Hiển thị các bài đăng có nhãn Tú Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tú Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Tú Anh (mục điểm báo Pháp của RFI): Duy Ngô Nhĩ - Nô lệ của Bắc Kinh trên cánh đồng bông vải

Đại dịch Covid mịt mù chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm, Brexit vẫn bế tắc, Joe Biden đã được cử tri đoàn xác nhận chiến thắng nhưng Donald Trump vẫn không chịu thua, nhiều cơ quan Mỹ bị tin tặc Nga tấn công nhưng Matxcơva vẫn phủ nhận. Đó là những chủ đề chung của báo Pháp hôm nay. Libération dành sáu trang cho bản báo cáo về tình trạng nô lệ mới tại Trung Quốc mà nạn nhân là hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ lao động ở các đồn điền trồng bông vải.

Độc giả của Libération được nhật báo thiên tả mời sang Tân Cương, nơi hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bách lao động trong những cánh đồng bông vải của Trung Quốc, để Bắc Kinh đạt chỉ tiêu bành trướng công nghiệp.

Sau khi đã tố giác các nhà tù khổng lồ, chiến lược chia cắt gia đình, chiến dịch triệt sản ở Tân Cương, Libération và hai đồng nghiệp BBC và báo Đức Suddeutsche Zeitung tiếp tục công việc làm sáng tỏ thân phận của các sắc dân theo đạo Hổi nằm trong vòng kềm tỏa của chế độ độc tài Trung Quốc. Dựa trên tài liệu chính thức, nhà nghiên cứu Đức Adrian Zenz thu thập chứng cớ Bắc Kinh cung cấp cho các công ty trồng bông vải hàng trăm ngàn nhân công ngoan ngoãn, bị nhồi sọ chính trị, « giải phóng tư tưởng » và tình trạng cưỡng bách bắt đầu ngay trong công đoạn hái bông vải.

Lấy cớ « chống nghèo khó và cải tạo chính trị bằng lao động », công việc được tổ chức theo mô hình ba bậc từ trên xuống dưới : công ty trồng bông vải nộp cho chính quyền nhu cầu nhân công và trình độ tay nghề cho mùa sắp đến. Sau khi đào tạo « theo yêu cầu », nhân công được giao từng lô cho chủ đồn điền đúng ngày giao hẹn từ khắp lãnh thổ Tân Cương. Cụ thể là hai quận Aksu và Hotan, ngày 08/10/2018, đã giao cho các đồn điền do tỉnh bộ đảng Cộng Sản ở Tân Cương quản lý 210.000 nhân công. Trong lúc vận chuyển và trong suốt thời gian hái bông vải, nhân công luôn bị kiểm soát và học tập « lòng biết ơn đối với Đảng ».

Nhưng làm sao biết họ là nạn nhân của chế độ cưỡng bách lao động ?


Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Tú Anh (mục Điểm Báo của RFI): “Liên Minh Trà Sữa” chống đảng Cộng Sản Trung Quốc

Trận Đài Loan đã bắt đầu, kiều dân Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc bắt làm con tin, giới trẻ Á châu hình thành một liên minh vì dân chủ và chống đảng Cộng Sản Trung Quốc là những chủ đề châu Á trên báo Pháp hôm nay bên cạnh hai hồ sơ đang làm nước Pháp lao đao : đại dịch Covid-19 và khủng bố Hồi giáo ở học đường.

Trên trang nhất, Le Monde đưa hai tựa lớn mở đầu cho các bài tường thuật dài ở các trang trong : “Chính phủ đáp trả hành động khủng bố”, hồ sơ đặc biệt “Damas cất giấu vũ khí hóa học trước mũi Tây phương”. La Croix và Le Figaro chia sẻ tâm trạng bi quan của giáo chức Pháp : “Học đường đối phó theo khả năng” và “Trước áp lực của Hồi giáo cực đoan, giáo chức bày tỏ tâm trạng hoang mang”.

