Hiển thị các bài đăng có nhãn Tưởng nệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tưởng nệm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Diễn Đàn Thế Kỷ Tưởng nhớ Văn Hữu ĐOÀN THANH LIÊM 1934 - 2018



Phạm Phú Minh: Anh Đoàn Thanh Liêm giữa chúng ta


Anh Đoàn Thanh Liêm vừa qua đời ngày 9 tháng Sáu 2018 tại nhà riêng ở Costa Mesa, Nam California, thọ 84 tuổi.

Từ trái: Đoàn Thanh Liêm, Đỗ Ngọc Yến, Phạm Phú Minh 

tại Palm Springs khoảng đầu thập niên 2000.

Anh qua đời vào giữa thời điểm nhân dân cả nước Việt Nam đang sôi sục biểu tình chống “Dự luật Đặc khu” do nhà nước cộng sản đưa ra với ý đồ rõ rệt mở đường cho người Tàu vào xâm chiếm nước Việt Nam. Sự trùng hợp này khiến tôi nhớ lại một kỷ niệm với anh Liêm cách đây 30 năm.

Trần Ngọc Vân: Thư cuối cho Liêm



Theo ý muốn các cháu, tôi viết mấy dòng này như một lời cuối cho anh.

Liêm ơi,

Vân biết, đã mang thân phận con người không ai thoát khỏi vòng sinh tử. Trưa nay, tôi nắm bàn tay mềm, ấm và ngó sâu vào khuôn mặt hao gầy của anh. Tôi gọi tên anh. Chờ đợi mt điều gì đó.

Một ánh mắt. Một giọng nói. Một nét cười rộng mở, quen thuộc. Một cái xiết tay đáp trả thật chặt như trong bệnh viện Hoag trước khi anh về nhà cách đây my hôm. Nhưng tôi thất vọng! Anh vẫn bằn bặt. Lồng ngực lép nhấp nhô thoi thóp. Không cần nghe phán quyết cuối cùng của các chuyên gia bệnh lý, tôi đau xót nghĩ thầm: quĩ thời gian tại thế của bạn tôi đã hầu cạn!

Đoàn Thanh Liêm: Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam trong thời đại Internet



Đã đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 31 tháng Mười, 2010

Trong một chế độ độc tài chuyên chế toàn trị (totalitarian dictatorship) như ở Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên hiện nay, thì đảng cộng sản vẫn còn giữ độc quyền ngay cả trong khu vực Xã hội Dân sự (XHDS), thông qua các tổ chức ngoại vi của đảng, điển hình như các Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên hiệp Thanh niên, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn, Mặt trận Tổ quốc v.v… Do đó, các tổ chức thiện nguyện của tư nhân hoạt động trong lãnh vực nhân đạo, hay văn hóa xã hội khác, và nhất là các tổ chức từ thiện phát xuất từ các tôn giáo, thì luôn luôn bị kiềm chế, cản trở không làm sao mà phát triển rộng rãi trong quảng đại quần chúng nhân dân, như ta thường thấy trong các xã hội tự do dân chủ khác trên thế giới ngày nay được.

Nhưng từ 10-15 năm nay, nhờ có internet người dân ở Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, đã bắt đầu có những sinh hoạt trao đổi tin tức và hành động rất ngọan mục khởi sắc, mà chế đô cộng sản cũng không thể nào ngăn chặn hết được. Bài viết này nhằm trình bày chi tiết hơn về tình trạng đáng phấn khởi đó.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Bùi Vĩnh Phúc: Bùi Bảo Trúc / giữa ma-trận của Ngôn Ngữ & Cuộc Đời

