Hiển thị các bài đăng có nhãn Thảo Trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thảo Trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

Thảo Trường: Rút Ruột

Đau quá chịu hết nổi đành gọi con chở đi bệnh viện, tới phòng cấp cứu được ông bác sĩ râu xồm chẩn đoán hồi lâu mới phát hiện ra ruột non bị tắc nghẽn. Cả ngày hôm qua buồn nôn và cảm thấy đau trong ruột, đi bác sĩ khám nói bị táo bón bèn cho thuốc xổ về nhà uống. Suốt đêm uống vào nôn ra, ị cả ra quần, đau đớn không thể tả, sáng ra phải vào nhà thương thôi. Chụp phim, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân. Phỏng vấn đủ thứ chuyện, ăn uống, sức khoẻ, bệnh tật, thuốc men, từ trước đến nay… Khai ra hết, phải khai ra hết, thành thật khai báo ra hết, cam đoan không hề giấu giếm, khai gian sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của đảng và chính phủ!

Cơ khổ, từ ngày chạy sang nước Mỹ đến nay được hơn mười năm, mà đã trải qua ba lần nằm bệnh viện, ấy là chưa kể mấy lần đau ốm nhì nhằng được chẩn đoán xét nghiệm định bệnh rồi cấp thuốc về nhà điều trị. Hai lần nhập viện trước do bảo hiểm sức khoẻ đài thọ vì hồi đó còn đi làm có thu nhập và có bảo hiểm. Thời gian sau vì tuổi già sức yếu không hãng xưởng nào mướn nên không có bảo hiểm, nhưng cũng may trời thương sao đó ít ốm đau. Cái tuổi gì kỳ cục, khi nước Mỹ ấn định sáu mươi được gọi là già thì mới năm mươi mấy, leo mãi đến ngày đủ lục tuần thượng thọ thì “nhà nước ta” đổi luật ấn định lại sáu mươi lăm mới được coi là già, thế là ông lão lại phải cố gắng sống lâu thêm năm năm nữa để được đủ tiêu chuẩn lên lão làng lãnh cái thẻ medicare. 


Cái số nó vất vả như thế nên phải chịu. Bao giờ cũng chậm chân. Bao giờ cũng là kẻ đến sau. Ở tù cộng sản thì lọt sổ, ra trại gần chót, sang tới Mỹ thì người ta đã ổn định cả rồi mình mới tập tành lái xe cho quen với xa lộ và tốc độ. Đi làm, đóng thuế chưa được 30 trong khi người ta đòi phải đạt đến 47 credits mới là đủ tiêu chuẩn tối thiểu để được quĩ xã hội giúp đỡ. Ở Mỹ đau ốm bệnh tật rất tốn kém, sức người thường chịu không nổi, thời trẻ có việc làm kiếm được tiền chật vật đóng bảo hiểm sức khoẻ phòng khi ngã bệnh còn có chỗ để mà đến xin điều trị, bằng không kể như lo âu, có khi... không dám đau ốm! Cho nên phải nhẫn nhịn sống chờ mất mấy năm mới tới tuổi già để được ốm đau bệnh tật một cách dễ chịu thoải mái, vì mọi việc khi ấy đã có... nhà nước lo. 


Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

Thảo Trường: Cái Búa

Chợt bà hỏi ông chuẩn úy thì đâu đã được gọi là quan, ông nói, trong chiến tranh Việt Nam, trong quân lực Cộng Hòa, cấp chuẩn úy là nòng cốt chiến đấu, là thành phần chỉ huy đông nhất, là những người chính thị làm chiến tranh không ai khác vào đấy cả. Nhưng họ lại không phải là những người chọn binh nghiệp làm sự nghiệp không lấy con đường đó làm tương lai huy hoàng mà họ chỉ là những quân nhân trừ bị lên đường tòng quân theo tiếng gọi của non sông khi đất nước hữu sự, để rồi sẽ rời bỏ quân ngũ khi chiến tranh chấm dứt. Họ là những trí thức từ ngoài đời vào quân trường, họ là những người chắt lọc từ tập thể binh lính trong quân đội đôn lên, họ vừa làm quan vừa làm lính, họ vừa phải chỉ huy vừa phải bắn súng, trong giao tranh họ có trách nhiệm làm trung đội trưởng cùng lúc với trách nhiệm binh nhì. Không nói đến một số ít trường hợp cá biệt có những sĩ quan trừ bị làm bộ trưởng, thứ trưởng hay tổng giám đốc, làm cố vấn chính trị cho ông tổng thống gốc gác tướng lãnh hiện dịch chuyên nghiệp... Cho nên, tuy là “chuẩn” nhưng chính họ là xương sống của quân lực. Có thể khi làm xong nhiệm vụ họ không còn là chuẩn úy mà đã theo dòng chảy của chiến tranh lên đến cấp cao hơn nhưng cái cốt lõi, cái khởi đầu của họ chính là chuẩn úy trừ bị.

Chuẩn úy, những quân nhân chưa được hưởng quyền lợi sĩ quan nhưng có trách nhiệm sĩ quan, những sĩ quan trừ bị, căn bản được đào tạo chỉ huy một trung đội nhưng có thể kiêm thêm việc của một tiểu đội trưởng nếu đơn vị thiếu hạ sĩ quan, hoặc cũng có thể được nâng lên xử lý thường vụ hay quyền đại đội trưởng nếu các ông thiếu úy, trung úy, đại úy đại đội trưởng tử trận. Khoảng gần cuối khóa 1 sĩ quan trừ bị “trường chuẩn úy trừ bị Bắc Việt” đặt trong khu đất nhà máy dệt Nam Định, các sinh viên đã được đặc cách nâng lên cấp thiếu úy trừ bị ngay khi mãn khóa rồi sau đó liên tiếp cho đến khóa 5 ở Thủ Đức, vì tình hình chiến sự khốc liệt các tân sĩ quan đều ra trường như thế. Nhưng từ khóa 6 trở về sau hàng trăm ngàn sinh viên sĩ quan ra trường mang cấp chuẩn úy lên đường bước vào QLVNCH để chỉ huy hàng triệu binh sĩ chống lại âm mưu của những kẻ đã làm cuộc chiến tranh vô ích cướp chính quyền cho ảo tưởng cộng sản.

