Hiển thị các bài đăng có nhãn Thùy Linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thùy Linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Thùy Linh - Vị trí của kẻ ngoài rìa

Nhà văn Nhã Thuyên
Chọn một tối thư thả, tôi đọc một mạch luận án thạc sỹ của Nhã Thuyên. Để nghe cho hết một câu chuyện buồn mà Nhã Thuyên cố gắng giãi bày qua ngôn ngữ học thuật. Dù Nhã Thuyên cố gắng kìm giữ tình cảm, thái độ khách quan của người làm khoa học thì vẫn có thể tìm thấy sự trân trọng, yêu mến, ủng hộ nhóm thơ “Mở miệng”. Cô đã tạo được mối thâm tình tri kỷ giữa cô và đối tượng quán xét của cô, mà không để tình cảm lấn lướt. Và đồng thời, cô gắn người đọc vào tình cảm tri kỷ này…

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Thùy Linh - NHỮNG CƠN GIÓ BỎNG RÁT ĐẦU HÈ



Thùy Linh



Dân Dương Nội biểu tình ngày 23/5

Mới đầu tháng 5, vừa vào hè mà người dân đã rát mặt bởi những cơn nắng nóng khủng khiếp. Cái bỏng rát vật lý tạt vào đời sống chật vật của mùa kinh tế khủng hoảng, suy thoái, kiệt quệ. Và thêm những vết bỏng rộp trong tâm hồn những người đang khắc khoải, cồn cào mong sự thay đổi…

Mấy hôm nay, mọi người tạm quên những ồn ào, thị phi quanh hội nghị TW7; quên rằng Hiến pháp vẫn giữ nguyên sau khi tốn rất nhiều thời gian, công sức, tâm trí, tiền bạc của hàng triệu công dân tham gia góp ý thay đổi; quên rằng một mùa hè đỏ lửa và bão tố đang kéo đến…để tập trung vào người hùng không chân tay Nick Vujicic đến từ Úc. 

Nick là anh hùng. Những gì anh làm là kỳ tích. Đương nhiên rồi. Thông điệp anh mang đến Việt nam là tốt đẹp, nhân văn. Đương nhiên rồi. Phải cám ơn và tán thán Nick.

Nhưng có lẽ ồn ào nhất là Nick có nói về ông Hồ Chí Minh như giới tuyên giáo hay nói là bị dịch sai, dịch thiếu? Những kỳ tích như Nick đã làm được có thấy ở những người khuyết tật ở Việt Nam hay không? Lại nữa, ban tổ chức không cho dịch câu nói về Chúa cũng được chia sẻ trên mạng. Và nhiều bạn đã dẫn chứng sự thật đó bằng vốn tiếng Anh không tồi của mình. 

Chợt nhớ đến trò chơi của truyền hình Mỹ cách đây không lâu vào Việt Nam để làm chương trình truyền hình thực tế gì gì đó…Họ phải nhớ và ghép thành bài hát mà nước chủ nhà giới thiệu. Bài hát đó là bài “Ca ngợi đảng cộng sản”. Hình như câu đầu tiên là: “đảng CSVN quang vinh, ánh sáng soi đường đưa ta…” (quên rồi). Cuối cùng các bạn Mỹ vẫn hoàn thành được cuộc “sát hạch này”. Sau đó các bạn được đưa đến giới thiệu về cái hồ B52 trong làng Ngọc Hà – một chứng tích chiến tranh giữa Viêt Nam và Mỹ. 

Với tư cách chủ nhà đứng ra tiếp khách thì đây là một chủ nhà thô lỗ, ngạo mạn. Không thể bắt khách nhớ về một thất bại của họ trong một cuộc đối kháng đã xa với chính chủ nhà. 

Với tư cách người làm văn hóa thì chủ nhân này đã bỏ lỡ một cơ hội giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam (hay ít ra là thủ đô Thăng Long cổ kính có hàng ngàn năm lịch sử). Khách ra về mà không hề biết thêm gì về đất nước mà họ tới, có thể chỉ một lần.

Với tư cách tuyên truyền viên thì người này xứng đáng bị đuổi việc vì những gì anh ta hướng dẫn đoàn khách thực hiện đã gây làn sóng bất bình và phẫn nộ với khán giả coi chương trình đó.

Thực tế công tác tuyên truyền của nhà nước Việt Nam đã phá sản từ lâu. Giờ thì tuyên truyền tràn ngập cả các chương trình giải trí, văn hóa, từ thiện…để trở thành phản tuyên truyền. 

Bỏ qua chuyện đó để thấy kỳ tích của Nick và niềm cảm hứng đến những người khuyết tật Việt Nam vượt qua nỗi tuyệt vọng. Xin tán thán Nick. 

May mắn là Nick được sinh ra và lớn lên ở một đất nước tự do, giàu có nên anh được hỗ trợ nhiều từ cộng đồng để phát huy hết khả năng có thể. Còn người khuyết tật Việt Nam phải phát huy hết khả năng có thể để mưu sinh, tồn tại, sống tự lập và tử tế đã là một kỳ tích. Liệu Nick có được biết điều này không? 

Sự tuyệt vọng lúc này không chỉ của riêng những người khuyết tật, mà là của chung người dân Việt, vì như nhiều người nói, dân Việt đang bị rất nhiều những khuyết tật về tâm hồn. Một Việt Nam bệnh tật. Một chính quyền bệnh hoạn. Còn kinh khủng hơn sự khuyết tật về thể xác nhiều, Nick à. 

Khi báo chí kêu gọi chia sẻ những thông điệp nhân văn mà Nick đem đến với người Việt, thì nơi đây, chính quyền đang công khai có những hành xử tương phản lại những gì Nick truyền đạt. Sự phản ứng của cộng đồng mạng không phải với Nick và những gì anh đem đến mà phản ứng chính vì sự tương phản này.

Chỉ trong vòng 8 ngày, chính quyền đã sử dụng gần 100 năm tù để kết án 16 người đang tuổi hoa niên rực rỡ và đẹp đẽ nhất. Chỉ vì sự đấu tranh bất bạo động của họ với một xã hội xấu xa và một chính quyền mục nát.

1. Đầu tháng trên mạng đã xôn xao vụ xử án hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sắp diễn ra. Những người tin tưởng và ủng hộ hai em thì thấp thỏm chờ đợi một cái án như các vụ án tương tự trước đó, chừng 4, 5 năm tù cho tội 88. Mình thì thấp thỏm nỗi lo về những ứng xử trước tòa của hai người còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, chứ đừng nói bản lĩnh chính trị cần thiết để đương đầu với hệ thống hành pháp, tư pháp chối bỏ cách hành xử văn minh nhân loại. Cuối cùng Uyên, Kha đã vượt qua “kỳ sát hạch” lớn lao mà các em không muốn, làm nên một kỳ tích.

Chị Kim Liên, mẹ Nguyên Kha kể là hồi hai em mới bị bắt, chị mua hai cây sầu riêng đem về trồng vườn nhà. Để nhìn cây mà nhớ đến con. Để hy vọng mùa bói quả “hai đứa sẽ về”. Mùa bói quả của sầu riêng, như chị nói, là 3 năm. Cuối cùng Uyên bị kết án 6 năm, Kha 8 năm. Vậy là sẽ hai mùa cây sầu riêng trổ bông thì may ra…Biết đâu có thể còn sớm hơn mùa bói quả??? 

2. Ngay sau phiên tòa Uyên, Kha và phiên tòa phúc thẩm xử 14 thanh niên Công giáo và Tin lành với nhiều phản ứng bất bình từ dân chúng. Tổng cộng số năm tù dành cho họ là hơn 80 năm. Xấp xỉ tuổi của đảng CS. Họ ôn hòa hơn những người CS hoạt động bí mật hồi tiền khởi nghĩa vì họ chỉ đấu tranh với những bất công xã hội bằng hình thức bất bạo động. Họ làm nên kỳ tích khi đánh động tâm thức của người dân về quyền được làm người tử tế.


Bà Nguyễn Thị Hóa (áo tím) bị đâm kim

3. Mẹ của anh Nguyễn Đình Cương, người bị đưa ra xét xử tại tòa án Vinh ngày 23/05/2013, bà Nguyễn Thị Hóa đã bị một nữ an ninh dùng kim tiêm (hóa chất?) vào bên cạnh sườn để ngăn cản không cho bà vào tham dự phiên tòa gọi là xét xử công khai. Đây có phải là một trong những “kỳ tích” chống lại nhân dân của chính quyền?

Vậy nên giữa những event nhân văn (tương tự như việc Nick đến VN) của các tập đoàn, công ty thường là với ý định tốt, nhưng gieo trên mảnh đất “lắm người nhiều ma” này bỗng trở thành bão tố của những bất bình, tranh luận, chán nản, khó chịu…

Người Việt sẽ nhớ một thông điệp của Nick: "Người Việt hãy giúp đỡ người Việt" và "đừng để người khác khiến bạn nản lòng". Cám ơn Nick.

Nhưng chúng tôi còn phải tri ân những thanh niên như Uyên, Kha, 14 thanh niên thành Vinh, Minh Hạnh, Đoàn Văn Chương…vì họ đã lập được kỳ tích là “vượt qua sợ hãi” để sống có lý tưởng. 

Đúng vậy, sống có lý tưởng như họ thực sự là một kỳ tích ở Việt Nam, không khác mấy với kỳ tích của Nick là chiến thắng số phận kém may mắn. Uyên, Kha và nhiều thanh niên khác không để bạo quyền làm họ nản lòng đâu, Nick yên tâm nhé…


Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Thùy Linh - 40 người may mắn sống sót vừa được NHÂN DÂN ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ?



Thùy Linh

Phải khẳng định điều này: tất cả các cuộc khiếu kiện đất đai trên cả nước nhiều năm nay, không có cuộc khiếu kiện nào, dù nhỏ lẻ một cá nhân lại không có màu sắc chính trị. Hiểu cách đơn giản nhất là khi quyền lợi của họ bị xâm phạm, họ có quyền lên tiếng, đòi hỏi, thậm chí là chống lại những bất công áp đặt của người khác (chính quyền) lên quyền lợi đó. 


Gia đình là tế bào xã hội – tổ chức chính trị đầu tiên.

Ai cũng nằm lòng khi phải học triết học Marx câu nói trên. Đơn vị nhỏ nhất (về mặt tổ chức) trong xã hội chính là gia đình. Nhiều gia đình thành làng, xã, tỉnh, thành, quốc gia. Nhà nước lập ra để điều hành các tế bào đó hoạt động không hỗn loạn và công bằng. Một cách tự nhiên, con người sinh ra, khi hít hơi thở đầu tiên là mặc nhiên được xâm nhập vào hệ thống vận hành của xã hội, chính thức tham gia vào tổ chức chính trị nơi họ làm người. Bởi thế, triết gia Arisotle khẳng định, con người theo bản năng tự nhiên đã có tính chính trị rồi.

Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Khi luật lệ chung này có vấn đề thì đương nhiên sẽ có bộ phận dân chúng phản ứng với sự sai khác này. Hành động của họ, đương nhiên, là hành động chính trị.

“Ai thắng ai”?

Nếu chính quyền hiện tại ở Việt Nam coi chính trị chỉ là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước theo lý luận của chủ nghĩa Marx, thì đương nhiên cuộc đấu tranh của người dân hiện nay đang đe dọa sự tồn vong của chính thể đương thời. Và cuộc đấu tranh của những người dân mất đất, mất không gian sống, lao động với những người có quyền tịch thu, cưỡng chế, định đoạt mảnh đất của họ là cuộc đấu tranh giai cấp. Kẻ đi cưỡng đoạt hầu hết xuất thân từ giai cấp cùng khổ, như nông dân bây giờ, nhưng nhờ đặc quyền, họ đã trở thành giai cấp đối lập với người dân – giai cấp mới, tư bản đỏ. 

“Màu sắc chính trị” của các đoàn khiếu kiện đất đai mà ông Tổng thanh tra chính phủ đề nghị cưỡng chế thể hiện mâu thuẫn sâu sắc cuộc chiến “ai thắng ai” - một biến tướng của cuộc cách mạng vô sản lúc thoái trào. 

