Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạ Chí Ðại Trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạ Chí Ðại Trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019
Tạ Chí Đại Trường: Những Vấn Đề Không Cần Bàn Cãi Nhiều
Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào thời xa xưa, không được nối kết với thời hiện đại đầy mâu thuẫn, nhiều chữ-nghĩa và trở thành toàn cầu như ngày nay.
Nhà Hồ chịu tiếng soán đoạt Trần trong suốt sáu thế kỷ - dù rằng Trần cũng cướp ngôi Lý như ai. Nhà Mạc cũng chịu chung số phận gần năm thế kỷ vì cướp ngôi Lê. Chỉ có Tây Sơn mới có hơn một thế kỷ đã được phục hồi thành một triều đại ngang ngửa trong lịch sử Việt Nam nhờ tình hình thế giới hóa qua một dấu vết đau thương là Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp khiến quan niệm chính thống về vương quyền phải suy tàn theo thế nước. Chính ông giáo Tây học Trần Trọng Kim là người đã đem Tây Sơn thoát vòng “ngụy” để làm đà cho những bước vinh quang tiếp theo. Chiến tranh tuy bị thù ghét bởi những người nằm trong biến cố nhưng vẫn có hấp lực để người ta vẽ ra những hình ảnh chiến thắng huy hoàng mà người cầm đầu, trong trường hợp này là nhân vật nổi bật của Tây Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ, được hưởng không biết bao nhiêu lời ca tụng từ mọi phe phía, dẫn đến sự thần thánh hóa cả phong trào nhằm mục đích tuyên dương công tích người cầm quyền hiện đại. Điều này thì lại đến với một chính quyền trong thời đại giải thực sau Thế chiến thứ hai của Việt Nam, đi theo một chủ nghĩa xã hội mang tính cách tranh đấu giai cấp tuy cũng bắt đầu ở trời Tây nhưng đã được Đông phương hóa, xuôi chiều Bắc Nam, lặp lại thế tương tranh vương hóa như ngày xưa theo thời đại mới.
Thế là tình hình đảo ngược hẳn dưới mắt người viết sử mới. Theo họ, “phong trào nông dân thế kỷ XVIII rất mạnh, rất oanh liệt, rất sáng tạo: vị lãnh tụ nông dân 'áo vải cờ đào' Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc vĩ đại.” “Nhưng, cuộc nổi dậy vô cùng oanh liệt của nhân dân cuối cùng đã thất bại. Một chế độ phong kiến cực kỳ phản động - triều Nguyễn, phục hồi với sự giúp đỡ của tư bản Pháp. Tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn là thủ phạm dẫn đường cho chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược đất nước.” Có thể tìm thấy không biết bao nhiêu ý kiến ca tụng Tây Sơn, mạt sát nhà Nguyễn (khởi đầu với Gia Long Nguyễn Ánh) như thế trong quyển sử chính thức của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, quyển Lịch Sử Việt Nam tập I, năm 1971.
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016
Lễ rải tro sử gia Tạ Chí Đại Trường
Một thân hữu của DĐTK cho biết, sáng ngày 22
tháng 5, 2016, trong mùa Phật Đản, gia đình, các tu sĩ Phật giáo và một số người
thân của sử gia Tạ Chí Đại Trường đã xuống Cần Giuộc rồi theo sông Soài Rạp ra cửa
sông gần biển để rải tro cốt của ông tại đó.
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016
TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG - TRƯỜNG VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẠM QUỲNH NHƯ THẾ NÀO?
