Hiển thị các bài đăng có nhãn Tùy bút. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tùy bút. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

Võ Phiến: Ăn và Đọc

Hình mình họa: Annushka Ahuja

Thỉnh thoảng chúng ta gặp ở tiệm một vài người Mỹ ngồi ăn phở. Có người cầm đũa khá thạo. Trong số một đôi triệu người Mỹ luân phiên đến xứ này rồi ra đi, những kẻ tò mò tiến xa vào nếp sống Việt Nam tới mức ấy chắc không lấy gì làm nhiều. Các kẻ ấy trở về nước, giữa dăm ba câu chuyện ly kỳ về đất Việt xa xôi kể với bạn bè, có thể múa biểu diễn cặp đũa, có thể nói đến cái mùi lạ lùng của rau quế vừa ăn vừa ngắt từng lá bỏ vào tô phở, đến cái vị ngộ nghĩnh của những tép củ hành nhúng trong nước dùng vớt ra với chỏm lá xanh xanh v.v... Như thế là vượt xa quá những khuôn sáo, những chỗ gặp gỡ thông thường của các du khách rồi. Du khách Tây phương nói về món ăn Việt, bất quá gặp nhau ở món nước mắm, rồi thôi.


Võ Phiến: Viết lách

Hình minh họa: cottonbro studio
Loài người lúc nhúc lao nhao đông đảo, nhưng thoạt trông giống ấy sống với nhau “được” lắm. Có nhiều gặp gỡ: Trời xanh ai cũng thấy xanh, mồng gà đỏ chị A thấy đỏ anh B cũng thấy đỏ, đá cứng ai gõ vào đều thấy cứng, cỏ mềm ai sờ đến cũng nhận ra mềm v.v... Làm người, tiếp xúc với thế giới quanh mình xem ra đề huề. Như thế dễ chịu quá. Riết rồi có cảm tưởng: nếu không thế e không thể sống chung với nhau được.

Thế nhưng theo dõi thêm, thấy ở địa hạt khác, thình lình Trời bắt người chịu cảnh ngộ oái oăm. Tôi đang nghĩ về chuyện tiếng nói. Mỗi giống người nói một thứ tiếng. Người Nhật phát lên một tiếng nói, người Việt chẳng nghe ra nghĩa lý gì; người Việt nói lên một câu, trẻ già khắp xứ Congo ngẩn ngơ. Xem tranh nghe đàn không cần đến sắc điển, thanh điển; mà xem sách thì các giống người khác nhau nhất thiết phải dùng tự điển, từ điển. Đối với vạn vật mọi giống, người tha hồ tiếp xúc; nhưng giữa người với người, mỗi giống bị cầm giữ trong một cái ngục cô liêu của ngôn ngữ.

Võ Phiến: Kẻ viết người đọc

Hình minh họa:Gijs Coolen

Các ca sĩ, các diễn viên kịch tuồng, các đào kép già trẻ xưa nay, nhiều người kể khổ về những đòi hỏi gắt gao của nghề nghiệp (cuộc sống thất thường, cảnh đời lênh đênh, những vất vả khuya sớm...), thường kêu rằng lắm khi họ muốn bỏ nghề; nhưng bỏ rồi vẫn quay lại, năm lần bảy lượt không dứt tình được. Sao vậy? Nghệ sĩ bảo: Vì nhớ ánh đèn, nhớ sân khấu quá, không chịu thấu.

Ánh đèn sân khấu, cái ấy nghe như ma quái. Nhưng nghệ sĩ bảo thế, e là nói chơi; không phải nói thật. Cái nhớ đích thực là có lẽ là nhớ tiếng vỗ tay. Nằm nhà, giữa cha mẹ vợ chồng con cái, tha hồ sum vầy, giữa nhà cửa tươm tất đèn đuốc tha hồ sáng choang, người nghệ sĩ bỏ nghề thỉnh thoảng vẫn có lúc chợt thấy xuất hiện cái thiếu thốn lớn lao: tức tiếng vỗ tay. Những trận vỗ tay vỡ rạp ngày nào, thiếu nó, đời bỗng mênh mông, vô vị thấy mồ.