Trong cuộc chiến “ai thắng ai” về thực chất vẫn là cuộc đấu tranh giai cấp: giai cấp vô sản bị bần cùng hóa, với giai cấp hữu sản nảy sinh trong công cuộc xây dựng CNXH. Mục tiêu xóa bỏ bóc lột đến giờ đã có thể khẳng định không thể thực hiện được mà càng làm trầm trọng hơn sự cách biệt này. Nhưng nhiều tinh hoa, trí tuệ của giai cấp bóc lột xưa không được thể hiện trong giai cấp mới này. Vì vậy, sử dụng mọi lợi thế mà giai cấp mới có được nhờ quyền lực là phương cách để họ sử lý những vấn đề có “màu sắc chính trị” kể cả bằng bạo lực (cưỡng chế) như ông tổng thanh tra dã tuyên bố. 

Vậy là cuộc chiến “ai thắng ai” vẫn đang còn tiếp diễn ở mức độ cao hơn, tàn khốc hơn khi nó nhằm vào chính nhân dân mình. 

Nền chính trị nào cho nhân dân?

Trong cuộc chiến tranh giành độc lập, nền chính trị tuyên truyền sử dụng hết công xuất để huy động mọi nguồn lực xã hội cho các cuộc chiến đấu. Và khi hoà bình, vẫn nền chính trị đó, hướng mũi nhọn vào sự đối lập hình thành trong xã hội để bảo toàn quyền lực. 

Đến giờ phiên tòa xét xử những tên côn đồ dùng vũ khí tấn công người dân Văn Giang vẫn chưa kết thúc. Ai cũng tin rằng, những kẻ lưu manh đó không có quan hệ kinh tế hay quyền lợi liên quan nào đến mảnh đất người dân Văn Giang cố gìn giữ bằng cả máu của mình. Vậy tại sao chúng lại ngang nhiên hành xử độc ác như vậy với dân Văn Giang? Ai đứng đằng sau chúng? Ai cho phép chúng hành động trắng trợn như vậy? Câu hỏi này chính quyền không muốn trả lời. 

Ngay như hôm qua, 21/4, tại Tiên Lãng (Hải Phòng), nơi vụ án Đoàn Văn Vươn còn chưa chìm tiếng, thì ở xã Đại Thắng lại xảy ra việc Công ty cổ phần Hoa Thành thuê hàng trăm côn đồ đánh dân trong khi cưỡng chế đất, làm 6 người bị thương phải đi viện. Hệ thống chính trị tại địa phương dường như tê liệt trước những vụ việc này.

Nếu “tính sổ” các vụ mà những người bất đồng chính kiến bị khủng bố dưới mọi hình thức như ép chủ nhà cắt hợp đồng thuê nhà; đuổi họ ra đường; đuổi việc; ném rắn vào nhà; đổ phân, nước thải lên tường, mà điển hình là số phận của bốn bố con ông Hoàng Ngọc Tuấn (ở Tam Kỳ); đón đầu đánh đập trên đường như vụ anh Nguyễn Chí Đức gần đây,…thì nhiều không kể xiết. Những hành vị bạo lực đó chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm? Cũng chưa có một cơ quan nhà nước nào điều tra, lên án, bảo vệ an ninh cho công dân. Người dân bỗng dưng như bị đẩy ra khỏi hệ thống chính trị mà theo lẽ tự nhiên, họ đã tham gia vào từ khi lọt lòng.

Những vụ việc như kể trên có mang “màu sắc chính trị” không, thưa ông Huỳnh Phong Tranh? Và là nền chính trị nào, phục vụ ai? 

Khi ông Tranh tuyên bố, chính quyền sẽ cưỡng chế các vụ khiếu kiện có “màu sắc chính trị”, thì khác gì đẩy người dân ra khỏi hệ thống chính trị đất nước? Không lẽ chính trị là đặc quyền của các chính khách, những người có quyền lực?

Ta có thể hình dung, cảm nhận đau đớn tiếng kêu vô vọng của người dân tuyệt vọng đến mức nào và còn “siêu tuyệt vọng” tới đâu… Bởi không biết từ bao giờ, vì lẽ gì dân chúng đã bị “đẩy” ra ngoài đời sống chính trị của đất nước nơi họ đang sống – một đất nước họ đổ nhiều xương máu để dựng lên một chính thể phủ nhận quyền được sống của họ? Nói như Aristotle thì “chỉ con người mới có được ý thức về thiện và ác, về công bằng và bất công”. Không lẽ ý thức thiên phú này trở thành “màu sắc chính trị” trong mắt chính quyền với động cơ xấu?  

Vẫn triết gia thời cổ đại viết: “Nếu có kẻ nào vì bản tính tự nhiên, chứ không vì tai nạn ngẫu nhiên nào đó, mà chọn sống ở ngoài cộng đồng chính trị, thì kẻ đó hoặc là chẳng ra gì, hoặc là một siêu nhân hơn người”. Thế nên dù mất mát, đau khổ, vô vọng thì người dân vẫn neo buộc vào hệ thống chính trị hiện nay vận hành theo nguyên tắc đặc quyền đặc lợi của những kẻ có quyền lực và tiền lực. 

Và, những cuộc khiếu kiện mang “màu sắc chính trị sẽ ngày càng nhiều. Cho dù họ đang bị đe dọa: sẽ bị cưỡng chế, thu thập chứng cứ để xử lý…cũng theo ông Tổng thanh tra chính phủ đã chỉ đạo.

Và, không thể khác được, trong hệ thống chính trị ấy sẽ sản sinh ra những hành động được gọi là “màu sắc chính trị” của nhân dân vận hành theo cách dân gian để chống lại nền chính trị đã bị giai cấp hóa, bạo lực hóa, đồng tiền hóa, thậm chí lưu manh hóa…Đó là nền chính trị toàn dân thức tỉnh.

kéo ra từ tòa nhà sụp đổ - @ BBCWorld

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Thùy Linh - Người Ði Vào Lịch sử



Thùy Linh



Đoàn Văn Vươn thời báo chí coi như anh hùng lao động

Người nông dân Đoàn Văn Vươn sẽ không ngờ có ngày bước vào lịch sử như một người anh hùng áo vải trong mắt người dân, và là kẻ phạm tội với chính quyền. 

Có một điều chắc chắn, Đoàn Văn Vươn không có ý định bước vào lịch sử để làm anh hùng. Anh đã không chọn là một công chức mẫn cán ăn lương, có thể sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Cũng có thể quan lộ của anh sẽ sáng láng, kiếm được một cái ghế, trở thành kẻ tham quyền, tham nhũng như hầu hết gương mặt nhem nhuốc của quan chức thời nay… Các ngả đường đều có thể đến với quyền lực và tiền tài nếu người ta chịu gia nhập vào hàng ngũ đảng viên của đảng cộng sản, trung thành tuyệt đối với lí tưởng XHCN, hoặc ít ra giả vờ trung thành ngoài mặt, thêm chút mánh khóe vây cánh, lo lót, nịnh hót, giả dối… 

Đoàn Văn Vươn chọn làm người nông dân theo đúng nghĩa, và là một nông dân có chữ nghĩa. Lớn lên ở làng quê, đi học, rồi nhập ngũ. Sau khi làm xong nghĩa vụ người lính anh quay lại học đại học, cũng chọn đại học Nông nghiệp. Và đó là sự lựa chọn được xác quyết không đắn đo: sẽ cả đời gắn bó với đất đai, đồng ruộng.

Anh đã sống theo đúng con đường đã chọn. Dành cả chục năm để làm một việc mà người ta gọi là “dã tràng xe cát”, ngăn đê lấn biển, biến một vùng đất hoang thành trang trại trù phú. Nếu không có tình yêu và niềm tin vào đất đai, một nông dân tay trắng khó làm được một thành quả mà một tập thể người chưa chắc đã làm được. Mồ hôi, tiền bạc và cả nỗi đau đớn anh đổ xuống vùng đất ngập mặn đó. 

Cuộc sống làm nông dân của anh có thể nói như cách nói thông thường ngày nay, là không dính dáng đến chính trị, xa lánh chính trị. Nhưng chính trị vẫn chọn anh để làm tấm gương cho tất cả người Việt Nam hôm nay soi vào: chính trị không chừa một ai, kể cả khi ta xa lánh nó. Vì chính trị không có gì khác là đời sống thiết thực của mỗi con người.

Chính trị là chính sách về đất đai có tên gọi “sở hữu toàn dân”. Nhưng không có người dân nào được quyền sở hữu ngoài nhóm người có quyền lực.

Chính trị là các nghị quyết từ trung ương đến cơ sở về quyền cho thuê, khoán đất đai nằm trong tay một nhóm người có tên gọi là chính quyền “của dân, do dân và vì dân” nên anh Vươn dù có kiện chính quyền thì kẻ thua cuộc luôn là anh, nông dân không quyền lực, dù theo lý thuyết vẫn thường nói, anh thuộc về lực lượng nòng cốt của chuyên chính vô sản.

Cưỡng chế tài sản "sở hữu toàn dân"

Chính trị là lệnh cưỡng chế áp đặt lên mảnh đất anh đã khai phá, tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc, mạng sống của người thân mà anh đáng lẽ phải ngoan ngoãn chấp hành.

Chính trị là anh phải ra tòa với tội danh giết người, trong khi những kẻ gây nên sự tang thương, tan nát cả gia đình, sự nghiệp mà anh đã nhọc công gây dựng thì ngồi ở ghế quan tòa xét xử anh.

Chưa bao giờ đời sống của cá nhân bị đặt trong thử thách trực diện với bạo lực chính quyền như lúc này – một đời sống với những cá tính bị đè nén, đến lúc nó phải thể hiện bằng cách khác. Tiếng súng hoa cà hoa cải của anh Vươn là một ví dụ.

Cuộc sống của hầu hết các cá nhân đầy những lo toan thường nhật, không có tương lai. Những lo toan hàng ngày ấy luôn bị đặt trước nguy cơ đụng độ với cả hệ thống chính quyền được luật pháp bảo hộ. Điều đó có nghĩa, hệ thống pháp luật này luôn sẵn sàng tước bỏ, đè bẹp mọi đường sống, mọi giá trị cá nhân của người dân. Phẩm giá, cuộc sống của người dân chưa bao giờ được bảo vệ, tôn trọng khi xã hội thủ tiêu quyền sở hữu tư nhân. Vì ai cũng hiểu, khi sở hữu tư nhân được thừa nhận, cũng có nghĩa mở đường cho tự do và dân chủ. 

Giả sử, nếu anh Vươn không chống trả những kẻ đến cưỡng chế thì bây giờ anh không phải là kẻ tội phạm trong mắt chính quyền, nhưng có lẽ anh sẽ bị buộc tội khi mất khả năng trả món nợ 10 tỷ cho ngân hàng vì cuộc chinh phục biển – một cuộc chinh phục như một “canh bạc” anh cá cược hết cuộc mình và người thân. Bất luận ở vị thế nào thì anh cũng bị dồn vào “bước đường cùng” như anh Pha, chị Dậu thời xưa. Nhưng anh Pha, chị Dậu chưa bị bão táp của cuộc cách mạng vô sản làm cho lóa mắt với nhiều ảo tưởng về sự công bằng, ấm no, hạnh phúc… Cái máng lợn của người nông dân bao đời vẫn chưa hề thay đổi với “tiền đồ tối đen như mực” của anh Pha, chị Dậu.

Nhà nước XHCN tự hào là đã xóa bỏ giai cấp bóc lột, đem lại sự bình đẳng của con người. Nhưng ảo tưởng về một xã hội không giai cấp là mơ ước hão huyền của cuộc cách mạng vô sản. Chính khi cố xóa bỏ giai cấp bóc lột cũ thì nhà nước chuyên chính vô sản đã tạo dựng một nên một “giai cấp mới” như Milovan Djilas, phó tổng thống Nam Tư dưới thời Joseph Tito đã chỉ ra: “đặc trưng cơ bản của giai cấp mới chính là quyền sở hữu tập thể”. Và ông nói thêm: “Quyền sở hữu mới không phải là quyền lực chính trị, nhưng nhờ quyền lực chính trị mà đảng và bộ phận đầu não của đảng có toàn quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền quản lý khối tài sản đó”. Và: “Quan hệ sở hữu tư nhân không những không phù hợp với việc thiết lập quyền thống trị của gai cấp mới, mà việc bãi bỏ quan hệ sở hữu này còn là điều kiện cần thiết về mặt kinh tế để cải tạo toàn bộ dân tộc. Giai cấp mới khai thác sức mạnh, đặc quyền, tư tưởng và thói quen hình thức sở hữu đặc thù. Đấy là sở hữu tập thể, nghĩa là cái sở hữu mà nó có quyền quản lý và phân phối “nhân danh” dân tộc, “nhân danh” xã hội”.