Chuẩn úy, một từ ngữ lạ lùng, một cấp bậc lạ lùng, nó dưới ông thiếu úy, nó trên ông thượng sĩ nhất, có người coi nó là sĩ quan, có người coi nó là hạ sĩ quan. Ngay cả những tay trong cơ quan trung ương tình báo ở tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn cũng chẳng biết dịch sang tiếng Anh thế nào cho ổn bởi vì trong quân đội nước bỏ tiền của ra làm cố vấn không hề có cái cấp bậc ấy. Hóa cho nên có tay thông ngôn bèn phịa ra một danh từ để chỉ những ông chuẩn úy của QLVNCH trong tiếng Mỹ là Third Lieutenant. Vâng các quí vị chuẩn úy ạ, các quí vị đã từng là 3rd Lt. trong những buổi trao đổi thảo luận ở tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn về tình hình chiến sự Việt Nam.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

Thảo Trường: Ông Bồ

 Vè:

“Con vỏi con voi, 

Cái vòi đi trước, 

Hai chân trước đi trước, 

Hai chân sau đi sau, 

Còn cái đuôi đi sau rốt. 

Tôi ngồi tôi kể nốt, 

Cái chuyện con voi.”


Voi bố, voi mẹ, voi con... đều là “Ông Bồ”! Dân đi rừng thường tỏ lòng tôn kính gọi con tượng là “Ông Bồ”, cũng như dân đi biển nói “Ông” thay cho tiếng cá voi thường tình. Voi bố là “ai” không “ai” biết! Ở một nơi nào đó và vào một ngày đẹp trời hay giông bão nào đó, “Ông” đến với “em”, biến em thành voi mẹ, một thứ voi mẹ góa phụ, không chồng mà chửa, tự nhiên như thiên nhiên, không thắc mắc, không áy náy, vô lương tâm một cách rất đạo lý. 


Mạnh ai người ấy sống, cho dù có đi với nhau hàng đàn thì cũng chỉ là thói quen vui chân chứ mỗi kẻ đều vẫn độc lập tự do hạnh phúc. Thức ăn cây cỏ trong rừng tùy ý ai muốn ăn thì ăn, nước suối ai muốn uống thì uống, rất cộng sản chủ nghĩa. Chỉ có khoản nhảy đực thì mới cần có hợp tác song phương, nhưng khi ấy đôi bên “đánh động” lẫn nhau cho đến lúc sự tự nhiên xảy ra. Rồi xong. Đường ai nấy đi. 


Những tháng ngày mang nặng đẻ đau và ngay cả phút giây voi mẹ đẻ ra voi con thì voi bố chớ hề biết. Voi con từ trong bụng mẹ tụt ra sau đít rơi trên đám cỏ rồi lồm cồm bò dậy, ngã tới ngã lui, mãi rồi cũng đứng lên được. Mẹ ngửi, mẹ liếm, mẹ ủi, mẹ dùng vòi săn sóc con. Voi con tự nhiên cũng tìm ra chỗ có sữa mà rúc vào, mà bú, mà mút, trong khi voi mẹ vẫn đủng đỉnh vặt lá rừng nhai. 


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

Thảo Trường: Con Bò

Trại còn mười hai tù binh, mười sáu công an, hơn bốn trăm con bò. Công an giữ tù. Tù giữ bò. Cứ như thế mà thống trị nhau. Nhưng luôn luôn cái gì ít thì có giá, ở đây tù ít hơn công an, bò nhiều hơn tất cả, cho nên công an gọi tù là các Bác hoặc các Bố, còn bò thì cứ bị giết thịt hoài! Từ trước tới nay công an vẫn gọi tù là anh xưng tôi đồng hạng, dù người tù ấy bảy, tám chục tuổi còn công an mới mười chín, hai mươi! Kể ra vai vế thì phải là ông cháu, phúc đức dày phải là cụ cháu. Nhưng thời này phúc đức rất là mỏng! Anh tôi suốt thành quen miệng và quen tai, kẻ nói không ngượng miệng người nghe cũng không còn chói tai. Con cháu cũng không thấy mình là sách mé hỗn láo vô phép mất dạy. Cha ông cũng không thấy phiền muộn vì bị xúc phạm. Chẳng qua là cái chính sách đàn áp khống chế nó xiềng xích đầu óc người ta lại thành quen rồi. Bọn khủng bố còn tập cho tù nhân chịu đựng cái sức ép lún xuống một độ sâu hơn nữa, chúng lên lớp rằng chính sách cải tạo là một chính sách giáo dục, trại giam là trường học, tù nhân là học trò, còn chúng tự nhận là... thầy! Chúng nói hoài nói mãi suốt mấy chục năm, nói từ Bắc vô Nam, từ Nam ra Bắc, ai nói khác đi chúng bắt bẻ, buộc tội ngay. Miết rồi quen, vợ con họ hàng ở nhà có ai hỏi cũng quen miệng trả lời nhà tôi đi... học, bố cháu đi học, chú ấy, bác ấy đi học... thậm chí đến các hãng thông tấn, các tờ báo quốc tế có khi cũng dùng những từ ngữ giả mạo đó để mô tả một tội ác giam cầm đày đọa khủng bố con người kinh khủng nhất. Trong tù có anh cũng dễ dãi hoặc dại khờ tưởng mình đi học chứ không phải đi tù! Có người, có lúc, có nơi... cũng là do quá nhu nhược vì bị khống chế tinh thần mà như vậy thôi. Thế nhưng từ ngày chúng thả rất đông chỉ còn giữ lại hơn trăm cho cả nước thì nhiều cái phải thay đổi. Phân trại K2 biến thành chuồng bò. Trại này trước kia có thời đã nhốt tới một ngàn tư, trong nhiều năm chúng thả dần hoặc đưa đi trại khác, số tù binh giảm xuống chỉ còn mười hai người. Cái thay đổi đầu tiên là cách xưng hô, từ trưởng trại gọi bố trước rồi đến tất cả đám cán bộ bên dưới như được mặc nhiên hợp thức hoá, đều bố bố con con hoặc bác bác tôi tôi... Khởi đầu là:

– Trong khi chờ quyết định của Trung ương về trường hợp của các bác bị sót tên, ban giám thị nhờ các bác coi giùm... đàn bò!