LTS Diễn Đàn Thế Kỷ.- Vào ngày 8 tháng 5, 1999 một cuộc triển lãm và hội thảo về học giả Phạm Quỳnh đã được báo Thế Kỷ 21 phối hợp với báo Xây Dựng (San Jose) tổ chức tại hội trường báo Người Việt, Quận Cam, Nam California. Các nhà văn, nhà nghiên cứu tham gia thuyết trình gồm: Võ Phiến, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Phúc Bửu Tập và Tạ Chí Đại Trường. Và một số vị ở xa tham gia bằng cách gửi bài về cho ban tổ chức hội thảo: Như Phong Lê Văn Tiến từ Washington DC, Nguyên Hương Nguyễn Cúc từ Dallas, Trần Thanh Hiệp từ Paris. Mời độc giả đọc lại bài thuyết trình của nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường đã trình bày trong dịp này, nhấn mạnh đến yếu tố “công việc lúc đầu đời sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của một con người như thế nào”. Bài lấy từ báo Thế Kỷ 21 số 122 tháng Sáu 1999. - DĐTK
Phạm Quỳnh nổi tiếng về hai mặt: chính trị và văn hoá. Cuộc đời làm
chính trị với hai chức Thượng thư đã đem lại kết quả thê thảm cho ông trong biến
cố Tháng Tám 1945. Đó là cái giá phải trả cho những con người hành động, nhất
là khi họ nổi bật trên đám đông không phải chỉ về mặt chính trị. Nhưng sự nghiệp
văn hoá của ông có kết quả lâu bền và rộng rãi hơn. Đông Hồ Lâm Tân Phác đã thấy
tạp chí Nam Phong được cả “người không đồng chí cũng một lòng tôn trọng.” Người
Cộng sản nắm quyền đất nước, theo thói quen tự cho chỉ mình là đúng, đã tìm
cách triệt hạ ông, nhưng trong một lúc buông lỏng cũng lại để lọt những lời
Nguyễn Công Hoan biện minh cho Phạm Quỳnh. Tất nhiên không cần kể chương trình
giáo dục của VNCH có dành phần cho Nam Phong và Phạm Quỳnh, phát sinh sách vở đầy
dẫy phục vụ học đường. Tuy nhiên trong khi tìm hiểu sự nghiệp Phạm Quỳnh, người
ta thường chỉ đặt trọng tâm vào việc phân tích những điều đạt thành, trong tình
hình tiến triển của đất nước mà ít chú ý đến các nguyên nhân tác thành qua thời
gian. Các luận văn về Phạm Quỳnh thường trình bày sự nghiệp của ông theo lối
dàn trải trên bình diện rộng mà không cho thấy những tiến triển trong tư tưởng
của ông, nói cách khác, các nghiên cứu đã mang tính chất tĩnh hơn là động - mà
cho dù không thấy có cũng nên nói ra. Cho nên nếu lưu tâm đến một lịch sử về sự
nghiệp Phạm Quỳnh thì thiết tưởng không thể bỏ qua lúc khởi đầu của ông.
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016
Tạ Chí Ðại Trường - Nói Với Người Bạn Trẻ Bình Ðịnh
Trong một buổi
chuyện vãn tào lao, một người bạn đùa bỡn: "Có người nói: lịch sử là cái
gì của ông sử gia viết ra." Ðiều này kể cũng không lạ. Trong đời sống bình
thường vốn đã có câu: chín người mười ý rồi. Thế mà chuyện lịch sử không phải
chỉ có chín hay mười người tham dự - chỉ mới nói riêng sự tham dự với tay không
miệng hả chưa kể đến dao găm, súng ống trong tay, chưa kể đến quần chúng
"hàng hàng lớp lớp" và ngón tay ấn nút điện tử. Rồi lịch sử lại là
chuyện đã qua, tha hồ bốc phét - nếu hiểu quá đà câu nói trên.