Trước sức mạnh vô biên của “giai cấp mới” như nói trên thì phận người dân chỉ là phận con sâu cái kiến như Đoàn Văn Vươn. Quyền lợi của người dân hoàn toàn bị vô hiệu hóa trước cơn bão sở hữu tập thể, lợi ích tập thể nhưng chính họ lại bị đẩy ra ngoài.

Chỉ vì miếng cơm manh áo cho gia đình, người nông dân hiền lành, chăm chỉ, kiên cường, dũng cảm Đoàn Văn Vươn bỗng bị đẩy vào cơn lốc xoáy mang tên “sở hữu toàn dân” với sự yểm trợ của chuyên chính vô sản.
Lịch sử lựa chọn anh cùng với tấn bi kịch gia đình để lột tả tận cùng sự bất công của cá nhân với tính tập thể mang danh hiệu XHCN này. Anh đã gánh một trọng trách mà anh không hề mong muốn bằng một cái án tù đầy phi lý. Nhưng nếu không có phi lý thì không có bi kịch. Và những bi kịch là kết quả tất yếu trong quá trình hình thành và phát triển “giai cấp mới” đang ngự trị trong xã hội Việt Nam hôm nay…

Nhưng không có lịch sử đất nước nào chỉ được viết bằng những tấn bi kịch. Bi kịch có sức phản lực mạnh hơn rất nhiều những anh hùng ca, nhất là khi anh hùng ca được viết bằng sự giả dối, bất công…    

Đoàn Văn Vươn đã bước vào lịch sử như một người anh hùng áo vải, có sức lay động đến tâm can của rất nhiều các giai tầng xã hội. 

Những người đã buộc anh đi vào lịch sử thì cũng không dễ gì đưa anh ra khỏi lịch sử đất nước những năm tháng này mà không trả một cái giá đắt nào?


Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Thùy Linh - VÌ SAO TÔI KÍ TÊN CHO TUYÊN NGÔN "CÔNG LÝ CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN"?



Thùy Linh


By: FB Góc nhìn giới trẻ - WEGREEN

1. ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI TƯ HỮU

Gia đình anh Đoàn Văn Vươn đã bỏ ra biết bao mồ hôi nước mắt, ngay cả sinh mạng đứa con 8 tuổi bị chết đuối để làm giàu cho chính mình. Khi gia đình anh làm ra của cải cho mình thì cũng đem lại lợi ích xã hội từ trong đó qua việc tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm không chỉ trong khu vực anh sinh sống mà còn là các tạo công việc làm cho nhánh vận chuyển sản phẩm, phân phối, bán lẻ, và đóng thuế để nhờ vào thuế để xây dựng công ích địa phương. Đó là những gì "bàn tay vô hình" của Adam Smith bàn bạc với chúng ta về bản chất của con người là tư hữu tài sản trong khi đi tìm tư lợi thì có một "bàn tay vô hình" điều khiển con người tạo ra lợi ích cho xã hội.



2. "KẺ CƯỚP HỢP PHÁP"

Việc phải tự trang bị vũ khí để đánh trả là hành vi bị ép vào bước đường cùng của gia đình vốn bản chất lương thiện này. Nên việc dùng vũ khí chống trả phải được xem xét ex ante tức là: tự vệ để bảo vệ tài sản chứ không thể là ex post: tức giết người, chống người thi hành công vụ. Hành vi của chính quyền có khác gì hành vi của kẻ cướp hợp pháp (lawful plunder) được tổ chức, mà Frederic Bastiat (1801-1850) từ 2 thế kỉ trước "when plunder is organized by law for the profit of those who make the law" (Khi mà kẻ cướp được tổ chức bởi luật phục vụ cho lợi ích của kẻ làm ra luật) và như thế anh Đoàn Văn Vươn trở thành "nạn nhân của kẻ cướp hợp pháp" theo đúng ngôn ngữ của Bastiat "Victims of Lawful Plunder".

3. KINH TẾ-CHÍNH TRỊ

Trong môi trường vốn lưu chuyển quốc tế, lao động trình độ cao cũng lưu chuyển quốc tế về những nơi mà đồng vốn, tài sản được đảm bảo an toàn ko bị cướp bóc. Nhân tài sẽ dịch chuyển qua những quốc gia trả lương cao, ưu đãi nhân tài. Đồng vốn đầu tư, tiết kiệm nhân lực của dân Việt Nam cũng sẽ đội nón ra đi. Chỉ còn lại các doanh nghiệp nhà nước yếu kém và các doanh nghiệp vốn nước ngoài do quyền tư hữu của họ được bảo vệ bởi luật quốc tế bởi tư pháp quốc tế (Trái ngược với gia đình anh Vươn bị giới hạn trong định nghĩa dưới nền tư pháp trong phạm vi Việt Nam), họ làm ăn nơi nào có lời thì họ đến, ít bị ràng buộc bởi các yếu tố phi kinh tế khác.

Còn đối với người trong nước, chọn lựa nơi họ tìm kiếm lợi nhuận khác với nhà đầu tư nước ngoài ở điểm là họ còn bị ràng buộc bởi yếu tố phi kinh tế như: văn hóa, những người lao động cùng ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán với mình mà bạn có thể xem đó như một thói quen đạo đức (Moral Rule). Việc tước đoạt quyền tư hữu của nhà đầu tư trong nước vì họ không được bảo vệ bởi công pháp quốc tế như các doanh nghiệp nước ngoài Thứ nhất là, chính nhà nước của ta đã cướp bóc chính tài sản công dân của mình. Thứ hai là, một cách gián tiếp, có khác nào ép buộc các nhà đầu tư trong nước vào đường phá bỏ những "thói quen đạo đức" được hình thành từ văn hóa làng xã, cộng đồng để đi tìm sự bảo vệ quyền tư hữu bởi nền tư pháp nước khác qua việc chuyển tài sản đầu tư hay tiết kiệm ra nước ngoài đó sao?

Như thế thì cái đất nước này coi như đã đến hồi kết thúc trong môi trường cạnh tranh thu hút vốn, tiết kiệm của người trong nước đầu tư trong nước tạo việc làm và các ngành nghề hỗ trợ thay vì đầu tư ra nước ngoài , rồi hiện tượng "chảy máu chất xám" và bào mòn luôn những "thói quen đạo đức" của con người kinh tế được cấu thành trong văn hóa cộng đồng.

4. ĐỊNH NGHĨA CÔNG LÍ

Tôi không biết bạn định nghĩa công lí là gì, nhưng với tôi CÔNG LÍ TỐI THƯỢNG LÀ BẢO VỆ QUYỀN TƯ HỮU. Chỉ có sự an toàn tuyệt đối cho vốn đầu tư thì mới hút được đầu của người dân Việt Nam, bằng không thì nó sẽ chảy qua nước khác bằng rất nhiều cách khác nhau không thể kiểm soát. Dân không thể làm giàu trong nước mình thì nước sẽ không thể mạnh, lấy tiền đâu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ? Khi quyền tư hữu bị đe dọa, người dân sẽ chuyển tài sản hoặc qui đổi qua các ngoại tệ, kim loại quí và chuyển qua các nước an toàn bảo vệ tư hữu, không còn tài sản ở trong lãnh thổ Việt Nam nữa do sợ bị "kẻ cướp hợp pháp" lấy mất, cũng sẽ chẳng còn bất cứ động lực nào để ở lại đóng góp hay tham gia vệ quốc, vì vệ quốc lúc này chính là bảo vệ tài sản tư hữu hữu hình của chính mình không bị phá hoại, lẽ nào bạn không nhìn thấy logic giữa quyền tư hữu và lòng ái quốc sao? Tôi không tin vào cái phiên tòa mà trong đó những thẩm phán chỉ phán xử theo tư lí có nguồn gốc từ triết lí chính trị trong một hệ thống tập quyền sẽ không thoát khỏi chuyện "amicus curiae" trong luật La Mã cổ đại có nghĩa là "Bạn của tòa án".

Đây là lí do tôi kí tên vào "Tuyên ngôn công lí cho Đoàn Văn Vươn", mặc dù ít kì vọng vào một kết quả tích cực của phiên tòa nhưng im lặng trước bất công là sự đồng lõa. HÃY BẢO VỆ ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐỂ SẼ ĐẾN LÚC CHÍNH BẠN ĐƯỢC BẢO VỆ. Bảo vệ quyền tư hữu để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền tư hữu là cách để tiết kiệm của người dân sinh lợi và không bị thất thoát trong môi trường cạnh tranh vốn và nhân lực toàn cầu. Tài sản của công dân được bảo vệ thì công dân có động lực để vệ quốc mà trong đó quyền tư hữu của họ được bảo vệ tuyệt đối.


Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Thùy Linh - Khi Búa và Liềm Nổi Giận



Thùy Linh



Khu tưởng niệm sự kiện Nọc Nạn ở Bạc Liêu

Những ngày này ai còn có lương tri đều hướng về gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn với những căm phẫn, lo âu, thương yêu, chia sẻ…Nhiều người nhắc đến vụ án Nọc Nạn, mà tính đến ngày 17/2 vừa qua đã tròn 85 năm. 

Sự thật, tính chất vụ Nọc Nạn không khác gì vụ Tiên Lãng. Anh Đoàn Văn Vươn giống người nông dân yêu đất đai và là anh hùng chống lại một chính quyền có đầy đủ sức mạnh và quyền lực là Biện Toại. 

Có thể xem vụ anh em Đoàn Văn Vươn nổ súng vào cường quyền, áp bức như một sự mở đầu cho một cuộc “Khởi nghĩa của Liềm” - một "nòng cốt" của chuyên chính vô sản. 

Trước đó, nhiều năm đã qua, các cuộc “Khởi nghĩa của Búa” năm nào cũng nổ ra, càng về sau càng gia tăng số lượng và chất lượng. Không ít những người trẻ tuổi dấn thân cho cuộc cách mạng này đã chịu nhiều đau khổ, bị tù đầy. Tiêu biểu nhất là Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Văn Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng hiện vẫn còn trong nhà tù.

Có lần Hạnh đã khóc nói với với mẹ khi bà vào thăm con gái rằng, làm sao cô có thể nhận tội để xin giảm án 7 năm tù khi cô không làm gì sai trái, khi cô giúp những người công nhân đình công để buộc giới chủ không được bóc lột và phải tôn trọng họ? Hạnh còn nói, đó không chỉ đòi lại quyền lợi mà còn đòi sự tôn trọng nhân phẩm cho người Việt khi bị giới chủ ngoại quốc chà đạp. Ngày 12/3 năm nay, Hạnh mới tròn 28 tuổi. Em còn quá trẻ nhưng em đã thực sự trưởng thành để làm nên nhân cách của một nhà cách mạng tiêu biểu.
Dù không có Hạnh, Chương hay Hùng thì các cuộc đình công của công nhân khắp cả nước chưa hề có dấu hiệu giảm bớt, mặc dù các cuộc đình công đó luôn luôn bị các ông chủ bắt tay với chính quyền chia rẽ, đàn áp. 

Trở lại các cuộc “Khởi nghĩa của Liềm” đang ngày càng nổ ra rất nhiều trên cả nước. Sau vụ Tiên Lãng quật khởi là vụ nông dân Văn Giang kiên quyết chống lại sự cưỡng chế bất công của nhóm lợi ích được bảo vệ bởi cả hệ thống hành pháp, hành chính, và ngày 2/4 tới đây là hệ thống tư pháp vào cuộc. Tiếp đó là nông dân Vụ Bản, Dương Nội…

Và hàng ngày có ai đếm được những tốp nông dân khắp cả nước kéo về Hà Nội khiếu kiện, đòi công lý?

Nhiều người ngậm ngùi than thở, quay mặt đi và cảm thấy bất lực, vì họ cho rằng, cuộc đấu tranh của những nông dân nghèo đói, tay trắng với một chính quyền “duy nhất đúng” được bảo đảm bởi bạo lực và sự đàn áp bằng mọi giá sẽ là vô nghĩa. Dù vậy, những người nông dân chưa bao giờ lùi bước cho dù cuộc khởi nghĩa của họ khá chông chênh như chính cuộc sống hiện nay của họ vậy.