Thế là mười hai bố sĩ quan cấp tá tù binh biến thành dân chăn bò hết. K trưởng còn nói:

– Các bác muốn ở chỗ nào thì ở, muốn ăn gì cứ lấy ăn, chắc cũng không lâu đâu, ít bữa nữa rồi các bác cũng về hết thôi.

Trong khu trại giam không canh gác ấy các bác tuỳ ý chọn chỗ nào mát, chỗ nào thích thì mắc võng, căng mùng, giải chiếu nằm... Xoài, đu đủ, chuối, rau, quả... các bác vừa ăn vừa phá. Các bác còn đùa với nhau:

– Ở tù lâu đến nỗi lên chức bác tù, bố tù rồi thì không còn gì để mà “bình” nữa.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Nguyễn Lệ Uyên: Chiến tranh dưới ngòi bút Thảo Trường

 “Chiến tranh hả?

Chiến tranh là cái c. chó gì?”

(Thảo Trường)


Thảo Trường vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 74 với 14 tác phẩm xuất bản tại Việt Nam và 8 ở Hoa Kỳ. Không phải với số lượng tác phẩm như vậy, hay việc ông bị tù đày 17 năm (không có bản án), từ Nam ra Bắc khiến tên tuổi Thảo Trường nổi tiếng trên văn đàn, mà hơn hết, ngay từ những tác phẩm đầu tay và cách ông chọn lựa thái độ và trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc chiến tranh tương tàn đã làm cho những người trong và ngoài cuộc chú ý rồi. Khởi đầu là những truyện ngắn đầu tay đăng trên tạp chí Sáng Tạo (“Hương gió lướt đi”, “Làm quen”…) đầu thập niên 60, sau đó tiếp tục là tập truyện Thử lửa, nhưng phải đến Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng ThápCánh đồng đã mấtChạy trốn… thì cái tên Thảo Trường mới khẳng định được vị trí của ông trên văn đàn miền Nam, nhưng đồng thời cũng gây nhiều dư luận đa chiều. Nói đa chiều bởi độc giả cứ nghĩ ông có truyện khởi đăng từ Sáng Tạo, có nghĩa ông ở trong nhóm Sáng Tạo, mà Sáng Tạo, nói theo cách nói Mai Thảo thì ở đó là mảnh đất mở đầu, khai phá cho “một nền nghệ thuật mới” và rồi hô hào, khoa trương: “Chất nổ ném vào, cờ phất. Xuống núi, xuống đường. Ra biển, ra khơi. Và cuộc cách mạng tất yếu và biện chứng của văn chương đã bắt đầu…” (Mai Thảo, “Đứng về phía cái mới”). Cái “đã bắt đầu” kia, thật ra phương Tây đã bắt đầu từ rất lâu rồi! Nếu cố tình sắp xếp cho ông khuynh hướng ấy, thì có vẻ như đẩy ông trở thành một người cô đơn giữa những Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp… bởi ngôn ngữ văn chương của ông không mang tính đặc thù của dòng văn học này; thứ đến cách chọn lựa đề tài, xây dựng các nhân vật chưa hề thấy sự buồn nôn, mệt mỏi, chán chường muốn phá vỡ đập nát tất cả những gì đang có trước mặt, như là một mệnh đề khởi đầu cho cuộc cách mạng cho đời sống xã hội và văn chương, tức đứng về phía cái mới.


Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

TƯỞNG NHỚ THẢO TRƯỜNG


Đặng Tiến: Thảo Trường (1936-2010)

Nhà văn Thảo Trường

Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại miền Nam trước 1975, đã qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi. Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bực thiếu tá, anh là một trong những người tù lâu năm nhất: 17 năm cấm cố qua 18 trại giam từ Nam ra Bắc.

Di cư vào Nam năm 1954, anh vào trường Sĩ quan Thủ Đức, phục vụ ngành pháo binh vùng giới tuyến và bắt đầu viết văn. Truyện ngắn đầu tiên “Hương gió lướt đi” đăng trên tạp chí Sáng Tạo, Sài Gòn, ký bút hiệu Thao Trường, đã gây ngay được tiếng vang trong giới độc giả trẻ thời đó, vì đề tài và giọng văn đơn giản và mới mẻ.

Chuyện bắt đầu tại Hà Nội, giữa một cậu học trò mười lăm tuổi, với cô hàng xóm tên Ngân, hơn cậu – người kể chuyện – khoảng năm, bảy tuổi. Ngân làm chủ một quán giải khát, phục vụ lính Pháp, quan tâm đến cậu bé hàng xóm như một người em, và bị các đồng nghiệp “nhà thổ” khác chế riễu: “xê-ri của chị Ngân đấy chúng mày ạ… Nhưng Ngân đã nghiêm chỉnh bảo họ: – các chị đừng đùa. Anh ấy là học sinh, không ưa thế đâu.”[1]

Chuyện và văn không có gì lạ, nhưng thời đó, 1958-1960, độc giả học sinh, sinh viên ham thích vì cách viết thật thà, đơn giản, phản ánh thời đại một cách bàng quan: không khí Hà Nội thời cuối chiến tranh Việt Pháp, cuộc di cư 1954; hai nhân vật gặp lại nhau tại Nha Trang khi “tôi” đã trưởng thành, quan hệ đi xa hơn, rồi Ngân theo chồng về Pháp, vẫn thư từ cho người bạn cũ.