Võ Phiến: Cái tiếng mình nói

Hình minh họa: Trần Long

Không tiếng nước nào giống tiếng nước nào, dĩ nhiên là vậy. Nhưng tiếng của ta có chỗ rắc rối đặc biệt, lắm khi nó làm khó ta. Lắm khi, mới mở miệng ra đã gặp ngay cái khó: xưng hô thế nào với người đang nghe mình nói?

Có lần, xem một cuộn băng hình, tôi được thấy một cô ca sĩ lần đầu tiên tiếp xúc với người điều khiển chương trình (đồng thời cũng là một nhà văn), hai bên vừa gặp nhau trên sân khấu đã bị kẹt: có kẻ rũ ra cười, có người lúng ta lúng túng. Xưng là chú với cháu, là anh với em, hay là cháu với bác? Phải chi cùng dùng chung được một tiếng you hay vous thì tiện quá.

Nguyễn Hưng Quốc: Đến với Võ Phiến

Mãi đến năm 30 tuổi, tôi mới đọc Võ Phiến, lần đầu. 

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao có cái sự muộn màng như thế. Tôi mê sách từ nhỏ. Ngay trong những năm đầu của trung học, tôi đã ngốn ngấu hầu như toàn bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn cũng như của những tác giả thường được gọi là “tiền chiến”, từ Nguyễn Tuân đến Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Trần Tiêu, từ Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính, Huy Cận, Hồ Dzếnh, v.v... Sau khi “nuốt” hết các tác phẩm được coi là kinh điển đối với học sinh trung học, tôi “tấn công” dần sang các tác giả nổi tiếng của miền Nam thuở ấy. Tôi đọc nếu không hết thì cũng gần hết tác phẩm của Mai Thảo, Chu Tử, Tuý Hồng, Nhã Ca, Thuỵ Vũ, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mạnh Côn, v.v... Nhiều vô kể. Chỉ riêng Võ Phiến, tôi chưa đọc quyển nào. 


Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

Tùy bút Nguyễn Xuân Hoàng: Barbara

Tranh Đinh Trường Chinh
Rappelle – toi Barbara
Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour – là
Et tu marchais souriante
Epanouie ravie ruisselante

Sous la pluie …
Rappelle – toi Rappelle – toi
quand même ce jour – là
N’oublié pas
Un homme sous un porche s’abritait
Et il a crié ton nom
Barbara


Jacques Prévert (Paroles)


Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Phạm Quốc Bảo: Trần Tuấn Kiệt – mấy nhắc nhớ còn sót lại

Nhà thơ Sa Giang Trần Tuấn Kiệt
(1/6/1939-- 8/10/2019)

Tháng 9, tháng 10 năm 2019, tôi có tới bốn thân hữu trên dưới sáu mươi năm quen biết, họ đã cùng nhau bỏ ra đi vào cõi vô cùng: Du Tử Lê - Nguyễn Tường Quý - Nguyễn Văn Trung và Trần Tuấn Kiệt. Thời gian ấy, tâm tư xáo trộn, thẫn thờ cả tháng. Chưa bao giờ tôi bị xúc động mạnh đến thế; và dĩ nhiên, chẳng có thể viết ra được một lời nào về họ!

Riêng Trần Tuấn Kiệt thì đặc biệt có khác: Trước đấy và sau này, dù sao tôi cũng đã có dịp đề cập tới ở một vài thời điểm nhân tiện nào đó [1]. 

Thế thôi. Chứ mấy năm nay, mỗi lần tình cờ có sự kiện gì đấy trực tiếp hay gián tiếp nhắc nhớ đến họ, lòng tôi cứ buồn bã khôn nguôi. Thêm nữa, sống được đến từng tuổi tám mươi này, cá nhân tôi thực sự chẳng muốn tự khêu gợi cho mình những nỗi buồn khó chịu kiểu ấy nữa..


