Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạ Duy Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạ Duy Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

Khu rừng tự nhiên hơn 600 ha sắp chuyển thành hồ thủy lợi

Khải Đơn: Cánh rừng 600ha và những gì sẽ biến mất


Phối cảnh hồ chứa nước Ka Pét
nhìn từ trên cao.
Ảnh: Cổng TTĐT Bình Thuận
Hàng ngàn cây lim xanh, “trên một trăm năm tuổi có giá trị hàng trăm triệu đồng” nằm ở nơi sẽ được đem đấu giá khai thác gỗ.

Hầu hết chúng ta không biết đến dự án hồ chứa nước Ka Pét nếu Vnexpress  không làm một bộ ảnh thình lình cho thấy khu rừng 600ha khổng lồ đó không đơn giản chỉ là một khu rừng.

Nó nằm trong một phần Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Núi Ông, và do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét quản lý và cộng đồng người Raglai sống ở đây hàng trăm năm qua.

Qua ảnh, ta có thể thấy rừng ở Mỹ Thạnh là các loại cây gỗ quý như lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Dư luận chung quanh vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng

Luật sư Lê Văn Hòa: Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng


LGT: Nhân sự kiện tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án, để giúp bạn đọc theo dõi vụ án, chúng tôi xin được đăng lại bài viết của LS Lê Văn Hòa, viết về vụ án nay hơn hai năm trước.

I. DIỄN BIẾN VỤ ÁN

Ngày 14/7/2007: Khoảng 21h, trên đoạn đường vào nhà máy thép Đình Vũ (An Hải, Hải Phòng) xảy ra một vụ án mạng, nạn nhân là Nguyễn Văn Sinh, Thiếu tá Cảnh sát hình sự Công an phường Đông Hải 2, Q. Hải An, Hải Phòng. Do vết thương quá nặng, anh Sinh đã chết vào 8h sáng 15/7/2007 tại bệnh viện.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

Dư luận nghĩ gì về vụ án gọi là “những chuyến bay “giải cứu”?

Các bị cáo tại phiên tòa trong ngày đầu tiên xét xử. (Ảnh: TTXVN)

Nguyên Tống: GIẢI PHÓNG-GIẢI CỨU. Giống nhau ở chữ GIẢI.

Cái gọi là “chuyến bay giải cứu” thực ra đã bị sai ngay từ gốc, như bao việc theo kiểu nửa dơi nửa chuột, nhập nhèm, mập mờ khái niệm, đầu Ngô mình Sở đã xảy ra trên đất nước này, ở cơ chế này. Nên nó mới ra cơ sự ngày hôm nay.

Đầu tiên, nếu rạch ròi thì không được gọi nó là Bay Giải cứu để gây nhầm lẫn với những gì Chính phủ các nước khác đã và đang làm với công dân của họ trong các thảm hoạ dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai…. Nếu thực sự là Giải cứu thì nó phải là một chủ trương được ban hành từ cấp cao nhất của Chính phủ để giải cứu công dân của nước mình, giao cho Vietnam Airlines chủ trì thực hiện rồi về thanh toán với Chính phủ. Nó phải hoàn toàn miễn phí và vô điều kiện, miễn là có hộ chiếu Việt nam.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

Một vài quan điểm của người Việt về cuộc nổi loạn/ binh biến của Prigozhin

Nguyễn Xuân Thọ: Những kẻ độc tài thường trở thành nạn nhân của chính chế độ chúng tạo ra.


Cách đây mấy tháng, tôi có kể về ông Spiridon Putin, người đầu bếp của Lenin và Stalin, ông nội của Wladimir Putin hôm nay, về mối tình giữa Putin và Prigoshin, kẻ vốn được mệnh danh là “Đầu bếp của Putin“:

Cuối bài tôi kết luận:  "Cũng như Stalin, những kẻ độc tài thường trở thành nạn nhân của chính chế độ chúng tạo ra." (“Ngày mất của Stalin 70 năm trước và người đầu bếp”)

Điều đó đã xảy ra hôm qua 24.06.2023. Truyền thông đưa nhiều rồi, tôi không cần phải kể nữa. Kết cục là Prigoshin từ bỏ ý đồ "Vét cạn ổ bùn tham nhũng" ở Moskva, rút quân và sang Belaruss tỵ nạn.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Tạ Duy Anh: Nhân ngày Trung Quốc tháo chạy

Dù được khoác cho đủ thứ mỹ từ, thì lịch sử hiện đại Trung Quốc vẫn phải ghi thêm một ngày quốc nhục nữa: Đó là ngày mồng 5 tháng 3 năm 1979.

Huy động hơn nửa triệu quân, với vài triệu dân binh, sau hơn hai tuần, Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam có chỗ tới hơn 50 km theo cách dùng xác lính để lót đường. Do bị mắc quá sâu cạm bẫy chết người mang tên "Ý thức hệ", phía Việt Nam bị động hoàn toàn vì thế mà cũng thiệt hại lớn không kém.

Tuy thế, nói một cách công bằng thì thất bại thuộc về phía kẻ xâm lược.

Bị chặn đánh quyết liệt bằng hỏa lực mạnh, những xe tăng Trung Quốc bị bắn tung tháp pháo, cháy rụi và lao vào nhau, dồn thành đống ở xã Bế Triều (H.Hòa An, Cao Bằng) ngày 18.2.1979. Ảnh: Trần Mạnh Thường. Nguồn: Báo Thanh Niên

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2023

Tạ Duy Anh: Chốn thanh tịnh một thời

Tôi từng là người chăm lễ chùa, có lẽ do ảnh hưởng từ bà nội. Khi còn sống, bà vẫn dặn tôi: Cửa Phật là chốn thanh tịnh, nên trước khi đến đó con phải tắm gội cẩn thận, tu tâm sửa trí làm sao để sau khi ở đó về, con là người sạch từ trong ra ngoài.

Bà nhất định bắt tôi đi giật lùi mỗi khi từ Chùa trở ra.

Có lẽ do cuộc đời chịu quá nhiều tai ương, vì thế khi đã trưởng thành, tôi vẫn thường tìm đến cửa Phật mỗi khi cảm thấy đầu óc âm u, chỉ để tận hưởng cảm giác yên tĩnh, thanh sạch. Lời cầu xin duy nhất của tôi là mọi tai họa nếu có, hãy đổ hết lên đầu tôi, nhưng chừa các con các cháu, người thân của tôi ra.

Nhưng cũng chính cái việc chăm đi chùa, lại khiến tôi cứ dần dần thất vọng ê chề về cái nơi vẫn được gọi là cửa Phật ấy. Mọi thứ tại đó thay đổi còn nhanh hơn cả ở chốn phàm trần. Thậm chí có thể nói rằng, nơi những cửa chùa mà tôi có dịp đến “ăn mày Phật” giờ đây là nơi nhiều nhốn nháo nhất. Tràn ngập là xôi, thịt và những lời cầu khấn còn nặng mùi xôi thịt hơn nhiều lần.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Tạ Duy Anh: Tiền và sự cám dỗ

(Nhân vụ Việt Á và Giải cứu)

Một hôm, cánh lính cũ chúng tôi trong "Hội đạp xe", đưa ra một tình huống thế này: Giả sử có người mang 100.000 USD (chỉ mới 100.000 USD, quy ra khoảng 2,4 tỷ đồng thôi nhé, so với 3 triệu USD hay 14,5 tỷ đồng thì nó chỉ là một món rất vừa phải) đến hối lộ, để cảm ơn về một việc gì đó (ví dụ giúp họ thắng thầu, ví dụ giúp họ giảm án tù, ví dụ giúp họ trốn thuế, ví dụ giúp họ mua rẻ bán đắt…) thì liệu ai trong số những người ngồi đây có thể từ chối?

Tất cả đều trả lời giống nhau: Khó từ chối vô cùng.

Bản năng sống của con người là hám lợi. Ở đâu có lợi là nó mò đến. Cái gì đem lại lợi ích là nó lao vào. Vì nó là con người, với đầy đủ những khiếm khuyết tự nó không hoàn thiện được (thế mới cần đến tôn giáo). Chính vì vậy, tham nhũng, nhận hối lộ, ăn cắp của công… xuất hiện từ thời thượng cổ, khi con người biết đến quyền lực và khi xã hội phân tầng về giai cấp.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Tạ Duy Anh: Lịch sử và môn học Lịch sử

Tôi phải nói thật là mình không thuộc lịch sử cho lắm. Suốt thời học phổ thông, chúng tôi chỉ được học rất sơ sài, do những ông thầy không hề có tí hứng thú nào với chính môn mình dạy. Tôi không bao giờ dám hỏi các thầy để biết lý do vì sao.

Nhưng rồi thì tôi cũng sớm nhận ra, phần lớn kiến thức lịch sử mình được học trong nhà trường, đều rất khác với những gì tôi tự tìm hiểu sau này. Ví dụ điển hình có thể dẫn ra là những kiến thức về Nhà Nguyễn. Chúng tôi được học đơn giản và mang tính đóng đinh rằng, Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến thối nát, mang tội bán nước.

Nhưng rồi không chỉ Nhà Nguyễn, còn rất nhiều sự kiện khác, nhất là những sự kiện thời cận đại, hiện đại, thậm chí chỉ ngay mới đây… đều có những nhận thức trái ngược giữa chính thống và “ngoài luồng”. Tự lực Văn đoàn với chúng tôi suốt một thời là cải lương, vọng ngoại, suy đồi. Rồi hàng loạt các sự kiện chính trị khác nữa. Ví dụ sự kiện tại phố “Ôn Như Hầu” năm 1946; sự kiện Chính phủ Trần Trọng Kim; sự kiện Cải cách ruộng đất; sự kiện Nhân văn giai phẩm; sự kiện “Nhóm xét lại”…

Ngoài ra, nhiều nhân vật lịch sử, rất khó để kể hết, cũng nằm trong tình trạng tương tự. Tiêu biểu trong số này là Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… Tận lúc lớn chúng tôi vẫn đinh ninh rằng đó là những kẻ ôm chân thực dân, đế quốc, làm hại giống nòi!

Sau này khi được tiếp xúc với giáo sư Trần Quốc Vượng, tôi sáng ra nhiều điều để có thể tự lý giải cho mình một số băn khoăn. Và tôi nhận ra rằng, những kiến thức lịch sử ít ỏi mình có, phần nhiều đều phải chỉnh sửa lại.