Liễu Trương: Sáng Tạo Của Thảo Trường

 Văn học miền Nam tuy có một tuổi thọ rất ngắn, nhưng chỉ trong vòng hai mươi  năm,  biết bao tác phẩm đã nở  rộ trong một  bầu không khí tự do, ngoài  sự thống  trị  của  mọi  hệ  tư  tưởng,  ngoài  mọi  áp  bức  chính  trị.  Tác  phẩm  của  Thảo Trường  đã  thành  hình trong bối  cảnh đó,  và đã  góp phần  xây dựng  nền văn học miền Nam mà Thảo Trường là một trong những nhà văn trụ cột.


Năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, một thanh niên 18 tuổi tên Trần Duy Hinh, về sau trở thành nhà văn lấy bút hiệu Thảo Trường, đã rời bỏ quê hương miền Bắc, đành giã từ người mẹ thân yêu để theo làn sóng di cư vào Nam. Đối với người thanh niên này, một cuộc phiêu lưu bắt đầu từ đây, phiêu lưu qua những biến cố lịch sử, qua khói lửa chiến tranh, qua ngục tù cộng sản, để cuối đời trôi giạt đến một cái xứ xa lạ, và từ biệt cõi đời ở đấy. Nhưng cuộc phiêu lưu đã đem lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm để đời.

Cũng như Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường cầm bút rất sớm, đồng thời ông cũng làm bổn phận của một người trai thời loạn. Ông nhập ngũ và dấn thân cho chính  nghĩa  Quốc  gia.  Ở  Thảo  Trường,  chữ  nghĩa  đồng  hành  mật  thiết  với  trải nghiệm và suy tư. Chữ nghĩa được cân nhắc, nâng niu, quý trọng để nói dùm tác giả bao ưu tư, bao sầu muộn trước sự đảo điên của thế cuộc.


Nguyễn Ðình Toàn: Thảo Trường - Bỡn cợt với cả những điều nghiêm chỉnh

Tại sân nhà Thảo Trường khoảng năm 2009. Từ trái: Nguyễn Đình Toàn, Thảo Trường, Phạm Phú Minh, Thành Tôn, Đạm Thạch.

Thảo Trường là một trong những nhà văn quan trọng đã đóng góp vào việc hình thành nền văn học miền Nam Việt Nam trong hai thập niên từ 1955 đến 1975. Ông có một văn phong mạnh mẽ, ngắn gọn, nhưng súc tích. Cách bố cục truyện của ông chặt chẽ, mới mẻ. Có thể nói, truyện ngắn Việt Nam đến những Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Thảo Trường đã hoàn toàn đổi mới, so với dòng văn học trước đó.

Viết truyện không còn thuần túy là kể một câu truyện. Mà hình như nó hàm chứa tất cả những gì liên quan đến thân phận con người nằm trong câu chuyện ấy, hiểu theo nghĩa siêu hình, triết học và thực tế. Nói như thế cũng chỉ là một cách nói. Thực tế, người ta không thể tách rời những điều ấy ra khỏi nhau, cũng từa tựa như người ta không thể tách rời đời sống ra khỏi cái chết.

Chẳng hạn, một nhân vật trong một truyện ngắn của Thảo Trường, một người lính, bị thương cụt cả chân lẫn tay, anh muốn tự vẫn, nhưng nghĩ đại khái như thế này:

“Nếu tôi còn sống thì xã hội còn những hình hài bẩn thỉu. Nếu tôi chết thì nhân loại mất đi một bằng chứng kinh tởm về chiến tranh.”


Phạm Phú Minh: Phỏng Vấn Nhà Văn Thảo Trường

Ảnh trên đây trích từ đoạn phim truyền hình ghi cuộc phỏng vấn nhà văn Thảo Trường do Phạm Phú Minh thực hiện vào tháng Chín năm 2008, đã được đăng cùng bài phỏng vấn trên tạp chí Phụ Nữ Diễn Đàn số 294, xuất bản tại Little Saigon California, tháng Chín 2008. 

Dưới đây là nguyên văn bài phỏng vấn được sao chép lại.


Phạm Phú Minh- Thưa nhà văn Thảo Trường, chúng tôi nhận được tin vui là anh vừa in xong Tuyển Tập của anh, xin được chúc mừng anh. Sau một thời gian dài cầm bút, nay in Tuyển Tập thì chắc là anh có ý định tạm thời làm tổng kết cho việc viết lách của mình ?  Tính đến bây giờ thì anh đã viết văn trong bao nhiêu năm, và đã xuất bản được bao nhiêu tác phẩm ?

THẢO TRƯỜNG-  Tôi bắt đầu thích thú với công việc viết văn làm thơ từ thời đi học, tức thời trước năm 1954 tại thành phố Nam Định. Lúc đó tôi học trung học, và có một ông thầy là cụ Trần Văn Hào, tôi đã được nghe thầy giảng mấy trăm bài Đường thi và truyện Kiều cùng rất nhiều ca dao tục ngữ. Từ thời ấy tôi đã ao ước trong đời tôi sẽ làm một điều gì đó giống như những điều mình đã học. Mới 15, 16 tuổi mà tôi đã tính… ra một tờ báo !

Sau đó vào Nam tôi thất bại trong việc học hành, vì tôi đi có một mình, ông cụ tôi mất và mẹ tôi lại ở lại miền Bắc. Sau khi rớt Tú Tài, tôi đi vào quân trường Thủ Đức. Ra trường Thủ Đức tôi đóng ở Quảng Trị, vùng vĩ tuyến 17, thời gian này tôi bắt đầu cầm bút, và cuốn truyện đầu tiên của tôi là tập Thử Lửa, viết cách đây hơn 50 năm.


Nguyễn Văn Lục: Thảo Trường- nhà văn dấn thân và nhập cuộc - đi tìm con người qua chiến tranh và lao tù

Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên. Nó ở bên trong cuộc chiến mà như thế đứng bên lề cuộc chiến. Nó bỏ qua những hận thù, những tuyên truyền dối trá từ hai phía. Nó nhân danh con người để nói về con người trong những bi kịch chiến tranh. Đó là trường hợp nhà văn Thảo Trường.

Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hưng, sinh 1936 tại Nam Định. Năm 1954 di cư vào miền Nam một mình vì bố chết, mẹ ở lại. Sau 1975, đi tù 17 năm. 1993 đến Mỹ theo diện Đoàn tụ gia đình mà vợ con ông đã sang Mỹ từ 1975. Ông có vẻ “yên ổn” một thời gian để cầm bút viết lại. Nhưng đến ngày 14-09-2008, chị Thảo Trường ra đi sau một thời gian bị bạo bệnh. Và chỉ hai năm sau, đến lượt Thảo Trường mất ở quận Cam, California, ngày 26-08-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi.

 Vào Nam 1954, nhà văn bắt đầu viết cho báo Sáng Tạo với truyện ngắn Hương gió lướt đi. Ký bút hiệu Thao Trường và tập truyện ngắn đầu tay Thử Lửa.

Bạn đọc có thể đọc thêm một cách đầy đủ bài của Đặng Tiến Orléans, bên Pháp, 6- tháng 9, 2010. Hoặc trên Talawas Blog. Hoặc Nguyễn Lệ Uyên cũng trên Talawas Blog. Hoặc cũng Nguyễn Lệ Uyên trên tạp chí Tân Văn, số 41, tháng 12, 2010, từ trg 118.

 Tôi chỉ xin trích dẫn vài ý tưởng của Thảo Trường để lại: “ Công việc nối liền hai miền, xóa đi cái ranh giới trong tâm hồn chúng ta là công việc làm của chúng ta” Thử Lửa, trg. 26-27). “ Biên giới của đất đai, nó không là biên giới của tư tưởng..(..) Tôi đứng gác ở tiền tuyến cho nửa dân tộc yêu nhau và tin tưởng con sông trước mặt tôi sẽ không là biên giới” (trg 88).

Phần Nguyễn Văn Trung nhận xét về Thử Lửa. : “ Tôi coi Thảo Trường như một trong những người đang đi vào truyền thống của những nhà văn mà sứ mệnh là  là nhắc nhở con người những giá trị làm người thường xuyên bị quên lãng hay bị chà đạp bởi chính con người” ( Trích Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Văn Trung, Tự Do Sàigòn xuất bản 1962, trg 110-114).


Thảo Trường: Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp

Con kinh thẳng tắp dài hun hút kéo từ Gẫy Cờ Đen đến quận lỵ Mỹ An, nhìn trên bản đồ nó èo ọt như một chiếc que đan. Hai bên bờ kinh cây cối um tùm, ngả nghiêng, che phủ gần kín hết ánh sáng của mặt trời chiếu xuống mặt nước. Kinh rộng độ mười thước, nước đục lờ đờ, vài cây bèo cam phận hẻo lánh. Nhà cửa rải rác ẩn hiện dưới những tàng cây. Rất nhiều những con lạch nhỏ ăn thông từ cánh đồng ra lòng kinh. Đường mòn đã chật chội lại khúc khuỷu bởi những cây cầu khỉ bắc ngang những con lạch đó. Nhà chị Tư ở khoảng giữa con kinh, gần bến đò, cuối đường đi vào Tháp. Chị Tư sống và lớn lên ở đây. Ngoài thời gian mấy tháng phải về binh vận tại chợ quận, chị Tư không hề biết đến đời sống rộng lớn của cái thế giới này. Con kinh đã cô lập chị trong những kỷ niệm chật chội. Thật vậy, chị Tư chưa đi xa hơn đầu con kinh, chị Tư chưa đi quá chợ quận. Chồng chị tập kết từ mười năm nay không về. Thỉnh thoảng chị cũng nhận được thư của anh do những người cán bộ chuyển từ ngoài Bắc vào. Thư nào chồng chị cũng nói là khoẻ mạnh, vì bận công tác nên chưa về được. Vợ chồng chị lấy nhau được chừng nửa năm thì anh Tư đi theo bộ đội tập kết. Chị Tư ở lại với bà mẹ chồng quanh quẩn, mòn mỏi. Bà mẹ anh Tư đã chết cách đây hai năm với một niềm ân hận là không được gặp mặt lại đứa con trai duy nhất của bà. Chị Tư từ đó chỉ còn một mình trong căn nhà vắng vẻ. Vào những buổi chiều chị ra ngồi ở bờ tre sau nhà, nhìn ra cánh đồng trống mênh mông, nghĩ tới anh Tư. Những lúc đó niềm cô đơn trong lòng chị nhức nhối rát ruột rát gan và chị ứa nước mắt cho số phận. Hồi anh Tư mới đi tập kết, mẹ con chị sống côi cút với những hy vọng từng năm, từng năm, đợi ngày anh Tư trở lại. Anh Tư chưa bao giờ trở lại nhưng có những đồng chí của anh trở lại. Lúc đầu họ còn ẩn hiện trong xóm, dần dần họ đi lại công khai, và tầm hoạt động của những người dân vệ trong đồn bến đò càng ngày càng thu hẹp lại. Đến một đêm súng nổ ran và lửa cháy thiêu trụi tất cả đồn đó. Ngày hôm sau máy bay đến oanh tạc dọc theo bờ kinh làm cho những cây cối vốn đã khẳng khiu lại càng khẳng khiu vì bị những lằn đạn làm ngã gục. Rồi thôi... Những anh cán bộ vẫn tiếp tục chuyền từ nhà nọ sang nhà kia, hết rỉ tai từng người lại tập trung cả xóm học tập. Chị Tư biết đến những tiếng: Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập, Hạnh Phúc, Căm Thù, Đả Đảo... và nhiều tiếng nữa từ đó. Nhưng rồi chừng hơn một năm sau quân đội đến. Những anh cán bộ liền vắng mặt. Mẹ con chị Tư lại được biết thêm một số tiếng lạ nữa. Chị đi làm ấp chiến lược, chị học tập chính trị “tam túc”, “tam giác” trong vòng đai kẽm gai và bờ đất. Đồn dân vệ được xây cất