Đại dịch Covid ngày một lan rộng với vận tốc mãnh liệt. Mỗi nước đối phó một cách và vẫn chưa phối hợp nhịp nhàng. Bi thảm nhất vẫn là châu Mỹ đang đối mặt với đợt 3, phóng sự của Les Echos.

Giới trẻ châu Á đoàn kết lại


Với tựa nhìn qua như chuyện đùa “Liên Minh Trà Sữa vì Dân chủ ở châu Á”, nhật báo Công Giáo đưa độc giả vào cội nguồn của phong trào tranh đấu từ Hồng Kông, Thái Lan cùng với tinh thần đồng tâm của Đài Loan và đồng cảnh ngộ của Việt Nam.

Từ tháng Tư năm nay, đứng trước áp bức của Trung Quốc và chính trị độc đoán, giới trẻ tranh đấu ở Hồng Kông và Thái Lan hợp chung với nhau trong một liên minh lấy tên là “Liên Minh Trà Sữa” (Milk Tea Alliance). Qua Liên Minh này, thế hệ trẻ muốn hỗ trợ nhau trong cuộc tranh đấu vì chủ đích chung là nền dân chủ. Phát sinh từ mạng xã hội, phong trào đặc biệt này vừa được Ấn Độ gia nhập, phát huy khắp châu Á. Một số nhà hoạt động môi trường tại Việt Nam, bất bình Trung Quốc làm cạn khô dòng nước sông Mêkông cũng vừa nhập cuộc cùng mục tiêu chống đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Tú Anh (RFI): Trung Quốc vào Hội Đồng Nhân Quyền - LHQ chọn kẻ đốt nhà đi chữa cháy

Chuyện ngược đời trong quan hệ quốc tế. Dù  không có một chính sách nào nhân đạo với người dân trong nước, một số chế độ phản dân chủ lại được chiếc ghế thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Sự kiện Nga và nhất là Trung Quốc được tái đắc cử trong cuộc bầu phiếu hôm 13/10/2020 được hiểu như thế nào ?

Cho kẻ đốt nhà đi chữa cháy

“Bầu những chế độ độc tài này như là những thẩm phán của Liên Hiệp Quốc vì nhân quyền thì không khác gì cho một băng đảng đốt nhà gia nhập lực lượng cứu hỏa”. Trên đây là bình luận đầy phẫn nộ của Hillel Neuer, người điều hành hiệp hội UN Watch, một tổ chức phi chính phủ đặc trách theo dõi việc tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc về nhân quyền của các thành viên Liên Hiệp Quốc.

Đúng như tiên liệu và bất chấp các chiến dịch khuyến cáo, Nga, Cuba, Trung Quốc… được tái tín nhiệm thêm ba năm nữa. Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 2006, với 47 thành viên, nhiệm kỳ ba năm và bầu lại một phần ba mỗi ba năm, với sứ mệnh phát huy và bảo vệ nhân quyền, từ nay bị các chế độ độc tài bắt làm con tin.

Sự kiện Trung Quốc được bầu lại là bằng chứng cụ thể nhất : Đàn áp thẳng tay ở Tân Cương và Tây Tạng, chế độ Bắc Kinh vẫn được tái đắc cử thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho dù mất nhiều phiếu.

Chính quyền Matxcơva hay La Habana không tốt đẹp gì, nhưng trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, chia theo từng khu vực, Nga và Cuba không có đối thủ.


Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Tú Anh (mục Điểm Báo Pháp của RFI): Vì hoà bình và dân chủ, châu Âu phải hậu thuẫn Đài Loan

Tỉnh thức trước chính sách ương ngạnh một chiều của Trung Quốc, châu Âu đoàn kết lên giọng với Bắc Kinh; chiến thắng biểu tượng của phe Navalny trong cuộc bầu cử đầy gian lận tại Nga; Loukachenko “nộp mình” cho Putin; Covid-19 bùng lên trong mùa khai giảng đại học tại Pháp: Đây là những chủ đề nóng trên báo Pháp hôm nay 15/09/2020.

