Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Nguyễn Văn Tuấn: Người tù cao tuổi nhứt trên thế giới

Theo RFA, “Toà án huyện Đức Hoà, Long An đã ký quyết định thi hành bản án hình sự với ông Lê Tùng Vân, người đứng đầu cơ sở tu tại gia Tịnh thất Bồng Lai (sau đổi tên Thiền am bên bờ vũ trụ). 

Truyền thông nhà nước trong ngày 16/12 cho hay bà Trần Thị Kim Thảnh, Chánh án Toà án nhân dân huyện Đức Hoà vừa ký ban hành quyết định về việc thi hành án hình sự đối với ông Lê Tùng Vân (90 tuổi, ngụ số 191A ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An)…”( “Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Thi hành án hình sự với ông Lê Tùng Vân”, RFA). 

Xin nhắc lại, trong phiên tòa phúc thẩm ngày 3.11.2022, tòa án Long An đã tuyên y án 6 thành viên tại Thiền am Bên bờ Vũ trụ tổng cộng 23, 5 năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, trong đó ông Lê Tùng Vân nặng nhất, 5 năm tù.

Nhưng ngày 19.12, báo chí nhà nước đưa tin “Ông Lê Tùng Vân xin hoãn thi hành án vì 'không đủ sức khỏe để đi tù': “…Trong đơn đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, ông Vân cho biết năm nay đã "91 tuổi tây, 92 tuổi ta, tuổi già, sức yếu, thân mang nhiều bệnh tật kinh niên: tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu mạn, hẹp mạch vành, viêm loét dạ dày…".


Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Lâm Vĩnh Thế: Những Sắc Thái Riêng Biệt Trong Tín Ngưỡng Dân Gian Miền Nam

 Người Việt Nam nói chung là một dân tộc rất coi trọng tín ngưỡng.  Ngoài việc thờ cúng tổ tiên trong nhà, người Việt Nam còn thờ phượng rất nhiều thần linh trong nhiều cơ sở tôn giáo khác nhau, trong đó Đình là một cơ sở mang đặc tính văn hóa tiêu biểu của người Việt.  Mỗi làng, đơn vị dân cư căn bản của người Việt, đều có một ngôi đình để thờ Thành Hoàng bổn cảnh, vị thần được sắc phong của vua có nhiệm vụ che chở cho dân làng.

Tổ tiên của người Việt vùng Đồng Bằng Đồng Nai - Cửu Long (sau đây sẽ viết tắt là ĐBĐNCL), những lưu dân từ Đàng Trong đã vào khai phá, lập nghiệp ở vùng này trong các thế kỷ 17 và 18, cũng đã tiếp tục truyền thống văn hoá Việt này.  Họ cũng lập làng, dựng đình và thờ Thành Hoàng.  Tuy nhiên, cũng giống như trong các nét văn hoá khác trong vùng ĐBĐNCL, những lưu dân này đã tạo ra những biến đổi trong văn hoá Việt về phương diện tín ngưỡng.[1]

Bài viết này cố gắng ghi lại những sắc thái riêng biệt của văn hoá tín ngưỡng dân gian trong vùng ĐBĐNCL. 

Những Cơ Sở Của Biến Đổi Văn Hóa

Biến Đổi Tâm Thức Của Những Lưu Dân

Theo dòng Nam Tiến của dân tộc, những lưu dân Đàng Trong trong quá trình xuôi Nam này, do hoàn cảnh phải đương đầu với những khó khăn lớn lao về mọi mặt, đã phải tự tạo cho mình một bản lãnh anh hùng độc đáo, dám nghĩ, dám làm, hoàn toàn không quá câu nệ vào tập tục truyền thống.  Cá tính phóng khoáng này, mà người viết xin tạm gọi là vượt qua tâm thức lũy tre xanh, một phần nữa cũng do ảnh hưởng địa lý của vùng đất mới đem lại.  Cái không gian mênh mông, hùng vĩ, như của thời hồng hoang, (mà Châu Đạt Quan, sứ thần nhà Nguyên (thế kỷ 13), đã mô tả trong quyển Chân Lạp Phong Thổ KỶ của ông như sau: “Trên các dải đồng hoang, hàng trăm ngàn trâu rừng tụ họp thành bầy, đàn” [2]) của ĐBĐNCL làm sao không ghi lại những dấu ấn đậm nét trong tâm thức của những lưu dân này.  Cụm từ “địa linh nhân kiệt” mang một ý nghĩa vô cùng thực tiễn trong trường hợp này.


Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Trần Kiêm Ðoàn - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH Hành giả bắc nhịp cầu tâm linh Đông-Tây


Tin thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terris năm 2015[*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.”

Lịch sử Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world).

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Ðoàn Thanh Liêm - Tôn giáo và xã hội dân sự toàn cầu

Hình minh họa: internet
Trong bài viết từ năm 2009 với nhan đề “ Sơ lược về Xã hội Dân sự Toàn cầu,” tôi đã có dịp trình bày về những nét chính yếu của một thực thể văn hóa xã hội đang mỗi ngày một thêm phát triển trong thế giới ngày nay với khuynh hướng toàn cầu hóa về nhiều phương diện, đặc biệt là về mặt khoa học kỹ thuật, về kinh tế chính trị, cũng như về văn hóa xã hội, và nhất là về sự bùng nổ thông tin qua kỹ thuật của mạng lưới toàn cầu internet vào những năm đầu của thế kỷ XXI hiện nay.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nguyễn Hoài Vân - Tổng Luận Về Tam Giáo

Nguyễn Hoài Vân - 

Vào thập niên 70, một ký giả ngoại quốc phỏng vấn ông Trần Văn Ân, có đặt câu hỏi như sau:

“Vì sao Nhật Bản với Việt Nam cùng nguồn gốc văn hoá Trung Hoa mà người Nhật lại sớm canh tân, đưa đến phát triển tốt đẹp và cường thịnh, trong khi Việt Nam luôn bỏ lỡ những cơ hội đổi mới để phải trở thành một trong những nước chậm phát triển trong vùng?”

Chúng ta có thể mượn câu hỏi này để khơi mào câu chuyện, tuy biết nó không được xác đáng lắm, và có phần lẫn lộn nhiều vấn đề, không thể duyệt xét đầy đủ được trong bài viết này. Và vì chúng ta đang bàn về Tam Giáo, nên xin giới hạn sự phân tích chỉ trong khuôn khổ này mà thôi.

Trước tiên, xin đề nghị vài nhận xét chung quanh những liên hệ giữa Tam Giáo và lịch sử Việt Nam. Sau đó mới thử đi tìm nơi tư tưởng Nhật Bản những gì có thể khiến họ có được một sự phát triển khác với nước ta.


Tam giáo trong lịch sử Việt Nam:

Để giản dị hoá vấn đề một cách cùng cực, ta có thể phân "Tam Giáo" ra làm hai:

- một bên là Nho Giáo: tích cực, hữu vi, nhập thế, nặng ảnh hưởng Trung Hoa

- bên kia là Phật Giáo: bị coi là tiêu cực, vô vi, xuất thế, nguồn gốc tại Ấn Độ.

Thế còn Lão Giáo?
Xin thưa : Lão Giáo “nằm giữa”, vì :

- vừa xuất xứ từ Trung Hoa, như Nho Giáo

- vừa vô vi, xuất thế, tiêu cực v.v… “như” Phật Giáo.

Lão Giáo còn được đa số học giả coi như đã lót đường cho sự truyền bá Phật Giáo tại Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa. Có thể nói trong thực tế, Lão Giáo ít đóng vai trò ở mặt nổi mà chỉ ảnh hưởng trong chiều sâu (qua một số phong tục tập quán, lễ nghi, qua cách sống gần gũi thiên nhiên, v.v…).

Mặt khác, một thường định lịch sử là dân tộc Việt Nam luôn luôn tìm cách thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa, mặc dù vẫn muốn duy trì mối giao hảo với "người anh em" phương bắc. Điều này được thể hiện trong thực tế dưới hai hình thức:

- giảm bớt ảnh hưởng của Nho Giáo

- và tăng cường ảnh hưởng chính trị của Phật Giáo.

