Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạ Phong Tần. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạ Phong Tần. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015
Mai Tú Ân - Thấy gì ở bên ngoài nhân việc Tạ Phong Tần đi Mỹ
Tù Nhân Lương Tâm Tạ
Phong Tần, một chiến sĩ đấu tranh dân chủ bị kết án tù 10 năm đã bất ngờ
được chính quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn 5 năm, và được đưa thẳng lên
máy bay bay qua Mỹ. Chị hoàn toàn không được hưởng một giây phút tự do nào trên
quê hương Việt Nam mà chị đã dấn thân và phải trả giá bằng nhiều năm tù đằng
đẵng. Chị cũng không có được phút giây viếng mộ mẹ già, không được đốt
cây nhang kính viếng đến người mẹ đã tự thiêu một năm sau ngày chị bị bắt
giữ bất công.
Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013
Trọng Thành - Giải thưởng Hoa Kỳ tặng blogger Tạ Phong Tần là “đúng lúc”, “đúng người”
Trọng Thành
Blogger Tạ Phong Tần, bị chính quyền Việt Nam kết án 10 năm tù, vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước” hồi năm ngoái, vừa được bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng Người Phụ Nữ Can đảm/"International Women of Courage Award Winners" năm 2013. Nhân dịp này, RFI phỏng vấn bà Dương Thị Tân, một người gần gũi với blogger Tạ Phong Tần, đặc biệt trong thời gian nhà tranh đấu nhân quyền bị chính quyền truy bức.
Bà Tạ Phong Tần - DR
Trang mạng cá nhân “Công lý và Sự thật” do blogger Tạ Phong Tần khởi xướng đã góp phần “thức tỉnh giới blogger và nhà báo ở Việt Nam, những người đang dấn thân vào việc truyền bá thông tin và những ý kiến khác cho người dân”, theo nhận định của ngoại trưởng Mỹ.
Về người vừa được bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tặng giải, RFI phỏng vấn bà Dương Thị Tân, người gần gũi với bà Tạ Phong Tần. Bà Dương Thị Tân là vợ cũ của blogger ‘‘Điếu Cày’’, tức ông Nguyễn Văn Hải, cũng bị chính quyền xét xử và kết tội trong cùng vụ án với blogger Tạ Phong Tần năm 2012.
RFI : Xin chào chị Dương Thị Tân. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới trao một giải thưởng cho chị Tạ Phong Tần cùng 9 người phụ nữ khác trên thế giới. Được biết chị là người thân thiết với chị Tạ Phong Tần, xin chị cho biết cảm tưởng của chị trước sự kiện này.
Bà Dương Thị Tân : Khi được nghe cái thông tin cô Tần là một trong 10 người phụ nữ can đảm của thế giới, với danh nghĩa một người bạn và một người thân, thì tôi cảm thấy rất là vui. Và tôi thấy quả thật sự vinh danh này, nó kịp thời, đúng lúc và đúng chỗ.
Con người của Tạ Phong Tần, khi thấy rõ được sự bất công, phi lý, vô đạo và những việc làm, nhiều hành xử không thượng tôn luật pháp của những quan chức, của những người nhân danh chính quyền, đã mạnh dạn tố cáo những sự việc đó, nêu lên dư luận để dư luận quần chúng biết. Trước đó cô ấy vốn dĩ là một đảng viên, một cán bộ công an. Sau đó, khi nhận ra những sự việc đó, cô ấy dám từ bỏ tất cả, để tất cả vì lẽ phải, vì công bằng, vì quyền con người, đấu tranh cho những việc đó. Thì tôi nghĩ sự vinh danh này là đúng người, đúng thời điểm.
Và hơn như thế nữa, nó làm vơi đi những đau đớn mà gia đình cô phải gánh chịu. Như các anh và tất cả mọi người bạn bè gần xa đều biết, cô Tạ Phong Tần đã mất một người mẹ, cũng vì những cái bất công, những oan ức không thể giãi bày, những điều bị chèn ép không thể tố cáo, mà phải lấy cái chết của mình để cảnh tỉnh, thì tôi nghĩ đấy cũng là điều hết sức đau đớn. Tôi nghĩ rằng, chắc cô Tần và gia đình cũng vui khi nghe được cái tin này, và mẹ cũng phần nào ngậm cười nơi chín suối, khi biết mọi người đã biết đến việc làm của con bà.
RFI : Thưa chị, nhân dịp này, xin cho biết đầy đủ hơn về con người và những hành động của chị Tạ Phong Tần.
Bà Dương Thị Tân : Những điều tôi mới nói cũng một phần nói lên cái khí chất, cái con người của cô ấy. Đúng ra nếu là một con người, cứ ngậm miệng, cứ sống theo những gì có sẵn, thì cô ấy cũng là một người có thể sống một cuộc sống rất là thoải mái cho bản thân mình. Vì đa phần những người làm trong bộ máy công quyền này, thì luôn luôn là họ đầy đủ, ấm no, người ta chẳng chịu nghèo khó đâu. Nhưng mà cô không chịu sống cuộc sống như thế, và chấp nhận phần thiệt thòi về mình, mà một cái cụ thể nhất, đúng ra là, khi cô bị xô đẩy, săn đuổi, chèn ép đến bước đường cùng, thì cô ấy mới gặp tôi. Còn trước đó, khi cô ấy dấn thân vào phong trào đấu tranh dân chủ này, thì cô ấy là bạn của những người đấu tranh dân chủ, ví dụ như ông Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày, chứ cũng không phải là bạn của tôi. Nhưng khi người ta xô đẩy đến bước đường cùng quẫn nhất thì cô ấy mới đến gặp tôi. Và tôi lúc bấy giớ, chỉ vì tình cảm của đồng loại, của những người phụ nữ với nhau, mà tôi cưu mang cô ấy, và kể từ đó cô ấy coi tôi như một người chị.
Vì lúc ấy, đi thuê một chỗ để ở, đối với họ, cũng không được. Nói như thế, để anh em, bạn bè gần xa biết được, cái cuộc sống bị xô đẩy đến bước đường cùng, không còn lối thoát luôn. Họ quyết tâm làm cho bằng được như thế, và chính bản thân tôi là người chịu thiệt thòi mất mát rất nhiều, khi mà cưu mang cô ấy. Một năm trời ròng rã, chỉ có lên đường xuống phủ, chỉ về việc Tạ Phong Tần. Điều duy nhất mà họ yêu cầu tôi là phải đuổi cô ấy đi, không cho ở nhà tôi. Dù cái nhỏ nhất, họ cũng gây khó, để tôi cảm thấy rằng là chứa chấp cô ấy là một gánh nặng. Thật sự, thì khi đấy, chị em mới thương nhau, mới thấy sự khổ, mới thương nhau.
Cho đến giờ này, thì thực sự không phải tôi mà rất nhiều người cho rằng cô ấy là một người phụ nữ can đảm và tôi thấy rằng suy nghĩ của mình là đúng. Tôi rất hiểu rằng, gia đình cô ấy cũng rất là vui, khi biết cái tin này. Tôi cũng mới nói chuyện với các em ngày hôm qua. Tôi cũng có nói với các em là, khi vào trong đó mà thăm gặp được, thì các em cứ nói rõ là ở ngoài này mọi người đang tưởng thưởng cho công việc của chị em làm, và mọi người đang nhớ đến chị, để chị thấy rằng không bao giờ mọi người ở bên ngoài bỏ rơi. Bây giờ không chỉ các anh, các chị, bạn bè trong nước, mà những người ở trên khắp thế giới người ta đã biết đến chị em.
