Hiển thị các bài đăng có nhãn Thùy Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thùy Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Thùy Dương: Quầy sách cổ, sách cũ - nét chấm phá dọc bờ sông Seine

Các hiệu sách cũ dọc bờ sông Seine, gần nhà thờ Đức Bà Paris. RFI

Du khách đến với Kinh Đô Ánh Sáng, khi đi dạo dọc bờ sông Seine, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của những cây cầu như Pont Neuf, Alexandre Đệ Tam, các công trình kiến trúc - lịch sử danh tiếng như Nhà Thờ Đức Bà Notre Dame de Paris, tháp Eiffel …, chắc hẳn không thể làm ngơ trước 250 quầy sách nhỏ, màu xanh lá cây thẫm bày bán vô vàn cuốn sách cổ, tạp chí, bản đồ, bưu thiếp, áp phích quảng cáo phim ảnh, tem thư cổ, quý hiếm hay đơn giản chỉ là những cuốn sách cũ …

Những quầy sách cũ dọc bờ sông Seine còn được người dân Paris gọi bằng một cái tên khác là « các tiệm sách sông Seine ». Nhìn thì có vẻ đơn giản, khiêm nhường, nhưng các « tiệm sách sông Seine » nhỏ nhắn đó, cùng với quần thể dọc bờ sông Seine, đã được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới vào năm 1991.

250 quầy sách cũ nằm dọc 3km kè sông Seine, với khoảng 1.000 thùng sách và số sách được bày bán lên tới khoảng 500.000 cuốn. Đây được coi là khu hiệu sách ngoài trời lớn nhất trên toàn thế giới. Ở tả ngạn, các quầy sách cũ tập trung từ kè Tournel tới kè Voltaire. Ở hữu ngạn sông Seine, các quầy sách lại nằm rải rác từ cầu Marie tới kè Louvre. Về lịch sử, các quầy sách cũ xuất hiện cách đây khoảng 400 năm, vào đầu thế kỷ 17, dưới thời trị vì của vua Henri IV.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

Thùy Dương (mục Điểm Báo Pháp của RFI): Afghanistan - Từ "nghĩa địa của các đế chế" đến "nghĩa địa của các ảo tưởng"

Hôm nay, 31/08/2021, hạn chót Mỹ rút hết quân khỏi Kabul, hồ sơ được báo chí Pháp đặc biệt lưu ý vẫn là Afghanistan, trừ báo công giáo La Croix quan tâm nhiều đến chính trị Đức và chỉ dành một bài khiêm tốn cho việc quân Mỹ rút khỏi sân bay Kabul. « Kabul bị bỏ lại cho Taliban » là tựa trang nhất của Le Figaro. Sau 2 thập niên, thời kỳ tham chiến dài nhất của quân đội Mỹ, Afghanistan trở lại dưới quyền kiểm soát của Hồi giáo cực đoan.

Không chỉ là « Nghĩa địa của các đế chế », Afghanistan nay trở thành « Nghĩa địa của các ảo tưởng », như tựa bài xã luận của Le Figaro. Các cuộc tấn công ngày 11/09/2001 đã đặt Afghanistan thành trung tâm của các vấn đề an ninh và văn minh của thế giới phương Tây. Mọi chuyện sẽ vẫn như thế, vẫn chung những nguy cơ giống như 20 năm trước. Điểm mới là sẽ phải thông qua Taliban nếu phương Tây muốn gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các sự kiện có thể tác động trực tiếp đến chúng ta.

Cây bút xã luận Philippe Gélie của Le Figaro lưu ý, liên quan đến an ninh, Tây phương sẽ còn lệ thuộc vào Taliban nhiều hơn. Trong số 72 tổ chức khủng bố được ghi nhận trên thế giới, có tới 18 tổ chức hiện diện ở Afghanistan. Quốc tế cũng đã thấy Taliban không có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công của Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo nhánh Khorasan (IS-K). Đó là chưa kể quân thánh chiến thuộc mọi thành phần khác.

Đối mặt với những nguy cơ nói trên, Tây phương có thể hy vọng gì từ cuộc đối thoại với chính quyền mới ở Kabul ? Viện trợ nhân đạo để giúp quốc gia này phát triển ? Hợp tác an ninh có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công sắp tới ? Le Figaro cảnh báo phương Tây đừng quá mơ mộng hão huyền : mọi cuộc thảo luận với Taliban đều sẽ là một cuộc mặc cả bất tận. Đồng minh Mỹ đã quay về nước, không có sự giúp đỡ, châu Âu sẽ không thể tự vệ.

Afghanistan : Khi chỉ còn Taliban chèo lái…


Mở đầu bài viết « Afghanistan : Chỉ còn Taliban chỉ huy », tờ Le Monde nhận định, sau khi quân Mỹ rời đi, Taliban sẽ phải quản lý một nền kinh tế đình trệ. Và đó không phải là chiến thắng mà phe Hồi giáo cực đoan ngóng chờ.

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Thùy Dương (RFI): Tập Cận Bình - Vladimir Putin : Hợp tác đối phó với Biden hay là « nụ hôn thần chết » ?

Trong những tuần gần đây, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin không ngừng điện đàm với nhau. Điều gì đang xảy ra? Đó có phải chỉ đơn giản là hệ quả của cuộc đối đầu ý thức hệ gay gắt giữa Mỹ và hai nước Nga - Trung ? Sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và nước láng giềng khổng lồ Nga có vẻ rõ ràng, nhưng mọi chuyện lại không đơn giản như vậy.

Trên đây là nhận định của chuyên gia Trung Quốc Pierre-Antoine Donnet trong bài viết đăng trên trang mạng châu Á The Asialyst ngày 07/07/2021 : « Nga - Trung : Đối phó với Biden, những giới hạn khi Tập và Putin xích lại gần nhau ». RFI giới thiệu bài viết dưới dạng hỏi đáp.

Bắc Kinh và Matxcơva thời gian qua có vẻ rất gắn bó với nhau ?


Mọi người đều biết cặp đôi nào cũng trải qua thời kỳ tốt đẹp và những giai đoạn khó khăn. Quan hệ giữa cặp đôi Trung Quốc và Nga cũng như vậy, đôi bên từng có những giai đoạn « yêu thương » rồi « thù hằn». Nhìn vẻ bề ngoài thì trong thời gian qua dường như cặp đôi Nga - Trung đang có « tình yêu cuồng nhiệt ». Nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì có thể thấy không chắc là như vậy.