1.
Lại một người bạn nữa của tôi ra đi. Bùi Bảo Trúc. Sự lên đường của anh làm tôi, cũng như rất nhiều người khác, buồn, tiếc. Riêng tôi, lại còn có một điều gì đó như nghèn nghẹn. Một nghèn nghẹn trong nỗi hồi tưởng. Và tôi bắt đầu cuộc nhớ miên man của mình về anh. Một nỗi nhớ có mình ở trong.
Khi từ bỏ bạn bè mình, anh chỉ mới 72 tuổi. Nói chung, với cái sống của người đời, ra đi vào độ tuổi này là đúng nhẽ. Người xưa còn bảo là “thất thập cổ lai hy”, 70 tuổi xưa nay hiếm thấy. Thế nhưng, với con người của Bùi Bảo Trúc (BBT), một người hết lòng thiết tha với việc viết lách, việc “làm báo”, một người năng động, thích chia sẻ đủ mọi thứ chuyện với bằng hữu cũng như với người đọc, người nghe, cùng với bao nhiêu việc mà anh đang dự định hoàn tất nhưng vẫn còn đang dang dở, sự ra đi của anh, trong cảm nhận riêng tôi, vẫn là khá sớm.
Từ những năm hai mươi mấy tuổi, khi còn là sinh viên, BBT đã bắt đầu chính thức bước vào nghiệp chữ nghĩa. Trước hết là trong những bài viết trên mục “Lá Thư Tân Tây Lan” (nơi tác giả du học) trên nhật báo Tự Do ở Sài Gòn, sau đó là trong vai trò phát ngôn nhân chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa vào giai đoạn cuối cuộc chiến, rồi đến những ngày làm việc tại đài VOA (Tiếng Nói Hoa Kỳ), cùng lúc bắt đầu viết tạp ghi trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong ngay từ những năm đầu thập niên ’80. Trong tất cả những vùng đất, những không gian đòi hỏi phải sử dụng chữ nghĩa ấy, BBT đã cho thấy anh là một người của ngôn ngữ. Anh gắn bó với chữ nghĩa. Và cũng thích đùa cợt với nó. Một cách sâu sắc. Nhiều khi đi kèm với một thái độ châm biếm. Nhưng hầu như lúc nào anh cũng giữ được sự duyên dáng trong cung cách tiếp cận với ngôn ngữ của mình.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Bùi Bảo Trúc: HÔM NAY TAO ĐI HỌC


Hôm nay là hết những ngày lang thang bẻ me trèo sấu của bọn chúng tao, thế là lại phải quần áo để trở lại trường. Tao ghét nhất là cái khăn đỏ lúc nào cũng phải đeo trên cổ đã suốt mấy năm nay mà không đeo thì không được. Không đeo là bị kiểm điểm ngay. Mà tao biết ngay cả cái đứa đem tao ra kiểm điểm chính nó cũng chẳng ưa gì cái trò tròng cái khăn ấy vào cổ. Tao biết điều đó vì chính thằng con của nó nói với bọn tao chứ đâu. Nó là con mụ chủ nhiệm một lớp trong cái trường này. Thôi thì quàng vào cổ cho đủ lệ bộ. Nhưng lần trở lại trường năm nay tao cũng vui hơn một chút : tao có đồ chơi mới trong túi. Không phải là mấy món đồ chơi Trung quốc rẻ tiền đâu nhá, như những lần trước, mấy cái ghêm vớ vẩn chơi dăm ba ngày là hỏng mẹ nó đâu. Trong túi tao có con dế rất sịn. Mẹ tao gửi tiền từ Đài Loan về cho tao mua nó. Tao chắc mẹ tao muốn tao im mồm về chuyện mẹ tao gì gì với thằng đàn ông mẹ tao ấm ớ với nó ở Cao Hùng từ mấy năm nay. Ối giời ơi, làm gì thì làm chứ dính dáng gì với tao nữa. Tao lo được thân tao. Ông bà nội ngoại tao tháng tháng có ít tiền gửi về là vui rồi, con chị tao hát karaoke trong cái quán khu Cửa Nam son phấn kiểu sao Hàn quốc thì kệ nó. Hai năm nay nó không còn làm phiền tao nữa. Con dế mới của tao là con Samsung 7.

