nước nào dân chạy 1.500 km về quê? Hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém, đúng không? Cô cảm thấy rất nhục nhã vì điều đó. Khi dịch đến, dân những quốc gia khác trên thế giới được hỗ trợ rất nhiều, kể cả tiếp cận vaccine, còn chúng ta thì thế nào? Em lên thử đèo Hải Vân coi. Đó mới là sự nhục nhã(2)…
Chỉ hai hôm sau – ngày 7/8/2021, Công an Đà Nẵng loan báo với báo giới rằng Phòng An ninh Chính trị nội bộ đang xác minh về nội dung cuộc tranh luận giữa sinh viên và giảng viên Đại học Duy Tân Đà Nẵng về chuyện phòng chống dịch tại Việt Nam. Công an thành phố Đà Nẵng nêu đích danh giảng viên bị tố cáo là cô Trần Thị Thơ, Giảng viên Bộ môn Văn hóa Anh của Khoa Ngoại ngữ thuộc đại học này vì… đa số đều bức xúc với quan điểm, phát ngôn của nữ giảng viên (3)!
Thanh Trúc (RFA): Mua thêm điện của Lào, Việt Nam ký giấy khai tử Đồng bằng Sông Cửu Long?
Việt Nam và Lào đã ký kết ba Biên Bản Ghi Nhớ (MOU), sẽ mua từ 3.000-5.000 Megawatts điện từ các đập thủy điện của Lào trong vòng 10 năm tới. Giới khoa học môi trường lây nay chứng minh các đập thủy điện xây dựng trên dòng chính sông Mekong chảy qua Trung Quốc và Lào gây tác động bất lợi cho hạ nguồn, nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long.
Việt Nam và Lào ký các thoả thuận hôm 28/6/2021 với sự chứng kiến của TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà nước Lào Thongloun Sísoulith. TTXVN |
Việt Nam sẽ nhập khẩu 3.000 đến 5.000 MW điện từ Lào giai đoạn 2020-2030 là tin được báo chí trong nước loan tải tuần trước, dẫn nguồn từ EVN - Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam .
Tin nói việc ký kết các hợp đồng mua bán điện đánh dấu bước tiến đáng kể trong quan hệ hữu nghị Việt Nam-Lào.
Cụ thể, hôm 28 và 29/6 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith, một loạt biên bản hợp tác đã được ký giữa EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các chủ đầu tư thủy điện bên Lào.
Đó là Nhà máy Thuỷ điện Nậm Neun 1 (công suất 124MW), Nhà máy Thủy điện Nậm Mô 2 (công suất 120MW), và cụm Nhà máy Thủy điện Nậm Yeuang, Nậm Tai, Nậm Sak tổng công suất 121 MW.
Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021
Trọng Thành (mục Điểm Báo của RFI): Chiến thắng của Taliban - Thất bại của “ảo tưởng” nhập khẩu dân chủ
Thủ đô Afghanistan thất thủ, Taliban trở lại nắm quyền sau 20 năm là chủ đề chính của hầu hết các báo Pháp hôm nay, 17/08/2021, hai ngày sau khi Taliban tiến vào Kabul. Hồ sơ trang nhất của Le Monde mang hàng tít : “Taliban : Những chủ nhân tại Kabul”. “Taliban người chủ của cuộc chơi” cũng là tựa chính của La Croix.
Le Figaro hoàn toàn bi quan với nhận định : “Taliban áp đặt trật tự Hồi giáo tại Kaboul”. Libération dành hình ảnh trang nhất cho cảnh nhiều người đang cố leo qua một bức tường cao với tựa chính : “Afghanistan. Mạnh ai nấy chạy”. Nhật báo kinh tế Les Échos tìm cách rút ra “10 câu hỏi về thảm kịch Afghanistan”.
Sau 20 năm bị lật đổ, ngày 15/08/2021, Taliban trở lại chiếm Kabul mà không cần nổ súng. Tổng thống Ashraf Ghani bỏ chạy, người phát ngôn Taliban thông báo “chiến tranh kết thúc”. Các sứ quán phương Tây khẩn trương sơ tán, sân bay quốc tế Kabul hỗn loạn. Với vài mô tả nói trên, Le Monde đã tóm lược biến cố bất ngờ mà một số nhà quan sát đánh giá như là một thất bại lớn nhất của phương Tây kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Những “ảo tưởng” nguy hiểm và hai nạn nhân chính
Về chiến thắng nhanh chóng và sự sụp đổ bất ngờ của chính quyền Kabul, được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn, Libération có bài xã luận mang tên “Những ảo ảnh”. Tại sao lại là ảo ảnh ? Ảo ảnh đầu tiên là “những tuyên bố tương đối mang tính hòa giải” của nhiều thủ lĩnh Taliban. Tuy nhiên, điều đó không lừa được ai ! Đối với Libération, hậu quả đã rõ ràng.
