Hiển thị các bài đăng có nhãn TS Ðinh Xuân Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TS Ðinh Xuân Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016
Thư ngỏ của VIETNAMESE AMERICAN FOUNDATION về việc tìm hài cốt và trùng tu mộ Nghĩa Trang Biên Hòa
VIETNAMESE AMERICAN FOUNDATION
1117 Herkimer, Houston, TX77008
Tel. 832-725-3231
20/01/2016
Kính
thưa:
Quý
vị lãnh đạo các Tôn Giáo và Hội Đoàn
Cựu
quân nhân QLVNCH
Toàn
thể quý đồng hương
Theo
truyền thống của người Việt Nam, Tết Nguyên Đán và Lễ Thanh Minh vào Tháng Ba
âm lịch là dịp chúng ta đi thăm viếng và tu sửa mồ mả ông bà tổ tiên và thân bằng
quyến thuộc để bày tỏ lòng thương nhớ và kính trọng với người thân đã khuất. Với
truyền thống tốt đẹp này, chúng ta không thể nào quên hàng chục ngàn ngôi mộ của
Tử Sĩ VNCH đã bị lãng quên, bỏ mặc cho hoang phế hương tàn khói lạnh. Trong niềm
ưu tư đó, Hội VAF (Vietnamese American Foundation), một hội bất vụ lợi ra đời
năm 2006 nhằm hai mục đích chính:
(1)
The Returning Casualty (TRC): Tìm hài cốt tù cải tạo đã mất ở trong tù để trao
lại cho gia đình hoặc cải táng vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTBH). Trong
chương trình này, VAF được sự trợ giúp của University of North Texas Center for
Human Identification để xác định DNA trong việc tìm thân nhân người quá cố.
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013
TS Đinh Xuân Quân - MỸ VÀ AFGHANISTAN SAU 2014
TS Đinh Xuân Quân -
Vài tuần trước đây Ngoại trưởng Kerry đã có mặt tại Kabul để giải quyết phần nào các khó khăn giữa Afghanistan và Hoa kỳ trong việc ký Hiệp định an ninh giữa hai nước cho phép quân Hoa Kỳ đồn trú sau năm 2014, còn gọi là BSA (Bilateral Security Agreement).
Cái gì đã và sẽ xẩy ra? Quân NATO và quân Hoa Kỳ sắp sửa rút ra khỏi Afghanistan vào cuối 2014. NATO và Hoa Kỳ muốn tiếp tục giúp Afghanistan bằng cách đồn trú một số quân để đào tạo, huấn luyện và theo dõi về quân nhu và tiếp vận cho quân đội và cảnh sát Afghan.
Thời hạn rút lui sắp tới cho nên các công ty, các nhà đầu tư không mấy ổn định vì chưa có hiệp định đồn trú quân sau năm 2014. Trước đây tại Iraq việc này đã không thực hiện được vì chính phủ của phe Hồi giáo Shiai của Thủ Tướng Malaki đã từ chối việc đồn trú quân Hoa Kỳ mà không bị ngành tư pháp Iraq miễn tố.
Tại Afghanistan việc đánh Taliban được sự đồng ý của Hội Đồng Bảo An LHQ. Có trên 40 nước có mặt tại Afghanistan và viện trợ tại Afghanistan là do nhiều nước, mặc dù Mỹ vẫn là nước đóng góp nhiều nhất. Vì vậy trước khi rút quân Mỹ cũng muốn điều đình việc đồn trú một số quân tại đây trong nhiều năm tới. Việc điều đình hiệp ước hợp tác chiến lược giữa hai bên dính đến vấn đề an ninh. Các vấn đề trở ngại chính, theo phía Afghanistan, là chủ quyền và việc quân Mỹ được miễn bị truy tố ra tòa Afghanistan mà sẽ ra tòa Mỹ.
Với NT Kerry, nhiều tiến bộ đã được hai bên chấp nhận. Nhưng cũng còn một số vấn đề mà hai bên cần giải quyết: Liệu quân Hoa Kỳ có phải ở dưới quyền của tòa án Afghan hay không? Việc này đã cản trở việc ký kết hiệp định an ninh, và thời biểu đã bị dời từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10, và nay lại tiếp tục dời đến hết tháng 11.
Việc này cũng dễ hiểu vì chính tác giả bài này khi tham gia công việc cải cách nghành tư pháp tại Afghanistan đã thấy những yếu kém của nghành này: 75% các quan tòa Afghan đã không có một đào tạo về luật pháp và có trình độ văn hóa dưới lớp 12. Hơn nữa, có hai hệ thống luật còn làm việc song song với nhau – hệ thống luật theo luật Hồi Giáo gọi là Shariah và hệ thống luật dân sự.
Đây là chiến tranh lâu dài nhất của Hoa Kỳ ở hải ngoại, 12 năm. Việc này đã gây nhiều tốn kém cho ngân sách trong khi kinh tế Mỹ phát triển chậm, chỉ mới bắt đầu hồi phục từ khủng hoảng 2008-2009.
Việc lo cho "hậu 2014" ra sao? Thành quả của việc Mỹ can thiệp vào Afghanistan là gì? Các khó khăn còn lại giữa hai nước là gì?
Liên hệ với các nước láng giềng
Afghanistan có diện tích 634,790 km2 ở phía Tây có láng giềng là Iran, phía Nam và Đông là Pakistan, phía Bắc có Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan. Afghanistan cũng sát nách với TQ ở phía Đông Bắc.
Pakistan và Ấn Độ đều mong muốn tạo ảnh hưởng trên Afghanistan. Hai nước láng giềng này đối đầu nhau nên cả hai đều thấy mình có lợi thế hơn nếu tạo được ảnh hưởng đến Afghanistan vào thời kỳ hậu 2014 khi quân NATO-Hoa Kỳ sẽ không còn hay là chỉ còn là một con số nhỏ.
Từ ngày độc lập năm 1947 đến nay, hai nước này đã có nhiều chiến tranh và lần nào Pakistan cũng thua. Lần thua chót là Pakistan mất phần đất phía Đông nay trở thành Bangladesh. Trước đây Pakistan thân Mỹ và Ấn thân Liên sô. Nay Pakistan là đồng minh của TQ (để chống lại Ấn trong khi Ấn xích lại gần Mỹ). Hiện nay hai nước này còn tranh chấp tại Kashmir là một vùng Hồi giáo, nhưng Ấn không chịu cho trưng cầu dân ý.
Đối với hai nước này, Afghanistan là một trận chiến ủy quyền – nơi mà hai bên tranh nhau ảnh hưởng. Pakistan dùng quân Taliban (Hồi giáo cực đoan) để ảnh hưởng - gây khó khăn cho Afghanistan nhưng cũng vì vậy chính Pakistan cũng bị ảnh hưởng xấu vì Hồi giáo cực đoan. Ngược lại, Ấn muốn một Afghanistan ổn định.
Vì vậy sau 2014, có một số trường hợp có thể xẩy ra: Vùng sát biên giới Afghanistan và Pakistan sẽ bị Taliban kiểm soát vì bên phía Pakistan là vùng “tự trị - tribal area” do các bộ lạc kiểm soát nơi chính phủ trung ương Pakistan ít ảnh hưởng. Vùng này cũng là vùng của bộ lạc Pasthun (bộ lạc này sống hai bên biên giới). Trường hợp thứ hai, vì viện trợ giảm cho nên 4 tỉnh ở Afghanistan sẽ quan trọng vì là cửa khẩu nhập hàng hóa, tạo quyền lợi kinh tế: phía nam là tỉnh Kandahar, phía Đông tỉnh Nangahar, phía Tây, tỉnh Herat, và phía Tây bắc tỉnh Balk. Trường hợp thứ ba là nếu Pakistan tiếp tục trợ giúp, xúi giục Taliban tiến đến các vùng Tây hay Kabul thì sẽ có nhiều giao tranh và quân đội NATO sẽ không thể ngồi yên. Trường hợp thứ tư là nếu bầu cử Tổng thống diễn ra tốt đẹp, người thắng cử sẽ được sự trợ giúp của NATO và của cộng đồng quốc tế cho nên khó có chiến tranh lớn – quân Taliban sẽ không có hỗ trợ để làm liều.
Về phần Iran thì họ theo giáo phái Shiai cho nên không ưa Taliban theo phái Sunny cực đoan. Khi Mỹ rút khỏi Afghanistan thì Iran sẽ đỡ lo bị “kẹp” sát nách bởi Hoa Kỳ - từ đó sẽ có buôn bán với Afghanistan nhiều hơn.
Dù sao đi nữa thì Afghanistan và Hoa Kỳ (nhất là khi họ đang rút quân) phải tìm cách nào ổn định – bình an xứ này tránh khỏi ảnh hưởng xấu của Pakistan.
Liên hệ Afghanistan – Hoa kỳ
Mặc dù có chiến tranh nhưng từ khi có sự hiện diện của quân NATO và Hoa Kỳ, Afghanistan có những bước tiến thấy rõ. Sau khi quân Liên Xô rút và có chiến tranh nội bộ, gần như Afghanistan bị tàn phá và dân chúng, nhất là dân có học tản mác trên thế giới và một số còn lại đi tỵ nạn tại Pakistan, Iran, v.v.
Từ 2001 đến nay, đã có tiến bộ về giáo dục và y tế. Nay đã có 9 triệu học sinh trong đó có gần 40% là nữ học sinh và về Y tế tăng từ 9% lên đến 90% dân được hỗ trợ. Các dịch vụ giáo dục và y tế miễn phí. GDP đầu người tăng gấp 4 lần từ 174 $ vào 2002 lên đến 700 $ vào 2012. Theo Ngân Hàng thế giới thì sau một năm được mùa, năm 2013 Afghanistan sẽ gặp khó khăn và tăng trưởng sẽ giảm vì những bất trắc của việc rút quân NATO. Tăng trưởng sẽ tụt từ 12%/năm xuống còn 3-4% trong 2013 và sẽ tăng trở lại vào 2014-2015 nếu năm chuyển tiếp 2014 thành công (nếu bầu cử Tổng thống thành công –không gặp nhiều trục trặc).
Afghanistan còn gặp nhiều khó khăn. Theo LHQ thì một phần ba dân có lợi tức dưới $ 2/ngày và phân nửa trẻ em dưới 5 tuổi chậm lớn, 38% thiếu dinh dưỡng và tử vong bà mẹ là 337/100,000 một con số còn quá cao so với trung bình là 40-50%/100,000 ở các nước Á châu.
Tại Afghanistan thì 90% ngân sách là do viện trợ, và hơn nữa lương của quân đội và cảnh sát là do ISAF-NATO-Mỹ trả lương và trang bị 100%. Nếu không có viện trợ, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật thì khó mà Afghanistan đứng vững một mình và nguy cơ hỗn loạn sẽ quay trở lại.
Như vậy sự hiện diện của quân NATO sau 2014 sẽ rất quan trọng và ký hiệp định an ninh căn bản (BSA – Basic Security Agreement) là tối cần thiết.
Khi Mỹ rút quân thì họ bao giờ cũng cố gắng thương thuyết một hiệp định cho phép một số quân Mỹ đồn trú tại đây. Ai cũng biết là tại Iraq, chính phủ của TT Maliki đã không bằng lòng cho quân Mỹ đồn trú tại đây dù chỉ là một số nhỏ. (Nay sau khi Mỹ rút hết và gặp khó khăn nội chiến, TT Malaki lại xin Mỹ trợ giúp. Nên nhớ phe Hồi giáo Shiai nhờ Mỹ hạ Saddam nay nắm quyền lại). Nay tại Iraq phe Sunny tiếp tục phá đám qua các vụ đánh bom tự sát – phá phe Shiai và gây bất ổn vì họ cảm thấy bị chèn ép. Không nên quên nhiều rắc rối chính trị tại Trung Đông phần nào là do hai phe Hồi giáo - phe Sunny và phe Shiai bên nào cũng cho mình là chính thống, mỗi bên coi phe kia là “tà” và giết nhau từ 500-600 năm nay, và bây giờ vẫn tiếp tục giết nhau.