Quá trình này hóa ra không chỉ khó, mà còn bi hài ngoài sức tưởng tượng. Xóa bỏ kí ức (kiến thức, với thời gian đủ dài, cũng thành một thứ kí ức) không hề đơn giản chút nào. Cho dù đã nỗ lực vượt bậc, tôi phải thành thật nhận rằng, mình vẫn thuộc loại “mù” lịch sử. Bởi khi tờ giấy đã bị bôi lem nhem, thì ta có thể thay nó bằng tờ giấy trắng tinh, rồi viết lại lên đó những chữ ngay ngắn, những hình vẽ tử tế. Nhưng kí ức thì không thể làm thế. Chúng chống lại mọi sự thanh tẩy một cách ngoan cố, vượt ra ngoài mọi khả năng của lý trí.

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

Tạ Duy Anh: Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình

Vài lời của tác giả:

Sau khi tờ "Hoàn cầu thời báo", một phụ bản của "Nhân Dân nhật báo" Trung Quốc đăng lời hăm dọa người dân của chúng ta, phóng viên của tờ Vietnamnet đã phỏng vấn tôi. Bài phỏng vấn được thực hiện rất nhanh. Nhưng sau đó lãnh đạo của tờ báo đề nghị thay đổi đề tài, nói về ảnh hưởng của Khổng giáo đến văn hóa Việt. Tôi đã khước từ. Rồi đến lượt cô phóng viên thực hiện bài phỏng vấn cũng khước từ tư cách tác giả bài phỏng vấn. Vì thế, khi lần đầu đăng trên mạng Boxit, tôi đã phải nói là tôi trả lời một bạn sinh viên quan tâm đến vận mệnh đất nước nhưng vì lý do tế nhị nên xin được ẩn danh.

Nhân việc Trung Quốc ngang ngược áp dụng cái gọi là “Luật Hải cảnh” lên cả phần chủ quyền biển đảo của Việt Nam và nhân cuốn “Sống với Trung quốc” sắp được in và phát hành rộng rãi ở Đài Loan bằng hai thứ tiếng (Đài Loan và Trung Quốc), tôi xin đăng lại bài trả lời này, thay cho lời chúc đất nước của chúng ta bình yên vượt qua đại dịch.
Hỏi: Thưa nhà văn, nghe nói ông thường xuyên bóp trán suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để sống bên cạnh Trung Quốc ngày càng hùng mạnh nhưng cũng ngày một bất quy tắc? Ông tự nhận thấy mình có sứ mệnh hay vì động cơ gì?

TDA: Đúng là tôi ngày đêm nghĩ về vấn đề vô cùng khó khăn đó. Có thể nói là khó nhất hiện nay. Một người cũng chung nỗi trăn trở và cùng chung ý nghĩ đó với tôi là ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng giám đốc của một công ty nổi tiếng. Chúng ta không chỉ cứ nói cho bõ tức. Phải có sách lược khôn ngoan, vì con cháu của chúng ta sẽ không thể dọn đi đâu để tránh Trung Quốc được. Nhưng phải nói thật tôi chưa thấy có lối ra khả dĩ để có thể coi đó như một kế sách nhỏ đem hiến cho đất nước. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, huống hồ tôi là một nhà văn. Lòng yêu nước là bản năng sống không chỉ của tôi, mà của bất cứ người dân Việt nào, sao phải có động cơ mới làm điều mà mình thấy phải làm.

Hỏi: Trong những ngày vừa qua, trên khắp đất nước đang sôi sục những thông tin về cuộc gây hấn của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam, thách thức lòng yêu nước của người Việt. Là một người cầm bút, ông quan sát sự kiện này như thế nào?

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

Tạ Duy Anh: Sự thật không bao giờ cũ

Việc Ban quản trị Facebook xóa bài của tôi, thực ra là do những DLV đánh phá, hóa ra rất phản tác dụng. Tôi không bịa đặt một chi tiết nhỏ, vì thế tôi hoàn toàn bình thản. Sự thật không bao giờ cũ. Một nhà triết học, kịch tác gia cổ Hy Lạp có câu nói bất hủ: “Tôi nắm trong tay sức mạnh của sự thật”. Không vũ khí hủy diệt nào xóa được sự thật. Mong các vị nhớ cho điều đó.

Tự truyện (một kiểu hồi ký) DƯỚI BÀN TAY VÔ HÌNH tôi viết xong từ năm 2012. Sau khi về hưu, tôi có sửa sang lại, bổ sung vài chi tiết không đáng kể. Nó gần 200.000 chữ. Phần viết về nạn quân phiệt trong quân đội (chỉ kể lại những gì tôi chứng kiến tận mắt và những gì tôi trải qua (như bài viết vừa rồi) gồm hai chương: NƠI HẦM TỐI và CHUỘC TỘI chiếm gần 1/6 cuốn sách. Bài vừa bị xóa chỉ là phần rất nhỏ, chưa bằng 1/10 của hai phần trên và chưa phải là chuyện kinh khủng nhất. Chuyện kinh khủng nhất xảy ra với một quân nhân tên là Tiện, cùng lúc bị năm tên chỉ huy và một A trưởng hạ sỹ quan (tôi ghi tên từng thằng) lao vào đánh đấm trước mặt hơn 200 tân binh (trong đó có tôi).

Khi ông Lê Đức Anh qua đời, tôi đọc thấy có bài báo hiếm hoi nói về việc ông nhắc tới nạn quân phiệt trong quân đội. Tôi đã định nhân cớ ấy kể về chuyện tôi bị tra tấn, để lãnh đạo Bộ Quốc phòng biết một sự thật nhức nhối, diễn ra tàn khốc nhưng luôn bị bao che, tuy gần đây có giảm nhưng vẫn chưa chấm dứt, tại các đơn vị quân đội. Nhưng rồi nhìn vài gương mặt, tôi cảm thấy chưa phải là lúc.

Chắc chắn Bộ Quốc phòng còn lưu trữ hồ sơ về những vụ lính bắn chỉ huy (dù chủ yếu bị giấu, thì cũng khá nhiều) chỉ vì bị ngược đãi, tra tấn.

Hẳn chuyến đi thị sát của bà Nguyễn Thị Bình đến một số đơn vị bộ đội khoảng năm 1987, còn lưu trong hồ sơ công tác của Quốc hội. Bà Bình đi chuyến công tác ấy vì có đơn thư tố cáo nạn quân phiệt ào ạt gửi về từ khắp nơi.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Tạ Duy Anh: Vì sao tiếng cười bị căm ghét?

Tôi phát hiện ra rằng, những người cầm quyền trong chế độ toàn trị rất dị ứng với những tác phẩm hài hước, dù nó nói về bất cứ chủ đề gì. Cứ gây cười là rất đáng ghét và đáng sợ?

Vì sao vậy? Tại sao những tác phẩm mang đến bạn đọc tiếng cười lại bị săn lùng, ngăn chặn, tìm cách vô hiệu hóa ở mọi nơi, mọi lúc gắt gao, khắc nghiệt đến thế?

Hóa ra khi ngồi xem tivi, tôi nhận ra toàn bộ các chương trình, dù rất nghiêm trang như những lễ kỷ niệm, những kỳ hội họp, những cuộc thăm thú, những lời phát biểu… đều ẩn chứa yếu tố hài hước, yếu tố diễn hề. Bất cứ gương mặt nào xuất hiện cũng có khả năng gây cười, nếu người xem có một chút hiểu biết về ông hay bà ta, rồi đặt bên cạnh những gì ông hay bà ta nói.

Làm sao không gây cười được, khi một ông bà nào đó kiến thức rỗng tuếch, đến viết còn sai chính tả, lại nói rất hùng hồn về những thứ cao siêu, về thời đại trí tuệ, về tầm nhìn nửa thế kỷ? Làm sao không gây cười được, khi trong một hội trường nào đó, trên những băng rôn, khẩu hiệu, trên những dáng đi, cử chỉ nghiêm cẩn… thực chất đều là diễn, đều đang làm trò, chẳng có cái gì thiêng liêng cả. Hàng ngàn người nét mặt ai nấy đầy vẻ nghiêm nghị, cứ như họ đang chuẩn bị tuyên thệ, nhưng tất cả đều đang đóng kịch, đang canh chừng nhau, đang ngầm toan tính giành giật quyền lợi về mình và không một lời nào được nói ra là thật, không một hành động nào đáng tin. Thế thì làm sao lại không gây cười. Quan sát rộng ra, mọi thứ khác cũng đều ẩn chứa sự hài hước. Một bức tranh áp phích, một đoạn phát biểu, những khẩu hiệu nhiều nhan nhản, những cử chỉ, lời nói như thánh phán, nổ như bom, buông ra ở bất cứ đâu… Cũng đều là những chi tiết có thể cười vỡ bụng của vở đại hài kịch.

Phàm con người ta rất ghét phải thấy lại hình ảnh nhếch nhác của chính mình. Bạn cứ làm một cú test đơn giản mà xem: Tặng một đại nhân thích trịnh trọng nào đó tấm hình chụp ông ta lúc ông ta ăn mặc lôi thôi, hoặc lúc ông ta chức vụ còn bé tí, ông ta sẽ căm ghét bạn – kẻ lưu giữ trong ký ức những thứ chả ra gì về ông ta – đến xương tủy. Vua chúa ngày xưa tìm cách giết bạn nối khố cũng là vì thế. Mà cấp nhếch nhác ấy chỉ mới ở hình thức, còn lâu mới kinh bằng nhếch nhác từ trong tinh thần. Vì thế, mọi sự “nhắc cho nhớ lại” còn hơn cả nhạo báng. Con người có thể nói dối ráo hoảnh, trơ tráo, nhưng nó rất sợ đối diện với chính sự nói dối ấy, rất sợ bị vạch trần bởi người khác.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Tạ Duy Anh: Lời cảnh tỉnh gửi tất cả chúng ta

Trên trang Uyen Nguyen vừa đăng bài viết của Tạ Duy Anh, bình luận về cuốn sách “Cái chết chìm của siêu cường, lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc” của tác giả Lưu Hiểu Ba, nhà văn Trung Quốc được trao giải Nobel năm 2010. Thông qua lời bình về cuốn sách, ta sẽ càng hiểu hơn về một đất nước Trung Hoa dưới thời cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như qua đó càng hiểu rõ hơn về đất nước Việt Nam hôm nay.  
Xin chia sẻ với độc giả BVN!
Ban biên tập BVN

Tiêu đề của cuốn sách “Cái chết chìm của siêu cường, lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc” hàm ý rõ ràng rằng, các vị, tức là người dân Trung Quốc, hãy chọn lựa tương lai của mình. Rằng, “Trong mấy chục năm qua người dân bách tính Trung Quốc đã phải trả một cái giá rất lớn cho hình tượng đạo đức giả và sự ngu xuẩn của những kẻ cầm quyền, lẽ nào có thể để lịch sử như thế này tiếp tục đi về phía tương lai hay sao?”. Các vị nghe cho rõ nhé, tôi – Lưu Hiểu Ba – muốn các vị nhớ lấy sự thật ấy.

