Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Nhất Hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Nhất Hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

Ngô Nhân Dụng: Sống Tỉnh Thức với Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Trang web Làng Mai thông báo về sự ra đi của Hòa Thượng Nhất Hạnh. (Hình: Trích xuất từ plumvillage.org)
Trang web Làng Mai thông báo về sự ra đi của Hòa Thượng Nhất Hạnh. (Hình: Trích xuất từ plumvillage.org)


Trong cuốn “Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi” (dịch tiếng Anh: No Death, No Fear), Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thật. Biết như vậy thì mình không còn sợ cái chết nữa. Các đệ tử của ông đang cần suy ngẫm điều này sau khi nghe tin thầy qua đời.

Tháng Hai năm 2019, tuần báo Time ở Mỹ viết, “Vị sư dạy Thế giới về Sống Tỉnh Thức đang chờ ngày chấm dứt cuộc đời;” nhận xét rằng: “Nhất Hạnh được nhiều người Tây phương gọi là cha đẻ của mindfulness. Ông dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường – như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức.”

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh không phải chỉ đóng góp vào việc phổ biến phương pháp “Sống Tỉnh Thức.” Ông đã nối kết các tư tưởng sâu xa trong kinh điển đạo Phật Bắc Tông (thường gọi là Đại Thừa) với những các phương pháp hành trì được Nam Tông chú trọng, như Thiền hành và Thiền Minh Sát, Vipassana.

Đây là một truyền thống của Phật Giáo Việt Nam, từ nhiều đời. Thích Nhất Hạnh cho thế giới nhìn thấy và công nhận có một nền Phật Giáo Việt Nam mà ông là người tiêu biểu, bên cạnh các truyền thống Phật Giáo Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan, vân vân, đã được truyền bá rộng từ trước.


Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Đông Bàn/Người Việt - Trao tặng Pacem in Terris đến thiền sư Nhất Hạnh


SAN DIEGO (NV) - 10 giờ 15 phút sáng Thứ Bảy, 31 tháng 10, đại diện Ủy Ban Quản Nhiệm Giải Thưởng Hòa Bình Pacem in Terris, Giám Mục Martin Amos, đã đến tu viện Lộc Uyển tại Escondido, California, trao tặng giải thưởng đến Thiền Sư Nhất Hạnh.




Giám Mục Martin Amos (trái), trao giải thưởng đến Sư Cô Chân Không 
(giữa), đại diện của Thiền Sư Nhất Hạnh. Bên phải là Thầy Pháp Đăng.
(Hình: Nhân Phạm/Người Việt)


Vị Thiền Sư 89 tuổi hiện đang dưỡng bệnh sau lần đột quỵ năm ngoái, đã không có mặt. Thay mặt ông, Sư Cô Chân Không cùng thầy Pháp Đăng cùng 120 tăng ni và gần 600 thiền sinh đang tu tập tại đây, nhận giải thưởng thay Thầy của mình.

Giám Mục Martin Amos tuyên đọc lý do Ủy Ban Quản Nhiệm chọn trao giải thưởng năm nay đến Thiền Sư Nhất Hạnh. Nội dung có đoạn: “Hòa Thượng Nhất Hạnh đã dành cả cuộc đời cống hiến cho hòa bình và công lý. Ông đã uyển chuyển phối hợp và cân bằng truyền thống tinh thần Đông Phương và Tây Phương. Ông kiên trì truyền đạt thực tập chánh niệm, chuyển hóa năng lượng chánh niệm vào hiện tại. Ông tiên phong ứng dụng Phật Giáo và năng lượng chánh niệm để nuôi dưỡng sự hiểu biết, lòng vị tha, và thực hiện hành động trắc ẩn vì phúc lợi của mọi người.”

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

HỒ SƠ WIKILEAKS (7): Thiền Sư Nhất Hạnh từng phê phán chính quyền

Phía sau hai chuyến đi Việt Nam

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh làm lễ cầu siêu cho nạn nhân chiến tranh tại Sóc Sơn,
ngoại thành Hà Nội, trong lần thứ nhì về lại Việt Nam năm 2007.
(Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - Trong hai chuyến đi Việt Nam năm 2005 và 2007, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, khi gặp riêng giới lãnh đạo Việt Nam, đã có những lời phê phán bộc trực và đề nghị thay đổi cho Việt Nam, nhưng mọi cố gắng này đều thất bại, và ông không gặt hái được kết quả gì trừ quyền được phát hành sách rộng rãi.