Thảo Trường: Viên Đạn Bắn Vào Nhà Thục

 Từ ngã ba đi vào, cảnh tàn phá vì trận đánh lan rộng đến những con lạch nhỏ. Trước ngày Tết, đi qua khu phố này người ta chỉ nhìn thấy những dãy nhà hai bên đường với những cửa tiệm buôn bán tấp nập. Sau trận đánh dãy nhà bị cháy trơ trụi, những bức tường đổ nát lỗ chỗ những vết đạn, những mái tôn cháy đen xạm cong queo trên đống than. Một vài chiếc xe chỉ còn trơ lại cái khung đen thui. Người đi qua con đường này bây giờ có thể phóng tầm mắt nhìn thấy những cây dừa nước hai bên bờ những con rạch nhỏ. Những cây dừa nước vài chỗ cũng bị cháy nám. Xa hơn nữa, người ta có thể nhìn thấy cánh đồng mênh mông miền ngoại ô thành phố. 

Qua khu cháy vào bên trong, xóm nhà may mắn thoát được ngọn lửa thì cũng bị những vết đạn phá vỡ lỗ chỗ. Những tấm bảng hiệu bị dùi nhiều lỗ, chênh vênh treo trên những cây sắt, gió thổi lắc lư, như còn cố bám víu cho khỏi bị rơi. 

Nhà của gia đình bé Thục ở khu còn lại đó. Bé Thục đang cầm một cây đinh loay hoay xoi một lỗ đạn trên tường nhà. Thục hì hục nhẫn nại moi cái đầu đạn nằm trong đó. Thục đã mất cả giờ nhưng mới chỉ nhìn thấy cái đuôi viên đạn đồng đỏ lòm. Mồ hôi vã ra hai bên má. Thục quì gối tiếp tục xoi. Thỉnh thoảng mỏi tay Thục lại bỏ cái đinh trên vỉa hè rồi vẫy vẫy hai tay cho đỡ mỏi. Thục ngồi nghỉ rồi lại tiếp tục. 

Một người lính đi tới đi lui. Anh ta thuộc đơn vị trấn thủ khu này. Anh ta chú ý đến Thục và thả bước đến trước cửa nhà Thục. Người lính đeo khẩu súng lên vai rồi đứng tì tay vào hàng giậu gỗ nhìn Thục làm việc. Thục vẫn hăng say mải miết cầm cái đinh xoi lỗ đạn. 

Chợt Thục vùng đứng lên ném mạnh cây đinh ra góc sân. Thục nhìn thấy người lính rồi đưa mắt nhìn theo hướng tiếng leng keng của chiếc đinh va xuống nền xi măng. Thục nhìn lại người lính. Anh ta nhe răng cười Thục. Thục phì cười, hai tay quệt mồ hôi trên trán. Người lính hỏi:

– Em làm gì thế?

Thục chỉ lỗ đạn:


Thảo Trường: Những Cánh Hoa Trắng Trên Cây Khô

(Tặng LTĐ)


Từ hàng ghế dành cho giáo dân nhìn lên bàn thờ, ông lão quan sát nơi thờ phụng Chúa của bà lão. Gọi là Chúa của bà lão là vì vợ ông khi chưa ngã bệnh thường hay giành lấy hết tất cả phúc đức, khôn ngoan về cho mình, cho nên đã có lần ông lão nói: “Tất cả là của em, nước Mỹ này là của em, thế gian này và nước Chúa kia cũng đều là của em”. Bây giờ bà bị bệnh nặng không đi đứng được, nằm một chỗ, đàn con bèn giao cho bố cái sứ mệnh cao cả là thường trực ở nhà săn sóc và coi chừng má chúng nó. Ông than “Thoát khỏi nhà tù xã hội chủ nghĩa, lưu vong sang Mỹ lại sa vào một nhà tù khác tinh vi hơn”. Hai ngày cuối tuần ông được nghỉ “xả hơi” vì đàn con đông đảo của ông chúng thay phiên nhau đến săn sóc mẹ. 

– Bố đi chơi đâu cho khuây khỏa thì đi đi. 

– Đi đâu bây giờ? 

– Thì bố ra quán cà phê ngồi nhâm nhi tán gẫu đỡ buồn. 

Ông nói: 

– Lúc chín giờ thi sĩ điện thoại rủ ra “quán cháo lú” của kịch tác gia, bố nói chờ lát nữa có đứa nào đến coi bệnh nhân tôi sẽ tới. Chờ mãi đến trưa mới có cậu út đem fast food tới, lúc đó bố chỉ còn cách xách laptop ra vườn sau ngồi gặm hamburger ở bãi cỏ, chứ còn làm gì được nữa, họ về hết rồi còn đâu. 

Từ đó ông tính kế cho riêng ông. 

Sáng chủ nhật thức dậy sớm, uống cà phê xong, vào ngó bà lão thấy vẫn còn nằm ngủ ngáy khò khò, ông bèn mặc quần áo đẹp trốn ra khỏi nhà. 

*

“Tôi trốn ra khỏi nhà đi chơi với em. Mà đi đâu bây giờ? Chúng ta không có một nơi ẩn náu. Cả thế gian này không có một chỗ nào cho chúng ta ẩn náu đâu em


Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Thảo Trường: Trong Hẻm

Tôi không thể ngờ rằng ở nước Mỹ lại có một con đường hẻm như con đường hẻm gia đình tôi đang cư ngụ. Chúng tôi là một gia đình tị nạn cộng sản vì mất nước và bị tù đày nên phải lưu vong sang đây. Trên danh nghĩa là di cư đoàn tụ nhưng lại chính thức khởi đầu của một thời ly tán. Tôi và anh con trai út còn độc thân dọn đến cái xóm Mỹ lạ lùng này, ở trong một phòng thuê lại của một gia đình đồng hương nghèo tốt bụng. Nếu không tình cờ gặp người đồng hương cắt cỏ thì chúng tôi đã không biết tới cái xóm nhỏ này và đã không trở thành cư dân ở đây. Gia đình tôi xuất cảnh sang Mỹ vì tôi là sĩ quan QLVNCH bị cầm tù trong các nhà giam của cộng sản sau khi chế độ cộng hòa bị bàn giao cho chế độ cộng sản. Đáng lẽ tôi thuộc diện tị nạn chính trị có trợ cấp và bảo hiểm y tế, nhưng sau khi phỏng vấn, chính phủ Mỹ đã “hạch toán kinh tế” rất thực dụng, “bàn giao” tôi cho con gái và con rể tôi là những người đã bảo lãnh. Và tôi trở thành diện đoàn tụ trong tinh thần nhân đạo. Bao nhiêu phí tổn di chuyển từ Việt Nam qua và tái định cư tại Mỹ trong tinh thần nhân đạo ấy cho gia đình tôi, đều do con gái và con rể tôi đài thọ. Trong chiến tranh Việt Nam, để chống lại làn sóng bành trướng của cộng sản chỉ có các quân nhân QLVNCH chiến đấu và hình như đồng minh Mỹ tham dự, con gái và con rể tôi hồi đó còn bé tí, bây giờ, họ chịu trách nhiệm cho các lệnh hành quân ấy vì chúng tôi là những tù binh vô thừa nhận. Có người nói rằng hậu quả di hại của cuộc chiến là lâu dài, có lẽ, ít ra, cũng đúng trong những trường hợp như thế này. Hồi tôi nằm trong trại tù cộng sản, ở nhà vợ tôi đã tìm cách cho đàn con vượt biên, nhưng thất bại thì nhiều, chỉ may mắn có được một người con gái lớn đi thoát trong một chuyến cùng với một gia đình bà con trong họ. Con gái tôi nay đã có gia đình ba đứa con, vợ chồng nó đều có việc làm. Chúng đang hòa hợp với nhau để xây dựng một mái ấm gia đình với những đứa con đầy triển vọng. Khi đón bố mẹ và thằng em út sang để ở tạm trong nhà, tôi thấy đó đã là một sự hy sinh lớn của vợ chồng nó. Rồi thì phải giúp cho bố mẹ làm thủ tục giấy tờ, giúp cho đứa em trai đi học và đi làm giờ, giúp cho cả nhà làm quen với xã hội Mỹ... rồi thỉnh thoảng còn phải gửi về Việt Nam chút ít tiền giúp bốn đứa em còn ở lại vì chúng đã có gia đình và trên hai mươi tuổi. Bà vợ già của tôi coi sóc mấy đứa cháu ngoại cũng được vợ chồng nó trả cho mỗi tháng mấy trăm. Có lần đứa cháu ngoại ba tuổi ngô ngọng nói: 

– Ngoại ơi, tháng này Mom đã trả lương cho ngoại chưa? 

Nghe con trẻ ngây thơ hỏi, ngoại suýt bật khóc. Hồi còn ở Việt Nam có lần bà đi thăm ông trong tù cũng dắt theo một đứa cháu nội, lần đầu tiên ông cháu gặp nhau, ông bồng cháu cho ngồi trên đùi mà rung, nói chuyện với bà, thằng cu vểnh tai nghe ông bà nó rù rì bèn thắc mắc: 

– Nội ơi, sao ông nội lại gọi bà nội là... em? 

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Thảo Trường: Trước Mặt Sau Lưng

Chuyện tình thứ nhất đến với tôi do một sáng tác ngắn in trên tạp chí. Nàng lại tìm tôi sau hôm báo phát hành vài ngày, trên tay, tập báo có bài nàng ưa thích bị cuộn tròn và bóp chặt. Người con gái ấy đến với tôi hết sức sức bình thản và giản dị. Nàng nói:

- Truyện của anh đã chuyên chở được tâm hồn tôi.

- Nhưng chắc là không thỏa mãn được tất cả mọi người.

Nàng nhìn tôi, mắt mở to và sáng láng, mớ tóc nghiêng nghiêng:

- Như thế nghĩa là anh chưa hài lòng về mình?

Tôi chậm chậm:

- Cũng đúng. Nhưng tôi muốn nói rằng, những sáng tác dù hoàn hảo nhất, đã được nhiều người mến chuộng nhất cũng vẫn có những kẻ không bằng lòng, đôi khi thù ghét. Và sau này biết đâu, trong số, có em.

Cặp lông mày của người đối diện nhíu lại, giận dữ.

- Anh làm như Trang "lòng lang dạ thú" lắm, đến nỗi phải thù ghét anh.

Tôi dịu dàng:

- Không, anh không nói Trang hay thay đổi. Anh muốn nói đến những ý nghĩ của anh, đến những tác phẩm của anh. Không phải lúc nào anh cũng nghĩ như thế. Không phải truyện nào của anh cũng quyến rũ em như thế. Ngày hôm qua không phải là ngày hôm nay. Người con gái này không làm anh yêu bằng người con gái khác. Trước mặt không phải sau lưng. Đường đời là như vậy.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Thảo Trường: Bên ngoài



Em yêu dấu,
Mặc dù thường ngày anh rất ít viết thư, rất ghét kể lể. Mặc dù em vẫn bảo anh là khô khan, kém đằm thắm. Hôm nay anh cũng viết một thư cho em. Một thư nói về tình yêu của chúng ta. Nghĩa là một thư rất tình cảm, rất ướt.
Anh có ý nghĩ viết thư này cho em sau khi anh đã xong một tác phẩm ngn. Một chuyện của đời đã được cuốc lên. Anh nhìn vào cái gương nhỏ để trước mặt, trên bàn. Gương này thường ngày em vẫn soi vào đấy. Bây giờ anh thấy trong gương có anh. Đôi mt anh dại hẳn đi, nét mặt hốc hác, sau gần trọn một đêm thao thức vì tác phẩm. Con người anh sau mỗi lần làm việc ban đêm đều để lại trong gương một hình ảnh khôn khổ như vậy. Nhiều lần anh muôn hét lên thật to, đập nát tấm gương cho vỡ tan hình hài mình. Cũng có lần anh chộp lấy bình trà em đã pha cho anh mỗi buổi tối, nốc nốt chỗ còn lại. Hoặc một điếu thuốc được đốt lên. Hoặc ngồi thừ nhìn xấp giấy, lèm nhèm, dập xóa, chằng chịt, gai góc, gẫy đổ...

