Hiển thị các bài đăng có nhãn Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Thơ Hoàng Xuân Sơn

ĐỌNG LẠI, PHÍA MI MẮT

Không phải là nước mắt
lệ đã khô lâu rồi
một ai đã từng hát
[như thế]

Chiếc mùi soa thời tình
không còn ai nhớ lấy
những tay áo quẹt ngang
những lằn mắt sưng tấy


Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

Trần Mộng Tú: Chùm thơ Lục Bát

Hình minh họa John Diez

Cà phê sáng


Cái ly cái muỗng nhìn nhau

Cà phê buổi sáng giọt sầu đêm qua

Thôi thì pha cho loãng ra

Chút ngọt chút đắng hai ta chia đều.


*


Đi bộ trong xóm


Tưởng rằng bước đã quen chân

Chông chênh vẫn lạc ngay trong xóm mình

Hóa ra chân vẫn đi tìm

Con đường xưa với bóng hình người xưa


Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Thơ tình Bùi Minh Quốc

Nhà thơ Bùi Minh Quốc
Về tác giả: Nhà thơ BÙI MINH QUỐC sinh năm Canh Thìn – 1940 tại làng Sêu (Trinh Tiết) huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội. 

Trong chiến tranh, tham gia lực lượng Văn nghệ Giải phóng Trung Trung

Bộ (Khu 5), chiến đấu tại các chiến trường Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi từ 1967 đến 1975 với bút danh Dương Hương Ly.

Từ 1987, ông sống và viết tại Đà Lạt.


Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

Huỳnh Kim Quang: Theo dấu lặng nghe Điệp khúc Dương cầm của thầy Tuệ Sỹ

Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo!

Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.

“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc -- của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009. Tập thơ này được một nghệ sĩ nổi danh của Pháp Dominique de Miscault dịch sang tiếng Pháp và trình bày với những hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm Pháp Ngữ “Refrains pour Piano.”

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Thơ Huỳnh Liễu Ngạn

Tranh minh họa:
元 某人

THÀNH PHẬT

có những lần đi về phía

mùi thơm của gió

ngó phía trước

hiên nhà ai

còn ánh lửa

khoảng chừng đã khuya


hương ngâu bay qua vạt áo

che hết ánh trăng rằm

ngày mai ăn chay

rồi lên chùa

thấy cuộc đời như sóng xô kè đá


về ngồi niệm phật

con muỗi đậu dưới chân đèn

tìm lối ra

chắc cũng nghĩ ta là phật sẽ thành


Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

Nguyễn Hưng Quốc: Thơ ba dòng (II)

Nhà thơ, nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc

1.

Viết văn ở hải ngoại là cuộc hành lạc đau đớn của những

Gã đàn ông

Bất lực


2.
Phần lớn những nhà thơ kém may mắn
Chỉ mân mê những chữ
Bị thiến

3.
Nhìn những vì sao xa xăm
Hắn nghe tiếng thở dài của một
Trinh nữ già


Thơ mùa khai trường--Trần Mộng Tú

Đưa Cháu Ngày Khai Trường

Bà đưa cháu đi học vào Lớp Mẫu Giáo.
Hôm nay là ngày khai trường của Oliver,
cháu ngoại của bà.
Bà cúi xuống hôn thằng bé lên năm
Nói với cháu ngày đầu tiên đi học
Ngoan nhé con đôi mắt xanh trong vắt
Bà động lòng nhớ mắt mẹ con xưa
Mấy chục năm trời sáng nắng chiều mưa
Bà đếm đời mình qua những cổng trường trước mặt
Những sáng đầu thu mùi cỏ thơm mặt đất
Nhìn mẹ con Bà nhớ quãng đời mình
Sách vở tuổi đời theo gió cuốn qua nhanh
Những thành phố những con đường mất dấu

Khi thả rơi tiếng cười khi nhặt lên tiếng khóc
Những dòng sông thầm lặng xẻ chia
Những ngọn núi cong mình còn đứng nơi kia
Đã làm chứng ngày đầu tiên Bà đến tựa

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023

Thơ Ngô Nguyên Dũng, Trần Hoàng Phố, Hoàng Xuân Sơn

tôi khóc ở sài gòn. một đôi lần 

Sài gòn. Tranh Đỗ Trung Quân.

1.


tôi khóc ở sài gòn. một sáng tháng mười

khi nghe tiếng rao "bánh mì nóng giòn" 

văng vẳng con hẻm ốm 

khách sạn ba sao. đường phạm ngũ lão 

thức giấc từ khi nào

trong tôi. những mộng mị đông phương

thời quá khứ trần truồng


2.


tôi khóc ở sài gòn. một chiều mưa

kinh nhiêu lộc nước ròng. ngôi chùa xưa

giọt nước mắt. đốm sáng nhạt nhòa

tro cốt già nua

dòng ký ức lãng đãng nhang khói mỏng 

thầm thì giọng người quá vãng

sáu giờ rồi con 

dậy đi học!


