Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Song Chi: Y Pher Hdruê-câu chuyện của một người Êđê dám lên tiếng đấu tranh
![]() |
Y Pher Hdruê (chụp ở Thái Lan, tháng 3.2023) |
Y Pher sinh ra ở buôn Êa khit, xã Êa Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Buôn Êa khit có khoảng 5000 người Êđê sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
Bố mẹ Y Pher có 8 người con-4 trai, 4 gái. Y Pher là người con thứ 3. Gia đình thuộc loại không đến nỗi quá nghèo khó, trước đây từng có đất riêng nhưng sau này đã bị nhà nước tịch thu. Từ giai đoạn 1993-1996 nhà nước cưỡng chế thu hồi khoảng 10 hec đất ở Buôn Chuê, xã Băng Adrên, huyện Krông Ana, Đắk Lắk của 30 hộ gia đình, trong đó có gia đình Y Pher Hdrue.
Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023
Song Chi: Chỉ vì niềm tin tôn giáo mà phải bỏ làng, bỏ xứ ra đi
Lầu Y Tòng sinh năm 1987, là người dân tộc Hmong. Gia đình chị sống ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cán, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Xã Nậm Cán có chừng 500 hộ gia đình, hầu hết là người Hmong.
Mẹ Lầu Y Tòng làm rẫy, còn bố làm y tá xã. Cha mẹ chị có tất cả 9 người con–2 trai, 7 gái. Chỉ có ba người học nhiều nhất là người anh trai thứ hai – học xong lớp 12, làm cán bộ xã, người em út và kế út. Bản thân Lầu Y Tòng đi học hết lớp 8 thì nghỉ, vì vậy tiếng Kinh chị sử dụng không được rành rẽ lắm.
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023
Nguyễn Xuân Diện: Di sản Thích Quảng Độ gửi hậu thế
![]() |
Hòa thượng Thích Quảng Độ (27/11/1928 – 22/2/2020) Hình Wikimedia |
Ngài là một bậc chân tu, đạo hạnh cao cả, cảm thông chia sẻ và xả thân đấu tranh cho những cảnh đời bất công ngang trái trong xã hội. Ngài không chỉ là một học giả uyên bác, Ngài còn là một nhà thơ vừa phóng khoáng vừa nhân hậu.
Giác linh Đại lão Hòa thượng đã cao đăng Phật quốc vừa tròn ba năm.
Nguyễn Văn Tuấn: Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 – 2020): Chân tu và trí thức
Hòa thượng Thích Quảng Độ (1) qua đời ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn) hôm thứ Bảy 22/2/2020, thọ 93 tuổi. Vậy là thêm một học giả lừng danh của thế hệ vàng Phật Giáo Việt Nam đã về bên kia thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp Phật học của Thầy Quảng Độ có thể gói gọn trong 2 chữ: cống hiến và đấu tranh. Cống hiến trong vai trò một bậc chân tu, và đấu tranh bất bạo động trong vai trò của một trí thức dấn thân.
Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Nguồn: Hoằng Pháp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
Hai hoà thuợng nổi danh cùng thời về cõi vĩnh hằng, nhưng phản ứng của báo chí (và Nhà nước) thì rất khác. Năm ngoái, khi Hòa thượng Thích Trí Quang qua đời, báo chí Nhà nước đồng loạt đưa tin, kèm theo những bài viết phân ưu đặc sắc. Năm nay, khi Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch, chẳng có báo chí Nhà nước nào đưa tin! Thật ra, báo Tuổi Trẻ có đưa tin, thế nhưng chẳng hiểu vì sao mà bản tin và bài viết đã bị rút khỏi mạng trực tuyến. Thái độ ứng xử của báo chí (hay đúng hơn là của Nhà nước) làm cho người quan sát phải tự hỏi: tại sao. Lí do sâu xa có lẽ liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của hai vị hoà thượng rất ư khác nhau.
Trần Trung Đạo: Chiều Đông
Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa.
Tôi đọc và rất cảm động. Qua từng câu thơ tôi hình dung cảnh cô đơn, trống vắng, quạnh hiu mà Thầy đang sống trong thời gian lưu đày ở Thái Bình trong một buổi chiều đông.
