Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023
Bùi Văn Phú: Tưởng nhớ bà Jean Libby (1940-2023)
Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023
9 năm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra đi (13/9/2014 –13/9/2023)
![]() |
Nhà văn, nhà báo, nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng (7/7/1940–13/9/2014) (Hình: Cuong Tran). |
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 7 tháng 7 năm 1940 tại Nha Trang (Khánh Hòa). Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Văn Khoa (Triết học), Viện Đại học Đà Lạt (1958–1961), rồi giảng dạy môn Triết tại trường trung học Ngô Quyền ở Biên Hoà, trường Pétrus Ký ở Sài Gòn. Ngoài ra, ông còn làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn ở Sài Gòn (1972–1974).
Nguyễn Mạnh Trinh: Nguyễn Xuân Hoàng, vài nét về tác giả & tác phẩm
![]() |
Một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng |
Thời đại của Nguyễn Xuân Hoàng là một thời thế đặc biệt. Ở đó, đầy những biến cố từ thuở kháng chiến chống Pháp, đến thời đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa, từ những cuộc di cư đến ngày di tản, từ cuộc vượt tuyến di cư vào Nam đến vượt biển tị nạn xứ người. Những biến cố ấy tạo cho cả một thời đại những nét chung mang nhưng lại là những điều riêng biệt trong ký ức mỗi người.
Tùy bút Nguyễn Xuân Hoàng: Barbara
Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour – là
Et tu marchais souriante
Epanouie ravie ruisselante
Sous la pluie …
Rappelle – toi Rappelle – toi
quand même ce jour – là
N’oublié pas
Un homme sous un porche s’abritait
Et il a crié ton nom
Barbara
…
Jacques Prévert (Paroles)
Trần Doãn Nho: Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay
“Đừng để tờ Văn chết!” Mai Thảo nói với Nguyễn Xuân Hoàng như thế.
Và Văn sống lại. Một đời sống khác.
Nguyễn Xuân Hoàng (NXH) nhận Văn từ Mai Thảo vào giữa năm 1996. Một trong những yêu cầu của Mai Thảo là giữ nguyên mục Sổ Tay vốn do Mai Thảo viết từ ngày ông tái bản Văn ở hải ngoại. Lúc đầu, NXH không đồng ý, muốn đổi thành Ghi Chép, nhưng chiều ý của Mai Thảo, bốn số tiếp theo 160, 161, 162 và 163 cho các tháng Chín, Mười, Mười Một và Mười Hai, 1996 do NXH làm chủ biên vẫn có mục Sổ Tay. Nhưng rồi với sự giúp sức và đóng góp nhiệt tình từ bạn bè và văn hữu, đầu năm Đinh Sửu (1997), Văn đổi sang bộ mới, được đánh từ số 1, số Xuân Đinh Sửu: Văn của Mai Thảo trở thành Văn của Nguyễn Xuân Hoàng. Và khác với ý định ban đầu, NXH vẫn duy trì “Sổ Tay”. “Đó là lúc tôi đã tìm một cách viết sổ tay của tôi”, anh cho biết. (Văn tháng 8/2004). Và Sổ Tay NXH đã đi song hành với Văn từ lúc đó cho đến ngày tự ý đình bản.
Nguyễn Xuân Hoàng: Tự truyện của một người vô tích sự
Tôi là đứa con thứ mười hai trong một gia đình mười ba anh chị em. Mười ba người con trong một gia đình, con số ấy đâu có nhỏ, phải không? Nhưng biết làm sao! Có ai trên đời này được quyền chọn nơi chốn, gia đình hay dân tộc để chào đời đâu. Tóm lại, tôi là một người Việt Nam ra đời ở miền Trung, trong thời chiến, dưới một mái nhà “đông dân” và “kinh tế gia cảnh” đang hồi sa sút.
Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023
22 năm vụ tấn công ngày 11/9
![]() |
Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) ở Lower Manhattan, Thành phố New York, ngày 11/9/2001. |
Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023
Phạm Quốc Bảo: Trần Tuấn Kiệt – mấy nhắc nhớ còn sót lại
![]() |
Nhà thơ Sa Giang Trần Tuấn Kiệt (1/6/1939-- 8/10/2019) |
Tháng 9, tháng 10 năm 2019, tôi có tới bốn thân hữu trên dưới sáu mươi năm quen biết, họ đã cùng nhau bỏ ra đi vào cõi vô cùng: Du Tử Lê - Nguyễn Tường Quý - Nguyễn Văn Trung và Trần Tuấn Kiệt. Thời gian ấy, tâm tư xáo trộn, thẫn thờ cả tháng. Chưa bao giờ tôi bị xúc động mạnh đến thế; và dĩ nhiên, chẳng có thể viết ra được một lời nào về họ!
Riêng Trần Tuấn Kiệt thì đặc biệt có khác: Trước đấy và sau này, dù sao tôi cũng đã có dịp đề cập tới ở một vài thời điểm nhân tiện nào đó [1].
Thế thôi. Chứ mấy năm nay, mỗi lần tình cờ có sự kiện gì đấy trực tiếp hay gián tiếp nhắc nhớ đến họ, lòng tôi cứ buồn bã khôn nguôi. Thêm nữa, sống được đến từng tuổi tám mươi này, cá nhân tôi thực sự chẳng muốn tự khêu gợi cho mình những nỗi buồn khó chịu kiểu ấy nữa..
Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023
Phan Thanh Tâm: Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh: Hai cột trụ của nghề báo-kiến thức và đạo đức
Theo nhà báo lão thành, kiến thức là trí, đạo đức là tâm. Nếu có trí giỏi mà không có tâm lành, nghề viết cũng chẳng thành tựu được bao nhiêu. Khi đã viết, không phải chỉ viết bằng tay mà viết bằng cả con tim. Bí quyết của trau dồi kiến thức là khiêm tốn và học từ sách vở tra cứu, học từ bạn và đồng nghiệp; quan trọng nhất là học từ độc giả. Nhà báo Sơn Điền sinh ở Bắc Giang, hưởng thọ 92 tuổi, qua đời ngày 12/8/2012 tại Cali. Bài báo cuối cùng là bài Kinh Động Vũ Trụ trên mạng ngày 19/7/12 nói về các nhà thiên văn Mỹ đã tạo ra một loại máy khám phá những bí mật của Hoả tinh.
Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023
Đinh Quang Anh Thái: Nguyễn Tất Nhiên–chiếc quần mới và bữa thịt chó cuối năm cũ
![]() |
Chân dung nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (30/5/1952-03/08/1992). |
Và không chỉ có một mình nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên.
Sau ngày 30/4/1975, dưới chế độ mới, hàng trăm, hàng ngàn văn nghệ sĩ miền Nam đã phải đi “học tập cải tạo”, phải lăn lộn với những công việc lao động vất vả để mưu sinh, khiến tài năng họ mỏi mòn, thui chột, nhiều người đã phải từ bỏ nghiệp văn chương, sống thầm lặng trên quê hương hoặc phải bỏ nước ra đi bắt đầu lại từ đầu trên xứ người. Còn văn học miền Nam, một nền văn học “chói sáng” và “huy hoàng”-chữ dùng của nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, một người từ miền Bắc, thì đã bị nhà cầm quyền tìm mọi cách tiêu diệt và cho đến bây giờ, gần nửa thế kỷ trôi qua, dòng văn học ấy vẫn chỉ tồn tại “ngoài lề”…
Lý Đợi, Trần Tiến Dũng: Tạm biệt thầy Cù An Hưng
![]() |
Thầy Cù An Hưng. Ảnh: Facebook Trần Tiến Dũng. |
Cù An Hưng (1940, Nam Định - 3/8/2023, TP.HCM) là thầy dạy toán nổi tiếng, với nhiều thế hệ học trò định danh được với toán học.
Với nhiều người dân cư xá Lữ Gia, thầy là người giỏi chơi cờ tướng, đánh trận rất sảng khoái.
Với giới làm thơ, thầy là tín đồ của thơ, say sưa dịch thơ. Và dịch rất hay.