Tại Afghanistan có khác vì việc đánh Afghanistan có sự hiện diện và đồng ý của Hội đồng bảo an LHQ, có trên 40 nước tham gia, có mặt tại Afghanistan và viện trợ tại Afghanistan là do nhiều nước, mặc dù Mỹ đóng góp nhiều nhất.
Tại Afghanistan, việc điều đình hiệp ước hợp tác chiến lược giữa hai bên dính đến vấn đề an ninh và đã gặp nhiều trở ngại. Các vấn đề trở ngại chính, theo phía TT Karzai là vấn đề chủ quyền và việc quân Mỹ được “miễn truy tố” là hai điều không chấp nhận được.
Vấn đề chủ quyền quốc gia: Theo TT Karzai thì phía Afghanistan đã gặp nhiều kinh nghiệm đau thương vì chủ quyền bị va chạm và dân Afghanistan không bằng lòng vì một số nạn nhân, thiệt hại chiến tranh (collateral damages). Ông Karzai lúc nào cũng than phiền là quân Mỹ không có quyền vào nhà dân mà truy lùng quân Taliban. Theo TT Karzai thì trước khi có một hiệp định thì vấn đề chủ quyền phải được bảo đảm là các công dân Afghan không bị oanh tạc. Hơn nữa khi có một hiệp định thì Mỹ phải trợ giúp Afghanistan khi họ bị xâm phạm (từ Pakistan). Nhiều lần lãnh thổ Afghan bị pháo kích, bắn rocket từ phía Pakistan mà Mỹ phớt lờ coi là không có gì. Vậy việc định nghĩa xâm phạm chủ quyền là tối quan trọng. Xâm phạm nghĩa là đem chiến xa hay pháo kích vào Afghanistan hay mang bom tự sát hay khủng bố từ nơi khác vào Afghanistan. Vậy khi nào Mỹ sẽ trợ giúp và khi nào Mỹ sẽ không trợ giúp Afghanistan?
Theo TT Karzai thì quân đội nước ngoài NATO phải xin phép khi hành quân. Theo ông thì việc khó chấp nhận nhất là quân nhân Mỹ sẽ không bị truy tố ra tòa án khi phạm tội. Quyền miễn tố của quân Mỹ là trở ngại chính. [Trong quá khứ, tại Âu châu, tại Nhật, tại Nam Hàn và tại các nước có quân Mỹ đóng tạì các nơi này họ vẫn được miễn truy tố (như vụ Mỹ Lai tại VN trước đây) nhưng những người vi phạm vẫn phải ra tòa án Mỹ. [Gần đây tại Okinawa, Nhật Bản, các quân nhân Mỹ phạm tội như trường hợp một hay hai quân nhân hiếp dâm đã bị quân đội Mỹ trao lại cho tòa Nhật vì họ tin là tòa án sẽ công bằng trong việc xét sử.] Dĩ nhiên Mỹ sẽ không tin vào tính cách và phẩm chất của hệ thống tòa án tại Afghanistan vì 75% thẩm phán không qua trung học - rất ít người có bằng Đại Học về luật và hơn nữa lại lẫn lộn luật đời (Hệ thống luật Afghanistan theo hệ thống Pháp/Đức) và luật Hồi giáo.
Theo TT Karzai thì chính phủ không có quyền quyết định việc này và ông sẽ mang ra “Loya Jirga – Hội Đồng Yếu Nhân –Hội đồng bộ tộc - tư vấn cho chính phủ quyết định. Rồi chính Hội Đồng này sẽ quyết định đưa ra Quốc Hội hay không.
ĐS Mỹ tại Kabul ông James Cunningham đã lên tiếng về việc này. Theo ông thì vấn đề viện trợ và an ninh dính liền với vấn đề ký hiệp định an ninh (BSA). Viện trợ của Mỹ sẽ không thực thi được nếu không có BSA. ĐS Cunningham cũng nói là các căn cứ tại Afghanistan sẽ không dùng chống một nước nào cả. Chủ tịch tiểu ban quốc phòng của Thượng viện, TNS Levin cũng nói như vậy khi ông ghé thăm TT Karzai tại Kabul vào ngày 25/10 qua.
Tòa ĐS Mỹ đã mở một chiến dịch cắt nghĩa về BSA và theoTĐS Mỹ thì không phải là quân nhân Mỹ sẽ được “miễn tố” mà họ vẫn bị tố trước nghành Tư Pháp Mỹ. TĐS Mỹ đã nhờ nhiều GS Luật của ĐH Kabul cắt nghĩa việc này cho dân chúng tại đây. Hơn nữa các công dân Afghan bị thiệt hại vì hành động của quân nhân Mỹ vẫn có thể ra tòa đòi hỏi bồi thường.
Tại Afghanistan đa số dân chúng đều muốn Mỹ ở lại lâu dài hơn. Họ thấy là đời sống dân chúng có khá hơn và ai cũng thấy là sự hiện diện của Liên quân NATO dưới quyền LHQ đã bảo vệ Afghanistan chống các nước láng giềng như Pakistan và Iran. Họ muốn Mỹ ở lại để bảo đảm an ninh đối với Pakistan và Iran.
Vậy một trong những điều kiện của hiệp định BSA là được hội nghị Loya Jirga một thứ Hội nghị Diên Hồng kiểu Afghanistan chấp thuận. Hội nghị này gồm trên 3,000 đại diện từ 34 tỉnh thành họp tại Kabul. Ngoài việc đại diện các bộ lạc còn có đại diện thương phế binh – người tàn tật, đại diện xã hội dân sự, đại diện tôn giáo, phụ nữ, đại diện dân tỵ nạn tại Pakistan, vv.
Liên hệ nội bộ Afghanistan – Xây dựng một xã hội Afghanistan có quy củ
Hiệp định BSA cốt ý là giữ cho một nước Afghanistan ổn định. Taliban không đủ sức lật chính quyền nếu chính phủ ở Kabul được trợ giúp lâu dài và Mỹ cũng chỉ muốn thế mà thôi.
TT Karzai sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 4, 2014 và ông ta đổ cho là Hội đồng các yêu nhân phải quyết định rồi từ đó đưa ra Quốc Hội (QH). Vào đầu tháng 11, nhiều dân biểu và Nghị sĩ trong QH muốn Afghanistan ký BSA. Họ còn hỏi tại sao phải qua Loya Jirga vì QH mới là nơi chấp nhận hiệp định. Nhiều chính trị gia cho là đây là trò chơi chính trị của TT Karzai.
Một việc quan trọng trong việc xây dựng môt Afghanistan ổn định là bầu cử TT. Kỳ bầu cử TT năm 2009 có nhiều đơn tố cáo là gian lận. Nhiều làng (lấy cớ là bất an ninh nên có nhiều phiếu bầu cho TT Karzai hơn là dân cư tại đó – các ứng cử viên đối lập kêu la về vụ này).
Kỳ này đã có 27 ứng cử viên TT và sau khi Hội đồng bầu cử xét thì chỉ còn 10 ứng cử viên trong danh sách tranh cử. Trong danh sách này có ông Abdullah Abdullah (cựu Ngoại trưởng và ứng cử viên về thứ 2 trong cuộc bầu cử TT năm 2009), em của ông Karzai là ông Qayum Karzai, cựu NT Zalmai Rassoul, cựu BT Tài chính Ashraf Ghani Ahmadzai và ông Abdul Rasul Sayyaf là những ứng cử viên có tên tuổi. Bầu cử năm 2014 sẽ do UNAMA – cơ quan LHQ tại Afghanistan chủ trì và theo dõi.
Afghanistan vừa phải đương đầu với Taliban – thành phần cực đoan (để giải quyết vấn đề bất an ninh) và vừa phải xây dựng một xã hội có quy củ - có pháp trị - đi đến dân chủ và có thể đứng vứng lâu dài (hơi giống VNCH khi trước).
Về kinh tế thì nếu có an ninh, nước này có thể tự lực tự cường nhờ các khoáng sản (dầu khí, đồng, sắt, than, vv.) hiện nay được nhiều nước đang xin khai thác (Thổ Nhĩ kỳ về dầu khí ở phía Bắc), đồng do TQ và sắt do Ấn Độ. Ấn và TQ đang xin tái điều đình các hợp đồng khai thác vì thiếu an ninh. Hơn nữa, nghành nông nghiệp có thể tự túc.
Thế yếu là về an ninh với trên 350,000 quân và gần 300,000 cảnh sát cần được tiếp tục đào tạo, trợ giúp. Quân đội và cảnh sát nhờ hoàn toàn vào viện trợ và nếu không có sự trợ giúp một số quân và cảnh sát này sẽ dùng súng đi ăn cướp hay gây rối loạn như trong quá khứ. Trong những tháng qua đã có nhiều trận đánh giữa Taliban và quân đội hay cảnh sát Afghan. Chưa có trận nào phe Taliban trên tay cả mặc dù quân đội hay cảnh sát có nhiều người bị tử thương nhất là bị mìn.
Kết luận
TT Karzai đòi ra điều kiện với Mỹ, tuyên bố nhiều hơn là thực lực. QH do dân bầu hiểu rõ việc này và họ ủng hộ BSA. TT Hamid Karzai khi đi dự cuộc họp mặt Pakistan-Afghanistan-Anh từ London trở về Kabul tuyên bố là “các đồng minh chưa giải quyết được vấn đề an ninh.” Ông ta đòi hỏi về bảo đảm chủ quyền cho Afghanistan.
TT Karzai muốn dùng Loya Jirga và các tuyên bố của chính phủ của ông ta là một cơ hội lấy phiếu cho những người ủng hộ ông ta chăng? Năm nay là 1392 tại Afghanistan cho nên đa số dân xứ này còn « ấm ớ » về dân chủ, về bầu cử và về chính trị. Mọi buổi họp từ đám cưới đến …Loya Jirga cũng có thể là cơ hội « xin phiếu ». Chính trị tại các nước Trung Á vẫn rất nhức đầu cho Mỹ.
Ai cũng biết là ông ta là « Vịt què – lame duck.» Không biết đây có phải là một đòn trả giá với Hoa kỳ hay không ? Dù sao đi nữa cuối tháng 11 này ta sẽ biết câu trả lời về vụ này.
TS DXQ từ Kabul
Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012
Ðinh Xuân Quân - Những điều cử tri gốc Việt cần biết về Obamacare
TS Ðinh Xuân Quân
Trong bốn cuộc tranh luận trên TV của các ứng cử viên tổng thống, có một điểm quan trọng là chính sách y tế và an sinh xã hội. Phe Dân Chủ (DC) ủng hộ luật Affordable Care Act còn gọi là Obamacare trong khi phe Cộng Hòa (CH) muốn bỏ đạo luật này.
Về y tế có một số chuyện phi lý tại Mỹ: Một loại thuốc thông thường ở Canada bán tự do với giá lối 3 đôla trong khi tại Mỹ loại thuốc này được bán với giá 20 Mỹ kim vì Hoa Kỳ cấm nhập thuốc trị bệnh từ nước ngoài, trừ những gì Hoa Kỳ không sản xuất. Muốn mua vài viên trụ sinh cho một cái mụt nhọt thì bệnh nhân phải đi khám bệnh với một bác sĩ, rồi mới có toa thuốc để ra Pharmacy mua. Rốt cuộc tổn phí trên $100 cho mấy viên trụ sinh giá 10 đôla.
Trong mấy bài viết cho cử tri Mỹ gốc Việt (1) phản ứng của độc giả cho thấy cần nói thêm về Obamacare vì còn nhiều sự hiểu lầm. Trong bài trên Người Việt (2) tác giả đã phân tích sơ qua các chính sách và nay muốn cắt nghĩa thêm chính sách y tế để cử tri gốc Việt dễ chọn/bầu.