Đây là lần đầu tiên tôi được đọc một tác phẩm hoàn chỉnh của Lưu Hiểu Ba, về chủ đề chính trị và văn hóa gắn với Trung Quốc. Tôi xin mách trước với bạn đọc là bạn sẽ bắt gặp những chuyện không khác xa với những gì vẫn xảy ra xung quanh mình, được Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc, thuật lại, bằng thứ ngôn ngữ có phần chua chát và đầy nhạo báng theo truyền thống Trung Hoa.

Mỗi người, tất nhiên, sẽ tìm thấy trong cuốn sách điều mình quan tâm, tự rút ra nhận định của riêng mình. Đó là quyền to lớn nằm trong số quyền mà Lưu Hiểu Ba cố sống cố chết đòi cho bạn và cũng được thể hiện mạnh mẽ trong cuốn sách này (có thể bạn không biết, không cần biết điều này). Quyền đó là quyền tự do biểu đạt ý kiến, quyền nói lên sự thật về mọi vấn đề lớn hay nhỏ, trong đó có ý kiến không bị định hướng về cuốn sách này.

Tôi rất tò mò muốn được bạn chia sẻ ý kiến, và tôi sẽ chờ.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Tạ Duy Anh: Khi lãnh đạo được người dân ném giày

Cách đây ít năm, tôi từng muốn đề xuất một sáng kiến: Tại thành phố HCM và thủ đô Hà Nội nên xây dựng mỗi thành phố một căn nhà, tạm gọi là Nhà xả hận. Trong mỗi ngôi nhà ấy nên treo một loạt mặt các loại quan chức của ta, cả đương chức lẫn đã nghỉ, bằng đất nung (số lượng mặt của mỗi quan chức không hạn chế), để thỉnh thoảng người dân tột cùng oan ức nào đó (phải thông qua chọn lựa) được dịp xả hận bằng cách vào trong phòng đó và thỏa sức dùng gậy phang thẳng vào mặt các quan chức, cho nó vỡ tan vỡ nát ra (Phòng xả hận cần được thiết kế sao cho thật an toàn cho người xả hận). Sau đó cứ cộng sốmặt quan chức bị đập vỡ lại mà tính tiền theo giá thị trường, có cộng thêm phí dịch vụ. Người xả hận phải chi trả một phần số tiền đó (coi như vé mua trò chơi). Số còn lại lấy từ tiền ngân sách chi cho việc giải quyết khiếu kiện. Gộp tất cả hai khoản lại rồi nộp vào quỹ hỗ trợ người nghèo. Tôi tin rằng việc đó có mấy cái lợi: Thứ nhất, người dân, sau khi xả hận vào mặt giả của các quan, họ sẽ nguôi ngoai nỗi bức xúc, để không manh động chọn các hình thức khác bạo lực hơn. Cái lợi thứ hai là tạo công ăn việc làm cho các lò gốm thất nghiệp (mặt quan chức là sản phẩm dễ làm và không kén chất liệu, có thể làm hàng loạt); cái lợi lớn nhất là nhắc nhở đám quan “phụ mẫu” phải liệu bề mà tu tỉnh, phục vụ dân, chứ nếu chỉ biết vơ vét và nói dối thì thể nào cũng có ngày dân họ đập vỡ mặt thật. Và thứ tư, tại sao không coi đó là cách kiểm tra uy tín của lãnh đạo (Sau vài tháng, thống kê sốmặt ông quan nào bị đập nhiều, tức ông quan đó bị dân ghét, một kiểu lấy phiếu tín nhiệm cũng hay đấy chứ, mà lại vui?).

Tất nhiên đề xuất của tôi vẫn nằm trong đầu. Tôi đã định quên đi, thì lại phải nhớ nhân vụ chị Nguyễn Thị Quyết Tâm, bị một phụ nữ trẻ oan ức ném giầy vào mặt (việc trúng hay chưa không còn quan trọng nữa). Giá sáng kiến của tôi được đề xuất công khai và thành hiện thực, thì sẽ có vài vạn cái mặt chị Tâm làm bằng đất nung bị đập (còn với anh Hải, anh Đua, anh Cang… và một số anh khác, thì mảnh vỡ từ mặt các anh vun lại chắc chắn to bằng dăm bảy cái gò Đống Đa là cái chắc), nhưng chị Tâm (và các anh) sẽ không bị ăn một cái giầy vào mặt thật và các “thế lực thù địch” không có cớ bảo đấy là cái giầy ném thẳng vào mặt chế độ!

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Facebook’s Tạ Duy Anh: Tôi phải lên tiếng

Ông Đặng Văn Hiến trước tòa. (Hình: VOA)

Nếu hôm nay tôi im lặng, có thể tâm hồn tôi sẽ vĩnh viễn không còn tìm thấy sự bình yên như mình mong muốn và mọi nỗ lực sáng tạo của tôi hoàn toàn vô nghĩa.

Tôi đã bỏ lại mọi việc, để lục lọi, tìm hiểu về vụ án Đặng Văn Hiến. Tôi cố gắng để không bị sự cảm tính dẫn dắt. Và sau đây là ý nghĩ của tôi.

Anh Đặng Văn Hiến thực sự đã phạm tội. Là người chống lại bạo lực dưới mọi hình thức, tôi không thể không lên án hành động của anh. Khi nổ súng bắn vào những người đập phá tài sản của anh, anh quên mất rằng, họ chỉ là những kẻ làm theo mệnh lệnh, hoặc quá lắm là vì tiền. Nhưng bất kể thế nào thì họ không đáng phải chết. Bọn đáng chết là những kẻ tại thời điểm ấy đang ngồi trong các salon sang trọng, uống những chai rượu đắt tiền, nói những điều dối trá về đạo đức cách mạng, về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sau khi đã làm muôn vàn điều nhơ bẩn, đã ăn của dân không từ một thứ gì.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

Giới thiệu sách mới: MỐI CHÚA, Tiểu thuyết của TẠ DUY ANH


MỐI CHÚA,
Tiểu thuyết của TẠ DUY ANH
NGƯỜI VIỆT BOOKS xuất bản tháng Bảy 2018


Năm 2017 cuốn Mối Chúa lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam với tên tác giả là Đãng Khấu, dù đã cắt xén nhiều chỗ, cũng bị thu hồi ngay sau khi phát hành.

Lý do thu hồi, theo nhà cầm quyền :

Trích nội dung công văn số 914/CXB1PH-QLXB, do ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng, ký ngày 13-9-2017, yêu cầu cấm lưu hành tiểu thuyết Mối chúa.

“... Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó, tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bởi những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ mảy chỉnh quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền. Một số chi tiết được viết với giọng giễu nhại sâu cay, miêu tả tiêu cực có phần tô đậm và có tính khái quát khiến cho hiện thực trở nên đen tối, u ám. Các trang viết về chính quyền cưỡng chế nông dân trong việc thực hiện các dự án được miêu tả một cách cường điệu, coi đó như hai lực lượng thù địch, chính quyền đàn áp như một trận đánh được chuẩn bị kỹ lưỡng từ vũ khí đến lực lượng bí mật”.

Tác giả Tạ Duy Anh khi chọn Người Việt làm nhà xuất bản Mối Chúa tại hải ngoại đã viết : “Tôi gửi các anh bản thảo đầy đủ nhất của Mối chúa”. Và ông cũng gửi cho Người Việt bài viết ngắn sau đây :


MẤY LỜI CÙNG BẠN ĐỌC YÊU QUÝ

Tạ Duy Anh

Khi tiểu thuyết Mối Chúa in lần đầu trong nước, vì sự an toàn của một vài người mà tác giả mang ơn, nên tác giả đồng ý cắt đi một số đoạn. Nhưng kể cả như vậy thì Mối Chúa vẫn gặp vấn đề, không thể tiếp tục đến tay bạn đọc qua hệ thống xuất bản hiện hành. Với tư duy 0.0, nền xuất bản của chúng ta tiếp tục vui vẻ với thành tựu kẽo kẹt lê lết về quá khứ.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Tạ Duy Anh: Công an Khánh Hòa nên nhận được lời khen


Đây là một đoạn trích trong bản tin của báo Tuổi trẻ điện tử, ngày 11-10-2016 về việc công an Khánh Hòa bắt Blogger Mẹ Nấm:
“Cơ quan công an (Khánh Hòa) cho rằng các bài viết trên của bà Quỳnh thường “đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân”.
Đặc biệt, công an Khánh Hòa còn cho biết tập tài liệu SKC của bà Quỳnh đã tổng hợp 31 trường hợp người dân bị chết sau khi đến cơ quan công an trên các báo điện tử, trang thông tin điện tử trong nước.
Đây là việc làm có chủ đích, mang quan điểm, lập trường rất thù địch đối với lực lượng công an nhân dân. Tập tài liệu này khiến người đọc hiểu sai bản chất vấn đề, xúc phạm và làm hạ uy tín của lực lượng công an nhân dân, gây xâm hại đến mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an” - cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Khánh Hòa khẳng định”. (Hết trích)

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Tạ Duy Anh/ Quê Choa - Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi


Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam: Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi... Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ đang tiếp tục ngày một phình to?

