Hiển thị các bài đăng có nhãn Tưởng Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tưởng Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

Tưởng Nhớ Nhà Văn Võ Phiến

Nhà văn Võ Phiến (20/10/1925 –28/9/2015). Photo: Hoàng Ngọc Biên, 2009.

 

Thụy Khuê: Võ Phiến

Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, bút hiệu khác: Tràng Thiên. Ông sinh ngày 20/10/1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cha là Đoàn Thế Cần làm giáo học, mẹ là Ngô Thị Cương. Võ Phiến có người em ruột là Đoàn Thế Hối, sinh năm 1932, sau này ra Bắc tập kết, cũng là nhà văn bút hiệu Lê Vĩnh Hoà. Khoảng 1933, cha mẹ xuống Rạch Giá lập nghiệp đem Đoàn Thế Hối theo; Võ Phiến ở lại Bình Định, sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những đêm đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.


Võ Phiến: Ăn và Đọc

Hình mình họa: Annushka Ahuja

Thỉnh thoảng chúng ta gặp ở tiệm một vài người Mỹ ngồi ăn phở. Có người cầm đũa khá thạo. Trong số một đôi triệu người Mỹ luân phiên đến xứ này rồi ra đi, những kẻ tò mò tiến xa vào nếp sống Việt Nam tới mức ấy chắc không lấy gì làm nhiều. Các kẻ ấy trở về nước, giữa dăm ba câu chuyện ly kỳ về đất Việt xa xôi kể với bạn bè, có thể múa biểu diễn cặp đũa, có thể nói đến cái mùi lạ lùng của rau quế vừa ăn vừa ngắt từng lá bỏ vào tô phở, đến cái vị ngộ nghĩnh của những tép củ hành nhúng trong nước dùng vớt ra với chỏm lá xanh xanh v.v... Như thế là vượt xa quá những khuôn sáo, những chỗ gặp gỡ thông thường của các du khách rồi. Du khách Tây phương nói về món ăn Việt, bất quá gặp nhau ở món nước mắm, rồi thôi.


Võ Phiến: Viết lách

Hình minh họa: cottonbro studio
Loài người lúc nhúc lao nhao đông đảo, nhưng thoạt trông giống ấy sống với nhau “được” lắm. Có nhiều gặp gỡ: Trời xanh ai cũng thấy xanh, mồng gà đỏ chị A thấy đỏ anh B cũng thấy đỏ, đá cứng ai gõ vào đều thấy cứng, cỏ mềm ai sờ đến cũng nhận ra mềm v.v... Làm người, tiếp xúc với thế giới quanh mình xem ra đề huề. Như thế dễ chịu quá. Riết rồi có cảm tưởng: nếu không thế e không thể sống chung với nhau được.

Thế nhưng theo dõi thêm, thấy ở địa hạt khác, thình lình Trời bắt người chịu cảnh ngộ oái oăm. Tôi đang nghĩ về chuyện tiếng nói. Mỗi giống người nói một thứ tiếng. Người Nhật phát lên một tiếng nói, người Việt chẳng nghe ra nghĩa lý gì; người Việt nói lên một câu, trẻ già khắp xứ Congo ngẩn ngơ. Xem tranh nghe đàn không cần đến sắc điển, thanh điển; mà xem sách thì các giống người khác nhau nhất thiết phải dùng tự điển, từ điển. Đối với vạn vật mọi giống, người tha hồ tiếp xúc; nhưng giữa người với người, mỗi giống bị cầm giữ trong một cái ngục cô liêu của ngôn ngữ.

Võ Phiến: Kẻ viết người đọc

Hình minh họa:Gijs Coolen

Các ca sĩ, các diễn viên kịch tuồng, các đào kép già trẻ xưa nay, nhiều người kể khổ về những đòi hỏi gắt gao của nghề nghiệp (cuộc sống thất thường, cảnh đời lênh đênh, những vất vả khuya sớm...), thường kêu rằng lắm khi họ muốn bỏ nghề; nhưng bỏ rồi vẫn quay lại, năm lần bảy lượt không dứt tình được. Sao vậy? Nghệ sĩ bảo: Vì nhớ ánh đèn, nhớ sân khấu quá, không chịu thấu.

