Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020
Lê Hữu: Thái Thanh, tiếng ru muôn đời
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi!… Tiếng ru muôn đời
(“Tình ca”, Phạm Duy)
“Bài này thì chỉ có Thái Thanh” hoặc “Bài này không ai hát qua được Thái Thanh”, thỉnh thoảng ta vẫn nghe như vậy. “Bài này” có thể là tên một nhạc phẩm của Phạm Duy hay của Phạm Đình Chương, Dương Thiệu Tước, Văn Cao…
Nhiều ca sĩ một đời ca hát chỉ mong tên mình gắn liền với tên bài hát nào đó và khi nhắc tên bài hát người ta cũng nhắc tên người ca sĩ, để tên tuổi sẽ không chìm vào quên lãng. Riêng Thái Thanh thì không chỉ một mà có khá nhiều bài hát gắn liền với tên chị.
Tiếng nước tôi, tiếng lòng tôi
“Nếu chỉ được Thái Thanh hát cho nghe một bài thì anh sẽ chọn bài nào?”
Thỉnh thoảng tôi vẫn được hỏi như vậy. Thường thì tôi có chút bối rối khi phải chọn ra bài hát mình yêu thích nhất qua giọng Thái Thanh vì lắm khi bài mình thích chỉ là thích vào lúc nào đó, vào lúc khác thì lại là một bài khác.
“Anh thử đoán xem?” tôi hỏi ngược lại.
Người bạn nói vài cái tên, tôi lắc đầu. Anh kể thêm ít bài nữa, tôi lắc đầu.
“Bài ‘Quê nghèo’,” tôi buột miệng.
Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020
nguyễn đức tùng: vàng xưa đầy dấu chân
![]() |
Thái Thanh, Phạm Đình Chương. Ảnh Cao Lĩnh. |
Chiếc xe buýt dài chở chúng tôi từ bờ biển cực nam Thái Lan ngược lên phía bắc để vào trại tị nạn, thỉnh thoảng dừng lại dọc đường. Đoàn xe có ba chiếc. Mỗi khi xe dừng ở trạm đổ xăng hoặc quán giải khát, chúng tôi ngồi im trong xe, không đưa đầu ra ngoài, chờ, cho đến khi được lệnh xuống xe, nhưng không đi quá xa. Một lần xế chiều, xe dừng lại ở quán nước dọc bờ biển. Trong xe có những người kiếm đâu ra được ít tiền dollars Mỹ hoặc tiền bath Thái, mua nước uống hoặc cà phê, loại pha sẵn trong ly nhựa, có đá vụn, hồi đó rất lạ, nhưng hầu hết bọn thanh niên chúng tôi không có tiền, đứng thẫn thờ tụm năm tụm ba ngoài sân, ngơ ngác như gà mất mẹ.
Trong quán giải khát, nhạc mở ầm ĩ từ mấy cái loa phóng thanh rất lớn. Bỗng giữa chừng chúng im bặt một lúc lâu, rồi một bài hát tiếng Việt bất ngờ phát ra. Đó là bản nhạc khá xưa, nhưng nhiều người trẻ hơn tôi vẫn chưa kịp nghe thì xảy ra biến cố ba mươi tháng tư, sau đó tất nhiên bị cấm. Tôi nhận ra giai điệu quen thuộc. Người đi qua đời tôi trong những chiều đông sầu. Mưa mù lên mấy vai gió mù lên mấy trời. Người đi qua đời tôi hồn lưng miền rét mướt. Vàng xưa đầy dấu chân đen tối vùng lãng quên. Ríu rít, say sưa, chợt cười chợt khóc, dào dạt lòng người, trong buổi chiều nắng xế, chim bay về rừng, mây bay về núi. Mắt tôi nhòa đi, đất trời lay đổ. Giọng hát của ai? Một người trả lời, Thái Thanh. Đúng rồi. Chỉ có Thái Thanh mới hát như vậy. Phạm Đình Chương phổ nhạc bài thơ Người Đi Qua Đời Tôi của Trần Dạ Từ. Lời thơ cực tả kinh nghiệm và cảm xúc trong tình yêu, nhạc và ngôn ngữ hòa quyện mật thiết uyển chuyển, réo rắt, hợp với giọng người hát. Hình ảnh trong thơ đẹp, sang trọng, giàu chất tượng trưng, vần điệu trong thơ đã làm nền cho ca khúc. Giọng hát ngây ngất, phát âm tròn chữ, khi xuống thì xuống hết bực khi lên thì thênh thanh như mây trời. Giọng hát ấy đến từ những ngày xa xưa Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp đến Sài Gòn thủ đô miền Nam tự do, nâng đỡ bởi âm nhạc của Phạm Duy, Văn Cao, chất melancholy của Phạm Đình Chương, và êm như tơ trời Ngô Thụy Miên. Bài hát tiếp theo cũng tiếng Việt, hình như do một ca sĩ
Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020