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Trần Phong Vũ - Đọc lại: “ĐI TÌM NHÂN VẬT” một tuyệt phẩm của Tạ Duy Anh bị bỏ quên


TRẦN PHONG VŨ - 

Tạ Duy Anh là bút hiệu của Tạ Việt Dũng, sinh năm 1959 tại xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, Bắc phần. Cho đến nay, độc giả hải ngoại vẫn chưa biết nhiều về tác giả Tạ Duy Anh, mặc dầu từ ngót 20 năm nay, qua những tác phẩm BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN (1989), LÃO KHỔ (1992), ĐI TÌM NHÂN VẬT[1] (2002) anh đã trở thành đối tượng bới lông tìm vết cho những cặp mắt cú vọ của đám công an văn nghệ nhà nước. Riêng cuốn tiểu thuyết ĐI TÌM NHÂN VẬT, tủ sách Tiếng Quê Hương đã được hân hạnh giới thiệu với độc giả hải ngoại từ năm 2003. Nhưng điều đáng tiếc là nó đã không được nhiều người đón nhận. Có thể vì nhan sách không tạo được sự chú ý của người đọc. Cũng có thể vì nhiều nguyên nhân khác. Bố cục, cách dựng chuyện hơi lạ thường; bối cảnh và tình tiết trong chuyện; các nhân vật trùm lấp, tròng tréo nhau cũng như không khí ẩm mốc, trầm mặc, u uất phủ lên toàn bộ tác phẩm dễ gây cảm giác u hoài, buồn chán, khiến người đọc không đủ kiên nhẫn đọc hết. Ít nhất một lần. Đọc để thấy được giá trị tự thân ẩn giấu bên trong và đàng sau công trình tri thức của anh và cũng để thấu rõ nỗi bất hạnh kinh hoàng về thân phận con người dưới chế độ cộng sản. Nhiều độc giả, trong số có các trí giả, những nhà văn, nhà thơ đã nói với người viết những giòng này về cảm giác kể trên khi đọc cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.


Trong “Vài nét về tác phẩm” in ở đầu sách, Tiếng Quê Hương ghi nhận “Đi Tìm Nhân Vật là một tác phẩm hư cấu với những sự việc diễn biến trong một thời gian và ở một không gian hoàn toàn không xác định”. (tr. 19)

Với những sự kiện, những nhân vật xa xôi, mơ hồ, tuồng như nội dung sách không ăn nhập với bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại. Nói cho đúng, nó mù mờ, hư ảo như chuyện cổ tích, với đoạn cuối của một mối thù truyền kiếp từ thuở nào xa lắm, khiến người đọc rất dễ có tiên kiến về tính không xác định thời gian và không gian của những tình tiết trong tác phẩm. Và có lẽ đấy cũng chính là dụng tâm của tác giả họ Tạ, không ngoài mục tiêu để tác phẩm của anh thoát khỏi mạng lưới kiểm duyệt tinh vi và khe khắt của những ông quan văn nghệ nhà nước[2]. Tuy vậy anh cũng chỉ đánh lừa được họ trong một thời gian ngắn. Vì thế, khi tác phẩm vừa in xong, mặc dù u mê nhưng những tay bồi bút của chế độ đã phát hiện kịp thời để ra lệnh thiêu hủy toàn bộ công trình được làm nên bằng trái tim rỉ máu và khối óc linh mẫn, nhạy bén của anh.

Tác phẩm khởi đầu từ một nơi chốn Tạ Duy Anh gọi là khu phố G khi nhân vật chủ yếu trong tác phẩm là Chu Quý mải mê lao đầu vào cuộc săn tìm tông tích thủ phạm đã hạ sát một em bé đánh giầy. Ở ngay giòng đầu chương I, anh viết: “Chuyện này được kể lại thì nhiều năm tháng và sự kiện đã trôi qua” (tr. 19).

Mào đầu trên đây của câu chuyện cộng với cái bối cảnh hỗn mang không xác định về không gian, nhất là thời gian vận hành của những sự kiện xuyên qua các nhân vật trong tác phẩm, mà nếu chỉ đọc cho xong theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, khó ai nhận ra được thời sự tính và hàm ý kín đáo, sâu xa của tác giả. Anh muốn mượn cuộc truy lùng thủ phạm đâm chết một thằng bé đánh giầy vô danh vất vưởng bên hè phố để gợi nhắc người đọc suy nghĩ tới cuộc truy lùng thủ phạm bóp chết cuộc sống của cả một dân tộc – thậm chí là tìm cho ra những căn nguyên, cỗi rễ đã bóp chết cuộc sống của con người trong cái thời đại vẫn được biểu dương là thời đại của ánh sáng trí tuệ hiện nay.

Bốn nhân vật chính trong truyện là: Chu Quý, nhà báo; tiến sĩ N., một trí thức có danh vị trong xã hội đương thời; ông Trần Bân, nhà văn và Thảo Miên, một cô gái gọi hạng sang. Cũng cần kể tới một nhân vật không diện mạo, không danh tính được gọi tên là “hắn”, là bóng đêm, là sự ác, trùm lấp toàn bộ những sự kiện và những nhân vật trong tác phẩm. Xoay quanh bốn nhân vật sống, có những liên hệ nhân quả mật thiết làm nên không khí chuyện kể trên, là một loạt những nhân vật phụ.

Chu Quý, nhà văn kiêm nhà báo chuyên nghiệp và là thế hệ thứ tư của một giòng họ bị chi phối bởi một mối thù truyền kiếp từ đời cụ nội. Bị ám ảnh về cái chết của một em bé đánh giầy sống vất vưởng trên hè khu phố G, anh lao vào một cuộc truy lùng, săn đuổi vô vọng. Không phải chỉ săn đuổi thủ phạm đã giết em bé đánh giầy mà còn là kẻ đã sát hại cụ nội, ông nội rồi đến cha anh. Và nếu đường giây hận thù oan nghiệt không đứt đoạn thì cả chính anh cũng không thoát. Từ những cảnh ngộ và suy tư của Chu Quý, tác giả mở ra cho người đọc đi vào một thế giới mênh mông, với những sự kiện, lối sống, cách hành sử của hầu hết nhân vật tuồng như bị rập khuôn, như đã lập trình, đã mã hóa, khiến thân phận con người như bị mất hút trước những thế lực hung hãn, bạo tàn vây hãm chung quanh.

Tiến sĩ N., biểu tượng của tham vọng và quyền lực đương thời, một trí thức khoa bảng do thời thế đưa lên địa vị cao sang, quyền quý. Ông là đại biểu của những con người có hai khuôn mặt, hai cuộc sống, luôn bị giằng co bởi hai khuynh hướng đối nghịch: thật và giả, thiện và ác. Thân phụ tiến sĩ N. từng bị treo cổ tới hai lần bởi một thế lực không tên trong bóng tối. Và để tránh cho giòng họ khỏi bị tuyệt tự, ông và người em song sinh đã được đổi họ thay tên, mỗi người lưu lạc một phương. Vào những lúc khuynh hướng thiện trỗi dậy lấn lướt khuynh hướng ác, hơn một lần ông toan tính tìm cái chết như một giải thoát, ngay cả khi tình nguyện vào Nam chiến đấu cũng như lúc đang ở nấc thang tột đỉnh của quyền uy, danh vọng, nhưng đều thất bại. Cuối cùng ông đã toại nguyện. Giữa những giây phút phù du được sống lại với con người thực (mà tiến sĩ N. gọi là bản gốc[3] khác với bản sao), vào một buổi sáng tinh sương, ông đã xuống tay hạ nhát búa oan nghiệt vào vầng trán xinh xắn của người vợ mà ông hằng yêu thương quý trọng, trước khi dùng độc dược tự kết liễu đời mình.



Ông Trần Bân, một nhà văn trọn đời miệt mài săn tìm nhân vật cho một tác phẩm lớn đang thai nghén. Ngay từ lúc lên mười, ông đã biết yêu. Người yêu trong mộng của ông là một bé gái xuất thân từ một gia đình mang bệnh cùi. Và để tuyệt mầm chứng bệnh ghê khiếp này, cha ông, một người cả đời nhìn mọi sự chỉ là Láo Toét cùng đám bạn bè tối ngày lang thang, say sưa, đập phá, đã nhẫn tâm hùa nhau chôn sống cô bé. Mối hận đầu đời để lại trong ông một vết thương và đã khiến ông trở thành một nhà văn bất đắc dĩ. Cho đến khi gặp Chu Quý, ông nhận ra là đã tìm thấy nhân vật cho kiệt phẩm của mình: nhân vật đầy mâu thuẫn có một quá khứ mù mờ, bí ẩn, suốt đời lao đầu vào việc truy tầm những cái chết. Nhưng đấy cũng là lúc ông chợt ngộ là “nó quá mọi sức tưởng tượng của tôi. Tôi cố đánh lừa rằng nó chỉ là một dạng thức của quý Satan. Nhưng nếu nó có tính quý thì nó vẫn không phải là quỷ. Nó đích thị là nhân vật, là dấu ấn của một thời đại mà tôi không được chuẩn bị một chút gì để hiểu nổi nó. Điều đó còn thê thảm, nặng nề hơn cả cái chết…” (tr. 238)

Thảo Miên, cô gái ăn sương hạng sang, nạn nhân của tấn thảm kịch gia đình và xã hội trước sự xuống cấp đến tận cùng của những giá trị nhân luân và đạo lý. Chứng kiến cảnh ngoại tình bỉ ổi và trắng trợn của thân mẫu với một gã đào giếng vai u thịt bắp không tên tuổi, không lý lịch, cô thoát ly gia đình, tự hiến thân cho bất cứ ai để nhất quyết trở thành gái điếm, chỉ với một mục đích mơ hồ là trả thù. Trả thù ai? Trả thù cái xã hội mà cô đang sống nhưng luôn có cảm tưởng rằng mình chưa hề được sống. Trả thù những kẻ có quyền sinh sát sống phè phỡn đàng sau những khuôn cửa sắt nặng nề kiên cố mà mỗi lần mở ra đóng vào giống như miệng con quái vật sẵn sàng đớp, nuốt, nghiền nát kẻ hiền lương. Và dường như trả thù cả chính mình, vì cô luôn bị ám ảnh bởi cái cảm giác là kẻ “hút máu” đám lương dân vô tội. Do những tình cờ đưa đẩy, hai kẻ lạc loài Chu Quý và Thảo Miên gặp nhau. Và, như một định mệnh, họ yêu nhau bằng một mối tình trong suốt nhưng vô vọng. Giống như chính cuộc đời của họ. Giống như những gì đang diễn ra hàng ngày chung quanh đời sống. Cuối cùng Thảo Miên đã chọn cái chết bằng cách tự biến mình thành ngọn đuốc. Cô chọn con đường tự hủy với hy vọng thắp sáng niềm tin và để tìm lại cái giá của Tự Do cho chính mình, cho dù tiêu cực. Như tiến sĩ N. Như Trần Bân.

