Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp bút. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp bút. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

Ngự Thuyết: Mùa Thu.

Hình minh họa: Abhu Patel

Muà Thu đang về.

Đêm hôm qua một cơn mưa nhỏ. Buổi sáng sớm, vừa mở cửa bước ra là gặp ngay một ngọn gió nhẹ se se lạnh lướt tới. Rồi những ngày rét mướt sẽ đến, tôi thầm nghĩ. Tuổi đã lớn, tôi “hạp” với mùa hè hơn. Bầu trời bàng bạc một màu mây trắng đục. Như những hình chữ V, mấy cánh chim chấp chới xa xa, khi ẩn khi hiện. Vài vũng nước loang loáng trên lối đi trước nhà. Những chậu cây ngoài hiên, khác với mọi ngày, xanh hẳn lên. Long lanh trên kẽ lá, trên cánh hoa, những giọt sương nhỏ li ti. 


Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Phạm Quốc Bảo: Trần Tuấn Kiệt – mấy nhắc nhớ còn sót lại

Nhà thơ Sa Giang Trần Tuấn Kiệt
(1/6/1939-- 8/10/2019)

Tháng 9, tháng 10 năm 2019, tôi có tới bốn thân hữu trên dưới sáu mươi năm quen biết, họ đã cùng nhau bỏ ra đi vào cõi vô cùng: Du Tử Lê - Nguyễn Tường Quý - Nguyễn Văn Trung và Trần Tuấn Kiệt. Thời gian ấy, tâm tư xáo trộn, thẫn thờ cả tháng. Chưa bao giờ tôi bị xúc động mạnh đến thế; và dĩ nhiên, chẳng có thể viết ra được một lời nào về họ!

Riêng Trần Tuấn Kiệt thì đặc biệt có khác: Trước đấy và sau này, dù sao tôi cũng đã có dịp đề cập tới ở một vài thời điểm nhân tiện nào đó [1]. 

Thế thôi. Chứ mấy năm nay, mỗi lần tình cờ có sự kiện gì đấy trực tiếp hay gián tiếp nhắc nhớ đến họ, lòng tôi cứ buồn bã khôn nguôi. Thêm nữa, sống được đến từng tuổi tám mươi này, cá nhân tôi thực sự chẳng muốn tự khêu gợi cho mình những nỗi buồn khó chịu kiểu ấy nữa..


Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Từ Thức: Tạp ghi tháng Tám

 VÔ TỘI

Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan. Các quan lớn làm ngơ, báo Đảng làm ngơ. Giết oan một người, hay vài ngàn người có gì đáng nói, tại một xứ mạng người rẻ hơn bèo. Bèo còn bán được làm thức ăn cho heo.


Josehp K., trong ‘’Le Procès’’ (Der Prozess) của Franz Kafka, một buổi sáng bị bắt, bị tống giam, không ai biết về tội gì. K. nói tôi vô tội, bọn tra tấn hỏi lại : ‘’Vô tội về chuyện gì ?’’ (Non coupable de quoi ?). Ai cũng có một cái tội gì đó.


Sau những cuộc điều tra cẩu thả, tra tấn dã man, những phiên toà lố bịch, luật sư bất lực, quan toà phường chèo, K. bị lôi ra một bãi vắng, bị xử tử bằng một con dao thái thịt‘’ như một con chó, làm như cái nhục sẽ đeo đuổi anh ta mãi mãi’’. 


Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Từ Thức: Vinh danh cho Mỹ nhân

Hình: Fotomanie


Mỹ nhân ở đây là hoa mỹ nhân, đỏ rực trên những cánh đồng Âu châu, đặc biệt là vùng Provence, Pháp, mỗi năm vào tháng 6, tháng 7.

Giữa những tin tức, bình luận về chiến tranh Ukraine, về bạo loạn ở Pháp, về hạn hán, cháy rừng, bão lụt khắp nơi, Francois Morel vinh danh cho hoa mỹ nhân (Gloire au coquelicot!) trên đài phát thanh quốc gia Pháp (France Inter), vào giờ đông người nghe nhất.

Đặng Xuân Xuyến: Lan man đầu tháng 8 năm 2023

Sáng nay, 08 tháng 08-2023, đọc lại bài thơ "TÔI NGHE" viết ngày 21 tháng 09 năm 2016, có đoạn nhắc đến vụ nổ súng của ông Đỗ Cường Minh (nghi can và cũng là nạn nhân) sáng ngày 18 tháng 8 năm 2016, bắn chết ông Phạm Duy Cường (Bí thư tỉnh Yên Bái) và ông Ngô Ngọc Tuấn (Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái):


"Tôi nghe...