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Thụy Khuê - Dương Nghiễm Mậu con người nội soi trong bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu


Tiểu sử
: Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại quê nội làng Mậu Hòa (quê ngoại làng Dương Liễu), huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. Học tiểu học ở trường Hàng Than, trung học, Chu Văn An, viết đoản văn, tùy bút cho báo trường và các báo có phụ trang văn nghệ học sinh. 1954 di cư vào Nam với gia đình, năm đầu ở Huế, năm sau vào Nha Trang, hè 1957 vào sống hẳn Sài Gòn.
Từ 1957 trở đi viết nhiều: tạp văn, tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài. Tiểu thuyết đầu tay Đầy tuổi tôi đăng trên tạp chí Văn Nghệ từ số 2, tháng 3/1961 (sau in thành sách đổi tên là Tuổi nước độc, Văn, 1966), truyện ngắn Cũng đành in lần đầu trên báo Tân Phong của Trương Bảo Sơn; truyện ngắn Rượu chưa đủ, trên Sáng Tạo (bộ cũ, số 28-29 tháng 1-2/1959) đã xác định phong cách văn chương Dương Nghiễm Mậu. Từ 1962, làm tạp chí Văn Nghệ với Lý Hoàng Phong, đồng thời viết cho Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Tin Sáng, Văn, Văn Học, Bách Khoa, Giao Điểm, Chính Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ, Sóng Thần... Tập truyện ngắn đầu tay Cũng đành do tạp chí Văn Nghệ xuất bản năm 1963. Truyện dài Gia tài người mẹ (Văn Nghệ, 1964), được giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc (miền Nam), 1966.

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Trần Mộng Tú - Một Giải Mây Mới


Khứ tự triêu vân vô mịch xứ (Bạch Cư Dị)

Viết gửi chị Đào Thị Hợi, hiền thê anh Nguyễn Ngọc Bích.

Anh nhúc nhích người trên ghế, quay sang vợ, muốn nói một câu. Anh không nhớ rõ là mình đã nói xong câu đó chưa, thì một đám mây từ bên ngoài cuồn cuộn luồn qua khe cửa sổ máy bay, lẻn vào. Khi đến gần anh, đám mây tung ra như một tấm chăn rộng, cuốn lấy anh. Anh thấy mình ấm áp, nhẹ tênh và chẳng khác gì con tằm nằm trong kén. Anh xoay nhẹ người một cái, chiếc kén mây đã mang hẳn anh ra ngoài máy bay, thả anh giữa bầu trời bềnh bồng, mênh mông, xanh biếc.

Anh nghe tiếng vợ gọi rối rít: Anh ơi! Anh ơi! Và nhiều tiếng nữa theo sau, nhưng rồi tất cả chỉ còn lại những âm vang u u trong thinh không. Anh cứ thế bay, bay lâu lắm, cái kén mây vẫn ôm chặt thân thể anh. Đi đâu bây giờ nhỉ? Anh cũng không biết nữa. Thậm chí anh không nhớ thêm được điều gì trước đó nữa. Anh nhắm mắt lại hay mở mắt ra cũng thế thôi.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Trần Trung Đạo - Ngọn gió Đông Phương vừa thổi lại Phương Đông (Tiếc thương và kính tiễn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích)


Ba giờ sáng ngày 3 tháng 3, 2016 tôi nhận được tin nhắn của một người thân “Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích mất trên máy bay”. Dù chưa kiểm chứng và còn quá sớm để gọi những người quen nhưng tôi nghĩ đó là tin đúng. Tôi biết giáo sư cùng nhiều vị khác đang trên đường tham dự Họp Mặt Dân Chủ 2016 tổ chức ở Manila. Năm ngoái cũng tổ chức ở Manila, lý do để có một không gian và các thành phần tham dự thích hợp, nhất là từ phía Philippines, khi thảo luận về tranh chấp Biển Đông.
Sáng nay đọc tin chi tiết trên báo Người Việt trích dẫn lời của Tiến sĩ Đào Thị Hợi, phu nhân của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết lúc 9 giờ tối 2 tháng 3, 2016 (giờ miền Đông Hoa Kỳ) ông “vào phòng vệ sinh trên máy bay, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn mệt và mất ngay tại ghế ngồi.”