Bất luận trong gian đoạn nào, thời kỳ nào thì các cuộc cải cách (cách mạng) là cần thiết để một xã hội phát triển. Thực sự ở Việt Nam chưa bao giờ có một cuộc cách mạng theo đúng nghĩa, là, xóa bỏ chế độ cũ đã trở nên lạc hậu không thể tiếp tục tồn tại, để xây dựng một xã hội mới, có sự thay đổi căn bản, sâu sắc về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được bắt đầu sau khi cuộc đấu tranh giành độc lập thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp, cũng chỉ là cuộc khởi nghĩa. Và để kêu gọi các lực lượng xã hội đông đảo tham gia cùng với mình, những người cộng sản đã đưa những khẩu hiệu hấp dẫn về sở hữu ruộng đất như “ruộng đất về tay dân cày”; “người cày có ruộng”; đưa tầng lớp tư sản vào mặt trận để họ đóng góp tài vật cho cuốc đấu tranh…

Những người cộng sản đầu tiên đưa lý thuyết CNCS về Việt Nam và lãnh đạo giành độc lập, chắc chắn chưa hề có ý tưởng gì về xã hội họ sẽ xây dựng trong tương lai, bởi phần lớn họ đều xuất thân từ tầng lớp nông dân thất học. Thực tế cho đến lúc này, họ vẫn đang lúng túng về lý thuyết sở hữu. Vẫn kiên định về sở hữu đất đai, tư liệu sản xuất là của toàn dân, cho dù sau hơn 83 năm nắm quyền, tính sở hữu đó đang bộc lộ gay gắt những mâu thuẫn không thể giải quyết. Và, việc xây dựng nền công nghiệp hóa là hết sức ảo tưởng. Vì công nghiệp hóa phát triển sẽ kéo theo sự phát triển giai cấp tư sản thực sự, độc lập với chính quyền. Đó chính là tư hữu. Hiện tại vẫn có giai cấp tư sản, nhưng là “tư sản đỏ”, không giúp gì cho việc cải cách xã hội theo hướng dân chủ.  

Tính sở hữu toàn dân là chủ trương của các nhà cách mạng XHCN, cho rằng thay đổi tận gốc tính tư hữu của chế độ phong kiến cũ chỉ diễn ra ở bề mặt. Thực chất, sở hữu này tập trung vào nhà nước, hay nói cách khác, tập trung vào nhóm lợi ích, tức là tư hữu. Càng sai lầm, họ càng tập trung quyền lực vào nhà nước chuyên chế thông qua bạo lực.

Trong các cuộc cách mạng tư sản ở các nước phương Tây trước đây, lúc nào cũng bảo lưu tính sở hữu tư nhân. Và sau khi dành thắng lợi thì các cuộc cách mạng đó tiệm cận dần đến một xã hội phát triển văn minh và dân chủ. Nhưng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thì luôn kêu gọi tiêu diệt giai cấp thống trị, địa chủ, tư bản “ngồi mát ăn bát vàng”, mà về thực chất, chính quyền hiện nay không khác gì các triều đại vua quan ngày trước, dù được che đậy hay tuyên truyền áp đặt thế nào đi chăng nữa. Vẫn là sự kế thừa đặc quyền đặc lợi vào tay một nhóm người cầm quyền và theo xu hướng truyền thừa từ đời cha ông đến đời con cháu. 

Nếu nói những người cộng sản đã lợi dụng, phản bội giai cấp nông dân sau cuộc chiến tranh giành độc lập thì cũng chưa hẳn đúng. Bản thân họ khi ấy cũng ảo tưởng về một xã hội không còn giai cấp, xóa bỏ bóc lột và chia đều sự công bằng. Nhưng làm thế nào để có được xã hội đó thì họ không biết, hoàn toàn không biết… Chính vì không biết nên họ đã áp đặt sự điều hành xã hội, vốn không bao giờ tồn tại và phát triển được qua cương lĩnh, nghị quyết đảng, chuyên chính của giai cấp vô sản. Nhưng lúc này bảo họ không biết thì lại là nhầm lẫn lớn. Hơn ai hết họ hiểu, con đường họ đang đi bế tắc không lối thoát. Nhưng nếu bảo họ từ bỏ con đường này để bước sang con đường khác là không thể vì đã rất lâu, họ quen hưởng đặc quyền từ quan hệ sản xuất “sở hữu toàn dân” rồi. Xã hội ngày càng méo mó dưới quan hệ sở hữu này. 
Đừng bao giờ nghĩ rằng, “liềm” và “búa” là lực lượng chủ yếu của chính quyền “vô sản” hiện nay. 

Công nhân vốn luôn luôn là giai cấp vô sản trong mọi xã hội. Ở xã hội tư bản thì giai cấp vô sản này sẽ biểu hiện sức mạnh của mình thông qua nghị trường. Họ có thể đình công, bãi công nếu giới chủ không thỏa mãn nguyện vọng và quyền lợi của họ, có đại diện ở nghị viện. Còn người nông dân thì sở hữu ruộng đất là điều kiện sống còn nếu họ muốn sống bằng chính mảnh đất của mình. 

Ở Việt nam, chưa bao giờ hai lực lượng “nòng cốt” này được bảo vệ và tôn trọng, dù họ được “tuyên dương” thông qua biểu tượng trên lá cờ của người cộng sản. Nông dân sẽ bị tước bỏ tư liệu sản xuất bất cứ lúc nào nhà nước (thực ra nhóm lợi ích) cần đến mà không thể đàm phán. Còn công nhân thì vẫn là làm thuê như bất cứ ở đâu, nhưng họ bị tước quyền được lên tiếng đòi hỏi quyền lợi của mình. Gần như họ bị lệ thuộc vào giới chủ hoặc trong nước, hoặc nước ngoài thông qua sự kiểm soát của chính quyền mà không có nghiệp đoàn độc lập dấu tranh giúp họ. Thực chất chính quyền hiện nay giống như thời kỳ đầu xây dựng nhà nước tư bản (chỉ có máu và nước mắt), quyền lợi tập trung vào các “tư bản đỏ” – nhóm đặc quyền. Vậy thì ngay từ đầu công cuộc xây dựng CNXH, “liềm” và “búa”, trên thực chất, bị đẩy ra ngoài cuộc cách mạng này.

Vậy tiếng súng hoa cà hoa cải rất nhỏ của người nông dân dũng cảm Đoàn Văn Vươn, hay các cuộc biểu tình của nông dân các tỉnh thành hiện nay báo hiệu chuyện gì đang xảy ra? Liệu có xảy ra các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chế độ phong kiến như trong quá khứ? 

Chủ nghĩa cộng sản đã mắc sai lầm khi cho rằng họ độc quyền các cuộc cách mạng xã hội. Bởi họ ảo tưởng (hay giả vờ ảo tưởng) để cố thuyết về một xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” mà chỉ có họ mới xây dựng được. Nhưng bất cứ một xã hội nào, nếu không có sự vận động (làm cách mạng) của mọi tầng lớp dân chúng thì xã hội đó sẽ dần tiêu vong. Những người cộng sản Việt Nam đã khởi nghĩa giành độc lập, không ai phủ nhận điều đó. Nhưng kết quả cuối cùng của việc giành độc lập bằng bạo lực chưa hẳn là đáp số duy nhất đúng, nếu chỉ khẳng định bằng kết quả. 


Ví dụ cụ Phan Châu Trinh chủ trương giành độc lập theo lối Duy tân, đấu tranh nghị trường, không dùng bạo lực. Do đấu tranh với chính quyền thực dân Pháp nên cụ bị bắt, rồi giao cho Nam triều kết án, bị đày ra Côn lôn, Côn đảo. Tuy bị kết án nhưng cụ lại được chính phủ Pháp trọng đãi và kính nể. Chính viên Thống đốc Nam kì ra tận Côn đảo tìm hiểu lập trường đấu tranh của cụ. Sau đó cụ được Hội nhân quyền Pháp can thịêp ráo riết với chính phủ Pháp nên được thả, sau đó được sang Pháp cùng con trai… Ở Pháp cụ lại tiếp tục đấu tranh về tội tham nhũng của chính quyền Pháp ở Đông dương… Cụ Phan chủ trương bắt tay với người Pháp, đấu tranh thông qua nghị trường và đi theo con đường khai sáng: Khai dân trí; Chấn dân khí; Hậu dân sinh.


Cụ Phan quan niệm: "So sánh hai cái chủ nghĩa quân trị và và chủ nghĩa dân trị thì chủ nghĩa dân trị hay hơn cái chủ nghĩa quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà trị nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn. Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy. Dù không có người ta giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nổi phải đè đầu khốn nạn làm tôi một nhà một họ nào. Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường”…

Khi vua Khải Định mất, cụ Phan đánh điện tín cho Khâm sứ Trung kỳ Pasquier nói rằng cụ sẽ ra Huế để lo cải tổ triều chính và lập dân đảng. Nhưng chưa kịp thực hiện ước mơ của mình thì cụ mất vì trọng bệnh, khi mới 55 tuổi (cái tuổi có thể trụ được 2, có thể là 3 “nhiệm kì” bây giờ…). Có thể đây là cơ hội quan trọng mà đất nước đã bị bỏ lỡ? Rất đáng tiếc.

Giờ là lúc đặt ra câu hỏi: chắc chắn đất nước cần và phải thay đổi. Nhưng thay đổi bằng cách nào? Thông qua các cuộc “khởi nghĩa của Liềm và Búa” như cái cách anh Đoàn Văn Vươn đã làm chăng? Hay thông qua đấu tranh nghị trường như cụ Phan hằng mong muốn? Nhưng đấu tranh nghị trường bằng cách nào khi quốc hội (mang tiếng đại diện cho dân chúng) vẫn đặt dưới sự “lãnh đạo không thể chối bỏ” của đảng cộng sản? Mà chính quyền độc đảng thì vốn không bao giờ chấp nhận đấu tranh nghị trường, vì như vậy sẽ mất tính đặc thù là không chấp nhận đa nguyên của họ. Hay còn con đường nào khác? Có ai tự đào hố chôn mình?

Còn những người nông dân khởi nghĩa thì thiếu đủ các phương diện tài, lực, đường lối, tư tưởng, người dẫn dắt… Họ chỉ có biết dùng tiếng súng yếu ớt, bất lực bắn thẳng vào cường quyền được che chắn bằng đủ thứ áo giáp bạo lực và đặc quyền, như tiếng súng hoa cà của anh nông dân Đoàn Văn Vươn. Tiếng súng này không giết được ai, chỉ có thể lay động tâm thức của một bộ phận người bị trị, tê liệt, vô cảm, vị lợi…

Nhớ lại tiểu thuyết “Chùm nho nổi giận” của nhà văn Mỹ John Steinbeck viết về những người nông dân Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20 đã bị bần cùng hóa trước sự trỗi dậy của nền sản xuất mới - tư bản. Sự hoài thai một xã hội tư bản thời kỳ dã man đã trả giá bằng rất nhiều số phận những người nông dân mất đất sống, bị bần cùng hóa. Nhưng là sự trả giá tất yếu (dù đau đớn) của một cuộc cách mạng thay đổi tận gốc rễ đi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang công nghiệp tư bản. Bởi thế mới có một nước Mỹ như hiện nay. 

Tương đồng vào thời điểm đó, ngày 13/2/1927, người nông dân Biện Toại ở Bạc Liêu đã dũng cảm chiến đấu với kẻ cướp đất của mình nhân danh chính quyền. Dù anh em Biện Toại giết chết viên cò Pháp là Tournier thì sau đó anh ta vẫn được tòa án thực dân tha bổng, khi có hai luật sư người Pháp bào chữa miễn phí. Công tố viên người Pháp cũng cho rằng tình cảnh gia đình Biện Toại rất đáng thương: họ bị những kẻ tham lam vô cảm được tiếp tay bởi quan chức cường hào ác bá đến cướp đất của họ. Công tố viên đề nghị tòa tha bổng cho những người trong gia đình Biện Toại. Còn luật sư người Pháp cũng hết lời ca ngợi tinh thần lao động quên mình, đấu tranh với thiên nhiên của gia đình họ để xây dựng quê hương. Khi ấy, Biện Toại có lẽ may mắn hơn anh nông dân Tom của John Steinbeck. 

Sau gần một thế kỷ xây dựng “thiên đường CNXH”, những nông dân bị bần cùng hóa và đẩy vào ngõ cụt như Biện Toại, Đoàn Văn Vươn ngày càng nhiều hơn. Hậu duệ của Tom trong “Chùm nho nổi giận” cuối cùng cũng được mãn nguyện với cuộc sống tốt đẹp sau đó. Còn hậu duệ của Biện Toại đau khổ hơn ông nhiều. 