Trần Quý Phiệt: Tại sao tôi viết

GS Trần Quí Phiệt trước đây là Giáo sư Danh dự (Emeritus Professor) văn chương Anh Mỹ tại Schreiner University, Kerrville, Texas, đồng thời ông cũng có nhiều bài khảo luận về văn chương Việt hải ngoại đăng trên các tạp chí văn học Mỹ.

Sau khi nghỉ hưu ông đã hoàn thành tập HỒI KÝ (bản tiếng Việt và tiếng Anh). “Tại sao tôi viết” là chương sau cùng trong cuốn sách, bản tiếng Việt.

***


Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Lý Đợi, Trần Tiến Dũng: Tạm biệt thầy Cù An Hưng

Thầy Cù An Hưng.
Ảnh: Facebook Trần Tiến Dũng.

Lý Đợi: Tạm biệt thầy Cù An Hưng

Cù An Hưng (1940, Nam Định - 3/8/2023, TP.HCM) là thầy dạy toán nổi tiếng, với nhiều thế hệ học trò định danh được với toán học.

Với nhiều người dân cư xá Lữ Gia, thầy là người giỏi chơi cờ tướng, đánh trận rất sảng khoái.

Với giới làm thơ, thầy là tín đồ của thơ, say sưa dịch thơ. Và dịch rất hay.

Thầy có thể dịch thơ từ tiếng Pháp, tiếng Anh và cả chữ Hán, có thể tra cứu được chữ Nôm.

Tôi và Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán chưa học thầy giờ nào, nhưng lúc nào cũng xưng thầy trò.

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

Nguyễn Viện: Dương Nghiễm Mậu– Con chủy thủ và đất Tần bất trắc

Từ trái qua: Phan Nguyên, Nguyễn Viện, Dương Nghiễm Mậu, Nam Dao, Trần Thị Ngh.

Khi mới học trung học đệ nhị cấp (cấp 3 bây giờ), tôi đã có may mắn được tiếp cận với các tạp chí văn học như Bách Khoa, Sáng Tạo và đặc biệt là Văn Nghệ do ông anh họ (không nhớ vì lý do gì) đã quẳng lại nhà tôi cùng rất nhiều sách báo thời ấy, kể cả một tập thơ chép tay của anh. Qua đó, tôi biết đến tên nhà văn Dương Nghiễm Mậu, đồng sáng lập tạp chí Văn Nghệ với nhà văn Lý Hoàng Phong (anh ruột nhà thơ Quách Thoại). Cũng qua tạp chí này, tôi biết thêm một nhà văn khác rất cá biệt, nhưng viết không nhiều là Nguyễn Nghiệp Nhượng, mà đến tận sau này, tôi mới có dịp gặp nhân đến viếng đám tang anh Dương Nghiễm Mậu.


Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

Nguyễn Trường Trung Huy: Tiến tới kỷ niệm 50 năm “Văn học Việt Nam hải ngoại” (1975-2025)

Từ một bàn viết lữ thứ – căn phòng nhỏ ở phố Bolsa, văn-chương hải-ngoại đã hồi sinh như thế…

“Chữ nghĩa đã hàm oan / Tâm kiệt cùng mực cạn / Ẩn mật chút men trong / Cất lòng sầu vô hạn… Có chiều thương bút mực / Bàn viết như mồ hoang / Yên nằm hồn lệ quỉ / Chờ ý xuống hộ tang…Quỉ ơi đời giấy trắng / Chờ ngươi đã nhiều năm / Có nghe nghìn xác sóng / Tìm nhau ngoài hư không?”