Sau 1975, giữa lúc gần hết mọi người đều đi theo chiều gió, Thầy cố bước ngược chiều để mong cứu vớt những gì còn sót lại sau những điêu tàn, đổ nát. Tinh thần vô úy của đạo Phật đã giúp Thầy vượt qua bao thử thách, cực hình, đày đọa.
Trong đêm tối giữa nhà lao Phan Đăng Lưu hay trong buổi chiều mưa tầm tã tay dắt bà mẹ già 90 tuổi trên đường lưu đày từ Sài Gòn ra Vũ Đoài, Thái Bình, Thầy vẫn một tấm lòng son sắt với quê hương và đạo pháp.
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023
Hòa thượng Thích Không Tánh: Cộng sản làm tha hóa Phật giáo
Chuyên mục phỏng vấn của Diễn Đàn Thế Kỷ về đề tài: “Phật giáo đã bị chính trị hóa, thương mại hóa dẫn đến “biến chất, biến tướng” ra sao và hậu quả của điều đó trong đời sống văn hóa, xã hội VN hiện nay”.
![]() |
Hòa thượng Thích Không Tánh |
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện Trưởng Hội Đồng Điều Hành của Tăng Đoàn Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, Trụ Trì Chùa Liên Trì ở Quận 2 SàiGòn (ngày 8/9/2016 Chùa Liên Trì đã bị nhà nước cưỡng chế, san bằng, phá bỏ mà không bồi hoàn thỏa đáng. Bản thân Hòa thượng Thích Không Tánh từ năm 1977 đến nay đã bị nhà nước cộng sản giam cầm 3 lần, tổng cộng 15 năm tù)
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023
Võ Thị Hảo: Tín đồ Phật giáo VN cần được bảo vệ khỏi sự “nô lệ hóa“
Chuyên mục phỏng vấn của Diễn Đàn Thế Kỷ về đề tài: “Phật giáo đã bị chính trị hóa, thương mại hóa dẫn đến “biến chất, biến tướng” ra sao và hậu quả của điều đó trong đời sống văn hóa, xã hội VN hiện nay”.
Thưa bà, Phật giáo ở Việt Nam có sự dung hợp với tín ngưỡng bản địa, hay nói cách khác, các loại tín ngưỡng dân gian, ví dụ người Việt đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc...vào thờ trong chùa, đặc biệt là thờ Mẫu (Mẹ) ở các đền, phủ, người Việt cũng có tục thờ cúng tổ tiên; bên cạnh đó, Phật giáo ở Việt Nam có sự hòa hợp giữa Phật giáo với Khổng, Lão, trong nhiều thế kỷ (tam giáo đồng nguyên). Thực tế đó nói lên điều gì về Phật giáo ở Việt Nam cũng như đời sống tín ngưỡng của phần lớn người dân Việt? (tích cực: dễ hòa hợp? tiêu cực: pha tạp? dễ đi vào mê tín dị đoan?...)
Nhà văn Võ Thị Hảo:
-Ngày càng có nhiều minh chứng là hiện trạng Phật giáo Việt Nam, dù vẫn có một số chân tu nhưng rất hiếm hoi, khả năng là dần “tuyệt chủng“.
Tín đồ ngày càng nhiều người u mê và dễ bị lợi dụng.
Nguyễn Thanh Bình: Phật giáo đích thực không bao giờ có thể bị chính trị hóa, thương mại hóa
![]() |
Hình minh hoạ, Pixabay |
Phật giáo, không đơn thuần là một tôn giáo mà còn có nghĩa là con đường, dẫn mỗi chúng sinh đến tỉnh thức, với triết lý ảo diệu, thâm sâu, dạy ta lưu tâm đến những gì đang xảy ra trong cơ thể, cảm xúc, tâm trí của một người và cả thế gian.
Đặc điểm lịch sử của nó là: Từ nơi phát tích ở Ấn Độ, bằng sức mạnh tư tưởng của mình, nó đã lan truyền đi xa, và khi truyền qua bất cứ vùng đất lạ nào, nó cũng thể nhập vào văn hiến vùng đó, hòa vào dòng chảy của lịch sử vùng đó.