Nếu Biện Toại được tha bổng thì Đoàn Văn Vươn và các anh em của anh sẽ không được chính quyền “của anh, do anh và vì anh” tha bổng. Đó là chính là điểm khác biệt căn bản của các cuộc cách mạng tư sản trước đây (ở các nước TBCN) với cuộc cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nghĩ về vụ án Nọc Nạn, rồi liên hệ chủ trương đấu tranh nghị trường với người Pháp của cụ Phan, ta có quyền nuối tiếc về cơ hội của đất nước đã tuột mất. 

Đọc Steinbeck, sẽ càng thấy sự khác biệt giữa quan niệm đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân thông qua các nghiệp đoàn, phổ thông đầu phiếu để có tiếng nói trong Nghị Viện, nơi lập pháp sẽ bảo vệ lợi ích cho họ. Và ngược lại, đó là những người cộng sản chủ trương dùng bạo lực để lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập một trật tự xã hội mới – xã hội đó bất công, đặc quyền đặc lợi, độc đoán như thế nào thì không còn ai ảo tưởng…

Nếu đường lối đấu tranh bất bạo động củaMahatman Gandhi với tầm nhìn xa rằng: “Các bạn nhầm rồi, mục đích của chúng ta không chỉ là đòi độc lập cho Ấn Độ. Cái cao cả lâu dài hơn là phải rèn luyện cho người dân Ấn Độ xứng đáng sống trong nền độc lập đó. Mà cuộc đấu tranh lâu dài này của chúng ta chính là môi trường để rèn luyện cho người dân đủ phẩm giá sống trong nền độc lập của mình”, khi các đồng chí của ông nôn nóng muốn dùng vũ lực giành độc lập khỏi thực dân Anh, thì cách mạng chuyên chính vô sản làm ngược lại. Khi chủ trương dùng bạo lực để giành chính quyền và duy trì bạo lực để bảo vệ chính quyền chuyên chính bằng mọi giá, thì chính quyền “vô sản” đã thủ tiêu mọi phẩm giá làm người của công dân. 

Sau cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Ai dám nói chắc về một điều tốt đẹp sẽ đến?


Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Thùy Linh - Bao giờ có cải cách Tư Pháp?


Thùy Linh

Nữ thần Công lý

Bao giờ Việt Nam có nền Tư pháp thật sự? Ai trả lời được câu hỏi này? Còn hiện giờ người dân vẫn phải chịu thua thiệt đủ đường mỗi khi có chuyện phải dính vào luật pháp. 


Không ai ngạc nhiên với đơn thư từ chối luật sư bào chữa từ trại giam của bị can (?). 

Không ai ngạc nhiên sau nhiều tháng bị bắt, giam cầm, bị can vẫn không được tiếp xúc với các luật sư, hoặc có tiếp xúc thì rất hạn chế, luật sư như bị giám sát, quản thúc của cán bộ trại giam vậy. 

Dù bị phạm tội gì, an ninh hay dân sự thì các bị can đều chịu thiệt thòi này, đặc biệt tội dính đến an ninh quốc gia thì coi như biệt giam. Không ai biết được những người bị giam giữ có được đối xử tử tế, được hưởng quyền tối thiểu của con người, cán bộ điều tra có làm đúng nguyên tắc hay không? 

Các phiên tòa xét xử cũng có luật sư bào chữa, có tranh tụng tại tòa. Nhưng các lý lẽ của các luật sư chưa khi nào có thể thay đổi được án đã y từ khi tòa chưa mở phiên xét xử, dù chứng cứ của họ vững chắc đến mấy…Thay đổi bản chất vụ án là không bao giờ. Đã bị bắt thế nào cũng lôi ra tội, dù ít hay nhiều, không tội này sẽ ra tội khác. 

Thế nên càng thương cái nghề luật sư ở nước mình. Lập pháp thì tranh luận triền miên, mãi chưa có nổi bộ luật hoàn chỉnh. Hành pháp thì lạm quyền. Tư pháp thiếu minh bạch, đầy uẩn khúc. “Cái nước mình nó thế” nên mãi tăm tối, bất công vậy sao…


ĐAU BUỒN! ĐẢNG CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP MÀ THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀY ĐÂY.

Luật sư Trần Đình Triển

Hôm nay, tôi đến trại tạm giam công an tỉnh Vĩnh Phúc để gặp bị cáo Hà Tuấn Ngọc. Đây là một vụ án còn nhiều vấn đề để bàn luận:

Ông Hà Tuấn Ngọc, sinh năm 1955; đảng viên Đảng CSVN, thương binh, luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ, phóng viên báo chí tại Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Phú Thọ; là người đã viết nhiều bài báo phản ánh những dấu hiệu có tính tiêu cực, vi phạm pháp luật tại Vĩnh Phúc. Việc ông bị khởi tố, truy tố về tội: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”, tôi xin chưa nêu tại đây, sẽ trình bầy tại phiên tòa sơ thẩm sắp tới.

Đến trại tạm giam, tôi rất chú ý để thực hiện quy chế trại tạm giam như: bỏ tất cả đồ đạc bên ngoài chỉ cầm hồ sơ và bút vào thôi, qua cổng trại đi qua một hệ thống kiểm tra như ở sân bay. Vào phòng xét hỏi, lạ lùng nhất là được bố trí một thượng úy ngồi bên cạnh tôi, một thượng úy ngồi cạnh bị cáo Ngọc. Tôi đã giải thích: “Trại có quyền làm công tác bảo vệ xin mời các anh ra ngồi ngoài hành lang, còn đây là luật sư làm việc với bị cáo mà giám sát như thế này thì còn làm việc gì nữa, sinh ra nghề luật sư để làm gì? Làm tốn thêm tiền mời luật sư của dân”. Tôi được sự trả lời từ phía hai thượng úy: “Chúng tôi không biết, đây là việc chúng tôi thi hành lệnh của lãnh đạo chúng tôi”.

Tôi là người rất ít lấy lời khai của bị can bị cáo, thông thường chỉ hỏi, ghi nhớ trong đầu rồi đối chiếu với hồ sơ tài liệu, đặt câu hỏi tại phiên tòa. Hôm nay, trước tình cảnh như vậy buộc tôi phải lấy lời khai để làm bằng chứng cho tôi sẽ kiến nghị lên Ban bí thư Trung ương, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Bộ Tư pháp, Ủy ban tư pháp Quốc hội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ,... để thấy được Đảng chủ trương rất đúng về cải cách tư pháp, nhưng trên thực tế là thế này đây.

Trong suy nghĩ tôi đang định hình tư tưởng và phương hướng như vậy, vội vàng viết và ghi lời khai (vừa hỏi vừa ghi khoảng được 10 phút), cộng với thời gian phản ứng việc cử 02 cán bộ công an ngồi bên cạnh. Tổng cuộc gặp được 20 phút thì bất chợt có điện thoại cho một thượng úy, ngay sau đó 02 thượng úy đều đồng thanh tuyên bố kết thúc cuộc gặp của luật sư với bị cáo. Tôi hỏi 02 thượng úy, quy chế về tổ chức và quản lý trại tạm giam của Chính phủ do Thủ tướng ký quy định: “Luật sư được gặp bị can bị cáo trong thời gian không quá một giờ, tôi mới gặp được 20 phút tại sao lại ra lệnh chấm dứt?”. Hai thượng úy đồng thanh trả lời: “Chúng tôi không biết đó là lệnh của lãnh đạo”.

Đảng, Nhà nước đang khuyến khích mọi công dân đóng góp dự thảo Hiến pháp năm 1992; tôi thiết nghĩ: Lý luận làm gì? Kinh viện sách vở làm gì? Nên đi từ thực tiễn những vụ việc như thế này có phải hay không?


Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Thùy Linh - Ðối kháng với luật pháp



Thùy Linh


Hôm qua, 4/1, bản cáo trạng về vụ án Tiên Lãng đã được tống đạt cho các bị cáo và gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn.


Gần một năm điều tra để kết tội nạn nhân của chính quyền Hải Phòng và nạn nhân của hệ thống chính trị đã trở nên phản nhân dân, dân tộc. Và chính họ là người đi cưỡng chế lại là người điều tra kẻ bị họ cưỡng chế. Dù rất ngây thơ thì cũng không ai đặt lòng tin vào kết quả điều tra này.

Vụ án rõ ràng đến mức bất cứ người dân nào quan tâm đến cũng có thể kể tóm tắt lại sự việc, không quá xa rời hiện thực vụ án. Nhưng để điều tra, công an Hải Phòng mất gần một năm nhìn nhận lại “trận đánh đẹp” – lời của ông giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca.

Trước khi chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát, công an Hải Phòng, bộ phận cưỡng chế đã làm trước một việc là áp đáo người bị cướp bóc và kết án, là đòi bồi thường do bị thương. Họ tạo ra một thứ rào chắn để ngăn cản sự phản đối sẽ xảy ra sau này. Án chồng lên án theo cái lý, mày kiện tao thì tao kiện lại mày, bất chấp lẽ phải.

Trước đó, tháng 11, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng không đưa vụ Tiên Lãng vào chương trình nghị sự vì “kỳ họp lần này có một số nội dung rất quan trọng nên không đưa vụ cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng” – theo lời ông Nguyễn Đình Bích, phó chủ tịch HĐND. Liệu có việc gì quan trọng hơn cả tính mạng, tài sản của người dân với hội đồng của nhân dân? Sự lẩn tránh càng bộc lộ rõ sự khuất tất.

Một kẻ chủ trương, kí các văn bản cưỡng chế sai trái đó là ông chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền thì mới gần đây, khi không thể trốn tránh được nữa mới bị khởi tố. Trước đó, kẻ “thế thân” cho ông là ông phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh, người phản đối vụ cưỡng chế nhưng lại được phân công đi cưỡng chế? Một ván bài, nước cờ khá cao thủ của chính quyền Tiên Lãng, như là sự phòng thân. Họ đã tiên lượng được trước phản ứng của người dân khi nhắm mắt làm những việc sai quấy!?

Nhìn vào vụ án Tiên Lãng, thấy rõ một điều chính quyền Hải Phòng nói riêng và chính quyền cả nước nói chung, đang cố gắng lẩn tránh một sự thật: những vụ án về cưỡng chế đất đai, những vụ án xử các nhà dân chủ, những người bị coi là chống đối chính quyền không xử theo luật pháp mà xử theo quan điểm chính trị.

Và vấn đề thực sự nguy hiểm là sự đối kháng giữa chính trị và luật pháp càng ngày càng lớn, trở nên không thể dung hòa. Những người cầm cân nảy mực dường như có quyền hành vô tận. Sự tùy tiện, vô lối, bất chấp, duy ý chí, ngụy biện, xảo trá…được ngụy danh bởi lý tưởng, nguyên tắc của đảng, coi việc bảo vệ chế độ bằng mọi thủ đoạn đã bẻ gãy tính hợp lý, khách quan, tôn trọng sự thật của luật pháp. Sự xung đột này mới chính là an nguy của chính quyền, chứ không phải thế lực thù địch nào. Sau nhiều năm xây dựng CNXH, gần như nền tư pháp đã chết…Các vụ án oan sai đang tiếp tục nối dài danh sách mặc dù trong quá khứ đã có quá nhiều bài học. Nhưng chắc chắn nhà cầm quyền không rút được bài học được vì lý tưởng của họ, nguyên tắc làm việc, hành xử của họ luôn đối kháng với sự vận hành khách quan của luật pháp.

Mấy hôm nay, dân chúng bàn tán xôn xao về việc ông Bí thư thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được TW điều ra làm Trưởng ban nội chính. Thời buổi người dân gần như không còn lòng tin vào chính quyền, quan chức thì việc ông Thanh được cả “lề phải” lẫn “lề trái” tin cậy, kỳ vọng quả là hy hữu. Có người bảo, nếu bây giờ cho dân bầu cử thì chắc ông Thanh sẽ trúng phiếu cao nhất. Chắc ông Thanh cũng biết được điều này.

Một trong sáu nhiệm vụ của Ban nội chính, thì nhiệm vụ đầu tiên là: “nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Cũng trong nhóm này, Ban Nội chính có nhiệm vụ đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án”.

Thưa ông Nguyễn Bá Thanh, nếu ông thực sự đúng với những gì người dân đang tin cậy, gửi gắm, kỳ vọng vào ông, xin ông hãy giúp gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn thoát khỏi bản án giết người mà chính quyền Hải Phòng vừa ra cáo trạng. Những người nông dân yêu đất đai, làm giàu cho quê hương xứ sở họ không nỡ bị đối xử như vậy.