Vân Phi: Đọc Thơ buổi sáng của Nguyễn Đức Tùng: Những nhịp cầu liên tưởng


Đọc tập Thơ buổi sáng của Nguyễn Đức Tùng khiến tôi mường tượng đến hình ảnh một nghệ sĩ điêu khắc tài hoa với khả năng quan sát tỉ mỉ, xếp đặt các chi tiết liền mạch già tay, tạo nên sự cộng hưởng của nhiều chiều không gian. Cách sắp đặt ấy không phải đến từ sự ngẫu nhiên mà luôn có trong chủ ý nghệ thuật ở thơ ông.

Nguyễn Đức Tùng là người kể chuyện bằng lối điềm tĩnh, súc tích. Thơ ông không chiều chuộng lối tiếp cận bay bổng lãng mạn hay mềm mại uyển chuyển. Sự thô ráp, góc cạnh của những ảnh hình trong thơ Nguyễn Đức Tùng nhiều khi thách thức người đọc, buộc họ phải suy tư, nghiền ngẫm. Đó không phải là “phương trời khơi vơi hoằng viễn” xa xôi ảo mộng. Nó hiện diện ngay trong lớp ngôn ngữ, thú vị trong từng cách ngắt dòng: 


Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Thơ Quảng Tánh Trần Cầm: Những Dòng Gửi Mẹ

Tranh đa phương tiện (Mixed media painting)

của Họa sĩ Li Chevalier

 

mẹ tôi làm quen 


hôm nay mẹ tôi ngồi đây 

tập làm quen với mẹ tôi 

sau bao mùa lơ là 

sau bao mùa la cà 


xin đừng dí ảo tưởng vào đầu mẹ tôi 

xin đừng dí ảo ngôn vào tai mẹ tôi  

xin đừng dí ảo ảnh vào mắt mẹ tôi 

xin đừng dí ảo hương vào mũi mẹ tôi 

xin đừng dí ảo vị vào lưỡi mẹ tôi 

xin đừng dí ảo giác vào miệng mẹ tôi 

·

dù mẹ tôi chưa là mẹ tôi 

dù mẹ tôi không là mẹ tôi 

dù mẹ tôi sẽ không bao giờ là mẹ tôi 

·

từ cơn bão rớt chín muồi 

những giọt nước mưa lơ đãng 

những giọt nước mắt miên man 

có bao giờ là một?   


Quảng Tánh Trần Cầm 


Thơ cho ngày Rằm tháng Bảy

Hoa đăng ngày Rằm tháng Bảy. Ảnh: CMH.


Tháng 7 âm


 “11 khúc cho những linh hồn chiến binh nhớ mẹ, những linh hồn oan ức, vất vưởng, bơ vơ đang phiêu bạt, lang thang trên đất nước tưởng thái bình đã lâu rồi nhưng vẫn dai dẳng ôm mối hận thù, chia rẽ, nghi kị, khổ đau... 

Khúc thứ 10 tôi viết riêng để nguyền rủa những cô hồn bán nước. 

Khúc 11, có lẽ... cho tôi!!


Nhà thơ Trung Dũng Kqđ


Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

Thơ Nguyễn Viện: Đoản khúc chết

Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Viện.

Đoản khúc một


úp mặt vào em 

vũng lầy của tôi

ơn cứu rỗi của tôi

úp mặt vào hư không

cánh đồng máu của tôi

oan trái của tro tàn 


ôi, … em nguyên sơ

tôi trút linh hồn như thác đổ

tôi rũ bỏ đời tôi như hạt bụi

bên kia bờ mong đợi

tôi ngập chìm tăm tối

tôi mờ mịt hơi tàn


không còn điều gì khác

tôi úp mặt vào em

nỗi chết như giọt mật

nỗi chết như trùng khơi


Nguyễn Hưng Quốc: Thơ ba dòng

Nhà thơ, nhà phê bình văn học
Nguyễn Hưng Quốc
1.

Một chân ở Việt Nam, một chân ở Úc
Dưới háng là
Mây bay

2.

Thơ ra đời từ
Lãnh cung
Của những đoá hoa hồng

3.

Khi hai phần hạ thể đụng vào nhau
Ngọn núi nghiêng mình tránh
Một chiếc lá rơi

4.

Mỗi người ra đi
Trời đất phúng điếu bằng
Một hạt bụi bay

Đỗ Trường: Lê Hân–Câu thơ bất chợt thả hong Thu chiều


Khi đọc Văn học Việt hải ngoại, ngoài chia ra từng giai đoạn hình thành, phát triển gắn liền với biến cố của xã hội, con người, tôi còn thường đi sâu vào khai thác chân móng, nền tảng làm nên dòng văn học này. Dường như, nói đến Văn học hải ngoại, ta thường nghĩ ngay đến cái mốc 30 tháng 4-1975, khi người Việt ồ ạt trốn chạy, bỏ nước ra đi. Nhưng với tôi, có lẽ không hẳn vậy. Bởi, Văn học hải ngoại đã được manh nha từ trước 1975 khá lâu, với những cây viết phần lớn là du học sinh. Họ đã góp phần tạo dựng, khơi nguồn làm nên dòng Văn học Việt nơi hải ngoại phong phú và đặc sắc.


Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Trần Mộng Tú: Chùm thơ năm chữ

Lá rơi

Hình minh họa: Ioana Motoc
Một chiếc lá vừa rơi 
                         

hai chiếc lá cùng rơi

thôi em đừng ngờ vực

Mùa Thu đến thật rồi.


*


Hạt nắng


Hạt nắng rơi rất tròn

trên chiếc lá phai xanh

có con chim ngực đỏ

mổ hạt nắng rất nhanh


hạt nắng vỡ làm đôi

một nửa còn trên lá

một nửa chim mang đi

lá nghiêng mình ngơ ngác


Hình như Thu đã về.


*


Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

Thơ Thích Tuệ Sỹ

Chân dung Thích Tuệ Sỹ, tranh Đinh Cường

Thiên lý độc hành

1.
Ta về một cõi tâm không
Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn
Còn yêu một thuở đi hoang
Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Thơ Trần Yên Hòa, Hoàng Xuân Sơn

Tranh Nguyễn Trọng Khôi

Trôi


Tôi trôi tuổi ấu thơ, từ quê hương cùng khổ, rau dưa khoai sắn.

Tôi trôi từ chợ quán rường, cái đình làng, ngôi trường tiểu học, áo lấm lem màu mực tím mẹ mới mua, cùng cây viết lá tre, trang giấy tự túc, vàng khè, không trông rõ chữ. 

Vũ Hoàng Thư: Trong nắng, gió, và bướm hè, đọc Hoa Nắng của Thi Vũ

Tháng bảy vỡ nắng. Người nung nóng ẩm rịn cơn hầm. Mây ở tầng cao đen xám tích lũy điện áp cao thế đợi chờ một tia lóe để trở về lòng đất như cơn giông của ngày tháng cũ đang tìm lối băng về trong trí nhớ. Tất cả chỉ cần một cơn sấm. Một cơn sấm động vỡ tung những chờ đợi tràn đầy và thôi thúc cháy bỏng của hạ. Nhưng cơn giông chết vội khi chưa kịp thành hình. Đám mây đen bay đi mất, chỉ còn hè chói chan trên từng mảng lá.

Và như thế cơn giông không bao giờ đến, người ngồi ngóng trong sự không đợi chờ. Nhưng thế nào là đợi chờ trong sự không đợi chờ? Vào giữa thế kỷ trước, khi Hiện Sinh là lý thuyết đầu môi, là thời thượng trong văn học và lối sống, Thi Vũ, một thi sĩ Việt tại Paris lên đường, không phải đi về hố thẳm tàn phá của hư vô chủ nghĩa, mà bằng những bước như nhiên trong hoa nắng,


Gió mai này trĩu nặng những chùm hoa. 

Mấy lẵng hương lưng trời đưa vất vưởng. 

(Hoa nắng)


Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Thơ và thơ dịch của thầy giáo Cù An Hưng

Nhà giáo, nhà thơ, dịch giả Cù An Hưng.

Ông Cù An Hưng (26/4/1940-3/8/2023) là thầy giáo dạy Toán nổi tiếng với nhiều thế hệ học trò, đặc biệt là các thế hệ học sinh luyện thi vào đại học tại Sài Gòn.

Thuở nhỏ, ông học tại trường Thăng Long, Hà Nội rồi Chu Văn An, Sài Gòn sau khi di cư vào Nam. Tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Sài Gòn, 19 tuổi được giữ lại trường làm phụ tá giảng dạy. 

Sau đó tiếp tục làm giáo sư tại Đại học Khoa học Sài Gòn và luyện thi Đại Học môn toán tại các Trung Tâm luyện thi. 

Ông yêu thích nghề giáo. Theo ông Cù An Bình, em trai của thầy Cù An Hưng hiện sống tại Paris cho biết, trước ngày 30/4/1975, ông và cả gia đình có thể di tản bằng máy bay, nhưng ông đã từ chối vì cho rằng sẽ chỉ là công dân hạng hai nơi nước ngoài và chắc chắn rằng tình thầy trò sẽ không tốt đẹp như tại Việt Nam.

Ngoài đam mê giảng dạy, ông còn có nỗi đam mê văn chương, là một người am hiểu về thi ca Việt Nam và thế giới, một nhà thơ và một dịch giả. Ông có thể dịch thơ từ tiếng Pháp, tiếng Anh và cả chữ Hán.

Nhà giáo, nhà thơ và dịch giả Cù An Hưng vừa qua đời ngày 3/8 tại Sài Gòn. DĐTK xin giới thiệu một số bài thơ ông sáng tác và thơ dịch của ông. 

DĐTK.


***