RFI : Trong các hoạt động của chị Tần, thì ngoài những ý nghĩa như chị vừa nói, thì chị có hiểu cụ thể về những điều mà chị Tần đã làm hay không ?
Bà Dương Thị Tân : Một đôi bài cô ấy viết thì tôi có đọc được. Tôi chỉ biết là cô ấy làm cái công việc viết báo, công tác làm báo chí thôi. Có một đôi bài cô ấy viết về tôi, viết về gia đình tôi, vì cô ấy là người thân cận. Vì khi những sự việc xảy ra (với gia đình tôi), thì những ngày tiếp sau đó, tôi hay bị mất sức, và cô ấy là người giúp tôi công bố rộng rãi cho dư luận quần chúng những tình trạng đã và đang xảy ra với gia đình.
Thì tôi mới biết và tôi hiểu ra rằng : Những công việc cô ấy làm là phản ảnh những gì mà thể chế cầm quyền đang chà đạp, đang đè nén, bức hiếp người dân. Cái việc hiểu là hiểu như vậy thôi. Còn cụ thể là việc cô ấy làm như thế nào, cộng tác với ai, đó là việc riêng của cô Tần, tôi không có hỏi tới.
Kể từ sau ngày ông Hải bị bắt, thì tôi phải luôn sát cánh với các con, vì họ biết các con tôi là những con người rất dễ bị tổn thương, và họ nhằm vào các con tôi liên tục để gây sức ép lên ông Hải. Thì sau 21 tháng giam cầm không cho gặp gỡ, thì tôi biết chắc chắn một điều rằng họ không khuất phục được ông ấy. Và liên tục các con tôi bị sách nhiễu, làm khó làm dễ tôi. Bản thân tôi bị đánh đập mấy lần gây thương tích, và các con tôi cũng vậy. Con gái út thì không được đến trường, đến ngày thi cử cũng không được đi thi. Cháu thứ hai cũng vậy, thi đại học, mà cứ năm nào cứ đến ngày đi thi, thì họ mời ra công an ngồi. Ví dụ hôm xử án ông Hải cũng thế, tôi mở cánh cửa ra là tôi đã thấy hai, ba tên đứng trước cánh cửa, đưa cái máy quay phim vào mặt tôi rồi. Và tôi từ cầu thang bộ của chung cư, từ lầu ba đi xuống đúng đất một cái là họ xông vào họ bẻ quặt tay chân con tôi và tay chân tôi, và lôi mỗi người đi một phương. Và cứ thế họ đưa lên xe, đánh đấm cháu và đưa ra công an ngồi.
Khi ra tòa, cô Tạ Phong Tần cô ấy cũng lớn tiếng chỉ trích một phiên tòa toàn những đảng viên, thì không bao giờ có một sự công bằng ở trong đấy cả. Thì lập tức họ lôi cô ấy đi. Từ thư ký tòa, cho đến bồi thẩm đoàn, quan tòa, toàn là đảng viên cộng sản, thì làm gì có sự công bằng cho những tiếng nói tự do, dân chủ. Khi cô ấy lớn tiếng chỉ trích như vậy, thì lôi cô ấy đi, bịt miệng lôi đi và tuyên án không có mặt cô ấy luôn. (…)
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn bà Dương Thị Tân đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn hôm nay
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nghĩa Muội Tạ Phong Tần
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước...”
Tạ Phong Tần
Quãng đời ấu thơ của tôi buồn bã, và trơ trọi. Anh kế tôi, Tưởng Đăng Trình, qua đời lúc mới vừa lên chín. Tôi được sinh ra – có lẽ – chỉ để bù đắp (phần nào) cho sự mất mát quá lớn lao, và bất ngờ đã đến với bố mẹ mình.
Và vì thế giữa tôi và người chị kế là khoảng cách khá xa về thời gian, cũng như tình cảm. Chị hơn tôi đến gần mười tuổi. Chúng tôi, tất nhiên, không có thú vui nào có thể chia sẻ với nhau. Chị lớn của tôi thì lấy chồng rất sớm, và ở rất xa. Cả ngày tôi đành chơi lủi thủi mỗi mình, giữa đồi núi bao la và hoang dại, ở Tây Nguyên. Quanh tôi chả có ai ngoài hoa bướm, chim chóc, và sóc chồn.
Sự đơn độc này, xem chừng, đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của tôi mãi mãi về sau. Như để bù đắp vào sự thiếu thốn của những ngày thơ ấu, trên đường đời, tôi hay kết nghĩa anh em với những người mà mình qúi mến.
Tạ Phong Tần là một trong những người này. Tôi “kết” em ngay sau khi đọc bài viết khai bút (“Mỗi Blogger Hãy Là Một Nhà Báo Công Dân”) vào ngày đầu năm 2008:
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước...”
“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta...”
Quan niệm tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Với bản chất phá hoại và đa nghi, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang toan tính ...“diễn biến hoà bình” – cần phải bị giam giữ và trừng phạt nặng nề.
Tạ Phong Tần bị họ bắt giam vào ngày 5 tháng 9 năm 2011, đưa ra toà vào ngày 24 tháng 9 năm 2012 (cùng với hai thành viên khác của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do) và đã bị kết án hàng chục năm tù, với tội danh rất mơ hồ (và hàm hồ) là “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Và điều này đã được Tạ Phong Tần dự đoán trước đó, khá lâu:
“Anh à, trong trường hợp em gặp nạn, em ủy thác cho anh công bố công khai tất cả những bài viết em đã đăng báo dưới bút danh khác là bài của em. Để cho thế giới thấy rằng chúng đang đàn áp một nhà báo bình thường với những bài viết rất bình thường, nhưng vì là ‘nhà báo tự do’ nên phải như thế.”
Thể theo ý nguyện này, tôi đã liên lạc và được ban biên tập tuần báo Trẻ đồng ý phụ trách xuất bản Tuyển Tập Tạ Phong Tần (*). Đây là một cuốn sách mỏng chỉ bao gồm một số những bài viết về thời sự của tác giả trong hai năm 2010 và 2011 nhưng thể hiện được đầy đủ những nỗ lực – cũng như quan niệm – của em tôi về vai trò của một blogger: “Dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
Cái đám “công chức” của “Nhà Nước Pháp Quyền CHXHCNVN” đã phản ứng điên dại bằng cách tuyên án mấy chục năm tù và hàng chục năm quản chế cho ba bloggers:Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, và Phan Thanh Hải. Đây là bản án khắc nghiệt dành cho chính chế độ hiện hành, chứ không phải cho nghĩa muội của tôi, và hai người bạn đồng hành.
Tự nó đã tố cáo sự bất lực và lo sợ của nhà đương cuộc Hà Nội trước ảnh hưởngt sâu rộng của những bloggers ở Việt Nam. Họ đang xử dụng những phương tiện truyền thông tân kỳ, của thời đại thông tin, để để cổ vũ tự do và dân chủ cho xứ sở. Nó cũng khiến cho bất cứ ai còn mơ hồ về bản chất (bất lương và đê tiện) của chế độ hiện hành nhận ra điều giản dị này: thể chế hiện nay không thể nào thay đổi mà phải được thay thế. Ngoài ra nó còn phơi bầy một sự thực rõ ràng và phũ phàng là “ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ CHỌN LỰA DỨT KHOÁT THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG, ĐỨNG VỀ PHÍA TRUNG QUỐC TRÊN BÀN CỜ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI” – theo như nhận định của blogger Song Chi.