Nóng theo nghĩa đen là tựa chính trên trang nhất của La Croix: "Nước Mỹ bị lửa táp", từ California cho đến bang Washington, bầu trời đầy than khói, Los Angeles gần như chết ngạt.

Tại châu Âu, thượng đỉnh Liên Âu và Trung Quốc qua truyền hình hôm thứ Hai 14/09/2020 được bình luận qua nhiều góc độ với cùng một nhận định: Châu Âu đoàn kết, cứng rắn với Bắc Kinh và phải làm như thế để bảo vệ quyền lợi của mình trước một “đối thủ toàn diện”.

Le Figaro với bốn tựa lớn : “Khi châu Âu thức tỉnh...”, “Châu Âu lên giọng với Trung Quốc”, Chiến tranh với Washington, Bắc Kinh tán tỉnh Bruxelles” nhưng “27 thành viên châu Âu siết chặt hàng ngũ đối đầu”.

Nhật báo kinh tế Les Echos cho biết thêm “phản ứng cứng rắn của châu Âu bắt đầu có kết quả” cụ thể là trong tiến trình đàm phán hiệp định bảo vệ đầu tư.

Quan hệ châu Âu-Trung Quốc-Đài Loan: Gió xoay chiều ?


Trong khi đó, Le Monde đăng nguyên văn lời kêu gọi: “Châu Âu phải ủng hộ Đài Loan”. Tác giả là tập thể chuyên gia và nghị sĩ châu Âu có tiếng tăm, trong đó có nhiều vị từng thuộc xu hướng “thông cảm” với Bắc Kinh.

Nhưng tại sao Liên Âu phải “chống lưng” cho Đài Loan trong khi cam kết với Bắc Kinh chỉ công nhận có một nước Trung Hoa ?

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Tú Anh (RFI): Điểm báo Pháp Covid-19 - Trách nhiệm pháp lý quốc tế của Trung Quốc và WHO

Hệ quả khốc liệt của khủng hoảng Covid-19 vẫn là chủ đề chính trên báo chí Pháp : Hôm nay, Ủy Ban Châu Âu trình bày kế hoạch cứu vãn mùa du lịch. Le Monde nói về hiện tượng nhà nghèo mới ở các nước dân chủ Tây phương và trách nhiệm của Trung Quốc. Le Figaro ngạc nhiên với sức đề kháng của Phi châu, trừ Nam Phi. La Croix đặt câu hỏi khi nào chấm dứt "trò hề" số liệu không chính xác.

Le Monde trình bày những hệ quả khác nhau của đại dịch Covid-19 trên thế giới qua các tựa lớn: Châu Âu trước hiện tượng nhà nghèo mới. Tại Nhật Bản, sinh viên, phụ nữ, lao động hợp đồng ngắn hạn trả giá nặng trong cuộc khủng hoảng. Tại Hoa Kỳ, anh khổng lồ chân đất sét, ngân hàng lương thực hoạt động không nghỉ tay.

Y Sĩ Không Biên Giới lần đầu tiên can thiệp tại Tây Âu


Khủng hoảng viruscorona đã làm hàng ngàn dân Tây Âu lâm vào cảnh khốn khổ. Tại các nước bị tác hại nặng nhất, nhu cầu trợ giúp thức ăn tăng đến 25% hay 30%. Cụ thể là lần đầu tiên hiệp hội Y Sĩ Không Biên Giới MSF, được thành lập vào năm 1971, phải gửi các toán bác sĩ, nhân viên y tế sang Anh, sang Đức.

Tại Luân Đôn, từ hơn một tháng nay, MSF săn sóc, cung cấp thức ăn cho hàng ngàn người vô gia cư, nạn nhân khốn khổ nhất của Covid-19, đa số là nhân viên nhà hàng, quán ba, cà phê bị đóng cửa.