Tuy nhiên nhân loại lại đòi hỏi ở kiến thức một cái gì nghiêm chỉnh hơn là những toan tính riêng tư và những sai sót cá nhân. Biết rằng đời người chỉ có 100 năm - nói theo kiểu cổ điển - nhưng người ta còn muốn biết những gì xảy ra ngoài giới hạn thời gian đó; nhìn quanh chỉ thấy được cái nhà mình và của các ông hàng xóm nhưng người ta lại muốn trí óc ghép thêm vào tầm mắt để "thấy" được cộng đồng, dân tộc, trái đất với đồng loại, người yêu thương, kèn cựa, lao đao, hưởng thụ... Và muốn hiểu nghiêm chỉnh. Lịch sử trở nên không phải chỉ là kết quả từ chuyện kể mà là của khoa học, sử học. Tất nhiên ở đây cũng còn có chuyện chín người mười ý, nhưng cái "ý" này cũng phải chịu một sự kềm thúc nhặt nhiệm của phương pháp đào tạo, của chuyên môn. Người ngoài ngành phải hiểu điều đó, giản dị như anh (ở Việt nam) có cái Dream II hư không thể giao cho ông thợ vá xe đạp mó máy vào đó mà nhất định phải tin anh thợ lấm lem dầu mỡ trong tiệm có đăng bảng hiệu.
Tuy nhiên nhân loại lại đòi hỏi ở kiến thức một cái gì nghiêm chỉnh hơn là những toan tính riêng tư và những sai sót cá nhân. Biết rằng đời người chỉ có 100 năm - nói theo kiểu cổ điển - nhưng người ta còn muốn biết những gì xảy ra ngoài giới hạn thời gian đó; nhìn quanh chỉ thấy được cái nhà mình và của các ông hàng xóm nhưng người ta lại muốn trí óc ghép thêm vào tầm mắt để "thấy" được cộng đồng, dân tộc, trái đất với đồng loại, người yêu thương, kèn cựa, lao đao, hưởng thụ... Và muốn hiểu nghiêm chỉnh. Lịch sử trở nên không phải chỉ là kết quả từ chuyện kể mà là của khoa học, sử học. Tất nhiên ở đây cũng còn có chuyện chín người mười ý, nhưng cái "ý" này cũng phải chịu một sự kềm thúc nhặt nhiệm của phương pháp đào tạo, của chuyên môn. Người ngoài ngành phải hiểu điều đó, giản dị như anh (ở Việt nam) có cái Dream II hư không thể giao cho ông thợ vá xe đạp mó máy vào đó mà nhất định phải tin anh thợ lấm lem dầu mỡ trong tiệm có đăng bảng hiệu.
Tạ Chí Đại Trường (1938-2016) Thư Tịch (Cập nhật lần cuối vào ngày 16 tháng 4, 2016)
Để tưởng niệm sử gia Tạ Chí Đại Trường (1938-2016) chúng tôi xin cống hiến quý độc giả của Diễn Đàn Thế Kỷ bản Thư Tịch về những tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường. Vì thời gian có hạn chúng tôi mới chỉ tìm thấy những tài liệu này. Có thể tác giả còn viết nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa biết, xin quý độc giả vui lòng bổ túc cho. Trân trọng cám ơn quý độc giả. (Phạm Lệ-Hương – 16-4-2016)
Sách:
Bài sử khác cho Việt Nam: Sơ thảo. Gardena, CA: Văn Mới, 2015.
Bài sử khác cho Việt Nam: sơ thảo. Gardena, CA: Văn Mới, 2009.
Bài sử khác cho Việt Nam: sử ký. [Smashwords
edition]. Published by Kệ
Sách eBook Publishing Center, distributed by Smashwords, 2011. [bản điện
tử truy cập miễn phí ngày 13-2-2016] (https://www.smashwords.com/books/view/59542)
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802. Saigon: Văn Sử
Học, 1973.
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802. Calif., USA
: An Tiêm ; Westminster,
CA : Văn Nghệ [distributor],
1991.