Thầy có thể dịch thơ từ tiếng Pháp, tiếng Anh và cả chữ Hán, có thể tra cứu được chữ Nôm.
Tôi và Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán chưa học thầy giờ nào, nhưng lúc nào cũng xưng thầy trò.
Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023
Đọc lại truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu: Kinh Kha, con chủy thủ và đất Tần bất trắc
(Văn số 58 ngày 15/5/1966)
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu (19/11/1936-02/08/2016)
TIỂU SỬ
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại làng Mậu Hòa, huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. 1954 di cư vào Nam với gia đình, lúc đầu ở Huế, Nha Trang, từ năm 1957 sống hẳn ở Sài Gòn và bắt đầu viết nhiều: tạp văn, tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài. Tiểu thuyết đầu tay Đầy tuổi tôi đăng trên tạp chí Văn Nghệ từ số 2, tháng 3/1961 (sau in thành sách đổi tên là Tuổi nước độc, Văn, 1966).
Đọc lại truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu: Niềm đau nhức của khoảng trống
Bút ký Dương Nghiễm Mậu: Địa Ngục Có Thật
Năm giờ sáng ngày ba mươi Tết tôi thức dậy trong thành phố Huế, trời lạnh buốt, sương muối đọng trên những lá cây rơi xuống mặt, xuống cổ buốt như những mũi kim nhọn chích vào da thịt. Những người bạn mới thân và những người bạn cũ đã đến, chúng tôi hẹn nhau đi ăn sáng trước khi tôi trở về Sài Gòn sau một tuần lễ ở lại cố đô, người bạn hơn tôi hai tuổi vừa ở trong quân ngũ bốn năm ra nói với tôi: đã thay đổi ý kiến chưa. Tôi cười nói chưa, tôi đã nói tôi cũng muốn ở lại, câu chuyện còn dài lắm, nhưng tôi nghĩ có những điều mình không phải nói với nhau mà đã hiểu rồi, tôi trở về vì ở trong đó còn cha già và những người thân yêu, tôi vẫn không ngừng cố gắng để làm những gì tôi có thể làm được, dù đó là một việc nhỏ nhưng tôi không nghĩ việc có mặt của người con cả trong một gia đình trong đêm giao thừa là
Nguyễn Viện: Dương Nghiễm Mậu– Con chủy thủ và đất Tần bất trắc
Từ trái qua: Phan Nguyên, Nguyễn Viện, Dương Nghiễm Mậu, Nam Dao, Trần Thị Ngh. |
Khi mới học trung học đệ nhị cấp (cấp 3
bây giờ), tôi đã có may mắn được tiếp cận với các tạp chí văn học như Bách
Khoa, Sáng Tạo và đặc biệt là Văn Nghệ do ông anh họ (không nhớ vì lý do gì) đã
quẳng lại nhà tôi cùng rất nhiều sách báo thời ấy, kể cả một tập thơ chép tay của
anh. Qua đó, tôi biết đến tên nhà văn Dương Nghiễm Mậu, đồng sáng lập tạp chí
Văn Nghệ với nhà văn Lý Hoàng Phong (anh ruột nhà thơ Quách Thoại). Cũng qua tạp
chí này, tôi biết thêm một nhà văn khác rất cá biệt, nhưng viết không nhiều là
Nguyễn Nghiệp Nhượng, mà đến tận sau này, tôi mới có dịp gặp nhân đến viếng đám
tang anh Dương Nghiễm Mậu.
Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023
Cao Tuấn: Tháng 7 tưởng niệm Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy: "Thác là thể phách, còn là tinh anh !”
![]() |
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy (02/11/1924 – 28/7/1990) |
Cuối cùng ai cũng phải chết. Đối với đại đa số người ta, ngoài phạm vi gia đình riêng, chết là hết. Nhân vật lịch sử thì khác. Chết mà vẫn còn. Ảnh hưởng của họ sau khi chết có thể quan trọng hơn cả ngay khi còn sống. Ông Nguyễn Ngọc Huy (02/11/1924 - 28/07/1990) là một người như vậy hay là một trường hợp như vậy.
