Hiển thị các bài đăng có nhãn Tương Lai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tương Lai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Tương Lai: "Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông" (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 137)

Trong cơn lốc của những sự biến và hội họp biểu quyết liên miên với nhữn lời hùng biện đao to búa lớn, rồi thề thốt mùi mẫn, rồi tràng giang đại hải của những ngợi ca, bốc thơm bình luận của những “cây cao bóng cả”, rồi những “lũ ngẩn ngơ “Ong non ngứa nọc châm hoa rữa , Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa” của một “lũ ngẩn ngơ”* bỗng nhớ đến câu thơ của “thiên tài kỳ nữ” Hồ Xuân Hương “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông…”* nhằm nhẹ nhàng mượn hình tượng thơ để chuyển tải đôi điều suy ngẫm. Thế thôi.

 Đứng xem chuông thì có gì phải nói? Tịnh không có gì phải bàn bạc, xem xét chỉnh sửa quan điểm lập trường, hoặc soi xem liệu trong đó có cài cắm ý tưởng chống đối hay xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách gì không, hoặc có luận điệu phản động nào trong đó không? Câu tiếp theo là câu tường thuật nôm na, hiền hoà pha chút tinh quái của nụ cười nghịch ngợm của bà chị xoa đầu lũ trẻ ranh :“chúng bảo nhau rằng ấy ái uông”* ,không có chút gì nguy hiểm cho chế độ cả.  

Ấy thế mà, đọc mấy cuốn sách do Nhà xuất bản Văn học trình làng từ cuối những năm 1982 cho đến 2002 [đấy là tạm dẫn trong 20 năm] trong các bài thơ của Hồ Xuân Hương được dẫn ra đều không có câu thơ trên. Thậm chí, trong “Tác phẩm và Dư luận”  kể cả những “dư luận” được dẫn ra từ những bài viết của những cây bút có uy tín, có trách nhiệm và phóng khoáng trong tư duy nghệ thuật cũng không có câu thơ nói trên. 


Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Đào Công Tiến, Tương Lai: Thư góp ý với các vị lãnh đạo

Kính Gửi Các Vị Lãnh Đạo Đảng Và Nhà Nước

 

Trên mạng lưới báo chí và truyền thông đại chúng đã đăng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII và kêu gọi đảng viên, nhân dân góp ý.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, chúng tôi trân trọng góp đôi điều với Đảng như sau :

1. Đại hội Đảng 13 đang được tiến hành từ cơ sở trở lên theo nguyên tắc tập trung dân chủ được ghi rõ trong Điều lệ Đảng. Dõi theo tiến trình Đại hội từ cấp cơ sở lên đến tỉnh, thành phố, chúng tôi thấy nguyên tắc đó bị vi phạm nghiêm trọng. Ví dụ nổi bật nhất là việc điều động khá nhiều đảng viên về tham gia cấp ủy và nói rõ những đảng viên này sẽ là Bí thư Thành Ủy, hay Tỉnh ủy để rồi đại hội sẽ bầu như trường hợp Đảng bộ TP Hồ Chí Minh và Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp là ví dụ.

Đối chiếu mục 4, Điều 2, Chương 2 Nguyên tắc Tổ chức và Cơ cấu tổ chức ghi trong Điều lệ Đảng : “Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt khôngthể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Bộ Chính trị” và Mục 6, Điều 13 : “Đối với tổ chức đảng không thể mở đại hội được, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy của tổ chức đảng đó”. Vậy mà, các cấp ủy Đảng nói trên đâu phải là những đơn vị “hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Bộ Chính trị ”, cũng không là “không thể mở đại hội được, để cần phải có cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy của tổ chức đảng đó”. Vậy thì việc điều động ông Nguyễn Văn Nên về làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, hay điều động ông Lê Quốc Phong, về làm bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp “rồi sẽ được Đại hội bầu”vi phạm Điều lệ Đảng.