Với sự “lựa chọn” ngu xuẩn này, tôi không nghĩ rằng những người cầm quyền hiện tại vẫn có thể tiếp tục tại vị ngang với thời gian bản án mà họ đã cho Tạ Phong Tần. Và tôi tin chắc rằng cái ngày mà mình có thể cầm Tuyển Tập Tạ Phong Tần để đứng đón người em kết nghĩa, trước cổng trại giam, sẽ không còn bao lâu nữa.
Nhân đây, tôi xin được thay mặt nghĩa muội của mình để cảm ơn tất cả qúi vị đã chào đón tác phẩm đầu tay của em. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban biên tập của tuần báo Trẻ trong việc xuất bản và phát hành Tuyển Tập Tạ Phong Tần.
Cho ra đời một cuốn sách ở một nơi mà tiếng Việt bị coi như là ngoại ngữ, và giữa lúc mà mọi ấn phẩm đang mất dần người đọc, là một việc làm đòi hỏi ít nhiều hy sinh của những người phụ trách. Tuy nhiên, có nhiều sự kiện cần phải được ghi lại rõ ràng bằng giấy trắng mực đen. Tuyển Tập Tạ Phong Tần là một trong những ghi nhận cần thiết như thế cho thời điểm hiện tại, cũng như cho lịch sử của dân tộc mai sau.
Tạ Phong Tần - Cá Mặn Chưng Gừng
Tạ Phong Tần
Ông cố nội tôi, người Triều Châu (thường kêu là Tiều) từ Trung Quốc chạy nạn sang Việt Nam bằng đường biển, sau nhiều ngày phiêu bạt lênh đênh theo sóng gió rồi cuối cùng tấp vào vùng đất cuối cùng này. Nghe cha tôi nói ông cố nội đi theo nhóm người Thiên Địa Hội (kêu là người Minh Hương) trốn sự truy sát của vua Càn Long đời nhà Thanh, khi đi chỉ xách theo có cái hu ná (tức cái va-li đan bằng sợi mây ta thường thấy trong các phim cổ Hồng Kông) với hai bộ quần áo. Vậy mà ông làm nên sự nghiệp, con cháu đầy đàn, ruộng đất cò bay thẳng cánh.
Xứ Mương Điều (bây giờ là xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) có nhà thờ họ của dòng họ Tạ bề thế và kênh Mười Xứ. Mười Xứ là tên dùng ngoài của bà cố nội tôi, bà là người đứng ra thuê mướn nhân công, chỉ huy đào cái kênh này lấy nước tưới ruộng lúa cả vùng nên người dân địa phương đặt luôn tên con kênh mới là kênh Mười Xứ. Đến đời cha tôi được ông nội cho đi học trường Tàu ở chợ, học nghề với người chú họ cũng ở chợ. Cha tôi từ nhỏ đã bỏ nghề làm ruộng, ở chung với người Việt bản xứ lâu ngày nên không còn gốc Tàu nữa mà thành... tào lao rồi, trong nhà tôi không ai biết nói tiếng Tiều hết.
Cô thứ Bảy tôi, lấy chồng cũng dòng dõi Tàu (miền Tây kêu là Chệt). Dượng Bảy tôi, năm nay gần 90 tuổi mà còn mạnh khỏe minh mẫn lắm, tự mình quét dọn nhà cửa, nấu ăn, tự đi cất hàng về buôn bán tạp hóa tại nhà. Dượng Bảy quanh năm suốt tháng ở nhà thích mặc quần đáy nem bằng vải đen, là kiểu quần đáy (đũng) rộng được ráp một miếng vải hình thoi lớn ở phần đáy, thắt lưng bằng dây rút vải lớn bỏ tua bên hông dài đến gần đầu gối (giống quần tài tử Lý Tiểu Long hay mặc trong phim Mãnh Long Quá Giang), kèm theo cái áo thun lá tay ngắn mỏng màu trắng. Ra đường đi đây đi đó thì ông cũng đóng bộ quần tây, áo sơ mi bỏ áo trong quần, thắt dây nịt da đàng hoàng. Trong nhà, con cái đều kêu dượng Bảy, cô Bảy tôi là “tia” và “ý” (cũng giống như trong phim Đài Loan), anh chị em với nhau là “hia” (anh), “chế” (chị), “số” (chị dâu)..., nhưng với bà con bên vợ, dượng lại bảo kêu dượng là dượng Bảy và cũng tự xưng là “dượng Bảy” khi nói chuyện, chớ không phải kêu theo Tàu là “cô trượng” (chồng của cô).
Mấy năm trước, lần nào tôi xuống nhà cô tôi ở Cà Mau chơi, đến bữa cơm cô tôi cũng đều than: “Tao sợ dượng Bảy mày quá. Ngày nào ổng cũng giành nấu ăn, tao nấu ổng không cho. Mà ổng nấu thì món gì cũng có cá mặn với gừng, ăn cá mặn riết rồi tao sợ muốn chết. Ở đây riết rồi ai cũng biết tánh ổng, kêu ổng là “ông Lào Chệt cá mặn”(*), bạn hàng có cá mặn ngon mới đem về thì không đem ra chợ bán, mà cứ lại nhà kiếm ổng, có bao nhiêu ổng cũng mua hết, cột dây treo hàng hàng trong nhà bếp, mà nhà bây giờ có tao với ổng thôi, mấy hia chế mày ở riêng hết rồi. Cá mặn đâu có rẻ, cả trăm ngàn đồng một ký, mỗi ký chừng 2-3 con”. Dượng Bảy nghe vợ “tố cáo” chỉ ngồi cười khì khì, nói chậm rãi: “Thì mua để dành vậy mùa mưa mới có cá ngon ăn. Dượng quen ăn vậy từ nhỏ rồi con. Người Tiều thích ăn gừng cho dễ tiêu, ấm bụng. Không có cá mặn, không có gừng ăn không ngon miệng. Dượng nấu thêm món khác cho cô mày ăn riêng thì bả hổng chịu, sợ tốn nhiều tiền, sợ cực, sợ nhiều món quá hổng ai ăn hết”. Con cháu tới nhà chơi, dượng tự mình lụi cụi xuống bếp nấu ăn đãi cháu. Mà đứa nào thấy dượng làm bếp, muốn vô phụ dượng cũng đuổi ra: “Ngồi ngoài đó chơi với cô mày một chút là xong rồi. Mấy đứa không biết chỗ cất gia vị, đồ dùng, làm lâu lắc lắm. Lâu lâu dượng mới có dịp nấu đãi con cháu, có cực khổ gì đâu. Quen rồi, dượng làm lẹ lắm”.
Cá mặn là con cá lai giữa con cá khô và con mắm. Người ta thường lấy cá sủ hoặc cá thu lớn làm cá mặn. Cá mặn ngon nhất và mắc tiền nhất là làm từ cá thu tươi. Cá vừa bắt ở biển lên còn nhảy xoi xói được ướp muối cả nguyên con rồi phơi chừng 5-6 nắng, thuyền về đến bãi thì cũng vừa lúc cá mặn ăn được, chủ thuyền đem lên bán cho bạn hàng liền. Cá mặn ngon hay không là do tỉ lệ muối và cá ở mức độ hợp lý, cái này thuộc về “bí kíp” của người muối cá, không dễ “truyền thụ” lung tung. Nó không khô queo như cá khô, không ướt như con mắm, nó không mặn nhiều như mắm mà mặn vừa đủ để cá không hư thúi, vẫn giữ được vị ngọt, vị bùi béo của thịt cá, đủ ướt để thịt cá mềm và thơm, cắt ra thịt bên trong đỏ au hấp dẫn. Cá mặn mắc tiền, nhà nghèo ít khi mua một lần hết nguyên con cá mà mua từng khúc.