Vào ngày 28/06/2021, một tuyên bố chung giữa Bắc Kinh và Matxcơva dường như đã làm sáng tỏ nhiều điều. Nga và Trung Quốc khẳng định mong muốn tăng cường, củng cố sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy « một trật tự quốc tế công bằng, chính đáng hơn và dân chủ hơn » nhằm làm đối trọng với Hoa Kỳ và với sự tấn công ý thức hệ của Washington.

Gần đây, sau một hội nghị trực tuyến, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ việc hai nước đang tìm cách tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh mới và phủ nhận việc đôi bên lập liên minh quân sự. Ngược lại, hai nhà lãnh đạo khẳng định quan hệ song phương Nga - Trung đã trở nên « chín muồi hơn, ổn định hơn và vững chắc hơn » và hai nước giờ đây đều là « đối tác ưu tiên » của nhau.

Liệu có phải Tập Cận Bình và Putin xích lại gần nhau vì Joe Biden ?


Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Thùy Dương (RFI): Thịt nhân tạo - Loại thịt của thế giới tương lai ?

Ngày 02/12/2020, Singapore đã là nước đầu tiên chính thức cho phép bán sản phẩm có thịt nhân tạo. Thịt nhân tạo được kỳ vọng là một loại thực phẩm tương lai bổ sung hoặc thay thế cho các loại thịt gà, bò, heo trong bối cảnh dân số thế giới không ngừng gia tăng.

Trong những năm qua, ngành công nghệ sinh học điều chế thịt nhân tạo đã thu hút được sự quan tâm của giới khoa học, các tập đoàn đa quốc gia như Google, kể cả các tỉ phú như Bill Gates … Quyết định của Singapore có lẽ sẽ càng thúc đẩy giới công nghiệp thực phẩm đầu tư vào thịt nhân tạo.

Thịt nuôi cấy và ngành nông nghiệp tế bào


Trước đây, có một số phương pháp điều chế thịt nhân tạo từ proteine côn trùng và nhất là proteine thực vật, chẳng hạn thịt bò steak từ protein lúa mì, khoai tây, đậu nành, đậu xanh, cùi dừa hoặc từ proteine côn trùng, nhưng khó tạo ra mùi vị, kết cấu như thịt thông thường và cũng vì nhiều lý do văn hóa mà các loại thịt nhân tạo theo phương pháp đó không mấy hấp dẫn công chúng.

Nay phương pháp điều chế thịt nhân tạo thường dựa vào việc phân tách tế bào gốc lấy từ cơ bắp của con vật trưởng thành. Được nuôi cấy trong ống nghiệm hay lò phản ứng sinh học vô trùng có chứa dưỡng chất dưới dạng lỏng, các tế bào gốc được kích thích bởi các yếu tố tăng trưởng, sẽ sinh sôi mạnh mẽ. Sau đó, chúng được biến đổi thành các tế bào cơ, rồi được tập hợp cơ học thành mô cơ, rồi thành miếng thịt bò steak hay miếng nugget (thịt viên) nhân tạo…

Vì được nuôi cấy nhờ công nghệ sinh học nên thịt nuôi cấy còn được gọi là thịt công nghệ cao, thịt tổng hợp. Nhiều người còn nói đến sự ra đời và phát triển của một ngành « nông nghiệp tế bào ».

Từ điều không tưởng thành sáng chế cho tương lai


Từng được coi là « một điều không tưởng », thịt nuôi cấy lần đầu xuất hiện cách nay 7 năm. Vào năm 2013, giáo sư Mark Post, Đại học Maastricht, Hà Lan, đã giới thiệu chiếc bánh kẹp hamburger đầu tiên với thịt bò nhân tạo. Kể từ đó, « loại thịt mà không phải là thịt, không cần qua chăn nuôi, giết mổ gia súc » được giới bảo vệ động vật và nhất là giới công nghiệp chế biến thực phẩm rất quan tâm.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

Thùy Dương (Mục Điểm báo của RFI): Quan hệ Âu - Mỹ thời Joe Biden sẽ khác và thú vị hơn ?

Le Monde tập trung chủ yếu vào thời sự trong nước, đặc biệt là về các biện pháp nới lỏng phong tỏa mà tổng thống Macron đã thông báo trong bài phát biểu trên truyền hình tối 24/11/2020, những thách thức mà nhà nước Pháp phải đối mặt trong thời gian tới, cũng như dự luật « an ninh toàn diện » hiện đang gây nhiều tranh cãi tại Pháp.

Tuy nhiên, Le Monde lại dành mục thời luận cho chính sách ngoại giao trong tương lai của nước Mỹ dưới thời tổng thống Joe Biden với châu Âu. Đối với cây bút chuyên luận Sylvie Kauffmann, Joe Biden có thể là tổng thống Mỹ thân châu Âu nhất, nhưng có lẽ Biden sẽ không thể quan tâm đến các vấn đề của châu Âu bởi ông có quá nhiều việc phải lo.

Chuyến công du châu Âu lần gần đây nhất của Joe Biden là vào tháng 02/2019. Tại Hội nghị An ninh Munich, phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã thúc giục các nước châu Âu rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran như Mỹ đã làm. Phát biểu sau Mike Pence, Joe Biden đã cố trấn an các quan chức châu Âu. Cựu phó tổng thống Mỹ thời Obama hứa ”Rồi điều đó cũng sẽ trôi qua thôi. Chúng tôi sẽ trở lại !” Châu Âu khi đó tỏ ra không mấy quan tâm.

Sự hiện diện của Donald Trump tại Nhà Trắng đã khiến châu Âu chìm vào một cơn ác mộng chiến lược thực sự. Qua nhiều giai đoạn hoài nghi, cuối cùng châu Âu cũng nhận ra thực tế : Mỹ đã rời xa châu Âu và chỉ quan tâm đến một số chính quyền dân túy. Nhưng Joe Biden đã giữ lời hứa : Ông ấy đang trở lại. Khi nhậm chức tổng thống Mỹ ngày 20/01/2021, Biden sẽ là tổng thống Mỹ giàu kinh nghiệm nhất về quan hệ quốc tế kể từ thời George Bush cha. Không chỉ vậy, nhìn từ châu Âu, đội ngũ lãnh đạo đối ngoại mà ông Biden công bố hôm 23/11, là ”đội hình trong mơ”. Chẳng hạn, Tony Blinken, người được chọn làm lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ, lớn lên ở Paris và quen thuộc với châu Âu.

