Hiển thị các bài đăng có nhãn TS Đinh Xuân Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TS Đinh Xuân Quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

TS Đinh Xuân Quân: Thành Công Của Chính Quyền Biden

Hôm nay TT Biden đã k‎í thành luật “The Inflation Reduction Act” (IRA), một thành công lớn của chính quyền ông ta và một thành công cho Hoa Kỳ. Đây là một đầu tư lâu dài cho việc bảo vệ môi trường mà được từng nêu lên từ thập niên 70, một thành công cho y tế công cộng cho phép Medicare thương thuyết giá thuốc với các hãng sản xuất thuốc và cho phép đánh thuế các công ty lớn để giảm lạm phát – có thể đi tới việc giảm nợ công. 


Theo các nhà nghiên cứu thì món đầu tư 369 tỷ sẽ làm giảm 40% khí CO 2 thải ra vào 2030, việc đầu tư 60 tỷ sẽ gây nhiều triệu công ăn việc làm cho công nghiệp sạch và hơn nữa giảm giá thuốc cho công chúng. Việc này một thành công lớn, nhất là tại Thượng Viện, TT Biden không nắm đa số và không một thành viên CH nào ủng hộ.

Nhiều người gọi TT Biden là “sleepy Joe – TT ngủ gật” hay dân Việt còn gọi ông ta là “Bí đần” vậy mà ông ta thành công, trong khi nhiều TT từ hồi Nixon đến giờ muốn thông qua đạo luật về khí hậu mà không làm được! 


Thường muốn đánh giá một nhân vật phải dựa trên các yếu tố thực tế chứ không phải dựa trên cảm tính.  Bài này sẽ nói sơ qua về luật IRA (Inflation Reduction Act) và những luật quan trọng nhắm về phát triển kinh tế mà chính quyền TT Biden đã đưa ra trong 2021 và trong nửa năm 2022. Những đạo luật này được thông qua mặc dù sự chống đối của đảng CH. 


Tác giả sẽ cố đánh giá về các đạo luật có tính phát triển kinh tế mà chính quyền Biden đã thông qua Quốc Hội, đã làm được và ảnh hưởng của những luật này cho tương lai của Hoa kỳ.  Nó cũng cho thấy là lập trường “trung dung” – không tả không hữu vẫn còn ăn khách. 


NHỮNG LUẬT CHÍNH QUYỀN TT BIDEN ĐÃ THÔNG QUA 2022


  1. Luật IRA (Inflation Reduction Act – giảm lạm phát). 


Luật này nhằm đầu tư chính trong 10 năm tới. Nó gồm 3 phần: a) Môi trường – công nghiệp sạch; b) Y tế/xã hội - Medicare; và c) Thuế.  Luật IRA này là mô hình nhỏ của dự án BBB (Build Back Better) mà TT Biden muốn đầu tư cho HK và cho thấy cái nhìn tương lai của TT Biden: đầu tư vào công nghiệp sạch, và xã hội. Về công nghiệp sạch, luật nhằm đầu tư và các yếu tố chính như sau: 


Công nghiệp sạch 37.4 tỷ


  • Điện sạch: Trợ cấp thuế mới cho điện sạch: gió, điện mặt trời, nguyên tử vv.; 62.7 tỷ

  • Trợ cấp thuế cho điện gió và mặt trời: 51.1 tỷ

  • Trợ cấp thuế cho lò nguyên tử: 30.0 tỷ

  • Trợ cấp cho vay về điện và các vụ khác: 23 tỷ 

  • Giảm sa thải trong công nghiệp 5.3 tỷ

  • Giảm sa thải cho các các gia đình 36.9 tỷ 

  • Xe và bình điện sạch 14.2 tỷ

  • Sản xuất hydrogen 13.2 tỷ

  • Trợ cấp về fuel sạch 8.6 tỷ

  • Trợ cấp mua xe sạch 2.9 tỷ

  • Ngân hàng đầu tư cho công nghiệp sạch 20.0 tỷ

  • Các phương thức để giảm ô nhiễm 14.8 tỷ

  • Nông nghiệp (giảm xả khí thải) 16.7 tỷ

  • Phát triển vực nông nghiệp 13.2 tỷ 

  • Phát triển lâm nghiệp 4.8 tỷ

  • Hạ tầng cơ sở về chuyên chở - xa lộ : 5.2 tỷ 

  • Tiền cho vay về chuyên chở điện sạch 2.3 tỷ 

  • Trợ giúp hạn hán 4.6 tỷ 

  • Nghiên cứu và trợ cấp cho FEMA, DHS và DOE 4.2 tỷ 

  • Xe Bưu điện 3.00 tỷ

  • Giúp National Park 1.00 tỷ

  • Các mục khác : 2.3 tỷ 

  • Tiết kiệm và thuế mới : 764 tỷ

  • Hạ tầng (6.8+3.2)


Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Ts Đinh Xuân Quân: Nghiên Cứu Về Biển Đông Của Hoa Kỳ (Số 150) Và Những Hệ Quả Cho Vn

Các nước chung quanh Biển Đông có chủ quyền tại Biển Đông (BĐ) gồm có Trung Quốc (TQ), Đài Loan, Brunei, Mã Lai, Philippines và Việt Nam. 

Việc tranh cãi về chủ quyền Biển Đông (BĐ) đã có từ lâu và chuyện này đã trở thành “nóng” khi TQ đã đánh chiếm Hoàng sa của VNCH vào 1974 bằng vũ lực (trong khi hạm đội 7 Hoa kỳ tránh né không dính và việc này). Trong tranh chấp về BĐ, TQ đã đưa ra nhiều chứng cớ để chứng minh họ có chủ quyền trên 80% BĐ và đã đưa đường 9 đoạn mà VN còn gọi là “đường lưỡi bò” để nói họ có quyền trên 80% BĐ.

Chính sách đường 9 đoạn là do chính phủ Tưởng Giới Thạch đưa ra về chủ quyền của TQ (vào lúc cuối và sau đệ nhị thế chiến khi THDQ là một trong 5 cường quốc) vào năm 1947. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) thua trận và rút ra Đài Loan thì TQ (CS) đã tiếp tục nói về yêu sách này và còn đưa thêm nhiều yêu sách khác cũng như đưa ra một số luật về quyền của họ trên BĐ.

Trong thời gian qua đến ngày nay thì TQ đã có dùng nhiều thủ đoạn để lấy các tài nguyên BĐ kể cả về ngư nghiệp và dầu khí mà các chuyên gia ước lượng là có lượng rất lớn. 

Trước đây các luật biển chỉ nói là lãnh hải có 3 hải lý và Công ước Liên Hiệp Quốc (CULHQ)1982 đã thay đổi luật lệ quốc tế về biển. Vào 1982, đa số các nước đều ký vào công ước về luật biển (Công Ước) do Liên Hiệp Quốc đưa ra, kể cả TQ. Đây là luật mới nhất đưa ra cách cư sử và tính toán về chủ quyền và các ranh giới, lãnh hải và độc quyền khai thác kinh tế của các nước trên biển (EEZ).

Mặc dù đã ký Công Ước 1982, TQ đã không ngừng dùng các thủ đoạn để cố xâm chiếm 80% BĐ qua việc “lấy thịt đè người”, dùng đủ thủ đoạn để ép các nước nhỏ chấp nhận các yêu sách của họ (cấm đánh cá, đâm tàu của ngư dân đánh các trong vùng biển truyền thông của họ, ép không cho khai thác dầu khí trừ khi cùng khai thác với TQ, vv). TQ đã dùng trước hết yêu sách chủ quyền lịch sử để công bố chủ quyền của họ trên biển. Các tranh chấp của TQ tại BĐ đã đưa đến nhiều căng thẳng tranh chấp biên giới với các nước nhất là VN và Philippines. 


Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Ts Đinh Xuân Quân: Hệ Quả Thỏa Thuận Quốc Phòng Mới Aukus

Trong tuần qua vào ngày 15 tháng 9, 2021 Hoa kỳ đã gây một cú “shock” với thỏa thuận quốc phòng mới gọi là AUKUS (chữ họp lại của Australia, United Kingdom và US) tại Thái Bình Dương. Chính sách quốc phòng mới gồm 3 nước nói tiếng Anh có cái gì khác với các hiệp ước quốc phòng trước đây như ANZUS (Australia, New Zealand và US) và liên minh QUAD gồm Ấn, Nhật, Úc và HK?

Theo tác giả thì đây là việc thay thế hiệp ước ANZUS trước đây và sự trở lại của nước Anh sau vụ Brexit (ra khỏi khối EU) là hai điểm nổi bật.

Trước đây trong thời chiến tranh lạnh thì có hai hiệp ước phòng thủ quân sự - SEATO và ANZUS. Hai hiệp ước này nay không còn giá trị vì có khá nhiều thay đổi tại Á châu nhất là có hiệp hội ASEAN và nhất là sự trỗi dậy của TQ muốn tranh ghế số 1 của Hoa kỳ tại Á châu.

Trong 4 năm, chính sách của cựu TT Trump không mấy giúp hỗ trợ sự tin cậy của các nước Á châu, dù là đồng minh hay không đồng minh của Hoa kỳ. Chính phủ TT Biden phải vội vàng trấn an các nước trong khu vực và đưa ra nhiều thỏa ước mới hợp thời hơn. Các sách lược chính trị đang bị đảo lộn vì nó cho thấy Hoa kỳ còn nhiều đồng minh trong khu vực.

Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi trong việc Hoa kỳ xoay trục về Á châu, kéo theo những thay đổi về chính trị, quân sự và kinh tế. Việc bà phó TT Harris thăm VN, việc các tướng Hoa Kỳ thăm khu vực Á châu có nằm trong các thay đổi mà Hoa kỳ đang dự tính trong ván cờ cạnh tranh với TQ ? Việc Ngoại trưởng Vương Nghị của TQ chạy theo sau bà Harris có phải là để chống thế cờ Hoa kỳ? Việc Bộ trưởng quốc phòng Nhật đến VN cùng lúc với NT Vương Nghị có phải là một đòn chính trị ngoại giao khôn khéo của VN?

Đó là cái nhìn toàn thể các hoạt động bề nổi, nhưng thực chất Hoa kỳ đang tái sắp xếp các con cờ ra sao?

Việc xây dựng một thỏa ước quốc phòng mới có ảnh hưởng gì đến các nước trong khu vực và đâu sẽ là phản ứng của Trung Quốc ? Các nước khác phản ứng ra sao nhất là Pháp bị mất một hợp đồng rất lớn đóng các tàu ngầm diesel cho Úc? Đừng quên là Pháp cũng có một lãnh thổ rất lớn tại khu vực Thái Bình Dương và đang bị Anh qua mặt trong tình thế hiện tại. Hiệp ước này có ảnh hưởng giây chuyền với các đồng minh khác tại Âu châu hay các nơi khác, nhất là quan hệ Anh - Pháp?