Việc tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Nho Giáo

có hai lý do chính:

- Nho Giáo được coi như một tư tưởng Trung Hoa

- Nho Giáo đề ra một trật tự xã hội có tính cách tương đối cố định, trong đó sự trung thành của người dưới đối với người trên được coi như một “đạo sống”. Điểm khó khăn then chốt là người trên hết tất cả lại chính là ông Hoàng Đế Trung Hoa ! Các vị Vua của ta, tuy ở trong nội bộ có xưng Đế, nhưng bên ngoài chỉ xin được  phong làm Tiết Độ Sứ hay nhiều lắm là Quốc Vương mà thôi. Đúng theo Nho Giáo, ngay cả các vị Vua Việt Nam cũng phải tuyệt đối trung thành với Hoàng Đế Tàu, điều mà các Ngài không mấy gì hứng thú  lắm...

Cần nhấn mạnh: đây chỉ là những nhận xét chính trị, không liên hệ gì đến Nho Giáo trên phương diện Triết Học đã được nói đến ở các bài khác.

   Việc tăng cường ảnh hưởng chính trị của Phật Giáo:

Cũng có các lý do dựa trên những quan tâm tương t:

Quan trọng nhất là : Phật Giáo xuất phát từ Ấn Độ, và giữa Ấn Độ với Việt Nam không có vấn đề chinh phục, thống trị. Thật ra, với lập luận này, ta buộc phải coi nhẹ ảnh hưởng của sự truyền thừa Phật Giáo vào Việt Nam qua các tăng sĩ Trung Hoa. Nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Phật Giáo Việt Nam có vẻ cho phép điều này (đặc biệt là các tài liệu của Tuệ Sỹ, Trí Siêu, Budden Gyoshi…). Dù sao, phải công nhận là các tăng sĩ Trung Hoa sang Việt Nam giảng đạo hoàn toàn không mang màu sắc chính trị giống như các nhà Nho, theo kiểu Tích Quang hay Nhâm Diên, đến nước ta để sắp đặt việc cai trị lâu dài.

Kết quả là Phật Giáo ở Việt Nam mặc dầu bị coi là đạo thoát tục, lại vẫn có một khuynh hướng “nhập thế”, tích cực tham gia việc nước, với những nhà chính trị nổi danh như Ngài Vạn Hạnh. Ta cần lưu ý là tư tưởng VÔ CHẤP của Phật Giáo khiến cho nhập thế hay xuất thế đều có thể biện minh được bằng chính giáo lý của nhà Phật.

Điều quan trọng là trong giai đoạn lịch sử có các tăng sĩ tham gia nhiều nhất vào việc chính trị, tức ở đời Lý-Trần, thì việc nước ta cũng tương đối tốt đẹp. Điều này không khỏi tạo nên một tiền lệ, một gương tốt, khuyến khích các tăng sĩ sau này chú ý đến chính trị và không ngần ngại sẵn sàng gánh vác trách nhiệm giúp dân giúp nước.

*

Bây giờ ta nhìn sang phía Nhật Bản, để thử đi tìm vài yếu tố có thể phần nào giúp nước bạn Phù Tang không bỏ lỡ những cơ hội phát triển tốt đẹp.

Vài yếu tố tư tưởng và văn hoá có thể ảnh hưởng vào sự phát triển của Nhật Bản:

Tìm sự biện minh trên mặt tư tưởng cho sự phát triển mạnh mẽ của nước Nhật có thể phần nào dựa vào việc đi tìm những khác biệt giữa Nho và Phật Giáo thịnh hành ở Nhật Bản với Nho và Phật Giáo thịnh hành ở các nước khác cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa.

Nho giáo tại Nhật:

thường được coi như mang nặng ảnh hưởng của Dương Minh Học, tức học thuyết của Vương Thủ Nhân, hiệu là Dương Minh, sống thời nhà Minh. Thày Vương khét tiếng tài hoa: nào võ nghệ tinh thông, từng  làm hiệp khách, rồi tu theo Đạo Giáo, nghiên cứu pháp thuật thần tiên, trước khi tìm đến Phật pháp, đào sâu lý thuyết của Thiền Môn ... Mãi đến năm 36 tuổi, ông mới quyết chí tập trung vào Khổng Học. Kiến văn của thày Vương, do đó, vô cùng rộng rãi.