Dượng Bảy chế biến cá mặn thành rất nhiều món ăn ngon miệng như: nấu canh cải xanh, chiên cơm..., nhưng dượng Bảy tôi thích nhất là món cá mặn chưng với gừng và thịt heo ba rọi. Người ta làm cá mặn chưng thường cắt ra một khúc cá, rửa sạch, cắt bỏ kỳ, vẩy (nếu có) rồi cho nguyên khúc cá vào tô chưng. Dượng Bảy tôi kỹ tính hơn, dùng con dao nhỏ mỏng lạng lấy phần thịt cá rồi cắt miếng mỏng bằng ngón tay cỡ miếng thịt bò trong tô phở, phần xương cá có dính thịt dượng gói lại cất vô tủ lạnh nói “để dành nấu canh”. Dượng nói: “Tao với bả rụng răng hết rồi, để xương ăn mắc cổ chết”. Thịt heo ba rọi dượng xắt miếng rồi bằm nhỏ, “có nạc có mỡ mới ngon, nạc không ăn xảm xì hà”. Dượng lấy một củ gừng lớn, không quá già cũng không quá non, cạo vỏ rửa sạch, để ráo rồi xắt chỉ thành từng sợi như cái tăm xỉa răng. Gừng non quá thì không đủ độ cay nồng, loại này làm mứt thì ngon, mà gừng già quá thì cay quá và có xơ khó ăn. Dượng Bảy lấy cái tô sành lớn, cho cá mặn, thịt bằm, gừng xắt chỉ vào, rắc thêm chút bột ngọt, một chút xíu đường cát trắng, một muỗng cà phê tiêu sọ giã nhỏ vô rồi dùng đôi đũa trộn các thứ trong tô đều với nhau.
Trên mặt tô, dượng rải lên hành lá xắt nhuyễn và củ hành tím xắt miếng mỏng, một nhúm ngò rí xắt nhỏ, một ít tiêu sọ giã, mấy lát ớt đỏ tươi, rưới lên chừng 2 muỗng canh mỡ nước hoặc dầu ăn rồi để vô nồi nước sôi chưng cách thủy. Chừng 30 phút, dượng mở nắp nồi, lấy chiếc đũa đâm đâm vào tô cá mặn chưng để thử coi chín chưa. Lúc này, hành lá, hành tím, ngò rí, ớt đỏ trên mặt tô đã chín và dính chặt vào hỗn hợp thịt, cá bên dưới, nhìn rất đẹp mắt và bốc mùi thơm hấp dẫn. Lấy đũa xắn một miếng cá chưng cho vào miệng, vị ngọt bùi mằn mặn của cá, vị béo của thịt, vị ấm nồng giòn giòn của gừng, vị thơm của tiêu hòa cùng các loại rau mùi, gia vị nồng nàn trong miệng, làm cho miếng cá chưng ngon đặc biệt. Bưng chén cơm gạo trắng xốp nóng lua một miếng, gắp đệm thêm gắp rau lang luộc, cứ ăn hoài không biết ngán.
Cá mặn chưng gừng ăn với rau tập tàng, rau muống, đậu bắp, đậu rồng, đậu que luộc là món làm cho hơi bị tốn nhiều cơm. Không luộc rau mà ăn với dưa leo sống, đậu rồng sống cũng rất ngon. Trời mưa, dọn ra nồi cơm nóng bốc khói nghi ngút, trên mâm có tô cá mặn chưng gừng thịt ba rọi, ăn với rau mới luộc nóng hổi thì phong lưu cỡ Hoàng Đế Càn Long cũng phải “Cho trẫm xin một chén”.
Nhìn dượng Bảy sì sụp ăn hết chén cơm này đến cơm khác với món cá mặn chưng, rau lang luộc, tự dưng tôi nghĩ: “Hay là dượng Bảy sống thọ khỏe mạnh nhờ ăn nhiều cá mặn với gừng?”.
Cá mặn thường được bán ở các sạp bán cá khô giá không hề rẻ, giá cũ năm ngoái đến 180 ngàn đồng/kg, mắc gấp 2 rưỡi lần giá thịt đùi heo ngon. Bây giờ, năm mới cái gì cũng tăng giá từ 30% đến 60%, thực phẩm tăng giá càng dữ, chắc chắn giá cá mặn không dưới 200 ngàn/ký. Kiểu này người nghèo vô phương rớ được vào con cá mặn.
TPT
Chú thích:
(*) Lào Chệt: lão chệt, chệt già
Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012
TUYỂN TẬP TẠ PHONG TẦN
Cho ra đời một cuốn sách ở một nơi mà tiếng Việt bị coi như là ngoại ngữ, và giữa lúc mà mọi ấn phẩm đang mất dần người đọc, là một việc làm đòi hỏi ít nhiều hy sinh của những người phụ trách. Tuy nhiên, có nhiều sự kiện cần phải được ghi lại rõ ràng bằng giấy trắng mực đen. Tuyển Tập Tạ Phong Tần là một trong những ghi nhận cần thiết như thế cho thời điểm hiện tại, cũng như cho lịch sử của dân tộc mai sau. - Tưởng Năng Tiến
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012
Nguyễn Hưng Quốc - Tại sao phải dời phiên xử ba blogger yêu nước?
Nguyễn Hưng Quốc
Blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và Phan Thanh Hải
Thế là phiên tòa xét xử ba blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần và Anhbasaigon (Phan Thanh Hải) dự định tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 7 tháng 8 năm 2012 lại bị hoãn. Đây là lần hoãn thứ ba. Lần hoãn thứ nhất là vào ngày 17/4; lần thứ hai là vào ngày 15/5.
Như vậy, trong hơn ba tháng có ba lần hoãn. Tại sao?
Thường, có hai lý do chính:
Thứ nhất, hoãn để có thời gian bổ sung hồ sơ tội trạng. Nhưng trong vụ án này, chắc chắn đó không phải là lý do. Cả ba người đều bị bắt và kết tội vì tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản chất của tuyên truyền là tính tập thể và tính công khai. Người ta không thể tuyên truyền với chính mình. Tuyên truyền bao giờ cũng là tuyên truyền với người khác. Việc tuyên truyền với người khác có thể được diễn ra dưới hai hình thức: rỉ tai (bằng miệng) và phổ biến ý tưởng bằng văn bản (hoặc bản in hoặc bản điện tử). Cả ba người đều là nhà báo, hơn nữa, như họ thường được gọi, là blogger, nhà báo trên môi trường mạng.
Như vậy, toàn bộ các tài liệu gọi là tuyên truyền chống phá chế độ của họ đã được phổ biến, từ đó, đã được tập hợp đầy đủ trong hồ sơ tội trạng. Công việc đó chẳng có chút khó khăn gì cả. Hơn nữa, toàn bộ các thiết bị điện tử của họ, từ computer bàn đến computer cầm tay, từ CD và video đến các thẻ nhớ (USB), từ máy chụp hình đến điện thoại di động của họ đều đã bị tịch thu. Việc tìm chứng cứ lại càng dễ dàng. Ngoài ra, họ bị bắt cũng đã lâu. Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì đã bị bắt từ 20/4/2008, tức, cho đến nay, đã được hơn bốn năm. Tạ Phong Tần bị bắt từ ngày 5/9/2011 đến nay đã được ngót một năm. Anhbasaigon Phan Thanh Hải thì bị bắt ngày 18/10/2010, đến nay đã gần hai năm. Trong bản cáo trạng dài 17 trang của tòa án mà tờ báo mạng Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam nhận được và đăng tải trên trang nhà, các công tố viên khoe là đã có đầy đủ bằng chứng về tội trạng của họ.