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

TS Đinh Xuân Quân: Afghanistan Trong Tương Lai Gần

Trên truyền thông chúng ta có thể thấy những hình ảnh kinh hoàng của cuộc “di tản” Kabul bằng máy bay C 17 và cuộc triệt thoái quân đội Hoa kỳ vào ngày 31 tháng 8 năm 2021 sau 20 năm đồn trú tại đây.

Nó làm cho chúng ta những người Việt Nam tưởng nhớ đến cuộc di tản tại Việt Nam vào 1975. Nhưng về thực chất Saigon và Kabul khác hẳn nhau. Trước hết là phi trường Kabul không bị pháo kích hay bị ném bom mà chỉ bị ISIS bắn hỏa tiễn vào phi trường nhưng bị phòng không Hoa kỳ bắn hạ cho nên không có thiệt hại gì đáng kể; chỉ có một vụ nổ bom tự sát làm 13 lính Mỹ và hơn 170 người Afghan thiệt mạng.

Trong 17 ngày, Hoa kỳ đã mang trở lại 6,000 lính dù và thủy quân lục chiến để giữ trật tự cho phi trường. Người dân Afghan sợ sãi vì kinh nghiệm của quá khứ đã gây tê liệt cho hoạt động cửa phi trường, nhất là khi cảnh sát và quân chính phủ Afghanistan đã biến mất. Dân chúng tụ tập tại nhiều cửa trong đó một cửa gần khách sạn Baron (mà trước đây tác giả đã ở trong vài năm). Không quân Hoa kỳ và một số máy bay đồng minh NATO (Anh, Pháp, Úc, Hà Lan, vv.) đã di tản được hơn 120,000 kiều dân Hoa kỳ, các nước khác và một số người Afghan. Đó là một kỳ công đáng kể tron một thời gian ngắn.

Chuyện Afghanistan còn dài nhưng tác giả xin nói về tân nội các Taliban, và các phản ứng của các nước láng giềng. Sau khi Taliban nắm chính quyền thì thử thách trước mắt là gì? Kinh tế? Lòng dân? Tác giả đã làm việc 7 năm tại đây và đã viết cuốn sách “Kiên trì với l‎ý tưởng – từ Saigon đến Kabul” do nhà xuất bản Người Việt ấn hành năm 2020. Tác giả đã chia sẻ một số hiểu biết về Afghanistan cho độc giả Việt Nam, vốn không mấy quen thuộc với đất nước này.

Thành phần chính của chính phủ Lâm thời Afghananistan


Khi chiến thắng, quân Taliban có những tuyên bố ôn hòa, ví dụ cho phép phụ nữ học hành và đóng góp cho xã hội, cố giữ các liên hệ với các nước ngoài… Nhưng hiện còn quá sớm để đánh giá sự thật ra sao.

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

TS Đinh Xuân Quân: Tranh chấp Mỹ - Trung hay Cuộc chạy đua giành vị trí số 1 thế giới

Hai ngày sau cuộc họp Mỹ - Trung tại Alaska (Thứ 5 25/3/21) TT Biden đã tuyên bố trong cuộc họp báo đầu tiên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sẽ là cuộc chạy đua giữa các nước dân chủ và các nước độc tài. Ông đi xa hơn và nói TT Vladimir Putin cũng như CT Tập Cận Bình tin là trào lưu của thế giới sẽ là các nước độc đoán, vì dân chủ không thành công. Vậy là cuộc chiến giữa các nước dân chủ và các nước độc đoán bắt đầu.

Trong một bài mới đây trên Diễn Đàn Thế Kỷ, tác giả cho là thời kỳ TQ ru ngủ Hoa Kỳ, với những hứa hẹn không thực hiện, với gián điệp và ăn cắp khoa học kỹ thuật của các nước phe dân chủ là đã qua.

Không thành công ru ngủ HK tại Alaska, NT Vương Nghị đã gặp NT Nga Lavrov để tố cáo HK và các nước Tây Âu trùng phạt và xía vào nội bộ của họ. (Cũng nên nhắc lại trừng phạt là vì Nga chiếm Crimea và những việc TQ xía vào Hong Kong, Diệt chủng tại Tân Cương hay Đài Loan).

TQ và Nga tố Hoa Kỳ ăn hiếp, xía vào nội bộ các nước khác và gây khó khăn cho hòa bình thế giới và ngăn phát triển.

Không chịu thua, NT Vương Nghị tiếp tục công du các nước Trung Đông kể cả đồng minh HK là Saoudi, Thổ và Iran. Tại đây TQ ký hiệp định 25 năm về đầu tư trong khi Tập cẩn Bình hứa giúp Bắc Triều Tiên.

Việc này cho thấy là thế giới đang chia dần thành hai phe: một bên là Hoa Kỳ và các nước dân chủ dựa trên các quy tắc dân chủ, nhân quyền và luật lệ quốc tế; còn bên kia là TQ một nước độc tài đang trỗi lên.

TQ ngày càng mạnh và dùng các chính sách độc đoán để giành lấy vị trí số 1 trên thế giới. TQ còn nói là hơn 80 nước trong cơ quan nhân quyền của LHQ ủng hộ lập trường của họ. Trung Quốc ngày càng chi phối các cơ quan LHQ (trong khi cựu TT Trump bỏ sàn chơi này cho TQ). Thế giới có vẻ đang đi tới một chiến tranh lạnh thứ 2, và sẽ có một cuộc cạnh tranh dữ dội giữa hai phe.

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Ts Đinh Xuân Quân: Cuộc Họp Mặt Trung - Mỹ ngày 22-23 Tại Anchorage – Alaska

Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ngoại giao của chính quyền tân Tổng Thống J. Biden của Hoa Kỳ và ngoại giao của Trung Quốc từ khi có cuộc đàm thoại 2 tiếng giữa TT JBiden và Tập cận Bình vào dịp Tết Âm lịch. Trong cuộc họp trực tiếp này, hai bên đã có những đối đáp gay gắt.

Phía Trung Quốc do ông Dương khiết Trì (DKT)- thành viên bộ chính trị và ông Vương Nghị (VN) bộ trưởng ngoại giao cáo buộc phía Mỹ do ngoại trưởng A. Blinken và Jack Sullivan cố vấn an ninh đã “nói thẳng” những vấn đề giữa hai bên.

Trong lời mở đầu NT Antony Blinken và cố vấn an ninh Jake Sullivan đã nêu lên những mối quan ngại sâu sắc của HK về các hành động của Trung Quốc như đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) ở Tân Cương, bóp chết nền dân chủ tại Hong Kong, các hăm dọa Đài Loan, các cuộc tấn công mạng (cyberattacks), việc dùng sức mạnh kinh tế gây áp lực cho các đồng minh của HK (Úc, Canada). Tất cả các việc này đều đe dọa và làm tổn hại trật tự và ổn định thế giới dựa trên pháp luật. Các quan ngại này không phải là những quan ngại nội bộ và do đó phía HK phải nêu lên.

Không bỏ qua, trong 16 phút ông Dương Khiết Trì (DKT) đã trả lời là nay ít người tin tưởng vào Dân chủ kiểu Hoa Kỳ, TQ nay đã có nhiều tiến bộ về nhân quyền và nay HK có quá nhiều vấn đề về Dân chủ, nhân quyền. Ông DKT “tố” là HK đã dùng tư pháp của mình lấn qua các nước khác qua việc sử dụng sức mạnh quân sự và tài chính của mình ngăn cản thương mại và xúi giục các nước chống TQ.

Theo giới truyền thông, mối quan hệ giữa hai siêu cường đang ở mức căng thẳng nhất trong nhiều năm. Vậy có thể đánh giá cuộc gặp gỡ tại Anchorage ra sao?

Nhiều người hiểu là TQ đã sỉ nhục HK, nhưng chúng tôi có suy nghĩ khác.

Bối cảnh cuộc gặp gỡ này nên được đánh giá ra sao?

Bối cảnh


Thứ Ba, 12 tháng 1, 2021

TS Đinh Xuân Quân: Từ California, vài nhận xét về ngày 6/1/2021

Cả thế giới còn bị sốc trước hình ảnh những người cực hữu xâm chiếm tòa nhà Quốc Hội vào ngày 06/01/2021 trong thời điểm lưỡng viện Quốc Hội xác nhận kết quả việc kiểm phiếu đại cử tri, công nhận chiến thắng bầu củ toan quốc của Joe Biden. Thay vì “Nước Mỹ vĩ đại” ta đang thấy một “nước Mỹ nhục nhã” qua những hình ảnh bạo loạn, chiếm thành trì nền dân chủ Hoa Kỳ bởi những kẻ cực đoan, ủng hộ tổng thống thất cử Trump. 

Cả thế giới, phe đồng minh cũng như các nước thù nghịch lên tiếng chỉ trích hoặc nhạo báng. Giới chuyên gia thì cho rằng trách nhiệm của vụ hỗn loạn thuộc về Donald Trump, người « xúi giục, kích động » những thành phần cử tri cực hữu từ trước ngày 3/11 nhằm giữ lại quyền hạn thêm 4 năm nữa, dù là thua phiếu.

Từ năm 1815 đến nay chưa bao giờ Quốc Hội Hoa kỳ bị xâm chiếm. Thế rồi bỗng nhiên một ngày đầy xấu hổ lại xảy ra cho nước Mỹ, đó là ngày 6 tháng 1, 2021, và lạ lùng thay, cả thế giới thấy cờ vàng ba sọc đỏ tham gia trong cuộc “đảo chính hụt” này! 

Sau đây là tóm tắt các sự kiện trong vụ bầu TT trong cơ đại dịch Covid 19, các vụ kiện tại 6 tiểu bang chiến trường (Pennsylvania, Arizona, Michigan, Wisconsin, Georgia,… ) do LS Guigliani người tin cậy TT Trump và một nhóm luật sư của ông ta viện cớ ăn gian đại trà, phần mềm gian, máy bầu của Dominion, do các thuyết “âm mưu” do một số cơ quan truyền thông cực hữu như Epoch time, Washington Time, nhóm Qnon, hay chính phe ‘gia nô’ của đảng cộng hòa đưa tin đến vụ tổ chức biểu tình ngày 6/11 phản đối bầu cử “gian lận – cướp bầu cử. ” Các cử tri VN cũng tham gia qua trung gian của các tờ Epoch time bản tiếng Việt, các you tuber đủ loại, kể cả việc dùng những tin từ Việt Nam, do những người không biết gì về Hoa Kỳ, không có quyền bầu cử ở đây nhưng cũng muốn tham gia.

Luật bầu cử tại Hoa kỳ rất rõ : các tiểu bang chịu trách nhiệm tổ chức. Vì có 50 tiểu bang do đó thủ tục bầu cử có khác chút ít giữa các tiểu bang. Vì có đại dịch, một số quốc hội tiểu bang đã thay đổi thủ tục bầu cử nhất là về phiếu khiếm diện. Cách bầu qua phiếu khiếm diện có từ lâu, và vào ngày bầu cử 3/11 2020 hình thức bầu này đã được áp dụng rất phổ biến. 