Trong Nho Giáo, Vương Dương Minh lập ra một học phái riêng, phản đối lối học từ chương khoa cử. Thật vậy, từ khi các bậc Đại Nho đời Tống như Trình Hy Xuyên, Chu Hối Am, gia công hệ thống hoá Khổng Học một cách mạch lạc thì người ta thường mượn s giảng dạy của các vị này, lấy làm chương trình thi cử, tuyển lựa quan lại  lo việc trị dân. Do đó, ai muốn làm quan, áo mão cân đai, nhà cao cửa rộng, thì phải cố “nuốt” thuộc lòng cái học Trình, Chu, rồi khăn gói đi thi, mà không cần để tâm tìm hiểu những điều tinh tuý trong đó. Vì chỉ có học mà không hiểu nên người ta trở thành cố chấp từng câu từng chữ, không còn biết thích nghi với hoàn cảnh.

Cựu học tại nước ta cũng đã lâm vào tệ nạn này, trong khi Nho Học của Vương Thủ Nhân, chống cố chấp, lại ảnh hưởng mạnh mẽ trên tinh thần người Nhật.

Phật Học tại Nhật:

Thì ai cũng biết là rất trọng Thiền Tông, với hai phái lớn là Tào Động (Soto) và Lâm Tế (Rinzai). Thậm chí người Tây Phương mỗi khi nói đến Thiền, chỉ còn biết có Thiền Nhật Bản (Zen) chứ thiền Trung Hoa thì họ coi như đã thuộc về quá khứ !

Thiền Tông cũng có thể được coi như một trong những tông phái ít cố chấp nht cuả Đạo Phật. 

Vì thế, đặc điểm của Nho và Phật Học được phát triển tại Nhật Bản có lẽ là sự KHÔNG CỐ CHẤP. Không cố chấp, không bị ràng buộc trong những giáo điều phải học thuộc lòng, nên người Nhật dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, dễ dàng canh tân đổi mới mà vẫn bảo tồn tinh tuý của tư tưởng cổ truyền.

Cũng cần nhận định nước Nhật là một hòn đảo nên tinh thần dân tộc có điều kiện phát triển rất mạnh mẽ. Điều này khiến người Nhật có thể tránh được hiểm hoạ phân hoá dễ dàng hơn người Việt (*), nhất là t khi có s tiếp súc với văn minh Tây Phương.

GIỮ GÌN TINH TUÝ MÀ KHÔNG CỐ CHẤP GIÁO ĐIỀU có thể là một giải đáp cho câu hỏi của vị ký giả ngoại quốc đã nói đến đầu bài vậy !

Nguyễn Hoài Vân - 1991

(*) Tiếp súc với với Tây Phương, nhất là sau khi bị họ đè bẹp trên chiến trường, trong chính trị, khoa học, kỹ thuật ... liền đặt ra vấn đề "theo mới". Và, vì Tây Phương rất đa dạng, có nhiều cái "mới" để theo, nên nếu không có một tinh thần dân tộc mạnh mẽ và t tin, thì rất dễ rơi vào phân hoá, như chúng ta đã thấy Việt Nam.



Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Nguyễn Hoài Vân - Trên phương diện biểu tượng: Đức Giáo Hoàng có thể từ chức được hay không ?



Nguyễn Hoài Vân


Ảnh Getty Image

Không, nếu quan niệm Giáo Hoàng là một thực trạng, được chính Thiên Chúa quyết định qua phiếu bầu của các Hồng Y như giáo luật quy định. "Là" Giáo Hoàng, mang ý nghĩa là sự nối dài của Thiên Chúa nơi trần thế. Tín điều "Giáo Hoàng không thể sai lầm" đến từ đó (có thể nào "từ nhiệm" thực trạng "không thể sai lầm" hay không ?). Trong điều kiện ấy, hoặc sự từ chức của một Giáo Hoàng là một điều vô nghĩa, hoặc chính cái "thực trạng Giáo Hoàng" là một sự lừa dối. Điều ấy không khác gì sự từ chức của chính Thiên Chúa ... Thêm vào đó, có thể nào gián đoạn thực trạng của một người, chấm dứt cái người ấy "LÀ", chỉ bằng một lời tuyên bố ? Nhất là khi thực trạng này được quyết định bởi chính Thiên Chúa ? Nếu có thể làm được việc ấy, thì thực trạng kia trở thành giả dối : nó không phải là cái mà người ta luôn tuyên dương. Phải chăng chính lập luận này đã khiến cho Gioan Phaolồ đệ nhị, cũng như nhiều Giáo Hoàng khác, đã cương quyết không thoái vị, dù cho sức khoẻ của họ có suy yếu đến đâu đi chăng nữa ?