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ trước Công nguyên, cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo, khi mỗi người dân, ít nhiều đều mang trong tâm những giáo huấn cơ bản của Đức Thế Tôn. Phật giáo Việt Nam, mặc nhiên, cùng trôi theo dòng chảy lịch sử của dân tộc, cùng chịu đựng những biến động, thăng trầm của đất nước. Khi thế giới xuất hiện hệ tư tưởng vô thần, duy ý chí, do hoàn cảnh địa lý, chính trị mà lan vào Việt Nam, thì Phật giáo cũng chịu hệ lụy, bị vùi dập bởi tư tưởng vô thần.
Tuy nhiên, hệ tư tưởng vô thần, mông muội không thể đè bẹp được tư tưởng thâm sâu, ảo diệu và vô cùng thực tiễn của triết học Phật giáo, nên nó phải tìm cách lợi dụng và thống trị.
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023
Song Chi: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một lần…
![]() |
Bà Thạch Thị Phay |
Nếu tính từ ngày bà bị công an bắt giam lần đầu tiên năm 1985 cho tới nay là 37 năm, còn nếu tính từ khi bà bỏ trốn sang Campuchia năm 2000 là 32 năm, với bao nhiêu cay đắng, mà nguyên nhân chỉ bởi vì đâu?
Chỉ vì niềm tin tôn giáo, vì bà theo đạo Tin Lành, tin Chúa và không muốn bỏ đạo, bỏ Chúa. Cụ thể hơn là Tin Lành Đấng Christ (đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 60, 70 nhóm/hệ phái khác nhau, nhưng nhà nước cộng sản chỉ cho phép Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc), Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã nằm trong sự kiểm soát, khống chế của đảng và nhà nước, là được phép hoạt động, còn các hội thánh, hệ phái khác đều không được công nhận và bị đàn áp). Có điều gì vô lý đến vậy mà lại là chuyện có thật….
Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023
Song Chi: Đưa tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam đến với Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế 2023
Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Summit, viết tắt IRF) 2023 được tổ chức lần thứ 3 tại Washington DC vào ngày 31.1–1.2.2023. Đây là sự kiện hàng đầu thế giới về tự do tôn giáo, bao gồm giới chức đại diện Liên Minh Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (hiện có 45 quốc gia tham gia), đại diện của mang lưới hơn 300 nhà lập pháp cho tự do tôn giáo ở 90 quốc gia, thành phần lãnh đạo của mạng lưới hơn môt nghìn các nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo toàn cầu, dại diện cao cấp của trăm tổ chức tôn giáo và tổ chức quần chúng.
Mục đích của Hội nghị, như ghi trên website của IRF “Tạo ra một liên minh mạnh mẽ gồm các tổ chức hoạt động cùng nhau vì mục tiêu tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Nâng cao nhận thức cộng đồng và sức mạnh chính trị cho phong trào tự do tôn giáo quốc tế”.
Trong tổng số 1000 tham dự viên, đoàn người Việt xấp xỉ 50 người, có thể nói là một trong những phái đoàn thuộc loại đông nhất, đa dạng nhất, với sự có mặt của nhiều thành viên thuộc các tổ chức tôn giáo lớn cho tới nhiều nhóm tôn giáo độc lập khác nhau, dưới sự tổ chức của BPSOS (Boat People SOS) – một tổ chức xã hội dân sự chuyên hoạt động trong các lĩnh vực nhân quyền.
Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023
Hải Di Nguyễn: Người Việt bị bắt cóc sang Campuchia kể lại những ngày tháng bị đọa đày
![]() |
H Nguôt Êban |
Ngày 14/10/2022, H Nguôt Êban (sinh năm 2000) đến chỗ hẹn ở ngã tư An Sương, Sài Gòn, được giới thiệu công việc lương cao ở Long An. H Nguôt bị chuốc thuốc ngủ và đưa sang Campuchia, phải trả 5.000 USD nếu muốn về.