Điều này gây xôn xao trong dư luận : liệu có phải ông Nguyễn Thiện Nhân và Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Lê Minh Hoan và Thường vụ tỉnh ủy Đồng Tháp đã vi phạm điều gì nghiêm trọng lắm mà phải vô hiệu hóa ngay không thì không kịp. Người ta liên tưởng đến trường hợp ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị bắt cấp tập khi Hà Nội đang chuẩn bị Đại hội! Nếu không phải vì lý do nói trên thì là một sự áp đặt, mất dân chủ trầm trọng. Trường hợp điều động ông Lê Minh Hoan, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, một bí thư Tỉnh ủy năng động, gần dân, có uy tín cao trong đảng viên và nhân dân tỉnh Đồng Tháp về làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là một ví dụ khá điển hình về sự áp đặt.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Tương Lai: Đôi Dòng Muộn Mằn Khóc Tiễn Đưa Nhà Văn Hóa Phan Ngọc Về Cõi Vĩnh Hằng

Đang bệnh, phải nằm viện, rồi về nằm nhà đã mấy tháng, không mở được máy tính thường xuyên, chỉ tuần đôi ba lượt mở ghi vài dòng để khỏi quên về một bài viết nhân những ngày nằm bệnh, sau đó cố gắng cập nhật một số thông tin do bạn bè trong ngoài nước gửi cho. Sáng nay mới nhận được tin anh Phan Ngọc đã mất. Lặng đi trong bùi ngùi thương nhớ. Lặng đi trong tâm trạng hối hả của tuổi 85 với cái hạn “năm Tuổi” khi chợt đọc tin nhà văn hóa Nhữ Thành, người bạn vong niên mà tôi đối xử như một người thầy, đã không còn nữa rồi!

Thế là cả ba người bạn quý mến mà tôi hết lòng kính trọng, Phan Ngọc là người cuối cùng trong “cổ học tam kiệt” [Nguyễn Tài Cẩn, Trần Đình Hượu và Phan Ngọc] đã bước vào cõi vĩnh hằng. Họ đã là người “muôn năm cũ” mà Vũ Đình Liên từng viết đầu thế kỷ 20. “Cổ học tam kiệt” cũng là theo một cách riêng là “sản phẩm một thời” để lại dấu ấn lịch sử khó quên của cánh sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội buổi ấy ngưỡng mộ tài năng của thầy mình, từ truyền miệng đến thành văn, thành danh ngôn về “tam kiệt”, về “tứ trụ”! Theo riêng cảm nghĩ của tôi, có lẽ đó cũng còn là cách mà lớp trí thức trẻ phản ứng lại với cách nhìn nhận tài năng của người trí thức qua cái gọi là “lập trường tư tưởng”“tính đảng” cực kỳ hàm hồ áp đặt, mang tính cực quyền hết sức thô bạo.

Những nhà khoa học có truyền thống gia đình là trí thức, giàu lòng tự trọng như Phan Ngọc đương nhiên không thể không cưỡng lại sự áp đặt thô bạo, động chạm đến nhân cách của người trí thức.

Phan Ngọc với bút danh Nhữ Thành đã nối dài với những tác phẩm lừng danh đông tây. Những tác phẩm này thật ra đã hoàn thành nhiều năm trước nhưng vẫn phải chất trong tủ, nằm trong ngăn kéo. Nhờ đôi mắt xanh cùng với tấm lòng nhân hậu và bản lĩnh của anh Lý Hải Châu, Giám đốc Nhà Xuất Bản Văn học, những bản dịch công phu với bao tâm huyết của Phan Ngọc mới được xuất bản, được bày trên kệ sách và đến được độc giả .

Từ Sử Ký của Tư Mã Thiên đến Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần mà ông là đồng tác giả. Là chủ biên, dịch và giới thiệu Shakespeare, đến tham gia với ba người bạn cùng dịch “Chiến tranh và Hòa bình” của L.Tonxtoi và bao nhiêu tác phẩm có giá trị khai sáng khác.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Tương Lai: Cảm nhận “Thiên An Môn”

Đã 30 năm trôi qua, sự kiện đẫm máu Thiên An Môn từng hằn sâu vào ký ức thế kỷ XX vẫn đang là nỗi ám ảnh ghê rợn đối với con người đang sống trong thế kỷ XXI. Ghê rợn về tội ác của quyền lực thống trị khoác bộ áo “vì nhân dân”, thậm chí còn dám trương tấm biển “trung thành với lý tưởng giải phóng nhân loại, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Lời cảnh báo của J. Fucik “Hỡi con người, hãy cảnh giác!” viết tại nhà tù Pankrac ở Praha trước khi bị phát xít Đức giết, nhằm lên án tội ác của phát xít và nhân danh người cộng sản để nhắc nhở nhân loại cảnh giác trước họa phát xít. Oái oăm thay, lời cảnh báo ấy nay đang chĩa thẳng vào chính những kẻ cầm đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc đang duy trì một chế độ phát xít kiểu mới đã tàn sát những người con ưu tú của dân tộc Trung Hoa giương cao ngọn cờ dân chủ trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.1989 và những người đồng chí cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa với chúng 