Hắn, nhân vật không diện mao, không danh tính nhưng lại là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm ĐI TÌM NHÂN VẬT. Hắn bám riết nhân vật chủ là Chu Quý, tạo nên một nỗi ám ảnh khôn nguôi về một mối thù truyền kiếp từ đời nội tổ. Đến nỗi mới vừa nghe tâm sự của gã thợ săn, Chu Quý nghĩ ngay đến chuyện của mình “…câu chuyện gã kể dường như liên quan mật thiết tới câu chuyện của gia đình tôi…Có thể vẫn là hắn, kẻ tôi truy lùng không mệt mỏi… Có thể vẫn là hắn, dưới bộ mặt khác, đã hạ sát thằng bé đánh giầy. Tất cả hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đối với tôi. Hồi đó hắn xuất hiện trước mặt tôi như một khối đen khổng lồ. Từ cái buổi tối định mệnh ấy, tuổi thơ của tôi vĩnh viễn bị chôn sống. Tôi thấy cha tôi bị cùm giải đi…” (tr. 48)

Trong văn mạch và ở những chương đầu, người đọc khó thấy sự kiện người cha “bị cùm giải đi” có liên quan tới những cơ chế, những chuyện thời sự trước mắt, mà chỉ coi là tiến trình, là hệ quả, là di sản của một cơn ác mộng, một mối oan cừu trong quá khứ. Trong những đoạn tiếp theo, tác giả đã đẩy những suy tư của Chu Quý vào giòng hồi tưởng với không khí âm u, hoài niệm mà căn nguyên tạo nên vẫn không ngoài hắn.

“Trong căn nhà bỗng trở nên rộng mênh mông, tôi nhớ nhất màu hiu hắt của bốn bức tường ẩm mốc… Và tôi có cảm giác mọi bí mật của giòng họ đều đã bị mã hóa… Dường như mẹ đang lo sợ… chỉ còn điểm tựa vững chắc nhất là trông chờ vào sự linh thiêng của những người đã chết –tất cả đều bị giết- khi bà nhìn vào từng tấm ảnh. Nhờ thế mà tôi định hình được khuôn mặt những người thân quá cố của mình. Cụ nội tôi ngồi ở điểm cao nhất, gương mặt như chìm sâu vào nỗi buồn rất khó diễn tả. Trong khi đó, ở vị trí thấp hơn, ông nội tôi thảng thốt nhìn vào một thế giới mờ mịt, như tự hỏi: ‘vì sao ta lại sinh ra làm người để rồi sẽ có lúc mất hút?’ Trong màu đen của áo dài, vết nám của khói hương và màu vàng úa của nền giấy, tôi cảm được chiều sâu thăm thẳm của thời gian”. (tr. 48-49)

Với không khí thâm u, huyền hoặc trong cách thuật chuyện, người đọc dễ dàng ngộ nhận tính bất định về không gian và thời gian của câu chuyện. Và nhất thời, cả bộ máy kiểm duyệt khổng lồ, tinh quái của nhà nước cũng bị “mù lòa” để cho tác phẩm được đưa lên khuôn máy in. Nhưng, giống như những con chó được dày công huấn luyện để săn tìm kẻ đào tẩu, những ngôn từ thời thượng như “dân quân”, “du kích”, “vu cáo chính trị”, “cải cách ruộng đất”, “công an, mật vụ”, “thiết chế quyền lực”, “tình nguyện vào Nam chiến đấu”…, cộng với chi tiết mang tính phản động tản mác trong tác phẩm, ngay lập tức đã khiến những kẻ mà khối óc u mê đã được mã hóa bởi kinh điển Mác-xít “thà giết oan một ngàn mạng còn hơn tha lầm một người” kịp thời thấy được những độc tố đối với chế độ đương quyền hàm ẩn trong tác phẩm “Đi Tìm Nhân Vật” của nhà văn họ Tạ0.

“Tôi không thể nào quên được ngày cha tôi bị dẫn đi. Cha tôi mảnh khảnh như một nho sinh, vì thế tôi có cảm giác cơ thể ông bị bẻ nát vụn dưới sức mạnh của mấy gã dân quân”. (tr. 50)

“Cha tôi bị vu cáo chính trị -hồi đó người ta thà tin kẻ vu cáo còn hơn để lọt một kẻ có tư tưởng bất mãn. Ông có đủ tiêu chuẩn để thành một tên nguy hiểm: biết cả tiếng Pháp lẫn chữ Nho, trên kệ sách có Tứ Thư, Ngũ Kinh, Tân Ước… Chính những thứ này trở thành vật chứng chống lại ông tại một cuộc xét hỏi do gã mắt toét tiến hành”. (tr. 107-108)

“Tôi cho rằng cuối cùng thì cái hạt nhân minh triết trong tư tưởng của người Việt đã loé sáng. Một khi nó loé sáng thì mọi thiết chế quyền lực sụp đổ, mọi mưu toan độc ác, lừa dối đều vô nghĩa… Ở đó chỉ còn là chân lý tối thượng, biểu hiện ra bằng tình yêu…đánh dấu con đường đi đến vĩnh cửu”. (tr. 112-113)

“…khi bố tôi bị toán du kích treo cổ, ông nói ngay rằng ông sẽ bị treo cổ lần nữa… Lần treo cổ thứ hai, sợi giây lút qua lớp thịt đã thối vào tận xương, để cha biết rõ tội trạng do một chị mắt toét vừa khịt mũi vừa đánh vần bản tuyên án”. (tr. 122)

“…theo tôi, Cải Cách Ruộng Đất là một dị bản của truyện Tấm Cám, đúng hơn là một chương nối dài. Và như vậy, những vận đen của lịch sử có điểm bám rễ rất sâu”. (tr. 115)

“… ít ngày tháng sau, như một kẻ mang bệnh tâm thần… tôi nộp đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu”. (tr. 127)

Là nhân vật chính, luôn bị cái bóng đen huyễn hoặc của hắn ám ảnh từng phút giây, qua những đưa đẩy của tình cờ, của định mệnh, Chu Quý trở thành tác nhân lôi ra ánh sáng tất cả những bí ẩn của tiến sĩ N., của Trần Bân, Thảo Miên. Dĩ nhiên bao gồm cả những nhân vật phụ. Như Mặt Đen, một con người hiểm độc chuyên theo dõi, rình mò chuyện riêng tư của người khác để hãm hại và để lập công. Như gã thợ săn, kẻ bị án tử vì đã nổ súng hạ sát ông già gác rừng, nhưng trước tòa luôn miệng xác quyết anh ta không phải là kẻ sát nhân, mà do một thế lực vô hình nào đó đã xui nên sự thể.

Mở vào nội dung tác phẩm, Tạ Duy Anh không gợi nhắc qua lý lẽ mà bằng những sự việc, cảnh ngộ, tai ương, tâm trạng... gắn liền với từng con người tiêu biểu kể trên được lọc lựa từ cuộc sống bi thảm đượm đầy chua cay và cũng không thiếu tính hài hước của xã hội Việt Nam suốt thế kỷ qua. Tác giả dẫn người đọc bước vào một cuộc sống ngột ngạt, nhầy nhụa và nhố nhăng, trong đó con người luôn bị buộc phải đứng trước lựa chọn duy nhất: “Bán linh hồn để giữ thể xác hoặc ngược lại”.   (tr. 108)

Bản năng ham sống đã đẩy con người tới thế sẵn sàng chối bỏ chính linh hồn mình và từ đó mọi nhơ nhuốc, mọi sa đoạ đã trở thành những hình ảnh huy hoàng được tô vẽ bằng các màu sắc rực rỡ nhất do thuộc tính dối trá, gian ác và đê tiện luôn tiềm ẩn nơi mỗi con người trong một xã hội vô cảm, phi lý, phi lịch sử. Quá trình vong thân vì tham lam, ích kỷ và vì sợ hãi, ngu dốt đã biến con người từ nạn nhân của tha nhân, của quyền lực và thời thế thành nạn nhân của chính mình.

Bởi vì “lừa dối trở thành phương tiện đạt mục đích và được sự cổ vũ của dốt nát” để cuối cùng tạo ra một khối liên minh “lừa dối và dốt nát” với uy thế của một thiết chế quyền lực chi phối con người mà “muốn duy trì nó buộc phải bưng bít sự thật và kẻ nào hoài nghi chân lý do nó ban phát, kẻ đó lập tức lên dàn hỏa thiêu”. Kết quả tất yếu của thực tế này là một cuộc sống đầy mâu thuẫn, giả trá trùm lấp lên thân phận con người, trong đó “cái thiện bị nhân danh và trở thành thảm hại trước cái ác”. (tr. 112)

Khi cuộc sống đó tiếp tục theo năm tháng đủ để tạo nên những thói quen, hình thành một nếp sống thì con người không chỉ còn là diễn viên trong màn kịch che giấu chân tướng mà đã hóa thân thành một bày lũ cuồng tín của những “cái thiện bị nhân danh” để tự trở nên một loại Satan lần đầu có mặt bằng xương bằng thịt.

Thế giới tiểu thuyết Tạ Duy Anh không chỉ có sự sa đoạ dục tình dưới bộ áo giả dối của Tartuffe, không chỉ có những quật quã cá nhân dưới đáy vực đạo lý suy đồi của Raskolnikov hay Karamazov, không chỉ có thái độ khước từ bướng bỉnh phảng phất nét hồn nhiên của nhân vật thần thoại Protee, mà chính là những vết hằn nhức nhối ghi lại tình trạng đổ vỡ toàn diện vô phương cứu vãn của cuộc sống. Đó là cái thế giới mà trong đó con người phải tuân hành tuyệt đối những đòi hỏi phải phủ nhận chính mình, đoạn tuyệt với chính mình, phải thực sự biến thành một loại bột sẵn sàng chịu nhào nặn cho phù hợp với một khuôn mẫu do các cơ chế quyền lực đúc sẵn. “Kinh khủng lắm chú ơi! Rồi còn mật vụ, cảnh sát, guồng máy quyền lực luôn luôn đói khát. Nó có thể nghiền nát tôi và chú thành một thứ bùn rồi nếu cần nặn lại thành chó, thành chuột, thành bọ chét, thành giun dế...” (tr. 125)

Đó là cái thế giới không tồn tại tình ruột thịt, không chấp nhận cảm nghĩ hay ước vọng riêng tư và mọi giá trị thiêng liêng, kể cả tình yêu, không còn đất sống dưới sự khống chế của tham lam, hận thù, chém giết, vì “ Ở xứ ta, dường như không tụ họp để cùng đem một kẻ nào đó ra ‘ăn sống nuốt tươi’ thì chẳng khác nào người Pháp không uống rượu vang, người Tây Ban Nha không đấu bò, người Anh ra đường không đội mũ phớt”. (tr. 110)

Lần theo dấu vết những nhân vật trong tác phẩm, người đọc khó tránh tâm trạng hoảng loạn do cái không khí âm u đe dọa luôn bao trùm khắp các ngả đường tối tăm mù mịt. “…tiếng chân bước rất mơ hồ, vẳng lại từ đâu đó cho tôi cảm giác bị con thú nào đó đang rình từng li từng tí. Chỉ cần tôi ló cổ ra là nó chồm tới xé tan ra từng mảnh trước khi nhai nuốt”. (tr. 68) “…ngay tức khắc một nỗi sợ vô hình lại bủa vây lấy tôi. Bất cứ chỗ nào tôi cảm thấy cũng có thể xổ ra một con thú hoặc một tai họa nào đó, trong khi tôi như bị tước toàn bộ vũ khí và quyền được cầu viện chân lý…” (tr. 97).