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
Trần Huy Bích - VIẾT THÊM QUANH CHUYỆN TÁC GIẢ CỦA “GIÁP NGỌ NIÊN BÌNH NAM ĐỒ”
Nhà nghiên cứu
văn hoá Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường
không là phải người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm
phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản
Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ.” Trong bài “Quần đảo
Hoàng Sa,” đăng trong tập san Sử Địa
số 29 với chủ đề “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa,” phát hành từ tháng 1 đến
tháng 3 năm 1975 tại Sài Gòn, học giả Hoàng Xuân Hãn đã viết:
“Nhân tiện, xin mách một sự lầm trong sách ấy
về tên vị đốc suất Đoan quận-công sai vẽ bản Giáp ngọ niên Bình Nam đồ. Đó
không phải là Nguyễn Hoàng như chú thích ở trang 139 đã ghi. Ấy là Bùi Thế Đạt,
làm đốc suất coi trấn Nghệ An năm Giáp Ngọ 1774 (Đại Việt Sử kí tục biên)…”
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
DIỄN TỪ NHẬN GIẢI NGHIÊN CỨU của Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường - Nhân dịp nhận giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2014
LTS Diễn Đàn Thế Kỷ. Để thêm thông tin về những công trình của sử gia Tạ Chí Đại Trường vừa mới qua đời, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bài diễn văn của ông gửi cho ban tổ chức Giải thưởng Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trong dịp phát giải ngày 24 tháng 3 năm 2014, trong đó ông được Giải thưởng về Nghiên cứu.Chúng tôi cũng xin đăng dưới đây lời nhận xét về sự nghiệp nghiên cứu Sử học của sử gia Tạ Chí Đại Trường, do ban tổ chức phát giải công bố, như là lý do tại sao ông được chọn để trao giải thưởng này. - DĐTK
*
GIẢI
THƯỞNG NGHIÊN CỨU - NHÀ SỬ HỌC TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Cho đến hiện
nay, Tạ Chí Đại Trường được xem là một trong những nhà sử học xuất sắc, có những
đóng góp quan trọng, độc đáo và mới mẻ, đặt ra nhiều vấn đề không chỉ về các sự
kiện, các nhân vật, các giai đoạn lịch sử riêng lẻ, mà còn là những vấn đề về
cách nhìn và suy nghĩ lịch sử một cách thật sự khoa học, khách quan, chân thật.
Tạ Chí Ðại
Trường quê ở Bình Ðịnh nhưng được sinh ra ở Nha Trang, đi học tại Bình Ðịnh,
Nha Trang và học Đại học ở Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Cao học sử Ðại học Văn Khoa
Sài Gòn năm 1964. Ông gia nhập quân ngũ từ 1964-1974.
Năm 1974 Ông giải ngũ trở về đăng ký học tiến sĩ chuyên khoa Sử học tại Ðại học Văn Khoa Sài Gòn. Năm 1970, Ông đã nhận được Giải thường Văn chương toàn quốc, Bộ môn Sử. Từ tháng 8-1994 Ông qua Mỹ sống tại Oklahoma City. Đến năm 2002, Ông đã nghỉ hưu và hiện tại Ông đang sống ở Garden Grove City, California, USA.
Tác phẩm đầu
tiên của ông, Lịch sử
nội chiến Việt Nam từ năm 1771 đến năm 1802 ra mắt năm 1960 đã ngay lập tức thu hút nhiều
sự chú ý, gây tranh luận, càng về sau tác phẩm càng được khẳng định giá trị ở cả
trong và ngoài nước; và được tái bản rất nhiều lần, đặc biệt được tái bản hai lần
ở NXB Công an nhân dân và NXB Tri thức (cùng Công ty sách Nhã Nam). Tác phẩm có
thể nói đã mở ra một cách viết lịch sử mới, trung thực, đặc biệt sinh động. Và
cũng từ đó cho ta những suy ngẫm sâu xa về lịch sử Việt Nam nói chung, về dân tộc
và đất nước.