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Uyên Vũ - Nhật Tuấn, người viết cáo trạng xã hội Việt Nam

Nhà văn Nhật Tuấn
Sáng đi làm, nghe cậu em từ Việt Nam gọi điện thảng thốt báo tin “ông Nhật Tuấn mất rồi!”, như một thói quen, tôi bật ra câu “đã kiểm chứng chưa?”, rồi tôi cũng phải tự gọi điện thoại để kiểm chứng vì cái tin này khá “sốc” với riêng tôi. Lòng chùng xuống vì bàng hoàng,  một con người nhanh nhẹn, khỏe khoắn và tràn nhiệt huyết như anh mà bỗng ra đi đột ngột vậy sao?

Tôi và anh Nhật Tuấn không hẳn là thân, nhưng hồi còn ở Việt Nam thỉnh thoảng hai anh em gặp nhau đều vui vẻ đi uống café hoặc anh rủ về căn nhà ở Gò Vấp bằng giọng xởi lởi “về nhà tao nhậu chơi”. Tôi cũng đã lên “biệt xá” của anh ở Tân Uyên, Bình Dương, giữa vùng cao su bạt ngàn. Nhà anh rộng rãi thênh thang với giàn hoa giấy rực rỡ, chiếc hồ cạn nước và một chú chó to tướng. Anh lăng xăng vào bếp làm thức ăn, chiếc tủ lạnh to, chứa đủ thứ thực phẩm, có lẽ anh đi chợ một lần cho cả tháng ăn uống. 

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

PHẠM PHÚ MINH/DIỄN ÐÀN THẾ KỶ - SỐ TƯỞNG NIỆM NHÀ VĂN TÂM THANH NGÔ THANH TÂM (Nhân lễ 49 ngày sau ngày mất)