Thế nhưng liệu điều đó sẽ mang lại phép màu cho châu Âu hay chỉ là ảo ảnh ? Cây bút thời luận của Le Monde nhấn mạnh cần khẩn trương giúp những người châu Âu tin rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ trở lại như ban đầu, thoát ra khỏi những suy nghĩ ngây ngô đó. Các cuộc đối thoại trực tuyến mạnh mẽ trong ba tuần qua giữa các chuyên gia châu Âu và Mỹ về tương lai quan hệ đôi bên đã tiết lộ hai điều : tương lai này sẽ khác và sẽ có nhiều điều thú vị hơn.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Thùy Dương (RFI): Đức kêu gọi Mỹ và châu Âu lập mặt trận thống nhất chống Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại trưởng Đức kêu gọi Hoa Kỳ hợp tác với châu Âu để đáp trả Trung Quốc, sau khi Mỹ và châu Âu thành lập một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến TrungQuốc. Các cuộc thảo luận đầu tiên sẽ được tổ chức vào tháng 11/2020.

Thông báo trên được công bố sau cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 23/10/2020 giữa Ngoại trưởng Mỹ MikePompeo và đồng nhiệm Josep Borrell của Liên hiệp Châu Âu. South China Morning Post cho biết, hôm thứ Bảy 24/10, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã đề nghị xây dựng một "liên minh thương mại phương Tây mới " để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc.

Bà Kramp-Karrenbauer phát biểu : “Các lợi ích của Đức - và của châu Âu - cần một trật tự có thể chống lại cả hai mối nguy hiểm đối với tự do mậu dịch”. Đối với bộ trưởng Quốc Phòng Đức, hai mối nguy đó là chủ nghĩa tư bản Trung Quốc dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ của nhà nước và chủ nghĩa cô lập, đơn phương ở Washington. Bà đặc biệt lo ngại về hành vi thao túng tiền tệ từ lâu nay của Trung Quốc, về sự vi phạm nghiêm trọng quyềnsở hữu trí tuệ, về các điều kiện đầu tư bất bình đẳng và cạnh tranh bất bình đẳng, do các doanh nghiệp Trung Quốc được Nhà nước tài trợ.

Cựu lãnh đạo tình báo Đức : Trung Quốc sắp “thống trị thế giới”

Trong khi đó, trang mạng Mail Online News hôm qua 26/10 cho biết ông Gerhard Schindler, lãnh đạo tình báo Đức giai đoạn 2011-2016, cảnh báo là Trung Quốc sắp “thống trị thế giới” và châu Âu phải cảnh giác về nguy cơ gián điệp Trung Quốc.

Ông Schindler nhận định, Bắc Kinh đã rất “khéo léo” mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ra khắp châu Âu, châu Á và cả châu Phi và công nghệ của họ đã tiến xa đến mức chính quyền Đức không thể biết liệu chúng có thể được sử dụng vào các mục đích xấu hay không. Cựu lãnh đạo tình báo Schindler kêu gọi chính phủ Berlin loại tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi khỏi mạng 5G tại Đức để “bớt phụ thuộc” vào Bắc Kinh.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Thùy Dương (mục Điểm Báo Pháp của RFI): Bầu cử tổng thống Mỹ - Donald Trump và “màn kịch chính trị điên rồ”

 Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và sức khỏe của Donald Trump vẫn là đề tài được các báo Pháp quan tâm khai thác, với giọng điệu chỉ trích. Ngay cả tờ báo thiên hữu Le Figaro cũng có cái nhìn không mấy tích cực về tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” và sự thiếu minh bạch trong thông tin của Nhà Trắng về sức khỏe của tổng thống Mỹ.

Le Figaro cho biết, theo nhiều phương tiện truyền thông Mỹ, tổng thống Donald Trump dường như đã được làm một xét nghiệm nhanh với kết quả dương tính vào tối thứ Năm 01/10 khi trở về từ cuộc mít-tinh với 260 người tham dự tại New Jersey. Thế nhưng, phải đợi đến tối thứ Sáu khi có kết quả xét nghiệm PCR thì Nhà Trắng mới thông báo tổng thống nhiễm Covid-19. Và hệ quả là đến thứ Hai 05/10, danh sách các quan chức Nhà Trắng nhiễm virus ngày càng dài.

Còn về Donald Trump, mặc dù ông cho biết đã học được nhiều điều về Covid-19, gọi đó là một  ”kinh nghiệm quý báu””trường đời”, nhưng theo kết quả cuộc khảo sát Viện Ifop thực hiện cho Reuters, 65% số người được hỏi cho rằng ông Trump lẽ ra có thể đã tránh được virus corona nếu ông nhìn nhận dịch bệnh một cách nghiêm túc hơn.

Trong khi đó, việc ông bất ngờ rời bệnh viện trong chốc lát, khi đang được điều trị và lẽ ra phải bị cách ly, chỉ để vẫy tay chào người ủng hộ và cho thấy ông vẫn khỏe mạnh, lại gây ra rất nhiều tranh cãi. Một vị bác sĩ của bệnh viện nơi ông điều trị đã ”mở màn” trên Twitter, gọi chuyến đi của tổng thống là ”một chuyến đi hoàn toàn vô ích”, “điên rồ”, “một màn kịch chính trị” có thể khiến 2 nhân viên cùng ngồi xe với ông nhiễm bệnh và mất mạng. Theo bác sĩ này, mệnh lệnh của tổng thống có thể đặt hai nhân viên nói trên vào vòng nguy hiểm.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 : Chiến dịch “ngoại hạng”


Chỉ còn có 4 tuần lễ nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng theo báo công giáo La Croix, chưa bao giờ nước Mỹ bị chia rẽ như hiện nay, với một chiến dịch vận động tranh cử hỗn loạn nhất trong lịch sử. Trong bối cảnh đại dịch, đất nước bị suy yếu cả về nhân mạng và kinh tế, tuần nào cũng có những ”tin giật gân” được công bố, cứ như thể công chúng đang xem một bộ phim truyền hình nhiều tập ”phiên bản tốc độ nhanh”.


Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Thùy Dương/RFI: Nghị định thư Kyoto, 20 năm bảo vệ khí hậu toàn cầu

Áp phích quảng bá Nghị định thư Kyoto tại Hội nghị Khí hậu Quốc tế COP23, 
Bonn, Đức. Ảnh chụp ngày 8/11/2017. -- PATRIK STOLLARZ / AFP

Cách đây 20 năm, ngày 11/12/1997, lần đầu tiên trong lịch sử, tại thành phố Kyoto, Nhật Bản, các nước phát triển cam kết giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong một văn kiện mang tên Nghị định thư Kyoto. Các chuyên gia nhìn lại hai thập kỷ đóng góp của Nghị định thư trong công cuộc bảo vệ khí hậu trái đất.

Từ Kyoto, thông tín viên RFI Alexandre Barbe tường trình :

Tại Trung tâm Hội thảo quốc tế Kyoto, 20 năm sau, Hikaru Kobayashi nhớ lại, khi đó ông là một trong các điều phối viên của Nghị định thư. Đối với ông, Nghị định thư Kyoto là một bước ngoặt trong lịch sử.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Thùy Dương: Tập trận chung Mỹ-Nhật vào lúc căng thẳng với Bắc Triều Tiên gia tăng

Ảnh minh họa : Các tàu sân bay USS Ronald Reagan (G), 
USS Theodore Roosevelt (71) và USS Nimitz thao diễn 
tại vùng Tây Thái Bình Dương, ngày 12/11/2017. 
-- Reuters/James Griffin/U.S. Navy

Nhiều cuộc tập trận chung phối hợp không quân và hải quân giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản hôm nay 16/11/2017 bắt đầu diễn ra trên biển Nhật Bản, gần đảo Okinawa, miền tây nam nước Nhật. Hải Quân Mỹ cho biết đây là các cuộc tập trận thường niên. Các cuộc tập trận được tiến hành trong bối cảnh quan hệ của Mỹ và Bắc Triều Tiên đang rất căng thẳng.

Theo thông cáo của Hải Quân Mỹ, đợt tập trận sẽ kéo dài 10 ngày, với sự tham gia của 14.000 quân nhân Mỹ, tàu sân bay USS Ronald Reagan, các tàu khu trục USS Stethem, USS Chafee và USS Mustin.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Thùy Dương: Hồ sơ Rohingya : Trung Quốc ủng hộ Miến Điện vì lợi ích kinh tế

Cố vấn Nhà nước, ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi 
và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqianging) 
tại lễ ký các hiệp định hợp tác song phương, 
Bắc Kinh, Trung Quốc, 18/08/2016 -- Reuters/路透社

Trong khi quốc tế phản đối việc chính quyền Miến Điện trấn áp người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở bang Rakhine, thậm chí Liên Hiệp Quốc còn coi đó là chiến dịch « thanh lọc sắc tộc », chính phủ nước này lại có được sự ủng hộ quý giá của Trung Quốc. Hồi giữa tháng 09/2017, ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu là Bắc Kinh « ủng hộ các nỗ lực của Miến Điện để gìn giữ sự ổn định và phát triển của đất nước ». Đó là vì Bắc Kinh muốn duy trì các dự án kinh tế khổng lồ tại bang Rakhine, thêm vào đó vùng này lại nằm trên trục « con đường tơ lụa mới ».

Hồi tháng 04/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho trải thảm đỏ đón tiếp đồng nhiệm Miến Điện Htin Kyaw và nhấn mạnh phải triển khai ngay lập tức các dự án hợp tác then chốt, trong đó có dự án « đặc khu kinh tế Kyaukpya ». Kyaukpya là một thành phố thuộc bang Rakhine, miền tây Miến Điện, nằm cách khu vực xảy ra xung đột dữ dội nhất khoảng 200km về phía nam.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Thùy Dương/RFI: Bắc Triều Tiên dọa « nghiền nát » Mỹ và « đánh chìm » Nhật

Ảnh minh họa : Cảnh bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An 
về Bắc Triều Tiên, ngày 11/09/2017. -- REUTERS/Stephanie Keith


Một cơ quan tuyên truyền của Bắc Triều Tiên hôm nay 14/09/2017 kêu gọi « nghiền nát Hoa Kỳ thành tro bụi » để trả đũa việc Washington đề xuất trừng phạt Bình Nhưỡng lần thứ tám sau khi chế độ Kim Jong Un tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu vào ngày 03/09. Cơ quan tuyên truyền của Bình Nhưỡng cũng dọa « nhấn chìm Nhật Bản xuống đáy biển »

Một phát ngôn viên của Ủy Ban Hòa Bình Châu Á – Thái Bình Dương của Bắc Triều Tiên chỉ trích nghị quyết trừng phạt mà Hội Đồng Bảo An nhắm vào Bình Nhưỡng và gọi đó là « một nghị quyết trừng phạt bỉ ổi ». Ủy ban này khẳng định ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức của Bắc Triều Tiên ủng hộ việc trả đũa mạnh mẽ nhắm vào Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington.

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Thùy Dương/RFI:

Tổng thống Donald Trump, ngày 08/08/ 2017, 
ở Bedminster, New Jersey, Hoa Kỳ.
REUTERS/Jonathan Ernst

Washington và Bình Nhưỡng leo thang chiến tranh cân não. Sau vụ Washington Post tiết lộ khả năng tiềm tàng của Bắc Triều Tiên thu nhỏ đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa liên lục địa, tổng thống Donald Trump phản ứng mạnh mẽ chưa từng thấy, đe dọa sử dụng hỏa lực khủng khiếp tấn công đối phương.

Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier cho biết thêm chi tiết :

« Chúng ta đều biết là Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm nhiều tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và đã thành công trong hai lần phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhưng trong một báo cáo mật, các chuyên gia tình báo Hoa Kỳ tiết lộ Bình Nhưỡng đã sản xuất thành công đầu đạn nguyên tử thu nhỏ có thể gắn vào hỏa tiễn tầm xa.

Trong khi Donald Trump đã sa vào vụ đối đầu lộn xộn, tương quan lực lượng sẽ không còn như thế nếu Bắc Triều Tiên trở thành một cường quốc hạt nhân thực thụ.