Ở Bruxelles, được yểm trợ của Nghị Viện Châu Âu, hiệp hội Y Sĩ Không Biên Giới, cũng lần đầu tiên, mỗi ngày tặng không 1000 bữa ăn cho người bị khó khăn.

Trách nhiệm pháp lý quốc tế của Bắc Kinh và WHO


Theo Le Monde, Trung Quốc và Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đều có trách nhiệm. Dù Bắc Kinh có bất bình về cách gọi của tổng thống Mỹ Donald Trump "siêu vi Vũ Hán" nhưng đây là con siêu vi Vũ Hán.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Tú Anh (RFI): Covid-19 - Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa

Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?

Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.

Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi


Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".

Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».

Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

Tú Anh (RFI): Thương mại Âu-Trung : Bắc Kinh hứa mở cửa, Bruxelles thận trọng

Lễ ký tuyên bố chung sau thượng đỉnh châu Âu - Trung Quốc, Bruxelles, Bỉ, ngày 09/04/2019Stephanie Lecocq/Pool via REUTERS

Trung Quốc cam kết hé mở thêm thị trường, không phân biệt đối xử, qua tuyên bố chung được Liên Hiệp Châu Âu chào mừng như là một “bước đột phá” trong quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Liên Âu vẫn giữ thái độ thận trọng không cả tin vào lời hứa đối tác.

Trong cuộc họp tại Bruxelles chiều hôm qua 09/04/2019, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, đã ký một văn kiện dài 7 trang. Trong tuyên bố chung , hai bên cam kết phát huy một nền thương mại dựa trên “những quy định rõ ràng”, hợp tác chống lại chủ trương “đơn phương, bảo hộ mậu dịch”.

Một trong những điều kiện mà châu Âu xem là “sinh tử” bảo đảm tính cạnh tranh công bằng cũng được phía Trung Quốc, đến phút cuối cùng, chấp nhận ghi vào văn bản : đó là củng cố các quy định quốc tế về tài trợ công nghiệp trong khuôn khổ tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Đối với Liên Âu, lãnh vực xí nghiệp quốc doanh của Trung Quốc được nhà nước tài trợ là một hình thức cạnh tranh bất chính.

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu gọi đây là “một bước đột phá”, vì lần đầu tiên Bắc Kinh nhìn nhận quy tắc “chống cạnh tranh bất chính” để cải cách WTO.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Tú Anh/RFI: Trung Quốc dùng bẫy nợ khống chế 16 nước Châu Á Thái Bình Dương

Ngoại trưởng Papua New Guinea Rimbink Pato (t) 
bắt tay ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trước buổi hội đàm 
tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 13/04/2018.
Naohiko Hatta / POOL / AFP

Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la để kéo hàng chục nước nhỏ ở châu Á Thái Bình Dương, những nước nghèo không khả năng chi trả, vào quỹ đạo phục vụ chiến lược kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong 30 năm tới đây. Đó là nội dung bản báo cáo mới của một cơ quan nghiên cứu độc lập dành cho bộ Ngoại Giao Mỹ, được báo chí Úc công bố ngày 14/05/2018.

Bản báo cáo dày 40 trang cho biết có 16 nước bị Trung Quốc xem là đối tượng của chiến lược « bí kíp ngoại giao nợ » và khống chế. Trong số các nước rơi vào kế hoạch « một vành đai… » có Vanuatu, Philippines, Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka, Tonga và Micronesia.

