Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011
Tôn giáo và Xã hội Dân sự (III)
Bài 3 – Tôn giáo và Xã hội Dân sự Tòan cầu.
(Religion and the Global Civil Society)
Trong bài viết từ năm 2009 với nhan đề “ Sơ lược về Xã hội Dân sự Tòan cầu”, tôi đã có dịp trình bày về những nét chính yếu của một thực thể văn hóa xã hội đang mỗi ngày một thêm phát triển trong thế giới ngày nay với khuynh hướng tòan cầu hóa về nhiều phương diện, đặc biệt là về mặt khoa học kỹ thuật, về kinh tế chính trị, cũng như về văn hóa xã hội, và nhất là về sự bùng nổ thông tin qua kỹ thuật của mạng lưới tòan cầu internet vào những năm đầu của thế kỷ XXI hiện nay.
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
Hư Vô: Một tên gọi khác của Thượng Đế?
Nguyễn Hoài Vân

Một linh mục Công Giáo, một mục sư Tin Lành và một thày giảng Do Thái lần đầu tiên đến Nữu Ước. Rời phi trường, họ lấy cùng một chiếc taxi. Vị linh mục bảo:
- Thành phố này quả là vĩ đại ! Nhìn những công trình kiến trúc, những cao ốc chọc trời, những đường xa lộ tầng này chồng lên tầng khác v.v... , tôi thật có cảm tưởng mình quá nhỏ nhoi...
Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011
Một quan niệm hài hòa về niềm tin tôn giáo
Nguyễn Hoài Vân
Niềm tin tôn giáo : tốt hay xấu ?
Một điều dễ nhận thấy là người mang niềm tin tôn giáo thường là người tốt. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái trên tàu điện hay trên xe buýt với một nhóm linh mục hay chủng sinh hơn là với một nhóm skin head. Người ta cũng ít thấy các mục sư hay tỳ kheo tổ chức thành băng đảng ! Giới tu sĩ và những người mang niềm tin tôn giáo cũng tham gia vào các công việc thiện nguyện nhiều hơn người thường. Tuy nhiên, trong một số điều kiện kinh tế, xã hội, niềm tin tôn giáo có thể trở thành nguyên nhân của bạo lực, chiến tranh, thảm sát. Mặt khác, sự phát triển của khoa học vật chất cũng có thể tạo nên một sự rạn nứt trong xã hội vì những mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo. Khoa học vật chất đã trở thành tiêu chuẩn của « sự thật » trong các xã hội hiện đại và phần nào đóng vai trò của một Niềm Tin mới. Thêm vào đó, một số người, vì những lý do dễ thông cảm, có thể dựa vào quan điểm duy vật để tấn công vài tôn giáo một cách mãnh liệt, dễ gây phản ứng mãnh liệt ngược lại, với những hậu quả tai hại cho xã hội. Bài này đưa ra vài suy nghĩ để hạn chế phần nào những tai hại ấy.
Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010
Vấn đề Nhập Thế Xuất Thế trong Phật Giáo và Ky Tô Giáo
Nguyễn Hoài Vân
MỘT SỰ PHÂN HÓA ĐÁNG THƯƠNG
Vì kém hiểu biết, người ta thường dán cho các tôn giáo những nhãn hiệu, rồi phong cho cái này là tốt, là đúng, chê bai cái kia là thấp kém, là lầm lạc. Thái độ ấy cũng vô lý và đáng thương như câu chuyện mấy đứa trẻ mồ côi đập nhau chí tử, để tranh cãi rằng: “Cha tao giàu hơn cha mày, mạnh hơn cha mày, v.v…”, mà không biết rằng chúng đều là anh em ruột cùng chung cha mẹ!
Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010
SÁNG THẾ KÝ ĐỌC BỞI MỘT NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Hoài Vân
Kỳ 4
ÐẢ ÐẢO ÐỊA CHỦ!
Trở lại Sáng Thế Ký. Thế là Chúa đuổi Adam và Eva ra khỏi Vườn Ðịa Ðàng Eden, với chủ ý được tuyên bố rất rõ ràng là để “con người” không thể đến gần và ăn trái “cây tường sinh.” Cho chắc chắn hơn, Chúa sai những Thiên Thần Cherubins gác cửa Eden với gươm lửa sấm sét, “để bảo vệ con đường đi đến cây trường sinh” (Gen 3 :24). Rời Eden, chữ có nghĩa là “lạc thú,” con người coi như trầm luân trong bể khổ...
SÁNG THẾ KÝ ĐỌC BỞI MỘT NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Hoài Vân
Kỳ 3 (Tiếp theo)
NGƯƠI SẼ THÈM MUỐN ÐÀN ÔNG!