Ánh đèn sân khấu, cái ấy nghe như ma quái. Nhưng nghệ sĩ bảo thế, e là nói chơi; không phải nói thật. Cái nhớ đích thực là có lẽ là nhớ tiếng vỗ tay. Nằm nhà, giữa cha mẹ vợ chồng con cái, tha hồ sum vầy, giữa nhà cửa tươm tất đèn đuốc tha hồ sáng choang, người nghệ sĩ bỏ nghề thỉnh thoảng vẫn có lúc chợt thấy xuất hiện cái thiếu thốn lớn lao: tức tiếng vỗ tay. Những trận vỗ tay vỡ rạp ngày nào, thiếu nó, đời bỗng mênh mông, vô vị thấy mồ.


Võ Phiến: Cái tiếng mình nói

Hình minh họa: Trần Long

Không tiếng nước nào giống tiếng nước nào, dĩ nhiên là vậy. Nhưng tiếng của ta có chỗ rắc rối đặc biệt, lắm khi nó làm khó ta. Lắm khi, mới mở miệng ra đã gặp ngay cái khó: xưng hô thế nào với người đang nghe mình nói?

Có lần, xem một cuộn băng hình, tôi được thấy một cô ca sĩ lần đầu tiên tiếp xúc với người điều khiển chương trình (đồng thời cũng là một nhà văn), hai bên vừa gặp nhau trên sân khấu đã bị kẹt: có kẻ rũ ra cười, có người lúng ta lúng túng. Xưng là chú với cháu, là anh với em, hay là cháu với bác? Phải chi cùng dùng chung được một tiếng you hay vous thì tiện quá.

Lê Hữu: Võ Phiến, thơ với thẩn

Nhà văn/nhà thơ Võ Phiến

Thơ thẩn, nhà văn Võ Phiến gọi thơ của mình là vậy. Thơ ấy hay, dở thế nào? Một vài “bạn văn” của ông từng cho những nhận xét thành thật về thơ ông.  

Người thứ nhất là nhà văn Mai Thảo, “Võ Phiến cũng có chỗ được chỗ không được… Thơ dở. Tạp văn hay”.(1) Người thứ hai là nhà phê bình văn học Thụy Khuê, “Tôi cảm phục một số truyện ngắn, truyện dài, tuỳ bút của Võ Phiến… Thơ Võ Phiến không hay.” (2) 

Người thứ ba, nếu kể thêm được, cũng là chỗ quen biết của Võ Phiến. Người này không nói thơ ông hay, dở chi cả, chỉ thành thật cho biết là không chọn được bài nào trong thi tập của ông. Câu chuyện được một “bạn thơ” của ông thuật lại, “Thơ Võ Phiến không tệ, nhưng rõ ràng nó không được giới trẻ đón nhận. Khi còn sống gần nhau ở Nam Calif., có lần ông ghé tệ xá uống trà và than rằng: ‘Tôi có tặng cho X (một người viết phê bình trẻ bên Úc) một cuốn, và cậu ấy có thư cho tôi bảo rằng ‘Cháu đã nhận được tập thơ của bác và đã đọc, nhưng nếu chọn, cháu chỉ có thể chọn được cái tựa tập thơ thôi.’” (3)


Thư Võ Phiến viết về thân phụ ông

Los Angeles ngày 30.5.1991 

Thân gửi anh Nguyễn Hưng Quốc, 

Thư trước gửi anh đã hơn một tháng, nay mới lại có thì giờ để bắt đầu viết lá thư thứ ba. 

Bây giờ xin nói về ba tôi. Ba tôi tên là Đoàn Thế Cần. Ba tôi mất năm 1983, thọ 80 tuổi; lúc ấy tôi được 58 tuổi. Suốt đời tôi, tổng cộng thời gian bố con tôi cùng sống chung dưới một mái nhà chắc là không tới ba năm. (Và thời gian tôi được sống gần má tôi có lẽ hơn chín năm, nhưng chưa tới mười năm). Tôi không có được bao nhiêu kinh nghiệm về tình cảm cha con. Có thể vì vậy mà trong các tác phẩm của tôi không thấy bao nhiêu nhân vật được hưởng thứ tình cảm ấy. 


Thư Võ Phiến viết về vợ và bạn

Vợ chồng nhà văn Võ Phiến-Viễn Phố

Los Angeles ngày 4.12.1991 

Thân gửi anh Nguyễn Hưng Quốc, 

Vậy mà từ thư trước đến thư này cũng cách nhau cả tháng! Anh phải dạy học, tôi đã nghỉ việc nằm nhà nhưng cũng không nhàn rảnh được. Lần này là chuyện tôi với... bà xã. 