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Thùy Dương/RFI: Mỹ điều hai máy bay ném bom B-1B tới Biển Đông

Máy bay ném bom chiến lược B-1B của không quân Hoa Kỳ. ~ Wikimedia

Hôm thứ Ba 06/06/2017, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B từ căn cứ quân sự Guam tới khu vực Biển Đông đang có tranh chấp. Chuyến bay kéo dài 10 giờ, trong khuôn khổ chương trình đào tạo chung với một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của Hải Quân.

Tờ The Japantimes News, ngày hôm nay, 09/06, trích thông cáo của Không Lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương cho biết hoạt động luyện tập chung nằm trong chương trình « Sự hiện diện liên tục của các máy bay ném bom » do Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương tổ chức. Mục đích là tăng cường khả năng phối hợp tác chiến của hải quân và không quân, phát triển các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình phối hợp chung.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Thùy Dương: Trump muốn đạt đồng thuận với Nga, dù quan hệ song phương ở mức thấp nhất

Tổng thống Mỹ Donald Trump (P)
họp báo với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Nhà Trắng,
ngày 12/04/2017. - REUTERS/Jonathan Ernst

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016 và thậm chí trong thời gian đầu khi mới đặt chân vào Nhà Trắng, ông Donald Trump luôn thể hiện muốn xích lại gần hơn với tổng thống Nga Vladimir Putin. Thế nhưng, quan hệ Mỹ-Nga đã trở nên căng thẳng, sau vụ Syria bị cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân Syria và Hoa Kỳ bắn tên lửa vào một căn cứ không quân Syria.

Trong bối cảnh đó, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đến Matxcơva và cuộc gặp gỡ giữa hai ngoại trưởng Hoa Kỳ và Nga đã diễn ra trong không khí lạnh nhạt.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết:

« Sau những đe dọa và tối hậu thư giữa Washington và Matxcơva, giới ngoại giao đã làm việc mà họ cần làm. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cuối cùng đã được tổng thống Nga tiếp đón… và trong buổi họp báo chung với ngoại trưởng Nga, Rex Tillerson đã dịu giọng hơn. Dịu đi nhưng vẫn rất lạnh nhạt. Mỹ và Nga không đồng thuận về bất cứ điều gì. Ngoại trưởng Mỹ đã thừa nhận điều đó.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Thùy Dương/RFI: Châu Âu : Mối đe dọa mang tên Donald Trump

Hình nộm chế nhạo Trump tại hội giả trang Rosenmontag ở Düsseldorf,
thành phố miền tây nước Đức, tháng 2/2016.Ảnh : Wikimedia
Thời gian qua, châu Âu đã phải « tập chịu đựng » tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Và giờ đây, Liên Hiệp Châu Âu lại phải đối đầu với nhân vật thứ ba tự xưng là « người thực thi công lý ». Đó là tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Ông Trump cũng là vị tổng thống Mỹ đầu tiên công khai ngờ vực lợi ích Liên Hiệp Châu Âu và sự bảo trợ của Mỹ đối với « Cựu lục địa ».
Trong bài viết có tiêu đề « Liên Hiệp Châu Âu cảm thấy bị đe dọa », nhật báo thiên hữu Le Figaro cho biết là 12 ngày sau khi Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng, việc tân tổng thống Mỹ « tính sổ » châu Âu vẫn chưa xảy ra. Tuy nhiên, 28 nước thành viên Liên Hiệp vẫn hết sức cảnh giác. Liệu Liên Hiệp sẽ phải « đáp trả » Donald Trump kiểu « ăn miếng trả miếng » theo như gợi ý của tổng thống Pháp François Hollande ? Hay châu Âu sẽ giữ bình tĩnh theo lời khuyên của thủ tướng Đức Angela Merkel ?

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Thùy Dương: Sức mạnh thực sự của Nga trong tấn công mạng : câu hỏi chưa có lời giải đáp

Tổng thống Nga Vladimir Putin sau cuộc họp báo cuối năm,
ngày 23/12/2016. -Natalia KOLESNIKOVA / AFP
« Chúng ta không biết gì về sức mạnh tấn công mạng thực sự của Nga », đó là kết luận của ông Andrei Soldatov, một phóng viên điều tra người Nga khi được tờ báo Libération phỏng vấn. Andrei Soldatov là chuyên gia về tình báo Nga từ năm 1999 và chuyên gia về sức mạnh tin học từ năm 2011.
Nhà báo Andrei Soldatov đánh giá việc điện Kremlin can dự vào chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ là có thật, cho dù việc chứng minh là rất tế nhị. Những kẻ tấn công tin tặc chắc chắn đã không dùng những phương pháp cao siêu mà chỉ dùng những mẹo cơ bản để ăn cắp mật khẩu.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Thùy Dương/RFI: Nga: Con cháu các nạn nhân của Stalin tìm kiếm sự thật

INA
Tại Nga, từ tháng 07/1937 đến tháng 11/1938, đã có tới 700.000 người bị Stalin hành quyết trong chiến dịch Đại Thanh Trừng. Trong bài viết có tiêu đề “Thế hệ con cháu các nạn nhân của Stalin đi tìm kiếm sự thật”, Le Figaro cho biết gần 80 năm sau cuộc Đại Thanh Trừng của Stalin và 63 năm sau khi Stalin qua đời, hàng chục ngàn người dân Nga vẫn âm thầm lặng lẽ, bền bỉ tìm kiếm thông tin để tìm ra sự thật về số phận bi thương mà cha ông họ đã phải gánh chịu.
Thị trưởng thành phố Iekaterinbourg, nơi có 21.000 người bị sát hại dưới thời Stalin, cho Le Figaro biết việc tìm kiếm của con cháu các nạn nhân vụ Đại Thanh Trừng không liên quan tới chính trị, mà xuất phát từ tình cảm máu mủ ruột thịt sâu nặng trong gia đình.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Thùy Dương/RFI: Facebook tìm cửa quay lại Trung Quốc

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg (phải) 
dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc đón thủ tướng Lý Khắc Cường
đến phát biểu ngày 21/03/2016 tại Bắc Kinh.REUTERS/Kenzaburo Fukuhara