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

TS Đinh xuân Quân*: NGƯỜI GIỮ 16 TẤN VÀNG CỦA VNCH QUA ĐỜI TẠI CHIANG MAI



Người có trách nhiệm và giữ 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia (NHQG), tài sản của Việt Nam đã qua đời tại Chiang Mai, Thái Lan thọ 81 tuổi (tháng 9 1937-2018).  Ông mất ngày 26 tháng 1, năm 2018. Nhân dịp 49 ngày ông mất tôi xin có bài sau đây.

Trong giới Kinh Tế Tài Chính, nhất là vào những năm chót của VNCH, ai cũng biết đến Thống đốc trẻ tuổi của Ngân Hàng Quốc Gia là ông Lê Quang Uyển (LQU).

Sau khi tốt nghiệp HEC (Hautes Etudes Commerciales) tại Paris năm 1960, ông Lê Quang Uyển đã về VN phục vụ. Ông đã làm một thời gian ngắn làm cho Ngân Hàng Pháp Á (BFA – Banque Francaise de l’Asie).  Sau đó ông Lê quang Uyển cũng như nhiều chuyên viên trẻ khác cũng bị động viên vào quân đội lên đến cấp Đại Úy.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

TS Đinh Xuân Quân: “NHU THẮNG CƯƠNG” HAY TẠI SAO PHILIPPINES THÀNH CÔNG TRONG VỤ KIỆN TRUNG QUỐC QUA LUẬT BIỂN


Tranh chấp Trung-Phi tại Biển Đông được đưa ra trước Tòa Án Hòa Giải quốc tế vì Philippines bị Trung Quốc chiếm dần, xây cất các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Khi Philippines đưa Trung Quốc ra Tòa Án Trọng Tài ở LaHaye (gọi trong bài này là Tòa), họ khôn khéo không nói về chủ quyền (vì Tòa Hòa giải không phải là nơi đưa các tranh chấp này) mà họ chỉ muốn Tòa nói rõ về Luật Biển UNCLOS để dành lại chủ quyền.

Trung Quốc dựa trên chủ quyền lịch sử, bản đồ 9 đoạn (người Việt gọi là đường lưỡi bò) mà họ tự vẽ sẽ chiếm khoảng 85.7% Biển Nam Hải (gọi trong bài là Biển Đông) hay 3.5 triêu km2 trong đó Philippines sẽ mất 80% vùng độc quyền kinh tế (EEZ). Hồ sơ tranh chấp giữa Phi và Trung Quốc, có 5 điểm chính:

  • Chủ quyền dựa trên lịch sử- Việc Trung Quốc đòi quyền trên Biển Đông dựa trên lịch sử có đi ngược với UNCLOS? Bản đồ 9 đoạn có giá trị hay không? Một trong những hậu quả từ phán quyết của Tòa là Trung Quốc có quyền hay không trên các tài nguyên của Biển Đông?
  • Các hiện tượng như đá nổi, đá chìm, đảo, v.v. ở Trường sa (chỗ mà  người có thể sinh sống có cho phép có hải phận hay không?;
  • Các hiện tượng như đá nổi, đá chìm, đảo, v.v. ở Trường sa có cho phép đòi khu đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý hay không?
  • Về Đá chìm Scarborough – Nơi đánh cá truyền thống của ngư dân Phi, vậy ngư dân Phi có quyền đánh cá ở đây?
  • Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo đã gây thiệt hại cho môi trường.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

TS Đinh xuân Quân: 100 Ngày Tới của Tân TT TRUMP


Trong một chính thể dân chủ người dân có quyền phát biểu bất mãn của họ qua các cuộc bỏ phiếu để thay đổi chính sách công theo ý họ. Người dân Mỹ đã bất mãn vì họ có cảm tưởng là hiện tượng toàn cầu hóa, chính sách cạnh tranh kinh tế làm họ mất việc làm (trong những công nghệ lỗi thời về technology như than đá, vv), chi phí bảo hiểm y tế tăng, sự áp đặt và chia rẽ và bất lực của giới lãnh đạo ở Washington DC, thất vọng vì 8 năm cầm quyền của một vị tổng thống da đen (mặc dù ông này đã lấy lại tăng trưởng kinh tế, làm hòa với bên ngoài, vv).

“Ngựa đã về ngược.” Ứng cử viên Trump đã có nhiều lời hứa hẹn nhất là những việc ông ta sẽ làm trong 100 ngày khi nhận chức. Hơn nữa nay đảng Cộng Hòa vẫn giữ được đa số trong Thượng và Hạ viện cho nên chính phủ Trump có nhiều xác xuất thành công hay thất bại mà không có thể đổ tội cho ai như trước.

Vậy chúng ta sẽ đánh giá các lời hứa này ra sao? Nhiều chính phủ đồng minh hay các nước cạnh tranh với Mỹ lo lắng và nhất là các dân nhập cư VN sẽ ra sao? 

Kể từ khi đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, ngày 08/11/2016, với các cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ, nay liên tục có nhiều tín hiệu cho thấy ông Donald Trump (DT) đang buộc phải điều chỉnh nhiều cam kết cực đoan trong quan hệ quốc tế, cũng như trong các vấn đề của nội bộ nước Mỹ. Trong những cam kết trong cuộc tranh cử có việc ông muốn đưa nước vĩ đại trở lại, liệu Donald Trump sẽ yêu cầu Mêxicô bỏ tiền chi cho việc xây dựng bức tường biên giới giữa hai nước? Liệu có bỏ Obamacare không? Liệu có ngăn chặn người di dân Hồi Giáo...?

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

TS Đinh Xuân Quân - Sau Phán Quyết - Lập Trường Việtnam Về Vụ Tranh Chấp Việt-Tq Về Biển Đông


Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế (PCA) tại The Hague, hôm Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016, bác bỏ tuyên bố chủ quyền dựa trên tính cách lịch sử và đường 9 đoạn hình (lưỡi bò) chiếm hơn 80% hay gần 2 triệu km vuông Biển Ðông của Trung Quốc.  Phán quyết có tính lịch sử của Tòa Trọng Tài Thường Trực Liên Hiệp Quốc về cuộc tranh chấp chủ quyền hải đảo và các vùng biển giữa Trung Quốc và Phillipines ngày 12 tháng 7 năm 2016 đã làm rõ thêm tình trạng BĐ. 
Việc tranh chấp tại Biển Đông đã kéo dài từ năm 2013 đến nay. Tòa trọng tài Thường Trực (PCA hay Permanent Court of Arbitration) nay đã ra phán quyết.[1]/ 
Khi Tòa đã minh thị tuyên bố “vô hiệu hóa Đường Lưỡi Bò” và nhất là bác bỏ lập luận “yếu tố lịch sử không thể tranh cãi” của TQ, thì đây là việc “công lý thắng cường lực.” Điều này cho thấy thế giới dựa trên luật và việc này có thể thuận lợi cho những tranh tụng của Việt Nam trong tương lai. 

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

TS Đinh xuân Quân - Phán Quyết Về Vụ Tranh Chấp Philippines - Tq Về Biển Đông David Hạ Goliath (Kỳ 2)


Việc tranh chấp tại Biển Đông đã kéo dài từ năm 2013 đến nay. Tòa trọng tài Thường Trực (PCA hay Permanent Court of Arbitration) nay đã ra phán quyết.[1]/ (Xin xem bản phán quyết)

Căng thẳng ở Biển Đông đã diễn trong nhiều thập kỷ qua và gây căng thẳng trong những năm gần đây do việc TQ dùng sức mạnh và xây các đảo nhân tạo – hầu dành quyền khai thác các tài nguyên biển.

Tranh chấp này có cả ngụ ý chính trị là một thế giới dựa trên luật pháp quốc tế (Hoa kỳ và các nước) và bên kia là Trung Quốc (TQ) đang trỗi dậy mạnh mẽ, thành một siêu cường đang lên dựa trên “chủ quyền lịch sử” và sức mạnh để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Tòa Trọng tài Thường Trực-PCA tại La Haye chính thức công bố phán quyết về vụ việc Philippines kiện Trung Quốc về đường đứt khúc 9 đoạn vẽ ra tại Biển Đông nhằm tuyên bố chủ quyền ở đó. Phán quyết của Tòa dài 479 trang gồm trong 10 chương và trong đó Philippines thắng 14 điều còn điều 15 thì là dĩ nhiên theo phán quyết chung. 

Đây là một thắng lợi của công lý quốc tế - của David trên Goliath – của nước nhỏ trên nước lớn nhờ Tòa án Trọng Tài – nhờ luật.

Trong phần hai bài này (Xin xem kỳ 1 đã đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 13 tháng 7, 2016) tác giả cố gắng làm rõ những gì Tòa đã phán quyết và ảnh hưởng (tốt hay xấu) trên TQ và các nước trong vùng, nhất là đối với Việt Nam.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

TS Đinh Xuân Quân - Phán Quyết Về Vụ Tranh Chấp Philippines-Tq Về Biển Đông Hay David Hạ Goliath (Kỳ 1)


Vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông đã kéo dài từ năm 2013 đến nay. Tòa trọng tài Thường Trực (PCA hay Permanent Court of Arbitration) nay đã ra phán quyết. 
Sau 17 năm đàm phán song phương với Trung Quốc (TQ) về Biển Đông (BĐ)– về chủ quyền các đảo, mỏm đá, hay bãi san hô để đánh dấu chủ quyền khai thác kinh tế mà không đạt được kết quả, Philippines đã nộp đơn cho tòa án PCA nhờ phân giải  để biết ai có quyền khai thác các tài nguyên của BĐ.  
Philippines đã yêu cầu tòa án PCA ra phán quyết về yêu sách lãnh thổ đầy tham vọng của TQ với đường 9 đoạn (lưỡi bò) là không hợp lệ, chiếu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trước tham vọng của TQ Philippines có nguy cơ bị mất một mảng lớn lãnh thổ trên biển. Ông Antonio Carpio của Tòa Thượng Thẩm Philippines tuyên bố: “Sự hung hăng của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất từ bên ngoài đối với Philippines kể từ Đệ nhị Thế chiến đến nay”. Philippines đã đưa TQ ra Tòa Án Trọng Tài vào tháng 1, 2013. Nay sau 3 năm xem xét, Tòa vừa ra phán quyết về vụ kiện. 

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

TS Đinh Xuân Quân - ĐÁNH GIÁ CHUYẾN ĐI BA NGÀY CỦA TT OBAMA 23-25/5 2016


Sau khi Tổng Thống Obama rời Việt Nam, nhiều người muốn đánh giá chuyến viếng thăm ngắn ngủi của ông tại quốc gia này. Nhiều chuyên gia thì cho là phía Hoa Kỳ đã “hưởng quá nhiều”, trong khi cái “được” duy nhất mà cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại cảm nhận thì chỉ duy nhất có việc trả tự do cho cha Lý.