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016
Tạ Chí Đại Trường - Chuyện Giác và tôi
Từ trái: Nguyễn Mộng Giác, Tạ Chí Đại Trường,
Phùng Nguyễn, Trúc Chi (2004)
Đầu
óc mòn mỏi nên không nhớ được đã biết vào lúc nào, gặp lần đầu ở đâu. Bởi vì
tôi chỉ được học chung với anh của Giác, Nguyễn Văn Lân. Ở bộ phận trường
Collège Quy Nhơn tản cư đến thôn Hoà Bình, xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn, Bình Định.
Năm 2006, cùng Giác "về thăm lại chiến trường xưa" trên hai chiếc xe
ôm của hai người trước đó còn giành nhau: "Ông già nầy của tao, ông già
kia của mầy". Và rồi như cảm nhận ở những nơi khác, cái gì trước mắt cũng
trở nên nhỏ bé, teo tóp: tấm bình phong vôi gạch của cái đình còn sót lại sau
cơn tiêu thổ, một vùng gò mả thênh thang bò lết lúc nhỏ nay kéo mấy hàng tre lại
gần tầm mắt hơn... Bỏ cái nền trơ vơ của ngôi trường cũ, chạy qua phố Cảnh Hàng
tìm con sông lúc thường phải lội nhưng mùa nước lụt phải đi đò. Loay hoay mãi mới
nhận ra là đã bước qua cây cầu gỗ nhỏ bắc trên cái mương nước luồn lách giữa những
đám ruộng xanh rì. Con mương đó, sách vở dạy tôi rằng chỉ là phần còn lại của
giải nước từng chở trên lưng những chiếc thuyền to lớn xuôi ngược, chuyển những
các sản phẩm rừng núi, đồng bằng biển khơi qua địa điểm được ghi là Canh Hãn Xã
trên tầm bản đồ năm 1774. Và biết đâu dưới lòng đất đó còn có xác những chiến
binh, chiến thuyền Lê Lí Trần, Toa Đô rủi ro nằm lại trong những cuộc viễn
chinh? Văn chương thì nhắc đến thương hải tang điền, còn người hiện đại thì lo
chuyện tàn hại môi trường... Không còn gì quan trọng nữa.
Tạ Chí Đại Trường - Về “huyền sử gia” Kim Định và các chi, bàng phái “huyền sử học” Việt Nam?
Tựa đề trên là mới nghĩ ra độ mươi ngày nay, còn phần sau đây là lấy trong bài viết tháng 3-2002 cho William Joiner Center, thời gian làm một công trình ít nhiều gì cũng là “chạy đạn” cho Trung tâm này với kết quả, người viết được người ở xa (Làng Văn, Canada) xếp hàng phe phía “tả phái” (nôm na: “thân cộng”) đồng thời với những lời mắng mỏ động đến không phải chỉ riêng bản thân, như tính chất của báo chợ thường cho thấy. Dù sao thì cũng hưởng được một chuyến ngơ ngáo đi chơi vùng Ðông Bắc, thấy tận mắt hòn đá khoét con số 1620 mà có người diễn giải (xạo) là những kẻ đi trên chiếc tàu Mayflower (phục chế) đang nằm trên rạng đá lộng gió ngoài kia, đã từng đặt chân lên đấy.
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016
SỐ BÁO TƯỞNG NIỆM SỬ GIA TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Thưa quý độc giả,Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ làm số tưởng niệm sử gia Tạ Chí Đại Trường liên tiếp trong hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật cuối tuần này (9 và 10 tháng Tư, 2016). Sinh thời, anh Tạ Chí Đại Trường đã sinh hoạt trong giới viết lách từ thời thập niên 1960, 70, đã bị tù đày sau 1975, đã gắn bó với tờ Văn Học từ khi định cư ở Mỹ, nên một số bạn bè của anh thuộc các thời kỳ ấy đã đóng góp với DĐTK các ký ức về anh.Ngoài ra trong số tưởng niệm này, DĐTK sẽ thông báo với độc giả những việc mình đang và sẽ làm nhằm góp phần soi sáng một số vấn đề trong bản Di Cảo của Tạ Chí Đại Trường mà chúng tôi đã công bố ngay sau khi anh qua đời. - DĐTK
Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
Phan Chính - Khó quên những ngày Tạ Chí Đại Trường ở Phan Thiết!