Thứ hai, tòa án còn loay hoay suy tính về bản án. Trên nguyên tắc, điều này không khó. Khó nhất là xác định tội trạng. Mà điều này thì người ta đã làm rồi: Tội của họ thuộc khoản 2 điều 88 trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi và bổ sung năm 2004). Nguyên cả điều 88 như sau:
“Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.”
Sau khi đã xác định tội trạng, người ta chỉ cần theo các khung án mà phạt. Theo khung án này, cả ba blogger sẽ bị phạt từ 10 đến 20 năm tù giam. Đó là trên lý thuyết. Trên thực tế, ở các nước dân chủ, khi tuyên án, người ta đều xét đến các yếu tố giảm trừ; ở các nước độc tài, người ta còn xét cả các yếu tố chính trị. Về phương diện chính trị, ở Việt Nam, có hai yếu tố được chú ý và cân nhắc nhiều nhất: một, ý nghĩa răn đe đối với các tội phạm, và quan trọng hơn, với những người có thể có khuynh hướng hành động như tội phạm; và hai, dư luận quốc tế đối với bản án. Hai yếu tố ấy đi theo hai chiều khác hẳn nhau. Ở yếu tố thứ nhất, nhà cầm quyền Việt Nam thường muốn tăng bản án lên thật nặng. Để người ta sợ. Nhưng ở yếu tố thứ hai, Việt Nam thường phải chùn tay: Họ không muốn quốc tế nhìn họ như những tên độc tài tàn bạo một cách man rợ. Do đó, họ phải giảm bản án xuống, có khi trượt ra ngoài mức tối thiểu đã định trong khung án. Việc giảm án này càng rõ khi áp lực từ bên ngoài càng mạnh mẽ.
Trong thời gian vừa qua, nhiều lãnh tụ Tây phương, đặc biệt ở Mỹ, cũng như nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng bênh vực cho ba blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon Phan Thanh Hải. Phản ứng trước những sự bênh vực này, phía Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu từ những toan tính sắp tới của họ trong các bàn hội nghị: Họ đang muốn gì và chấp nhận trả giá đến đâu cho những điều họ muốn. Những mục tiêu ấy thường có tính chất ngắn hạn, do đó, rất khó tiên đoán. Tuy nhiên, nhìn chung, trong tháng 8 này, Việt Nam không có cuộc họp quan trọng nào với Mỹ nên khả năng hoãn vụ án để tránh né sự xung đột về nhân quyền có lẽ không có.
Vậy thì lý do chính để hoãn phiên xử là gì?
Theo tôi, là vì sợ.
Thứ nhất, sợ biến ba blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon Phan Thanh Hải thành những anh hùng trước mắt quần chúng. Sự thực, lâu nay họ đã được nhiều người xem là anh hùng.
Nhưng sự biểu dương tính anh hùng của họ chủ yếu diễn ra trên mạng, một thế giới ảo, còn khá xa lạ với đại đa số quần chúng Việt Nam. Họ không muốn sự biểu dương ấy được cụ thể hóa trước tòa án. Khi được cụ thể hóa như vậy, tính anh hùng sẽ trở thành một biểu tượng. Khi những kẻ phản kháng trở thành biểu tượng anh hùng, nhà cầm quyền, dù muốn hay không cũng trở thành biểu tượng của tội ác.
Thứ hai, họ sợ tự biến mình thành tội phạm. Không có gì khó bằng kết tội những người yêu nước vô tội. Chỉ cần một sự kết án vụng về hoặc một lời tự biện hộ hùng hồn của các bị can, nhà cầm quyền sẽ trở thành những tên phản quốc đang tìm cách trấn áp những kẻ đang tích cực vận động tranh đấu chống lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Điều này, trên thực tế, đã xảy ra và hiện đang ngấm ngầm trong dư luận. Điều chính quyền sợ nhất là biến nó thành một sự hiển nhiên trước mắt tất cả mọi người.
Chính vì hai nỗi sợ ấy, từ trước đến nay, trong các vụ án tương tự, nhà cầm quyền luôn luôn chủ trương xử kín. Để không ai nhìn mặt bị can. Không ai nghe lời biện hộ của luật sư hay của chính bị can. Nghĩa là không cho anh hùng có cơ hội trở thành anh hùng quần chúng. Và không cho tội phạm được lộ mặt là tội phạm.
Ngoài ra hai lý do chính nêu trên, còn thêm lý do này nữa: cái chết do tự thiêu để phản đối chính quyền của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần, vào ngày 30 tháng 7 vừa qua. Hình ảnh một phiên tòa xét xử một người phụ nữ có mẹ vừa mới chết một cách thảm khốc như vậy rất dễ gây ấn tượng xấu trước thế giới. Khi hình ảnh phiên tòa nhập vào hình ảnh bà mẹ tự châm lửa đốt mình, Việt Nam sẽ hiện ra dưới mắt thế giới không phải chỉ như những kẻ chà đạp lên tự do mà còn như những tên giết người dã man. Chắc chắn đó là điều nhà cầm quyền Việt Nam sợ nhất.
Bà Đặng Thị Kim Liêng chỉ là một phụ nữ chất phác và thương con. Bà tự thiêu vì quá phẫn uất. Bà không có ý định sử dụng cái chết của mình như một thứ vũ khí chính trị. Nếu có, bà đã chọn một thời điểm khác.
Và một địa điểm khác. Như ngay trước tòa án ở Sài Gòn. Vào ngay cái ngày xử án, chẳng hạn. Lúc ấy ngọn lửa thiêu đốt bà không chừng sẽ thiêu đốt cả cái đám người đang nhẫn tâm trấn áp con gái của bà. Và cả nước của bà. Không chừng.
Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012
Trà Mi - Quốc tế bày tỏ quan ngại về vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần
Trà Mi (VOA)
Bà Ðặng Thị Kim Liêng (thứ nhì từ bên trái) đã qua đời sau khi tự thiêu trước UBND tỉnh Bạc Liêu (ảnh: Danlambao)
Vụ thân mẫu blogger Tạ Phong Tần tự thiêu đánh động sự quan tâm của quốc tế một lần nữa về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên bày tỏ quan ngại trước sự việc, kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền và trả tự do ngay lập tức cho các blogger đang bị giam giữ.
Hoa Kỳ ngày 1/8 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng và kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger sắp bị đưa ra xét xử bao gồm Tạ Phong Tần, Điếu Cày, và Anh Ba Sài Gòn.
Thông cáo báo chí đăng trên trang web của tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết Hoa Kỳ hết sức quan ngại và đau buồn trước việc bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu hôm 30/7 mà tin cho hay có liên quan đến vụ giam giữ con gái bà là blogger Tạ Phong Tần bị bắt từ tháng 9 năm ngoái và dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 7/8 cùng với hai đồng sáng lập viên của “Câu lạc bộ Các Nhà báo Tự do” là Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (tức blogger Anh Ba Sài Gòn).