 Mạng xã hội lớn nhất toàn cầu là Facebook đang tìm cách quay lại Trung Quốc sau 7 năm bị chặn tại nước đông dân nhất thế giới. Trong bài viết có tiêu đề « Facebook tìm cửa quay lại Trung Quốc », nhật báo kinh tế Les Echos cho biết : Tờ New York Times hôm thứ Ba 22/11/2016 tiết lộ là tập đoàn Facebook đã bí mật phát triển một phần mềm kiểm duyệt, với hy vọng làm hài lòng Bắc Kinh, để chính phủ Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm Facebook tại thị trường Internet lớn nhất thế giới này.
Năm 2009, do không muốn thông tin về các vụ nổi dậy khiến 140 người thiệt mạng ở Urumqi - thủ phủ khu tự trị Tân Cương - bị phát tán rộng rãi trên mạng Internet mà Trung Quốc đã triệt để cấm Facebook.
Phần mềm mới này cho phép Facebook kiểm duyệt được nội dung, qua đó ngăn chặn được các bài viết đăng tải trên tài khoản Facebook của người dùng trong một khu vực địa lý nhất định.
Les Echos cho biết, tờ New York Times rất thận trọng khi khẳng định là hiện tại, Facebook đã đề nghị chuyển nhượng lại phần mềm kiểm duyệt này cho chính phủ Trung Quốc. New York Times cũng cho biết thêm là Facebook đã tìm rất nhiều cách để quay lại thị trường Trung Quốc, nhưng chưa có biện pháp nào thực sự được áp dụng.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Thùy Dương/RFI - Trung Quốc xử tệ với các nước láng giềng nhỏ

Người dân xem truyền hình về thông báo phán quyết 
của Tòa Trọng Tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, Manila, Philippines, 
ngày 12/07/2016REUTERS/Erik De Castro

Liên quan tới vấn đề tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, Nhật báo Le Monde nhận định Trung Quốc cần rút ra những bài học quan trọng sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đưa ra phán quyết hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc đang cảnh giác đề phòng Mỹ đe dọa gây chiến tranh trong khu vực nhưng theo Le Monde, điều mà Trung Quốc cần lo ngại không phải là nguy cơ chiến tranh trực tiếp mà chính là việc hình ảnh của Trung Quốc ở châu Á - khu vực mà Trung Quốc muốn lãnh đạo - lại đang bị chính nước này hủy hoại.
Mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định là không muốn cư xử như các cường quốc khác mà Bắc Kinh cáo buộc là đã lạm dụng quyền lực để gây sức ép, nhưng theo Le Monde, phán quyết của Tòa La Haye rõ ràng đã cho thấy Trung Quốc lạm dụng sức mạnh trên Biển Đông, không tôn trọng luật biển và đã xâm phạm chủ quyền của Philippines.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Thùy Dương - Mạt vận



Thùy Dương

Tôi dùng chữ Đảng viết hoa vì ở đất nước chúng ta chỉ có một đảng duy nhất vừa lãnh đạo vừa cầm quyền, các đảng khác bị cấm tiệt, thậm chí những đảng được Đảng dựng lên làm hoa lá cành trước kia như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội cũng đã được "làm xong vai trò lịch sử" và bị giải tán.


Trong những nước Đảng yêu thương nhất có anh Cuba và anh Triều Tiên, còn anh Tàu thì vừa giận vừa thương và vừa sợ. Chữ sợ được Tuyên giáo bôi son trát phấn, nhưng dù son phấn thế nào thì cả nước ai cũng biết, có lẽ chữ sợ cũng nên viết hoa luôn chăng.

Từ Triều Tiên đến tư duy hiện nay

Nói đến Triều Tiên, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh đói kém của dân chúng, hình ảnh lãnh tụ cha truyền con nối như thời phong kiến, hình ảnh nạn đói năm 1945 mà những con người tiều tụy đáng thương cứ xông vào nhà vừa xin ăn vừa hăm dọa nếu không được ăn thì liều mạng.

Ở đất nước 23 triệu nhân khẩu đó chất chứa những gì là phản tự nhiên nhất: cậu Thái tử vừa quá tuổi hai mươi, hôm trước còn học một nước tư bản đang giãy chết, thì hôm sau khi cha chết, trở thành lãnh tụ, từ một anh sinh viên chưa có được bằng cấp gì thì hôm sau trở thành Đại tướng, dân Triều Tiên phải "trả ơn, trả công của cố chủ tịch Kim Chang In và thực hiện đúng lời dặn của Chủ tịch Kim Chang In".

Thế mà Tuyên giáo ta hết lời ngợi khen, tấm tắc: "Như vậy là ta phải nói công tác tuyên truyền của họ vô cùng giỏi, vô cùng là nhạy bén. Họ tôn thờ lãnh tụ đến mức độ như vậy." (tuyên bố của ông Đại tá Trần Đăng Thanh, người xứng đáng được đặt tên mới là “Đồng chí kia cất cái báo đi nhé, cất kính đi! Tôi nói như vậy mà vẫn đọc báo, không nên như vậy”).

Chỉ cần nói đến Triều Tiên như thế thôi cũng làm nổi bật được tư duy hiện nay của Tuyên Giáo, của Đảng. May thay cho đất nước này là Tuyên giáo của ta, Đảng của ta vô cùng kém nên đất nước chúng ta không phải là Triều Tiên, một đất nước "nghèo đến nỗi cán bộ cấp Cục, cấp Trung ương đi nước ngoài phải đến Cục Đối ngoại mượn giày, mượn cà vạt, mượn complê, mượn vali đi công tác nước ngoài xong về lại trả lại cái Cục Đối ngoại đấy." (cũng nhắc lại lời ông Đại tá nói trên).

Cũng cần nhắc lại cho các đồng chí lãnh đạo nhớ mãi: thời bao cấp, Việt Nam cũng không khác gì Triều Tiên là mấy. Hãy đọc lại hồi ký "Viết về bè bạn" của nhà văn từng ở tù Bùi Ngọc Tấn để thấy những nhà văn phải bán máu kiếm sống để không mất nhân cách của mình: "Bán máu thành công, Tường [Dương Tường] nghĩ ngay đến Mạc Lân. Mạc Lân bán được. Bán đều. Thừa thắng xông lên, Tường kéo Châu Diên đi. Nhưng đến Châu Diên thì thất bại. Máu Châu Diên không đông. Mới chọc kim lấy máu để thử, rút mũi kim ra máu đã chảy đầy bắp tay, chảy xuống nền nhà lênh láng đỏ lòm. Mọi người nhìn vào đều sợ. Châu Diên hoảng, vớ vội nắm bông băng chạy vào nhà vệ sinh cho khuất rồi băng ở trong ấy."