Sau nhiều thập niên nỗ lực của nhiều đời tổng thống, hơn 14 tháng tranh luận căng thẳng và vô số đề nghị sửa đổi tại Quốc Hội và trên các diễn đàn công cộng khác, cuối cùng ngày 21 tháng 3, 2010 một đạo luật hai phần ra đời. Ðạo luật là The Patient Protection and Affordable Care Act (PPACA gọi là ACA hay Obamacare) được ký ngày 23 tháng 3, 2010 và đạo luật bổ sung khác The Health Care and Education Reconciliation Act (HERA) được ký vào ngày 30 tháng 3, 2010. Bộ luật dài hơn 2,040 trang, rất phức tạp và sẽ ảnh hưởng cho toàn nước Mỹ trong những thập niên tới (3). Ðạo luật này chỉ mới là một khởi đầu cho quy trình y tế nhân bản hơn mà thôi.
Trong quy trình lập luật phe chống nêu lên bản chất quan liêu của hệ thống nhà nước, sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không công bằng, sẽ đẩy các hãng bảo hiểm tư nhân đến chỗ phá sản, làm sụp đổ ngành kỹ nghệ bảo hiểm y tế hay chính phủ liên bang trở nên quá mạnh, dễ dàng quá lạm, xâm phạm vào tự do cá nhân của công dân. Sự chống đối tại Quốc Hội được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nhóm đặc lợi (special interest groups) thông qua các cuộc vận động hành lang (lobbying) tích cực đối với các nghị sĩ kể cả phong trào Tea Party.
Tháng 7 năm 2012 vừa qua, 26 tiểu bang thân Cộng Hòa đã nộp đơn kiện luật cải tổ y tế với lập luận rằng các cá nhân không thể bị buộc phải mua bảo hiểm lên Tối Cao Pháp Viện. Cuối cùng Tối Cao Pháp Viện công nhận ACA không vi phạm “tự do cá nhân” và chính phủ có thể bắt buộc mọi công dân mua bảo hiểm.
Ðề tài khó và luật rất dài, hơn nữa luật chưa được áp dụng toàn diện cho nên bài này chỉ cố gắng phân tích luật này một cách tổng quát hầu giúp cử tri Mỹ gốc Việt dùng lá phiếu của mình chính xác hơn.
1. Những điểm chính trong luật y tế (ACA):
Sau đây là những điểm chính trong luật cải cách y tế ACA:
- Một quỹ tạm thời sẽ được thiết lập (tài trợ việc mua bảo hiểm cho những người thuộc nhóm có rủi ro cao nhất đang mang bệnh hay đang thất nghiệp).
- Ðối với người già, đạo luật sẽ xóa dần dần “lỗ hổng đô-nớt - donough hole” của Medicare Phần D. Theo luật mới thì năm 2010 những người già “rơi” vào phải lỗ hổng Medicare nói trên được trơ giúp $250, năm 2011 sẽ được trợ cấp 50% chi phí về thuốc khi “rơi” vào trong lỗ hổng đô-nớt. Sau đó hàng năm chính phủ liên bang sẽ tăng dần mức tài trợ cho tới khi lỗ hổng không còn vào 2020.
- Con cái sẽ được hưởng theo bảo hiểm của bố mẹ cho đến năm 26 tuổi (thay vì 24 tuổi như hiện nay).
- 6 tháng sau ngày luật ban hành, các hãng bảo hiểm không được từ chối bảo hiểm cho những trẻ em đã mang trọng bệnh (pre-existing conditions). Ðến năm 2014 trở đi điều khoản này sẽ áp dụng cho cả người lớn.
- Mọi người: Công dân và cư dân hợp pháp phải mua bảo hiểm y tế ở mức thiết yếu tối thiểu (minimal essential coverage) cho bản thân và con cái. Họ có thể mua qua nơi làm việc hoặc, ở các thị trường mới do chính phủ lập ra gọi là Trung Tâm Trao Ðổi (Health Benefit Exchanges). Những người gặp khó khăn tài chánh, và không có Medicaid hoặc Medicare, sẽ được trợ giúp (subsidy) để mua bảo hiểm. (Những cá nhân hoặc gia đình có lợi tức đồng niên dưới $44,000/người sẽ được chính phủ tài trợ để họ không bao giờ phải trả đến 10% lợi tức của mình cho việc có một bảo hiểm y tế đúng tiêu chuẩn. Nguyên tắc căn bản là lợi tức càng thấp, càng được tài trợ nhiều.)
- Từ 2014 ai không mua bảo hiểm y tế sẽ bị phạt $695/người và tối đa là $2,805/gia đình, hoặc 2.5% lợi tức của gia đình. (Ðược hưởng ngoại lệ cho chế tài trên đây là những người bị ràng buộc vì tôn giáo, những thổ dân da đỏ, di dân bất hợp pháp và tù nhân.)
- Medicaid (Medical ở California) sẽ được mở rộng để bao gồm những gia đình có mức lợi tức đến 133% mức nghèo khó của liên bang (FPL), nghĩa là có thu nhập $29,327 cho một gia đình 4 người. Ðến năm 2014 thì chương trình Medicaid bao gồm luôn cả những người lớn không con nhỏ và có lợi tức thấp như vừa nói. Từ năm 2016 trở đi, liên bang sẽ trả 100% chi phí bảo hiểm cho những người hưởng Medicaid.
- Cải thiện phẩm chất nền y tế ưu tiên cho các dịch vụ primary care services - phòng ngừa. Hội đồng - National Prevention, Health Promotion and Public Health Council sẽ được thành lập để phối hợp các hoạt động y tế nhằm phòng chống bệnh và tăng cường sức khỏe công cộng.
- Ðến 2016, khi những điều khoản chính của luật được thực thi hoàn toàn thì bảo hiểm ước lượng sẽ mở rộng cho thêm 32 triệu những người hiện nay chưa có bảo hiểm.
- Chi phí cho đạo luật này có thể lên đến 940 tỉ Mỹ kim trong vòng 10 năm. Ðể có tiền trang trải cho chi phí này, liên bang sẽ tăng thuế. Một trong những loại thuế sẽ gia tăng Medicare Payroll Tax. Lâu nay thuế này chỉ tính trên đồng lương, nhưng từ năm 2012 khoản thuế này sẽ áp dụng cho cả những lợi tức nhận được do các hoạt động đầu tư (investment income) của những cá nhân có thu nhập trên 200,000$ hoặc gia đình có trên 250,000$/năm, với thuế suất là 3.8%.
- Từ 2018, các công ty bảo hiểm phải trả 40% thuế excise tax cho các chương trình bảo hiểm đắt tiền đặc biệt - gọi là bảo hiểm Cadillac - có trị giá niên phí $27,500 cho gia đình và $10,200 cho một cá nhân (không kể phần răng và mắt).
- Những gia đình có lợi tức từ $250,000 trở lên sẽ bị tăng 0.9% thuế Medicare Parroll Taxes.
- Ðối với người già trên 65 tuổi đang hưởng Medicare. Chính phủ liên bang sẽ cắt giảm 132 tỉ Mỹ kim trong thời hạn 10 năm đối với chương trình Medicare Advantage - một chương trình do các hãng bảo hiểm tư điều hành - được những người già có thu nhập cao, chừng 10 triệu người, tham gia.
- Mức liệt kê để giảm thuế (itemized deduction) cho những chi tiêu y tế không được bồi hoàn (unreimbursed medical expenses) sẽ được nâng từ 7.5% lên 10% của tổng lợi tức điều chỉnh (adjusted gross income, AGI) hàng năm.
- Thu niên phí trên các công ty dược phẩm khởi đầu từ năm 2012 với mức 2.8 tỉ đôla/năm. Riêng với các công ty bảo hiểm y tế thì bắt đầu từ năm 2014 sẽ thu 8 tỉ Mỹ kim/năm và sẽ tăng dần vào các năm sau dựa trên mức độ gia tăng bảo phí (premium) mà các công ty này áp dụng đối với người mua bảo hiểm.
- Ngoại lệ sẽ được áp dụng cho các công ty hay tổ chức bảo hiểm bất vụ lợi (non-profit insurers) hoạt động nhằm phục vụ giới có lợi tức thấp trong xã hội.
Ảnh hưởng lên các công ty bảo hiểm y tế tư nhân
- Các hãng bảo hiểm không được quyền từ chối bảo hiểm cho một người vì đã có bệnh sẵn (pre-existing conditions).
- Phải chi trả cho các khám nghiệm tổng quát định kỳ hằng năm và các dịch vụ phòng bệnh khác mà không đòi hỏi người được bảo hiểm trả tiền phụ góp (co-payments).
- Không được đột ngột chấm dứt bảo hiểm khi người mua bảo hiểm phát bệnh (recissions).
- Phải công khai tài chánh về các chi trả cho dịch vụ y tế đối với người được bảo hiểm, đồng thời phải thực hiện những quá trình khiếu nại nhanh, minh bạch đối với các quyết định chi trả và khai thanh toán.
- Các tổ chức y tế bất vụ lợi như Blue Cross Blue Shield sẽ được hưởng một số ưu đãi về thuế.
Các Trung Tâm Trao Ðổi (Health Benefit Exchanges)
- Trung tâm Trao đổi là một cơ quan của tiểu bang được liên bang giúp ngân sách để hình thành. Các trung tâm trao đổi sẽ giúp quy tụ các cá nhân mua bảo hiểm thành những nhóm lớn, và gom các chương trình bảo hiểm khác nhau của các hãng bảo hiểm tư nhân như HMOs, PPOs vào thành một mạng lưới để cả hai phía có được nhiều chọn lựa hơn. Mọi người có quyền chọn hoặc những chương trình với mức lệ phí thấp nhưng mức chiết phí (deductible) hàng năm cao, hoặc ngược lại.
- Trung tâm Trao đổi cũng có nhiệm vụ giúp cho những doanh nghiệp nhỏ với số nhân viên dưới 100 người, các người kinh doanh độc lập, các cá nhân muốn tự mua bảo hiểm lấy, những người thất nghiệp hoặc về hưu nhưng không đủ tiêu chuẩn để hưởng Medicare, để những người này tập hợp lại với nhau và mua được bảo hiểm với giá phải chăng. Hoạt động của các Trung tâm Trao đổi mang tính chất của những hợp tác xã giúp các thành viên tập hợp lại để có khả năng biết cách mặc cả ngang với các công ty trung bình hoặc lớn khi thương lượng giá cả với các công ty bảo hiểm.
- Dự luật cũng cải thiện các phúc lợi phòng chống bệnh tật cho người cao niên trong khuôn khổ Medicare nguyên gốc.
2. Những điểm chính trong luật HCERA:
Luật HCERA cũng đưa ra những cải cách sau:
- Gia tăng Pell Grant, là tiền trợ cấp của liên bang cho học sinh nghèo bằng cách cung cấp 13.5 tỉ dollars, theo dạng phân bổ bắt buộc (mandatory appropriations), cho Pell Grant.
- Từ 2014 trở đi, giảm mức tiền trả nợ tối đa cho sinh viên sau khi ra trường là 10% của lợi tức khả dụng (discretionary income - hiện nay là 15%).
- Từ 2014 trở đi, sinh viên sẽ được tha miễn số nợ còn lại sau khi đã trả nợ trong 20 năm (hiện nay là 25 năm).
- Sẽ có những điều kiện dễ dàng hơn cho phụ huynh trong việc đứng ra vay tiền cho con cái để theo đuổi việc học hành.
- Gia tăng việc trợ cấp ngân sách cho các đại học cộng đồng (community colleges).
3. Chống đối
Luật ACA theo “model” y tế của tiểu bang Massachussets được coi như là một dạng thu nhỏ của đạo luật cải cách y tế liên bang mà Tổng Thống Obama vừa mới ký mà thôi; bởi vì cả hai có cùng chung nét căn bản. Như vậy sự chống đối của phe CH không phải là sự chống đối về chủ trương - quan điểm cải cách y tế, mà chính ra là sự chống đối giữa hai đảng, một sự đối địch về chính trị, mang tính chất đảng tranh.