Cảm giác bơ vơ cô độc hoà trộn với những khắc khoải vì các nỗi niềm riêng, rồi sự băn khoăn ngờ vực dâng lên như thác lũ với hàng loạt câu hỏi hoàn toàn bế tắc về từng bước đi, từng cử chỉ, từng lời nói của chính bản thân để cuối cùng là cảnh huống chìm nghẹt trong tâm trạng ghê tởm và phẫn nộ.

Qua ngôn ngữ và cách hành sử của nhân vật, ngòi bút Tạ Duy Anh luôn chĩa ra trăm ngàn mũi nhọn thọc sâu vào tận đáy tim người đọc nỗi đau cùng tột. Từng dòng, từng chữ như đồng loạt hét lên tiếng hét thất thanh của con người đang bị chôn sống, bị băm vằm, bị mất hút trong một xã hội điên loạn, toàn những lọc lừa, bất nhân, gian trá. Dưới đây là mẩu đối thoại giữa Chu Quý và Thảo Miên, hai kẻ lạc loài, “cùng một lứa bên trời lận đận”, vừa gặp nhau đã yêu nhau để rồi kẻ tự tìm cái chết, người tiếp tục kéo dài kiếp sống lạc loài, cô quạnh với những ước mơ không bao giờ đạt.

“– Em không đi đâu ra khỏi đây à?

– Anh bảo em nên đi đâu, (nàng cười bẽ bàng) khi mà chỉ có một lối hợp với em, ấy là xuống địa ngục.

– Chỗ người bà con nào đó chẳng hạn?

– Em chỉ có một người bà con, ấy là quỷ Satan”. (tr. 204)

Và đây là đoạn nhật ký của tiến sĩ N. ghi lại cuộc đối đáp giữa ông và người em song sinh sau bao nhiêu năm dài lưu lạc:

“(Tôi bảo ông em tôi): - Chú thông cảm cho tôi! Bàn tay thời cuộc đã nặn chúng ta thành những người khác xa nhau. Nếu còn giữ tình ruột thịt, mong chú giữ tuyệt mật cho.

- Được. Đương nhiên tôi không thể hại bác. (Ông em tôi nói). Nhưng còn nhớ tình ruột thịt mà tại sao ngần ấy năm bác không đi tìm tôi trong khi bác có điều kiện hơn?

- Thật tình tôi cứ ngỡ là chú khó mà thoát khỏi họ…


(Ông em tôi ngửa cổ cười). - Khi bác đã mong cho tôi chết thì dù tôi có sống nhăn ra đó cũng là chết rồi! Cái lý của bác lạnh tình lắm.

- Tùy chú thôi. (Tôi bảo). Nhưng tôi và chú mỗi người đã có số phận riêng, không thể nào lại có ‘chung’ nguồn gốc được. Mà giả sử chính tôi nói ra cũng không ai tin. Chỉ cần chú biết cho cái khó của tôi là được.

(Ông em tôi nói bằng giọng xa vắng): - Bác nghĩ đơn giản thế! Bố thì bị treo cổ hai lần, không biết giờ vong linh lang thang về đâu? Cơ nghiệp thì tan nát hết! (Ông ta nuốt nước mắt). Bác có biết vì cái gì mà tôi đến nông nỗi này không? Vì tôi nghĩ sẽ đến ngày gặp lại bác. Thôi thì tất cả do số phận. Nhưng còn lương tâm nữa chứ.

- Vậy chú muốn tôi phải làm thế nào? Hay chú muốn tôi thú nhận mình là một kẻ giả mạo để… Chú không thể hình dung nổi đâu. Nó còn kinh sợ hơn cả việc treo cổ hai lần. Chú phải đứng ở vị trí của tôi như hiện nay, tức là có cha mẹ hy sinh, có công lớn, nhưng tôi không chỉ thừa hưởng mà còn có nghĩa vụ tôn vinh danh dự của các cụ, mới thấy tôi sống đâu phải do tôi muốn. Tôi chỉ là con rối bị thời thế giật giây thôi chú ạ.

(Ông ta đang ngồi nghe bỗng cười ầm lên, cười như điên như dại khiến tôi mất hết cả bình tĩnh).

- Chú làm cho tôi sợ.

(Ông em tôi hỏi) - Bác sợ cái gì?

– Phải biết sợ mới thành người được chú ạ. Có cả ngàn thứ đáng sợ: Tai mắt ở đời (tôi nói da diết) toàn loại tai mắt rắn độc cả đấy? Kinh khủng lắm chú ơi! Rồi còn mật vụ, cảnh sát, guồng máy quyền lực luôn luôn đói khát. Nó có thể nghiền nát tôi và chú thành một thứ bùn rồi nếu cần nặn lại thành chó, thành chuột, thành bọ chét, thành giun dế... Chú có ở cạnh con quái vật ấy đâu mà biết nó đáng sợ như thế nào. Chúng ta chỉ là bánh xe, là đinh ốc thôi, bất cứ lúc nào cũng có thể ra sọt rác hoặc vào lò nung để đúc lưỡi cày, đúc nòng súng. Nhưng đấy là chân lý đang ngự trị, liệu tôi và chú có thể thay đổi được gì? Chú có hiểu điều tôi nói không?

– Tôi có được học hành gì đâu mà hiểu (ông ta tỏ ra cay đắng) toàn bộ kiến thức của tôi chỉ đủ cho tôi gí buồi vào những thứ bác vừa kể.

- Chú cứ gí buồi đi, vào giữa mặt tôi đây này. Nhưng xin chú, (tôi quỳ xuống) xin chú, vì tình con người mà buông tha cho tôi.

(Ông em tôi ngồi im, mắt khép hờ khiến tôi kêu lên).

- Tôi sợ quá! Tôi sợ! (Tôi hét to) Tôi sợ! Chú có nghe tôi nói gì không?

-Tôi có nghe! (Ông ta cười khẩy) Tôi nghe thấy tiếng hú hoan lạc của ma quỷ. Tôi về đây. Tôi thấy phải sống như anh, tôi thà chết còn hơn.

- Thế là chú hiểu ra rồi đấy!

(Tôi run lập cập chìa tay ra). Thôi nhé, cứ thế nhé! Coi như tôi đã chết từ hồi đó. Nếu thân thể tôi chưa thối rữa là do tôi đã được đầu thai trở lại. Chúng ta là anh em từ kiếp trước và sẽ là anh em ở kiếp sau. Còn kiếp này…(tr. 124-125-126)

Tính vô luân, vô cảm, giả trá và bịp bợm đến mòn nhẵn, chai lỳ của xã hội còn bộc lộ cách trắng trợn qua những lời đối đáp giữa Chu Quý và gã bán thuốc dạo trên đường phố:

“– Thôi, em chuyện tếu cho vui chứ biết tin vào cái gì bây giờ (gã lấm lét nhìn tôi). Bây giờ chuyện thật là bịa còn chuyện bịa thì là thật. Em cũng chịu không biết chuyện nào mình bịa, chuyện nào có thật. Đại loại bịa mãi thành thật. Còn thật mà kể mãi thì thành bịa.

– Nhưng phải có cái gì không bịa chứ?

– Ông anh cho em thấy ngay thứ ấy đi.

– Chẳng hạn cái mặt tao, cái mặt mày?

- Mặt ông anh thì còn phải xét, chứ mặt em thì bịa một trăm phần trăm. Làm gì còn của thật. Vả lại, chỉ đáng tin vào cái gì bịa ra thôi.

- Vậy thì để tao phải đấm vỡ cái mặt bịa của mày mới được.

- Thì em bịa nó ra chỉ để ăn đấm thôi mà. Đúng ra thì ăn đấm mãi nên không còn của thật nữa. Ông anh thưởng cho em vài trái đi. Sau đó cho em thử vào cái mặt gin của ông anh nhé. (Rồi gã ê a đọc) ‘Chúng ta sống một thời giun dế. Những giấc mơ dính bết nhựa sên’ (Và bảo tôi) Quốc hồn đấy ông anh ạ!

Tôi chăm chăm nhìn vào mặt gã rồi sờ mặt tôi và cảm thấy gã nói đúng. Có thể mặt của tôi cũng chỉ là cái mặt bịa!” (tr. 197-198)

Và cũng trên đoạn đường phố ấy còn cất lên lời lẽ của một bà già bán xôi:

“– Mời chú xơi quà!

– Cám ơn bà, tôi không đói.

Bà già rít nước dãi trở vào, nói:

– Quái lạ? Ai cũng bảo không đói. Không ai đói mà ở đâu đâu cũng nghe chuyện cướp giật, ăn cắp, giết người...” (tr. 21-22)

Các lời lẽ đó không do người viết tạo ra từ một nỗ lực hư cấu theo cách thế cường điệu để bi thảm hóa sự việc mà chính là lời lẽ bắt gặp hàng ngày trong đời thường từ thực tế xã hội Việt Nam ở thời điểm hiện nay với những hoạt cảnh “thiếu gì nơi diễn ra những trò ô uế lại vô cùng sang trọng. Cũng như nó từng không thành vấn đề khi một kẻ bán khí đốt là một thi sĩ đích thực, trong khi một thi sĩ tầm cỡ, mà vì thế anh ta có quyền đun gas, lại chỉ là một chú thợ cắt gọt”. (tr. 232).