(Chuyện vãn cùng sách cũ – Viên Linh)

Trong một bài phỏng vấn khi được hỏi thế nào là “văn-chương hải-ngoại”, một nền văn chương sau 1975 mang nhiều khổ nạn và hệ lụy, nhà văn/ dịch giả Đào Trung Đạo đã nói “Để đánh dấu các mốc đó có lẽ chúng ta có thể căn cứ vào sự xuất hiện của các tạp chí văn chương (báo giấy), những trang mạng văn chương sau khi các tạp chí văn chương đình bản và những diện mạo văn chương mới. Về tạp chí văn chương (ở Mỹ, không kể ở Âu Châu) có hai tờ VĂN và VĂN HỌC qui tụ nhiều người viết nhất. Tờ VĂN do Mai Thảo “dựng bảng” lại – nhưng cương quyết từ chối danh xưng chủ nhiệm hay chủ biên – còn tờ VĂN HỌC do Nguyễn Mộng Giác đảm nhiệm” (1)

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Tản mạn Túy Hồng: Thanh Nam

Thành phố Ramsey khốn khổ ngâm lạnh. Bầu dưỡng khí chúng tôi đang thở toàn một màu xám chì. Lề đường, cột điện đóng tuyết buốt băng, hàng cây cao cố gắng đứng thẳng. Thời gian lo âu thở dài. Gió thổi thốc ngược từ dưới lên đập mạnh vào hông nhà. Trời màu lam tê tái, mây màu lưu huỳnh, giá băng đóng trên mặt đường màu trắng.

Không một con chó nào dám xông ra khỏi nhà đi đêm, không một con mèo nào nhẩy lên mái ngói gào kêu. Khi chúng tôi theo họ đạo đi lễ về thì tấm khăn len choàng cổ Thanh Nam đóng băng và hơi thở chàng nặng.

Trước khi đi nhà thờ, Thanh Nam đã nướng sẵn trong lò sưởi một viên gạch để khi trở về sẽ gói vào tấm vải len cho vào mền. Mấy thằng con kêu: “nóng quá bố ơi!” rồi chúng đạp tung tấm chăn xuống thảm.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

Tùy bút Nguyễn Đức Tùng

1.

Kỷ niệm nào anh chị nhớ nhất trong đời?

Trong lớp học tiếng Anh của trại tị nạn, thầy giáo ra câu hỏi, mọi người đưa tay lên, anh Kmah người Êđê kể rằng ngày vui nhất của anh là khi vợ anh một mình đi vào thành phố, ở đó chị nhìn thấy một người đàn bà rất đẹp đi xiếc trên dây, cô ta không mặc quần áo gì cả, hoàn toàn không mảnh vải, chị cam đoan như thế, mọi thứ phơi ra dưới ánh mặt trời ban trưa, và điều đó làm chị sung sướng đến ngất, và chị kể lại cho anh nghe hôm sau khi chị về tới nhà, chị vừa kể vừa cười, và đó là ngày vui nhất của anh, tức là cái ngày hôm sau ấy, chứ không phải ngày ấy.

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

Nguyễn Viện: Nguyễn Đức Sơn – Kẻ ngộ nạn trần gian

Gọi Nguyễn Đức Sơn, Sao Trên Rừng hay Sơn Núi là một nhà thơ ngoại hạng, một thiền sư bụi đời hay một quái kiệt của văn chương đương đại Việt Nam dường như  đều có thể.

Tôi ít có dịp gặp Nguyễn Đức Sơn, nhưng cái cảm giác thân thiết, gần gũi mỗi khi gần anh thì rất tự nhiên. Phải chăng Nguyễn Đức Sơn vốn có cái tâm không, dễ dàng dung chứa tha nhân? Tôi không tin thế. Ngược lại, tôi cho rằng anh Sơn cực kỳ khó chịu, vô cùng cực đoan và cô độc một cách thâm căn cố đế.

Đồi thông Phương Bối, nơi gia đình Nguyễn Đức Sơn nương náu từ 1979, thơ mộng nhưng cũng gian nan cay đắng. Nếu không phải là Nguyễn Đức Sơn thì khó ai có thể kiên cường giữ được mảnh đất nghịch thường ấy đến bây giờ.