Kết luận
Ðối với Mỹ, việc cải cách nền y tế theo hướng tiến đến một hệ thống y tế phổ quát (universal healthcare) nhân bản hơn là một nhu cầu. Ðạo luật về Y tế ACA (Obamacare) là một bước khởi đầu quan trọng đáp ứng lại nhu cầu đó. Quy trình này nối tiếp những đạo luật như Social Security Act bởi Tổng Thống Franklin D. Roosevelt năm 1935, hoặc Medicare and Medicaid do Tổng Thống Lyndon B. Johnson ký năm 1965.
Hai đạo luật trên lúc đầu cũng đã gặp những phản đối mạnh mẽ từ các phe đối lập cho rằng các chương trình y tế do chính phủ điều hành sẽ dẫn đến xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Không một đạo luật nào hoàn hảo ngay từ đầu và thỏa mãn một cách đồng đều yêu cầu của các thành phần xã hội với quyền lợi trái ngược nhau. Ðạo luật Obamacare chưa giải pháp trọn vẹn cho tất cả các nhược điểm của nền y tế Mỹ.
Nó là nền móng cho những cải cách quan trọng hơn về sau. Một trong những điều căn bản mà Obamacare đã đề ra là sự chuyển hướng từ một nền y tế nặng về chữa trị (disease/curative care) qua một nền y tế phòng bệnh (preventive care).
Ðiểm thứ hai là nỗ lực để giảm thiểu mức độ độc quyền của các hãng bảo hiểm tư nhân, tăng cường chuẩn định, và giúp gia tăng sự cạnh tranh trong một thị trường mở rộng với gần 200 triệu khách hàng.
Ðiểm thứ ba là việc cố gắng cung cấp bảo hiểm cho hơn 32 triệu người chưa có và việc cưỡng bách mọi người phải có bảo hiểm y tế (individual mandate). Ðây là bước đầu trong nỗ lực nhằm biến bảo hiểm y tế trở nên một quyền của con người, được xã hội bảo vệ bằng luật pháp. Tóm lại cử tri Mỹ gốc Việt, cần biết là:
- Bắt đầu từ 2014, hầu hết người lớn ở Mỹ sẽ phải mua bảo hiểm y tế.
- Không giảm phúc lợi cho người đang thụ hưởng Medicare. Tuy nhiên, có giảm tiền trả cho các chương trình Medicare Advantage của tư nhân, nhưng không ảnh hưởng tới người thụ hưởng.
- Chương trình Medicaid (ở California gọi là Medi-Cal) sẽ gia tăng để giúp cho toàn bộ người nghèo.
- Người không đủ tiền mua bảo hiểm y tế sẽ được chính phủ tài trợ.
- Các công ty bảo hiểm không được từ chối bán cho người đã bị bệnh sẵn.
- Doanh nghiệp nhỏ, nếu mua bảo hiểm cho nhân viên, sẽ được trừ thuế.
- Sẽ không có hãng bảo hiểm của chính phủ hoạt động song song với bảo hiểm tư nhân. Tất cả các công ty bảo hiểm sẽ vẫn là của tư nhân.
- Pell Grant là chương trình trợ cấp học bổng của liên bang giúp học sinh nghèo.
Ðạo luật còn cần nhiều thay đổi sau một thời gian thử để giảm tính “hành chính hay phiền hà” của mọi quyết định liên bang. Nhìn chung luật y tế này có tính cách nhân bản hơn các luật trong quá khứ, và sẽ giúp người Mỹ gốc Việt nhất là thế hệ thứ nhất, (đến tuổi về hưu) hay thế hệ còn phải đi học.
Ðạo luật này được hai hội bất vụ lợi, là Hàn Lâm Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ - American Academy of Pediatrics) và Hội Người Về Hưu (AARP - American Association of Retired Persons) ủng hộ vì bảo vệ quyền lợi của hai nhóm người này (trẻ em và người già).
Như đã nói trong bài trước (4) cử tri Mỹ gốc Việt nên chọn và dồn phiếu cho các chính sách nào giải quyết các ưu tư của chúng ta (giáo dục, an sinh xã hội, kinh tế, chính sách ngoại giao - Tổng Thống Obama đã tiến hành thay đổi định hướng chiến lược của nước Mỹ thời Tổng Thống Bush, thoát ra khỏi tình trạng sa lầy ở một số nước Trung Ðông để chuyển hướng đến vùng Châu Á-Thái Bình Dương nhằm thích nghi với tình hình thế giới mới: Sự lớn mạnh của các nước mới trỗi dậy, đặc biệt là của Trung Quốc).
Ðiều cần thiết nhất cho cử tri gốc Việt chúng ta vẫn là hiểu rõ chính sách của mỗi ứng cử viên, đi bầu cho đông và có sự lựa chọn đúng đắn.
Bài phân tích này có mục đích đóng góp sự hiểu biết về y tế cho cử tri, hầu chọn đúng người sẽ đem lại lợi ích cho chính mình, cho gia đình và cộng đồng của mình.
Các ghi chú:
1. Diễn đàn thế kỷ (www.Diendantheky.net) ngày 19/10/2012
2. Người Việt thứ 5, 25 tháng 10, 2012
3. http://www.cnn.com/2010/HEALTH/03/19/interactive.health.care.benefits/index.html?hpt=Sbin
4. Người Việt thứ 5, 25 tháng 10, 2012
Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012
Đinh Xuân Quân - SAU TRANH LUẬN LẦN THỨ 3 CỬ TRI MỸ GỐC VIỆT SẼ QUYẾT ĐỊNH THẾ NÀO?
TS. Đinh Xuân Quân
Sau các cuộc tranh luận giữa hai ứng viên Tổng Thống, bây giờ cử tri Hoa Kỳ trong đó có người Mỹ gốc Việt đã thấy rõ lập trường hai bên. Thực ra các ứng cử viên đã đề cập tới quá nhiều vấn đề, về kinh tế, thất nghiệp, nợ công, hàng triệu nhà bị nhà băng xiết, chuyển hướng về Á châu, v.v... trong đó có khi họ nói sai hay thay đổi lập trường đã tuyên bố từ trước.
Vài ví dụ ông Obama nói sai: Về Lao động: “Sau 10 năm phải sa thải bớt công nhân, nước Mỹ đã tạo được nửa triệu việc làm cho các ngành kỹ nghệ.” Không đúng: từ năm 2009, nước Mỹ sa thải khoảng 1 triệu công nhân làm việc cho các nhà máy, bây giờ mới có một nửa có việc làm trở lại. Về Phá thai: “Cả hai ông Romney và Ryan đều muốn hủy bỏ luật cho phụ nữ được quyền phá thai, kể cả trường hợp mang thai vì bị hiếp hay loạn luân.” Không đúng: Ông Romney chấp nhận cho những phụ nữ bị hiếp hay loạn luân được quyền phá thai.
Vài ví dụ ông Romney nói sai: Kinh tế: “Chúng ta chỉ còn vài inch nữa là sẽ trở thành một quốc gia không có nền kinh tế tự do.” Không đúng: phúc trình do viện nghiên cứu The Heritage Foundation của phe Cộng Hòa cho biết Hoa Kỳ là một trong 10 quốc gia có nền kinh tế tự do vững chắc nhất thế giới, hơn cả những cường quốc kinh tế khác như Nhật, Ðức và Anh. Y tế: “Kế hoạch tốn cả ngàn tỉ đô la để chính phủ liên bang kiểm soát hệ thống y tế mà ông Obama thực hiện là kế hoạch gây thảm họa.” Không đúng: nhiều điều khoản trong đạo luật y tế “Obamacare” đang được tranh cãi, nhưng không hề có chuyện chính phủ liên bang kiểm soát hệ thống y tế. Thương mại: “Chúng ta phải mở rộng thị trường để bán hàng hóa. Ông Obama không mở rộng được thị trường cho nước Mỹ.” Không đúng: chính phủ Obama ký hiệp ước thương mại với Colombia, Panama và Nam Hàn.
Tham gia bầu cử là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân, vậy người Mỹ gốc Việt sẽ bầu cho ai? Bài nầy sẽ cố gắng phân tích lập trường của hai ứng cử viên Thống Đốc Romney (CH) và Tổng Thống Obama (DC) hầu giúp cử tri sử dụng lá phiếu của mình một cách tốt nhất.
Tiêu chuẩn:
Các tiêu chuẩn chọn lựa cho các vấn đề quốc nội là kinh tế, thuế, an sinh xã hội, giáo dục, xem chủ trương nào giúp cộng đồng chúng ta nhiều hơn, trong khi về đối ngoại liệu chính sách ngoại giao sẽ thiên về Á châu hay thiên về Trung Đông?
Phân Tích Đối Nội
Về kinh tế: TT Obama thừa hưởng nền kinh tế với quá nhiều khó khăn và đang cố gắng vượt qua những khó khăn. Ông đầu tư vào giáo dục, đào tạo, và cắt giảm thuế là con đường hữu hiệu nhất cần theo đuổi.
Phe Cộng Hòa - TĐ Mitt Romney nói rằng nước Mỹ phải chọn một con đường khác. Ông nói rằng các kế hoạch của ông bao gồm cả việc gia tăng sản xuất năng lượng, mở cửa hơn nữa cho giao thương quốc tế, đào tạo nhiều hơn nữa, cân bằng ngân sách và hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp nhỏ.(Xin xem bảng so sánh).
Về thuế trong một quốc gia tự do dân chủ và công bằng thì người giàu nên đóng góp nhiều và người nghèo đóng góp ít.
Lập trường DC về thuế là giảm thuế cho giới trung lưu và tăng thuế cho người giàu để giảm bội chi ngân sách (deficit). Đa số các gia đình Mỹ gốc Việt (theo census 2010) có lợi tức thấp hay trung bình thì chủ trương của DC có phần có lợi cho mình.
Lập trường CH ông Romney hứa không tăng thuế, hơn nữa có thể giảm, với tỷ lệ thuế ở mức 20%. Trung tâm “non-partisan Tax Policy Center” cho là như thế nhà giàu lợi nhiều hơn.
Về An sinh xã hội, ông Romney nay hứa không thay đổi chương trình an sinh XH (khác với khi tranh cử sơ khởi), hứa bỏ Obama care (ACA) và các thế hệ dưới 50 có quyền chọn. Theo census 2010 thì trên 20% gia đình Mỹ gốc Việt còn tùy thuộc và An sinh xã hội vì còn lợi tức thấp. Thành phần này được hưởng Housing, SSI, Medicare, Medical, v.v. tùy thuộc vào trợ cấp của chính phủ Liên Bang. Nhưng phải nói là còn nhiều lạm dụng về Housing, SSI, vv. và cộng đồng chúng ta cũng không ngoại lệ.
Tóm lại, về quốc nội Obama thiên về Giáo dục, An sinh xã hội, hạ tầng cơ sở trong khi Romney thiên về giảm thuế và chương trình của ông không rõ và không mấy thuyết phục và sẽ gây nợ công.
Phân Tích Đối Ngoại
Chính sách mới về ngoại giao/ [Chính sách này cho là Saddam Hussein, Ghadafi hay Assad là độc tài. Nhưng cũng công nhận là các chế độ thay thế “chưa chắc là khá hơn” do đó Hoa Kỳ công nhận chính dân chúng của các nước liên hệ phải có trách nhiệm thay đổi, hoặc nếu cần chính các nước trong vùng phải can thiệp]. Các nước như Lybia hay tại Syria không đe dọa Mỹ cho nên không có lý do để Mỹ can thiệp trực tiếp, mà chỉ làm một cách gián tiếp qua NATO, (ủng hộ Pháp, Anh giải quyết Lybia), hay yểm trợ Thổ Nhĩ Kỳ và Arập về Syria.
Theo thuyết này thì khi Iran xây dựng vũ khí hạt nhân sẽ dọa Israel. Hoa Kỳ sẽ không gây chiến đánh Iran hay giúp Israel đánh Iran. Mỹ chỉ dùng khí giới gián tiếp là kinh tế - cấm vận để áp lực Iran. Mỹ sẽ can thiệp quân sự trong trường hợp không làm gì khác được.
