Hiển thị các bài đăng có nhãn T.S Phạm Trọng Chánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn T.S Phạm Trọng Chánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020
Ts Phạm Trọng Chánh: Nguyễn Du - Homère Và Bệnh Dịch
Nguyễn Du mất năm 1820, lúc 54 tuổi, giữa cơn dịch khủng kiếp từ Á sang Âu. Dịch tả phát xuất từ Ấ́n Độ sang nước ta cuối triều vua Gia Long, đầu triều vua Minh Mạng, có khoảng trên hai trăm ngàn người chết từ Bắc chí Nam, cơn dịch theo một người lính đi tàu từ Ấn Độ về đến cảng Toulon nước Pháp gây truyền nhiễm làm tiêu hao phân nửa dân số Âu Châu thời bấy giờ.
Quan Cần Chánh học sĩ Nguyễn Du vừa được cử làm Chánh sứ đi sứ lần thứ hai, chưa kịp đi thì mất. Ngô Thời Vị được cử đi thay. Nguyễn Du đang ở Phú Xuân, bên cạnh ông chỉ có người cháu Nguyễn Thắng con Nguyễn Ức. Nguyễn Du không kịp để lại một di chúc gì, ông chỉ bảo người nhà sờ tay chân xem lạnh chưa, người nhà bảo : lạnh và nhà thơ nhắm mắt ra đi.
Phải đến năm 1892 bác sĩ Robert Koch (1843-1910) người Đức sang Ấn Độ điều tra, mới tìm ra vi trùng bệnh dịch tả, nguyên do ô nhiễm nguồn nước, người Ấn Độ tiêu tiểu, vất tro, vất xác người đốt chưa hết và thú vật chết, thải rác và tắm rửa uống nước cùng một dòng sông. Tôi có đi Ấn Độ năm 2007 đi thuyền trên sông Hằng, xem cảnh đốt xác bên bờ sông, nhìn dòng sông, tôi than sông Hằng sao dơ bẩn quá, người hướng dẫn du lịch chạm tự ái, ông vốc ngay một vốc nước rửa mặt, ông nói sông Hằng thiêng liêng luôn luôn trong sạch.
Tại Việt Nam, ngay tại Sài Gòn ngày trước cùng có những dòng sông như Rạch Cầu Bông nước sông đen ngòm, nhà chồ trên bờ sông, tiêu tiểu vứt rác xuống sông, trẻ em bơi tắm trong sông. Sống trong cảnh ấy có lẽ người Ấn Độ, người Việt Nam có nhiều kháng thể hơn các dân tộc khác ?
Tôi đi Trung Quốc năm 2009, có đi thăm các chợ vùng Quảng Tây, người Trung Quốc con gì cũng ăn, làm thuốc, từ sừng tê giác giá đắt hơn vàng trị cả bệnh ung thư, đến các con tê tê cho bữa ăn sang trọng, dơi phơi khô chất từng giỏ cần xé, chó mèo quay treo lủng lẳng… nào ai nói đến những con vi khuẩn từ động vật hoang dã. Nào ai biết chuyện một ngày nào đó có thể xảy ra.
Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019
Ts Phạm Trọng Chánh*: Thơ Đoàn Nguyễn Tuấn - Viết Khi Theo Hầu Vua Quang Trung
Ngược lại với Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền do Nguyễn Y ghi chép ; “Đoàn Nguyễn Tuấn cùng Nguyễn Du khởi nghĩa chống Tây Sơn tại Quỳnh Hải”. Ông anh vợ Nguyễn Du cùng các bạn thân Nguyễn Nể, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn… ra làm quan Tây Sơn được vua Quang Trung trao chức Hàn Lâm học sĩ cùng một lần với Ngô Vi Quý (Ngô Dụng Hoà) và tiếp sứ cùng Nguyễn Nể (Nguyễn Đề), anh cùng cha cùng mẹ với Nguyễn Du và đi sứ trong phái bộ Phan Huy Ích năm Canh Tuất 1790 lúc ông 40 tuổi.
Hải Ông thi tập* của Đoàn Nguyễn Tuấn nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1982 còn ghi chép những bài thơ quý báu viết bên cạnh vua Quang Trung, thơ viết về triều Tây Sơn, thơ xướng họa với các bạn đồng triều, thơ viết về sứ bộ Ngô Dụng Hòa. Sứ bộ này mang sang quà cáp cho Tể tướng Hòa Thân (1750́́-1799) nhà Thanh, việc hối lộ này đóng góp vào thành tích tham nhũng của một gian thần bậc nhất Trung Quốc, tài sản bằng mười năm thu thuế triều đình Trung Quốc, khiến Hòa Thân từ một người tín cẩn của vua Càn Long bị vua Gia Khánh cách chức xử tội chết và tịch thu gia sản. Và quý nhất là hai bài thơ gặp gỡ văn nhân họ Nguyễn (Nguyễn Du) tại Hoàng Châu, trong thời Mười năm gió bụi, Nguyễn Du đi giang hồ ba năm: “Giang Bắc Giang Nam một túi không” khắp Trung Quốc.
Trong bài viết này tôi dịch thơ các bài thơ Đoàn Nguyễn Tuấn làm bên cạnh vua Quang Trung. Các bài thơ tả cảnh hùng tráng quân Tây Sơn và ca ngợi tài điều khiển quân của vua Quang Trung.