Từ cuộc sống đó, tiến sĩ N. kẻ từng bán rẻ lương tâm, vào một phút sống thực với con người “bản gốc” của mình đã ghi lại trong nhật ký những dòng kết thúc sau đây, trước khi tự tìm cái chết:

"Tôi không biết mình viết lại những dòng này cho ai và để làm gì? Chỉ biết rằng đó là cách duy nhất giúp tôi đoạn tuyệt với phương pháp từng thất bại nhiều lần: Tìm một cái chết. Tôi không nghĩ mình đã gột rửa được lương tâm mình. Nhưng ít ra tôi cảm thấy mình đã có cái để chống lại sự kính trọng mà người đời mù quáng dành cho tôi. Bởi vì sự kính trọng ấy, chính là hình phạt khủng khiếp nhất giáng lên đời tôi. Chính nó đã tước của tôi khả năng cuối cùng nói ra sự thật. Tôi biết có nhiều người như tôi, không được quyền nói ra sự thật của đời mình. Bởi vì xóa bỏ trong ký ức người khác một thần tượng, còn báng bổ hơn cả việc lừa dối họ. Họ cần sự lừa dối như kẻ đi giữa sa mạc cần ảo ảnh về một con suối. Do đó, lịch sử thường không bao giờ đúng như bản thân lịch sử..." (tr. 138-139)

Còn đây là cuộc đối đáp giữa Trần Bân và Chu Quý, hai người cầm bút:

“– Tôi sợ phải đối mặt với sự thật. Giả dụ nếu cụ, ông, bố tôi từng giết người và việc các vị bị giết chỉ là báo ứng của số phận, thì sao? Tôi sẽ chạy trốn vào đâu? Lịch sử nhiều khi nham hiểm lắm!

– Hẳn là thế! (Ông Bân gật gù): Tôi cũng nghĩ như anh là không nên hiểu quá kỹ về lịch sử. Nó là chiếc bình quý nhưng đừng có thò tay vào bởi rất có thể một con rắn nào đó sẽ đớp cho anh một phát. Vả lại, bản thân nó chỉ thiêng liêng khi tù mù..”. (tr. 153-154)

Vong thân, lạc hướng, mất niềm tin, vô tư cách là những nét xuống cấp nhẹ nhất của con người trong thế giới ĐI TÌM NHÂN VẬT của Tạ Duy Anh. Bởi vì kẻ thắng ở đây chỉ là ác quỷ, ngu dốt, trâng tráo, lỳ lợm và sự lừa dối. 

Trong những năm qua, người đọc đã hơn một lần đối diện với bức chân dung Việt Nam được ghi nhận từ nhiều góc độ. Với Dương Thu Hương là thảm cảnh đày đoạ do một cuộc chiến thúc đẩy bởi sự lường gạt. Với Vũ Thư Hiên là sự dãy dụa quyết liệt nhưng vô vọng giữa những thủ đoạn độc ác và xảo trá của một cơ chế thống trị tham tàn. Với Bùi Ngọc Tấn là gông cùm của tù ngục vốn đã trở thành thứ quen thuộc với những con người bình thường. Với Văn Quang là sự tan rã đương nhiên của đạo lý dưới sức tàn phá của nghèo đói, tham nhũng, bất công ...

Tạ Duy Anh góp thêm vào đó một bức chân dung nữa, nhưng từ góc nhìn hoàn toàn cách biệt. Khác với tất cả các tác giả đã kể luôn đặt cảnh ngộ vào vị thế trọng tâm của tác phẩm, Tạ Duy Anh không dựng lại những cảnh ngộ vây hãm, thúc ép, chi phối con người để mổ xẻ, phân tích hay phê phán. ĐI TÌM NHÂN VẬT đã đồng hoá cảnh ngộ với con người, coi cảnh ngộ cũng chỉ là kết quả tất yếu khởi từ một động cơ để dọi ánh sáng về phía nguyên ủy hình thành động cơ đó. Những day dứt, những đau xót, những hãi hùng vì các cảnh ngộ chiến tranh, ngục tù, áp chế... với tác giả họ Tạ, gần như chỉ là những nét mờ nhạt trước nỗi băn khoăn về nguồn cỗi của một xã hội ghê tởm tột cùng – cái xã hội gồm chứa những cảnh ngộ đó cùng với sự vong thân nhơ nhuốc chưa từng có trong lịch sử loài người. Giữa vòng xoay chóng mặt của các tuyến sự việc, giữa mối đan kết chằng chịt tình cờ của các nhân vật, luôn nổi bật lên một nghi vấn của những ai còn một chút tỉnh táo: “Tôi là ai? Là tôi? Là hắn? Hay không phải là tôi?” (tr. 181). “Cái ý nghĩ: ‘thực ra tôi có phải là tôi không?’bám riết lấy tôi như một điều phi lý nhất cứ tồn tại”. (tr. 209)

Hơn hai mươi thế kỷ qua, con người đã có dịp bâng khuâng với giấc mơ hoá bướm khi phải xác định về bản thân. Nhưng lúc này không phải là giấc mơ của Trang Tử mà là một hiện hữu, một thực tại, một nghi vấn hừng hực sức nóng của lửa thiêu.

Tuy nhiên, sự nổi bật của nghi vấn gần như không cần lời giải đáp mà chỉ có tác dụng thúc đẩy tập trung vào cái nguồn cỗi đã dẫn đến – cũng như cái hướng nỗ lực để vượt qua – cuộc sống khiến con người bị vò xé, bị vây hãm bởi chính nghi vấn đó. Hầu hết các nhân vật còn một chút tỉnh táo của Tạ Duy Anh đều lâm vào mạt lộ, không còn chọn lựa nào khác ngoài sự tự kết liễu đời mình. Bởi lẽ, đối mặt trước một thực tại hoàn toàn bị tắc nghẽn, đây là việc duy nhất còn có ý nghĩa mà họ có thể làm. “Tiến sĩ N. suốt đời chỉ làm được một việc có ý nghĩa: ấy là tự sát!” (tr. 144)

Cũng có thể nói thế với mọi nhân vật khác. Như cô gái gọi cao cấp Thảo Miên. Như nhà văn Trần Bân, Như gã thợ săn đã hạ sát người gác rừng vv… Chính nhân vật nhà văn Trần Bân đã từng tâm sự với người đồng nghiệp trẻ, Chu Quý:

“Tôi sắp có quà cho cậu. Tôi tin đó sẽ là món quà có ý nghĩa với cậu bởi vì đó chính là cái chết của tôi. Tôi sẽ tặng cậu cái chết của tôi như một tặng vật ghi dấu tình bạn của chúng ta”. Tr. 215)

Vì còn nỗi nhơ nhuốc nào lớn hơn sự tiếp tục cầm bút khi nhà văn phải cay đắng với ý nghĩ đã thành khuôn: “Ở xứ ta, muốn viết lách gì cũng được miễn là đừng biến thành nghệ thuật”. (tr. 200) và thâm cảm thấy tác phẩm của mình chỉ là rác rưởi: Cậu thì có bộ sưu tập kinh tởm còn tôi là những trang giấy chùi đít không đáng!” (tr. 214)

Nhưng, nếu tự sát là hành vi ý nghĩa nhất mà con người có thể làm thì tự sát vẫn thể hiện sự tuân phục cái kỷ luật mà cơ chế quyền lực đã áp đặt. Tự sát chỉ giúp con người chấm dứt kiếp ngựa trâu chứ không mở được lối phục sinh, khi cuộc sống nhầy nhụa kia tiếp tục tồn tại. Bởi nói cách nào thì tấn tuồng phiêu lưu mang con người ra thể nghiệm dưới ánh sáng của thứ lịch sử bịa đặt nhuốm đầy nọc độc của loài rắn sẽ chỉ đẩy con người tới vị thế kẻ thù không đội trời chung với cuộc sống tương lai mà thôi. Tấn tuồng đó chưa chấm dứt thì cuộc sống tương lai chưa thể gọi là cuộc sống của con người – vì con người vẫn tiếp tục bị thúc đẩy phải tiêu diệt nó. Cho nên tiến sĩ N. đã quả quyết rằng việc tự đi tìm cái chết không thể giúp ông gột rửa nổi cái lương tâm ô uế mà chỉ là hành vi chạy trốn cái hình phạt phải đối diện với nỗi vò xé khi nhận ra chính mình đã cúi đầu tuân thủ các lệnh truyền để tự làm ô uế lương tâm mình. Ông có một phút giây giành lại tự do, nhưng con người trong bản thân ông không tìm được lối phục sinh vì vẫn thực sự bị tiêu diệt, hoặc tự nguyện để bị tiêu diệt, theo cái hướng mà cơ chế đã nhắm, giống như một cái gì đã lập trình, đã bị mã hóa theo kiểu nói của tác giả.

Quá trình đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, cuối cùng, đã hiện hình là quá trình đi tìm hướng phục sinh cho con người, cho cuộc sống. Và người đọc có thể bắt gặp cái ánh sáng mà anh muốn thắp lên: Ánh Sáng Tự Do, không phải đâu xa mà ngay ở những kẻ đã và đang ngụp lặn trong vũng bùn của cơ chế. Chẳng hạn như tiến sĩ N. “Cuối cùng, một hôm, trong lúc y tin chắc mình bị đẩy đến đáy của các thang biểu địa vị và giá trị, thì y nhìn thấy một thứ ánh sáng rất lạ. Nó xanh lơ, le lói mà êm dịu, lung linh kỳ ảo nhưng siêu thoát. Thứ ánh sáng, nếu không là nguyên khởi thì cũng chưa từng có. Y choáng ngợp, ngây ngất, và thấy không còn một nỗi sợ nào hết. Tâm hồn y mở toang ra đón nhận niềm hoan hỉ mà y chưa từng trải qua. Cuối cùng, nhờ lục lọi trong kho ngôn ngữ, y tìm thấy từ đích đáng có thể diễn tả được trạng thái tinh thần mà y đang tận hưởng. Nó chính là Tự Do.