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường tạ thế ngày 24.3.2016 sau thời gian ngắn khoảng 5 tháng khi từ Mỹ quay về sống những ngày cuối đời tại Việt Nam với di nguyện được gởi nắm tro tàn bên cạnh mẹ ở quê hương. Ở tuổi đời 81, ông vẫn là người độc thân và có những công trình nghiên cứu không những về mảng lịch sử gần như bị lãng quên mà còn là người giải mã những giá trị văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Nhà sử học Dương Trung Quốc đã đánh giá: “Tác giả đã giúp diễn biến của Việt từ thời tối cổ cho đến thời cận đại, qua đó mà hiểu thêm diễn biến của tín ngưỡng thờ thần của dân tộc ta, đi sâu vào cuộc sống tâm linh của dân tộc qua các thời đại”, khi đề cập đến tác phẩm “Thần, người và Đất Việt” của Tạ Chí Đại Trường, tái bản tại Việt Nam năm 2006 nằm trong số hàng chục tác phẩm nghiên cứu qua 21 năm định cư ở nước ngoài. Tưởng chừng cuộc đời anh sẽ chấm dứt lặng lẽ, nhưng không ngờ khi anh mất đi có nhiều báo, tạp chí trong nước đưa tin với những bài viết về sự nghiệp nghiên cứu của anh đã đóng góp cho lĩnh vực văn hóa, lịch sử đất nước một cách khâm phục, đó là điều rất đặc biệt. Như giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh, chủ biên tập san Sử Địa- Sài Gòn trước 1975, đã nhận xét: “Tạ Chí Đại Trường luôn sẵn sàng chấp nhận một sự chung thân với truyền thống xa xưa của các sử gia xứng với tên gọi này”. Tạ Chí Đại Trường có một bút pháp rất riêng, nhẹ nhàng giàu cảm xúc cùng với cái nhìn riêng biệt nhưng thật sự nghiêm túc, khoa học và chân xác. Thật hiếm có một nhà nghiên cứu sử học nào được các nhà sử học trong và ngoài nước có những ghi nhận với lòng trân trọng như thế.
‘Lời thưa của PHỐ VĂN’ khi đăng DI CẢO CỦA NHÀ SỬ HỌC TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Tác phẩm
của Tạ Chí Đại Trường
Tạ Chí Đại Trường là một nhân cách lớn,
một khuôn mặt lớn của văn học và sử học. Ông đã đi qua những chặng đường oan khốc
của lịch sử, đã sống và viết dưới sự bức bách của thời thế, đã có những dằn vặt
suy tư khó bề giải tỏ dưới cái nhìn đương thời. Và ông đã viết Di Cảo rồi cuối
cùng trao lại cho Phùng Nguyễn, dặn sau khi ông qua đời hãy phổ biến. Và một
ngày đầu tháng 10. 2015 ông lên máy bay về VN sống những ngày cuối cùng và đã
qua đời hôm 24 tháng 3. 2016 tại thành phố Sài Gòn.
Về di cảo của Tạ chí Đại Trường người
viết ghi nhận một vài điểm sau đây:
Người giữ Di Cảo của Tạ Chí Đại Trường
là Phùng Nguyễn đã đột ngột qua đời trước cả người viết Di Cảo. Nghe nói nó được
trao lại cho em gái Phùng Nguyễn giữ.
Sau khi Tạ Chí Đại Trường qua đời được
mấy hôm thì tạp chí mạng Da Màu loan báo là hiện đang giữ tập Di Cảo và hứa sẽ
công bố trong thời gian sớm nhất.