Quan đầu tỉnh xứ Bái khử nhau

Hệt như phim hình sự

Vì ân oán tư thù?

Vì ăn chia không đủ?

Vì lật lọng bảo kê ghế ngồi cơ cấu?

Tháng Tám mùa thu

Tám phát giang hồ

Khô khốc nổ

Niềm tin gục đổ

Náo loạn lòng người

Choáng váng tình đồng chí."


(TÔI NGHE - Đặng Xuân Xuyến)


Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Thạch Đạt Lang: Tản mạn giữa tuần

Sáng nay, ngồi uống một ly trà xanh của Nhật mua trong chợ Costco ở Tampa, ăn gói bánh đậu xanh do người bạn đi Nhật về cho, chợt thấy bâng khuâng. Quan sát gói trà, gói bánh, mới thấy được sự tinh vi, tỉ mỉ, đặt hết tâm trí, hoàn thiện sản phẩm của người Nhật khi sản xuất, làm ra một món hàng.

Trên hộp trà ghi rõ là được sản xuất ở Nhật, riêng cho công ty Kirkland, phân phối qua chuỗi chợ Costco, cấm dán nhãn khác chồng lên khi bán cho người tiêu thụ. Gói bánh đậu xanh nhỏ, mỗi chiều chỉ khoảng 8-10 cm, dầy chưa tới 10cm, toàn chữ Nhật, chỉ có mấy con số, đọc thì đoán được là hạn sử dụng.

Gói bánh có 3 miếng mỏng hình tam giác như bánh quai vạt, xếp ngược chiều nhau, hơi dẻo, mở ra thấy mùi thơm thoang thoảng. Ăn miếng bánh, nhấp ngụm trà, cảm nhận được hương vị của đậu xanh, bột gạo cũng như lá trà.

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Phạm Quốc Bảo: Giong buồm ra biển rộng

Sinh hoạt văn hóa Việt nở rộ.


Tôi muốn đề cập tới tháng Năm và tháng Sáu - 2023 với những sự kiện được thông tin trên hầu hết các cơ quan truyền thông Việt - Mỹ. Chẳng hạn:

- Cuộc triển lãm có tên Con Thuyền Hy Vọng: Một chiếc thuyền vượt biển nguyên bản đã trưng bày từ mấy chục năm trước tại một viện hàng hải ở bên Pháp nay được vận động thành công đem về trưng bày tại trụ sở Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt - Vietnamese Heritage Museum ở thành phố Garden Grove vào ngày 6 Tháng Năm 2023. Đồng thời, buổi triển lãm này cũng là mốc điểm mở đầu cho một chương trình dài hạn mỗi cuối tuần, Vietnamese Heritage Museum hướng dẫn và dẫn giải về lịch sử 48 năm thuyền nhân - bộ nhân của cộng đồng gốc Việt ở hải ngoại cho những toán học sinh các trường trung - tiểu học quanh vùng lần lượt đến thăm và tận mắt quan sát - tận tay tiếp cận vô số các hiện vật cụ thể mà viện này thu thập được lâu nay. Từ hình ảnh, sách báo, videos, youtubes đến quần áo và vật dụng còn sót lại từ những đợt vượt biển - vượt biên của Người Tỵ Nạn gốc Việt đã được trân trọng lưu giữ như những kỷ vật vô giá - rồi cuối cùng là tặng cho viện bảo tàng này.[1]

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Từ Thức: 5000 người thi viết chính tả trên đại lộ Champs-Élysées



Chuyện chỉ có ở nước Pháp: trên 5000 người, từ 10 tuổi tới gần 100 tuổi đã dự một cuộc thi viết chính tả (dictée) ngoài trời, trên đại lộ chính của thành phố Paris, Champs Elysées.


Thi viết chính tả là một trò chơi văn hoá khởi đầu cho những hội hè ngoài trời hàng năm, khi nắng ấm trở lại, đếm không xuể, trên khắp nước Pháp; nổi tiếng nhất là ngày âm nhạc (Fêtes de la musique, 21/6, ngày nay lan khắp Âu Châu), đại hội kịch nghệ (Festival d’Avignon), với hàng ngàn ban kịch lớn nhỏ trên khắp thế giới đổ về Avignon, trong suốt tháng 7, thi thố tài nghệ trên những rạp hát lộ thiên, chợ trời Lille (Foire de Lille), cuối tháng 8, khi thành phố Lille biến thành một chợ trời khổng lồ, đón tiếp hàng triệu du khách tới mua bán, trao đổi những vật dụng đủ loại, từ những dĩa hát, cuốn sách cổ, tới những bàn ghế cổ hiếm quý, những tác phẩm điêu khắc, hội hoạ đắt tiền. 