Với chính sách ngoại giao này, Mỹ đã chuyển về Á Châu và sẽ rút khỏi Âu Châu trong 10 năm tới.
Tại Á Châu, Mỹ “tuyên bố chuyển hướng.” Mỹ đã thay đổi chính sách đối với Trung Quốc trong việc tranh chấp tại Biển Đông và Hoa Đông, muốn nói “thẳng thừng” với Trung Quốc về các “giới hạn.” Quốc Hội Hoa kỳ đã ra một nghị quyết năm 2011, chỉ trích việc Trung Quốc sử dụng võ lực tại Biển Đông, kêu gọi giải pháp hòa bình, đa phương cho các tranh chấp ở Đông Nam Á.
Đầu năm 2012 Tổng thống Barack Obama đã công bố chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ. Hướng chủ đạo của chiến lược này là duy trì sức mạnh của quân đội Mỹ tại Á Châu –Thái Bình Dương. Bản phúc trình của Pentagon/ nêu các ưu tiên cho Á châu. Chiến lược quân sự của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc là nước đang thách thức vai trò siêu cường Hoa Kỳ đang nắm giữ. TT Obama nhắc Hoa Kỳ sẽ sử dụng tất cả các phương tiện quân sự, ngoại giao, phát triển kinh tế, tình báo và an ninh quốc nội cho mục tiêu này.
Hiện nay Hoa Kỳ đã để các đồng minh như Philippines, Nhật và Nam Hàn chơi quân cờ của họ trong các vùng biển trong khi hải quân Hoa Kỳ “có thể” can thiệp. Mỹ khuyến khích Philippines, Nhật và các nước trong vùng giúp đỡ nhau trong thế liên hoàn- và Mỹ đứng đàng sau. Ví dụ hiện nay Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết là hàng không mẫu hạm (HKMH) USS G. Washington đang ở Biển Đông trong khi một hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis cũng đang tiến hành các hoạt động ở biển Hoa Đông. Hai HKMH này phô trương sức mạnh Hoa Kỳ trên các vùng biển đã trở thành một trọng điểm trong chính sách đối thủ chiến lược của Washington đối với Bắc Kinh.
Tại Virginia Military Institute/ Thống Đốc Romney chỉ trích chính quyền Obama, và đòi thay đổi chính sách ngoại giao tại Trung Đông nhưng không đưa ra nhiều chi tiết. Ông Romney cho là TT Obama thiếu lãnh đạo – không giúp phe nổi dậy Syria. [Hè 2012 Thống đốc Romney tuyên bố nghiêng về Israel. Nay thay đổi lập trường chấp nhận chính sách của chính phủ Mỹ công nhận hai nước Palestine và Israel sống chung hòa bình. Ông Romney muốn tăng cường quốc phòng.]
Trong tranh luận kỳ 3 / ông Romney thay lập trường, cho nên hiện nay chủ trương về Trung Đông hai bên gần giống như nhau.
Theo khảo cứu của Pew Research center / thì 45 % dân cho là chính sách của TT Obama đối với TQ không đủ mạnh trong khi đa số chuyên gia cho là đủ. TT Obama “mềm dẻo” dùng ngoại giao nhưng cũng không “ngần ngại sử dùng quân đội – sức mạnh” để bảo vệ lợi ích của Mỹ. Chính sách ngoại giao và quân sự của TT Obama cho thấy quan tâm đặc biệt của ông này đối với Á châu – một quan tâm mà các phe thân Israel đang chỉ trích trong bầu cử vào tháng 11 này.
Nói tóm về vấn đề quốc ngoại ông Obama thiên về Á châu, tránh chiến tranh (vì chi tiêu chiến tranh đã làm nước Mỹ kiệt quệ), nhưng có chính sách “bàn tay sắt bọc nhung”, trong khi ông Romney thiên về Trung Đông, nói tăng chi phí quốc phòng nhưng chưa thấy ông nói cụ thể sẽ làm gì.
Thượng nghị sĩ và Dân biểu Liên Bang hay Tiểu Bang
Dân Mỹ sẽ không những bầu TT mà còn đi bầu TNS và DB và các đại diện ở cấp tiểu bang và cấp quận hay thành phố. Các vị này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các luật lệ quốc nội và các chính sách quốc ngoại của chính phủ Mỹ.
Tiêu chuẩn đánh giá TNS và DB hay chính quyền địa phương sẽ dựa trên việc ủng hộ các ưu tư người Mỹ gốc Việt (các vấn đề về nhân quyền, dân chủ và Biển Đông). Ví dụ dân biểu Sanchez (DC) của quận Cam ủng hộ nhân quyền tại VN trong khi dân biểu Ed Royce (CH) ủng hộ đài Á châu Tự do – RFA hay nghị quyết về Biển Đông, vv. Yếu tố đảng phái không quan trọng bằng việc ủng hộ lập trường của cử tri người Việt.
Tạm kết
Theo tác giả các tiêu chuẩn quốc nội có thể là công ăn việc làm, giáo dục cho con em và an sinh xã hội trong khi về đối ngoại thì phải nhằm đến việc chú ý vào VN.
Đối với dân biểu ở cấp liên bang hay tiểu bang là các vị dân cử trực tiếp giúp đỡ như đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (vì đàn áp tôn giáo) hoặc vận động Quốc Hội thông qua Dự Luật Nhân Quyền, hay về Biển Đông vv.), nếu họ giúp giải quyết các ưu tư của người Việt chúng ta sẽ dồn phiếu cho họ không phân biệt đảng phái.
Cử tri hãy chọn lựa theo lời hai ứng viên/: ông Obama - chấm dứt hai cuộc chiến tranh tốn kém, chuyển trọng tâm về Á châu và xây dựng trở lại nền kinh tế suy sụp từ thời tổng thống tiền nhiệm trong khi ông Romney muốn tranh đua, hứa xây dựng kinh tế và thiên về Israel nhiều hơn. Chúng ta sẽ dồn phiếu cho người nào giải quyết các ưu tư của chúng ta (Giáo dục, An sinh xã hội, Kinh tế, Chính sách ngoại giao).
Cuộc bầu cử này là cuộc bầu cử quan trọng nhất của thập niên và lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Việt rất quan trọng.
Cần phải bầu - dùng lá phiếu một cách tối ưu. Phải suy nghĩ kỹ vì nó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta và con cái chúng ta trong 4 năm tới.
TS. ĐXQ
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012
Mặc Lâm - Trung Quốc đầu tư vào các nước Phi châu như thế nào?
Trung Quốc hiện là nước có số đầu tư lớn nhất tại hầu hết các nước thuộc Phi châu thế nhưng những nước nghèo nàn lạc hậu này lại không có được sự phát triển nào về kinh tế, xã hội cũng như vấn đề lao động.
TS Đinh Xuân Quân (đứng bên phải)chụp ở Phi Châu năm 2008 - RFA
Mặc Lâm phỏng vấn TS Đinh Xuân Quân để biết thêm chi tiết về vần đề này. TS Đinh Xuân Quân là chuyên gia kinh tế có nhìêu năm làm việc trong các tổ chức như UNDP, USAID và Ngân hàng thế giới. Hiện ông đang là trưởng nhóm tư vấn của Worlk Bank cho hầu hết các nước Phi châu, mời quý vị theo dõi:
Châu Phi đang cần rất nhiều đầu tư
Mặc Lâm: Xin TS cho biết tình hình đầu tư mà Trung Quốc đang thực hiện tại các nước Phi châu mà TS đã có dịp công tác với cương vị là trưởng nhóm tư vấn cho World Bank tức Ngân hàng thế giới ra sao thưa ông.
TS Đinh Xuân Quân: Tôi có làm cố vấn tại một số nước trong18 xứ phi châu như Liberia, Zimbabwe, Zambia, Swaziland, vv. Sự hiện diện của Trung Quốc khá nhiều và ngày càng bành trướng. Trung Quốc cần phát triển kinh tế cho nên họ cần đến Phi châu để giải quyết các vấn đề nguyên liệu. Thương mai hàng năm giửa Phi châu và Trung Quốc lên đến 120 tỷ/năm (14% của thương mại Trung Quốc ).
Quý vị cũng biết là tại Phi Châu người ta cần rất nhiều đầu tư và lúc nào cũng thấy Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào hầm mỏ, khoáng sản, xây cất tại các nước Phi châu nhất là các nước sau khi đánh nhau thì họ cần tái xây dựng. Mà tái xây dựng thì các công ty Trung Quốc tương đối khá thành công trong việc đấu thầu. Các công ty Trung Quốc thường là các công ty doanh nghiệp nhà nước do đó họ đựơc sự hỗ trợ của nhà nước nên họ trúng thầu khá nhiều.
Tại Liberia là nước mới đánh nhau xong thì phần nhiều việc xây cất là do Trung Quốc đảm nhận mà tiền thì là tiền của World Bank hay là tiền của African Development Bank, là Ngân hàng Phát triền Phi châu. Ngoài Liberia thì người ta thấy các nứơc khác như Zimbabwe hay Zambia nếu có đầu tư về hầm mỏ thì Trung Quốc lúc nào cũng được đặc quyền.
Phi Châu người ta cần rất nhiều đầu tư và lúc nào cũng thấy Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào hầm mỏ, khoáng sản, xây cất tại các nước Phi châu nhất là các nước sau khi đánh nhau thì họ cần tái xây dựng. Mà tái xây dựng thì các công ty Trung Quốc tương đối khá thành công trong việc đấu thầu - TS Đinh Xuân Quân
TS Đinh Xuân Quân là chuyên gia kinh tế có nhìêu năm làm việc trong các tổ chức như UNDP, USAID và Ngân hàng thế giới (bên phải) RFA
Các công ty Trung Quốc khai thác khoáng sản tại DRCongo và trả bằng các công trình hạ tầng. Các công ty Trung Quốc như Aluminum Corp. of China Ltd, CNOOV đầu tư và mua khoáng sản (sắt, dầu khí, aluminium và đồng), chú ý đến tăng trường kinh tế, sinh lời và các đầu tư của họ nhằm “tối đa hoá lợi nhuận” do đó ít chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, quyền và an toàn công nhân, quyền công nhân hay bảo vệ môi trường vì họ áp dụng các tiêu chuẩn Trung Quốc do đó phá hoại môi trường thiên nhiên.
Nguyên nhân Trung Quốc thắng thầu ở Châu Phi
Mặc Lâm: là nước dẫn đầu về con số đầu tư nước ngoài tại hầu hết các nước Phi Châu như vậy, xin TS cho biết Trung Quốc có lợi thế nào so với các nước khác cũng muốn đầu tư vào các nước Phi châu thuộc diện nghèo và lạc hậu nhất thế giới này?
TS Đinh Xuân Quân: Trung Quốc được lợi thế vừa chính trị và kinh tế. Kinh tế thì họ đầu tư vào khoáng sản còn về chính trị thì họ bán súng ống cho Zimbabwe. Soudan cũng vậy, Trung Quốc đầu tư vào dầu khí và ngược lại họ bán khí giới cho Soudan. Tổng thống Soudan là Omar Al Bashir hiện cũng đang bị thế giới cấm vận như ông Mugabe.
Tại Zimbabwe thì như quý vị cũng biết là ông Mugabe là một nhà độc tài có tiếng đã nắm quyền hơn 30 năm nay. Các xí nghiệp nước ngoài phải có 80% vốn địa phương nhưng đối với Trung Quốc thì các xí nghiệp Trung Quốc chỉ cần có 30-40% vốn đia phương mà thôi. Trung Quốc còn bán súng ống cho quân đội của ông TT Mugabe và vì vậy có nhiều quyền lợi các công ty ngoại quốc khác không được. Do đó phải thừa nhận rằng Trung Quốc có lợi điểm cả hai mặt chính trị lẫn kinh tế.