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016
Nguyễn Thị Hậu - GẶP BÁC TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Lần đầu tiên tôi biết đến công
trình của học giả Tạ Chí Đại Trường là khoảng năm 1994. Từ Sài Gòn ra Hà Nội
tôi ghé thăm thầy Trần Quốc Vượng. Ngắm nghía những giá sách đầy chật nhà thầy,
tôi nhận ra một cuốn mới có cái tựa và cả tên tác giả đều lạ. Đó là cuốn “Thần,
người và đất Việt” – cuốn sách mà cho đến giờ tôi luôn nhớ nhầm tựa sách thành
“Người, đất và thần Việt” hay “Đất, thần và người Việt”… vì tôi thấy để kiểu gì
cũng hay và… có lý.
Bẵng đi rất lâu, tôi cũng
không biết gì thêm về tác giả Tạ Chí Đại Trường và những công trình khác của
ông. Cho đến khi mạng Internet phát triển ở Việt Nam, nhớ đến cuốn sách hay và
tác giả của nó, tôi vào Google tìm kiếm. Thiệt là may, tôi đã tìm thấy nhiều
bài viết của ông trên một số Website, rồi sau đó tìm thấy trang
Tachidaitruong.com. Vài năm gần đây đã có nhiều cuốn sách của ông được xuất bản
trong nước, tôi có thêm cơ hội được “gặp” ông qua các công trình nghiên cứu lịch
sử rất thú vị.
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
DI CẢO CỦA NHÀ SỬ HỌC TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
LTS Diễn Đàn Thế Kỷ.- Tòa soạn
DĐTK rất cám ơn Bác sĩ Ngô Thế Vinh đã gửi bài viết cuối cùng của nhà sử học Tạ
Chí Đại Trường, sau khi đã bỏ rất nhiều công phu soạn lại từ bản in và thêm nhiều
hình ảnh có tính cách tư liệu, trong đó quý nhất là bức ảnh hai anh Tạ Chí Đại
Trường và Phùng Nguyễn chụp trước khi anh Tạ Chí Đại Trường lên máy bay về Việt
Nam, đầu tháng 10 năm 2015 vừa qua.
Bác sĩ Ngô
Thế Vinh có được các tài liệu này là do gia đình của anh Phùng Nguyễn cung cấp.
Chúng tôi
rất hoan nghênh ý định của Bác sĩ Ngô Thế Vinh trong việc phổ biến rộng rãi những
ý kiến, những tâm sự về Sử học sau cùng của sử gia Tạ Chí Đại Trường. Theo ý
chúng tôi, hiểu được tất cả những gì sử gia đã viết trong bản Di Cảo này không
phải là điều dễ dàng, có thể vì nhiều vấn đề quá chuyên môn, có thể vì tác giả
viết về những trường hợp quá riêng biệt mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu
hết. Nhưng nhìn tổng quát, chúng ta có thể cảm nhận được tinh thần muốn mang lại
công bằng cho một số vấn đề của Sử học mà tác giả gặp phải, và thấy cần ghi lại
trước khi ra đi. Và chúng ta đón nhận những dòng ghi lại ấy như là một Di Cảo.
Đối với một
Di Cảo, vật chứng của người vừa rời khỏi cuộc sống, chúng ta phải tôn trọng và
việc công bố rộng rãi cho nhiều người biết là cần thiết. Việc giải thích các
trường hợp lịch sử quá cá biệt, giải mã những đoạn ngôn ngữ quá cô đọng, nếu được
càng đông người tham gia, nhất là những vị có chuyên môn Sử học cao, thì các nỗi
u ẩn của người quá cố sẽ sớm được bạch hóa.
DĐTK
ĐỂ VÀO ĐÂU
Để vô chỗ Huỳnh Thị Ánh Vân
viết về "Bình Nam đồ" trên tờ Nghiên cứu Lịch Sử.
TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Lời
Dẫn Nhập:
Tuần lễ đầu tháng Mười 2015, Phùng Nguyễn từ miền Đông về California thăm Mẹ.