Ngược lại, nếu quan niệm rằng "làm" Giáo Hoàng cũng tương tự như làm bất cứ công việc nào khác, thì đương nhiên là một vị Giáo Hoàng có thể từ chức, về hưu, nghỉ ốm, nghỉ tai nạn nghề nghiệp v.v... Điều ấy rất dễ được thông cảm, rất "người", thậm chí "quá người" như lời Nietzsche.

Vấn đề, nếu có, là việc này cắt đứt mối dây nối liền nhân loại với Thiên Chúa, được biểu tượng bởi Giáo Hoàng. Thật vậy, Thiên Chúa nhập thế, khi tạm thời trở lên Trời, đã để lại nơi trần gian Giáo Hội của Ngài, một Giáo Hội mà, trên nguyên tắc, phải quy tụ toàn thể loài người. Giáo Hội "Hoàn Vũ" ấy (Catholique nghĩa là "hoàn vũ"), được coi như thân thể của Đức Ky Tô, sống qua một con người, là Đức Giáo Hoàng, đại diện cho nhân loại để kết hợp với Thiên Chúa bằng bí tích "Hợp Nhất" (communio).

Phá hủy sự nối kết ấy chính là thừa nhận chỉ có con người nơi trần thế, tuyệt vọng trước viễn tương hư hoại và chết chóc, trượt trên cuộc đời xuống một vực thẳm hư vô, như một tương lai không thể tránh.

Camus sẽ vỗ tay !

NGUYỄN Hoài Vân
28 tháng 2 - 2013

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp


Kiều Duy Vĩnh 

Đức thánh thứ nhất là tu sĩ Đỗ Bá Lung từ Ngọc Đông, Hưng Yên đã chết ở Cổng Trời còn đức thánh thứ hai này thì bị bức hại tàn ác dã man ở trại Phong Quang, Lao Kay. 

Ngài tên là Lâm Đình Túy người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu. Đức thánh này quyết liệt hơn, dứt khoát hơn, những điều mà Ngài Lâm Đình Túy làm thì chỉ có một không có hai, trước không có và sau này cũng không thể có.

Thủ bút và chữ ký của tác giả Kiều Duy Vĩnh
Trước Ngài, chúng ta ai cũng ngả mũ cúi đầu kính cẩn nghiêng mình.


Tháng Năm 1972.

Mỹ bỏ bom tại miền Bắc Việt Nam. Ngày 10 tháng Năm, cầu Long Biên lại bị đánh sập. Đến chiều ngày 11 tháng Năm 1972, tôi lại bị bắt lần thứ hai với tội phản cách mạng. Điều này không có gì là bất ngờ đối với tôi cả. Tôi đã chờ đợi nó từ năm 1971. Khi Tổng thống Mỹ Nixon cho trực thăng đổ bộ xuống trại tù binh Mỹ ở Sơn Tây để hòng cướp lại các phi công bị bắt tôi đã thấy tôi bị theo dõi từng bước. Luôn có một cái đuôi theo tôi.

Và đến năm 1976, khi cầm lệnh tha, tôi đọc thấy quyết định bắt tôi kể từ tháng Sáu năm 1971 thế mà mãi đến một năm sau tôi mới bị bắt kể cũng hơi muộn. Thiếu tá Công an Cường, thường gọi là Cường cao trực tiếp tới bắt tôi ở quê ngoại tôi: thôn Đông xã Hội Xá, Gia Lâm nơi gia đình tôi chạy bom sơ tán về đó.

Lúc công an xộc vào nhà, tôi đang sửa soạn đi tắm. Tôi cười, bảo với Cường cao là để tôi tắm xong rồi hãy bắt đi.

Cường cao rất tử tế bảo:

"Thôi, anh Vĩnh vào Hỏa Lò rồi hãy tắm."

Tôi bảo:

"Vào đó phải đến ngày đầu tháng mới được tắm chứ."

Cường cao bảo:

"Tôi hứa là sẽ để anh tắm trước khi vào xà lim."

Mẹ tôi và vợ tôi gào lên:

"Tội tình gì mà lại bắt người ta. Sao mà tàn ác thế. Đã giết người cướp hết của cải rồi mà vẫn không buông tha."