VOA News: Taliban là ai?
Taliban trước đây cai trị Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001 và áp đặt một hình thức nghiêm khắc của luật Hồi giáo lên nước này. Sau đây là một số sự kiện chính về đức tin và lịch sử của tổ chức này.
Taliban được thành lập như thế nào?
Taliban là một trong những thành phần chiến đấu trong cuộc nội chiến Afghanistan trong những năm 1990 sau khi Liên bang Xô Viết rút lui. Tổ chức này nổi lên vào năm 1994 chung quanh thành thố Kandahar, miền nam Afghanistan. Người sáng lập tổ chức là Mullah Mohammad Omar, một giáo sĩ địa phương trong thành phố, lãnh đạo các phần tử chủ chiến cho đến khi ông từ trần vào năm 2013.
Liên hệ với Hoa Kỳ
Lúc đầu Taliban tuyển mộ các thành viên từ các cựu chiến binh kháng chiến Afghanistan, thường được gọi là mujahedeen, được Mỹ yểm trợ trong cuộc chiến chống các lực lượng Xô Viết trong những năm 1980.
Làm thế nào Taliban nắm được quyền hành?
Tiếp theo việc Liên bang Xô Viết rút khỏi Afghanistan vào năm 1989 và kéo theo sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan, nước này lâm vào cảnh nội chiến. Taliban tạo được sự ủng hộ với những lời hứa khôi phục trật tự và công lý. Vào năm 1994, Taliban kiểm soát được thành phố Kandahar với ít kháng cự, và đầu năm 1996, phe này chiếm được thủ đô Kabul.
Taliban tin vào gì?
Taliban cai trị theo cách giải thích khắc nghiệt luật Hồi giáo Shariah. Xử tử và đánh đòn tại nơi công cộng là phổ biến, và phụ nữ hầu như bị cấm làm việc hay học hành và bị buộc phải mang burqa, một loại trang phục che kín toàn thân, tại nơi công cộng. Taliban cấm phim ảnh và sách báo nước ngoài và hủy hoại những cổ vật văn hóa của các truyền thống khác, bao gồm một tượng Phật khổng lồ có từ 1.500 năm nay tại thung lũng Bamiyan ở miền trung.
Sự liên hệ của Taliban với al-Qaida như thế nào?
Taliban cung cấp nơi trú ẩn cho tổ chức chủ chiến al-Qaida, lúc bấy giờ do Osama bin Laden lãnh đạo. Al-Qaida lập các trại huấn luyện tại Afghanistan, dùng để chuẩn bị cho các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới, kể cả cuộc tấn công ngày 11/9/2001 vào nước Mỹ.
Làm thế nào Taliban mất quyền hành?
Chưa đầy một tháng sau những cuộc tấn công ngày 11/9, Hoa Kỳ và những đồng minh đưa quân vào Afghanistan. Vào đầu tháng 12, chính phủ Taliban sụp đổ, và Hoa Kỳ làm việc với người Afghanistan để thành lập một chính phủ dân chủ.
Chuyện gì xảy ra kế tiếp?
Sau khi thất bại, các lãnh đạo Taliban chạy về các căn cứ địa vững chắc của họ tại miền nam và đông Afghanistan hay vượt biên giới sang Pakistan. Tổ chức chủ chiến này sau đó lãnh đạo cuộc nổi dậy chống chính phủ Afghanistan mới được Mỹ ủng hộ, dùng cách đánh bom tự chế và những cuộc tấn công tự sát.
Năm ngoái, chính phủ Mỹ thương thuyết về một thỏa thuận với Taliban sau hơn hai thập niên dính líu quân sự tại Afghanistan. Thỏa thuận đặt ra một thời biểu cho việc rút quân Mỹ ra khỏi nước này để đổi lấy việc Taliban chấm dứt tấn công vào người Mỹ và thương thuyết với chính phủ Afghanistan. Tuy nhiên nhiều tháng thương thuyết giữa Taliban và chính phủ Afghanistan không đạt được thỏa thuận hòa bình nào
Quốc gia nào đã công nhận Taliban?
Chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Taliban khi chính phủ này cai trị Afghanistan từ năm 1996 đến 2001, trong đó có Pakistan, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Ả rập Xê-Út, Hiện không rõ liệu hầu hết các nước có công nhận tân chính phủ Taliban hay không; tuy nhiên Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tháng trước nói là Afghanistan sẽ trở thành một quốc gia bị loại khỏi cộng đồng quốc tế nếu Taliban nắm quyền bằng vũ lực và tàn bạo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)