Lần gặp gỡ sau cùng, tháng 8 năm 2012 tại Oslo của Ngô Thanh Tâm (phải) và Phạm Phú Minh.
THANH TÂM - TÂM THANH
Phạm Phú Minh
Tờ báo mạng Diễn Đàn Thế Kỷ này coi như là hậu thân của tạp chí Thế Kỷ 21 có đời sống 18 năm từ giữa năm 1989 đến giữa năm 2007. Nhà văn Tâm Thanh lần đầu đến với Thế Kỷ 21 là vào số Xuân Kỷ Mão 1999, lúc đó Phạm Phú Minh làm Chủ nhiệm và Vương Hữu Bột làm chủ bút. Truyện ngắn ra mắt là Thiện Cùi, kể chuyện hoạt động của nhóm sinh viên Việt Nam con em các gia đình tị nạn tại Na Uy. Chúng tôi quen biết nhau từ đó, trước là qua thư từ, bài vở, sau được gặp gỡ khi anh chị Ngô Thanh Tâm - Khánh Hà qua Mỹ chơi ghé thăm tòa soạn, hoặc ngược lại, anh chị em Thế Kỷ 21 qua ghé thăm anh chị tại Oslo, Na Uy. 
Tại nhà sách Văn Nghệ, Little Saigon khoảng năm 2000, từ trái:
Nguyễn Hùng Vũ, Khánh Hà, Thanh Tâm, PP Minh.
Những đặc điểm của anh Ngô Thanh Tâm về cuộc đời, tính tình, sở học, văn tài v.v... được anh em bạn bè và gia đình đóng góp khá phong phú trong số này. Việc tập họp bài vở về một nhà văn mới qua đời, chúng tôi nghĩ không những đáp ứng về mặt tình cảm của những người thân, mà hy vọng còn là những tài liệu sơ khởi cho những nghiên cứu sâu hơn, xa hơn về sự nghiệp văn học cũng như bản lãnh của người cầm bút Tâm Thanh.
Tại Oslo năm 2005, từ trái: Frank-Trần Mộng Tú, Khánh Hà-Thanh Tâm.
Tháng 8 năm 2012 tôi đã tới Oslo và đã được Thanh Tâm-Khánh Hà đưa đi viếng thành phố trên chiếc xe Yaris của anh chị. Thanh Tâm đã ghi lại buổi ấy trong cuốn sách cuối cùng của anh, “Lệnh Triệu Ban Rồi”: “Hôm ấy hai anh em đứng trên đồi Hollmen nhìn xuống thành phố Oslo nhớ về trường xưa và Đà Lạt trong sương mù. Bạn ngại vì Oslo đón tiếp khách quý bằng cơn mưa bụi, nhưng anh Minh nói, mưa càng làm cho Oslo giống Đà Lạt của tụi mình hơn.” Một câu như thế kéo chúng tôi về ngôi trường mẹ năm xưa, Viện Đại Học Đà Lạt, khi Tâm và tôi đều học Đại học Sư phạm ban Triết, tôi khóa 3 và Tâm khóa 4. 
Trong vườn nhà Tâm-Hà, 2012, từ trái: Nguyễn Văn Thực, Song Chi, Bạch Yến, Khánh Hà,
PP Minh, Kim Anh, Thanh Tâm.
Môn học ấy giúp cái học của chúng tôi giống cái học của tổ tiên hơn là ban khoa học và các ban khác; nghĩa là chúng tôi tối ngày chỉ lo nghiên cứu các tư tưởng của thánh hiền đông tây kim cổ. Và trong số các bạn học triết thời ấy, tôi thấy chỉ một mình Thanh Tâm là có dáng dấp một “hiền triết” suốt cuộc đời về sau của anh, qua các sáng tác văn học lẫn cung cách sống. Anh là người Công giáo, dứt khoát anh tin yêu một Đấng, là Chúa Giê-su. Nhưng anh vẫn “tìm sự hài hòa hơn nữa với các tôn giáo khác, đặc biệt Phật giáo” vì anh thích triết lý Phật giáo từ hồi đi học. Anh đã nhìn thấy các khái niệm Thượng Đế và Phật tính “tất cả được dung hợp”,  và “người tín đồ chân chính của Phật hay Chúa, bước lên một cảnh giới nào đó sẽ không coi việc bài xích tôn giáo khác là thước đo thành tựu của mình”.
Nhiều nhận định của anh, qua những câu văn đơn sơ, đối với tôi là chân lý, vì được nói ra bởi một người sống thật, chứng nghiệm thật, chứ không qua lăng kính của định kiến. Và tôi nghĩ tên của anh,  Thanh Tâm - một tấm lòng trong trẻo - là một cái tên tiền định cho phẩm chất đời sống của anh. Và cả bút hiệu của anh nữa, từ tên nói ngược thành Tâm Thanh - tiếng lòng - cũng rất xứng đáng: những gì anh viết ra sẽ là tiếng nói chân chính từ cõi lòng anh.
Thanh Tâm đã về trời. Nhưng tiếng lòng của Tâm Thanh vẫn còn mãi mãi với chúng ta.
Phạm Phú Minh

  1. Bài giảng của Đức Ông Huỳnh Tấn Hải - Lễ an táng Giuse Ngô Thanh Tâm (25/08/1939 – 09/04/2015)
  2. Mạt Tỉnh Phu - Vài Bài Thơ của Khánh Hà về Chồng Mình
  3. NGUYỄN ĐẮC ĐIỀU - TÂM THANH VÀ CHIẾC ÁO LÍNH CHÍN TUẦN QUANG TRUNG
  4. Cung Vĩnh Viễn - GỬI THEO NGÔ THANH TÂM / CHIẾC ÁO NHÀ BINH
  5. Phạm Tín An Ninh - Tâm Thanh –thiên nga không còn giữa cõi người
  6. Trần Văn Lương - Tiễn Bạn Trời Xa
  7. Xuân Đỗ - Kỷ Niệm với Tâm Thanh
  8. Nguyễn Văn Thà - Cái Trống Cơm
  9. Khánh Hà - Nhà Văn Tâm Thanh Qua Nhà Thơ Khánh Hà
  10. Nguyễn Mộng Giác - Đọc Tâm Thanh, từ một góc riêng



Bài giảng của Đức Ông Huỳnh Tấn Hải - Lễ an táng Giuse Ngô Thanh Tâm (25/08/1939 – 09/04/2015)