Nhưng nếu nhìn một cách tổng quát, chuyến đi này gồm 3 phần rõ ràng:

Nghi thức quốc gia hay TT Obama nói chuyện với chính phủ - đảng ngày 23/5/2016

Townhall ngày 24/5/2016 hay TT Obama nói chuyện với quần chúng VN tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc gia

Vào Sài Gòn, TT Obama nói về tương lai, về kinh tế, nói chuyện với giới trẻ và Việt Kiều làm business tại đây, ngày 25/5/2016.

Bài này sẽ phân tích một cách cặn kẽ ba ngày này.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

TS Đinh Xuân Quân - Việt Nam và TPP Những cam kết của Hà Nội - Washington về Lao động và Nhân quyền

Việt Nam và TPP
Những cam kết của Hà Nội - Washington về Lao động và Nhân quyền

  
Hôm Thứ Năm 5/11/2015 vừa qua, Văn phòng Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ công bố nội dung các cam kết giữa 12 nước có sản lượng bằng 40% sản lượng toàn cầu.

TPP là gì? TPP là chữ tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các thành viên của TPP gồm: 1) Úc; 2) Brunei; 3) Chile; 4) Malaysia; 5) Mexico; 6) New Zealand; 7) Canada; 8) Peru; 9) Singapore; 10) Vietnam; 11) Mỹ và 12) Nhật Bản. Các quốc gia thành viên của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

TS Đinh Xuân Quân - VIỆT NAM SẼ PHẢI LÀM GÌ SAU CHUYẾN VIẾNG THĂM HOA KỲ CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG


Chuyến đi của Tổng Bí Thứ (TBT) Nguyễn Phú Trọng (NPT) đã gây nhiều tranh cãi.  Một trong những lý do bề ngoài là đàm phán về PTT, nhưng trong thâm sâu, vẫn là vấn đề tranh chấp Biển Đông với TQ. 

Khi Hoa Kỳ xoay trục về Thái Bình Dương (TBD) người Việt Nam từ Hải ngoại hay Quốc Nội đều “hồ hởi - phấn khởi,” thấy ngay Mỹ lại “cứu VN”.

Sau khi TBT Trọng có dịp gặp các giới chức Mỹ, ra tuyên bố chung với TT Obama, thì liệu có phải VN đang xoay trục về phía Hoa kỳ - “ĐCSVN tự diễn biến” theo người đứng đầu ĐCSVN? Chuyến đi của TBT Trọng và các ủy viên Bộ Chính trị khác đến Hoa Kỳ đã giúp ĐCSVN đánh giá về xu hướng tương lai của mối quan hệ VN-Hoa Kỳ và đánh giá của họ về việc có thể coi Hoa Kỳ như là một đối tác đáng tin cậy.  Nay ĐCSVN sẽ phải làm gì?

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Đinh Xuân Quân - MỸ - ẤN 2015 – PHẢI CHĂNG VÁN CỜ MỸ - TRUNG 1972 ĐƯỢC TÁI BẢN?

TT. Obama bên Trái và TT Modi bên phải
Vừa qua các tin tức cho thấy trong việc xoay trục của TT Obama đã có điều đột phá. Đây có phải tái bản việc TT Nixon gặp TQ hay không vào năm 1972?

Tin nổi cho thấy Obama là TT Mỹ đầu tiên tham dự lễ quốc khánh Ấn Độ chưa kể Mỹ-Ấn loan báo đột phá trong thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự.  TT Barack Obama của Hoa Kỳ là vị khách cao cấp nhất tới dự lễ duyệt binh thường niên nhân Ngày Quốc khánh Ấn Độ vào ngày thứ hai 26 tháng 1 hàng năm. Hình ảnh cũng cho thấy sự nồng nhiệt đặc biệt của TT Obama trong sự ủng hộ TT Narendra Modi.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

TS Đinh Xuân Quân - TỪ SHANGRILA QUA CSIS ĐẾN PALM SPRINGS HAY CHÍNH SÁCH CỦA MỸ TẠI BIỂN ĐÔNG


TS Đinh Xuân Quân

Những động thái của Trung Quốc (TQ) tại Biển Đông (BĐ) và Biển Hoa Đông  (cấm đánh cá, đâm tàu, bắt giữ ngư dân, đòi đảo Senkaku, vv) đã gây nhiều bực mình tại Á Châu về sự “Trỗi dậy trong Hòa Bình của TQ.” Tại Diễn đàn đối thoại an ninh khu vực Á châu gọi là Shangri-La được tổ chức hàng năm tại Singapore để cho các bộ trưởng quốc phòng trao đổi lập trường về các vấn đề quốc phòng tại Á châu, năm nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) đã được mời đọc bài tham luận chính (key note speaker) trong ngày khai mạc 31/05/2013. Tại đây tướng Thích Kiến Quốc, phó tham mưu trưởng quân đội TQ cũng lên tiếng về BĐ và BT Hagel cũng lên tiếng. Vậy lập trường quốc phòng của các bên ra sao?


Tại Hội thảo “Kiềm Chế căng thẳng BĐ” ngày 5-6/6 tại Washington DC, quy tụ gần 200 người tham dự. Trong hội thảo này các nhà nghiên cứu của TQ, VN, Mỹ và các nước khác đã tranh luận về vấn đề BĐ. Ta có thể rút được những bài học nào?

Gần đây nhất đã có cuộc gặp Trung-Mỹ mà ông Tập Cận Bình (TCB) chủ tịch TQ đã gặp TT Obama để “xây dựng lòng tin,” duyệt qua tất cả các vấn đề giữa hai quốc gia. Hai bên phải tìm hiểu quan điểm của nhau trên những vấn đề lớn kể cả vấn đề “chiến tranh trên mạng” (cyberwar), vấn đề Bắc Hàn, Biển Đông và Biển Hoa Đông v.v... mỗi bên cho bên kia biết họ muốn gì.

Vậy qua ba cuộc gặp gỡ của phía quốc phòng, phía các nhà nghiên cứu BĐ và thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo trên ván cờ Mỹ-Trung, ta có thể rút những bài học gì cho VN?

Diễn đàn quốc phòng Shangri La

Tại Singapore, Thủ tướng NTD nói đến việc “Cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta.” Lần đầu tiên một giới chức cao cấp VN phát biểu quan điểm về BĐ.  Ông NTD nhìn nhận rằng: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Qua tuyên bố như thế, coi như VN có một chính sách đối ngoại mới đối với TQ. (1) /

Về phía TQ, qua phát biểu của Tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân TQ cho là “Các tàu chiến TQ sẽ tiếp tục tuần tra tại các vùng biển mà TQ tuyên bố thuộc chủ quyền của họ (2) /và các cuộc tuần tra như thế là ‘hợp pháp’ và rằng chủ quyền của nước ông đối với những vùng biển này là ‘không thể tranh cãi’. Đây chính là ngôn ngữ ngoại giao của kẻ tự coi Biển Đông như cái ao nhà.

Bộ Trưởng QP Hagel (3) / của Mỹ nêu lên quan điểm của họ.  Ông Hagel trình bày chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đối với khu vực và “chủ yếu là một chiến lược kinh tế và văn hóa, ngoại giao" và cũng đã học được tầm quan trọng của việc nước Mỹ phải làm thế nào "để tham dự một cách khôn ngoan ở châu Á."

Ông Hagel trình bày chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đối với khu vực và “chủ yếu là một chiến lược kinh tế và văn hóa, ngoại giao" và nhất là quân sự để trấn an các nước Á châu nhất là các đồng minh.

Hội thảo CSIS tại Washington DC về BĐ

Từ ngày 05 và 06/06/2013, Trung tâm Nghên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) (4) / đã tổ chức hội nghị về những căng thẳng trên Biển Đông, với sự tham gia của Mỹ, cũng như của đại diện từ các nước Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Đài Loan. Trọng tâm là những đề xuất để giải quyết bất đồng giữa sáu quốc gia tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Họ có bàn về việc Philipines kiện TQ ra trước tòa án quốc tế, việc áp dụng công pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp, cũng như những đề xuất về việc tạm gác các tranh chấp sang một bên để cùng khai thác các tài nguyên Biển Đông.

Nhiều học giả như ông G. Poling của CSIS, ông P. Cronin thuộc trung tâm An ninh Hoa kỳ, ông W. Shicun của TQ, ông Yann Huei Song của Đài Loan, ông Castro của Phi và ông T.T Thụy của VN.  Sau khi các bên trình bầy thì các học giả cho là TQ cần theo luật pháp quốc tế.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Palm Springs – Rancho Mirage
Đối với truyền thông TQ cuộc gặp thượng đỉnh tại Palm Springs được cho đó sẽ là khung làm việc giữa hai nước trong thập niên tới.  Tại đây ông TCB gặp Obama để hai bên duyệt qua và tìm hiểu quan điểm của nhau về  những vấn đề như Triều Tiên, khó khăn tại Hoa Đông, tại Biển Đông, những quyền lợi “cốt lõi” của TQ, về khí thải v.v... để biết mỗi bên muốn gì và có thể nhượng bộ tới đâu. Hình ảnh gặp gỡ tay đôi trong chỗ thân mật không cần nghi lễ như thế cho cảm tưởng TQ nay đã lên chỗ ngang hàng với Hoa Kỳ, hai bên chia sẻ để hiểu ý nhau như là hai người khổng lồ của thế giới, cần hiểu nhau để tránh những xung đột không cần thiết.

Theo cố vấn T. Donilon, hai bên (5) / đã bàn về bán đảo Triều Tiên, về quyết định “phi hạt nhân hóa” bán đảo Triều Tiên, về kinh tế, về cyberwar, về vấn đề quốc phòng tái cân bằng lực lượng, về khí hậu, vv.  Thượng đỉnh Mỹ-Trung đã đi tới việc hứa phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, trao đổi để giải quyết các vấn để sở hữu trí tuệ - chống xâm nhập dò thám bằng mạng internet, và về vấn đề hâm nóng địa cầu qua việc bỏ việc sử dụng khí CHF (làm nóng địa cầu).

Cuộc đàm phán trực diện tại Palm Springs đã giúp hai bên Mỹ - Trung hiểu lập trường của nhau. Ý nghĩa của thượng đỉnh là khi Tập Cận Bình còn cầm đầu TQ thì hai bên sẽ cố gắng tìm các giải pháp tránh né các xung đột (ví dụ về Senkaku thì Obama có nhắc cho TCB là Mỹ có ký thoả ước quân sự với Nhật cho nên tại Shangri La tướng TQ Thích Kiến Quốc đã dịu giọng). Tất cả các vụ bất đồng ý kiến về quyền lợi sẽ phải được giải quyết dựa trên căn bản đó. Như vậy cuộc gặp gỡ TCB và Obama tại Palm Springs dựa trên quyền lợi của hai nước lớn nhưng họ cũng còn rất nhiều vấn đề còn phải làm việc thêm vì chưa giải quyết xong.