H Nguôt may mắn được giải cứu ngày 30/11/2022, nhưng hiện nay vẫn phải sống với nhiều vấn đề sức khỏe do khoảng thời gian ở Campuchia.
Người viết bài này phỏng vấn H Nguôt Êban ngày 3/1, và ngày 5/1 phỏng vấn ông Y Quynh Buondap, người liên lạc trực tiếp với H Nguôt và một trong những người giúp giải cứu cô từ Campuchia.
Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023
Song Chi: Đem thân đi lao động xứ người, làm như nô lệ, tiền không thấy đâu mà còn đổ nợ
Huỳnh Thị Gấm sinh năm 1978, quê gốc Long An. Gấm mồ côi cha từ khi mới 7 tháng tuổi. Người mẹ ở vậy nuôi con. Mẹ Gấm đi cấy thuê, gặt lúa mướn, có lúc lại đi mua ve chai, làm đủ việc để có thu nhập. Gấm học đến lớp 7 thì nghỉ học vì nhà không có tiền đóng học phí. Từ đó, Gấm cũng đi làm mướn, cắt lúa, nhổ cỏ, chăn dê chăn bò…ai thuê gì làm nấy.
Năm 2006 Gấm lập gia đình. Người chồng cũng là dân thợ “đụng” – đụng việc gì làm việc đó. Rồi Gấm sinh được một đứa con trai, năm 2007. Nhà vẫn nghèo, ăn bữa nay lo bữa mai.
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022
Song Chi: Sống trong tình trạng “vô quốc tịch, vô tổ quốc” ngay trên đất nước mình
Câu chuyện của cộng đồng người Hmong theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên
Vô quốc tịch, vô tổ quốc ngay trên đất nước mình? Có bao giờ bạn nghĩ lại có những chuyện như vậy? Ấy vậy mà nó lại xảy ra, với nhiều cộng đồng thuộc các sắc dân bản địa ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ vì một lý do: niềm tin tôn giáo, trong đó có cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành.
Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam coi sự phát triển của đạo Tin lành trong cộng đồng người H'mong ở vùng núi Tây Bắc là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia. Chính quyền nhiều tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã có chính sách không khoan nhượng đối với đạo Thiên Chúa và đã áp dụng rất nhiều cách khác nhau để sách nhiễu, đàn áp, buộc người dân phải từ bỏ niềm tin, kể cả đuổi khỏi làng hay bắt bỏ tù. Chính vì vậy, từ nhiều năm trước, hàng chục nghìn người H'mong theo đạo Tin Lành đã đi về phía nam và tái định cư ở khu vực Tây Nguyên với hy vọng thoát khỏi cuộc đàn áp khắc nghiệt.
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022
Song Chi: Nửa đời người sống lưu vong, lang bạt từ Việt Nam cho tới Campuchia, Thái Lan
Cuối cùng thì anh Thạch Soong và gia đình cũng được nhận đi định cư ở Hoa Kỳ, ngày 30.11.2022. Nếu tính từ ngày anh Thạch Soong đến Thái Lan và nộp đơn xin tỵ nạn chính trị vào năm 2004 thì đã 18 năm, còn nếu tính từ năm 1985 anh dẫn vợ con rời bỏ xóm làng, họ hàng, sống một cuộc đời rày đây mai đó, trong tình trạng không giấy tờ tùy thân, để tránh bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt bớ vì đã lên tiếng đòi tự do tôn giáo cho cộng đồng người i Khmer Krom ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, thì đã 37 năm rồi…
37 năm, gần nửa cuộc đời, cả gia đình gồm có anh, vợ và 5 người con đã sống một cuộc đời lưu vong, ngoài lề xã hội, luật pháp, dù ở Việt Nam, Campuchia hay Thái Lan…
xxxxx
Thạch Soong, sinh năm 1960, tại ấp Kor Kô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cha mẹ làm nghề nông. Gia đình có 3 anh em, Thạch Soong lớn nhất, dưới là 2 em trai. Nhưng chỉ có một mình Thạch Soong là dính vào “hoạt động chính trị”, phải bỏ xứ ra đi, còn hai người em vẫn sống bình thường ở Việt Nam.