Hiển thị các bài đăng có nhãn Tùy bút. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tùy bút. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

Trần Trung Đạo: Ôn ra đi để lại nụ cười

Trái: Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đọc "Kỷ yếu tri ân", phải: Cuốn Kỷ yếu được đặt trên bàn thờ Hòa thượng

Trước khi đi ngủ, gần nửa đêm 23 tháng 11, tôi nhắn tin cho Tâm Thường Định hỏi ai sẽ thức tối nay. Tâm Thường Định bảo “Quảng Pháp thức tối nay”. Chúng tôi dặn dò nhau khi có việc gì sẽ gọi.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

Lê Chiều Giang: Tiếng hát từ bi

Một phần của tác phẩm điêu khắc Danaid của điêu khắc gia người Pháp Auguste Rodin

Dù xa xôi cách trở đến đâu, điều ước mơ duy nhất là mong gặp lại Chị. Tôi biết, ở một góc trời nào đó, Chị cũng thường nhớ và ao ước như tôi. Đời sống, chợt có những ra đi biền biệt không ngờ, như một tiếng hát vút bay, rồi mất tăm trong gió.

Doãn Kim Khánh: Thầm lặng

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ và vợ


Bài viết này của tác giả Doãn Kim Khánh, con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ viết về mẹ, sau khi mẹ mất.

Bà Doãn Quốc Sỹ, nhũ danh Hồ Thị Thảo, là con gái của nhà văn trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu). Bà sinh ngày 05/5/1925 tại Hà Nội. Thất lộc ngày 08/9/2011 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 86 tuổi.

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

Quảng Diệu Trần Bảo Toàn: Chiến binh Tuệ Sỹ

Tác giả, con gái và Sư Phụ Tuệ Sỹ
 
Những ràng buộc của thế gian, giữa ngã và ngã sở, khiến chúng sinh vướng mắc vào những hệ lụy kinh người, lặn ngụp trong vũng lầy sinh tử. Sanh ra để báo ân “làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai” hoặc để trả nợ “Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”. Có những người cận kề sinh tử vẫn không an tâm nhắm mắt vì con cháu, vì gia sản, vì những nguyện vọng chưa thành.

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2023

Trần Thị Nguyệt Mai: Duyên hạnh ngộ


Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972. Trùng hợp làm sao đó là năm đầu tiên trường mở lớp B (ban toán) và cũng là năm đầu tiên thời Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Giáo dục chuyển đổi cách gọi các lớp trung tiểu học sang số thứ tự của năm học từ lớp 1 đến lớp 12 thay vì cách gọi như trước đó (Năm, Tư, Ba, ... , Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất). Tôi là “ma mới” trong số những “ma mới” của lớp học này vì cũng có một số bạn khác từ trường ngoài vào. Nhưng các bạn đều rất dễ thương, không phân biệt trường gốc hay trường ngoài. Tất cả hòa đồng với nhau, cùng học, cùng vui, cùng giỡn (rất đúng với câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”) dưới sự “lãnh đạo” của trưởng lớp Đỗ Thị Hậu. Hậu học rất giỏi và tính cũng rất “tếu”. Những lúc thầy cô chưa lên lớp, nàng hay đùa giỡn, nói câu nào là cả lớp cứ cười thỏa thuê!

Trần Trung Đạo: Nước và Sông

Hình minh họa: Nguyễn Quang Vinh

Một lần, hai anh em ngồi uống cà phê trong dịp tôi đến California, nhà thơ Nguyễn Thanh Huy của Việt Báo tại California bảo tôi “Hòa thượng … buồn em.” (Anh có nói pháp hiệu của thầy nhưng tôi không viết ra đây). “Thầy nói cho vui thôi.” Anh trấn an ngay vì ngại tôi lo lắng.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

Hoàng Hưng: Kỷ niệm lần đầu gặp Văn Cao.

Nhạc sĩ Văn Cao (trái) và nhà thơ Hoàng Hưng

SÁNG NAY, VOV KỶ NIỆM 100 NĂM VĂN CAO, RA MẮT SÁCH “VĂN CAO – MÙA CHỮ, MÙA NGƯỜI” CÓ BÀI THƠ TẶNG VĂN CAO CỦA HOÀNG HƯNG

Nhân đây, xin kể lại buổi đầu tiên gặp anh và bài thơ tặng anh.


Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023

Lê Chiều Giang: Tranh, tiếng nói cuối cùng

Tranh Nghiêu Đề
“Ta chôn chồng ta
Một lần.
Duy nhất.
Ở giữa rừng gai không hoa trái mọc
Đất. Đá.
Rực cháy những lửa điêu tàn
Ta đứng giữa trời
Lặng thinh.
Không khóc. “ [ LCG]

Làm thế nào để giải nghĩa về cái chết? Những điều nằm bên ngoài tất cả mọi sự hiểu biết của nhân gian, nhưng lại nằm bên trong những bí ẩn muôn đời của vị Thượng Đế ở mãi trên trời cao kia.

Lại càng không thể bàn tán gì, khi cơn đau ốm, bịnh hoạn đó đang không phải là của chính mình.   

Tôi, một kẻ đứng bên ngoài sự lâm chung.

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

Nguyễn Viện: Du Tử Lê – Chút ân tình muộn

Nhà thơ Du Tử Lê 
(19427/10/2019)

Thơ tình Việt Nam, khởi đi từ phong trào thơ mới thời tiền chiến với những tên tuổi lẫy lừng như Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận… tiếp đến Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Trúc Ly… và sau nữa là  Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên… của miền Nam trong chia cắt, thì Du Tử Lê có lẽ là người có tuổi thọ làm thơ tình bền bỉ nhất. Ông làm thơ tình đến hơi thở cuối cùng. 

Cũng bởi thơ tình là hơi thở của Du Tử Lê, từng phút giây của cuộc sống. 

Có lẽ không một thi sĩ nào như Du Tử Lê lại đắm đuối với tình yêu như thế.  

Thơ tình của Du Tử Lê đẹp với một nghệ thuật ngôn từ vô cùng tinh tế, không phải từng câu mà từng chữ, chau chuốt và tài hoa. Tôi không hiểu điều gì đã giúp ông trọn vẹn và ngọt dịu đến thế với thơ tình giữa cuộc đời nhiều gian truân, bất trắc này, kể cả trong mấy chục năm cuối đời sống lưu vong xứ người. 


Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

Võ Phiến: Ăn và Đọc

Hình mình họa: Annushka Ahuja

Thỉnh thoảng chúng ta gặp ở tiệm một vài người Mỹ ngồi ăn phở. Có người cầm đũa khá thạo. Trong số một đôi triệu người Mỹ luân phiên đến xứ này rồi ra đi, những kẻ tò mò tiến xa vào nếp sống Việt Nam tới mức ấy chắc không lấy gì làm nhiều. Các kẻ ấy trở về nước, giữa dăm ba câu chuyện ly kỳ về đất Việt xa xôi kể với bạn bè, có thể múa biểu diễn cặp đũa, có thể nói đến cái mùi lạ lùng của rau quế vừa ăn vừa ngắt từng lá bỏ vào tô phở, đến cái vị ngộ nghĩnh của những tép củ hành nhúng trong nước dùng vớt ra với chỏm lá xanh xanh v.v... Như thế là vượt xa quá những khuôn sáo, những chỗ gặp gỡ thông thường của các du khách rồi. Du khách Tây phương nói về món ăn Việt, bất quá gặp nhau ở món nước mắm, rồi thôi.


Võ Phiến: Viết lách

Hình minh họa: cottonbro studio
Loài người lúc nhúc lao nhao đông đảo, nhưng thoạt trông giống ấy sống với nhau “được” lắm. Có nhiều gặp gỡ: Trời xanh ai cũng thấy xanh, mồng gà đỏ chị A thấy đỏ anh B cũng thấy đỏ, đá cứng ai gõ vào đều thấy cứng, cỏ mềm ai sờ đến cũng nhận ra mềm v.v... Làm người, tiếp xúc với thế giới quanh mình xem ra đề huề. Như thế dễ chịu quá. Riết rồi có cảm tưởng: nếu không thế e không thể sống chung với nhau được.