Cũng như thế, hãy cứu xét lại các bản án dành cho các nhà dân chủ bất bạo động, mà gần đây nhất là việc bắt giữ gia đình luật sư Lê Quốc Quân với tội “trốn thuế” như đã làm với Điếu Cày.

Mong ông Trưởng ban Nội chính hãy góp phần cải cách nền tư pháp, luật pháp để tạo ra những giá trị tiến gần đến những giá trị nhân văn của nhân loại. Vì hơn ai hết, ông cũng hiểu rằng, muốn cứu nguy cho nền chính trị các ông đang theo đuổi, chỉ có con đường là phải giảm bớt sự đối kháng giữa chính trị và luật pháp càng nhiều càng tốt.

Xã hội không thể tồn tại với một nền chính trị duy ý chí vô giới hạn và nền luật pháp bị méo mó, cưỡng bức bởi nền chính trị đó.


Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Thùy Linh - Khởi tố sự thất vọng



Thùy Linh

Mấy ngày nữa chấm dứt một năm.

Vẫn là một năm có 365 ngày cùng Ái - Ố - Hỉ - Nộ - Ai – Lạc của đời người. Nhưng năm nay bỗng có đà tăng vọt của Yêu – Ghét – Vui – Giận – Thương – Sung sướng của “lục dục thất tình” làm nên đời sống tinh thần con người. Nhiều năm qua, chưa bao giờ thần kinh con người bị thử thách với nhiều thăng trầm cảm xúc như năm vừa qua.

Nhiều sự kiện, tình huống khiến nhiều người lo lắng, hy vọng, rồi thất vọng và tuyệt vọng. Đỉnh điểm của sự thất vọng là Hội nghị TW6. Rất nhiều người gom chút hy vọng mong manh cho “canh bạc” mà họ không được tham dự, không được biết bài, chỉ là những đồn đoán, thắc thỏm hy vọng. Vỡ òa sau cùng là sự tức giận không thể kiềm chế. Mọi sự mắng nhiếc, rủa xả của đám đông không biết trút đi đâu nên đành nhằm tai bạn bè mà đổ vào không thương tiếc. Những người đang ở trên ghế cao quyền lực “kiên nhẫn” chờ cơn Nộ của dân chúng qua đi. Đảng cộng sản thì kiên nhẫn, tự tin khẳng định sự sáng suốt của đường lối, của sự lãnh đạo như đã từng lãnh đạo trong chiến tranh. Và đảng càng tự tin hơn về lòng từ bi dành cho những khuyết điểm, tội lỗi của nhau nên không kiểm điểm, kỷ luật ai (?). Thủ tướng tươi cười ngay sau hội nghị. Nụ cười đi vào lịch sử về bài học không trưởng thành dù cỡ tuổi nào, chức vụ nào, từng trải nào. Những con người như thế chỉ lớn lên, già đi và chết, không bao giờ với tới sự trưởng thành. Đáng thương thay cả đất nước lại dưới sự “lãnh đạo sáng suốt” của họ…

Lạm phát tăng, giá cả tăng nhiều lần trong năm như giá điện, tiền lương giảm, thất nghiệp đã lên đến con số hơn 1,4 triệu người. Đời sống khốn khó, cơ cực như thời Giá-Lương-tiền những năm 80 và hơn thế nữa...
 

Tiểu học ở Lũng Pù (Mèo Vạc) - Nơi này chưa bao giờ có điện


Mẫu giáo ở Cán Chu Phìn (Mèo Vạc)


Lớp học - một nửa của tiểu học, nửa bên cạnh là mẫu giáo - Giờ tan học

Có khoảng 55.000 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động và ngừng đóng thuế (theo tiến sỹ Lê Đăng Doanh). Một con số thật “ấn tượng”. Trong khi con cưng là các DNNN lỗ khủng và nợ khủng, doanh nghiệp của các nhóm lợi ích thì vẫn tồn tại. Chưa khi nào nhóm lợi ích bị tố cáo và phơi lưng như năm nay.
Gương mặt đó dù chìm khuất trong bóng tối nhưng dân chúng đều nhìn ra. Nhưng nó đã được che chắn bảo vệ bởi quyền lực.

Năm 2012, GDP tăng 5,03%, là mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 1999 đến nay. Còn năm 2013 thì “kế thừa của năm 2012 quá nhiều vấn đề nan giải của nền kinh tế. Đó là nợ xấu của ngân hàng và tồn kho lớn của các doanh nghiệp" – vẫn theo tiến sỹ Lê Đăng Doanh. Nợ xấu đến nay vẫn là “bí mật quốc gia” dù cho IMF và WB kêu gọi minh bạch. Tựa như con bệnh nhất quyết giấu bệnh và không cho bác sỹ động đến người để khám và bốc thuốc. Nền kinh tế vì thế sẽ còn u ám. Những kẻ tham nhũng và đại gia sau một thời gian dài gặt hái, tích lũy tiền vẫn ung dung sống tốt qua mùa bĩ cực, còn dân chúng tiếp tục gánh nợ quốc gia từ những khoản thuế má chồng chất.

Chính quyền tiếp tục vi phạm tố tụng, bỏ tù, truy tố, kết án những người không đủ chứng cứ kết tội. Những phiên tòa vội vàng, cẩu thả, trắng trợn vi hiến luôn dành cho những người bị qui tội về chính trị như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Việt Khang, Anh Bình, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha…Tới đây sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải. Thật trớ trêu khi các luật sư của các bị cáo này chỉ mong phiên tòa xử đúng luật?

Chưa năm nào tình cảnh dân oan khiếu kiện nhiều về số lượng và có tính “chuyên nghiệp” như năm nay.
Người dân nhiều nơi dường như đã vượt qua nỗi sự hãi để biểu thị thái độ của mình như anh Đoàn Văn Vươn, và mới cách đây hai hôm là ở Đông Triều (Quảng Ninh). Tiếng súng của anh Vươn nã thẳng vào chế độ tham nhũng, vậy mà dường như không lay động được sự “kiên định” của chính quyền. Vụ án gần năm qua vẫn chưa được xét xử. Con đường của dân oan mất đất sẽ còn là câu chuyện dài của nhiều năm tới đây.

Chợt nhớ mấy hôm trước đây báo chí rùm beng việc thủ tướng đi xem vở kịch “Lời thề thứ 9” của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ. Trong vở kịch có đoạn bà già đi kiện được quan tỉnh trả lời như sau:
-Bà hỏi huyện. Mọi việc đều có phân cấp, có những việc dưới huyện phải giải quyết trước đã, cái gì cũng lên đến tỉnh thế nào được. Mời bà về huyện.

-Huyện lại chỉ xuống xã, chúng tôi biết kêu đâu?

-Ở xã cũng có chính quyền, có Đảng ủy, phải tin tưởng ở cơ sở lãnh đạo mình chứ.

-Khốn nỗi, không tin được.

-Không tin xã, bà lên huyện. Không tin huyện, bà lên tỉnh. Không tin tỉnh, chắc bà lên Trung ương?

-Vâng.

-Thế nếu không tin Trung ương nữa, thì bà lên đâu, lên giời à?

-Nếu như lên được…Khốn nỗi không có giời. Ngày xưa còn đổ cho giời được, bây giờ biết là chỉ còn có người thôi. Chứ nếu có giời, thì tôi cũng lên. Hoặc nhờ bác Phạm Tuân bác ấy cầm đơn lên gửi giời hộ. (...)
Nghe báo chí nói, sau buổi biểu diễn, ông thủ tướng lên tặng hoa cho diễn viên. Ông tặng vở kịch có tính dự báo của Lưu Quang Vũ nói về chính quyền hiện nay, hay ông tự thưởng cho mình vì đã dành một buổi tối vàng ngọc để đến nhà hát, một việc chưa từng?

Nhìn lại nền kinh tế của Việt Nam, một nhà nghiên cứu tại Khoa châu Á và Quốc tế tại Đại học Hong Kong, nhận định: “Bộ máy Nhà nước đang trong trạng thái hơi bị chết đứng”…Và: “Việt Nam cần những nhà lãnh đạo có thể chặn đứng các nhóm lợi ích đầy quyền lực – từ các tổ chức quân đội, các tập đoàn Nhà nước cho đến các quan chức địa phương – tự tung tự tác để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo - phân tích gia Jonathan London nói - Hiện không rõ liệu ai có thể làm được điều này?” (BBC).

Ai làm được điều này? Ai sẽ là minh chủ của đất nước gần 90 triệu dân? Ai sẽ lèo lái đất nước vượt qua nghèo đói và sự bạc nhược, hèn kém? Ai? Ai? Ai?

Năm nay, Trung Quốc leo thang xâm phạm chủ quyền biển Đông rất trắng trợn. Đàn áp dân chúng biểu tình, thái độ bạc nhược của chính quyền vẫn là phương châm, đường lối trong ứng xử với “đồng chí kẻ thù”. Giữ vững chế độ trong lòng địch dường như là cách cần thiết mà chính quyền áp dụng?

Chợt hỏi, tại sao dân Việt mình có thể sống sót trong tuyệt vọng? Và tình cảnh này sẽ kéo dài đến bao giờ?
Liệu có thể khởi tố sự tuyệt vọng này? Bị can cũng đã có để có thể khởi tố vì tội lỗi rành rành ra đấy?
Nhưng người ta cứ di lý hết năm này qua năm khác, để mỗi năm nỗi tuyệt vọng lớn hơn, hậu quả khủng khiếp hơn…

Và “vụ án tuyệt vọng” của năm 2013 sẽ như thế nào?


Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Thùy Linh - BÊN KIA LÀ CUỘC SỐNG, LÀ CON NGƯỜI


Thùy Linh


Natalia Pereverzeva

1. Mấy hôm nay dân cư mạng hào hứng chia sẻ bài viết về cô gái đại diện cho nhan sắc nước Nga tại cuộc thi sắc đẹp Hoa Hậu trái đất 2012 ởPhilippines. Các lời tán dương dành cho cô không tập trung vào sắc đẹp mà là câu trả lời cho đêm chung kết đêm 24/11. Cô là Natalia Pereverzeva. Báo Tuổi trẻ có bài viết: “Khi người đẹp không sáo rỗng” nói về cô.

Trả lời câu hỏi điều gì ở nước Nga khiến cô tự hào, Natalia nói: “Nước Nga của tôi đầy ánh sáng, ấm áp và yên bình. Thật dễ ngủ vào mùa đông dù bên ngoài là những cơn bão tuyết lạnh giá. Nước Nga của tôi, là nơi có những con bò thú vị với đôi mắt to, chiếc sừng ngộ nghĩnh và luôn miệng kêu to ò ò…Và sữa của chúng thật là tuyệt vời”. Không dừng ở tả cảnh đất nước, cô tiếp tục: “Nhưng nước Nga của tôi cũng là sự nghèo nàn của tôi, một đất nước với nhiều tổn thương, nhiều người không trung thực, không đáng tin. Nước Nga của tôi thật sự giàu có, sự giàu có của vài người được chọn lựa. Nước Nga của tôi là một kẻ ăn xin, không thể giúp những người già và trẻ mồ côi. Vì thế đã xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám, bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo đang cố gắng chạy trốn, bởi họ không có gì để tồn tại”…

Phát biểu này ngay lập tức lan nhanh trên mạng với hàng loạt ý kiến chỉ trích cô quay lưng với quê nhà. Nhưng rất nhiều người khen ngợi cô đã rất trung thực, thẳng thắn.

Bài phát biểu của Natalia kết thúc rằng: “Nhưng dù thế nào tôi vẫn tự hào về đất nước tôi. Tôi rất hạnh phúc được là công dân Nga... Tôi tự hào quê hương đã cho tôi lòng thương xót, chủ nghĩa anh hùng, lòng can đảm, sự siêng năng, cho tôi những di sản thế giới, giúp tôi hiểu rằng con người có thể sống vì người khác. Tôi tin rằng mỗi người sống ở Nga nên xác định trách nhiệm của mình với tổ quốc. Mỗi người phải tham gia và chủ động thể hiện lập trường của mình... Chỉ có chúng ta mới có thể cải thiện tình hình. Chúng ta phải học cách thể hiện bản thân và cho mọi người thấy những điều tốt đẹp nhất của người Nga. Chúng ta nên cố gắng không chỉ để mưu sinh mà còn để phát triển bản thân, đọc sách, nghe nhạc và quan tâm đến thành tựu khoa học, chính trị; để giao tiếp với những người tốt, phát triển sáng tạo và mang đến điều tốt đẹp, tạo nên một thế giới mới... Khi chúng ta nghiêm túc bắt đầu vun trồng và chăm sóc thì đất nước của chúng ta sẽ nở hoa và tỏa sáng rực rỡ”.