Các tin khác

Hai ngày sau cuộc họp thượng đỉnh, tin tức (6)/ cho biết cả ngàn quân Nhật đến Mỹ tập trận tại Pendleton California. Nhật đưa ba chiến hạm, khoảng 1.000 binh sỹ và bốn máy bay chiến đấu vượt TBD đến tham gia cuộc tập trận dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 11/6. New Zealand và Canada cũng gửi lực lượng đến tham dự. Cuộc tập trận này sẽ giúp lực lượng Nhật phản ứng tốt hơn và diễn ra ngay sau khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình hội đàm với TT Obama.

Về phía Quốc hội thì một dự thảo nghị quyết được trình Ủy ban Đối ngoại Thượng viện (7) /. Ngày 10/06/2013, ba Thượng nghị sĩ đã tố cáo một loạt hành động của TQ trong thời gian gần đây nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền của TQ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Dự thảo nghị quyết (S. Res. 167) mang tựa đề “Tái khẳng định hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ cho việc giải quyết một cách hòa bình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trong vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương” không ngần ngại lên án đích danh TQ là tác giả của một loạt hành động hù dọa hay dùng võ lực nhắm vào các nước từ Philippines, Việt Nam cho đến Nhật Bản.  Dự thảo cũng yêu cầu các nước có tranh chấp thông qua một bộ quy tắc ứng xử để tránh không cho xung đột bùng lên.

Phân tích

Diễn đàn quốc phòng Shagri La tại Singapore đã giúp các phe đưa ra lập trường của họ về BĐ.  Phía VN lần đầu tiên công kích TQ “cường quyền” trong khi phía Mỹ trấn an các đồng minh. Hội thảo CSIS tại Washington DC cho thấy lập trường của TQ là hành động theo ý muốn một cách đơn phương. Quan niệm của các học giả là TQ phải tuân theo luật quốc tế.

Thượng đỉnh Palm Springs chỉ đưa ra lời “hứa phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên” và việc hai bên chấp thuận về môi trường bớt dùng khí CFH làm nóng môi trường. Trong khi đó sẽ tiếp tục làm việc về vấn đề Mỹ tố TQ đánh cắp dữ liệu tin học.

Trên bàn cờ Trung - Mỹ (và nhìn trên bản đồ Thái Bình Dương) thì Nhật, New Zealand và Úc đã gởi quân qua California tập trận. Trong vụ này, nếu nhìn toàn vùng châu Á như một bàn cờ tướng, thì ta thử hình dung đâu là xe, pháo, mã, hay tốt. Trong nhiều tháng qua sau khi Bắc Triều Tiên, một con “tốt” của TQ, đe dọa đánh cả Mỹ, thì nay tại Palm Springs Mỹ-Trung đã hứa “phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”, điều đó có nghĩa là con tốt Bắc Triều Tiên đã "bị thí" trên bàn cờ mới này.

Như vậy mặc dù là có đàm phán ở cấp cao Mỹ-Trung, tại TBD Mỹ vẫn tái phối trí lực lượng, dàn trận ủng hộ các nước TBD và ASEAN làm nhiệm vụ của họ là tăng sức mạnh kinh tế qua TPP và cũng tăng lực lượng quân sự với sự hỗ trợ của Mỹ.  Chiến lược của Mỹ là chuẩn bị vai trò ở nhiều cấp: Xe, Pháo, Mã và Tốt.  

Trong bàn cờ mới mà Mỹ chủ động, Nhật sẽ là con “xe”, điều này được thấy rõ sau khi Thủ tướng Nhật Abe nhậm chức.  Mỹ khuyến khích Nhật mạnh về quân sự và đầu tư thêm về quốc phòng.  Về chiến lược kinh tế, Nhật tham gia vào TPP và đầu tư chiến lược với Ân Độ và Miến Điện chưa kể tiếp tục hợp tác với VN và Phi.  Về quân sự Nhật hứa viện trợ 10 chiếc hải giám nhỏ cho Phi và không biết bao nhiêu chiếc khác cho VN. Nhật cũng đầu tư về quân sự và hải quân Nhật thao diễn quân sự với Mỹ, Úc, Ấn, Hàn. Từ vai trò con tốt Nam Hàn có thể trở nên con ngựa hay con pháo trong ván cờ này và các nước tại Á châu như Phi, Đài Loan, vv. vẫn giữ vai trò là những con tốt.

Còn Việt Nam sẽ đóng vai con cờ gì? Điều này tùy thuộc ở việc VN sẽ có giải pháp ra sao đối với nội bộ của mình: có dân chủ hóa được chút nào không hay vẫn tiếp tục đàn áp những tiếng nói yêu nước, có tăng cường về quân sự hay không v.v... Tùy cách ứng xử của mình, Việt Nam sẽ thành hoặc con mã hay là một con tốt. Trong khi đó chưa biết vị trí của Nga là ở đâu, vì mặc dù Nga là nước đầu tiên Tập Cận Bình đến thăm sau khi nhậm chức, nhưng hai nước này rất nghi ngờ nhau, và Nga vẫn coi TQ là mối đe dọa sát nách.

Kết luận

Tại Shangri La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một bước đi mới về chính sách đối ngoại khác với quá khứ, và đã lên tiếng chỉ trích, dù là không trực tiếp, các hành động “cường quyền, phi lý, trái luật của TQ.”

Cuộc họp CSIS cho thấy TQ bị các học giả chỉ trích về “đường chín đoạn” và không được thế giới văn minh ủng hộ, các học giả còn yêu cầu TQ cần tuân theo luật quốc tế.

Cuộc gặp gỡ Palm Springs cho thấy hai nước lớn có thể ngồi với nhau. Việc nhận định đúng ý nghĩa của cuộc gặp gỡ này sẽ giúp VN tìm ra chiến lược của mình tại Biển Đông.

Nếu nhanh chóng rút ra được các bài học, VN có thể tìm được nhiều giải pháp để chấn chỉnh lòng tin của dân chúng, như ngồi lại với nhóm kiến nghị 72, hay các nhóm dân chủ khác? Hay thả/ân xá Cù Huy Hà Vũ hay các người bất đồng ý kiến khác? Nó sẽ giúp VN từ một con cờ chỉ ở vị trí làm "quân thế" – sẽ có nhiều xác suất trở thành “con tốt sang sông”, hoặc sáng giá hơn, thành con mã hay hay một con xe cỡ nhỏ? Việc nhận thức đánh giá đúng bàn cờ chính trị Á châu và tình hình bài binh bố trận tại Thái Bình Dương giữa lúc này sẽ giúp VN có bước đi đúng trong chiến lược đối phó với Trung Quốc của mình.

TS ĐXQ

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

TS Đinh Xuân Quân - TỪ THÀNH ĐÔ ĐẾN DIỄN ĐÀN SHANGRILA hay TỪ NÓI ĐẾN LÀM


TS Đinh Xuân Quân

Từ cuộc gặp tại Thành Đô năm 1991 với giới lãnh đạo Trung Quốc, Việt Nam luôn luôn nói đến “16 chữ vàng và 4 tốt” ngay cả trước những hành động không vàng mà cũng không tốt như cấm đánh cá, đâm tàu, bắt giữ, ngay cả giết ngư dân VN của Trung Quốc tại Biển Đông, đã gây phẫn nộ cho dân nước ta. Tại Diễn đàn đối thoại an ninh khu vực Á châu gọi là Shangri-La được viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức hàng năm tại Singapore Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (NTD) đã được mời đọc bài tham luận chính (key note speaker) trong ngày khai mạc 31/05/2013. 

Tại Singapore, Thủ tướng NTD nhắc tới nhiều lần ý tưởng chủ đạo trong bài diễn văn quan trọng là “Cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta.” 

Qua nội dung bài tham luận của TT NTD quan điểm của VN là gì? Quan điểm của Trung Quốc là gì? Quan điểm của Mỹ và của các quốc gia khác là gì ?  Thủ tướng NTD đã đưa ra một cách suy nghĩ mới về đối ngoại tại Shangri La nhưng việc này sẽ giúp gì cho các vấn đề đối nội của VN hay không?  

Khó khăn đối ngoại của VN và quan điểm của các bên tại Shangri La

Trong nhiều năm qua thái độ của TQ tại Biển Đông đã làm người dân phải xuống đường và công an đã đàn áp các công dân VN chống TQ, chống “đường lưỡi bò” là những đòi hỏi phi lý và “cường quyền kiểu Đại hán.” 

Qua lời phát biểu của TT NTD các quan sát viên quốc tế cho đây là lần đầu tiên một giới chức cao cấp phát biểu quan điểm của VN: 

VN không liên minh với nước này chống nước khác, không chấp nhận căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ VN, và chính sách quốc phòng của VN là tự vệ; 

TQ và Mỹ là hai cường quốc Thái Bình Dương (TBD) và sự hiện diện của họ đáng hoan nghênh. Họ có trách nhiệm đóng góp vào hoà bình, thịnh vượng, và an ninh khu vực theo các luật quốc tế. 

Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đe dọa an ninh khu vực và quyền lợi mọi nước; 

TQ cần chấm dứt các hành động đơn phương, các đòi hỏi phi lý, trái luật pháp quốc tế, các áp đặt có tính cách cường quyền.  

ASEAN cần đoàn kết, và cảnh báo “một ASEAN thiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cả các nước ASEAN và các nước đối tác.”

Ông nhìn nhận rằng: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Qua phát biểu này, coi như VN có một chính sách đối ngoại mới đối với TQ mặc dù vẫn chỉ là lên án một cách gián tiếp.  

Qua phát biểu của Tướng Thích Kiến Quốc, quan điểm của Trung Quốc là: 
TQ tiếp tục xác định chủ quyền của mình trong vùng tranh chấp; 
TQ đồng ý giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; 
TQ sẽ tiếp tục có hải quân và hải giám trong vùng vì đây là “lãnh hải TQ”. 

Trung tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân TQ cho là “Các tàu chiến TQ sẽ tiếp tục tuần tra tại các vùng biển mà TQ tuyên bố thuộc chủ quyền của họ (1) /và các cuộc tuần tra như thế là ‘hợp pháp’ và rằng chủ quyền của nước ông đối với những vùng biển này là ‘không thể tranh cãi’. Đây chính là ngôn ngữ ngoại giao của kẻ ngang ngược coi Biển Đông như cái ao nhà.  

Bộ Trưởng Hagel (2) / nêu lên quan điểm của Mỹ: 

Chính sách tái phối trí chiến lược hướng về Á châu-Thái Bình Dương là một “cam kết bền vững” (enduring commitment) được thể hiện bằng những hành động cụ thể;
Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng không ảnh hưởng gì đến việc thực hiện cam kết này và Hoa Kỳ sẽ chuyển thêm các vũ khí tối tân và sẽ gia tăng khả năng tác chiến của mình sang Á châu-Thái Bình Dương.