Georges Etienne Gauthier: Nghĩ Về Nghệ Thuật của Thái Thanh (Bản dịch của Thu Thủy)
Trích từ tạp chí Bách Khoa số 372 xuất bản tại Sài Gòn ngày 1 tháng 7 năm 1972
![]() |
Thái Thanh 1934-2020 |
“… Nàng là một người đàn bà hát như một người đàn bà. Nàng mang trong giọng hát những ngày vui tươi và những ngày sầu khổ của đời nàng, mang luôn cả những ngày hoan lạc nữa; khi thì là cái bộc trực của một tiếng thét, khi lại là những ngoắt ngoéo trong một trò đùa, có lúc là nỗi nhớ tiếc quãng đời đã qua, thường khi lại là niềm tin tưởng vào khoảng thời gian còn lại của cuộc sống; nhưng bao giờ nàng cũng mang trong giọng hát những đường nét của thân thể, những di động của mái tóc, những ngụ ý của ánh mắt, cho đến đỗi những ai biết nghe nàng hát cũng có thể như trông thấy được nàng. Không có gì là bí mật cả người đàn bà ấy là một nghệ sĩ xác quyết hơn bất cứ người nào khác, bởi vì ngay khi nàng thâm nhập vào một bài hát nào thì nàng trình bày lại cho chúng ta nghe với mối xúc động nhất, ý nhị nhất, khiến chúng ta hiểu bài hát ấy đến độ ngay lúc đó tất cả chúng ta đều trở thành nghệ sĩ cả …”
Những giòng này là viết về một nữ ca sĩ Gia-nã-đại chưa được biết đến ở Việt-Nam; nhưng tôi thấy nó hợp với Thái Thanh đến độ tôi không ngần ngại đem ra áp dụng vào trường hợp của nàng. Đôi khi người ta thường ngạc nhiên về sự gặp gỡ của hai định mệnh nơi Thái Thanh và Phạm Duy.
Thụy Khuê: Thái Thanh, tiếng hát lên trời
![]() |
Thái Thanh - họa sĩ Đinh Trường Chinh |
Trong những phút giây thiếu vắng trống trải nhất hay những nhớ nhung tha thiết nhất của cuộc đời, mọi hiện diện hữu hình đều vô nghĩa; ta chờ đợi một đổi trao, khát khao một giao cảm thì bỗng đâu, một hiện diện vô hình lóe lên tựa nguồn sáng, tựa tri âm: sự hiện diện của tiếng hát.
Nếu thơ là một ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung, theo Valéry, hay thi ca là tiếng nói của nội tâm không giống một thứ tiếng nói nào của con người, theo Croce, thì âm nhạc hẳn là tiếng nói của những trạng thái tâm hồn và nhạc công hay ca sĩ là nguồn chuyển tiếp, truyền đạt những rung động từ hồn nhạc sĩ đến tâm người nghe.
Thị giác giúp chúng ta đọc một bài văn, nghiền ngẫm một bài thơ, nhưng chẳng mấy ai có thể thưởng thức một bản nhạc bằng thị quan của riêng mình mà phải nhờ đến người trình diễn, đến ca công, ca kỹ. Ngàn xưa nếu người kỹ nữ bến Tầm Dương chẳng gieo "tiếng buông xé lụa lựa vào bốn dây" chắc gì ngàn sau còn lưu dấu vết Tỳ Bà Hành?
Sự biểu đạt tác phẩm nghệ thuật hay sự truyền thông cảm xúc từ nhạc bản đến thính giả, nơi một vài nghệ sĩ kỳ tài, không chỉ ngưng ở mực độ trình diễn mà còn đi xa hơn nữa, cao hơn nữa, tới một tầm mức nào đó, ca nhân đã sáng tạo, đã đi vào lãnh vực nghệ thuật: nghệ thuật vô hình của sự truyền cảm, nghệ thuật huyền diệu sai khiến con người tìm nhau trong bom lửa, tìm nhau trong mưa bão, nghệ thuật dị kỳ tái tạo bối cảnh quê hương đã nghìn trùng xa cách, nghệ thuật mời gọi những tâm hồn đơn lạc xích lại gần nhau dìu nhau đưa nhau vào ngàn thu, nghệ thuật không tưởng đừng cho không gian đụng thời gian khi ca nương cất tiếng hát, tiếng hát của bầu trời, giao hưởng niềm đau và hạnh phúc: Thái Thanh.
Quỳnh Giao: Thái Thanh, Lời Ru Của Mẹ
Cách đây đã hơn ba chục năm, khi viết về Thái Thanh với lời xưng tụng “Tiếng Hát Vượt Thời Gian”, Mai Thảo không ngờ rằng chính lời phán xét ấy cũng đã... vượt thời gian. Thái Thanh hát từ đầu thập niên 1950. Sau thập niên 1970, tiếng hát ấy vẫn vang vọng thêm hai thập niên nữa. Và còn mãi mãi trong tâm tư chúng ta.