Tôi không bao giờ quên lần anh đeo cái túi vải đến nhà tôi với hầm bà lằng giấy tờ hồ sơ đất đai Phương Bối. Bằng chiếc xe gắn máy hiệu Chaly bé xíu, Nguyễn Đức Sơn thường xuyên rong ruổi đường trường Bảo Lộc – Sài Gòn chạy vạy khắp nơi để nhờ cậy giúp đỡ, cũng như để thăm bạn bè.


Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

Hoàng Quân : Ông Anh

Song Thao & Hoàng Quân
Montreal, tháng Mười 2022

Khoảng đầu thế kỷ 21, tôi quen ông Song Thao. Nói quen cho oai, chứ đấy chỉ là tình một chiều. Thuở ấy, mỗi khi có tờ nguyệt san Thế Kỷ 21 trên tay, tôi nhanh nhẹn dò mục lục, tìm bài Phiếm của ông Song Thao, đọc ngấu nghiến. Một ngày đẹp trời (ít nhất là đối với tôi), ông “thấy” tôi trên Diễn Đàn Thế Kỷ, ông hỏi ông chủ bút Phạm Phú Minh: “Hoàng Quân là ai?” Thế là tôi bắt được nhịp cầu tri âm với ông “trùm” Phiếm. Tự đó đến nay, tính ra đã gần chục rưỡi năm. Ban đầu, biết ông là người sang, tên tuổi ngất trời, tôi không dám bắt quàng làm họ. Tôi quen ông qua anh Phạm Phú Minh. Biết ông trang lứa với anh Minh, nên tôi xin phép gọi ông bằng anh (cho công bình). Dần dà, thư đi, tin lại, tôi nghĩ đến ông như ông anh quý mến. Ông có rất nhiều bạn. Bạn “ảo” trên Facebook quây quần quanh ông lên đến gần bốn ngàn người. Số bạn ông trà đàm, tửu đàm bên bàn tròn văn chương dễ có đến vài trăm. Thế mà, giữa lúc say sưa chuyện trò với những bạn bè đồng thanh, đồng khí của ông trên vuông chiếu chữ nghĩa, ông chợt chú ý đến con bé Hoàng Quân lấp ló ngoài cổng hóng chuyện. Ông ân cần mở cửa cho con bé bước vào sân chơi.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

Trần Yên Hòa: Song Thao, vua Phiếm...

Nhà văn Song Thao.
Photo: Võ Văn Thạnh, Houston 8/2011.
Nguồn: Song Thao
Năm 2011, tôi dự định ra mắt sách truyện dài Đi Mỹ, tác phẩm tôi ấp ủ đã mấy năm. Để cuộc ra mắt sách có màu sắc tôi đã mời các bạn văn nghệ đàn anh mà tôi thân thiết như mời được nhạc sĩ Nhật Ngân và nhà văn Nguyễn Đình Toàn... lên nói về chuyện tác phẩm của tôi...Với Nhật Ngân sẽ lên nói về trường hợp phổ bài thơ Khan Cổ Gọi Tình, Về, và bà xã của Nhật Ngân sẽ lên hát bài này. Mọi chuyện đều suông sẻ, tôi chỉ đợi đến ngày ra mắt sách.

Chủ nhật tuần đó, tôi điện thoại cho nhà thơ Thành Tôn để mời Thành Tôn đi uống cà phê, Thành Tôn cho biết có nhà văn Song Thao từ Canada qua chơi. Tôi nói Thành Tôn mời luôn Song Thao, dù chưa gặp anh lần nào. Đó là lần lần đâu tiên tôi gặp Song Thao tại quán Phở Quang Trung.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