Hãy xem hình ảnh "thời bao cấp" đăng trên báo Tiền Phong gần đây, để thấy thoát ra được thời bao cấp là một ơn huệ mà Allah, Chúa, Phật, đã ban cho chúng ta. Chúng ta đã tạm thoát được bàn tay của mấy cái anh lãnh đạo vừa nghèo rách vừa kiêu căng chẳng khác gì Triều Tiên là mấy:
"Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn tám hướng,
Trông lại ngày xưa trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu."
(Tố Hữu, nhà thơ, Ủy viên Bộ chính trị)

Hiện nay, Đảng cứ hùa theo Trung Quốc để ủng hộ mấy tay độc tài từ Lybia đến Syria mà không rút ra bài học vừa mới đây thôi: khi tên độc tài Mouammar Kadhafi bị lật, Đại sứ quán của ta ở đó bị những người đòi tự do bao vây đập phá, làm đại sứ và nhân viên phải chạy thoát thân, xấu hổ cho cả đất nước.

Đừng để miệng thế gian nói câu "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Hãy nhớ bài học này để đừng bị động ở Iran, Syria, thậm chí ở Cuba là viện "bảo tàng sống" thứ hai về chủ nghĩa xã hội mà không ai muốn xóa bỏ để còn làm bài học cho con cháu.
Giận, thương, sợ
Đó là nói đến anh Trung Quốc. Đảng vừa giận, vừa thương và vừa sợ.
Giận là vì cùng đồng chí với nhau mà chẳng xem đàn em ra gì, "cứ đá lung tung" (chữ của ông Đại tá tuyên giáo nói trên). Thậm chí TBT đã tỏ hết thiện chí ruột gan bằng cách cấm ngặt bọn biểu tình yêu nước khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam lấy cớ rằng đó là yêu nước bất hợp pháp, yêu nước không xin phép, bằng cách rỉ nhỏ với Hồ Cẩm Đào là Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, nhưng nếu các đồng chí không đồng ý thì xin đồng chí cho phép chúng ta cùng ra tòa. Nhún đến thế, bỏ luôn sĩ diện quốc gia, chúng cũng không đếm xỉa gì đến, cứ đem tàu ra cắt cáp và lấn chiếm Biển Đông buộc đàn em phải ú ớ rằng đã có "Đảng và Chính phủ lo". Nhưng lo cái gì? Cứ bị gặm nhắm biển đảo như thế thì lo là lo cái gì? Chẳng lẽ chỉ lo nhân dân uất ức đứng lên lật đổ?

Thương là vì, lại tính toán kinh tế, anh Trung Quốc tuy có thể chiếm đất, chiếm biển nhưng không chiếm Đảng. Đảng mà mất thì quyền lợi kinh tế cũng không còn, sổ lương hưu chắc không giữ được. (Ông Đại tá nói trên đã dọa rồi nhé).

Đảng thương anh Trung Quốc vì chỉ có anh Trung Quốc mới thông cảm được việc xem Tổ quốc sau Đảng, điều đó đã rõ lắm rồi. Anh Trung Quốc có muốn dùng "Tiền-hàng-vàng-gái, tiền-hàng-vàng-trai" gì cũng qua, chỉ mong sao anh cho phép đàn em vuốt mặt là mọi việc đều hữu hảo.

Sợ là gì? Chữ sợ đáng để viết hoa. Tựu trung là sợ, nhưng chữ sợ này được diễn giải tùy theo thời kỳ, tùy theo hoàn cảnh.

Hiện nay sợ là vì Trung Quốc "không phải giấu mình chờ thời nữa", "sức mạnh hải quân Trung Quốc tới đâu thì biển của Trung Quốc tới đó".

Một nỗi sợ khác là đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đang tả tơi như lời vị Đại tá tuyên giáo: "Đất nước chúng ta đang bộn bề công việc. Nào là Nghị quyết trung ương 3 tổ chức lại nền kinh tế, Nghị quyết Trung ương 4 một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, Nghị quyết Trung ương 5, 4 kết luận và một nghị quyết, đang rất nhiều vấn đề, đang phải chống một loại giặc, mà là giặc vô hình nhưng rất tác hại đó là giặc nội xâm. Bây giờ báo cáo các đồng chí, rất nhiều người hỏi tìm được người bệnh rồi, bốc được thuốc rồi nhưng mà ai uống thuốc đầu tiên? Tìm được người bệnh rồi, bốc đúng thuốc rồi, bảo người bệnh uống nhưng người bệnh lại không uống. Khó thế! Báo cáo các đồng chí như vậy. Nên xin thưa với các đồng chí, nội trong đất nước chúng ta, kinh tế vĩ mô thì vậy, kinh tế vi mô thì vậy, đối nội thì vậy, đối ngoại thì vậy…" tình hình bi đát như vậy Đảng sợ không thể đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ biển đảo.

Ban Tuyên giáo ra sức bôi son trét phấn cho nỗi sợ của Đảng rằng: "ưu tiên tối thượng phải giữ được môi trường hòa bình", rằng "không làm tổn hại đến quan hệ hai nước", rằng "không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa"…

Nói gì thì nói, cứ loạn ngôn đi, chúng ta đã mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa, một phần biển trên Vịnh Bắc Bộ nơi được che đậy bằng mỹ từ "cùng khai thác", và bây giờ đang mất dần Biển Đông, ngày 1/1/2013 mất luôn quyền đánh bắt cá, quyền thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình mà Trung Quốc gộp vào đường lưỡi bò của họ khi họ tự cho phép kiểm soát tất cả các tàu, cụ thể là của Việt Nam.
Sợ quá hóa hèn. Tư duy bảo vệ tổ quốc bị nhụt từ từ trong khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt. Nỗi sợ át cả tiếng kêu của dân rằng Đảng ơi, Đảng hãy dựa vào dân mà bảo vệ tổ quốc, đừng sợ Tàu, đừng sợ dân, đừng bôi vôi trét trấu vào mặt tiền nhân khi mang họ ra để ngụy biện cho nỗi sợ của mình. Khi đã quyết tâm không sợ, khi đã nhất quyết bảo vệ tổ quốc thì tiếng hát cũng có thể át tiếng bom. Đảng còn nhớ không?
Ở đây nhân việc ông Tuyên giáo Đại tá quân đội tuyên bố trước những người mà ông gọi là nguyên khí của đất nước để tự tôn vinh: "Tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu tình ấy viết đơn tình nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày.", tôi thấy cần phải nói một lần cho rõ: giữa những người biểu tình và quân đội thì quân đội phải tình nguyện, phải được chỉ định ra tiền tuyến, không thể ngược lại.