Biết rõ đây là một vết nhơ khó rửa của một quốc gia đang nuôi mộng siêu cường, nhà cầm quyền Trung Quốc tìm mọi cách để cố xoá đi trong đầu óc thần dân của họ và trong đôi mắt của những người có lương tri trên thế giới sự kiện nhơ nhớp đó. Bằng mọi thủ đoạn bạo lực và dối trá, chúng quyết làm cho “một thế hệ cũ không được phép nhớ, một thế hệ mới không được phép biết” khi mà những kẻ nối bước Mao đặc biệt là Tập Cận Bình đang bằng mọi thủ đoạn để duy trì và cải tiến cái chính quyền được “đẻ ra từ họng súng” theo tuyên ngôn của Mao bằng mọi giá! Cho nên không lạ khi vừa rồi tại Singapore, viên tướng Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Nguỵ Phương Hoà trắng trợn trả lời các nhà báo về sự kiện Thiên An Môn “đó là chính sách đúng”. Y nói rằng chính “nhờ vậy mà đã có ổn định và phát triển” “30 năm đã chứng tỏ Trung Quốc đi qua các đổi thay to lớn” (BBC 2.6.2019). Xin nhắc là tên tướng Tàu này vừa được tay bắt mặt mừng ở Hà Nội hai ngày trước khi y đến Shangri La. 

Hai từ “ổn định” thật quá đỗi quen tai. Đúng là thầy nào tớ ấy. Thì chẳng phải cái luận điệu cần có “ổn định” để “phát triển” đã trở thành điệp khúc trong mọi diễn văn, những lời rao giảng của Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu của ông ta đó sao. Đây là cái mộc được dùng để che chắn cho những hành động đàn áp tàn nhẫn những người dân, đặc biệt là những những người trẻ tuổi trong tay không một tấc sắt, đấu tranh chống lại bọn xâm lược Trung Quốc trong các cuộc biểu tình cùng những biểu hiện đòi dân chủ và quyền con người bằng biện pháp ôn hoà. 

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Tương Lai: Thời gian nghiệt ngã và những bước đi oái oăm của lịch sử

Lịch sử là con người nhân với thời gian. Mà thời gian thì không ngừng cuộn chảy, cuốn theo những biến động dữ dội. Trong miệt mài dòng chảy ấy, thời gian nghiệt ngã đã xóa nhòa biết bao những điều cứ ngỡ như mãi có giá trị, đồng thời làm nổi bật những giá trị không sợ sự khảo nghiệm của thời gian. Lại cũng chính thời gian đang kết nối quá khứ với hiện tại. 

Một quá khứ gần và một quá khứ xa đang hòa quyện, trộn lẫn với nhau trong những biến động của thời cuộc, chất chứa bao câu hỏi cần phải có câu trả lời. Thế nhưng câu trả lời gần với sự thật hơn cả, tiệm cận được với chân lý hơn cả, thì cũng lại phải cậy vào thời gian. Và rồi, cũng chính thời gian đã tích tụ vô vàn mảnh vụn của niềm tin, của ý chí mà từ đó nảy sinh tư tưởng của một thời đại.

Người Hà Nội xuống đường ngày 19.8.1945

Hơn nữa, lịch sử không mấy khi đi một lèo theo con đường thẳng tắp, mà thường khấp khểnh, gập ghềnh tựa như như dòng sông uốn lượn theo địa hình mà nó chảy qua. Có những đoạn sông gấp khúc, lại có lúc tưởng như sông chảy ngược, nhưng thật ra sông vẫn xuôi về biển cả. Vả chăng, lịch sử là một sự vận động trong thế tương quan giữa nhiều lực nhằm tìm ra một hợp lực, vạch ra con đường đi của nó. Ngày từ đầu, và cho đến bây giờ và mãi mãi, những hợp lực ấy vẫn do các cá nhân hiện thực tạo ra song vẫn không là phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân họ. 

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Tương Lai: Khơi dậy lòng tự hào tự tôn dân tộc ư? Bằng cách nào?

Kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc Kháng chiến 19.12.1946 càng khơi dậy sự phẫn nộ trong lòng mỗi người Việt Nam có lương tri đang ưu tư về vận nước khi truyền thống vẻ vang đang bị băng hoại vì một bộ phận cầm quyền chóp bu đặt lợi ích của chúng, được khoác cho tấm áo “ý thức hệ” rách nát lên trên Tổ quốc và dân tộc...
Mặc cho nước mắt giàn giụa, tôi vẫn chú mục vào màn hình tivi đang có hình ảnh “Hà Nội 12 ngày đêm”. Những giọt nước mắt thanh lọc tâm hồn nhờ những hoài niệm ập đến. Vâng, thanh lọc tâm hồn! Để làm gì? Để tìm lại cho mình những phút sống cứ ngỡ đã một đi không trở lại bởi những uế tạp nhiễu nhương đang đầu độc mình, mà dù có gắng hết sức để xua đi bộ mặt lì lợm ấy, vẫn chất giọng ngái ngủ đều đều phát buồn nôn ấy mà vẫn không sao thoát được. Thế rồi, từng hình ảnh, từng câu chuyện kể lại của Hà Nội quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh như một chất tẩy độc loại bỏ cái ám ảnh tệ hại kia ra khỏi đầu óc.
Những hoài niệm ấm lòng bật dậy, lay động tâm hồn. Chẳng hiểu sao chợt nhớ đến câu thơ Thâm Tâm: “Đưa người ta không đưa qua sông / Sao có tiếng sóng ở trong lòng” cho dù thơ của con người Hà Nội ấy viết từ những năm 40.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Tương Lai: Nhìn ra xa, rồi nhìn lại gần

Một cái nhìn lướt về thế giới có thể gợi lên cảm giác về cơn sóng cồn đại dương đang dồn dập khuấy động cuộc sống của con người từ Tây sang Đông trong mọi quốc gia trên các châu lục từ cú sốc toàn cầu (a global upheaval) kể từ sau chiến tranh thế giới II. Cú sốc làm phá sản mọi “ý thức hệ” cùng các thứ “chủ nghĩa” từng ngự trị trong đầu óc của không ít những công dân của thế giới. Cú sốc này đang khuấy động tư duy của những cái đầu biết nghĩ và dám có trách nhiệm với chính mình và đất nước của mình để phải có một cách nhìn mới trước một trang mới của lịch sử được mở ra với những luật chơi mới trên bàn cờ quốc tế đang sắp xếp lại.
Người ta không khỏi giật mình trước “giấc mơ Đại Trung Hoa” của siêu cường hung đồ được họ Tập mở đầu bằng những cuộc thanh trừng quyết liệt các đối thủ chính trị cản đường với hơn 1,01 triệu quan chức bị điều tra tham nhũng, và những hành động ngạo ngược trên Biển Đông thách thức công luận trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, bên trời Tây thì cùng với sự phá sản của ý thức hệ và các thứ chủ nghĩa của một thời, lại đang nổi cộm lên một trào lưu mới với các sự kiện Brexit, Putinism và rồi Trumpism cùng những nhánh phái sinh khác mang màu sắc dân túy. Tất cả những điều trên báo hiệu thời kỳ bất định chưa biết sẽ kéo dài bao lâu và đang tác động ở nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào các vị thế địa chính trị chiến lược không giống nhau nhưng đều nguy hiểm như nhau.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Tương Lai: Nhân ý kiến của ông J. Kerry


J. Kerry vừa mời Đinh Thế Huynh đến Mỹ, vào dịp này, Ngoại trưởng Mỹ nói một câu xanh rờn: “Người dân Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cách mạng kinh tế đáng chú ý. Họ đang thực thi một nỗ lực kinh tế tuyệt vời, một nỗ lực theo kiểu tư bản”.
Ông ấy đùa dai à? Đâu có. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, từng là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng, cũng từng là một cựu binh Mỹ có mặt tại chiến trường Việt Nam, nói một cách nghiêm túc đấy chứ. Cũng chẳng phải là ngẫu hứng nhất thời, mà là một nhận định có cân nhắc từ sự chiêm nghiệm của một chính khách từng trải. Đâu phải là lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ đưa ra nhận định “động trời” đó trước mặt nhân vật được xem sẽ là “người thay thế” (đương nhiên là dự kiến) cho “mitxtơ” Trọng. Thì chẳng phải trước đó, hôm 4/10, khi thăm Brussels, Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc lại ý tưởng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ “nâng các tiêu chuẩn” tại Việt Nam. Ông nói: “Tôi vừa quay lại đó với Tổng thống Mỹ để loan báo việc mở Đại học Fulbright, hoàn toàn tự do về học thuật và sẽ đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam tại một đất nước hoàn toàn tư bản ngày hôm nay, không phải cộng sản”! Câu chuyện TPP này có một sức nặng đáng kể trong toàn bộ diễn biến mà rồi “hồi sau mới rõ” đây.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Tương Lai: “Đồng bào cốt nhục, nghĩa càng bền”