Trịnh Y Thư: Chỉ là đồ chơi

Trong cuốn tạp bút nhan đề Cuối cùng xuất bản năm 2009, nhà văn Võ Phiến hạ bút viết một câu mà khi đọc  tôi phải giật mình. Ông bảo, “Chuyện sáng tác có gì đáng nói?”

Một nhà văn với tuổi đời như ông, lừng lẫy với sự nghiệp văn học đồ sộ trên dưới năm mươi tác phẩm để lại cho đời sau, nói câu nói như thế, thoạt nghe qua tưởng như có cái gì khinh bạc, nghịch lý bên trong.


Chưa hết, ông bảo tiếp:


Tôi e những món thơ thẩn với tùy bút nọ kia đều phải xếp về phía đồ chơi. Những cái mình miệt mài mãi bấy lâu, khi đầu bạc nhìn lại là đồ chơi cả. Không riêng mình, bao nhiêu người miệt mài vẽ tranh, soạn nhạc, hát xướng, bao nhiêu hình vẽ ở các hang động tiền sử, các tranh dân gian (nào gà lợn, nào đô vật, nào đánh đu), các câu ca dao, hát ví, quan họ… một thời, các món nghệ thuật là cùng chơi thôi.


Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023

Đặng Xuân Xuyến: Tản mạn mấy chuyện về tín ngưỡng

Trong giới "ông đồng bà cốt", còn gọi là "con nhà Tứ Phủ"... có một quy tắc bất thành văn với những thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý... là không được xem hoặc cúng tế miễn phí, nếu phạm phải điều cấm kỵ gọi là "phá khẩu" này thì "ông đồng bà cốt" đó phải đóng cửa "Tịnh khẩu" (không nói) ở trong nhà 3 ngày để tránh bị Thánh phạt. Và khi thực hành các nghề bói toán "con nhà Tứ Phủ" chỉ được lấy mức tiền thù lao đủ để sống qua ngày, không được lợi dụng "việc nhà thánh" mà trục lợi làm giàu.

Một cảnh “lên đồng”.
Ảnh: Báo Người Lao Động.
Tôi nghĩ đấy chỉ là cái cớ biện ra, được tô vẽ thêm yếu tố tâm linh thần bí của các ông đồng bà cốt để tiện cho họ khi hành nghề chứ chả có thần thánh nào quở mắng trách phạt tội "phá khẩu" cả. Cũng tương tự câu: “Thiên cơ không thể tiết lộ, đạo pháp không truyền sáu tai” (Thiên cơ bất khả tiết lộ, đạo pháp bất truyền lục nhĩ) chỉ là cớ để ngụy biện của các ông đồng bà cốt vì có thể họ không giải thích được thắc mắc của "con nhang đệ tử", của khách xem, hoặc có thể họ lợi dụng cớ đó để viện lý do này lý do kia mà "chặt chém" những người đang mê muội cuồng tín vào thế giới mê tín dị đoan cho ngọt tay.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

Trần Yên Hòa: Song Thao, vua Phiếm...

Nhà văn Song Thao.
Photo: Võ Văn Thạnh, Houston 8/2011.
Nguồn: Song Thao
Năm 2011, tôi dự định ra mắt sách truyện dài Đi Mỹ, tác phẩm tôi ấp ủ đã mấy năm. Để cuộc ra mắt sách có màu sắc tôi đã mời các bạn văn nghệ đàn anh mà tôi thân thiết như mời được nhạc sĩ Nhật Ngân và nhà văn Nguyễn Đình Toàn... lên nói về chuyện tác phẩm của tôi...Với Nhật Ngân sẽ lên nói về trường hợp phổ bài thơ Khan Cổ Gọi Tình, Về, và bà xã của Nhật Ngân sẽ lên hát bài này. Mọi chuyện đều suông sẻ, tôi chỉ đợi đến ngày ra mắt sách.

Chủ nhật tuần đó, tôi điện thoại cho nhà thơ Thành Tôn để mời Thành Tôn đi uống cà phê, Thành Tôn cho biết có nhà văn Song Thao từ Canada qua chơi. Tôi nói Thành Tôn mời luôn Song Thao, dù chưa gặp anh lần nào. Đó là lần lần đâu tiên tôi gặp Song Thao tại quán Phở Quang Trung.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Khuất Đẩu: Để tang cho sách

Saigon tháng 5.1975. Phong trào biểu
tình 
chống “văn hóa đồi trụy phản động”
như 
là một phần của chiến dịch đốt
sách 
ở Nam Việt Nam
Bà tôi thường than thở, hết một nửa cơ nghiệp của nhà này đã tan tành theo sách. Một nửa cơ nghiệp là cho to, cho xứng với nỗi đau tiếc của bà, chứ thực ra chỉ vài trăm cuốn sách của ông tôi thôi.