Theo báo Úc, The Australian Financial Review, một trong những trường hợp điển hình là Papua New Guinea, một quốc đảo nằm trong ảnh hưởng lịch sử của Úc, nhưng vì nợ nần Trung Quốc không trả được, phải chấp nhận trở thành một địa điểm chiến lược của Bắc Kinh và nhượng tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc khai thác. Trung Quốc cũng đang tiến hành thương lượng sơ bộ với quốc đảo Vanuatu để lập căn cứ hải quân chỉ cách nước Úc có 2000 km.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Tú Anh/RFI: Syria: Nga đối mặt với trục Mỹ-Anh-Pháp sau vụ Đông Ghouta

Xe quân sự cắm cờ Nga đang tiến vào trại Wafideen ở Damas, Syria 
(Ảnh chụp ngày 12/04/2018) - REUTERS

Trong khi quân đội Syria chiếm lại toàn bộ ngoại ô thủ đô Damas với sự yểm trợ của Nga, Iran và « vũ khí hóa học », nước Pháp có thể phối hợp với Mỹ và Anh tấn công chế độ Bachar al Assad. Nhưng với nguy cơ đụng độ trực tiếp với Nga, và hệ quả vượt tầm kiểm soát của cả các bên, liệu trục Mỹ-Anh Pháp có tái diễn kịch bản 2013 khi Barack Obama vào giờ chót thoái lui ?

Cho dù Nga và Syria cực lực phủ nhận những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, ngày 07/04 vừa qua, để chiếm nốt vị trí cuối cùng của phe nổi dậy ở Đông Ghouta, bất chấp một nghị quyết hưu chiến do chính Nga biểu quyết, Tây phương dường như đang chuẩn bị không kích chế độ bị xem là « thảm sát dân không gớm tay » trong suốt 7 năm nội chiến.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra hăng hái nhất: « Nga coi chừng, tên lửa thông minh sẽ ào tới ». Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố đe dọa: « Tấn công sẽ diễn ra trong vài ngày tới ». Hai vị tổng thống Mỹ, Pháp gần như là điện đàm trao đổi mỗi ngày. Tại Luân Đôn, trong bối cảnh căng thẳng với Nga sau vụ mưu sát cha con cựu điệp viên Nga Serguei Skripal, thủ tướng Theresa May triệu tập nội các thảo luận về khả năng oanh kích Syria.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Tú Anh/RFI: Seoul và Bình Nhưỡng nỗ lực hạ nhiệt Washington

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và vợ (bên phải) cùng bà Kim Yo Jong (áo trắng), em gái Kim Jong Un và chủ tịch Quốc Hội Bắc Triều Tiên Kim Young Nam (T) cùng xem hòa nhạc tại Seoul ngày 11/02/2018. -- Ảnh : REUTERS

Lo ngại trước những lời tuyên bố bốc lửa của tổng thống Mỹ Donald Trump, chính quyền Seoul và Bình Nhưỡng tìm cách khai mở một tiến trình « bình thường hóa » quan hệ. Những cử chỉ hòa dịu trong Thế Vận Hội Pyeonchang, đề nghị thượng đỉnh Hàn-Triều chỉ là bước đầu trong nỗ lực chung giữa hai miền thù địch nhưng gốc là anh em.

Trong đêm 01/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump được đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In qua điện đàm thông báo kế hoạch « gửi đặc sứ của tổng thống » sang Bắc Triều Tiên. Đây là cử chỉ đáp lại chuyến viếng thăm Hàn Quốc hồi tháng Hai của em gái lãnh đạo Kim Jong Un. Mục đích chính là « xác nhận lại » những gì mà hai bên trao đổi trong thời gian Thế Vận Hội và trao một lá thư cho lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên.

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Tú Anh: HRW : Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền trong năm 2017


Hoa Kỳ rút khỏi TPP khiến số người bị bắt giữ tăng đột ngột ở Việt Nam : trên đây là nhận định của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Mỹ Human Rights Watch HRW trong phần nói về Việt Nam, trong bản Phúc Trình Toàn Cầu 2018.