Ba blogger này bị chính quyền Hà Nội cáo buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự mà tòa đại sứ Mỹ cho là ‘điều luật áp dụng những điều khoản với câu chữ mơ hồ để bóp nghẹt sự tranh luận tự do và công khai’.
Thông cáo của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nêu rõ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger này ngay lập tức. Trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, tòa đại sứ Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam ‘hãy tiến hành những bước cần thiết để tạo ra một xã hội mà nơi đó các nhà báo độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi’.
Trước đó một ngày, hôm 31/7, ba tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế bao gồm Liên đoàn Quốc tế Nhân Quyền, Tổ chức Quan sát Bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền, và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp cùng gửi thư chung tới 33 đại sứ các nước trên thế giới có nhiệm sở tại Việt Nam, yêu cầu thúc đẩy Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho 3 blogger vừa kể và cử đại diện từ các tòa đại sứ tham dự phiên xử vào ngày 7/8.
Thư nhắc tới những vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam đối với công dân và khẳng định rằng phiên tòa tới đây chỉ nhằm trừng phạt những người chỉ trích nhà nước qua các hành xử ôn hòa về quyền tự do ngôn luận.
Một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác cũng đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại trước phiên xử ba thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do và vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần.
Thông cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) nhấn mạnh vụ tự thiêu của bà Liêng là một bi kịch mà đáng lẽ đã không xảy ra nếu chính quyền Hà Nội không quá cố chấp. RSF cho rằng cộng đồng quốc tế cấp thiết phải mạnh mẽ nhắc nhở Việt Nam về các nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền và quyền tự do ngôn luận.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói sự việc bà Liêng tự thiêu trước phiên xử con gái mình là một vụ gây chấn động. Vẫn theo Human Rights Watch, thực tế cho thấy Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch có hệ thống sách nhiễu các blogger và điều này có tác động rất lớn với các gia đình nạn nhân.
Trong thông cáo chia buồn với gia đình blogger Tạ Phong Tần ngày 31/7, dân biểu Loretta Sanchez, một tiếng nói mạnh mẽ chỉ trích nhân quyền Việt Nam ở Hạ Viên Hoa Kỳ, nói rằng sự hy sinh của bà Liêng nhắc nhở các giá trị và sự hy sinh mà các nhà hoạt động cho nhân quyền phải trải qua để đấu tranh cho tự do và công lý.
Thân nhân bà Liêng nói sẽ tổ chức an táng bà vào ngày 2/8. Gia đình và những người viếng tang cho biết có nhiều công an theo dõi trong suốt thời gian tang lễ diễn ra và một số đoàn viếng đã bị quấy nhiễu, cản trở.
Bà Lư Thị Thu Trang, một trong những người viếng tang bà Liêng đầu tiên, cho VOA Việt ngữ biết:
“Các cựu tù nhân chính trị trên đường tới viếng tang đã bị chặn xe ở Tiền Giang, bị gây khó khăn rất nhiều. Những người dân oan ở các tỉnh lân cận đến chia buồn với gia đình cũng bị sách nhiễu, gây khó khăn rất nhiều. Sáng hôm nay (1/8) tại tang lễ đã diễn ra một hình thức không biết phải diễn tả thế nào. Họ cử côn đồ thật sự hay côn đồ do công an giả dạng đến cầm mã tấu đứng chặn trước ngõ ra vào nhà chị Tạ Phong Tần, gây cho những người đến viếng tang lễ một sự sợ hãi tột cùng. Phía ngoài công an và an ninh dày đặc mà ngay trước cổng ra vào lại có côn đồ ngang nhiên cầm mã tấu đứng trấn cửa vậy đó.”
Phiên xử con gái bà Liêng là blogger Tạ Phong Tần, cùng hai blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn ban đầu dự tính diễn ra vào giữa tháng 5 năm nay, nhưng sau bị hoãn, và ngày xử dự kiến sắp tới là 7/8.
Tuy nhiên, tới ngày 1/8 gia đình blogger Tạ Phong Tần vẫn chưa nhận được giấy báo chính thức của chính quyền. Cô Tạ Khởi Phụng, em gái blogger Tạ Phong Tần, cho VOA Việt ngữ biết:
“Không có nghe nói, không có ai gửi giấy mời tham dự phiên xử chị em hết.”
Blogger Điếu Cày, sáng lập viên Câu lạc bộ nhà báo tự do, là người được biết đến qua các hoạt động và bài viết chống Trung Quốc xâm lấn Trường Sa-Hoàng Sa.
Blogger Tạ Phong Tần, nguyên là một công an, là tác giả các bài viết tố cáo tham nhũng và bất công trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Blogger Anh Ba Sài Gòn từng đăng các bài bình luận trên blog chỉ trích và yêu cầu hủy bỏ điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam vì cho rằng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến Pháp quy định.
Mẹ Nấm - Lời kêu gọi và cam kết tham gia phiên tòa xét xử những người yêu nước
Mẹ Nấm
Điếu
Cày -
Nguyễn Văn Hải, Công
Lý Sự Thật -
Tạ Phong Tần, Anhbasaigon -
Phan Thanh Hải là những người yêu nước. Lòng yêu nước
của các anh chị đã được thể hiện bằng hành động
ngay từ những ngày đầu dân Việt xuống đường lên
tiếng bảo vệ biển đảo và lãnh thổ Việt Nam vào năm
2007. Lòng yêu nước đã thể hiện qua tâm tư khắc khoải
lo âu cho vận mệnh dân tộc được trang trải trên nhiều
trang viết.
Lòng
yêu nước đó đã và đang bị giam cầm và ngày 7 tháng
8, 2012 tới đây, lòng yêu nước của các anh chị lại
một lần nữa bị đem ra xử tại Tòa án Nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh – 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến
Nghé, Quận 1.
Mỗi
chúng ta – những người thiết tha với quê hương này –
đều ấp ủ trong tim lòng yêu nước ấy, nung nấu dần
theo năm tháng, mong mỏi tình yêu ấy được thoát ra khỏi
lồng ngực, được tự do bày tỏ, được ôm lấy mảnh
đất nghìn đời này mà yêu thương.
Bỏ tù, bắt giam, xử án và kết tội Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, Công Lý Sự Thật - Tạ Phong Tần, Anhbasaigon - Phan Thanh Hải chính là bỏ tù, bắt giam, xử án và kết tội lòng yêu nước của chính CHÚNG TA.
Vì
vậy CHÚNG TA phải có mặt tại "phiên tòa kết tội
lòng yêu nước". Phải
đồng hành với những người bạn yêu nước của CHÚNG
TA.
Khi
quyền tự do thiêng liêng nhất là quyền bày tỏ lòng yêu
nước, quyền bảo vệ giang sơn, quyền góp phần quyết
định vận mạng chung của đất nước bị tước đoạt,
đe doạ, bỏ tù thì độc
lập quốc
gia sẽ không còn, tự
do con
người là nô lệ của sự xin cho và hạnh
phúc nhân
dân chỉ là bánh vẽ.
Tự
do hay là chết!
Có người đã nói như vậy.
Trong bóng đêm bành trướng của bá quyền phương bắc ngày hôm nay chúng ta có thể nói: Tự do hay là mất nước - Tự do hay mất cả sự hiện hữu của con người Việt Nam.
Có người đã nói như vậy.
Trong bóng đêm bành trướng của bá quyền phương bắc ngày hôm nay chúng ta có thể nói: Tự do hay là mất nước - Tự do hay mất cả sự hiện hữu của con người Việt Nam.