Các nước đối tác của Hoa Kỳ phải vững tin vào mối liên hệ song phương với Hoa Kỳ và những cam kết của Hoa Kỳ đối với họ và đối với khu vực Á châu Thái Bình Dương, kể cả các hiệp ước liên minh mà Hoa Kỳ đã ký kết như với Nhật Bản và Phi Luật Tân. 

Hoa Kỳ cảnh báo và quan tâm đến tiềm năng có thể xảy ra những tính toán sai lầm hoặc các khủng hoảng phát sinh từ những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ / lãnh hải trong khu vực này.

Ông Hagel trình bày chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đối với khu vực và “chủ yếu là một chiến lược kinh tế và văn hóa, ngoại giao" và cũng đã học được tầm quan trọng của việc nước Mỹ phải làm thế nào "để tham dự một cách khôn ngoan ở châu Á."

Các khó khăn đối nội tại VN

Ngày 19/01/2013, một nhóm 72 nhân sĩ/trí thức đã đưa ra bản tham gia ý kiến chi tiết cùng với một bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp (HP) được gọi là “Kiến nghị 72.(3) /.” Việc khởi xướng của họ đã kéo theo một số đóng góp khác của nhiều nhóm về những vấn đề nóng bỏng như đa đảng, quyền con người, quyền tư hữu đất, tổ chức luật pháp, hành pháp, tư pháp, quân đội phi chính trị, trưng cầu dân ý và kéo dài thời gian đóng góp ý kiến. 

Ngày 21/02/2013, nhóm sinh viên và cựu sinh viên Luật Hà Nội (4) / công bố bản kiến nghị độc lập về sửa đổi HP.  

Ngày 28/02/2013, ‘Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do’ gồm 5 điểm chính được công bố và kêu gọi những công dân khác xác nhận: muốn 

bỏ điều 4, đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, và có quyền tuyên bố.   

Ngày 1/3/2013, Hội đồng Giám Mục VN (HĐGMVN) gởi thư đề nghị nhằm vào ba vấn đề: I) Quyền con người; II) Quyền làm chủ của nhân dân; III) Thi hành quyền bính chính trị.  Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (CGVN) công khai và mạnh mẽ lên tiếng về một vấn đề hệ trọng của đất nước.  

Ngày 05/03/2013, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tuyên bố: « … chúng tôi vui mừng thấy giới sĩ phu đất nước, giới trẻ, giới công dân mạng đã gạt phăng sợ hãi bấy lâu, đứng lên nói bằng lời, bằng bài viết, bằng kiến nghị, bằng cả xuống đường đòi hỏi dân chủ hóa đất nước.” 

Ngày 07/03/2013 Khối 8406 lên tiếng: “…Thiết tha kêu gọi đồng bào tiếp tục ký tên ủng hộ 4 văn kiện nói trên, đồng thời ký tên ủng hộ việc mở một chiến dịch đấu tranh dân chủ, đòi nhà cầm quyền cộng sản tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý có quốc tế giám sát,..”  

Ngày 08/03/2013 Giáo hội Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy tán đồng quan điểm chánh trị và ủng hộ các ý kiến của Đức Tăng Thống GHPGVNTN, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, của các nhân sĩ, của anh chị sinh viên, của các Công dân Tự Do và của Khối 8406 đòi đảng Cộng sản phải trả lại quyền Lập hiến và quyền Phúc quyết (Trưng Cầu Dân Ý) của toàn dân. 

Những khó khăn kinh tế trong nước

Theo Tổng cục Thống kê thì VN trong năm 2012 chỉ tăng 5,03%, mức thấp nhất kể từ 13 năm qua (năm 1999 với 4,77%).  Kinh tế VN đang gặp nhiều khó khăn, như mức tín dụng sụt giảm mạnh – đóng băng trong bối cảnh các ngân hàng đầy nợ xấu và thiếu vốn, trong khi đó khu vực kinh tế Nhà nước vẫn hoạt động kém hiệu quả, do nạn tham nhũng và quản lý kém cỏi.

Ta thấy giảm lạm phát phần nào, tăng xuất khẩu và tăng dự trữ ngoại tệ cho năm 2012 (Hối kiều giảm từ trên 10 tỷ xuống còn dưới 9.5 tỷ).  Chỉ số giá tiêu dùng cuối năm là 6,81%, giảm mạnh so với tốc độ phi mã 18,3% của năm 2012 và thấp nhất kể từ 2009 đến nay.  

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 8 lần hạ lãi suất giúp các công ty vượt qua khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, nhưng không chắc là biện pháp đó đủ để cải thiện tình hình trong ngắn hạn.

Trong năm giá địa ốc ở VN đã sụt giảm 30%. 

Chỉ số thị trường chứng khoán VN rơi xuống mức thấp nhất trong một năm. Công ty Moody’s và  Standard and Poor’s đã hạ điểm các trái phiếu của Việt Nam xuống hạng “mang tính đầu cơ cao”.

Hậu quả của tình trạng tăng trưởng chậm lại là thất nghiệp tăng cao. Theo một báo cáo do Tổng cục Thống kê hiện có gần 1 triệu người thất nghiệp ở Việt Nam. 

Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN).  Việt Nam muốn “hoá rồng” theo định hướng XHCN chép mô hình Chaebol qua chính sách “quả đấm thép.” Chính sách này cho thấy thất bại nặng gây nhiều hậu quả xấu.  TS Vũ Quang Việt (5) / nói nhiều về cách quản lý các doanh nghiệp nhà nước không mấy thành công.Theo TS Lê Đăng Doanh (6) / khó khăn nhất trong 20 năm qua là 2011 và cứ "đầu tư 100 đồng thì hàng hóa, tài sản tạo ra được có lẽ chỉ khoảng 40, 50 đồng, còn lại 60, 50 đồng kia nó bốc hơi."

Hệ thống tài chính – Ngân Hàng.  Với gần 50 ngân hàng trong đó có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh [Năm ngân hàng lớn nhất tại VN có tổng tài sản lên tới 63 tỷ đô la.] và 5 ngân hàng nước ngoài. Việt Nam lúng túng trong việc đối phó với lạm phát từ 2008 đến nay 2012 chỉ vì hệ thống tài chính, thị trường tài chính (thị trường vốn + thị trường tiền tệ) bị chính phủ/Ngân hang quốc doanh chi phối. 

Theo công ty tư vấn Anh Quốc Capital Economics đánh giá rằng nợ xấu tại Việt Nam có thể cao gấp ba lần con số thẩm định chính thức và có thể tăng nhanh. 

Nợ xấu ngân hàng cao kỷ lục

Mới đây theo báo cáo của Ủy ban Tài chính của Quốc Hội VN thì “…Tình hình kinh tế và ngân sách hiện nay phải dùng từ “cực kỳ khó khăn.” (7) / và cho số liệu về nợ công của ViệtNam.


Số liệu nợ công từ năm 2003 (tính trên %GDP) 

Trong số nợ trên, và theo định nghĩa nợ công của VNthì chỉ tính nợ được nhà nước bảo lãnh mà "không kể" nhiều khoản nợ rất lớn của DNNN.  Cách tính nợ của World Bank và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công được xác định là tổng khoản vay mượn và trái phiếu phát hành hoặc được bảo lãnh phát hành bởi chính quyền Trung ương, địa phương và cả DNNN. Do đó, số nợ công VN của VN không phải là 54.9% mà lên gần 95% GDP. 

NHNN cho là số nợ xấu là 4.9% GDP trong khi cơ quan giám sát nói là hơn 8,8%, và thống đốc ngân hàng đưa ra 10% còn các nhà phân tích công bố tỷ lệ này cao hơn mức 10%.  Theo TS V. Quang Việt  thì nếu dùng tiêu chuẩn quốc tế (nợ không trả được sau một số thời gian + nợ DNNN + nợ do nhà nước bảo đảm) thì nợ xấu có thể lên cao hơn nhiều và các vụ vay bất động sản và các món vay của DNNN là chính. 

Trong cuộc họp ngày 18/12/12 với lãnh đạo thành phố HCM, (8) / TT Nguyễn Tấn Dũng cho biết, tổng số nợ xấu của Việt Nam năm 2012 khoảng 400.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu từ bất động sản chiếm 70%, tương đương 140.000 tỷ đồng.  

VN cũng đưa ra một gói tín dụng 30,000 tỷ giúp khu vực bất động sản. Theo người viết / thì gói “tín dụng ưu đãi” chỉ giải các vấn đề ngắn hạn (band aid solution) mà không giúp đi đến cải cách cơ cấu trong nghành bất động sản.  Sẽ có nhiều xác xuất (probability) gây thêm tham nhũng vì lãi suất < 6% trong khi lạm phất > 6%. Nó cũng sẽ gây thêm nợ xấu vì cách tài trợ của các ngân hàng.

Hiện nay có nhiều tranh chấp trong nội bộ chính trị VN, có nhiều vụ bắt bớ, đàn áp các người muốn tỏ ý chống TQ và các khó khăn kinh tế cực kỳ khó khăn.Vậy theođúng tham luận của ông NTD thì VN làm gì để lấy niềm tin chiến lược của dân trong nước?  

Nếu chính quyền, như trong tham luận của TT NTD tạo được niềm tin trong dân chúng và trí thức ví dụ như là chính quyền hay Quốc Hội bàn bạc việc thay đổi có thật với KN 72 và thả các công dân chống đối TQ một cách ôn hòa thì nhiều hồ sơ tiềm tàng gây bất ổn ở VN sẽ giảm đi rất nhiều.

Việc này sẽ gây niềm tin và việc thay đổi cơ cấu kinh tế, chính trị, việc đứng lên bảo vệ quyền lợi VN tại Biển Đông sẽ dễ hơn nhiều.

Kết luận

Tại Shangri La, TT NTD đã đưa ra một bước đi mới về chính sách đối ngoại, khác với quá khứ và đã giám chỉ trích “gián tiếp” các hành động “cường quyết, phi lý, trái với luật của TQ.”  

Nếu nhanh chóng rút ra được các bài học đang diễn ra quanh mình như tại Myanmar, VN có thể tìm được nhiều giải pháp để “chấn chỉnh lòng tin của dân chúng.” Nếu lời nói của TT NTD tại Shangri La đi đôi với việc áp dụng “gây dựng lòng tin chiến lược với các nhóm trong xã hội VN” thì cơ hội chấn chỉnh cơ cấu, kinh tế, kiềm chế các nhóm lợi ích, thả các người bị bỏ tù vì ý kiến sẽ giúp cho việc chuyển biến, thay đổi cơ cấu trong xã hội một cách có trật tự. Liệu TT NTD có thể làm việc này hay không?