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Thảo Trường: Thanh Tâm Tuyền



Vào những năm 1958-1961 tôi sống ở Huế. Từ thành phố tới chỗ tôi ở phải “qua một chiếc cầu lên một cái dốc,” căn nhà khoảng giữa Chùa Từ Đàm và Đàn Nam Giao, nơi đó đêm đêm tôi viết những truyện ngắn, gửi cho ông Mai Thảo đăng trên tạp chí Sáng Tạo. Cũng vì có liên hệ như thế nên mỗi khi vào Sàigòn, tôi thường lui tới tòa soạn Sáng Tạo số 29 đường Ký Con, Quận 1,  ở đó tôi có dịp gặp các vị trong bộ biên tập do ông Mai Thảo giới thiệu như: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Quách Thoại, Tô Thùy Yên và… Thanh Tâm Tuyền. Trong bản tuyên ngôn “Văn nghệ là vận động biện chứng của hủy diệt và sáng tạo” của nhóm Sáng Tạo đưa ra chủ trương “Phủ nhận văn nghệ tiền chiến,” thì tôi nghĩ là không thể phủ nhận được vì  “văn nghệ tiền chiến” có vai trò và sứ mệnh đã hoàn thành của thời kỳ đó. Giá trị của “văn nghệ tiền chiến” đã ghi lại trong văn học sử Việt Nam. Chính thể cộng sản ở miền Bắc cũng đã từng có chủ trương xóa bỏ những giá trị “văn nghệ tiền chiến” nhưng họ đã không làm nổi, thì há gì  nhóm Sáng Tạo là những người đã từ bỏ cái chính thể lầm lẫn đó di cư vào miền Nam lại chủ trương “phủ nhận.” Nhưng đối với tôi, các vị ấy đều đã để lại trong tôi những dấu ấn đặc biệt, bằng họa phẩm, thơ, truyện ngắn, tùy bút, hay biên khảo… Thí dụ như: “Quán Cháo Lú” của Vũ Khắc Khoan, “Hạt Ba Dăng Của Niêm” của Mai Trung Tĩnh, “Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống” của Dương Nghiễm Mậu, “Cánh Đồng, Con Ngựa, Chuyến Tầu” của Tô Thùy Yên, “Dòng Sông Định Mệnh” của Doãn Quốc Sĩ, “Trắng Chiều” của Nguyễn Sĩ Tế, kịch bản “Bão Thời Đại” của Trần Lê Nguyễn… v.v… nhiều lắm.
 Những thơ văn của các vị ấy đã kích thích tôi trong công việc sáng tác. Đọc những tác phẩm của họ tôi bèn muốn viết một cái gì đó của tôi.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Thảo Trường - Mặt Đường

Hình: Internet
Thụ ôm gói đồ đứng tựa gốc cây chờ Hảo. Như thế cũng đã khá lâu. Mỗi khi một chiếc xích lô đạp chở đàn bà thong thả chạy qua, Thụ lại cúi người xuống chú ý nhìn vào những khuôn mặt đó để tìm cái vóc dáng quen thuộc của Hảo. Hảo hay mặc chiếc áo dài đỏ đi đón khách. Hảo bảo như thế cho khách quen dễ nhận. Nhưng từ chập tối đến giờ, Thụ chờ Hảo, cũng vài lần mừng hụt vì những người đàn bà khác, cũng mặc áo đỏ. Thụ nghĩ rằng ở hoàn cảnh nào cũng có nhiều người muốn mình là  một trường hợp đặc biệt. Thụ nghĩ rằng nét đặc biệt nhất của Hảo là càng dâm dật bao nhiêu khi đi đón khách thì càng chán chường bấy nhiêu khi đưa khách về tới căn buồng hành lạc.

Nguyễn Mạnh Trinh - Phỏng Vấn Nhà Văn Thảo Trường (trích)

Nhà văn Thảo Trường (hình: VOA)
(1) Xin anh cho một vài dòng về tiểu sử của mình?

TT: Tôi tên là Trần Duy Hinh, bút danh Thảo Trường chỉ là một chọn đặt tình cờ từ khi đăng những sáng tác trên tạp chí Sáng Tạo và dùng cho đến bây giờ. Vài bút danh nữa ký ở những bài báo trước 1975 hoặc những thơ văn thời trẻ đến nay tôi không còn dùng nữa. Tôi chỉ học hết trung học và chưa biết đại học văn khoa là gì. Tôi chỉ thích 4 năm học hán văn với giáo sư Trần Văn Hào, cụ thích tôi, tôi biết rõ vì chính tôi cũng rất kính yêu cụ, mỗi lần cụ cho 00/20 điểm trên bài luận văn của tôi thì cụ đều nhìn tôi cười, và nói: “ Deux zéros! Không lẽ cho điểm âm!” Năm nay tôi vừa lục tuần vì cũng thích coi tử vi nên tôi thường nhớ tuổi mình là Bính Tý. Quê quán tôi ở tỉnh Nam Định miền Bắc bên bờ sông Vị Hoàng. Tôi là người thứ chín trong một gia đình đông con, mười người. Thân phụ tôi mất sớm. Tôi là đứa con bất hiếu, năm 1954 tôi vào Nam bỏ lại mẹ tôi ở quê nhà với người chị gái lo phụng dưỡng ông nội tôi và coi sóc mồ mả tổ tiên, nhưng sau đó mẹ tôi bị đấu tố, bị tịch thu hết nhà cửa ruộng vườn, bị đuổi ra ở ngoài gò đất giữa cánh đồng nước mênh mông. Vào Nam tôi gia nhập quân đội, theo học Khóa 6 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Và chính thức viết văn.