TS Đinh Xuân Quân (ngoài cùng bên phải) chụp chung với cộng tác viên và thổ dân. RFA
Mặc Lâm: Trung Quốc luôn thắng những gói thầu tại các nước Phi châu phải chăng các công ty của họ đưa ra giá cả hợp lý hơn những công ty khác hay còn nguyên nhân nào khác thưa TS?
TS Đinh Xuân Quân: Tại sao Trung Quốc thắng? Vì thường thường họ là các công ty các doanh nghiệp của nhà nước do đó họ được trợ giúp về vấn đề tài chính. Họ được lãi suất thấp hay ngân hàng xuất khẩu của Trung Quốc giúp đỡ đo đó họ thuờng thắng với giá thấp. Thứ hai nữa, tại các nước Phi châu thì chính phủ không rõ ràng, trong suốt nên họ tham nhũng được, do đó khi họ bỏ gói thầu thì họ biết tin tức trước vì mua đựơc thông tin từ những người trong chính phủ nên đa số là họ thắng thầu nhờ vào yếu tố hối lộ này.
Mặc Lâm: Sau khi thắng thầu thì bước kế tiếp họ tuyển dụng công nhân bản xứ hay lại đem công nhân từ Trung Qúôc sang thưa TS?
TS Đinh Xuân Quân: Họ mang công nhân của họ vào để làm những công việc thấp, dễ dàng chẳng hạn như rải đừơng hay đổ nhựa. Những công việc không cần kỹ thuật mà một công nhân bình thường ai cũng làm được mà họ vẫn mang ra nước ngoài làm việc. Còn họ sống với nhau tập trung như trong trại lính. Khi họ tới một nước nào tôi nghĩ kể cả Việt Nam, họ đều tập trung sống chung trong những doanh trại và những người bên ngoài không hề biết họ đang làm gì bên trong.
Họ mang từ anh đầu bếp cho tới những anh công nhân thấp nhất vào những xứ này để làm việc. Tại những nước đó thì cảnh sát rất yếu và dễ bị mua…tôi nghĩ cũng giống như tại Việt Nam thôi, cũng không khác gì nhiều lắm.
Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm của ông thì có nước nào đối phó hiệu quả với tình trạng bảo hộ từ chính quyền của Trung Quốc hay không? Cụ thể có nước nào chủ trương giúp cho công ty của nước họ có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các công ty của Trung Quốc hay không?
Tại các nước Phi châu thì chính phủ không rõ ràng, trong suốt nên họ tham nhũng được, do đó khi họ bỏ gói thầu thì họ biết tin tức trước vì mua đựơc thông tin từ những người trong chính phủ nên đa số là họ thắng thầu nhờ vào yếu tố hối lộ này - TS Đinh Xuân Quân
TS Đinh Xuân Quân: Có, có một trường hợp mà tôi thấy khi tôi đến Azerbaijan làm việc. Tại đây nếu cho đấu thầu và làm việc theo kiểu Trung Quốc thì không một công ty hay doanh nghiệp nào của nước sở tại trúng thầu là vì cái giá quá rẻ. Azerbaijan họ có ra những luật lệ mới đó là nếu đấu thầu thì các công ty trong nước của họ sẽ đựơc một số điểm ưu tiên cộng chung vào thì họ mới cạnh tranh đựơc với Trung Quốc. Thật ra các công ty của Azerbaijan đâu có được chính phủ nước họ giúp đỡ, trong khi các công ty Trung Quốc được chính phủ nước họ giúp hết. Vì những trợ giúp này mà chính phủ Azerbaijan phải có biện pháp riêng, Tôi nghĩ đây là một chuyện tốt.
Mặc Lâm: Về vần đề công nhân theo TS nhận xét thì các công ty Trung Quốc đối xử với công nhân người bản xứ có công bằng không? Có thường xảy ra các tranh chấp như thường thấy giữa công nhân và chủ nhân hay không?
TS Đinh Xuân Quân: Họ thuờng mang người của họ qua nên lúc nào cũng có tranh chấp về công nhân. Tôi thấy những việc xảy ra tại các nước Phi châu cũng không khác gì nhiều tại Việt Nam có nghĩa là lúc nào cũng có tranh chấp tại các địa phuơng, Tại Zambia, một xứ mà tôi mới làm việc vài tháng trước thì Trung Quốc đầu tư trên 1 tỷ đô la vào các lãnh vực hầm mỏ, đồng và than. Tại Zambia mỏ Collum cách thủ đô Lusaka trên 300 km, hai năm trước đã có xảy ra vụ đụng độ giữa công nhân và ban lãnh đạo Trung Quốc. Chủ nhân đã nổ súng làm 13 người bị thương và nay ông chủ bị toà xử tù.
Vừa rồi tại Zambia mới cách đây mấy tháng thì nhân công và chủ nhân của Trung Qúôc có tranh chấp với nhau tại một mỏ đồng. Ở đây vốn có nhiều vấn đề tranh chấp rồi vì hồi xưa khi người Anh còn làm chủ những hầm mỏ thì họ chú trọng an toàn cho thợ mỏ do đó thợ người Zambia an toàn hơn khi làm việc với chủ nguời Anh. Các người chủ Trung Quốc thì họ áp dụng những tiêu chuẩn an toàn về hầm mỏ theo kiểu Trung Quốc. Mà quý vị cũng đã biết Trung Quốc là nước có độ an toàn về hầm mỏ thấp nhất thế giới. Mỗi năm không biết mấy chục ngàn người bị chết tại Trung Quốc vì tai nạn hầm mỏ do đó nảy sinh tranh chấp về vấn đề an toàn.
Thứ hai là lương bổng. Chủ nhân Trung Quốc không chịu áp dụng mức luơng của chính phủ đưa ra. Vừa rồi có chuyện một lãnh đạo hầm mỏ người Trung Quốc bị công nhân giết chết vì không trả lương tối thiểu đúng như chính phủ đã ban ra cả năm trước đó. Theo tôi thấy thì những tranh chấp này vẫn còn dài dài vì hai lý do đó là an toàn lao động và tiền lương trả cho công nhân không sòng phẳng.
Tại Zambia không chỉ trong khu vực hầm mỏ nhưng nhà đầu tư Trung Quốc còn nhảy vào nông nghiệp và ngành buôn bán. Trung Quốc cũng trồng rau và nuôi gà. Họ bán phá giá từ 40 đến 65% rẻ hơn. Đây có phải là vì họ làm tốt hơn hay đây là cách họ làm tại nhiều nước khác phá thị trường, giết các nhà sản xuất địa phương và dành thị trường?
Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Đinh Xuân Quân đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
Đinh Xuân Quân - VỊ TRÍ VIỆT NAM Ở ĐÂU TRONG QUAN HỆ MỚI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC
Đinh Xuân Quân
Năm 2010 NT Clinton tuyên bố Biển Đông là quan trọng đối với Hoa kỳ. Đầu năm 2011, TT Obama tuyên bố về chính sách quốc phòng tại Hawai và sau đó tại Bali – Indonesia ông đã tuyên bố về sự trở lại Á châu của Hoa Kỳ.
Ai cũng biết là dưới sự chỉ đạo của Nixon, Kissinger đã thi hành chính sách thân thiện với Trung Quốc để cân bằng với Liên Xô vào 1972. Sau khi hồi hưu ông ta lập một công ty để làm lobby cho Trung Quốc.
Sau khi Liên Xô tan rã Trung Quốc đã dùng chiêu bài “phát triển hòa bình” của Đặng Tiểu Bình để trở thành siêu cường quốc tế về kinh tế và nay cả về quân đội nữa. Lúc nào họ cũng đề cao khẩu hiệu “chính sách láng giềng tốt” và khao khát về một “thế giới hài hòa”. Mỹ và các nước phương Tây chỉ mong Trung Quốc phát triển theo nguyên tắc “phát triển gắn với gánh vác trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”. Như vậy trong nhiều nhiệm kỳ TT từ Reagan cho đến, Bush Cha, Clinton, Trung Quốc đã “ru ngủ” thành công phát triển kinh tế lẫn quân sự dưới lá bài “Trỗi dậy Hoà Bình” mà không bị nhòm ngó.
Họ cũng thành công “ru ngủ” các giới trách Pentagon và Ngoại giao Mỹ nhờ các “lobby” thân họ. Đứng đầu là nhóm “chuyên gia ngoại giao” trường phái thân “Trỗi dậy hoà bình” do GS Harvard Joseph S. Nye, một cố vấn của TT Clinton. Theo ông này thì nếu Hoa Kỳ coi TQ là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ là mối đe doạ. Ông này cũng vận động cho “ngoại giao mềm – soft power.”
Tại Biển Đông và tại Bắc Hải (2010-2011) Trung Quốc hung hăng và mới đây chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã gửi một thông điệp rõ ràng đến hải quân nước này là: "tăng cường sức mạnh chuẩn bị cho chiến tranh" trong khi TT Ôn Gia Bảo cũng nói là Trung Quốc phải có khả năng thắng trong các cuộc tranh chấp “cục bộ.”
Tại sao Mỹ thay đổi đối với Trung Quốc? Cái gì đã xẩy ra? Liên hệ Trung Quốc-Mỹ sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao và các chuyên gia trong nước nói gì?
Từ Trỗi dậy Hoà Bình đến mối đe doạ
Mới đây các chuyên gia Mỹ mới hé mở những gì đã xẩy ra trong hậu trường cho đến khi Mỹ trở lại Á châu./ Vào thập niên 90, tình báo Hoa Kỳ thấy là ngược lại với suy nghĩ của Hoa Kỳ, Trung Quốc coi Mỹ là kẻ thù số 1. Các nhà chính trị vẫn bị H. Kissinger “ru ngủ” cho là Trung Quốc khác với Liên Xô cũ. Theo phe này thì Hoa Kỳ cần làm hoà với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Vào năm 1992, tuỳ viên quân sự Mỹ Thiếu tá Mark Stokes bí mật “chuồn ra” khỏi Bắc Kinh và tận mắt thăm viếng các căn cứ quân sự TQ ở tỉnh Hồ Nam miền nam Trung Hoa. Trái ngược với cách suy nghĩ của Mỹ, quân đội Trung Quốc không những nhắm các hỏa tiễn vào Đài Loan mà còn ngắm vào các căn cứ Mỹ ở Nhật và Guam, sẵn sàng cho một trận đánh bất ngờ.
Báo cáo của Stokes đã có công làm thức tỉnh cấp trên, ngay cả vị chỉ huy trực tiếp của ông là phó đô đốc Eric McVadon cũng ủng hộ trường phái TQ ôn hoà, và vì vậy Lầu Năm Góc có chính sách quân sự lỗi thời với TQ.
Một người khác có công trong việc thay đổi suy nghĩ của Mỹ là ông Andrew Marshall, người đứng đầu “Office of Net Assessment”, ông có được sự trợ giúp của Peter Schwartz. Ông này viết một số báo cáo cho là TQ sẽ đánh úp Mỹ và dùng một số đồng minh của Mỹ để ngăn cản hải quân Mỹ tham gia chiến trường, còn gọi là “anti-access.”
Nhờ những ý kiến của P. Schwartz và tin tức của Stoke, Pentagon đã tổ chức một cuộc tập trận dựa trên các ý kiến của họ cùng các tin tức tình báo. Kết quả của cuộc tập trận giả tưởng này là hải quân Mỹ bị thua to, các hàng không mẫu hạm và tàu ngầm bị tê liệt vì bị đánh bất nhờ. Từ đó Mỹ đi từ Air land battle – Không Địa trận (chiến thuật được áp dụng tại Iraq) đến Air Sea battle – Không Hải trận.