Ngày
hôm nay, đất nước chúng ta tuy không bị xâm lăng toàn
bộ như đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử hơn 4000
năm. Tuy nhiên, chúng ta lại phải đối diện với một
một kế hoạch xâm lấn lâu dài và tinh xảo. Hệ quả là
Mẹ Việt Nam như một người bệnh ung thư đang bị gặm
nhấm, mất đi từng phần của thân thể.
Ải
Nam Quan, Thác Bản Giốc, biên giới Việt Bắc, Hoàng Sa
Trường Sa và thềm lục địa Việt Nam đã nằm trong tay
bá quyền phương Bắc.
Còn
phải bao nhiêu phần thân thể của đất Mẹ bị cướp
đi để Việt Nam chính thức trở thành ngôi sao hèn mọn
thứ 5 trên lá cờ đại Hán?
Còn thêm bao nhiêu mất mát nữa để chúng ta tiếp tục chần chờ lưỡng lự trong nỗi sợ hãi và ngồi yên sống trong hy vọng vào bước chân và hy sinh của người khác.
Còn thêm bao nhiêu tủi nhục nữa để chúng ta tự ban cho mình đặc ân đứng bên lề cuộc bể dâu của đất nước vì hoàn cảnh kinh tế cá nhân, hạnh phúc gia đình mình?
Còn bao lâu nữa chúng ta có thể say sưa ăn mày hào khí Diên Hồng của ngàn năm trước, ngủ vùi với giấc mơ tự do, dân chủ, phú cường mà đôi chân tê cứng vì sợ hãi, đầu óc đông lạnh vì những tính toán được mất của cá nhân?
Còn bao lâu nữa chúng ta an phận với cuộc sống nô lệ bình an?
Còn thêm bao nhiêu mất mát nữa để chúng ta tiếp tục chần chờ lưỡng lự trong nỗi sợ hãi và ngồi yên sống trong hy vọng vào bước chân và hy sinh của người khác.
Còn thêm bao nhiêu tủi nhục nữa để chúng ta tự ban cho mình đặc ân đứng bên lề cuộc bể dâu của đất nước vì hoàn cảnh kinh tế cá nhân, hạnh phúc gia đình mình?
Còn bao lâu nữa chúng ta có thể say sưa ăn mày hào khí Diên Hồng của ngàn năm trước, ngủ vùi với giấc mơ tự do, dân chủ, phú cường mà đôi chân tê cứng vì sợ hãi, đầu óc đông lạnh vì những tính toán được mất của cá nhân?
Còn bao lâu nữa chúng ta an phận với cuộc sống nô lệ bình an?
Chúng
ta đã lỡ hẹn với con tàu yêu nước được khởi hành
bởi những Phạm Thanh Nghiên, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn
Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và nhiều người khác.
Nếu tất cả chúng ta cũng như họ, thì có lẽ bạn bè
ta đã không ngồi tù, vận mệnh của dân tộc đã khác.
Một
người hy sinh cái giá phải trả sẽ vô cùng lớn; 1.000
người sẵn sàng đối diện với khó khăn, thử thách,
giá phải trả sẽ thấp đi;10.000 người quên đi toan tính
cá nhân, vận nước sẽ chuyển động; 100.000 người đứng
lên, đất nước 90.000.0000 người sẽ hồi sinh. Chúng ta
hãy là con số 1.000 người đầu tiên ấy.
Chúng
tôi, những người bạn của Điếu
Cày, Công
Lý Sự Thật và Anhbasaigon sẵn
sàng chia sẻ với các anh chị ấy và những người yêu
nước dũng cảm đang tranh đấu cho độc lập dân tộc và
toàn vẹn lãnh thổ hiện nay cái giá phải trả cho lòng
yêu nước. Chúng tôi sẵn sàng là con số nhỏ nhoi ban đầu
đó.
Và
chúng tôi sẽ có mặt.
Đây
không chỉ là một lời kêu gọi mà là lời cam kết.
Chúng
tôi sẽ có mặt.
Hãy
cùng với chúng tôi vừa là nhân chứng của phiên toà bỏ
tù lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, vừa là những
người bạn đồng hành của những người tù Việt Nam
yêu nước.
Hãy cùng nhau không còn thấy cái tôi của từng người, nỗi sợ hãi lẻ loi mà chỉ có CHÚNG TA và dáng đứng can đảm của Dân Tộc.
Hãy cùng nhau không còn thấy cái tôi của từng người, nỗi sợ hãi lẻ loi mà chỉ có CHÚNG TA và dáng đứng can đảm của Dân Tộc.
CHÚNG
TA: những người con dân nước Việt không chấp nhận
viễn ảnh nô lệ, Bắc thuộc lần thứ 5 đang dần trở
thành hiện thực.
CHÚNG
TA: những người không chấp nhận đầu hàng để "được"
làm người "tự do" trong nhà tù lớn mang tên Việt
Nam bây giờ để rồi con cháu ngày mai sẽ "được"
làm người "tự do" trong nhà tù lớn mang tên
Trung Quốc.
CHÚNG
TA: những người khao khát Tự Do của ngày hôm nay sẽ
cùng nhau viết tiếp nhật ký Ái Quốc trong đêm tối đại
họa của dân tộc để luôn gìn giữ và phát huy niềm
hãnh diện của các thế hệ trước đã để lại trong
ta: CHÚNG
TA LÀ
NGƯỜI VIỆT NAM!
Những người bạn của Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, Công Lý Sự Thật - Tạ Phong Tần, Anhbasaigon - Phan Thanh Hải.
Nguồn: Blog Mẹ Nấm
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012
Trần Bình Nam - Chuyện Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải
Trần Bình Nam
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý niên trưởng,
Sau một thời gian dài Hà Nội tuyệt đối cách li nhà báo đối kháng Nguyễn Văn Hải, được thế giới bên ngoài biết dưới cái tên rất Việt Nam “Blogger Điếu Cày” để áp lực ông nhận tội “chống phá Nhà nước” không xong, hôm 14-4-2012 Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Sài gòn thông cáo đã chuyển cáo trạng và toàn bộ hồ sơ vụ án của Blogger Điếu Cày sang Tòa Án Nhân Dân Sài gòn để ra tòa ngày 15/5 sắp tới. Cùng một hồ sơ, ngoài Blogger Điếu Cày, tòa còn xử 2 nhà báo khác là bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải.
Theo cáo trạng, cả ba bị can Nguyễn Văn Hải: sinh năm 1952, ngụ tại Quận 3, còn gọi là Hoàng Hải, Hải Điếu Cày; Tạ Phong Tần: sinh năm 1968, quê Bạc Liêu; Phan Thanh Hải: sinh năm 1969, ngụ tại Quận Thủ Đức – Sài gòn đều bị truy tố với tội danh “Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 2, điều 88, Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
![]() |
Blogger Phan Thanh Hải AnhBaSG |
Theo bản tin của phóng viên lề phải Phạm Dũng viết cho tờ báo “Người Lao Động” Ông Nguyễn Văn Hải nguyên là cựu quân nhân quân đội Cộng sản. Ông bị công an chận bắt nhiều lần trong thời gian từ ngày 9/12/2007 đến ngày 19/1/2008 khi ông tham dự các cuộc biểu tình chống chính sách giành dựt Biển Đông của Trung quốc. Ngày 20/4/2008 công an bắt giam ông để ngăn cản ông tham gia các cuộc biểu tình chống Trung quốc rước đuốc Thế Vận qua Sài gòn ngày 29/4. Và sau đó truy tố ông về tội … trốn thuế nhà. Ngày 10/9/2008 tòa án Sài gòn xử ông 2 năm 6 tháng tù tính từ ngày 20/4/2008 . Ngày 20/10/2010 mãn hạn tù, Hà Nội ghép ông thêm tội “Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và biệt giam ông ngoài quy định của luật pháp. Bà Dương Thị Tân, vợ ông Nguyễn văn Hải nhiều lần viết thư khiếu nại không được trả lời đến nổi có lúc dư luận tưởng rằng ông đã chết.