Gạo cứu trợ lại đi bán tư thương
Vào những ngày “khúc ruột Miền Trung” đang oằn mình gánh chịu lũ lụt, càng thấm thía lời Nguyễn Trãi “Đồng bào cốt nhục, nghĩa càng bền” (Bảo kính cảnh giới, bài 15). Phải vời đến Nguyễn Trãi để khẳng định trở lại cái tâm thế Việt Nam.
Khẳng định lại vì tư duy ý thức hệ được vận dụng một cách thiển cận và lệch lạc đã làm phôi pha điểm nhạy cảm bậc nhất trong lòng người Việt. Cái trọng tội đó càng hằn lên trên diện mạo xã hội khi mà thiên tai như được nhân lên với nhân tai trên cái nền đau thương của đồng bào cốt nhục đang bị dìm trong bể nước.
Chính trên cái nền đau thương đó càng lộ rõ những nghịch lý do chế độ toàn trị phản dân chủ gây ra. Một trong những nghịch lý đó là cái nhìn hằn học đầy định kiến và nghi vấn những hành động cao cả của những người dân bình thường theo tiếng gọi của trái tim mà đến sẻ chia đau thương với “đồng bào cốt nhục” của mình. Xin trích ra đây một đoạn trong bài viết trên facebook xuất hiện giữa hàng triệu facebook: “Khi cơn lũ xảy ra, các hội đoàn xã hội dân sự độc lập, nhờ tính cơ động và không bị ràng buộc bởi ý thức hệ nào, đã nhanh chóng đi đến các địa điểm lũ ngập trắng để chuyển những thùng mì tôm, lương khô và nước sạch đến cho nhân dân vùng bị hại. Có những nhóm, hội đoàn đã phải đi suốt đêm, dưới trời mưa gió. Ấy vậy mà cơ quan “kiểm soát tư tưởng nhân dân” lại bảo họ là hội đoàn bất minh đánh bóng tên tuổi.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Tương Lai: Tin ai, tin cái gì


Khi đã mất niềm tin thì thật khó sống. Ấy vậy mà khủng hoảng niềm tin lại đang là đặc điểm nổi bật nhất của môi trường sống của chúng ta hiện nay! Khủng hoảng niềm tin đè nặng lên cuộc sống của mọi người, trước hết là những người đang đớn đau ưu tư về vận nước. Trong bối cảnh đó người ta lại làm ra vẻ thức tỉnh về cái gánh nặng gánh nhẹ gì đó mà lên giọng giáo huấn để rao giảng hãy “
lấy lại niềm tin trước sự rộng lượng của nhân dân”!

Rộng lượng ư? Nhân dân thì bao giờ chẳng rộng lượng. Vì thế mà bọn sâu mọt đã khai thác triệt để sự rộng lượng ấy để “ăn của dân không từ một thứ gì”. Có kẻ ăn vội không kịp chùi mép. Đó là loại xoàng. Loại cao thủ thì chẳng những chùi rất sạch, lại vẩy thêm tí nước hoa đạo đức giả để tiếp tục khai thác sự rộng lượng của những người nhẹ dạ cả tin đang phẫn nộ về chuyện ăn không từ một thứ gì đó. Đây là chuyện ăn bẩn mà bà Phó Doan phải buột miệng nói ra tại một cuộc họp ngày 11.9.2012 chứ không phải là chuyện ăn cá biển đã được bà Bộ trưởng Y tế thông báo.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Tương Lai: Quả là “đang củng cố và tăng lên”!