Trong bản báo cáo hàng năm của Human Rigts Watch HRW dài 643 trang về tình hình nhân quyền ở 90 nước trên thế giới, Việt Nam được mô tả là quốc gia trong năm 2017 vừa kết thúc, đã gia tăng « đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ». Tổ chức HRW xem đây là hệ quả của quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump bỏ Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Tự Do Xuyên Thái Bình Dương TPP :

« Trong thời kỳ đàm phán TPP, chính quyền Việt Nam biết rằng bắt giam các nhà tranh đấu nhân quyền sẽ tạo ra hình ảnh tồi tệ. Nhưng họ đã bỏ tấm mặt nạ này sau khi chính quyền Trump bỏ TPP ».

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Tú Anh/RFI: Biển Đông vẫn là mục tiêu chính của Trung Quốc

Công trình xây dựng trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) 
tại vùng Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông. -- @epa

Trong năm 2017, tình hình xung khắc tại Biển Đông có vẻ lắng dịu, trong khi bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt. Trên thực tế, Bắc Kinh không ngừng gia cố và tăng cường cơ sở quân sự trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chiến thuật « nghi binh » của Trung Quốc bị tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI tố giác trong bản tổng kết tình hình Biển Đông năm 2017.

Mọi động thái của Trung Quốc tại Biển Đông đều bị tổ chức Minh Bạch Hàng Hải Châu Á, Asia Maritime Transparency Initiative, trụ sở ở Washington, theo dõi từng bước.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy trong năm 2017, Trung Quốc đã xây thêm một cơ sở hạ tầng rộng 28 hecta, gồm phi trường và quân cảng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để yểm trợ cho các tiền đồn quan trọng. Chiến dịch bồi đắp lấn biển thực hiện trong năm 2016 đã giúp cho Trung Quốc có thêm 1248 hecta đất , trong vùng biển đảo tranh chấp với Đông Nam Á, đặt biệt là với Việt Nam và Philippines.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Tú Anh: Trung Quốc : Đảng Cộng Sản ngược đãi dân nghèo

Các ngôi nhà bị phá dỡ tại làng lao động Baiqiangzi 
ở Bắc Kinh, ngày 13/12/2017.
REUTERS/Thomas Peter

Bóng đen Trung Quốc đe dọa an ninh Úc, thất bại chính trị của Donald Trump, Vladimir Putin gặp thế cờ khó ở Syria, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thừa nước đục thả câu ở Trung Đông, ba mặt trận của tổng thống Pháp từ khí hậu, cải cách châu Âu cho đến chống khủng bố quốc tế là những chủ đề chính của báo chí Pháp ngày 14/12/2017.

Như tên gọi, Le Monde với những tựa lớn tóm lượt đầy đủ nhất những sự kiện thế giới trong 24 giờ qua : « Donald Trump và phe cực bảo thủ thua ngược tại Alabama », « Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng », « Thượng đỉnh khí hậu không làm các tổ chức phi chính phủ thỏa lòng », « Bóng đen Trung Quốc tại Úc, Canberra tăng cường vũ khí luật pháp ngăn chận Bắc Kinh mua chuộc tầng lớp tinh hoa của Úc ».

Le Monde cũng dành cho một chuyên gia về Trung Quốc phân tích chính sách đối với dân nghèo của một chế độ tự xưng là xã hội chủ nghĩa. Vụ hỏa hoạn ở ngoại ô nam thành phố Bắc Kinh thiêu sống 19 dân làng ngày 18/11 vừa qua minh họa cho chính sách này mà đối tượng cũng là nạn nhân của chủ trương một bộ phận có ưu quyền « làm giàu trước đã ».

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Tú Anh/RFI: Thượng đỉnh khí hậu Paris : 12 cam kết vì hành tinh xanh

Tổng thống Macron chụp với trẻ em sau khi phát biểu kết thúc
thượng đỉnh khí hậu Paris ngày 12/12/2017. -- Reuters

Giảm nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích năng lượng tái tạo. Đó là nội dung 12 cam kết cụ thể của những công ty, ngân hàng, nhà tài trợ tham dự thượng đỉnh « Vì một hành tinh » ngày 12/12/2017 tại Paris để thúc đẩy nỗ lực chống biến đổi khí hậu trong hiệp định COP 21. Huy động tài chính tư nhân và quỹ đầu tư nhà nước là mục tiêu mà thượng đỉnh Paris nhắm tới.