Trong lá thư viết ngày 2.7.91, có câu “Làm việc đoàn thể tôi quen với nhà tôi”, khiến có thể hiểu lầm là tôi chỉ được biết nhà tôi sau 1945. Thực ra trong lá thư ngày 26.4.91 đã có đoạn nói rằng nhà chúng tôi ở gần nhau, thuở nhỏ chúng tôi cùng học một thầy v.v... 


Nguyễn Hưng Quốc: Đến với Võ Phiến

Mãi đến năm 30 tuổi, tôi mới đọc Võ Phiến, lần đầu. 

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao có cái sự muộn màng như thế. Tôi mê sách từ nhỏ. Ngay trong những năm đầu của trung học, tôi đã ngốn ngấu hầu như toàn bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn cũng như của những tác giả thường được gọi là “tiền chiến”, từ Nguyễn Tuân đến Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Trần Tiêu, từ Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính, Huy Cận, Hồ Dzếnh, v.v... Sau khi “nuốt” hết các tác phẩm được coi là kinh điển đối với học sinh trung học, tôi “tấn công” dần sang các tác giả nổi tiếng của miền Nam thuở ấy. Tôi đọc nếu không hết thì cũng gần hết tác phẩm của Mai Thảo, Chu Tử, Tuý Hồng, Nhã Ca, Thuỵ Vũ, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mạnh Côn, v.v... Nhiều vô kể. Chỉ riêng Võ Phiến, tôi chưa đọc quyển nào. 


Trần Doãn Nho: Một vài kỷ niệm với nhà văn Võ Phiến

 Đầu tháng 9/2023 vừa rồi, tôi đi quận Cam thăm bạn bè. Nhân 8 năm ngày nhà văn Võ Phiến ra đi (28/9/2015), chúng tôi gồm các anh Cung Tích Biền, Phạm Phú Minh, Thành Tôn và tôi, Trần Doãn Nho, ghé thăm bà Võ Phiến (tên thật là Viễn Phố) hiện cư ngụ tại Little Sài Gòn. Tuy đã 93 tổi, nhưng trông bà còn rất khỏe mạnh. Bà vẫn đọc sách hàng ngày. Gặp chúng tôi, bà nhớ tên và tác phẩm từng người. 


Nguyễn Hưng Quốc: Võ Phiến, những lần gặp sau cùng

Nhà văn Võ Phiến (trái) và nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. Hình chụp tại nhà Võ Phiến năm 2014

Mỗi lần có dịp qua Nam California, một trong những người đầu tiên tôi đến thăm bao giờ cũng là Võ Phiến. Chủ yếu là vì tình thân. Tôi quen với khá nhiều người cầm bút Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nhưng người tôi gần gũi nhất có lẽ là Võ Phiến. Gần, chủ yếu là vì, trong thời gian viết cuốn Võ Phiến (1996), tôi đọc ông nhiều và rất kỹ; và cũng vì, trong suốt thời gian chuẩn bị tài liệu cho cuốn sách ấy, kéo dài cả mấy năm, tôi và Võ Phiến thường xuyên liên lạc thư từ với nhau. Thư, thoạt đầu, khá khách sáo; sau, cứ dần dần thân thiết. Sự thân thiết, thoạt đầu, giống như tình bạn, thứ bạn vong niên trong văn nghệ, dần dần, giống như tình gia đình: Tôi xem Võ Phiến như một ông bác. Khi đã xem như bác, việc thăm viếng trở thành một cái lễ, một thứ bổn phận.


Võ Phiến: Bắt Trẻ Đồng Xanh

Trong những ngày gần đây ai nấy chỉ những xôn xao về chuyện ngưng chiến: Bao lâu nữa nhỉ? Làm gì bây giờ?