Củng cố và tăng lên cái gì xin xem hồi sau sẽ rõ. Mục chống thực phẩm bẩn trên tivi đang đưa tin người ta nhuộm cá trê đen thành cá trê vàng như thế nào xem ra còn chào thua cái công nghệ biến đen thành trắng của chuyện “củng cố và tăng lên” này đấy.
Ngày 14.8.2016 tại cuộc họp với các cán bộ cao cấp đã về hưu tại TP. HCM, Tổng Bí thư Trọng dõng dạc tuyên bố: “Niềm tin trong dân được củng cố và tăng lên”. Có nhiều lý do, nhưng có lẽ đó là căn cứ vào “thực tế công tác tổ chức - cán bộ, đối ngoại, xử lý việc gây ô nhiễm môi trường biển một số tỉnh miền Trung thời gian qua cho thấy cách làm đúng, chủ trương đúng.” Đúng bốn ngày sau, súng nổ ngay trong trụ sở Tỉnh ủy Yên Bái, súng bắn vào Bí thư Tỉnh ủy rồi nổ ngay vào Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân.
Thoạt đầu, tin đưa là sự việc diễn ra tại hội trường tỉnh ủy, nhưng rồi lại có tin là hai ông Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân bị bắn chết tại phòng làm việc lúc 7 giờ 45 phút, trước cuộc họp của hội đồng nhân dân tỉnh bàn chuyện nhân sự.

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Tương Lai - Bàn thêm về chuyện “non nước thề bồi” (Mênh mông thế sự 32)

Thế rồi mọi việc cũng đã an bài. Để đỡ sáo mòn của lối diễn đạt quen thuộc trước những sự kiện nóng hổi mà báo chí chính thống đang làm, xin mượn lời Nguyễn Công Trứ trong bài thơ tả chân chuyện “Đánh tổ tôm” cho sinh động và ngắn gọn:
Đánh thì không thấp cũng không cao
Được thì vơ cả, thua thì chạy
Nào!
Thì thấp cao mà làm gì. Tất cả đã nằm trong quy trình, quy hoạch gọn ghẽ và nhanh chóng như thò tay vào túi lấy ra. Nhưng mà là chuyện đại sự quốc gia chứ đâu phải chuyện đùa, nên phải có mục tuyên thệ mà báo chí đồng loạt nhấn mạnh đây là chuyện mới.
Mà mới thật. Xin có đôi lời về chuyện mới này, chuyện “non nước thề bồi”.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Tương Lai - “Khạc chẳng ra cho, nuốt chẳng vào” (Mênh mông thế sự 29)

Đó là thế ứng xử của nhà cầm quyền dưới triều đại Nguyễn Phú Trọng vào ngày 17 tháng Ba năm nay, ngày Gạc Ma, 64 người con ưu tú của Tổ quốc ngã xuống trước mũi súng oan nghiệt của kẻ thù cố hữu: Trung Quốc xâm lược!
Mối oan nghiệt càng nặng nề hơn khi kẻ thù cố hữu này được Nguyễn Phú Trọng xem là những người đồng chí cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa đã bắn xối xả vào các chiến sĩ ta khi biết rằng các chiến sĩ và sĩ quan ta đã được lệnh từ cấp chỉ huy cao nhất của mình là không được nổ súng! Chuyện này thì không còn là “bí mật quốc gia” gì nữa khi mà sự thật oan nghiệt ấy đã được phơi bày trước công luận trong nước và thế giới.
Vậy thì “khạc chẳng ra” và “nuốt chẳng vào” cái gì? Là “khạc” và “nuốt” cái nỗi nhục mà Nguyễn Cơ Thạch đã cảnh báo: “khởi đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới”! Sự cảnh báo ấy đã trở thành hiện thực đang gây nên nỗi đau giằng xé trong lòng mỗi người Việt Nam có lương tri từng biết đến lời nguyền lịch sử mà mỗi ngọn núi, mỗi con sông, mỗi tấc đất tấc biển, mỗi áng mây trên vòm trời của Tổ quốc đều nhắc nhở. Thì chẳng phải Vua Lê Thánh Tông từng bảo với “bọn Thái bảo Kiến dương bá Lê Cảnh Huy: Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ truyền lại để làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di” mà Đại Việt sử ký toàn thư đã chép đó sao?