Ngày 4/5/2012 các luật sư bào chữa và ba gia đình của Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Văn Hải nhận được thư thông báo chính thức ngày 15/5 sẽ xử 3 bị can.
Ngay sau đó con trai của ông Điếu Cày gởi thư lên mạng cho biết đã được thăm cha và thông báo một số chi tiết liên quan đến sức khỏe của ông và một số nội dung về vụ án. Sức khỏe ông Nguyễn Văn Hải không được tốt vì thiếu thốn nhất là mắt kém vì trại giam không cho ông dùng kính. Ông Điếu Cày cho biết dù bị giam cách li với gia đình một thời gian dài để áp lực nhận tội ông vẫn không ký nhận bất cứ một tội nào. Ông cảnh giác dư luận và gia đình đừng nghe những gì do công an nói về ông.
Tuy nhiên, một ngày sau khi tống đạt cáo trạng chính quyền thu hồi giấy thông báo và hoãn vụ xử.
Blogger Tạ Phong Tần
Tại sao chính quyền Hà Nội thu hồi lệnh xử ?
Có hai lý do làm cho giới chức cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam phải suy nghĩ: Thứ nhất là vụ lên tiếng của tổng thống Obama hôm 3/5 nhân ngày Tự Do Cho Báo Chí Thế Giới (World Press Freedom Day). Bản thông cáo nói rằng tổng thống Obama rất quan tâm đến trường hợp các nhà báo trên thế giới còn bị giam giữ như Mazen Dawrish tai Syria, nhà báo Điếu Cày tại Việt Nam bị bắt từ năm 2008, nhà báo Dawit Isaak tại Eritrea, nhà báo Cesar Ricaurte của Ecuador, nhà báo lưu vong Natalya Radzini của Belarus và Blogger Yoani Sanchez của Cuba luôn luôn sống trong không khí khủng bố và đe dọa.
Lý do thứ hai là vụ ông luật sư Trần Quang Thành (Chen Guangcheng), một nhà đấu tranh cho nhân quyền tạiTrung quốc xin tị nạn tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh. Ông Chen người tỉnh Sơn Đông. Con nhà nghèo sinh ra đã mù lòa, lớn lên cố gắng tự học và trở thành luật sư. Ông kiên trì chống chính sách mạnh tay của chính quyền địa phương buộc phá thai và ép phụ nữ chích thuốc vô sinh để thi hành chính sách “một con” của đảng Cộng sản. Cuối năm 2006 ông bị chính quyền Sơn Đông đưa ra tòa phạt 4 năm tù giam. Mãn hạn tù năm 2010 ông bị quản thúc tại gia có công an canh gác như một nhà tù suốt 19 tháng qua. Nhân bà bộ trưởng Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đi Bắc Kinh dự Hội Nghị Chiến Lược và Kinh Tế Song phương (Strategic and Economic Dialogue) ngày 22/4 vừa qua ông trốn khỏi nhà, và trong khi nhảy qua tường vượt thoát ông té gãy chân. Ông cố gắng lết đến chỗ hẹn để được đồng bạn chở lên Bắc Kinh đến tị nạn tại toà đại sứ Hoa Kỳ.
Việc xin tị nạn của ông Chen làm cho Hoa Kỳ lúng túng. Sau 6 ngày dàn xếp, ông đại sứ Hoa Kỳ Gary Locke đích thân đưa ông Chen vào một bệnh viện của Trung quốc và cho biết chính phủ Trung quốc đã đồng ý cho ông Cheng sau khi lành chân được sống tự do và đi học luật. Thế nhưng sau đó ông Cheng nói ông không tin lời hứa của chính phủ Trung quốc, và trách tòa đại sứ Mỹ “mang con bỏ chợ”. Ông ngỏ ý xin đưa vợ con sang Hoa Kỳ tị nạn. Trong khi đó chính phủ Bắc Kinh tố cáo Hoa Kỳ đã xen vào chuyện nội bộ của Trung quốc. Câu chuyện nổ lớn và là một đề tài về sự đàn áp nhân quyền thô bạo trên thế giới của Trung quốc.
Trước thông cáo báo chí của tổng thống Obama và dư luận về vụ ông Cheng, giới chức cao cấp tại Hà Nội thấy mang 3 nhà báo Tạ Phong Tần, Phan thanh Hải và nhất là Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ra xử lúc này thật không ổn nên tạm gác lại.
Gác lại là phải. Nhưng rồi cũng phải mang ra xử. Với bàn tay của đảng trên đầu của công tố viện, trên cổ của quan tòa, bản án đã bỏ túi rồi. Mọi việc sẽ diễn ra như một vở tuồng. Ông Phan Thanh Hải nhận tội, có đơn xin khoan hồng phạt nhẹ. Bà Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải “ngoan cố” không nhận tội thì tính phạt nặng.
Nhưng đối với Blogger Điếu Cày, trong hòan cảnh tế nhị này tôi đề nghị Nhà nước Cộng sản Việt Nam tính một cái án vừa đủ thời gian đảng đã giam giữ ông một cách trái phép rồi trả tự do cho ông ngay sau khi xử thì đó là một thái độ khôn ngoan, nhất cử lưỡng tiện.
Nhưng dù chọn thái độ nào đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải trả lời trước công luận về hành động biệt giam ông Nguyễn văn Hải ngoài luật pháp của một Nhà nước tự gọi là “Nhà nước pháp quyền”.
Trần Bình Nam
May 7, 2012
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
Vụ án Điếu Cày: Cản trở luật sư, tiếp tục giam, cấm gặp thân nhân
Tạ Phong Tần
SÀI GÒN - Hôm 7 tháng 3, 2011, là 4 tháng 15 ngày ông Nguyễn Văn Hải (tức nhà báo tự do Hoàng Hải, blogger Ðiếu Cày) bị nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục giam giữ vô bằng cớ về tội “Tuyên truyền chống nhà nước XHCN” (Ðiều 88 Bộ Luật Hình Sự) khi suốt 2 năm rưỡi vừa qua ông Hải ở trong tù.
Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011
Buổi làm việc thứ hai với cơ quan công an TP HCM
Tạ Phong Tần
CLB Nhà Báo Tự Do
Sáng ngày 14/12/2010, đúng 8 giờ 30 phút, tôi có mặt tại trụ sở cơ quan ANĐT CATPHCM (số 4 đường Phan Đăng Lưu). Tôi chỉ báo họ tên của tôi và người tôi cần gặp với bảo vệ. 10 phút sau, ông ĐTV Đặng Văn Loát đi ra đưa tôi vào phòng làm việc phía trong như lần trước. Không thấy có ông Trần Tiến Tùng và Nguyễn Minh Thắng theo vào dù tôi nhìn thấy Nguyễn Minh Thắng đứng trong sân cơ quan.
Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010
Phải trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân
Tạ Phong Tần
Luật về quản lý đất đai của thời Đệ nhất, Đệ nhị Cộng Hòa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)