Natalia chỉ vào vòng 8 thí sinh của cuộc thi loại từ 16 thí sinh đẹp nhất, nhưng những gì cô thể hiện qua bài phát biểu thì thành công hơn thế. Người nghe có thể cảm nhận rõ, ngoài sự trung thực, là cảm xúc trí tuệ rung lên trong lồng ngực cô gái trẻ. Chính cảm xúc này mới khiến con người thành công trên đường đời chứ không phải IQ quyết định.

Cùng lúc đó ở Việt Nam, ngày 26/11 có Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4. Báo Dân trí đăng lại tin của TTXVN tường thuật về Hội nghị này nhấn mạnh lời phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Đây là dịp để các nhà khoa học nói chung và Chính phủ Việt Nam nói riêng chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, các tri thức mới về một đất nước Việt Nam không ngừng phát triển dựa trên thế và lực mới; góp phần làm cho thế giới biết đến Việt Nam không chỉ như một tấm gương về đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều công trình văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa nổi tiếng, có khả năng chinh phục những đỉnh cao của khoa học, mà còn là một Việt Nam hội nhập và phát triển thành công”.

Bao nhiêu người tin rằng, Việt Nam đang hội nhập và phát triển thành công? Đành tặc lưỡi, sự giả dối, bấp chấp dư luận đã được cấp môn bài nên lưu hành công khai trên toàn quốc là lẽ đương nhiên…

2. Cô gái 12 tuổi khiến thế giới phải im lặng trong 6 phút: “Xin chào. Tôi là Severn Suzuki (*), đại diện cho ECO, Tổ chức trẻ em vì môi trường. Chúng tôi là nhóm người từ 12 đến 13 tuổi đang cố gắng tạo nên một vài thay đổi Venessa Suttie, Morgan Geisler, Michenlle Quigg và tôi. Chúng tôi đã tự nguyện quyên tiền, đi bộ 8000 cây số đến đây để nói với người lớn các vị rằng, các vị phải thay đổi. Chúng tôi đến đây không có mục đích nào khác ngoài việc đấu tranh cho tương lai của chính mình. Đánh mất tương lai không giống như đánh mất chiếc ghế trong bầu cử hay trượt một vài điểm trên sàn chứng khoán. Tôi ở đây lên tiếng cho thế hệ mai sau, lên tiếng cho những trẻ em chết đói trên khắp thế giới cất tiếng khóc mà không ai nghe thấy, lên tiếng cho vô vàn động vật đang chết dần trên trái đất này vì chẳng còn nơi sinh sống. Giờ tôi sợ phải bước đi dưới ánh mặt trời vì những lỗ thủng trên tầng ozon. Tôi sợ phải hít thở vì không biết không khí chứa những hóa chất nào. Tôi vẫn thường đi câu cá cùng ba tôi ở Vancouver quê hương tôi. Vài năm trước khi tôi biết lũ cá đang đầy bệnh tật. Ngày ngày chúng ta vẫn nghe những tin về các loài động thực vật đang dần tuyệt chủng và biến mất mãi mãi. Tôi luôn mơ về những đàn thú hoang dã đông đúc, về những cánh rừng rậm, rừng nhiệt đới đầy các loài chim và bướm. Nhưng giờ tôi lại tự hỏi, liệu con cái chúng tôi có còn cơ hội được thấy chúng nữa không? Hồi bằng tuổi tôi các vị có phải lo lắng về những điều này không? Mọi chuyện đang diễn ra rành rành trước mắt nhưng các vị lại hành động như thể chúng ta vẫn còn đủ thời gian và biện pháp hữu hiệu. Tôi chỉ là một đứa trẻ và không nghĩ ra được giải pháp. Nhưng tôi mong các vị nhận ra chính các vị cũng thế. Các vị không biết cách vá lại các lỗ hổng trên tầng ozon. Không biết cách mang cá hồi về các dòng suối cạn khô. Không biết cách làm sống lại các động vật đã tuyệt chủng. Các vị cũng không thể biến những cánh rừng giờ đã hóa sa mạc xanh tươi trở lại. Một khi không biết cách phục hồi, xin các vị đừng tàn phá nữa. Các vị ở đây có thể đại diện cho chính phủ, doanh nhân, nhà tổ chức, phóng viên hay chính trị gia. Nhưng thật ra các vị là bố mẹ, anh chị, cô chú, và tất cả các vị đều là con người. Tôi chỉ là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng, chúng ta đều là một phần của đại gia đình của 5 tỷ người. Thực tế là của hơn 30 triệu giống loài. Biên giới hay chính phủ cũng không thể thay đổi được. Tôi là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng, chúng ta đều có phần trách nhiệm và nên cùng hợp tác hành động hướng về một mục tiêu chung. Giận dữ không làm tôi mù quáng. Dù sợ hãi tôi cũng không ngần ngại nói với cả thế giới những gì mình nghĩ. Ở đất nước tôi, chúng tôi thải ra quá nhiều rác. Chúng tôi mua rồi lại vứt đi. Cứ mua rồi lại vứt đi. Các nước giàu khác cũng không bao giờ chia sẻ cho người nghèo ngay cả khi thừa thãi. Chúng ta vẫn không muốn chia sẻ, chúng ta sợ phải cho đi một chút của cải. Chúng tôi sống cuộc sống sung túc ở Canada, chẳng thiếu nước, thức ăn hay nhà ở. Chúng tôi có đồng hồ, xe đạp, máy tính, tivi, ít nhất cho đến hai ngày trước đây. Hai ngày trước đây ngay tại Brazil này, chúng tôi đã sốc khi sống với những đứa trẻ đường phố. Một bạn đã nói với tôi thế này: “Tớ ước mình thật giàu có. Được vậy tớ sẽ cho tất cả trẻ em đường phố quần áo, thức ăn, thuốc thang, nhà ở và cả tình thương nữa”. Khi một đứa trẻ đường phố không có cái gì trong tay lại sẵn sàng chia sẻ với người khác, thì tại sao chúng ta, những người có tất cả lại tham lam đến thế? Tôi không thể không nghĩ tới việc những đứa trẻ này chỉ bằng tuổi tôi thôi. Chỉ sinh ra ở những nơi khác nhau mà cuộc sống của trẻ em lại khác biệt nhiều đến thế? Tôi đã có thể là một trong những đứa trẻ ở Favellas, Rio. Tôi đã có thể là một đứa trẻ ở Somalia. Một nạn nhân của chiến tranh Trung Đông. Hay một người ăn xin ở Ấn Độ. Tôi chỉ là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng, nếu số tiền dùng để cung phụng chiến tranh kia được dùng vào việc tìm kiếm cho các giải pháp về các vấn đề môi trường, chấm dứt đói nghèo đi tới các hiệp ước thì trái đất này tuyệt vời biết nhường nào. Ở trường học ngay từ lớp mẫu giáo, người lớn vẫn dạy chúng tôi cách cư xử đúng mực, các vị dạy chúng tôi không được đánh nhau, phải cố gắng tìm ra các giải pháp, tôn trọng mọi người, sửa chữa lỗi lầm mình đã gây ra, không làm hai các sinh vật khác, phải biết chia sẻ chứ đừng tham lam. Tại sao các vị lại làm những việc mà các vị dạy chúng tôi không nên làm? Xin đừng quên lý do các vị tham gia hội nghị này, các vị làm việc này vì ai? Lớp trẻ chúng tôi là con cháu các vị. Chính các vị là người quyết định con cháu mình sẽ lớn lên trong một thế giới như thế nào? Dĩ nhiên bố mẹ sẽ an ủi con cái rằng, mọi chuyện sẽ ổn thôi, đây không phải là ngày tận thế đâu, và bố mẹ sẽ làm tất cả những gì tốt nhất có thể. Nhưng tôi không nghĩ giờ đây các vị còn có thể nói như vậy? Liệu chúng tôi còn nằm trong danh sách ưu tiên của các vị? Ba tôi luôn nói: hành động tạo nên con người chứ không phải lời nói. Vâng, những gì các vị làm khiến tôi khóc hằng đêm. Các vị luôn nói rằng các vị yêu chúng tôi, nhưng tôi xin thách thức các vị, hãy làm đúng những gì đã nói. Xin cám ơn”.


Đoàn Trương Anh Thư và mẹ

-Sau Suzuki 20 năm, tại thời điểm này có một em bé tên là Đoàn Trương Anh Thư, con bà Trương Thị Quí, từ lúc ra đời đã theo mẹ ra Hà Nội khiếu kiện đến giờ đã 8 năm. Tròn 8 năm em cùng mẹ sống trên đường phố…
(FB: NLT)

20 năm để Suzuki từ cô bé 12 tuổi trở thành bà mẹ, nhà hoạt động môi trường nổi tiếng thế giới. Cũng 20 năm ấy, Việt Nam đã làm được gì? Đất nước tôi là ai giữa thế giới này?

----
(*) - Cullis-Suzuki được sinh ra và lớn lên ở Vancouver. Mẹ cô là nhà văn Tara Elizabeth Cullis. Cha, nhà di truyền học và nhà hoạt động môi trường David Suzuki. Khi mới 9 tuổi, cô thành lập Tổ chức trẻ em vì môi trường (ECO). Năm 1992, 12 tuổi, Cullis-Suzuki cùng với các thành viên ECO gây quĩ để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro. Severn đã kết hôn và sống với chồng và hai con ở Haida Gwaii, British Columbia.


Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Blog Thùy Linh - DÂN QUYẾT?


Blog Thùy Linh

Quốc hội đang bàn về việc sửa đổi Hiến pháp. Nhiều ý kiến đề nghị để dân bàn, dân quyết việc có nên sửa đổi cũng như nội dung sửa đổi, chứ không chỉ để Quốc hội làm việc này. Vẫn là cách làm chung trên thế giới vì Hiến pháp, pháp luật của bất cứ nước nào cũng lấy con người làm trung tâm để tồn tại. Nhưng hiện tại khá nhiều điều luật của Hiến Pháp và pháp luật Việt Nam vẫn lấy ý muốn chủ quan của đảng cầm quyền, ý thức hệ để làm mục đích hình thành và xây dựng các điều luật.


Vậy, câu hỏi đặt ra, dân được bàn, được quyết ở những khía cạnh gì? Có khoanh vùng cấm địa mà người dân không được phép bàn tới hay không? Cách thu thập ý kiến của người dân lấy gì bảo đảm khách quan và đủ đại diện cho nhiều ý kiến khác nhau, kể cả ý kiến trái chiều mà chính quyền không muốn nghe? Liệu các ý kiến đề xuất, góp ý trái chiều có bị qui kết là “thế lực thù địch”, là “tuyên truyền chống phá nhà nước” hay “có ý định lật đổ chính quyền”?

Thực tế cho thấy, ngay việc tiếp xúc cử tri ở cơ sở cũng đã bị hạn chế thành phần cử tri tham gia, nhất là nơi có lãnh đạo chính quyền làm đại biểu. Những người “có vấn đề” với chính quyền tất nhiên không bao giờ được có mặt trong những buổi tiếp xúc như vậy, mặc dù họ chưa hề bị tước quyền công dân. Bởi lẽ ý kiến của họ luôn “nghịch nhĩ” với những gì chính quyền muốn nghe. Sự thật rất khó là mật ngọt, êm tai, thuận nhĩ. Nhưng người “có vấn đề” này liệu có được tham gia góp ý mà không bị thành kiến?