Cường cao ôn tồn bảo với vợ tôi:

"Chị bình tĩnh lại, yên tâm. Khi nào Mỹ chấm dứt bỏ bom chúng tôi sẽ cho anh ấy về."

(Thế mà mãi đến năm 1976 sau khi chiếm được Sài Gòn một năm, họ mới tha cho tôi về).

Tôi mặc quần áo đi theo Cường cao, ra đầu làng lên xe vào Hỏa Lò, vào ngục Cửu U vì phải đi qua chín lần cửa mới tới xà lim giam tôi. Với tôi Hỏa Lò quen thuộc quá. Tôi đã trải qua tất cả các xà lim ở đó lần bị bắt trước. Giữ đúng lời hứa, trước khi tống tôi vào xà lim, Cường cao bảo Quản giáo cho tôi đi tắm cẩn thận không giục giã gì. Tôi vốn con nhà binh, nên rất bình tĩnh trước mọi hiểm nguy, lần trước cũng như lần này. Tắm xong tôi ung dung tự tại ngồi thở Yoga chờ cơm.

Vì đã được nghe kể và đã rút kinh nghiệm từ lần trước, ngay ngày hôm sau, vợ tôi thăm nuôi tiếp tế cho tôi, muối vừng rất mặn, kẹo bột và chè lam. Mấy ngày đầu tôi không đến nỗi đói, và đã có chiều dài 10 năm tù trước, đã từng ở Cổng Trời, sức chịu đựng của tôi đã được tôi luyện nên tôi cứ ngồi thở Yoga. Ba bốn ngày trôi qua, chả có ma nào hỏi cung mình cả. Cường cao nghe nói hắc xì dầu lắm, mà sao lại lịch sự tử tế với mình thế.

Trước lúc vào xà lim, Cường cao bảo tôi:

"Anh chắc phải hiểu chứ, Mỹ lại bỏ bom. Vậy nên bắt lại anh là điều tất nhiên thôi. Chúng tôi buộc phải tháo cái ngòi nổ. Thôi, cứ đi trại ít lâu dừng ném bom là về."

Anh ta lại còn nói tiếng Pháp với tôi nữa:

"Chắc anh lại mỉa chúng tôi: La raison du plus fort est toujours le meilleur chứ gì."

Tôi im lặng vào xà lim không trả lời.

Một tuần trôi qua, rồi hai tuần. Cũng không ai hỏi han gì. Mà thực tình ra, còn gì nữa mà hỏi. Lần tù 10 năm trước khai báo ở ty Niết hết rồi. Lần này mới về được ít lâu thì lại bị bắt lại. Có gì để khai mà hỏi. Cũng mong đi trại cho nó yên một bề thế mà bỗng một hôm, được gọi lên hỏi cung. Mừng quá. Có dịp đi lại ra ngoài thở không khí.

Một cán bộ còn trẻ, ăn mặc chỉnh tề lịch sự. Hỏi toàn những chuyện đâu đâu: Bên Tây, bên Mỹ, bên Thái Lan và miền Nam. Tôi trả lời ấm ớ lửng lơ con cá vàng. và rồi đột ngột, tôi bảo là quên hết tất cả rồi. Anh ta vẫn rất từ tốn, bảo tôi cố nhớ lại, giúp cho anh ta có thể đánh giá chính xác đúng những con người ở xa xôi đó.

Tôi bảo:

"Tôi đang đói đây, đang ho lao đây, đang mệt rũ ra đây. Bây giờ là gần 11 giờ trưa rồi, tôi chưa được một hớp nước, chưa được một miếng gì cho vào bụng nên tôi đói lắm, mà dạ dầy đói thì không có tai để nghe. Xin để cho đến chiều hoặc mai. Đưa tôi về xà lim nghỉ thôi."

Tôi tưởng anh ta sẽ nổi cáu. Nhưng không:

"Thôi được, anh về, mai tôi sẽ gặp lại."

Sáng mai, tôi được gọi lên. Sau khi ngồi vào ghế, anh ta rút trong cặp ra hai cái bánh mì Badega kẹp thịt, một gói thuốc ho Rimifon, một bánh xà phòng thơm đưa cho tôi:

"Anh ăn đi. Còn các thứ này để dùng khi đi trại."