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Tương Lai - “Dân chủ đến thế là cùng” (Mênh mông thế sự 28)

Câu này là của ông Trọng. Đành phải mượn để tăng thêm tính hài hước cho “Mênh mông thế sự 28” thiên về “tả chân” một sự thật bẩn thỉu của cái gọi là “dân chủ phải có kỷ cương” để mong làm nhoè bớt đi sự nhầy nhụa của một sự kiện. Xin trích nguyên văn những lời vàng ngọc của ngài Tổng nói trước báo giới quốc tế: “Dân chủ đến thế là cùngkhông có dân chủ gì hơn nữa… cho nên tại sao Đại hội lần này tôi nói ngay là một đại hội biểu thị tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ”. Thế rồi kịch bản Đại hội đã được “nghiệm thu” chỉ một ngày sau lễ bế mạc – hảo, hảo “hấn háo lơ” 很好 – rất tốt. Và đây là lúc thực hiện:
Ngày 17.2.2016, cả nước tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại biên giới phía Bắc năm 1979. “Mặc dù diễn ra không quá lâu như các cuộc chiến chống Pháp, Mỹ những năm trước nhưng về tính chất, nó thậm chí còn ác liệt hơn… Có những trận đánh mà chiến sỹ ta hy sinh gần hết cả quân số một tiểu đoàn, bỏ lại thân xác nơi bãi mìn, khiến cho việc quy tập hài cốt vô cùng khó khănĐó là lời của người trong cuộc, thiếu tướng - anh hùng Lê Mã Lương, trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) hiện vẫn day dứt với hình ảnh “ẩn trong những vách đá tai mèo dựng đứng, khô khốc kia là những mảnh xương cốt mà hàng ngàn đồng đội ông vẫn nằm lại để đổi lấy hòa bình cho đất nước”. (Theo PetroTimes ngày 16.2.2016)

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Tương Lai - Bất ngờ, nhưng hiểu được

Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô1
Quốc sư Vạn Hạnh (1018)

Cuộc chiến quyền lực suốt một thời gian dài kết thúc đầy bất ngờ đã gây sốc cho không ít người, nhưng xem ra không có gì khó hiểu cả. Cái gì đến đã đến theo một hướng đã được tiên lượng về khả năng xấu nhất có thể xảy ra. Và rồi cái khả năng đó đã trở thành hiện thực theo một logic nghiệt ngã của thảm hoạ đã được báo trước. Với một tầm nhìn của một chính khách cỡ lớn, lời cảnh báo của Nguyễn Cơ Thạch dạo nào sau sự kiện Thành Đô, đang phơi bày thật trớ trêu và tàn nhẫn. Nhưng đó là một hiện thực. Một hiện thực cũng nghiệt ngã như logic của hệ luỵ từ một đường lối sai lầm, đặt ý thức hệ xã hội chủ nghĩa lên trên tổ quốc, biến kẻ cướp nước thành đồng chí.

Thế là một kế hoạch hoàn hảo được soạn thảo công phu sau quá trình tầm sư học đạo từ phương xa và những kỳ tập huấn kỹ lưỡng của cán bộ tổ chức theo chương trình ký kết đã được thực thi trọn vẹn. Và rồi những đạo diễn tài ba đã cử người đến nghiệm thu ngay sau khi Đại hội kết thúc trong tiếng ca chào mừng “như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”! Ai thắng đây?

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Tương Lai - “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt” (Mênh mông thế sự 26)


“Cho dù từng có một sự thật nghiệt ngã và đau đớn về một xã hội của loài cừu cuối cùng sẽ phải sinh ra một nhà nước của loài sói nhưng nhà nước của loài sói ấy hiện đang từng bước cáo chung khi mà nhân dân đã trải nghiệm được cuộc sống với chính mồ hôi, nước mắt của mình. Sự ngu dân bằng bưng bít thông tin và bóp méo sự thật đã không thể duy trì được trước sức mạnh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và mạng Internet nối mạng toàn cầu”. - T.L.