Trong cung vua Quang Trung làm bài thơ do vua chỉ định, Đoàn Nguyễn Tuấn viết : Gió nổi từ núi Nam (Tây Sơn), xe ngọc ruổi gấp. Quân hùng như mây đùn chiếm lĩnh bên thành Thăng Long. Ban ngày cờ quạt cuốn nắng ba đông. Sáng sớm lửa hiệu khói bốc thẳng từ muôn hốc. Mưu chước đánh dẹp nhờ vua Quang Trung mắt nhìn tay trỏ, câu thơ này ca ngợi chiến lược chiến thuật vua Quang Trung. Thú vị an nhàn thu vào nhịp sắt cung cầm. Khi an nhàn triều đình cùng thưởng thức ca hát, Nguyễn Du trong bài Long Thành cầm giả ca, còn ghi lại cảnh hát xướng tiêu khiển vua tướng Tây Sơn tại dinh Kim Âu còn hào hoa hơn các công từ Vương Lăng. Theo tôi vua Quang Trung có mặt tại Thăng Long trong lúc vua giả Phạm Công Trị sang Trung Quốc trong sứ bộ Phan Huy Ích, ngày ngày nhà vua gióng ngựa quý sang dinh Kim Âu ở Bích Câu đàm đạo chuyện quốc sự tâm đắc cùng Nguyễn Nể. Ý câu này còn nói lên sự hòa hợp của nhà vua và các quan tướng trong triều. Thị thần quan văn theo hầu vua Quang Trung ngoài việc nhúng bút không bận gì khác. Thường lên đài cao ngắm trông trời biển.
TRONG CUNG VUA (QUANG TRUNG) KÍNH GHI
Thể ứng chế
Gió nổi núi Nam xe ngọc dong,
Quân hùng mây nổi chiếm bên thành.
Ban ngày cờ xí ba đông nắng,
Sáng sớm lửa tin muôn đóm tung.
Mưu chước dẹp yên tay mắt trỏ,
An nhàn thú vị nhập cung cầm.
Thị thần vung bút không gì khác,
Đứng vọng đài cao ngắm biển xanh.
Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019
Ts Phạm Trọng Chánh: Sử Thi Odyssée - Thi Hào Homère Dẫn Nhập
Homère là là thủy tổ của nền văn học Tây Phương. Iliade và Odysée là hai kiệt tác của nền văn học nhân loại, ra đời cách chúng ta gần ba ngàn năm, nó vẫn làm say mê mọi người trong suốt gần 30 thế kỷ. Ba nghìn năm qua các Thần thánh, vua chúa, anh hùng, giai nhân, thành quách, lâu đài đều sụp đổ, tan biến chỉ còn thơ Homère viên ngọc quý giá, bất tử với thời gian.
Theo Sử gia Hy Lạp Hérodote, thế kỷ thứ V trước Tây Lịch, Homère sống trước ông 400 năm, nghĩa là Homère sống vào thế kỷ thứ IX trước Tây lịch. Ông sinh tại Milet một bến cảng miền Tiểu Á nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Theo truyền thuyết ông mù mắt, ông kế lại cho môn đệ ghi chép hai trường ca vĩ đại. Tiếng địa phương vùng Eolien, Homère chỉ có nghĩa là ông già mù. Thời Cổ Đại, người ta thường gán một nguồn gốc thiêng liêng cho những thiên tài, anh hùng, giai nhân sinh ra ngoài hôn nhân . Mẹ có lẽ một cô gái trót yêu một chàng du tử thi sĩ, nàng say mê tiếng hát cung đàn nên trao thân một đêm, sau đó chàng ra đi, cuộc đời du tử thi sĩ nay đây mai đó kể chuyện, ngâm thơ đệm đàn lyre nuôi thân. Homère sinh ra không có cha bên bờ sông Mèles được đặt tên là Mélésigénès. Thời cổ đại có đến 12 tiểu sử khác nhau, mười hai địa danh giành nơi Homère sinh ra dọc theo bờ biển Tiểu Á, Anatolienne và các đảo lân cận: Kymè, Smyrne, Colophon và Chios có tiểu sử còn cho ông sinh ra ở Athènes, Ai Cập hay Rome. Điều này chứng tỏ ông đi khá nhiều và được nhiều nơi biết ̣đến. Thời đại ông sinh ra có tiểu sử cho rằng ông dự kiến cuộc chiến thành Troie, có tiểu sử lại cho ông sống thời đại vua Lydie Gygès năm thế kỷ sau.
Mẹ Homère được một thầy dạy học kiêm du tử tên là Phémios gá nghĩa, Homère được ông nuôi nấng, dạy học, dạy đàn, hát, kể chuyện. Các tiểu sử cho mẹ ông nhiều tên khác nhau : Critheis, Hyrnèthès hay Hynéthès. Cha ông tên : Maion, Créton hay Alèmon. Trong Odyssée, Homère đã cho người du tử ở Ithaque tên Phémios của mình. Theo truyền thuyết Homère đi hát dạo nay đây mai đó, từ vùng Tiểu Á đến Rome, Etrurie và Espagne, địa bàn sinh sống các thuộc địa, các thương cảng dân Hy Lạp ngày xưa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)