Để chiến lược « chuyển đổi năng lượng » thành công, phải cần đến 3.500 tỷ đô la hàng năm, trong vòng 30 năm, cho đầu tư phát triển năng lượng sạch. Tuy kết quả thượng đỉnh « Vì một hành tinh» còn khiêm tốn, nhưng 12 cam kết của các tác nhân tham dự được giới bảo vệ môi trường xem là rất khích lệ, vì đã đánh tan được não trạng thụ động.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Tú Anh: Jerusalem: Canh bạc đầy rủi ro của Donald Trump

Tại dải Gaza, người Palestine đạp trên một tấm ảnh 
của Donald Trump, ngay sau thông báo quyết định công nhận Jérusalem 
là thủ đô của Israel. -- © AFP/MOHAMMED ABED

Thông báo của tổng thống Mỹ đơn phương nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bị khắp thế giới, trừ Israel, xem là hành động « khiêu khích » không đúng lúc không đúng việc có thể làm Trung Đông « bốc lửa ». Trái lại, Donald Trump cho biết ông muốn xóa bài làm lại để mang lại hoà bình cho Palestine với sự trợ giúp của Israel và Ả Rập Xê Út. Hư thực thế nào ?

Sự kiện tổng thống Donald Trump quyết định công nhận Jerusalem, thành phố thánh của ba tôn giáo - đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và đạo Do Thái, cùng thờ một Đức Chúa Trời - là thủ đô của Nhà Nước Do Thái, làm cho cộng đồng Ả Rập và Hồi Giáo bất bình.

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Tú Anh: Bình Nhưỡng : Chiến tranh với Mỹ sẽ xảy ra

Bắc Triều Tiên chào mừng thành công của vụ thử tên lửa 
với màn pháo hoa trên quảng trưởng Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, 
ngày 01/12/2017. -- KCNA/via Reuters

Theo bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên, một cuộc chiến tranh với Mỹ « không thể tránh được. Vấn đề là lúc nào ? »

Các cuộc tập trận của liên quân Mỹ-Hàn cộng với lời đe dọa « tấn công phòng ngừa » của Washington làm cho nguy cơ chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên trở thành « sự thật ». Ẩn số duy nhất là « khi nào thì chiến tranh bùng nổ ?». Trên đây là thẩm định của bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên do hãng thông tấn nhà nước KCNA trích dẫn ngày 07/12/2017.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Tú Anh/RFI: Thế giới phải «sống chung » với tên lửa Bắc Triều Tiên ?

Truyền hình Hàn Quốc loan tin về vụ bắn tên lửa Bắc Triều Tiên 
ngày 29/11/2017. -- Reuters

Bình Nhưỡng dường như gần đạt được mục tiêu tối hậu. Với thử nghiệm thành công lần thứ ba tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào ngày thứ ba 28/11/2017, Bắc Triều Tiên chứng tỏ « muốn đánh ai cũng được kể cả Mỹ » bằng vũ khí hạt nhân. Một thách thức mới, không riêng gì đối với  tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã từng đe dọa « hủy diệt » Bắc Triều Tiên, mà còn đối với cả thế giới .

Hỏa lực đạt được

Theo David Wright, một chuyên gia Mỹ về vũ khí chiến lược, được AFP trích dẫn, tên lửa đạn đạo mà Bắc Triều Tiên gọi là Hwasong-15 (Hỏa tinh-15) « có khả năng mang đầu đạn hạt nhân » có tầm bắn 13.000 km. Một tên lửa như thế « có thể bay đến Washington».