Nhiều năm nay, kết quả các cuộc bầu cử, phiếu thăm dò, lấy ý kiến dù bé hay lớn, ở bất cứ lĩnh vực gì, từ Quốc hội đến các cơ quan hành chính, công quyền… không nhận được nhiều lòng tin của mọi người. Nói như dân gian là “nghe giang hồ đồn thổi” thì kết quả ông A, bà B, anh C, chị D…là thế này, thế kia, nhưng khi công khai thì bao giờ cũng là một con số đẹp – một con số để người trúng cử hãnh diện là đang được đông đảo quần chúng tín nhiệm. Vậy việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi hiến pháp bằng cách nào để Quốc hội có một kết quả chính xác, vừa thể hiện nguyện vọng của người dân, vừa đủ để người dân đặt lòng tin vào đó? Đơn cử một vấn đề bức xúc lớn hiện nay, gây khá nhiều bất ổn xã hội bởi các cuộc khiếu kiện kéo dài, sục sôi ở nhiều tỉnh thành cả nước, đó chính là quan niệm về sở hữu đất đai. Các chuyên gia về lĩnh vực này chỉ ra rằng: “Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi…đều thuộc sở hữu toàn dân”. Từng công dân chỉ có quyền sử dụng. Nhưng Luật đất đai lại quy định, người dân lại có các quyền: chuyển nhượng, góp vốn sản xuất, kinh doanh, thế chấp, cầm cố, thừa kế…là những quyền thuộc quyền định đoạt của chủ sở hữu. Do vậy, người  sử dụng ngộ nhận mình là người chủ sở hữu, người quản lý lạm quyền của người chủ sở hữu…Nội hàm của quy phạm này có hai điều không rõ: Ai trong số ba hệ thống các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) là người đại diện của chủ sở hữu và ai là người quản lý? Không lẽ cả ba?...Sự không rành mạch này khiến luật pháp về đất đai trở nên rườm rà, mâu thuẫn, chồng chéo, không ổn định. Cơ quan hành pháp phải ban hành thêm rất nhiều văn bản dưới luật dưới dạng luật hành chính để điều chỉnh các quan hệ thuộc phạm trù luật dân sự như: quy định các “hệ số k” về khung giá và giá, quy định về chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp, cầm cố, thừa kế, thu hồi đất có đền bù, không đền bù và loay hoay mãi trong nhiều năm để định nghĩa thế nào là phù hợp, là sát với giá thị trường. Pháp luật dân sự là công cụ chủ yếu trong điều chỉnh các quan hệ về đất đai. Nhưng hiện tại lại nặng về dùng pháp luật hành chính, pháp luật hình sự để giải quyết - là mảnh đất màu mỡ cho tệ tham nhũng và ngày càng khó ngăn chặn”(Vietnamnet). Điều luật này trong Hiến pháp xuân thu nhị kỳ được bàn rất nhiều. Các chuyên gia đều gần như thống nhất ý kiến “sở hữu toàn dân” đã rất lạc hậu với đời sống, nhưng gần đây hội nghị TW vẫn xác quyết lập trường không thay đổi. Nhiều người tin, đây không phải là mong muốn của người dân. Vậy nguyện vọng này sắp tới có được đưa ra lấy ý kiến nhân dân? Và nguyện vọng của họ có được tôn trọng?

Một việc nữa không kém phần bức xúc, đó là quyền được biểu tình. Trong Hiến pháp điều luật này đã có từ lâu nhưng chưa khi nào được luật hóa để đi vào đời sống. Mới đây, dư luận gần như phát khùng bởi bài phát biểu của đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước khi cho rằng: “Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân. Câu hỏi được đặt ra ở đây là dự án Luật biểu tình đã tham vấn ý kiến, nguyện vọng của cử tri, công dân là người cao tuổi, cựu kháng chiến, cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, tập thể nông dân, tập thể quân đội, công an, những chiến sỹ biên phòng đang trấn giữ biên cương của tổ quốc và hải đảo quốc gia, những nhà tu hành chân chính hay chỉ vì một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm. Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”. Thậm chí đại biểu này còn bài xích biểu tình ở mức độ thóa mạ, không tương xứng với ghế ngồi của một dân biểu: “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”.

Trên thực tế, nhu cầu biểu tình của người dân đang mỗi lúc cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù chính quyền vẫn đang ngăn cản việc thực thi quyền lợi của người dân thì các cuộc xuống đường vẫn nổ ra. Quyền lợi của các “chủ thể của quyền lực” này đã bị biến thành vũ khí bất lợi cho họ, khi chính quyền dùng nó để khép họ vào tội “gây rối trật tự công cộng” và các tội khác khi cần thiết dẹp bỏ làn sóng phản kháng. Liệu nguyện vọng của người dân đến bao giờ được thực thi?

Chưa lấy ý kiến nhân dân về quyền phúc quyết Hiến pháp thì đã có ý kiến của đại biểu Bùi Văn Tình (Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình) dè chừng rằng: “Ban soạn thảo cần định hướng thế nào trong việc xin ý kiến nhân dân. Bởi cần cân nhắc tình huống các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá. Do vậy, nên có một điều cấm các hành vi phá hoại trong việc xin ý kiến” (Vietnamnet).

Vậy là giữa nhân dân và chính quyền luôn có một “cái lẫy” để phủ quyết nhau, không thể lắng nghe nhau chính do sự “định hướng” kiểu cầm đèn chạy trước ô tô, và quan niệm “các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá” từ phía chính quyền. Nếu mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền luôn là sự nghi ngờ, cảnh giác, dè chừng, thù nghịch, suy diễn…thì chỉ thổi bùng ngọn lửa đối kháng.

Ai là thế lực thù địch, kẻ đó chống phá như thế nào, ra sao là việc của cơ quan an ninh phải làm rõ và công khai cho người dân biết. Nếu không đưa ra được bằng chứng mà qui kết những phản biện, sự bất bình, phẫn nộ…của người dân về một chính quyền tham nhũng sẽ không cho một kết quả cần thiết, chính xác để “chủ thể quyền lực là nhân dân” (lời của Chánh án Tòa án quân sự Trung ương Trần Văn Độ) đưa ra quyền phúc quyết về Hiến pháp.

Thế nên để có một bản Hiến pháp lâu dài, không phải cứ ít lâu lại mang ra mổ xẻ, bàn bạc, thì cái cần thay đổi trước, đó là tư duy của những người cầm quyền. Một tư duy bảo thủ, lạc hậu, thực sự phản động lại sự phát triển của đất nước thì người dân – chủ thể quyền lực – còn mất nhiều thời gian để “ăn bánh vẽ”. Nhưng khi người dân không còn ảo tưởng về những gì chính quyền nói thì đương nhiên sẽ nảy sinh mâu thuẫn ngay khi chưa lấy ý kiến. Và mâu thuẫn này chưa đến hồi kết…

Và nữa, Hiến pháp sửa đổi sắp tới vẫn sẽ là Hiến pháp dùng tạm thời gian ngắn.


Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Thùy Linh - Không Trưởng Thành


Blog Thùy Linh

Kỳ họp Quốc hội vào tháng 8, ngay sau khi bầu Kiên bị bắt, mình ngồi nghe ông Thống đốc trả lời chất vấn qua tivi. Không nhớ hết những gì ông Bình đã nói, nhưng có câu này thì rất nhớ: ông Bình nói không thích câu “lợi ích nhóm”, theo ông đó là “lợi ích cục bộ”. Mình chả muốn đi sâu vào bắt bẻ câu chữ thế nào là lợi ích nhóm, thế nào là lợi ích cục bộ? Cũng không hiểu ông phân biệt thế nào thì gọi là lợi ích nhóm và thế nào thì là lợi ích cục bộ? Có thể cách nói thứ hai dễ đánh đồng rằng, vì lợi ích cục bộ của đất nước, lợi ích cục bộ trong một thời gian nhất định nên NHNN làm thế này thế kia? Còn khi bị gọi đích danh lợi ích nhóm thì một nhóm người sẽ bị “đánh dấu” chăng? Chắc phải hỏi ông Bình để rõ hơn khi có dịp…


Nhưng bỗng mấy hôm nay các báo đồng loạt đăng tin rằng ông Bình lên tivi đăng đàn để tuyên chiến với lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng. Chính ông đã nhận thức ra rằng: "Lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu. Nó có thể thao túng ngân hàng và ảnh hưởng đến cả hệ thống". Vậy là chỉ sau hơn một tháng, tư duy của ông đã có sự thay đổi vượt bậc (!?). Chợt thấy ông “hồn nhiên” thật…

Nhóm lợi ích mà ông viện dẫn khoanh nhỏ lại trong các ngân hàng thương mại cổ phần vì ông khẳng định: "Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng ghi nhận không có lợi ích nhóm trong ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước cũng như từng cá nhân trong ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước". Ông dẫn chứng: "Có những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Đặc biệt, các nhóm cổ đông này sử dụng vốn không hiệu quả, gây nên thất thoát vốn, buộc ngân hàng phải tái cơ cấu".

Việc xếp hạng các ngân hàng vào diện cần tái cơ cấu rất nhiều chuyện vì mọi việc được làm trong bí mật, bí ẩn. Chuyện tái cơ cấu cũng lùm xùm rất nhiều chuyện vì không ai được biết, chỉ khi bị huỵch toẹt ra trước bàn dân thiên hạ thì ông mới lên tiếng “tuyên chiến”. Căn cứ nào để đưa một ngân hàng vào hay ra khỏi diện tái cơ cấu thiếu minh bạch nên giờ mới thành chuyện. Chuyện nhà nước độc quyền đô la, vàng người dân cũng không được nghe những luận giải kinh tế thuyết phục. Chỉ biết gửi đô la, vàng vào ngân hàng, đến khi rút ra thì chỉ được nhận tiền VND với sự thua thiệt về người dân thì mới ỏm tỏm lên. Chắc chắn có nhiều người còn giữ vàng, không phải vàng SJC nhưng họ chả quan tâm đến việc chuyển đổi sang thứ vàng được nhà nước đóng dấu mộc độc quyền, vì họ mỉa mai: để xem các ông độc quyền được bao lâu nữa? Ông thống đốc trả lời sao với người dân?

Dư luận rất cần ông Thống đốc đưa ra những lý lẽ xác đáng, thật sự hồn nhiên ở những việc đang gây bức bối về các chính sách của ngành ngân hàng như: tiêu chí xếp hạng ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu? Cụ thể từng trường hợp tái cơ cấu? Cơ sở lí luận và thực tiễn của quyết sách độc quyền đô la, vàng của nhà nước? Nguyên nhân khủng hoảng toàn diện ngành ngân hàng vào thời điểm ông là thống đốc, cái gì là “lỗi hệ thống”, cái gì thuộc về trách nhiệm của ông?

Ông không nên “hồn nhiên” kêu gọi: “Quần chúng nhân dân không có gì phải hoang mang, vì cơ quan quản lý pháp luật đã có đầy đủ các phương án để xử lý tất cả các hệ lụy. Tôi đề nghị người dân hết sức cảnh giác đối với các thế lực thù địch tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận. Đồng thời phải tin tưởng vào sự vận hành của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt của NHNN”.

Hệ lụy đã đến, đang đến. Người dân không mong muốn chờ đến khi sập hẳn để truy vấn những lời lêu gọi của ông hôm nay. Ông nên “tuyên chiến” với luận điệu của “thế lực thù địch” bằng sự minh bạch nếu họ nói sai về ông, sếp của ông, ngành của ông. Việc đó không hề khó vì các ông đang có quyền, tiền trong tay.
Thậm chí bắt người thiếu căn cứ mà chính quyền còn làm được thì việc đăng đàn minh oan cho chính danh quan chức là điều rất nên làm, đừng nên đổ lỗi cho thế lực thù địch hay những kẻ phản động nào đó chưa tỏ mặt. Xin ông hãy hồn nhiên trong sự minh bạch…

Chỉ e tay phải hắt nước lên mặt, tay trái vuốt nước cho mặt khô ráo chăng?

Xin hầu ông Thống đốc và sếp của ông về minh triết của các minh sư chưa bao giờ vô ích: dốt nát và hồn nhiên đều không có tri thức nên người ta hay lầm lẫn về bản chất. Hồn nhiên là trạng thái của vô ham muốn. Dốt nát thì nghèo nàn, là kẻ ăn xin, mong muốn cái này, cái nọ, nó muốn được am hiểu, được kính trọng, muốn giàu có, muốn quyền hành. Dốt nát đi trên con đường của ham muốn. Mà những cái dốt nát thì khó che giấu lắm…

Chỉ có những người trưởng thành mới không lặp lại sự dốt nát – cái luôn sinh ra từ quyền lực và sự ham muốn.  

Osho đã từng nói: “Già đi, bất kỳ con vật nào cũng có khả năng ấy. Trưởng thành là đặc quyền của con người”. Con người trưởng thành chính là được tái sinh lần hai vậy.

Rất nhiều người chỉ già đi chứ chưa bao giờ trưởng thành. Họ chỉ được cha mẹ sinh ra một lần duy nhất trong đời, lớn lên, già đi và…chết.

Khi nào Việt Nam có Người Trưởng thành điều hành đất nước?