TS ĐXQ


Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Đinh Xuân Quân - CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH QUYỀN OBAMA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐƯỜNG LỐI CỦA MỸ TẠI BIỂN ĐÔNG


TS Đinh Xuân Quân

Ngày 6 tháng 11, 2012 là ngày bầu cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ. Sẽ có nhiều tranh luận giữa hai ứng cử viên Cộng Hòa và Dân chủ về chính sách ngoại giao của nước Mỹ. Gần đây các vụ rối loạn tại Trung Đông, đặc biệt tại Lybia đã làm cho ông Đại sứ Christopher Stevens/ và ba cộng sự viên thiệt mạng tại thành phố Benghazi, chỉ vì một cuốn phim tư nhân từ Hoa Kỳ được cho là chỉ trích Hồi Giáo và phỉ báng Tiên tri Muhammad.


Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ABC News, ứng cử viên TT Mitt Romney / chỉ trích TT Obama và cho rằng phản ứng về vụ sứ quán Hoa Kỳ bị tấn công là "không thích hợp".

Làn sóng biểu tình đang lan ra ở Trung Đông và Bắc Phi từ Cairo Ai cập nơi mà cảnh sát phải dùng hơi cay để đẩy lùi các người biểu tình tại sứ quán Hoa Kỳ hay tại thủ đô Sanaa của Yemen, tại Liban, Bangladesh, Qatar, Kuwait, Bahrain, Ấn Độ, Pakistan, Iraq, Malaysia. Nigeria, vv. Theo tờ Le Figaro “những bức tường bao bị đám người điên cuồng tấn công, những lá cờ bị đốt cháy, những cuộc biểu tình biến thành bạo động, đó là những hình ảnh hỗn loạn khủng khiếp bám đuổi theo Hoa Kỳ và các cơ quan đại diện ngoại giao của họ trên khắp thế giới suốt những ngày qua”.

Biến cố này càng đẩy lên sự phẫn nộ của người Hồi giáo trên tòan thế giới, những người không thể hấp thụ được dân chủ kiểu Mỹ. Các cuộc biểu tình chống Mỹ vẫn tiếp tục được kêu gọi trong khắp thế giới buộc nước Mỹ phải chống chọi lại trong sự bất lực. Trung Quốc đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích chính sách của Mỹ tại Trung Đông trong khi TT Putin thì ngược lại tuyên bố trong vụ này “Mọi người chúng ta là Mỹ” /.   Các nước Tây Phương lên án biểu tình giết ĐS Hoa Kỳ.

Cùng lúc đó, Âu Châu gặp khó khăn vì nợ công quá cao ảnh hưởng đến kinh tế trong khi có cạnh tranh ráo riết tại Á Châu giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vậy chính sách ngoại giao của chính quyền Obama ra sao trong những năm qua?  Nó sẽ ảnh hưởng thế nào khi có vụ “tái cân bằng lực lượng” tại Á châu?  Sẽ ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Chính sách Ngoại Giao của chính quyền Obama

Khi là ứng cử viên năm 2008, Obama hứa sẽ nói chuyện với các nước mà chính quyền Bush tránh, gia tăng cố gắng tại Trung Đông và cố gắng tại Afghanistan.

Nói chung thì TT Obama không có những thành công lớn về Ngoại Giao nhưng cũng không gặp khủng hoảng nào sau một chính quyền Bush bị cả thế giới “không ưa” vì quá hung hăng.

Về Trung Đông, chính sách ngoại giao của TT Obama do bà NT Clinton cầm đầu chưa thành công thương thuyết với Iran, hay giải quyết các tranh chấp sau “Mùa xuân Ả Rập.” TT Obama đã thi hành một sách lược đặc biệt - âm thầm đẩy mạnh chính sách truy lùng và giết quân khủng bố tại Pakistan, Yemen, và Afghanistan. Mặt khác TT Obama công khai ca tụng văn minh và Hồi giáo, xin lỗi tất cả những lỗi lầm mà Mỹ đã phạm phải đối với Hồi giáo trong suốt lịch sử. Chính sách Hồi giáo “bàn tay sắt bọc nhung” này tương đối thành công, nhưng bề ngoài Mỹ có vẻ thất bại vì khối Hồi giáo nói chung vẫn chẳng thân thiện với Mỹ hơn.

Mỹ đã thành công thuyết phục LHQ trừng phạt về chương trình hạt nhân của Iran.  Mỹ cũng tranh cãi với Israel vì nước này muốn Mỹ làm như tại Iraq nghĩa là nhờ bàn tay Mỹ đánh Iran. Mặc dù Iran nguy hiểm nhưng chính tại Israel không ai tin sẽ có chiến tranh với Iran /, họ chỉ xúi Mỹ đánh Iran thôi. Trong khi đó TT Netanyahu của Israel vẫn không nhượng bộ một điểm nào khi thương thuyết với Palestine. Như vậy làm sao có hòa bình lâu dài tại Trung Đông!?

Tại Iraq thì TT Obama tương đối thành công trong việc rút quân sau khi đã khá tốn kém về tiền (trên $ 1,000 tỷ) và nhân mạng (trên 4,000 quân). Tại Afghanistan TT Obama đã đổ thêm 100,000 quân vào và hứa sẽ rút lui vào 2014. Ông đề nghị việc thương lượng giữa phe Taliban với chính phủ Afghanistan và các nước láng giềng.

Về mùa xuân Arập, Mỹ hứa giúp nhưng trong vụ này rốt cuộc cũng phải bỏ đồng minh lâu năm là ông Hosni Mubarak. Tại Lybia chính sách Mỹ có hai lựa chọn: đánh Kadafi hay để cho ông ta giết dân. Vì chính sách của Kadafi không đe dọa Mỹ cho nên không có lý do đánh Lybia.  Khác với TT Bush, TT Obama đã để đồng minh NATO và Mỹ chỉ đứng đàng sau, thúc đẩy Pháp, Anh giúp quân nổi dậy Lybia lật chế độ độc tài với sự yểm trợ của LHQ.

Tại Syria, Ngoại giao của Mỹ cũng không trực tiếp can thiệp mà qua nhiều đồng minh của Mỹ như Arập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ hay các nước vùng Vịnh khác.

Khối Ả Rập Hồi Giáo có khuynh hướng chống Mỹ và Tây Phương không phải vì Mỹ và Tây Phương chống đạo Hồi hay văn minh Hồi (Malaysia, Indonesia hay Philippines chưa hề chống Mỹ); nguyên nhân sâu xa của sự chống đối là việc Tây Phương quyết định lấy một vùng lãnh thổ Ả Rập để thành lập quốc gia Do Thái sau Thế Chiến 2.

Vì vậy các khó khăn của ngoại giao Mỹ tại Trung Đông chỉ thành công nếu giải quyết được vụ Israel- Palestine.

Tại Á châu bài của / M. Landler cho thấy sự thay đổi chính sách của TT Obama đối với Trung Quốc sau 2010. Chiến lược ngoại giao và quân sự của Mỹ là làm sao “ép-dụ” Trung Quốc tôn trọng các luật lệ và trật tự quốc tế để có hành xử của một cường quốc có trách nhiệm. Sau những thất bại trong vấn đề thuyết phục TQ về vấn đề môi trường, về vũ khí hạt nhân của Iran, về việc TQ làm dữ tại Biển Đông và Hoa Đông trong năm đầu nhiệm kỳ của mình (2009), TT Obama đã quyết định “tái cân bằng,” tăng hợp tác với Nhật, Nam Hàn, mở cửa cho Myanmar, gởi TQLC tới Úc, cũng như có chính sách kinh tế cứng rắn hơn với TQ.  Chính sách mới là siết chặt quan hệ với đồng minh (Nhật, Nam Hàn, Taiwan, Philippines, Singapore và Úc) và tăng cường quan hệ đối tác với Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và New Zealand.

Sau vụ Bắc Triều tiên đánh chìm tàu Cheonan, Hoa Kỳ đã có phản ứng mạnh mẽ tại Á Châu Thái Bình Dương. Việc “trỗi dậy” của Trung Quốc cũng được nhìn với cặp mắt nghi ngờ, e dè của Ấn Độ, Nhật, Úc và các nước ASEAN khác.

Hoa Kỳ công bố chiến lược quân sự vào tháng Giêng 2012 và Hoa Kỳ sẽ bố trí 60% lực lượng hải quân của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.  Kế hoạch này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta khẳng định nhân Hội nghị an ninh - Đối thoại Shangri-La tại Singapore hồi đầu tháng 6, 2012 nhằm cân bằng lại tương quan quân sự. Quân sự Mỹ sẽ ở thế mạnh để có thể kiềm chế buộc TQ đi vào đường giải quyết hoà bình các tranh chấp, hầu tránh một cuộc phiêu lưu quân sự mà Mỹ có thể bị kéo vào.

Các thách thức của Mỹ tại Thái Bình Dương

Cái gì làm Hoa Kỳ thức tỉnh về Thái Bình Dương? Đó là thái độ của Trung Quốc, đã từ bỏ phương châm của Đặng Tiểu Bình, thay vào là cung cách quyết đoán, hung hăng trong các tranh chấp về chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng. Chẳng hạn như vụ Senkaku/Điếu Ngư tại Hoa Đông hay vụ đối mặt giữa các tàu Trung Quốc và Philippines hồi tháng 4, 2012 tại bãi đá Scarborough, hoặc vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam hồi 2011.

Các tranh chấp TQ tại biển Đông và Hoa Đông

Trong cuộc gặp gỡ giữa bà NT Clinton và ông Đặng Bỉnh Quốc vào tháng 5, 2010, Mỹ giựt mình khi nghe TQ coi Biển Đông -- nơi mà họ đang có tranh chấp với Việt nam và Phi -- là của họ. Đường lối ngoại giao cứng rắn của Bắc Kinh đối với các nước Á châu, sẽ bất lợi cho Trung Quốc. Thái độ hung hăng của TQ sẽ đẩy một số các quốc gia, như Việt Nam, Nhật, Miến, v.v. vào vòng tay Hoa Kỳ.

Vì vậy, tại Hà Nội vào tháng 7, 2010, Mỹ đã có chính sách rõ ràng hơn trong việc tranh chấp tại Biển Đông. Mỹ nói thẳng với TQ là mình sẽ tham dự vào vùng này, và muốn TQ tự đặt cho mình một "giới hạn".

Quốc Hội Hoa Kỳ cũng cho thấy nhiều dấu hiệu bực mình và đã ra một nghị quyết được thông qua năm 2011, chỉ trích việc Trung Quốc sử dụng võ lực tại Biển Đông và kêu gọi giải pháp hòa bình, đa phương cho các tranh chấp ở Đông Nam Á.

Gần đây TQ và Nhật lâm vào cuộc tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.  Cuộc đọ sức giữa hai khổng lồ kinh tế có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại hay chiến tranh thực thụ. Tuy vậy, khủng hoảng giữa Bắc Kinh và Tokyo hiện nay đòi hỏi đôi bên cùng phải có thái độ “dè dặt và kiềm chế”.