Cách đây rất lâu, trong dịp đi du lịch tại một xứ xa lạ và vào một nhà hàng Tầu (vì tên là Golden Lotus, Kim Lian) Quỳnh Giao bỗng thấy bồi hồi. Trong nhà hàng trang trí đỏ loét kiểu dáng Trung Hoa cho người ngoại quốc, âm thanh lại chất chứa hồn Việt.
Tiếng hát Thái Thanh, giữa một vùng xa lạ. Thời ấy ở tại vùng ấy, người ta chưa đủ tân tiến để hành hạ thực khách với loại ca khúc có giai điệu Hồng Kông, được gào lên bằng tiếng Việt theo kiểu Blues ở Bình Thạnh. Cho nên chủ nhà hàng, một phụ nữ Việt xa xứ từ trước thời thuyền nhân, chỉ có được một chút kỷ niệm gắn bó với cố hương vừa bị đẩy xa, là mấy băng nhạc Thái Thanh.
Lúc ấy, ngồi trong tiệm ăn Tầu mà nghe nhạc Việt, Quỳnh Giao đã nghĩ đến Thái Thanh như tiếng hát vượt cả thời gian lẫn không gian và chuyên chở cái tâm hồn Việt Nam trong một giai đoạn bi thương nhất.
Trong nửa sau của thế kỷ 20, tiếng hát Thái Thanh đã là di sản không thể mất của rất nhiều người Việt. Nó nổi trôi theo mệnh nước, nó thấm vào tâm tư chúng ta để thành tiếng hát tiêu biểu nhất từ thời phôi thai của tân nhạc cải cách, trải qua thời chiến tranh cho đến thời lưu vong và tàn tạ. Nếu chúng ta có thể thấy hạnh phúc và hãnh diện với tân nhạc Việt Nam thì thời kỳ nhiễu nhương nhất của lịch sử, từ những năm 1950 đến 1970, là thời kỳ đẹp nhất.
Và trong giai đoạn ấy, Thái Thanh là một tiếng hát không thể quên được.
Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019
Đỗ Tiến Đức: Thái Thanh Người Mà Ai Cũng Mắc Nợ
![]() |
Ca sĩ Thái Thanh |
Sáng chủ nhật 1 tháng 12, 2002 vợ chồng Nguyễn Đắc Điều và vợ chồng tôi đã tới thăm chị Thái Thanh ở thành phố Garden Grove. Anh Điều là cựu chủ tịch Tổng Hội Cựu Sinh viên Quốc Gia Hành chánh, tức là đồng môn với tôi.
Buổi thăm nhau tuy diễn ra bình thường, nhưng cũng có ý đến cảm ơn chị, chả là hồi tháng 10, hai gia đinh chúng tôi tổ chức sinh nhật chung ở một nhà hàng, chị Thái Thanh đã tới dự và đã lên sân khấu trình bầy nhiều ca khúc để mừng chúng tôi.
Người nữ ca sĩ từng được vinh tặng là tiếng hát vượt thời gian và không gian này hiện sống trong một căn phòng của một chung cư dành cho người cao niên.
Căn phòng vừa đủ kê một chiếc giường ngủ, một bàn ăn nhỏ, và nơi tiếp khách cũng chỉ có chỗ cho hai ba người. Chị đã thiết trí căn phòng thật đơn sơ với bộ máy hát nhỏ, bình hoa, những tấm hình kỷ niệm, trên tường là những tranh và tượng Phật, giấy của chùa cấp chứng nhận chị đã qui y. Tôi nhìn tấm thân chị, nay đã còm cõi kiểu mình hạc vóc mai, mái tóc đã bạc phơ, chợt nghe chị nói : "Mình tạo cho căn phòng này thành một nơi chốn để thiền, để nghỉ ngơi, để tu Phật...".
Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014
Tuấn Khanh - Nhân 80 năm, tạ ơn tiếng hát khai tâm
“Thái Thanh, tiếng hát đã khai tâm cho thế hệ tôi tình dân tộc”
Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời nghệ sĩ, Thái Thanh có lẽ là người duy nhất xứng danh diva trong âm nhạc Việt Nam. Tiếng hát của bà không những là những bài học về thưởng thức tinh tế cho nhiều thế hệ, mà còn là lời khai tâm cho tình dân tộc, đủ sức âm vang đến tận mai sau.
Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011
Thái Thanh, tiếng hát lên trời
Thụy Khuê
Trong những phút giây thiếu vắng trống trải nhất hay những nhớ nhung tha thiết nhất của cuộc đời, mọi hiện diện hữu hình đều vô nghĩa; ta chờ đợi một đổi trao, khát khao một giao cảm thì bỗng đâu, một hiện diện vô hình lóe lên tựa nguồn sáng, tựa tri âm: sự hiện diện của tiếng hát.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)