Nhưng, chúng ta bắt buộc phải trở về với mạch văn, và xem tiếp đến đoạn Gen 3 :8. Yahweh hỏi người nam: “ngươi ở đâu?”, “có phải ngươi đã ăn trái cấm?”, và hỏi người đàn bà: “ngươi đã làm gì?” những câu hỏi rất rởm bởi một kẻ đã biết câu trả lời. Chính chúng ta cũng hay làm như vậy, kiểu như bà mẹ gọi đứa bé, chỉ cái chén bể, hỏi: cái gì đây! Yahweh quả là một nhân vật rất “người,” rất gần với chúng ta. Sau đó Yahweh tuyên án. Ðầu tiên là Rắn. Rắn phải đi bằng bụng, ăn cát bụi, và lãnh nhận một mối thù truyền kiếp với hậu duệ của người đàn bà, có lẽ phải hiểu là với tất cả những người đàn bà sau đó. Nếu Rắn tượng trưng cho ý thức về dục tính, như người ta thường nghĩ, thì người đàn bà hẳn là phải có “vấn đề” với dục tính. Sáng Thế Ký được viết bởi đàn ông, và điều này thể hiện mối lo sợ của đàn ông đối với tình dục của đàn bà. Thật vậy, khả năng tình dục của đàn ông có giới hạn, trong khi khả năng tình dục của đàn bà không giới hạn. Ông có nhiều lúc “không được nữa,” mà bà lại cứ “muốn nữa.” Trong tiềm thức, ông rất sợ bà! Vì thế, đàn ông đặt ra những quy luật tôn giáo cũng như xã hội nhiều khi rất khắt khe, để khỏa lấp sự yếu kém của mình, và kiềm chế người đàn bà. Nếu Thiên Chúa là đàn bà, nếu các tôn giáo được lập ra bởi các bà, các luật lệ luân lý, xã hội, được quy định bởi “phái yếu,” thì bộ mặt thế giới sẽ hoàn toàn khác. Gần nơi tôi ở có Tu Viện Fontevraud, là một tu viện do các bà làm chủ, nam nhân chỉ được dành cho những vai trò thứ yếu. Ở một hành lang trong tu viện có khắc những hình ảnh của Sáng Thế Ký, theo đó kẻ “phạm tội” đầu tiên là người nam, sau mới dụ người nữ tham gia!
Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010
Mục sư Rick Warren và sự Nhập cuộc của tín đồ tôn giáo
Đoàn Thanh Liêm
Tại nước Mỹ kể từ sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, thì có nhiều vị mục sư nổi danh với ảnh hưởng rất lớn lôi cuốn được số đông quần chúng khắp nước Mỹ và cả ở ngoại quốc nữa. Trong số này, phải kể đến mục sư Billy Graham, mục sư Martin Luther King và mục sư Rick Warren.
Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo
Nguyễn Hoài Vân
Khi đến thăm tu viện Westminster chiều ngày 17 tháng 9 vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã « bị » chính thức đón tiếp bởi một nữ linh mục, bà Jane Hedges. Theo đúng truyền thống, quý khách bước qua ngưỡng cửa Westminster đều được chào mừng bởi vị Kinh Sĩ (Chanoine) của tu viện. Bà Jane Hedges là người mang chức vụ này. Bà cũng là một nhà tranh đấu cho quyền được thụ phong linh mục của nữ giới. Trong khi Đức Benedicto XVI thì tuyên bố điều này là một « tội ác đối với Niềm Tin » ! Người ta liên tưởng đến việc vị tiền nhiệm của ngài, Đức Pio VII khi đến Paris vào năm 1804 đã được cung nghinh bởi Charles Maurice de Talleyrand Périgord, một Giám Mục... có vợ, chính thức làm đám cưới trong nhà thờ hẳn hoi ! Đương nhiên là phu nhân của Ngài Talleyrand cũng hiện diện để nhận sự chúc lành của Đức Thánh Cha...
Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010
TƯƠNG LAI TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI HẬU TÂN TIẾN
Nguyễn Hoài Vân
Kỳ 4 (Tiếp theo và hết)
Trong các siêu thị, đền thờ của Thần Tiêu Thụ, bên cạnh những bó rau, tảng thịt, khứa cá, ống kem đánh răng, những quần lót, hay lon bia đủ loại, người ta có thể nhìn thấy đó đây những sách, báo, đĩa, phim, về Đạt Lai Lạt Ma, Gioan Phao Lồ II, “mẹ” Theresa, “chị” Emmanuelle, hay “cha” Pio... Các tín đồ của “đạo thị trường” có thể vừa thờ cúng Thần Tiêu Thụ, vừa chạy theo sự giảng dạy của đủ thứ thần thánh khác. Trong một giây phút, họ có thể chuyển từ Đạt Lai Lạt Ma sang “mẹ” Theresa, với cùng một sự ngưỡng mộ, thờ kính, trước khi chọn một miếng phó mát cho bữa ăn chiều... Tôn giáo đã trở thành một món hàng!
Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010
TƯƠNG LAI TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI HẬU TÂN TIẾN
Nguyễn Hoài Vân
(Tiếp theo) - Kỳ 3
II) Tôn Giáo : nền tảng luân lý của một xã hội
Theo một lý thuyết xã hội học danh tiếng (Emile Durkheim: “Formes élémentaires de la vie religieuse”) thì mô hình tổ chức xã hội là một trong những nển tảng đưa đến sự hình thành của các tôn giáo. Để tồn tại và phát triển từ giai đoạn sơ khai, các xã hội con người phải đặt vấn đề tổ chức, với những quy luật và hệ thống giá trị. Các quy định « tốt, xấu » này, theo Durkheim, chỉ vững vàng khi mang ý nghĩa linh thiêng, tôn giáo. Tức là tôn giáo, hay một biến thái của tôn giáo, bắt buộc phải hiện hữu trong bất cứ xã hội nào.
Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010
Thượng Đế và Thần Linh được tạo ra như thế nào?
Nguyễn Hoài Vân
(Tiếp theo và hết)

Một hệ luận bất ngờ của việc tin vào một Thượng Đế duy nhất là sự nảy sinh ra thuyết Duy Vật. Thật vậy, thuyết Duy Vật đến từ sự vứt bỏ các thần linh ra khỏi thế giới. Thượng Đế duy nhất khiến cho thiên nhiên không còn chút thần thánh nào trong đó, và không còn được giải thích bởi hành vi của thần linh nữa. Sấm chớp, mưa gió, bệnh tật không còn lệ thuộc vào sự vui buồn của các ông thần, bà thánh, và người ta buộc phải tìm cho chúng một giải thích khác, một giải thích dựa trên vật chất thuần túy. Thuyết duy vật từ đó ra đời. Cùng với óc khoa học.
Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010
Thượng Đế và Thần Linh được tạo ra như thế nào?
Kỳ 1
Nguyễn Hoài Vân

Một nghiên cứu khoa học :
Vào tháng ba năm 2009, nhóm Bác Sĩ chuyên khoa Thần Kinh thuộc Đại Học Bethesda (Hoa Kỳ) đã chứng minh được sự hiện hữu của ý tưởng Thượng Đế, trong não bộ của mọi người, kể cả những người tuyên bố mình «vô thần».
Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010
KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO
(Bản dịch toàn văn của Chương 4 : Buddhist Economics)
Trích từ sách “Small is Beautiful” của E F Schumacher, xuất bản 1973.
Trích từ sách “Small is Beautiful” của E F Schumacher, xuất bản 1973.
Bản dịch của: Cư sĩ Tâm Nguyện (2009)

Trước khi đưa ý kiến này vào trong cuốn sách, thì tác giả đã trình bày dưới dạng một bài báo được phổ biến vào cuối thập niên 1950, và Thủ Tướng Nehru của Ấn Ðộ lúc còn sinh tiền đã có dịp trao đổi với tác giả về đề tài “Kinh Tế học Phật giáo” và hai vị đã trở thành những người bạn rất tương đắc với nhau .
Chúng tôi đã phải nhờ cậy đến cư sĩ Tâm Nguyện là người đã từng nghiên cứu lâu năm về Phật học giúp cho việc thực hiện bản dịch này. Xin hết lòng cảm ơn cư sĩ Tâm Nguyện vì đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để hoàn thành bản dịch. Xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc.
California, Mùa Phật Ðản Kỷ Sửu 2009
Ðoàn Thanh Liêm
Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010
KHÔNG QUỐC GIÁO, KHÔNG GIÁO ĐIỀU (No State Religion, No State Dogma)
Đoàn Thanh Liêm
Năm 1975, sau khi chiến thắng được miền Nam rồi, thì giới lãnh đạo cộng sản tại Hanoi bèn công khai đổi tên “Đảng Lao Động” thành ra “Đảng Cộng sản”, tờ tạp chí “Học Tập” là cơ quan nghiên cứu và lý luận cuả Đảng Lao Động cũng đổi tên thành tạp chí “Cộng sản” luôn. Và cả đến cái “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” (National Liberation Front NLF) cũng được cho giải tán, dẹp bỏ mất tiêu luôn. Đó là chuyện nội bộ cuả đảng cộng sản, họ có quyền quyết định thay đổi tên tuổi cuả họ, chúng ta không phải là người trong đảng cộng sản, thì cũng chẳng nên thắc mắc gì về cái chuyện riêng tư đó trong tổ chức cuả riêng họ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)