Theo chuyên gia Pháp Dominique Moisi thì Trung Quốc đang tặng cho Nhật Bản quy chế “đối tác đặc biệt của Mỹ tại châu Á” trong khi 3 năm trước đây, Nhật muốn bỏ Mỹ và đi vào khối Á châu khi Washington dồn chú ý về phía New Delhi.  Hơn nữa chuyên gia Pháp cho rằng hành vi bài Nhật của Trung Quốc đặt Tokyo vào thế của kẻ bị tấn công và làm cho mọi người cũng rất sợ ông khổng lồ Trung Quốc. Phải chăng Nhật Bản trở thành nạn nhân của làn sóng dân tộc chủ nghĩa xuất phát từ Trung Quốc?

Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản thì nhiều tàu TQ tiến về đảo tranh chấp. Tình hình căng thẳng thêm vì có nhiều cuộc biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc, cửa hàng, xe hơi của Nhật tại Trung Quốc bị đốt phá. Japan Airlines phải giảm các chuyến bay đến một số thành phố của Trung Quốc và một số công ty xuất khẩu của Nhật Bản cho biết là hàng hóa xuất sang Trung Quốc đã bị hải quan nước này kiểm tra gắt gao hơn trước. Đây là những áp lực với Nhật, điều TQ đã làm trước đây với Nhật và với Philippines khi có tranh chấp. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Wall Street Journal ngày 24/09, Thủ tướng Nhật Y. Noda nói rằng TQ cần thận trọng trong việc quản trị mối liên hệ với những nước khác, không nên làm các nhà đầu tư ngoại quốc lo sợ vì cuối cùng sẽ có thể tác hại tới chính nền kinh tế của mình. Mặc dù có căng thẳng, TQ và Nhật Bản vẫn có những nỗ lực tự chế.

Mới đây khi chủ tọa buổi điều trần vào ngày 20/9, 2012 TNS Jim Webb / Chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cho rằng Hoa Kỳ cần vai trò lãnh đạo sáng tạo để giải quyết các tranh chấp tại vùng biển này, kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ dùng ảnh hưởng của Mỹ để ngăn chặn việc sử dụng lực lượng quân sự hay bất kỳ hành động bành trướng chủ quyền đơn phương nào ở khu y vực Đông Á. Thượng nghĩ sĩ Webb nói các hành động của Trung Quốc trong năm qua cho thấy Bắc Kinh đang tiến thêm một bước trong nỗ lực mở rộng quyền kiểm soát tại các khu vực ở Biển Đông mà trước đây nằm ngoài phạm vi tài phán của họ được quốc tế công nhận.

Cuộc viếng thăm của NT Clinton tại 5 nước từ Cook đến Brunei cho thấy Mỹ cố thuyết phục TQ qua tiếng nói ngoại giao.

Vào trung tuần tháng 9 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta lên đường công du ba nước châu Á-Thái Bình Dương là Nhật Bản, Trung Quốc và New Zealand. Nhiệm vụ chính là giải thích việc Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược sang châu Á không nhằm kiềm chế, ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đó là tiếng nói quân sự.

Tại Nhật Bản, BT. Panetta muốn đưa ra một tín hiệu là Mỹ củng cố sự hiện diện quân sự tại đây, và Washington vẫn luôn đứng bên cạnh đồng minh Tokyo trong bối cảnh đang có căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Hoa Đông.  Vào lúc hai bên Nhật-Trung “nắn gân” lẫn nhau thì nên nhớ là đảo Okinawa là một vị trí đặc biệt khi biết rằng quần đảo này có thể “chặn đường Trung Quốc ra Thái Bình Dương”.


Okinawa cản đường Trung Quốc ra Thái Bình Dương

Việc ông Panetta công du New Zealand muốn nói lên rằng “Mỹ không muốn nhượng bộ Trung Quốc” tại khu vực nam Thái Bình Dương.

Trong cuộc tranh tài Mỹ-Trung thì Việt Nam có thể làm gì?

Trước đây, vào thời kỳ chiến tranh, các chuyên gia hay nói về chính sách "đi dây" khôn khéo của Việt Nam.  Nay tình hình đã thay đổi nhiều, chính sách đi dây ngày càng khó thực hiện, nhất là sau cuộc họp “Thành đô” vào 1991 khi mà lãnh đạo CSVN hồi đó với cái nhìn thiển cận “đầu hàng TQ” vì muốn giữ đảng nhiều hơn là bảo vệ đất nước.

Trong thế cờ mới, đối với Mỹ thì Việt Nam chưa chắc là “con cờ” tốt mà Mỹ muốn dùng trong ván cờ Mỹ-Trung. Mỹ cũng hiểu sự trói buộc tự nguyện của đảng CSVN vào với TQ, và cũng chẳng ngây thơ với thái độ đôi khi tỏ ra muốn xích lại gần Mỹ của VN. Những lời tự tô vẽ mình là "đỉnh cao trí tuệ loài người" (trong cái tài đi dây, hẳn thế) sau chiến thắng 1975 của CSVN bây giờ dĩ nhiên chẳng còn ai tin, kể cả để chính quyền VN ru ngủ chính mình.

Trong một bài trình QH, ông K. Campbell/ nhắc lại chính sách của Hoa kỳ đối với Biển Đông: “the United States has a national interest in the maintenance of peace and stability; respect for international law; unimpeded lawful commerce; and freedom of navigation in the South China Sea. The United States does not take a position on the competing sovereignty claims over land features in the South China Sea, and we continue to encourage all parties to take steps to address these disputes diplomatically and in a collaborative manner. We oppose the use of coercion, intimidation, threats, or force by any claimant to advance its claims. We believe that claimants should explore every diplomatic and other peaceful means for dispute resolution, including the use of arbitration or other international legal mechanisms.”

Đối với Việt Nam thì theo đánh giá của ông Nguyễn Trung / cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan - cố vấn của cố TT Võ Văn Kiệt, khi Trung Quốc vươn lên địa vị siêu cường, thì Việt Nam mặc nhiên trở thành chướng ngại vật đầu tiên của họ. Theo ông thì lý tưởng đối với Trung Quốc là làm sao có các nước vệ tinh theo mối “quan hệ thiên triều – chư hầu kiểu mới.” Trung Quốc sẽ không từ một biện pháp hay thủ đoạn nào để ngăn cản sự xuất hiện một quốc gia sát nách mình ở hướng Nam trở thành một “tiền đồn của dân chủ hay của thế giới phương Tây”.

Tác giả bài này trong “Việt Nam có thể làm gì và cần làm gì tại Biển Đông” / nói là Việt Nam cần thay đổi “Muốn làm được điều đó, bên cạnh một số chiến lược ngoại giao và quân sự Việt Nam cần phải đa dạng các phương cách “giữ bờ cõi.” Việt Nam có thể dùng ngoại giao nhân dân, ngoại giao đa phương, tranh thủ nước lớn và cộng đồng quốc tế và người Việt ở nước ngoài. Việt Nam cần sử dụng truyền thông và tiếng nói của các học giả trong và ngoài nước để nói cho Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam sẵn sàng chiến đấu đến cùng. Việt Nam phải cho thế giới thấy là chúng ta khác Trung Quốc, có các giá trị khác TQ đồng thời cố gắng giải quyết các tranh chấp nội bộ, lấy lòng dân qua việc giảm bất công xã hội, cởi mở với các blogger, với người xuống đường chống TQ, bỏ đàn áp tôn giáo v.v... Tóm lại phải cho thế giới thấy Việt Nam có nhiều giá trị gần gũi với thế giới, khác hẳn Trung Quốc.”  Ví dụ tân Tổng Thống Pháp François Hollande khẳng định nước Pháp; thành viên thường trực Hội Đồng bảo An LHQ với quyền phủ quyết, là bộ phận quan yếu của Liên Minh NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo, trụ cột của trật tự thế giới tự do. Ông cũng chủ trương một thế giới đa cực dựa trên công pháp quốc tế và chống sử dụng bạo lực để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia ngoài khuôn khổ LHQ. Pháp thấu triệt hồ sơ Hoàng sa/Trường sa/Biển Đông (do đã từng bảo hộ cho Việt nam từ 1885-1955) cho nên đã và có thể tư vấn về luật biển cho VN và chống lại việc TQ sử dụng vũ lực tại Biển Đông.

Tạm kết

Các phe chỉ trích chính quyền cho là TT Obama đã quên lời hứa của TT Kennedy là làm tất cả những gì có thể làm để bảo vệ tự do ["pay any price, bear any burden" to assure the "survival and the success of liberty."]  Phe chỉ trích cho là ông nhút nhát trong khi các phe ủng hộ chính quyền cho là thí dụ chính sách ngoại giao và quân sự tại Libya là một thành công – giúp dân chủ phía sau – không cần dùng võ lực nếu không cần thiết mà vẫn mang lại dân chủ. Họ cho ông có chính sách kiên nhẫn.

Cuộc khảo cứu của Pew Research center/ thì 45 % dân cho là chính sách Obama đối với TQ không đủ mạnh, trong khi đa số chuyên gia cho là đủ. Phải nói là chính quyền Obama khác hẳn với chính quyền Bush, là rất “mềm dẻo”, lúc nào cũng dùng ngoại giao, nhưng cũng không ngần ngại sử dụng sức mạnh khi cần để bảo vệ lợi ích nước Mỹ, như việc thanh toán Osama bin Laden, hay tái cân bằng lực lượng tại Thái Bình Dương – rất cương quyết và dứt khoát.  

Tại Lybia hay Syria ở Trung Đông, vì hai nước này không đe dọa Mỹ cho nên không có lý do can thiệp trực tiếp, chính quyền Obama đã làm gián tiếp qua NATO, đứng đàng sau giúp Pháp, Anh trong vụ Lybia, hay giúp Thổ Nhĩ Kỳ hay Arập trong vụ Syria.  Việc này cũng không khác gì tại Á châu – không can thiệp trực tiếp khi chưa cần như tại Philippines hay Nhật Bản, mà chỉ khuyến khích các nước trong vùng giúp đỡ nhau trong thế liên hoàn. Đây là chính sách rất khôn ngoan và thực tế (trong lúc ngân sách không còn được dồi dào), thúc đẩy yểm trợ các nước đồng minh tự lo lấy những vấn đề của mình, nhưng an lòng vì luôn có "ông anh lớn" đứng phía sau.

Dù sao đi nữa chính sách ngoại giao và quân sự của chính quyền Obama cho thấy rõ sự quan tâm đặc biệt của vị Tổng Thống Mỹ đương nhiệm đối với Á châu. Sự quan tâm này không được những phe thân Israel ưa thích, kể cả TT Benjamin Netanyahu của Israel, tất cả đang cố gắng làm thay đổi lập trường này trong thời kỳ tranh cử vào tháng 11 sắp tới.

TS ĐXQ