Nhờ sự việc này, từ 1995 bộ quốc phòng theo dõi TQ nhiều hơn (CIA, NSA, và NGIA - National Geospatial-Intelligence Agency). Nhiều nhà nghiên cứu được gởi sang TQ với nhiệm vụ tìm hiểu chiến lược quốc phòng của nước này. Họ đã nhận ra rằng phe trỗi dậy ôn hoà tại Mỹ đã nghĩ sai về TQ. Theo Bộ trưởng quốc phòng James Schlesinger thì TQ sẽ dùng IT để làm trì trệ Mỹ. Có sự xung đột nội bộ giữa hai phe ôn hoà thân TQ và phe coi TQ là mối nguy, trong đó có thứ trưởng quốc phòng Kurt Campbell. Phe thân TQ không muốn Mỹ bán khí giới cho Đài Loan và coi việc này là trở ngại cho mối thân hữu với Trung Hoa lục địa của Hoa Kỳ.
May mắn cho Mỹ, một sĩ quan tình báo cao cấp Trung Quốc đào thoát xin tỵ nạn cho phía Mỹ biết là TQ đang nhằm đánh vào Mỹ và việc này được báo cáo cho Bộ Trưởng Rumsfeld. Năm 2001 vụ phi cơ thám thính EP3 của Mỹ bị một máy bay TQ đâm vào vào phải hạ cánh xuống Hải Nam. TQ gây khó khăn cho Mỹ. Từ 2001 Rumsfeld đã gởi người đi Ấ Độ và khắp Á châu để xây dựng một chiến lược dự phòng hành vi của TQ, còn gọi là “hedge strategy - khi TQ coi Mỹ là kẻ thù và luôn luôn giấu kín các ý đồ của họ thì bắt buộc lúc nào Mỹ cũng phải sẵn sàng phòng ngừa.”
Sau đó có nhiều tranh cãi giữa các phe “thân và chống Trung Quốc” - đô đốc đứng đầu hạm đội Thái Bình Dương cũng chống chính sách cứng rắn với TQ. Cuộc tranh chấp nội bộ càng ngày càng lớn vì phe thân Trung Quốc chống đối, không tin. Họ vẫn cho là Trung Quốc không có khả năng, cho đến khi tình báo cho biết là Trung Quốc đang làm khí giới chống vệ tinh (2006), các có chương trình xây tàu ngầm và tổ chức chiến tranh trên mạng.
Từ 2009, BT quốc phòng Gates ra lệnh xây dựng khả năng không quân và hải quân để thắng TQ, kể cả lực lượng đặc biệt, dùng các nhóm thiểu số như Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, vv.. để xây dựng chiến lược “Sea air battle.”
Đầu tháng 1, 2012, trong buổi tuyên bố chiến lược quốc phòng mới, gồm “chuyển hướng” và “xoay trục”, Tổng thống Obama đã tái khẳng định Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đối phó với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Theo Michael Schiffer, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, chi tiêu quốc phòng và sự phát triển quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc "có khả năng gây ra những bất ổn đối với khu vực, làm tăng nguy cơ hiểu lầm và có thể sẽ làm tình hình trong khu vực thêm căng thẳng". Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng hải quân ngày càng được tăng cường của mình để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ với những nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines.
Tóm lại, Trung Quốc đã thành công che đậy sự trỗi dậy kinh tế và chính trị trong một thời gian lâu dài vì đã thành công trong việc “ru ngủ phe thân TQ tại Mỹ.”
Liên hệ VN-TQ
Việt Nam nghĩ sao và đánh giá ra sao trước tình hình như trên giữa hai đại cường? Theo đánh giá của ông Nguyễn Trung / cựu Đại sứ Việt Nam tại Thailan và là cố vấn của cố TT Võ Văn Kiệt, khi Trung Quốc vươn lên địa vị siêu cường, thì Việt Nam mặc nhiên trở thành chướng ngại vật đầu tiên của họ. Theo ông thì lý tưởng đối với Trung Quốc là làm sao có các nước vệ tinh theo mối quan hệ thiên triều – chư hầu kiểu mới. Trung Quốc sẽ không từ một biện pháp hay thủ đoạn nào để ngăn cản sự xuất hiện một quốc gia sát nách mình ở hướng Nam trở thành một “tiền đồn của dân chủ hay của thế giới phương Tây”. Kể từ khi thực hiện bình thường hóa trở lại quan hệ hai nước từ năm 1990 đến nay, có thể thấy Trung Quốc theo đuổi 2 kịch bản chính trong đối sách với Việt Nam:
- Thượng sách là giương cao 16 chữ để tiếp tục thâm nhập, lũng đoạn, nhằm thúc đẩy quá trình tạo ra một Việt Nam èo uột và lệ thuộc; bằng mọi cách không để cho chế độ èo uột của Việt Nam sụp đổ để Trung Quốc dễ bề dùng cái vỏ bọc “trỗi dậy hòa bình” của mình. Trung Quốc chủ trương cô lập Việt Nam trên thế giới bằng những biện pháp khôn ngoan như một mặt phân hóa các đồng minh láng giềng sống còn của Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam phải gìn giữ đại cục quan hệ Trung – Việt để tăng sức ép, đồng thời mặt khác lại gượng nhẹ và lôi kéo Việt Nam đi với Trung Quốc trong những vấn đề khác. Đặc biệt quan trọng là Trung Quốc vận dụng quyền lực mềm tác động nặng nề vào phát triển kinh tế của Việt Nam, khuyến khích giương cao ngọn cờ “chống diễn biến hòa bình” để ngăn cản những nỗ lực cải cách chính trị của Việt Nam. Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội tiếp tục uy hiếp biển - đảo, vừa nhằm tạo điều kiện cho những bước lấn chiếm tiếp theo, vừa giữ Việt Nam trong quỹ đạo của mình… Có thể nhận định: Trung Quốc đã đi được một chặng đường dài trong việc thực hiện thượng sách này.
- Hạ sách là: đẩy mạnh các biện pháp đã và đang thực hiện của thượng sách, chấp nhận hiện trạng một Việt Nam “tranh tối tranh sáng”, nếu không ngăn cản được cải cách ở Việt Nam thì tìm mọi cách kìm hãm công cuộc cải cách này, gia tăng các sức ép của quyền lực rắn và quyền lực mềm để gia tăng thực trạng èo uột của Việt Nam, đẩy mạnh phân hóa bên trong, tăng các biện pháp lũng đoạn hay trừng phạt kinh tế, khi cần thiết lại có thể “cho một bài học” kiểu chiến tranh biên giới tháng 2-1979 hay theo kịch bản đánh chiếm một số đảo Trường Sa tháng 3-1988. “Bài học” lần này nếu xảy ra, có nhiều khả năng sẽ là trên Biển Đông; sắp tới có thể có những biện pháp ngang nhiên thăm dò và khai thác Biển Đông phần thuộc hải phận của nước ta, vân vân...
- Lưu ý 1: Trong mọi trường hợp, Biển Đông chỉ là một mặt trận nóng, thậm chí có khi rất nóng trong đối xử của Trung Quốc đối với Việt Nam. Tuy nhiên, mặt trận chính yếu của Trung Quốc là nhằm vào đối nội của Việt nam, trên cả hai phương diện nội trị và kinh tế, với mục đích khoét sâu những khả năng Việt Nam dễ bị chấn thương. Thắng trên mặt trận chính yếu này, Trung Quốc hy vọng sẽ thắng trên các mặt trận khác.
- Lưu ý 2: Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, nhất là trong các năm 2010 và 2011, cho thấy không phải Trung Quốc muốn làm gì với Việt Nam cũng được. Trung Quốc rất ngại có những bước đi đụng chạm vào tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam và thức tỉnh dư luận thế giới.
Được hỏi, vậy Việt Nam phải làm gì, tác giả Nguyễn Trung trả lời:
“Muốn thế, phải có một thể chế chính trị nào và một triển vọng phát triển nào của đất nước, để có thể cổ vũ, khuyến khích từng người Việt Nam dấn thân cho đòi hỏi này của đất nước… ta phải thực hiện, thực sự nước ta sẽ phải thay đổi tất cả: thể chế chính trị, đường lối phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, trước hết là đường lối giáo dục và phát triển con người, chính sách đối ngoại; tất cả phải thay đổi theo các chuẩn mực truyền thống văn hóa và lịch sử vẻ vang của đất nước, phải thay đổi theo các giá trị đã tích tụ được của văn minh nhân loại ngày nay; tất cả để trở thành một nước phát triển với 3 trụ cột là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự.Tất cả phải thay đổi với mục đích làm cho ở nước ta tự do, dân chủ, quyền con người trở thành nguồn lực vô tận và sáng tạo cho sự thịnh vượng của quốc gia và cho hạnh phúc của dân.
Trong lựa chọn như thế, nhỡ xảy chân nghiêng về một bên thì sao? Đã thế, trong nước bây giờ có nhiều ý kiến “pro” Mỹ? Để xảy ra “nghiêng” về Trung Quốc, nguy cơ đầu tiên và lớn nhất là dân sẽ ngày càng mất lòng tin và càng xa lánh Đảng. Xảy ra như thế, sớm muộn sẽ thua ngay trên mặt trận chính yếu và quyết định tất cả là đối nội; phần thắng sau đó thuộc về Trung Quốc. Để xảy ra như thế, hệ quả sẽ có thể là đến lúc nào đó phải làm lại từ đầu tất cả.
Để xảy ra “nghiêng” về Mỹ, hầu như chắc chắn Trung Quốc sẽ huy động mọi thứ của quyền lực rắn và quyền lực mềm nhằm đối phó với cái “nghiêng” này. Hệ quả nhãn tiền là có nguy cơ rơi vào vết xe cũ với nhiều bài học đau đớn: Nước ta có thể lại trở thành trận địa giằng xé nhau giữa các thế lực.
Khỏi phải nói, bây giờ cả lãnh đạo đất nước và toàn dân đều phải có trí tuệ, tỉnh táo và khôn ngoan. Thật sự đất nước bây giờ đang đòi hỏi phải có sự lãnh đạo trác việt.
Là một đối tác chiến lược như thế, hoàn toàn không thể là dỹ hòa vi quý, mà phải là dân chủ trong đối nội, thẳng thắn đối đầu trong đối ngoại khi lợi ích và chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, trong khi nỗ lực tối đa gìn giữ hòa bình. Tất cả những điều này chẳng liên quan gì đến việc Trung Quốc luôn luôn ép ta “gìn giữ đại cục”. Thậm chí muốn vô hiệu hóa áp lực “đại cục” như thế của Trung Quốc, nhất thiết nước ta phải thực hiện những điều này.”
Tạm kết
Trong một thời gian khá lâu, Mỹ bị ru ngủ. Việc hé mở các tranh dành trong hậu trường giữa hai phe “thân và chống Trung Quốc” trong chính phủ và giới chức Mỹ đã kéo dài nhiều năm.
Nay Mỹ đã thức dậy với chính sách mới về việc “xoay trục” tại Thái Bình Dương. Việc này cho thấy Mỹ và các nước phương Tây đã bỏ mộng ước về một nước Trung Quốc phát triển theo nguyên tắc “phát triển gắn với gánh vác trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”.
Việc “trỗi dậy” của Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam được coi là nút chặn trên đường tiến về phương Nam của Trung Quốc. Trong nước có rất nhiều kêu gọi VN thay đổi hoàn toàn. Ý kiến và đề nghị của ông Nguyễn Trung (trong nước) cũng không khác mấy với ý kiến của Gs Vũ quốc Thúc / trong cuộc phỏng vấn của đài RFI gần đây. Vấn đề còn lại là, chính quyền Việt Nam hiện nay đã “nghiêng” về phía Trung Quốc đến mức độ nào rồi, có còn kịp để tự điều chỉnh vào vị thế “ở giữa” hay không? Bản lĩnh của cả dân tộc Việt Nam phải được chứng tỏ giữa tình thế đầy nguy cơ hiện nay.
Tháng Tư, 2012
Ts. Đinh Xuân Quân
1/ Bill Gertz, aChina's High-Tech Military Threat , Commentary, April 2012
2/ Nguyễn Trung “Sự lựa chọn nào đây cho Việt Nam, viet-studies 1-4-12. Ông này là cựu Đại sứ VN tại Thailan và là cố vấn cho VVKiệt
3/ Phỏng vấn GS Vũ Quốc Thúc vào ngày 19/3/2012.