Đức Ông
Huỳnh Tấn Hải
 
Cách đây 33 năm, vào Chúa nhật đầu tháng 09 năm 1982, sau thánh lễ Kính các thánh tử đạo Việt Nam tại nhà thờ St. Hallvard, một người đàn ông, dáng người khổ hạnh, tiến đến bắt tay chúc mừng tôi vừa thụ phong Phó tế. Tôi chưa kịp đáp lời thì người đàn ông đó đã vội lách qua một bên và mất hút trong đám đông. Trong buổi cà phê sau đó, tôi cố tìm nhưng không còn thấy bóng người đàn ông đó nữa. Vài ngày sau, tôi nhận được một lá thư nội dung mà tôi còn nhớ nguyên văn như sau: ”Một lần nữa, xin chúc mừng Thầy được Chúa chọn lên hàng Phó tế. Con là Ngô Thanh Tâm, hôm Chúa nhật vừa qua có gặp thầy ở nhà thờ St. Halvard. Cảm ơn những lời chia sẻ của thầy trong bài giảng lễ. Đối với chúng con là giáo dân, cử hành thánh thể và bài giảng lễ mỗi Chúa nhật là matpakken (gói đồ ăn) cho cả tuần. Nếu matpakken èo ọp thì chúng con coi như bị đói cả tuần”. Lời chúc mừng kèm theo lời nhắc nhở tế nhị nhưng rất nghiêm trọng này tôi vẫn ghi nhớ mãi. Và cũng từ đó tôi quen biết anh Ngô Thanh Tâm.

Mạt Tỉnh Phu - Vài Bài Thơ của Khánh Hà về Chồng Mình


Hiếm có nhà thơ nữ nào có nhiều bài thơ về chồng mình như Khánh Hà, mà trong thơ Khánh Hà gọi là ”người”, là ”anh”. Cảm ơn, tiếc xót, và ly biệt cứ chập chờn ngay những ngày hạnh phúc trong thơ.

Khánh Hà đã cho ra đời ba tập thơ: 
Tập Cõi Thơ, xuất bản năm 1997, có 2/78 bài về bạn đời mình.

Một bài tiêu biểu:

tỏ tình trong đêm
(Ôi em chìm giữa sông mê
anh lên bờ giác không về nữa đâu…
Khánh Hà)

thắp lên một ngọn nến
tưởng niệm tình ta xưa
bấy nhiêu năm hương lửa
tôi gọi người tha thiết
sao người xa biền biệt
gió đi không trở về
đất trời nằm hôn mê
màn đêm sâu thăm thẳm
hãy mọc lên vầng trăng
tôi cúi đầu ăn năn
xin người đừng im lặng
sao sợi tóc người buồn
sao tia nhìn khói sương
tôi xin là nước mắt
rửa sạch mọi sầu thương
là giòng sông yêu thương
đổ về người bất tận
tôi xin được một lần
nói yêu người tha thiết.
Tập Ở Đây, xuất bản năm 2000, có 3/64.

NGUYỄN ĐẮC ĐIỀU - TÂM THANH VÀ CHIẾC ÁO LÍNH CHÍN TUẦN QUANG TRUNG

"anh hùng thấm mệt"
Đã là con người, ai cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử, nhưng dường như chúng ta hiếm khi nghĩ cái chết sẽ đến với ta, cho đến khi bị lâm trọng bệnh.
Tâm Thanh đã trải nghiệm được khi bác sĩ thông báo cho anh mắc chứng bệnh nan y “ung thư tụy tạng”. Anh đã hoàn thành cuốn “chúc thư” Lệnh Triệu Ban Rồi-Một Trường Hợp Ung Thư, để cảnh báo mọi người làm cách nào để sống quãng đời còn lại một cách phong phú và hạnh phúc.
Cái đặc biệt của cuốn sách là nhân vật thứ nhất được gọi bằng “Bạn”. Vậy “Bạn” vừa là tác giả vừa là độc giả, đơn giản là những gì xẩy đến cho Tâm Thanh chắc sẽ xẩy ra cho “Bạn”. Hãy lắng nghe những gì Tâm Thanh chia sẻ. 