Ngày 3 tháng 10 năm 2015, cũng là ngày thứ Bảy cuối tuần, buổi sáng sớm như thường
lệ, Phùng Nguyễn hẹn tôi cùng đi bộ trên bãi biển Huntington Beach. Sáng hôm đó
là ngày phát tang nhà văn Võ Phiến. Phùng nhận được điện thoại của chị Diệu Chi
Nguyễn Mộng Giác cho biết, buổi tối cùng ngày anh Tạ Chí Đại Trường sẽ lên máy
bay về Việt Nam. Như lá rụng về cội, anh TCĐT chọn về chết ở quê nhà. Nghĩ rằng
đây là dịp cuối cùng được gặp anh TCĐT, bậc đàn anh mà Phùng rất quý mến và
thân tình từ những ngày sinh hoạt với nhóm Văn Học, cũng là nơi Phùng Nguyễn khởi
sự nghiệp văn. Quyết định không đến Peek Family dự đám tang Võ Phiến, Phùng đã
tới gặp được anh TCĐT, đang trên con dốc tử sinh với sự sống được đếm từng
ngày, và Phùng nghĩ rằng đó là một cuộc gặp mặt và chia tay vĩnh biệt. Tôi gặp
lại Phùng sáng Chủ nhật hôm sau cũng trên bãi biển Huntington Beach. Dù biết
anh TCĐT không còn ăn được gì nhưng Phùng vẫn mua và đem tới món gỏi cuốn
Brodard mà TCĐT thích. Phùng Nguyễn còn cho biết, TCĐT có tặng Phùng một ít
sách quý mà anh không thể mang theo về Việt Nam, cùng với bản thảo một bài viết
mà anh dặn để Phùng đọc trước và chỉ cho phổ biến sau khi anh TCĐT mất. Nhưng rồi
chẳng thể ngờ, người ra đi trước lại là Phùng Nguyễn[17.11.2015]. Nay thì anh
TCĐT cũng vừa mất [24.03.2016]. Việc tìm lại và phổ biến bài viết như một di cảo
của anh TCĐT, là một nghĩa vụ cần thiết. Rất may là bài viết ấy đã được gia
đình em gái Phùng Nguyễn gìn giữ và cung cấp cùng với mấy tấm hình hiếm quý như
di ảnh cuối cùng của hai cố tri Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn. Sự ra đi của
hai anh Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn là một mất mát lớn cho ngành sử học
và văn học của Việt Nam. Đây cũng là nén hương tưởng nhớ của bằng hữu gửi tới
hai Anh. [Ngô Thế Vinh, California 26.03.2016]
Hình 1: di ảnh cuối cùng của đôi bạn vong niên Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn do Huy Văn chụp ngày 03.10.2015 bằng chiếc iPhone của Phùng Nguyễn [source: tư liệu gia đình Phùng Nguyễn]
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016
BBC - Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường qua đời
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường,
tác giả ‘Lịch sử nội chiến Việt Nam’ vừa qua đời tại TP. HCM sáng 24/3 là ‘người
không chịu mệnh lệnh của ai ngoài con mắt nhìn sự thật’ như lời nhận xét của một
giáo sư ở Hà Nội.
Ông Đại Trường, thọ 81 tuổi,
là một nhà sử học và nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Tên ông được cho là ghép từ
hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là
con nhà Hán học Tạ Chương Phùng, nhà hoạt động phong trào độc lập dân tộc thập
niên 1940 - 1950 cùng với ông Ngô Đình Diệm, sau làm Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định
và thành viên nhóm Caravelle.
Ông Đại Trường viết tác phẩm
“Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802” năm
1964, đặt lại vấn đề về vai trò của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
Sau năm 1975, cuốn sách này
khiến tác giả gặp nhiều rắc rối. ‘Lịch sử nội chiến’ bị cho là "hạ thấp Quang
Trung, đề cao Gia Long" và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời
gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.
Sau năm 1975, ông bị đi cải
tạo đến năm 1981.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)