Vào thời điểm thách đố của những bước ngoặt thường nảy sinh những đột biến, người ta hay nói đến “vận nước”, một khái niệm trừu tượng nhuốm màu sắc huyền bí nhưng lại rất gần gũi trong tâm thế người Việt chúng ta. “Vận nước đan xen với nhau như mây quấn” (Quốc tộ như đằng lạc), có lẽ đây là câu thơ Thiền được biết sớm nhất trong bài Vận nước (Quốc tộ) của Thiền sư Pháp Thuận (915-990) đầu thế thứ X, thời dựng nước.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Tương Lai - Thế sự du du (Mênh mông thế sự 25)

Năm 2015 trôi qua để lại biết bao xáo động trong thế sự và trong tâm trạng mỗi người. Tuỳ theo chỗ đứng khác nhau mà cảm nhận và suy tư về sự xáo động ấy. Mỗi cách nghĩ đều có cái lý của riêng mình và đương nhiên, phải chịu trách nhiệm bởi chính mình. Chẳng hiểu tại sao giữa cái mênh mông thế sự đó, trong tôi thoáng gợi lên niềm cảm khái về câu thơ của Đặng Dung “Thế sự du du nại lão hà” (Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào).

Đúng là ở tuổi 80, cách nghĩ có bớt đi sự nông nỗi nhưng “nại lão hà” thì không đến trong tôi khi tôi nghĩ để viết. Có chăng là càng bị giục giã quyết liệt hơn khi viết bởi ý tưởng “Những ai chần chừ, tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục của quá khứ, sẽ sớm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi. Họ sẽ bị buộc phải suy nghĩ lại: sẽ đi đến đâu và bằng cách nào đi đến đó, khi mà có lẽ đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Tương Lai - “Càn khôn bĩ rồi lại thái / Nhật nguyệt hối rồi lại minh”

Đó là quy luật vận động của thế giới, thế giới tự nhiên, thế giới con người mà Nguyễn Trãi đã vận dụng nhằm khẳng định bản lĩnh dân tộc trước những thách đố nghiệt ngã với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của con người Việt Nam.

Càn Khôn là hai quẻ trong Kinh Dịch. cũng vậy, chỉ sự bế tắc, còn Thái là quẻ thứ 11, chỉ sự hanh thông. Từ điển Nho Phật Đạo do NXB Văn học ấn hành năm 2001 thì giải thích thêm: “quốc gia tốt đẹp hanh thông là nhờ vào sự hài hoà của vua tôi trăm họ” (tr.1317) sau khi đưa ra kiến giải “do Càn Khôn đại biểu cho hai lực lượng, tính chất, tác dụng và sự vật đối lập trong vũ trụ, vì vậy ý nghĩa tượng trưng của chúng là rất phong phú, vừa tượng trưng cho trời đất, vừa tượng trưng cho sự vật đối lập và thống nhất… cho nên nó thường được để gọi thay cho “thế giới”” (tr.141).

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Tương Lai - Lượm lặt từ những cuộc chuyện trò

(Mênh mông thế sự 21)

Tôi nhận được mấy cái email liền sau bài viết “Hãy nhìn sang Myanmar” với cùng một câu hỏi “này ông TL, vậy thì ông định nói ai là Theinsen ai là Aung San Suu Kyi của Việt Nam đấy?” Cùng thời điểm, phóng viên của hai hãng tin nước ngoài cũng truy vấn tôi đúng câu ấy.

Chỉ có liều mạng một cách ngu ngốc mới đưa ra câu trả lời cụ thể khi mà cuc diện “chính trị của Việt Nam vẫn là hộp đen” như cách nói của Jonathan London. Nhưng cũng không thể theo kiểu thầy bói nói dựa, đưa ra những đáp số ỡm ờ, hiểu thế nào cũng được.

Tôi chọn cách trả lời đúng theo mạch tư duy của chính mình, dựa vào logic của cuộc sống mà tôi đã trải và đã nghiệm: họ, tức là những “Theinsen, Aung San Suu Kyu của Việt Nam” đang ở trong khối vĩ đại của hơn 90 triệu người Việt Nam yêu nước thương nòi”.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Tương Lai - Hãy nhìn sang Myanmar


Thế là cái cần phải đến đã đến. Đến một cách ngoạn mục hiện tượng lớn lao mà những đầu óc tỉnh táo và thức thời đã từng dự báo. Ấy vậy mà vẫn không khỏi bàng hoàng với sự kiện Myanmar chấn động và đầy sức hấp dẫn này.

Một cuộc bầu cử sau 50 năm của chế độ độc tài quân sự không phải là bước đi để khôi phục dân chủ, nhưng rõ ràng đây là một bước tiến từ địa ngục tới dân chủ ở Myanmar”, Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel giải thích, “bây giờ chúng tôi kỳ vọng là các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị của Myanmar phải lắng nghe”.