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012
TS. Đinh Xuân Quân - MỐI LO CỦA TT OBAMA VỀ TÌNH HÌNH DO THÁI – IRAN BÊN CẠNH VẬN ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM
TS. Đinh Xuân Quân
Cùng ngày các đại diện cộng đồng Việt Nam vào Tòa Bạch Ốc để vận động về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, TT Obama đã gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Do Thái để bàn về cuộc khủng hoảng khu vực Trung Đông. Cuộc gặp gỡ này đã được sắp xếp từ lâu, và vấn đề khủng hoảng tại Trung Đông có tầm quan trọng quá lớn đối với thế giới. Khi Cộng đồng Việt Nam có lẽ là lần đầu tiên đến nơi đây để trình bầy thỉnh nguyện của chúng ta, thì cũng đã thấy lớp người Mỹ-Do Thái làm công việc của họ, một công việc mà họ có rất nhiều kinh nghiệm vì đã làm từ nhiều năm: “lốp bi” hành pháp và lập pháp Mỹ vì sự an toàn, sự tồn vong của đất nước Do Thái.
![]() |
Jim Young/Reuters (The New York Times Company) |
Quả vậy, cuối năm ngoái tại Hawai và sau đó tại Bali – Indonesia, TT Barack Obama đã tuyên bố chiến lược mới của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và chuyển hướng trọng tâm chính sách Mỹ về Á châu.
Ngay sau đó, nhiều tay “lốp bi” thân Do Thái đã tỏ ý không muốn Mỹ thay đổi chính sách, coi nhẹ Trung Đông để thiên về Á châu. TS Kissinger, một người Mỹ gốc Do Thái, cựu Ngoại Trưởng và cố vấn an ninh của TT Nixon và Ford, trong những bài viết mới nhất: “What China wants” trong tờ Foreign Affairs tháng 8, 2011 và bài “The future of US-Chinese relations” tháng 3, 2012 đã khuyến cáo chính phủ Mỹ là nên điều đình để làm hòa với Trung Quốc. Một chuyên gia khác là TS Zbiniew Brzenski cựu cố vấn của TT Carter viết bài “Balancing the East – Upgrading the West” cũng khuyến cáo là Mỹ nên đàm phán với Trung Quốc. Các sự kiện này cho thấy nhiều người không muốn Mỹ bỏ lò nổ Trung Đông – phải ở lại để lo bảo vệ cho Israel. Ai cũng biết là TS Kissinger gốc Do Thái và công ty của ông ta làm “lốp bi” cho Trung Quốc.
Trước khi gặp TT Netanyahu của Israel, TT Obama đã cho công bố trên tạp chí The Atlantic ngày 02/03 … “cảnh báo Israel không nên tạo cơ hội cho Iran chứng tỏ mình là ‘nạn nhân’ của Phương Tây, nhưng cũng không loại trừ biện pháp quân sự để chống lại tham vọng hạt nhân của Teheran.” Chuyện lớn nhất hiện nay [và làm giá dầu tăng vì khủng hoảng thùng thuốc nổ Trung Đông] là chuyện Iran đang đạt được thành quả lớn trong việc xây dựng hệ thống hạt nhân –làm tăng hàm lượng của uranium lên 20%. Nhờ khả năng này, việc Iran làm được bom nguyên tử chỉ còn là thời gian. Cả thế giới biết rõ nguy cơ Do Thái sẽ phải trực diện và cả thế giới cũng biết Do Thái sẽ phản ứng như thế nào, sẽ ném bom các trung tâm nguyên tử như họ đã làm tại Irak trước đây vào thập niên 80 hay tại Syria mới đây.
Không ai nghĩ Do Thái sẽ chờ ngày Iran có bom nguyên tử và câu hỏi là chừng nào thì Do Thái sẽ đánh Iran? Trong năm tranh cử TT Mỹ? Hậu quả kinh tế ra sao? Ảnh hưởng chính sách Mỹ ra sao? Ưu tiên của chính phủ Obama ra sao?
Các sự kiện
Ít lâu nay Do Thái hăm doạ đánh Iran và nhiều báo chí đã ít nhiều đề cập tới. Iran thì tố ngược lại, hăm doạ phong toả, đóng eo biển Hormuz, là hải lộ huyết mạch của hàng triệu tấn dầu hỏa từ Trung Đông đi ra thế giới mỗi ngày -- gần đến 40-50% dầu hoả thế giới được chuyển qua eo biển này. Iran cũng hăm doạ bắn hàng loạt hoả tiễn qua Do Thái. Vì tình hình này, gần đây giá dầu đã tăng.
Nhìn lại mấy năm trước đây thì chính Do Thái đã phần nào xúi dục Mỹ đánh Saddam Hussein của Iraq, nước duy nhất có một quân đội có thể đương đầu với Israel và Iran. TT Bush lấy cớ đánh Saddam vì ông này có khí giới huỷ diệt hàng loạt. Kết quả là Mỹ diệt Saddam, không thấy khí giới huỷ diệt hàng loạt đâu cả, chỉ thấy ngân sách bội chi lên trên 1000 tỷ với gần 5000 lính thiệt mạng.
Một hậu quả của việc Saddam bị tiêu diệt là nay Iran mạnh lên và có quân đội mạnh nhất tại Trung Đông. Nên nhớ là Iran có ký hiệp định hạt nhân (không làm vũ khí hạt nhân, cơ quan nguyên tử quốc tế được đến kiểm soát), trong khi Do Thái là nước duy nhất tại Trung Đông không ký hiệp định này (do đó một số người nói Israel có bom nguyên tử). Trong nhiều năm Iran đã xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân và xây dựng các nhà máy tinh chế uranium. Muốn làm bom nguyên tử cần chất uranium tinh chế đến mức 90%.
Từ ít lâu nay Israel cố “lốp bi” Mỹ đánh Iran vì địa thế xứ này khá xa Israel, không quân Israel chưa đủ sức để ném bom nhiều lần, mà theo các chuyên gia quân sự thì cần ném nhiều lần mới chắc triệt được khả năng nguyên tử của Iran. Vì vậy Israel muốn Mỹ hỗ trợ hay tham chiến cùng họ. Điều đáng lo ngại là kho dầu của thế giới tại Trung Đông đang ở trong tình trạng cực kỳ bất an vì vấn đề Iran - Do Thái và một số vấn đề khác, có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Các nước Tây phương muốn ép Iran bỏ ý chí làm bom nguyên tử và áp đặt nhiều trừng phạt kinh tế cho Iran. Cái khổ là Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn đều mua dầu của Iran trong khi Âu châu chỉ mua chút ít mà thôi. Sức ép kinh tế gây khó khăn cho đời sống dân chúng và làm cho mấy giáo chủ quá khích nổi khùng hơn. Hậu quả cấm vận là dân chúng tức giận trước sự quản lý yếu kém của chính phủ đối với nền kinh tế của Iran. Những biện pháp phong tỏa kinh tế từ Mỹ và các đồng minh Âu Châu chỉ phần nào tác dụng về lâu về dài. Việc này đã gây nhiều khó khăn giữa lãnh tụ Ayatollah Khamenei và TT Ahmadinejad. Ông Ayatollah cũng tuyên bố là Iran không làm bom nguyên tử, một điều mà các cơ quan tình báo CIA cũng nói tới.
Ván bài của Do Thái
Theo Do Thái thì tiếng nói của TT Obama không tin được vì chính sách vuốt ve khối Ả Rập. Họ chỉ muốn Mỹ đánh Iran và chính sách của TT Obama khiến họ không còn tin tưởng vào Mỹ. Trong khi đó thì những áp lực nhất là về “cấm vận kinh tế” đè lên Iran chỉ làm cho mấy giáo chủ Iran quá khích nổi giận. Những biện pháp phong tỏa kinh tế từ Mỹ và các đồng minh Âu Châu cho đến nay vẫn chẳng có tác dụng gì nặng mặc dù đời sống dân chúng khó khăn hơn gây cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa khối ủng hộ Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Khamenei và nhóm hậu thuẫn cho Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Các giáo chủ đã lên tiếng cảnh cáo, sẽ phải phản công nếu bị tấn công và sẽ cắt eo biển Hormuz.
Năm nay là năm tranh cử tại Mỹ và Do Thái muốn lợi dụng các đối thủ cộng hoà ép chính phủ TT Obama theo ý họ - nghĩa là đánh Iran. Các đánh giá tình báo kỳ này của Mỹ ít bị ảnh hưởng của tình báo Mossad của Do Thái. Có lẽ họ học được kinh nghiệm “phiêu lưu” Iraq mà không có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc.
TT Obama đang cố tìm cách trấn an Do Thái và tạo áp lực lên Iran, nhưng không thấy được kết quả gì khả quan, nhất là Mỹ còn nhiều mối lo nhiều lò thuốc súng khác có thể nổ bất cứ lúc nào tại đây (Syria, Yemen, Libya, Palestine,vv.). Ông ghi nhận nỗi lo của Israel và khả năng tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Ông cũng yêu cầu thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cân nhắc thật kỹ về các hệ quả của một hành động vũ trang của Israel chống Iran.
Tổng thống Mỹ cũng khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối mà Hoa Kỳ dành cho Israel và nêu ra chủ trương giúp đỡ Tel Aviv giữ được “ưu thế quân sự” trong khu vực và tại trước các thành viên Aipac - một nhóm vận động hậu trường lốp-bi cho Israel tại Hoa Kỳ.
Tổng thống cũng nói với các đối thủ chính trị “đừng có tuyên bố giựt gân – mỵ dân khi họ chưa ngồi ghế vị tổng tư lệnh quân đội.” Chính phủ cũng nhắc là mọi hành động quân sự chống Iran sẽ gây bất ổn trong khu vực Trung Đông và sẽ ảnh hưởng đến an ninh của người Mỹ tại Afghanistan và Iraq.
Tạm kết
Hơn bao giờ hết, thế giới đang trực diện với nhiều biến chuyển vĩ đại, đánh nhau tại Trung Đông với những hậu quả khó ai lường được. Hiện nay TT Obama có dịp làm dịu không những khó khăn do Iran mà cả phe thân Israel muốn Mỹ đánh Iran giùm họ cũng như đã làm trước đây tại Irak.
Cộng đồng Việt Nam không những phải tranh đấu để Hoa Kỳ tiếp tục chú ý vào Á châu, vào nhân quyền VN, chúng ta còn cần phải có cái nhìn thiết thực về tổ chức, tiếp tục “lốp-bi” Quốc hội cũng như chính phủ Hoa Kỳ. Trong thực tế chúng ta phải cạnh tranh với “lôp-bi” rất mạnh và chuyên nghiệp của Do Thái và Trung Quốc, chưa kể của Việt Nam cộng sản.
Trong năm tranh cử đây là việc cực kỳ khó khăn.
TS DXQ
Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012
Từ “Hoa Nhài” đến Thái Bình Dương
TS Ðinh Xuân Quân
Thế giới 2011 nhìn vào 2012
Năm 2011 có quá nhiều biến cố - rất nhiều biến cố khó ngờ và bất ngờ, và các biến cố này là nhân chứng của sự ra đi của các nhà độc tài, từ Ben Ali (Tunisia) đến Mubarak (Ai cập) hay Gadhafi (Libya).
Hàng ngàn người dân Libya tại Benghazi ăn mừng, ba ngày sau khi nhà độc tài Gadhafi bị hạ sát. (Hình: Abdullah Doma/AFP/Getty Images) |
Kết quả này là nhờ vào “sự bùng dậy tự phát” của các phong trào dân chủ tại nhiều nơi trên thế giới. Thế giới năm 2011 có những sự kiện đáng để ý:
- Trung Ðông: Phong trào “Hoa Nhài,” hay sự nổi dậy tự phát từ Tunisia thành “Mùa Xuân Ả Rập”;
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)