Y đã thấy tự do, thứ mà y hằng khao khát. Trong tích tắc, mọi bí nhiệm đều hoàn kết. Y thấy mọi thang bảng giá trị trước kia bị lộn ngược, theo đó kẻ đi cuối thì nay lên đầu. Những gì bị xua đuổi thì nay được đón nhận. Những gì trước kia là thiêng liêng thì giờ đây giống như một trò hề… Ngài X, ngài Y, ngài F... bị nhốt ở nơi dành cho cầm thú...” Và thay cho những chiếc bệ đặt xác người phải là “nơi chứa xác các loại tư tưởng. Hầu như tất cả đều được gom về đây dưới dạng xác chết”. (tr. 230-231)

Dĩ nhiên trên đây chỉ là viễn mơ, là khát vọng thẳm sâu tiềm ẩn bên trong con người thực, con người “bản gốc” của tiến sĩ N. Trên thực tế, thứ ánh sáng nhiệm màu kỳ ảo ấy đã hoàn toàn tắt ngúm khi khối liên minh lừa dối và dốt nát lên ngôi để “cái thiện” chỉ còn là “cái thiện bị nhân danh” và con người hoá thân thành quỷ dữ. Muốn thắp lại thứ ánh sáng đó, tất nhiên không thể kéo dài cảnh khép mình giữa vòng vây sợ hãi để tiếp tục cúi đầu trước cái khối liên minh lừa dối và dốt nát kia. Trong điều kiện ấy sẽ không thể không có phản kháng, cách này hay cách khác.

Tính phản kháng được lộ ra rõ rệt qua bài tham luận của Chu Quý với đề tài: “Đọc lại bốn truyện cổ tích đem ra dạy trẻ con” trong một cuộc hội thảo khoa học tầm cỡ quốc gia với chủ đề “Sự uyển chuyển trong tính cách của người Việt” (tr. 110-111-112-113), và qua những câu trao đổi âm thầm sau đây giữa hai người cầm bút:

“– Chu Quý này, cậu đã xem bộ phim Bạch Tuộc chưa? Mình muốn cậu lưu ý đến một câu trong đó, đại thể: ‘Lịch sử là những gì người ta tin, hơn là những gì diễn ra’.

Tôi không trả lời ông, chỉ nhắc lại:

– Bộ phim ấy còn có tên là “Một mình chống lại Mafia”. Tôi thích cái tên đó hơn. (tr. 114)

Tạ Duy Anh không đưa ra lời giải đáp nào cho hàng loạt nghi vấn trên đường tìm kiếm của anh, nhưng người đọc có thể nhìn thấy khá sáng tỏ cái điều mà tác giả muốn nói lên: Chính sự hèn nhát và ngu dốt của con người đã khiến cho quỷ dữ trở thành kẻ thắng trong cuộc sống –cụ thể hơn là những động cơ tệ hại kia đã hình thành cái cuộc sống vong thân hiện nay của cả dân tộc Việt Nam. Vấn đề chủ yếu được đặt ra không phải là trò lẩn tránh của thứ đầu óc khôn lỏi vị kỷ, cũng không phải là sự chạy trốn –kể cả chạy trốn chính mình, chạy trốn vào cõi chết.

Chính trong cái hướng này mà tác giả đã để cho Chu Quý nhận từ một lá thư bí mật những dòng chữ có thể coi như bức thông điệp cuối cùng của sự sống: “Lý trí tỉnh táo và chắc chắn là sáng suốt của tôi muốn tôi khuyên ông nên tránh xa cô gái mà ông vẫn đem lòng tơ tưởng. Một ngàn lần cô ta không xứng với ông! ”. (tr. 282)

Có lẽ điểm bất xứng cao nhất của cô gái, theo tác giả lá thư, chính là hành vi nổi lửa hoả thiêu cái thân xác nhầy nhụa của mình. Hiển nhiên đây là một hành vi can đảm tuyệt vời. Nhưng rốt ráo nó cũng chỉ là một hành vi hèn nhát, vì không vượt khỏi ý đồ chạy trốn.

Vì thế, ý nghĩ đến với nhà báo họ Chu lúc đó là sự nhớ lại những dòng nhật ký của cha mình trước khi từ giã thế gian, để chợt nghe vẳng xuống từ trời cao lời nhắc nhở:

– Can đảm lên con, đừng sợ!” (tr. 282)

Đây là cụm từ cuối kết thúc tác phẩm. Nó giống như lời khích lệ, một lệnh truyền.

Phải chăng Tạ Duy Anh muốn gợi nhắc đến cái truyền thống bất khuất từng thể hiện qua nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng của cha ông? Từ đấy liệu chúng ta có thể coi ĐI TÌM NHÂN VẬT là một thông điệp gửi cho mọi người dân Việt với tiếng gào bi thiết: Hãy đương đầu, hãy vượt thắng chính mình, hãy đứng dậy, thay vì hèn nhát cúi đầu bởi sợ hãi và ngu dốt để chỉ biết tiếp tục than van hay chạy trốn trước sự lộng hành của loài quỷ dữ!

Người đọc và cả người viết tại Việt Nam khoảng mười năm trở lại đây chắc chắn khá quen thuộc với những tác giả hiện đại Trung Hoa như Cao Hành Kiện, Giả Bì Ao, Mạc Ngôn … Nhưng trên thực tế, những Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn … đã tỏ ra hoàn toàn tự chủ khi sáng tác, dù đề tài thường có những nét tương hợp và tên tuổi của những tác giả trên luôn như một vừng sáng chói loà.

   Với ĐI TÌM NHÂN VẬT, Tạ Duy Anh cũng tự chứng tỏ sự vững vàng của một ngòi bút tự tin và đầy bản lĩnh. Trong từng khoảnh khắc, người đọc có thể gặp ở Tạ Duy Anh một nét mỉa mai cay độc của Vũ Trọng Phụng, một sự ví von bay bướm của Hoàng Hải Thuỷ, một cảnh ngộ u uất nào đó từng có với Bùi Ngọc Tấn, với Dương Thu Hương hay những nhà văn Trung Hoa đang nổi tiếng như cồn. Nhưng đây chỉ là gặp gỡ tự nhiên khi mà xã hội Trung Hoa và xã hội Việt Nam vẫn chỉ là một kịch bản với nhiều biến cố tương đồng và giọng văn châm biếm trong nhiều trường hợp vẫn là cách thế diễn tả tuyệt vời nhất.

ĐI TÌM NHÂN VẬT không thể bị rơi vào quên lãng.

Công trình tim óc này của tác giả họ Tạ cần được đặt vào một vị thế xứng đáng bên cạnh các tác phẩm giá trị hiện nay của văn học Việt Nam.

Trần Phong Vũ

Nhân một lần đọc lại.

Nam California, một ngày năm 2008


(Hôm nay, một ngày cuối năm 2013, bên cạnh tập bản thảo đồ sộ của Đặng Chí Hùng, -một người trẻ xuất thân trong một đại gia đình miền Bắc từng gắn bó sâu đậm với chế độ, với đảng CSVN-. vừa gửi cho tủ sách Tiếng Quê Hương, đọc lại bài viết 5 năm trước, tôi thoáng nghĩ tới thứ “ánh sáng” trong mơ của Tiến sĩ N.)


[1] Mùa thu năm 2002, khi vừa in xong ở quốc nội, tác phẩm này đã bị nhà nước tịch thu toàn bộ. Qua trung gian ông Nguyễn Minh Cần ở Nga, tủ sách Tiếng Quê Hương có được bản thảo và đã ấn hành tại hải ngoại đầu năm 2003. Nhưng tiếc thay, đa số độc giả vẫn không nhận ra giá trị ẩn sâu trong tuyệt phẩm này. Nó lý giải vì sao cuốn tiểu thuyết “Đi Tìm Nhân Vật” của Tạ Duy Anh đã thoát khỏi những cặp mắt cú vọ trong hệ thống kiểm duyệt tinh vi và khe khắt của đảng và nhà nước lúc ban đầu. Nhưng ngay sau khi cuốn sách ra khỏi nhà in họ đã kịp thời phát hiện tính “phản động” tiềm tàng trong cách dựng truyện và những suy tư thâm trầm sâu sắc của anh và đã chọn giải pháp tịch thu để hỏa thiêu toàn bộ. Khoảng năm 2007, ĐTNV lại được ấn hành chung với một kịch bản ngắn của Tạ Duy Anh dưới tiêu đề của kịch bản. Nhưng sau khi in xong, một lần nữa lại bị đám “công an văn hóa” nhà nước tịch thu và thiêu hủy không thương tíếc.

[2] Trong một Email gửi anh em trong tủ sách TQH những ngày cuối năm 2007, Tạ Duy Anh viết “Như có lần em nói về cuốn tiểu thuyết “Sinh ra để chết”, rằng em muốn đòi bằng được cái quyền được công bố tác phẩm như Hiến pháp qui định. Nhưng hóa ra HP chỉ là những gì ghi trên giấy vì suốt ba năm qua, sau khi đưa đến khoảng 20 nhà xuất bản thì em không còn muốn đòi cái quyền không hề có ấy nữa. Mà em cũng đã chấp nhận đổi tên, tự biên tập một vài chỗ, tức là cố gọt chân cho vừa đôi giầy, tức là cũng đã toan hèn hạ đi vài phần…” Tác phẩm này đã được TQH ấn hành trong năm 2008. Dĩ nhiên, nội dung và bút pháp được phục hồi nguyên trạng lúc chưa bị “gọt chân cho vừa đôi giầy”.

[3] Thằng tôi, bản gốc, đang chìm vào thế giới của y mới đáng giá, mới có cuộc sống đích thực. So với những gì y đang chiếm lĩnh, thì cuộc sống trước đó giống như cái chết. Thời gian chết chồng đống nơi các công sở, tòa án, viện nghiên cứu, nơi những ban bệ bí mật chuyên săn người, nơi những tòa cao dãy dọc, những công đường có cái vẻ thâm nghiêm và lừa đảo bề ngoài. Mọi ý tưởng chết đông cứng trong triệu triệu cái đầu. Ngôn từ chết, xác phơi khắp nơi, hóa thạch bởi lịch sử. Cái chết hiện hình ngay khi người ta bàn về tiến bộ, gào thét dân chủ, cổ vũ bóng đá. Bởi vì làm gì có ai nghe thấy để hiểu rằng, mỗi người đang kêu cứu một cách tuyệt vọng, hướng về phía tự do như con thú trong sa mạc hướng về nguồn nước. Tất cả đang bốc mùi, thối rữa, tan biến thành bụi… Tôi cảm thấy rất rõ sự bi tráng sâu thẳm của câu hỏi: Tôi là ai? Tôi hiện tồn chỉ là bản sao, vậy bản gốc của tôi có hình dạng ra sao? (tr. 141 ĐTNV)