Có điều, đó không phải là những quyển sách bèo nhèo giấy rơm thô kệch, đang tràn ngập trong các hiệu sách, trong trường học và trong thư viện. Chưa nói tới nội dung, chỉ mới lật qua vài trang mờ nhoẹt vàng đục với những con chữ ốm o đói khát như những người bị sốt rét rừng là đã thấy chán lắm rồi.

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Ngô Nhân Dụng: Kể từ ngày 31 tháng Tư

Nhà văn, học giả Vương Hồng Sển.
Hình Wikipedia
Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.

Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến. Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm Xưa, Thú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Nguyễn Thanh Bình: Tản mạn về nghề – Vệt cọ đi theo thời gian

Tranh Nguyễn Thanh Bình
Vẽ, là thứ tôi phải học từ bé (1965 – 11 tuổi), mài đít trong trường 13 năm (7 năm sơ trung và 6 năm đại học), ra đời, phải lăn lóc nhiều nghề trái khoáy, nhưng cuối cùng, vẫn quay về và dựa vào nó để sống, nên nó là "cái nghề" mà tôi rành rẽ, thành thạo nhất.

Nhưng, khác với những nguời trời cho năng khiếu từ nhỏ, luôn đầy ắp cảm hứng, tôi luôn phải dựa vào thứ khác như văn học hoặc âm nhạc để duy trì một "động năng" cho việc vẽ tranh, vì kỹ thuật, kỹ năng học được trong trường là không đủ.

Chỉ từ văn học hoặc âm nhạc, thì một cái gì đó giống như "cơn hứng" mới trồi lên, lay động tình cảm nhưng chưa phải là cảm xúc. Đặc biệt, với những "yêu cầu" theo ý chủ quan của khách, thì cái "tình" kia không xuất hiện (thậm chí không bao giờ có), cái được tạo ra chỉ đơn thuần là quán tính kỹ thuật.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Trùng Dương: Chủ bút, người là ai?

Nhân chủ bút Phạm Phú Minh của Diễn Đàn Thế Kỷ thông báo nghỉ hưu ở tuổi đã-quá-tuổi-hưu 85, tôi đi tìm một tấm thiệp để gửi chúc mừng anh. 

Giá còn vẽ đượcbây giờ thú thật là đến viết, mấy ngón tay vốn quen với bàn máy chữ điện toán đã không còn nghe lời mình nữa, nói chi vẽ!thì đã vẽ cho anh một tấm thiệp. Tôi lục trên Internet và bắt gặp bức hình bên dưới trong khi nghĩ tới bài viết gần đây của anh Nguyễn Tường Thiết trên Diễn Đàn Thế Kỷ, trong đó anh tuyên bố, rất chân thành, là nếu không có Phạm Phú Minh thì không có Nguyễn Tường Thiết nhà văn.


“Xin cám ơn anh đã có công khai sáng điều tốt đẹp nhất nơi chúng tôi!”
(Ảnh holidappy.com, Pixabay)

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Các mẩu chuyện văn nghệ - Nguyễn Đình Nghi kể lại (Vương Trí Nhàn ghi chép)

Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi

Tôi ham đọc sách là do ông bố tôi dạy. Theo Thế Lữ : đọc sách là một cái thú lớn nhất trên đời này (hơn cả tình yêu). Ham biết, cái gì ông ấy cũng biết.

“Người trẻ tuổi phải biết viết nhật ký”, ở Pháp người bình thường cũng viết nhật ký, nó là nơi để người ta nói những điều cần nói với mình.” Tôi viết đều 1948-50.

Ấn tượng mà Tự Lực văn đoàn để lại trong xã hội hồi ấy là lớn lắm. Trong kháng chiến chống Pháp tôi biết vinh quang của họ mờ dần. Qua ông bố, thấy làm văn nghệ là vinh quang. Còn làm văn nghệ mà trung bình là khốn nạn.

Gương học: Lưu Hữu Phước. Lưu Hữu Phước chủ trương đến 30 tuổi học thật rộng, từ 30 tuổi mới đi sâu.

Đi trên đường, với Phan Khôi, nghe một câu chửi lạ, hai bác cháu nhỏm dậy mà ghi. Ông bảo, đi cả thôi đường, được câu này cũng bõ.