Thế nhưng theo dõi thêm, thấy ở địa hạt khác, thình lình Trời bắt người chịu cảnh ngộ oái oăm. Tôi đang nghĩ về chuyện tiếng nói. Mỗi giống người nói một thứ tiếng. Người Nhật phát lên một tiếng nói, người Việt chẳng nghe ra nghĩa lý gì; người Việt nói lên một câu, trẻ già khắp xứ Congo ngẩn ngơ. Xem tranh nghe đàn không cần đến sắc điển, thanh điển; mà xem sách thì các giống người khác nhau nhất thiết phải dùng tự điển, từ điển. Đối với vạn vật mọi giống, người tha hồ tiếp xúc; nhưng giữa người với người, mỗi giống bị cầm giữ trong một cái ngục cô liêu của ngôn ngữ.

Võ Phiến: Kẻ viết người đọc

Hình minh họa:Gijs Coolen

Các ca sĩ, các diễn viên kịch tuồng, các đào kép già trẻ xưa nay, nhiều người kể khổ về những đòi hỏi gắt gao của nghề nghiệp (cuộc sống thất thường, cảnh đời lênh đênh, những vất vả khuya sớm...), thường kêu rằng lắm khi họ muốn bỏ nghề; nhưng bỏ rồi vẫn quay lại, năm lần bảy lượt không dứt tình được. Sao vậy? Nghệ sĩ bảo: Vì nhớ ánh đèn, nhớ sân khấu quá, không chịu thấu.

Ánh đèn sân khấu, cái ấy nghe như ma quái. Nhưng nghệ sĩ bảo thế, e là nói chơi; không phải nói thật. Cái nhớ đích thực là có lẽ là nhớ tiếng vỗ tay. Nằm nhà, giữa cha mẹ vợ chồng con cái, tha hồ sum vầy, giữa nhà cửa tươm tất đèn đuốc tha hồ sáng choang, người nghệ sĩ bỏ nghề thỉnh thoảng vẫn có lúc chợt thấy xuất hiện cái thiếu thốn lớn lao: tức tiếng vỗ tay. Những trận vỗ tay vỡ rạp ngày nào, thiếu nó, đời bỗng mênh mông, vô vị thấy mồ.


Võ Phiến: Cái tiếng mình nói

Hình minh họa: Trần Long

Không tiếng nước nào giống tiếng nước nào, dĩ nhiên là vậy. Nhưng tiếng của ta có chỗ rắc rối đặc biệt, lắm khi nó làm khó ta. Lắm khi, mới mở miệng ra đã gặp ngay cái khó: xưng hô thế nào với người đang nghe mình nói?

Có lần, xem một cuộn băng hình, tôi được thấy một cô ca sĩ lần đầu tiên tiếp xúc với người điều khiển chương trình (đồng thời cũng là một nhà văn), hai bên vừa gặp nhau trên sân khấu đã bị kẹt: có kẻ rũ ra cười, có người lúng ta lúng túng. Xưng là chú với cháu, là anh với em, hay là cháu với bác? Phải chi cùng dùng chung được một tiếng you hay vous thì tiện quá.

Nguyễn Hưng Quốc: Đến với Võ Phiến

Mãi đến năm 30 tuổi, tôi mới đọc Võ Phiến, lần đầu. 

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao có cái sự muộn màng như thế. Tôi mê sách từ nhỏ. Ngay trong những năm đầu của trung học, tôi đã ngốn ngấu hầu như toàn bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn cũng như của những tác giả thường được gọi là “tiền chiến”, từ Nguyễn Tuân đến Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Trần Tiêu, từ Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính, Huy Cận, Hồ Dzếnh, v.v... Sau khi “nuốt” hết các tác phẩm được coi là kinh điển đối với học sinh trung học, tôi “tấn công” dần sang các tác giả nổi tiếng của miền Nam thuở ấy. Tôi đọc nếu không hết thì cũng gần hết tác phẩm của Mai Thảo, Chu Tử, Tuý Hồng, Nhã Ca, Thuỵ Vũ, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mạnh Côn, v.v... Nhiều vô kể. Chỉ riêng Võ Phiến, tôi chưa đọc quyển nào. 


Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

Tùy bút Nguyễn Xuân Hoàng: Barbara

Tranh Đinh Trường Chinh
Rappelle – toi Barbara
Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour – là
Et tu marchais souriante
Epanouie ravie ruisselante

Sous la pluie …
Rappelle – toi Rappelle – toi
quand même ce jour – là
N’oublié pas
Un homme sous un porche s’abritait
Et il a crié ton nom
Barbara


Jacques Prévert (Paroles)


Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Phạm Quốc Bảo: Trần Tuấn Kiệt – mấy nhắc nhớ còn sót lại

Nhà thơ Sa Giang Trần Tuấn Kiệt
(1/6/1939-- 8/10/2019)

Tháng 9, tháng 10 năm 2019, tôi có tới bốn thân hữu trên dưới sáu mươi năm quen biết, họ đã cùng nhau bỏ ra đi vào cõi vô cùng: Du Tử Lê - Nguyễn Tường Quý - Nguyễn Văn Trung và Trần Tuấn Kiệt. Thời gian ấy, tâm tư xáo trộn, thẫn thờ cả tháng. Chưa bao giờ tôi bị xúc động mạnh đến thế; và dĩ nhiên, chẳng có thể viết ra được một lời nào về họ!

Riêng Trần Tuấn Kiệt thì đặc biệt có khác: Trước đấy và sau này, dù sao tôi cũng đã có dịp đề cập tới ở một vài thời điểm nhân tiện nào đó [1]. 

Thế thôi. Chứ mấy năm nay, mỗi lần tình cờ có sự kiện gì đấy trực tiếp hay gián tiếp nhắc nhớ đến họ, lòng tôi cứ buồn bã khôn nguôi. Thêm nữa, sống được đến từng tuổi tám mươi này, cá nhân tôi thực sự chẳng muốn tự khêu gợi cho mình những nỗi buồn khó chịu kiểu ấy nữa..


Trần Quý Phiệt: Tại sao tôi viết

GS Trần Quí Phiệt trước đây là Giáo sư Danh dự (Emeritus Professor) văn chương Anh Mỹ tại Schreiner University, Kerrville, Texas, đồng thời ông cũng có nhiều bài khảo luận về văn chương Việt hải ngoại đăng trên các tạp chí văn học Mỹ.

Sau khi nghỉ hưu ông đã hoàn thành tập HỒI KÝ (bản tiếng Việt và tiếng Anh). “Tại sao tôi viết” là chương sau cùng trong cuốn sách, bản tiếng Việt.

***


Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Lý Đợi, Trần Tiến Dũng: Tạm biệt thầy Cù An Hưng

Thầy Cù An Hưng.
Ảnh: Facebook Trần Tiến Dũng.

Lý Đợi: Tạm biệt thầy Cù An Hưng

Cù An Hưng (1940, Nam Định - 3/8/2023, TP.HCM) là thầy dạy toán nổi tiếng, với nhiều thế hệ học trò định danh được với toán học.

Với nhiều người dân cư xá Lữ Gia, thầy là người giỏi chơi cờ tướng, đánh trận rất sảng khoái.

Với giới làm thơ, thầy là tín đồ của thơ, say sưa dịch thơ. Và dịch rất hay.

Thầy có thể dịch thơ từ tiếng Pháp, tiếng Anh và cả chữ Hán, có thể tra cứu được chữ Nôm.

Tôi và Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán chưa học thầy giờ nào, nhưng lúc nào cũng xưng thầy trò.

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

Nguyễn Viện: Dương Nghiễm Mậu– Con chủy thủ và đất Tần bất trắc

Từ trái qua: Phan Nguyên, Nguyễn Viện, Dương Nghiễm Mậu, Nam Dao, Trần Thị Ngh.

Khi mới học trung học đệ nhị cấp (cấp 3 bây giờ), tôi đã có may mắn được tiếp cận với các tạp chí văn học như Bách Khoa, Sáng Tạo và đặc biệt là Văn Nghệ do ông anh họ (không nhớ vì lý do gì) đã quẳng lại nhà tôi cùng rất nhiều sách báo thời ấy, kể cả một tập thơ chép tay của anh. Qua đó, tôi biết đến tên nhà văn Dương Nghiễm Mậu, đồng sáng lập tạp chí Văn Nghệ với nhà văn Lý Hoàng Phong (anh ruột nhà thơ Quách Thoại). Cũng qua tạp chí này, tôi biết thêm một nhà văn khác rất cá biệt, nhưng viết không nhiều là Nguyễn Nghiệp Nhượng, mà đến tận sau này, tôi mới có dịp gặp nhân đến viếng đám tang anh Dương Nghiễm Mậu.