Phạm Tín An Ninh - Tâm Thanh –thiên nga không còn giữa cõi người

Viễn-Tâm Ninh- Kiền-Hải
Giữa tháng 7-2014, anh Nguyễn Đắc Điều, người bạn thân thiết của anh Tâm, từ San Diego, California sang Na Uy thăm anh.  Có anh chị Phạm Kế Viêm-Trần Diệu Tâm tháp tùng từ Paris. Vợ chồng tôi nhận lãnh việc đưa đón khách đường xa, vì với chúng tôi, anh Điều cũng khá thân tình, xem chúng tôi như em út. Sau khi làm thủ tục nhận phòng trong khách sạn xong, tất cả chúng tôi đến thăm anh chị Tâm. Tình trạng ung thư của anh đã sang thời kỳ cuối.  Mất sức qua các lần hóa trị và không ăn uống được, anh đã gầy đi nhiều, trông khá tiều tụy, mệt mỏi. Chí tình và cố gắng lắm anh mới tiếp chúng tôi, dù anh chỉ ngồi nhìn chúng tôi ăn, và nở những nụ cười. Đã khá lâu, từ ngày bệnh tình của anh trở nên trầm trọng, bạn bè rất hiếm khi được gặp hay nói chuyện với anh qua điện thoại. Ai cũng biết anh cần phải nghỉ ngơi, và tâm lý người ốm đau thường không muốn người khác, bạn bè phải nhìn mình với đôi mắt âu lo thương hại. Đặc biệt, anh Tâm lại là một người cẩn trọng, dễ xúc cảm và luôn sống chí tình với mọi người.

Trần Văn Lương - Tiễn Bạn Trời Xa

Khu vườn TT tại Oslo

(Nhân dị
p gi 49 ngày anh Ngô Thanh Tâm)

Dù chỉ hàn huyên được ít ln,
Nhưng lòng xem chng khác người thân.
Bần thn sng st nghe tin d,
Cách trở tri xa phút tin chân.

Đường trn phút chc chng còn chi,
Hỏi k ra đi có nh gì.
Tấm nh Paris gi vn đó,
Nghẹn ngào thiên c bóng người đi.

Xuân Đỗ - Kỷ Niệm với Tâm Thanh

Tác giả Đỗ Xuân Trúc
Cuối năm 1967 từ tỉnh Quảng Tín, tôi được trở về Sài Gòn học Cao Học Kinh Tế Tài Chánh tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, sau khi trúng tuyển vào khóa 3 Cao Học.

Cuộc sống một sinh viên “chưa già nhưng vẫn không còn trẻ”, một vợ, một con và nhiều chi phí, nên dù được hưởng qui chế sinh viên công chức, lương hằng tháng gần tám ngàn đồng, vẫn chật vật.

Trong việc tìm nơi xin dạy học thêm kiếm tiền chi tiêu, tôi quen biết anh Ngô Thanh Tâm, sinh viên Cao Học khóa 2, Ban Hành Chánh, hôn phu của chị Khánh Hà, bạn cùng khóa 3 Cao Học Kinh Tế Tài Chánh với tôi.

Hằng ngày Tâm đi chiếc Lambretta màu trắng, đến đón Khánh Hà, sau các giờ học. Nghe một anh bạn nói, Ngô Thanh Tâm là Giáo Sư Triết tại trường Ngô Quyền Biên Hòa, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Ban Triết, Đại Học Sư Phạm Đà Lạt, bỏ nghề giáo, thi đậu vào Cao Học QGHC.

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Tâm Thanh - Thiên nga giữa cõi người

SỐ ĐẶC BIỆT VỀ NHÀ VĂN TÂM THANH: Ngày mai, Chủ nhật 24 tháng Năm, 2015 Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ làm một số đặc biệt về nhà văn Tâm Thanh Ngô Thanh Tâm nhân kỷ niệm 49 ngày mất của ông. Số kỷ niệm sẽ gồm bài vở bạn bè và gia đình viết về ông.
Để tạo một dẫn nhập cho số ngày mai, hôm nay DĐTK mời bạn đọc xem một số sáng tác của ông, gồm hai truyện ngắn và một bài viết về ngôn ngữ.