Bổn phận của quân đội là bảo vệ tổ quốc, họ lãnh lương của nhân dân được nhân dân trả tiền hưu trí, họ được luyện tập để đánh nhau khi cần thiết, họ có vũ khí để bảo vệ nhân dân, nếu cần đi bất cứ nơi nào để bảo vệ đất nước, đồng bào, họ cũng phải đi và đó là bổn phận của họ chứ chưa nói đến vấn đề tình nguyện.
Quân đội ta đã kiên cường thực hiện nhiệm vụ người lính trong chiến tranh. Hà cớ gì ông Đại tá quân đội lại đùn đẩy cho thường dân.

Kiểu nói như trên của ông Đại tá quân đội là một kiểu nói loạn ngôn. Lấy đầu làm đuôi! Là quân nhân, ông Đại tá phải tình nguyện trước, nếu cần, có thể chỉ định ông ra trước, nếu sợ thì ông đùn đẩy các đồng nghiệp quân đội của ông chứ không được đùn đẩy thường dân là những người không được đào tạo để cầm súng.
Câu nói ra từ cửa miệng của một ông Đại tá quân đội thật làm hổ danh quân đội Việt Nam anh hùng. Hay là vì trong quân đội, ông Đại tá này chỉ giữ vai trò bảo vệ Đảng thay vì bảo vệ Tổ quốc nên chỉ biết đánh võ mồm?

Có lối thoát nào để bảo vệ Tổ quốc không?

Trước hết phải khẳng định rõ ai là bạn ai là thù.

Năm 1920, ông Hồ Chí Minh dự hội nghị của Đảng Xã hội Pháp tại Tours. Hội nghị này chia Đảng Xã hội ra làm hai đảng do bất đồng chính kiến: Đảng Xã hội cũ và một đảng mới là Đảng Cộng sản theo Đệ tam quốc tế. Ông Hồ theo Đảng Cộng sản. Người ta kể lại rằng khi được hỏi tại sao ông theo Đệ tam, ông trả lời giản dị là vì Đệ tam chủ trương giải phóng thuộc địa nên ông theo.

Tại sao những người lãnh đạo Đảng hiện nay không đặt một câu hỏi giản dị không kém: "Giữa Trung Quốc và Mỹ ai đang lấn chiếm biển đảo Việt Nam?". Câu trả lời là Trung Quốc. Trung Quốc chứ không phải là Mỹ.

Nếu là hậu duệ của Chủ tịch Hồ chí Minh thì không được chạy theo Trung Quốc mà phải kết bạn với Mỹ để đối trọng với bọn xâm lấn. Chạy theo Trung Quốc là phản lại tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mỹ là chưa bao giờ cướp đất của ai.

Trung Quốc mưu mô dùng Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, ép Việt Minh phải chịu chia cắt đất nước, không muốn thấy một Việt Nam mạnh thì đến nay ai cũng tận mục sở thị hết rồi. Các hồi ký của những người có trọng trách trong mỗi thời đã kể lại rất rõ.

Vì lý do nào mà trong khi đánh trống thổi kèn tuyên truyền học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lãnh đạo Đảng lại chạy ngược theo Trung Quốc? Phải chăng vì tâm lý sợ?

Có thể khẳng định rằng với quá trình chiến tranh chống thực dân Pháp, chống can thiệp Mỹ, chống Polpot và chống cuộc chiến do Đặng Tiểu Bình muốn dạy cho Việt Nam một bài học, Quân đội anh hùng ta cóc sợ Trung Quốc.

Phải chăng tâm lý sợ này có nguyên nhân nơi cái chăn êm nệm ấm đang có?

Phải chăng bọn "cõng rắn cắn gà nhà" đã chui sâu, leo cao trong Đảng để đưa ra chiêu bài "Ưu tiên tối thượng là phải giữ được môi trường hòa bình" thậm chí biển đảo có mất, dân tộc có bị nhục?

Bằng mọi cách chúng ru ngủ nhân dân, từ giấu nhẹm đến làm giảm tình tiết xâm lược cho Trung Quốc, từ chỗ không cho nhân dân bảo vệ đất nước đến việc thóa mạ, ngăn chặn, bắt bớ, tù đày những người yêu nước. Có ở đất nước nào mà yêu nước lại có việc yêu nước bất hợp pháp như ở đất nước chúng ta? Pháp luật nước ta ngăn chặn yêu nước ư? Đất nước chúng ta quả đến thời mạt vận nên lãnh đạo mới đưa ra những phân biệt yêu nước lụn bại đến thế!

Nếu không phải là bọn "cõng rắn cắn gà nhà" thì tại sao xem chống Trung Quốc là chống Đảng?

Khi dựa vào dân và cùng nhân dân bảo vệ tổ quốc thì đây là một việc đáng tuyên dương, Đảng không việc gì phải sợ. Uy tín của Đảng sẽ lên cao chứ không xuống thấp như hiện nay.

Có một lối thoát cho Đảng. Cho Đảng chứ không phải cho bọn "cõng rắn cắn gà nhà". Lối thoát đó là biết dựa vào sức dân, biết cùng nhân dân làm nên lịch sử. Dựa vào dân thật sự thì chẳng những sẽ bảo vệ được tổ quốc, mà còn thừa sức chống lại giặc nội xâm là tham nhũng mà bao nhiêu nghị quyết chỉnh đốn đều bị tham nhũng vô hiệu hóa đến độ Đảng xa rời nhân dân như hiện nay, từ đó sợ chống Trung Quốc là chống chính mình.

Đảng đã có được hơn 70 năm sinh tồn mà quá khứ nặng công hơn tội. Đến nay vì xa rời nhân dân nên Đảng bây giờ nặng tội hơn công. Lòng người ta thán, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng sợ nhân dân chống mình. Đảng còn có thể gượng dậy lấy lại lòng tin nếu thật sự biết dựa vào dân. Uy tín của Đảng sắp chạm đáy rồi, hãy cố ngoi lên mà nắm lấy tay dân, thời gian không còn để chờ đợi nữa đâu.

T. D.
Nguồn: Bauxite Việt Nam