Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp bút. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp bút. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Nguyễn Thanh Bình: Tản mạn về nghề – Vệt cọ đi theo thời gian

Tranh Nguyễn Thanh Bình
Vẽ, là thứ tôi phải học từ bé (1965 – 11 tuổi), mài đít trong trường 13 năm (7 năm sơ trung và 6 năm đại học), ra đời, phải lăn lóc nhiều nghề trái khoáy, nhưng cuối cùng, vẫn quay về và dựa vào nó để sống, nên nó là "cái nghề" mà tôi rành rẽ, thành thạo nhất.

Nhưng, khác với những nguời trời cho năng khiếu từ nhỏ, luôn đầy ắp cảm hứng, tôi luôn phải dựa vào thứ khác như văn học hoặc âm nhạc để duy trì một "động năng" cho việc vẽ tranh, vì kỹ thuật, kỹ năng học được trong trường là không đủ.

Chỉ từ văn học hoặc âm nhạc, thì một cái gì đó giống như "cơn hứng" mới trồi lên, lay động tình cảm nhưng chưa phải là cảm xúc. Đặc biệt, với những "yêu cầu" theo ý chủ quan của khách, thì cái "tình" kia không xuất hiện (thậm chí không bao giờ có), cái được tạo ra chỉ đơn thuần là quán tính kỹ thuật.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Trùng Dương: Chủ bút, người là ai?

Nhân chủ bút Phạm Phú Minh của Diễn Đàn Thế Kỷ thông báo nghỉ hưu ở tuổi đã-quá-tuổi-hưu 85, tôi đi tìm một tấm thiệp để gửi chúc mừng anh. 

Giá còn vẽ đượcbây giờ thú thật là đến viết, mấy ngón tay vốn quen với bàn máy chữ điện toán đã không còn nghe lời mình nữa, nói chi vẽ!thì đã vẽ cho anh một tấm thiệp. Tôi lục trên Internet và bắt gặp bức hình bên dưới trong khi nghĩ tới bài viết gần đây của anh Nguyễn Tường Thiết trên Diễn Đàn Thế Kỷ, trong đó anh tuyên bố, rất chân thành, là nếu không có Phạm Phú Minh thì không có Nguyễn Tường Thiết nhà văn.


“Xin cám ơn anh đã có công khai sáng điều tốt đẹp nhất nơi chúng tôi!”
(Ảnh holidappy.com, Pixabay)

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Các mẩu chuyện văn nghệ - Nguyễn Đình Nghi kể lại (Vương Trí Nhàn ghi chép)

Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi

Tôi ham đọc sách là do ông bố tôi dạy. Theo Thế Lữ : đọc sách là một cái thú lớn nhất trên đời này (hơn cả tình yêu). Ham biết, cái gì ông ấy cũng biết.

“Người trẻ tuổi phải biết viết nhật ký”, ở Pháp người bình thường cũng viết nhật ký, nó là nơi để người ta nói những điều cần nói với mình.” Tôi viết đều 1948-50.

Ấn tượng mà Tự Lực văn đoàn để lại trong xã hội hồi ấy là lớn lắm. Trong kháng chiến chống Pháp tôi biết vinh quang của họ mờ dần. Qua ông bố, thấy làm văn nghệ là vinh quang. Còn làm văn nghệ mà trung bình là khốn nạn.

Gương học: Lưu Hữu Phước. Lưu Hữu Phước chủ trương đến 30 tuổi học thật rộng, từ 30 tuổi mới đi sâu.

Đi trên đường, với Phan Khôi, nghe một câu chửi lạ, hai bác cháu nhỏm dậy mà ghi. Ông bảo, đi cả thôi đường, được câu này cũng bõ.