Nguyễn Đức Tùng: Đá còn tưởng nhớ

Một ban nhạc Jazz ở Mỹ, hình Pixabay

Âm nhạc vang lừng mặt nước, hải đằng nở rộ: San Antonio. Với nhiều kênh đào len lỏi qua các dinh thự, nghệ thuật Đen, Black Art Movement, văn hóa Tây Ban Nha. Cậu tôi, người hướng dẫn cả nhóm cùng lái xe từ Houston xuôi Nam, học tiếng Anh ở San Antonio những năm một chín bảy mươi, trong chương trình huấn luyện sĩ quan hải quân. Tôi còn có ý định riêng, vì thầy học cũ của tôi, thầy B. Vân, cũng có thời gian ở đây, dân du học như cậu tôi, nhưng qua trước. Tôi học tiếng Anh với ông trong thời kỳ phải về nông thôn lao động, vì sinh ngữ một của tôi là tiếng Pháp, thầy dùng bộ sách English For Today, tập 1 đến tập 5, dạy kỹ, học phát âm chính xác, phân tích nghĩa, và khi đọc sách, ông đối chiếu với cuộc sống ở đó. Đôi khi ông cũng trích dẫn các nhà thơ Mỹ. Sau chiến tranh, vợ mất sớm, ông đưa ba con nhỏ vào miền Đông, không có hộ khẩu chính thức, nhà trường chỉ ký hợp đồng tạm mà lương giáo viên chính ngạch cũng đói, ai cũng phải làm thêm, ông chở nước đá đi bán quán cà phê, buổi chiều lên rẫy trồng mấy công mì sắn. Tôi nhớ chiếc xe đạp Phượng hoàng cũ cao như con ngựa, sau yên xe ràng rịt bó sắn to để đem về luộc buổi chiều cho các con. Ông ăn mặc như nông dân, nón lá, nhưng sau cặp kính dày cộp của người cận thị nặng ánh mắt long lanh như cười, nhiều khi ngồi trước mặt ông tôi nghĩ đến tính cách hồn nhiên của các nhà giáo ở nước ta, nghiêm nghị mà hồn nhiên. Ông kể những chuyện điểm xuyết vào bài, tôi nhớ có lần dạy chữ nasty có nghĩa là xấu, dơ bẩn, tục tĩu, và chữ kèm theo, trạng từ, danh từ, nastily, nastiness, kể rằng một lần ông đi xem chương trình thi hoa hậu ở San Antonio, một tay giám khảo ba trợn hỏi cô thí sinh xinh đẹp tóc vàng một câu:


Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Trần Doãn Nho: Không chỉ tháng Tư mới tháng Tư

Nhà văn Trần Doãn Nho.

tháng tư

không ngày 

không tháng 

không năm

tháng nào cũng tháng tư

ngày nào cũng tháng tư

năm nào cũng tháng tư

không chỉ tháng tư mới tháng tư.


Chạy

Trong đời, tính ra, tôi trải qua …năm lần chạy. Mỗi lần chạy là một kinh nghiệm rất riêng.
Lần đầu tiên, thời điểm 1945-1946, tôi chạy giặc với tư cách là…một cậu bé con. Thay vì chạy và đi, thì tôi được gánh. Tôi một đầu, ngồi trong thúng. Đầu kia là một ít gạo và đồ đạc. Cứ thế, mẹ, chị và anh tôi thay nhau gánh, theo đoàn người, tản cư về một nơi vô định. Đêm tìm chỗ nghỉ chân, ngày lại đi, cuối cùng, dừng chân ở ngôi đình hoang thuộc một cái làng xơ xác, vắng hoe, nơi mà chính dân làng cũng…chạy giặc, chỉ còn lơ thơ mấy ông bà già ở lại giữ nhà.

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Trần Trung Đạo: Sự im lặng của biển

Ảnh Trần Trung Đạo: Boston World Trade Center, nơi tác giả làm việc và viết bài này, Vịnh Boston)


Tôi sinh ra ở miền núi nhưng hai mươi năm qua, số phận lại đẩy về miền biển. Thành phố tôi đang sống là thành phố biển. Ngôi trường tôi học trước đây cũng nhìn ra biển và văn phòng tôi đang làm việc hiện nay được xây trên mặt vịnh Boston, bên kia là Đại Tây Dương bát ngát.