Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Phạm Thành Châu - Xuân Tha Hương


Sau năm bảy lăm, bố tôi đi tù cải tạo thì chỉ ít lâu sau, mẹ tôi đem ba anh em chúng tôi về giao cho gia đình bên nội nuôi rồi đi biệt, nghe nói có chồng khác. Sau năm bảy lăm, đồng bào Miền Nam coi như gặp đại họa, gia đình ngụy lại càng thê thảm. Bà nội tôi già quá, chẳng có gì ngoài tấm lòng thương con, thương cháu.

Nhà nội tôi ở trong hẻm, gần chợ Cây Quéo. Nhà lợp tôn, vách ván, tuy cũ nhưng chưa rệu lắm, mưa chỉ dột có vài chỗ. Cũng may, nền nhà tráng xi măng nên tối đến, ba anh em chúng tôi trải chiếu, giăng mùng, ngủ dưới đất, rất mát và thoải mái.

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Trangđài Glassey-Trầnguyễn - chuyển Tết


Gió thổi bần bật. Tôi nhìn từ cửa sổ thông khói ở nhà bếp, thấy mấy ngọn tre gần đìa lạng ngụp lặn liên hồi. Tôi cứ sợ gió mạnh quá, sẽ thổi tung những lớp lá dừa nước và những sợi lạt lên trời, để sườn nhà đứng trơ trụi. Cả căn nhà sẽ hóa vào vũ điệu không tên trong ngày đầu năm này. Cái nhà bếp cũng sẽ bay lên, mang theo những hòn than đỏ hồng, và tấm đan nặng mà Ngoại kê lên cao, trên đặt bếp đất, dưới chất củi.

Gió lớn quá, làm tôi sợ vẩn vơ, chứ căn nhà lá của Ngoại tuy đơn sơ, nhưng khang trang, vững chắc. Cột và xà đều làm bằng gỗ tốt, trụ đổ xi măng, không dễ gì ‘bay' theo gió. Vách và mái đều được lợp bằng lá dừa nước đã chẻ đôi, phơi khô.Lợp khít và dày, nên nhà chắc chắn, lại mát mẻ, thoáng khí. Sườn nhà làm bằng gỗ bạch đàn do Ông Ngoại trồng quanh nhà từ mấy năm trước, đốn xuống, ngâm dưới ao cho chắc và tiệt mối, rồi mới đem xây nhà.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Nguyễn Hưng Quốc - Tết Tây và Tết ta

Một người phụ nữ đang xem những con khỉ trang trí
tại một cửa hàng ở phố cổ Hà Nội, Việt Nam,
ngày 6/2/2016. Hình minh họa.
Cũng giống mọi người Việt Nam sinh sống ở hải ngoại, mỗi năm tôi có đến hai cái tết: Tết Tây và Tết ta.

Tết Tây thì long trọng hơn hẳn. Thường, tôi được nghỉ đến hơn một tuần. Trước Tết, bạn bè, đồng nghiệp gửi thiệp chúc mừng năm mới và tặng quà cho nhau. Đêm giao thừa, người ta ùn ùn kéo đến khu vực trung tâm thành phố để xem pháo hoa. Sau Tết, trong trường có những cuộc họp để bàn về kế hoạch cho năm mới. Bởi vậy, dù không nghĩ đến, không khí Tết vẫn bàng bạc ở mọi nơi và mọi lúc. Vậy mà, lạ, đối với Tết Tây, tôi vẫn ơ hờ. Nghỉ, ừ, thì nghỉ. Chúc Tết, ừ, thì chúc Tết. Nhưng tự thâm tâm, tôi vẫn có cảm giác đó là cái Tết của người khác. Chứ không có gì liên hệ với mình.

Tết ta thì khác. Năm nay ngày mồng một Tết rơi vào thứ Hai, tôi vẫn đi làm và đi họp bình thường. Nếu không đến các khu chợ Việt Nam và không dự các buổi hội chợ Tết được tổ chức rải rác đây đó, người ta sẽ không thấy tết đâu cả. Gia đình tôi lại không có bàn thờ, không có thói quen cúng kiếng và không đến chùa hái lộc đón giao thừa nên càng không có không khí Tết. Ở nhà không có cành mai hay chậu cúc. Bà xã tôi chỉ làm một vài món ăn ngày Tết và mua một hai cái bánh chưng, bánh tét gọi là… Vậy mà, không hiểu sao, Tết ta vẫn cứ ám ảnh tôi mãi. Gần đến Tết, trong lòng vẫn xôn xao. Đến Tết, làm việc thì làm việc, nhưng sâu tận trong tâm khảm, vẫn có chút gì nao nao, bâng khuâng, và đặc biệt, có chút gì thật hiu hắt.

Bùi Văn Phú - Xem Super Bowl cùng đón Tết

Hội chợ Super Bowl ở San Francisco (ảnh Bùi Văn Phú)
Mỗi năm cứ vào độ cuối tháng Một, đầu tháng Hai dương lịch là người Việt đón mừng Tết ta. Cũng khoảng thời gian này, ở Hoa Kỳ nhiều người trông chờ xem trận vô địch bóng cà-na, Super Bowl, theo truyền thống văn hoá thể thao Mỹ.

Tết Bính Thân năm nay rơi vào ngày thứ Hai 8/2. Giao thừa là Chủ Nhật và cũng là ngày có trận vô địch Super Bowl lần thứ 50th giữa hai đội Broncos và Panthers. Trận đấu sẽ khai mạc lúc 3 giờ 30 chiều ở California, vì thế nhiều gia đình Việt dịp này cũng tổ chức xem tranh tài thể thao Mỹ và đón giao thừa Tết ta luôn một thể.