Cặp thiên nga nổi bập bềnh như hai cụm mây trắng muốt vừa rớt từ nền trời xanh xuống mặt hồ Eidselva. Giống thiên nga này được xếp vào giống thiên nga đẹp nhất trên vùng sông hồ Telemark. Có lẽ vì bộ lông trắng như tuyết, căng phồng lên như một nụ hoa sắp nở, con vật diễm lệ này được gọi là “thiên nga nụ”; cũng có người nói gọi như thế vì mỏ nó có một cái khoen đen duyên dáng. Nhưng tiếng kêu của nó lại bệ rạc hơn bất cứ loài vịt, loài ngỗng nào. Mùa hè khi chúng mon men lại gần bờ để chờ đợi những mẩu bánh mì của khách đi tắm, khi nghe từ cặp mỏ vàng óng ả phát ra những tiếng khò khè khàn đục, tôi có cảm tưởng ngỡ ngàng thất vọng y như thấy một mệnh phụ xinh đẹp mở miệng thốt ra lời thô lậu. Đúng là một loài chim để nhìn ngắm xa xa.

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Trà Mi/VOA - 41 năm trận chiến Hoàng Sa, ai nhớ ai quên?


Ngày 19/1/1974, 75 chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến khốc liệt với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa. Chiến hạm HQ10 bị đánh chìm, 3 chiếc còn lại phải rút lui, và từ đó, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo này. 

Lần đầu tiên vào năm ngoái, chính phủ Hà Nội bật đèn xanh cho truyền thông trong nước công khai nhắc nhớ tới sự kiện lịch sử này, với hàng loạt bài viết kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Trịnh Thanh Thủy - đốm lửa, cơn gió và khoé nhìn của nguyễn xuân hoàng

Từ trái: Hoàng Đình Bình, Nguyễn Xuân Hoàng, Trịnh Thanh Thủy, Hoàng Ngọc-Tuấn, 
Đặng Thơ Thơ và Nguyễn Thị Thanh Bình — Hội thảo “Văn học Hải ngoại: Thành tựu và Tiềm năng” 
(California, 27.01.2007, Hội trường Việt Báo) 
Từ một cuộc điện đàm giọng anh Hoàng chập chùng, nhẹ và mỏng như mây, tôi đang nói chuyện với “Người đi trên mây” có mái tóc bồng trải cụm rừng trắng ra vũ trụ. Tôi nhắc nhở đến những sáng tác của anh, có lẽ tôi gợi anh trôi về lãng đãng đại dương ký ức. Những dòng chữ trong cuốn Văn, sổ tay mùa hè năm 2001 được lần lượt lật ra trước mắt tôi. Anh viết về những nhặt nhạnh quanh cuộc sống, của mình, của người, bạn thân cũ, nhận xét, tư duy và quan niệm sống. Sắc bén, nhân hậu, sáng suốt và thấm đẫm nhiều tư tưởng triết lý nhân sinh là những đặc thù trong dòng suy tưởng của anh. Anh đã viết “Tôi là một người nhà quê. Cái thứ người tưởng là thành phố mà trời ơi sao nó cải lương đồng bóng [nói như thế là đã xâm phạm cải lương rồi!]…. Tôi càng không phải và không bao giờ là một nhà trí thức…. Tôi có học đôi ba chữ để đọc để viết. Mẹ tôi không học chữ nhiều. Cha tôi chỉ học ở đời sống. Tôi học được lòng nhân của mẹ. Tôi cũng học được cái triết lý của cha: không có gì lớn mà không bị một cái lớn vượt qua, không có gì đẹp mà không bị cái đẹp khác lấn át. Cái mình biết bao giờ cũng rất nhỏ. Cái mình tưởng là chân lý, đôi khi chỉ là một hạt bụi thôi… Hiền lành không bao giờ đồng nghĩa với sự ngu dốt. Làm thinh không phải là không biết nói. Bất bạo động không phải là không có khả năng tấn công. Tôi biết thế nào là một đứa trẻ bụi đời. Tôi từng là một đứa trẻ như thế.”