Trong bao nhiêu năm trời, chúng ta đã quen với nếp sống chiến tranh đến nỗi hòa bình làm chúng ta bối rối. Nhưng thiết tưởng ngưng chiến không đáng làm chúng ta bận tâm đến thế. Chiến tranh này sắp kết thúc, bằng cách này hay cách khác, hoặc sớm hơn một ít hoặc chậm hơn một ít. Chuyện phải đến rồi sẽ đến, nó xảy đến ra sao dường như cũng đã được trù liệu.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Bùi Văn Phú: Tưởng nhớ bà Jean Libby (1940-2023)

Khoảng đầu thập niên 2000, trong một lần gặp thi sĩ Nguyễn Chí Thiện [1939-2012] tôi có hỏi về bản thảo tập thơ “Tiếng vọng từ đáy vực” của thi sĩ và những tài liệu liên quan, ông nói đã đưa hết cho bà Jean giữ.

Tập sách về thi sĩ Nguyễn Chí Thiện,Nxb Allies For Freedom, 2008
(Ảnh: Bùi Văn Phú)

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

9 năm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra đi (13/9/2014 –13/9/2023)

Nhà văn, nhà báo, nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng (7/7/1940–13/9/2014)
(Hình: Cuong Tran).

Nguyễn Mạnh Trinh: Nguyễn Xuân Hoàng, vài nét về tác giả & tác phẩm

Một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng


Thời đại của Nguyễn Xuân Hoàng là một thời thế đặc biệt. Ở đó, đầy những biến cố từ thuở kháng chiến chống Pháp, đến thời đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa, từ những cuộc di cư đến ngày di tản, từ cuộc vượt tuyến di cư vào Nam đến vượt biển tị nạn xứ người. Những biến cố ấy tạo cho cả một thời đại những nét chung mang nhưng lại là những điều riêng biệt trong ký ức mỗi người.


Tùy bút Nguyễn Xuân Hoàng: Barbara

Tranh Đinh Trường Chinh
Rappelle – toi Barbara
Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour – là
Et tu marchais souriante
Epanouie ravie ruisselante

Sous la pluie …
Rappelle – toi Rappelle – toi
quand même ce jour – là
N’oublié pas
Un homme sous un porche s’abritait
Et il a crié ton nom
Barbara


Jacques Prévert (Paroles)


Trần Doãn Nho: Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay

“Đừng để tờ Văn chết!” Mai Thảo nói với Nguyễn Xuân Hoàng như thế.


Và Văn sống lại. Một đời sống khác.


Nguyễn Xuân Hoàng (NXH) nhận Văn từ Mai Thảo vào giữa năm 1996. Một trong những yêu cầu của Mai Thảo là giữ nguyên mục Sổ Tay vốn do Mai Thảo viết từ ngày ông tái bản Văn ở hải ngoại. Lúc đầu, NXH không đồng ý, muốn đổi thành Ghi Chép, nhưng chiều ý của Mai Thảo, bốn số tiếp theo 160, 161, 162 và 163 cho các tháng Chín, Mười, Mười Một và Mười Hai, 1996 do NXH làm chủ biên vẫn có mục Sổ Tay. Nhưng rồi với sự giúp sức và đóng góp nhiệt tình từ bạn bè và văn hữu, đầu năm Đinh Sửu (1997), Văn đổi sang bộ mới, được đánh từ số 1, số Xuân Đinh Sửu: Văn của Mai Thảo trở thành Văn của Nguyễn Xuân Hoàng. Và khác với ý định ban đầu, NXH vẫn duy trì “Sổ Tay”. “Đó là lúc tôi đã tìm một cách viết sổ tay của tôi”, anh cho biết. (Văn tháng 8/2004). Và Sổ Tay NXH đã đi song hành với Văn từ lúc đó cho đến ngày tự ý đình bản.


Nguyễn Xuân Hoàng: Tự truyện của một người vô tích sự

Trong đời sống, mất mát nhiều hơn là thu nhận.
Cây lúa sẽ không trổ bông, nếu trước đó nó không chết đi.
Hãy sinh động một cách không mệt mỏi, nhìn về tương lai
và nuôi dưỡng bằng những nguồn dự trữ sống chất chứa
từ trí nhớ và sự lãng quên.
—Boris Pasternak

Tôi là đứa con thứ mười hai trong một gia đình mười ba anh chị em. Mười ba người con trong một gia đình, con số ấy đâu có nhỏ, phải không? Nhưng biết làm sao! Có ai trên đời này được quyền chọn nơi chốn, gia đình hay dân tộc để chào đời đâu. Tóm lại, tôi là một người Việt Nam ra đời ở miền Trung, trong thời chiến, dưới một mái nhà “đông dân” và “kinh tế gia cảnh” đang hồi sa sút.