Tuy còn phải khắc phục kỹ năng đưa tên lửa từ thượng tầng khí quyển theo quỹ đạo hình chuông trở lại bầu khí quyển an toàn, trước khi bay đến mục tiêu, nhưng rõ ràng là Bắc Triều Tiên sắp đạt được mục tiêu tấn công bất cứ nơi nào ở châu Mỹ.

Hoa Kỳ và các đồng minh châu Á lo ngại nhất là một ngày nào đó Bắc Triều Tiên sẽ kiện toàn được tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Tú Anh/RFI: Việt Nam : Blogger « Mẹ nấm » bị y án 10 năm tù

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (áo đen) 
trong phiên xử phúc thẩm tại Nha Trang ngày 30/11/2017.
Ảnh : TTXV /Tiến Minh via REUTERS

Trong phiên xử phúc thẩm sáng nay 30/11/2017, tại thành phố Nha Trang, toà án tỉnh Khánh Hoà bác đơn kháng cáo của « Mẹ nấm » Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong những blogger bảo vệ môi trường có tiếng tăm tại Việt Nam. Một trong những luật sư biện hộ bị rút thẻ hành nghề trước ngày xử.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, bị giam từ tháng 10/2016 cho đến tháng 6 /2017, bị kết án 10 năm tù trong phiên xử sơ thẩm, một vụ án bị giới nhân quyền gọi là hành động đàn áp tiếng nói phản biện chính quyền Việt Nam.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Tú Anh, Thụy My/RFI: Nhân quyền Việt Nam : Human Rights Watch khuyến nghị châu Âu

Logo của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch. -- Wikipedia

Trước cuộc đối thoại nhân quyền giữa Bruxelles và Hà Nội vào tháng 12/2017, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tại Việt nam trong hai năm qua và đưa ra một số khuyến nghị cụ thể. HRW đã lập trang mạng danh sách 105 tù nhân chính trị tại Việt Nam hồi tháng 10.

Bản báo cáo dài 6 trang, được Human Rights Watch công bố ngày 27/11/2017, liệt kê danh sách dài các trường hợp cụ thể ai bị đàn áp, bị đánh đập như thế nào, nạn « tự tử » trong đồn công an và thái độ của công an dung túng « côn đồ ».

Theo Human Rights Watch, từ tháng Giêng năm 2015 đến tháng 4/2017, ít nhất 36 blogger và nhà hoạt động dân chủ bị « những người mặc thường phục tấn công ». Nhiều nhà hoạt động nhân quyền bảo vệ dân oan, bảo vệ môi trường bị kết tội « vi phạm an ninh quốc gia » hoặc bị cấm xuất ngoại và sách nhiễu.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Tú Anh/RFI: Mỹ, Nhật, Hàn gây sức ép « tối đa » với Bắc Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Trump và thủ tướng Nhật Bản Abe 
nhân chuyến công du châu Á của nguyên thủ Mỹ, ngày 06/11/2017. 
-- REUTERS/Kiyoshi Ota/Pool

Vì sao tổng thống Donald Trump đưa Bắc Triều Tiên trở lại sổ bìa đen những « Nhà nước bảo trợ khủng bố » ? Tokyo và Seoul hy vọng Bình Nhưỡng sẽ nhượng bộ để tránh sụp đổ. Tuy nhiên, cho đến nay, chế độ không còn sinh lộ này luôn « gồng mình » chịu đựng mọi áp lực, tiếp tục chế tạo vũ khí nguyên tử để tồn tại.

Sau hai nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong mùa hè vừa qua, các biện pháp đa phương trừng phạt Bắc Triều Tiên đã được tăng cường. Thế nhưng, Hoa Kỳ tiếp tục khuyến khích phần còn lại của cộng đồng quốc tế, cụ thể là Trung Quốc, cũng phải đơn phương cấm vận Bình Nhưỡng. Trong chuyến công du Trung Quốc, tổng thống Mỹ kêu gọi Bắc Kinh hãy « dứt khoát bỏ rơi » Bình Nhưỡng.