Nói như thế có quá đáng không?
Câu trả lời phải tìm trong cuộc đời tranh đấu phi thường của ông Nguyễn Ngọc Huy trong một giai đoạn lịch sử rất phức tạp, khó khăn. Và phải nghĩ cả đến tương lai của nước Việt Nam - sẽ Độc Lập, Dân Chủ, Tự Do, Hòa Bình, Hạnh Phúc hay vẫn tiếp tục chìm đắm, suy đồi trong độc tài, đảng trị để rồi tan biến không dấu vết vào nước Tầu Cộng Sản?
Làm chính trị đúng đắn cũng là làm cách mạng
Trong bài thơ "Anh Hùng Đất Việt" ông Nguyễn Ngọc Huy sáng tác ngày 27/07/1948 - vào khoảng 3 năm sau khi gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng ở tuổi 21 - được in trong tập thơ Hồn Việt, dưới bút hiệu Đằng Phương có đoạn như sau :
Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023
Truyện ngắn Túy Hồng: Lòng thành
![]() |
Nhà văn Túy Hồng (12/10/1938 –19/7/2020) |
Nhà văn Tuý Hồng tên thật Nguyễn Thị Tuý Hồng, sinh ngày 12/10/1938 tại Chí Long, Phong Điền, Thừa Thiên. Tốt nghiệp đại học sư phạm 1 năm tại Huế. Nghề chính: dạy học trường Hàm Nghi (Huế), trường Mạc Đĩnh Chi (Saigon). Bắt đầu viết truyện ngắn “Bát Nước Đầy” năm 1961 rồi nghỉ hai năm liền, sau đó mới viết lại. Từ 1969 đến 1973: viết tiểu thuyết hàng ngày cho các nhật báo. Được giải nhất Văn học Nghệ thuật Sài gòn 1970 với tác phẩm "Những Sợi Sắc Không".
Sang Mỹ năm 1975 và định cư tại Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ từ năm 1976.
Đã cộng tác với: Văn Hữu, Bách Khoa, Lập Trường, Văn, Văn Học, Tin Sách, Nghệ Thuật, Kịch Ảnh, Con Ong, Diều Hâu, Tia Sáng, Độc Lập, Tin Sáng, Thần Phong, Thời Nay, Đời Nay, Khởi Hành, Tiền Tuyến, Vấn Đề…
Tản mạn Túy Hồng: Thanh Nam
Không một con chó nào dám xông ra khỏi nhà đi đêm, không một con mèo nào nhẩy lên mái ngói gào kêu. Khi chúng tôi theo họ đạo đi lễ về thì tấm khăn len choàng cổ Thanh Nam đóng băng và hơi thở chàng nặng.
Trước khi đi nhà thờ, Thanh Nam đã nướng sẵn trong lò sưởi một viên gạch để khi trở về sẽ gói vào tấm vải len cho vào mền. Mấy thằng con kêu: “nóng quá bố ơi!” rồi chúng đạp tung tấm chăn xuống thảm.
Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023
Thơ Quảng Tánh Trần Cầm: Mưa áp thấp nhiệt đới
![]() |
Tu chợ. Tranh: Lê Thánh Thư. |
nếp nhăn vết sẹo dấu chàm
mảng đời vụt lướt ngang. bất chợt
trong đồng vọng của phần đời sau lưng
nỗi nhớ niềm đau như loài gặm nhấm
Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2023
Truyện ngắn Bùi Bích Hà: Lẻ bóng
Nhà văn Bùi Bích Hà (11-1-1938 – 14-7-2021) |
Nhà văn Bùi Bích Hà qua đời sáng Thứ Tư, 14 Tháng Bảy năm 2021, tại bệnh viện St. Joseph, Orange, hưởng thọ 83 tuổi.
Trước năm 1975, bà dạy học tại các trường Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), và Nguyễn Trãi (Sài Gòn).
Năm 1986, bà định cư tại Hoa Kỳ, viết sách và làm việc trong lĩnh vực truyền thông với nhiều cơ sở khác nhau.