Giọng nói, ánh mắt đầy sự tử tế. Tôi ung dung ngồi ăn hết hai cái bánh mì và chờ đợi những câu hỏi hắc búa. Nhưng không, thấy tôi ăn xong, anh hỏi:

"Tôi đã đọc kỹ hồ sơ lý lịch của anh rồi. Đọc kỹ, nhưng chưa đầy đủ bằng gặp chính con người của anh. Hôm qua gặp, thấy anh nói bị đói và bị ho nên hôm nay tôi đem đến cho anh ít thuốc. Thế thôi nhé. Anh có thể về được rồi."

Và anh ta gọi Quản giáo dẫn tôi về xà lim. Tôi hơi ngạc nhiên trước sự việc đó. Lúc ấy là tháng Năm 1972. Năm 1976 tôi được tha, đến năm 1979 tôi đang đạp xe đạp ở phố Lò Đúc thì thấy có người gọi:

"Anh Vĩnh, anh Vĩnh."

Tôi quay lại không nhận ra ai. Anh ta cười bỏ mắt kính ra, tôi liền nhận ra anh: người cán bộ hỏi cung đã cho mình bánh mì và thuốc.

Tôi mời anh đi uống bia, anh từ chối và bảo:

"Tôi rất mừng là thấy anh trở về mạnh khỏe thôi, tôi xin lỗi vì có việc bận không đi uống bia với anh được. Chúc anh khỏe và gặp nhiều điều tốt lành."

Tôi cố nài mời anh, anh nhất quyết chối từ, bắt tay xin lỗi và đi. Tôi có hỏi tên anh, anh vờ như không nghe thấy và không trả lời. Cảm ơn anh.

Sau câu chuyện hỏi cung trên, tôi đi trại Vinh Quang (thuộc tỉnh Vĩnh Phú). Gặp lại một số người quen cũ, tay bắt mặt mừng, cứ như là đi phép trở lại đồn vậy. Kể cũng nực cười. Và chính ở trại này, tôi gặp một vị thánh tử vì đạo nữa: Lâm Đình Túy, người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu.

Khi tôi lên trại Vinh Quang được ít lâu thì có một tu sĩ tên là Hiếu ở địa phận Thái Bình được thả về tự do. Nhưng chỉ độ ba tháng sau, lại thấy tu sĩ Hiếu bị bắt đem lên trại. Mọi người đều mừng mừng tủi tủi, và cũng coi như tu sĩ được đi phép về. Riêng giáo dân thì hồ hởi lắm. Hỏi ra thì mới biết là khi được tự do, Giáo Hội đã phong tu sĩ Hiếu làm Linh Mục và khi bị bắt lại Linh Mục Hiếu đã đem theo được "mình thánh" vào trại tù. Các tín đồ Thiên Chúa giáo một mực rất kính trọng Linh Mục Hiếu, săn sóc, chăm nom cực kỳ chu đáo, có quà gì cũng đem biếu: một ấm chè ngon, một củ sắn luộc, vài cái bánh ngọt mới được tiếp tế.

Linh mục Hiếu có dáng vẻ một trí thức nho nhã, trắng trẻo, đẹp trai, thông minh, trạc 35 tuổi. Một con người không có gì để chê trách, phàn nàn về mọi phương diện. Ăn ở, ứng xử với mọi người lúc nào cũng khiêm tốn, nhã nhặn tươi cười, hòa đồng với mọi lớp người trong tù không phân biệt chính trị hay hình sự.

Linh mục Hiếu lên trại Vinh Quang lần thứ hai thì được Phó Giám Thị Cự công bố với toàn trại tù là ông cha đạo Hiếu này chính là một tên lưu manh chuyên nghiệp. Mọi người cứ há mồm, ngớ ra không hiểu.

Cự giải thích như sau:

"Hiếu là một tên vốn lười biếng, thích ăn ngon mà không thích lao động, một tên ăn bám xã hội, trông mẽ người anh ta thì thấy ngay là loại ăn trắng mặc trơn, ăn ngon mặc đẹp nên đi tu, làm nghề tôn giáo, lừa bịp các giáo dân để kiếm ăn. Thử hỏi, dưới chế độ XHCN của chúng ta, những người yêu lao động có thể nào chấp nhận phần tử ăn bám đó. Trí thức như Hiếu, thì giá trị không bằng cục cứt (trích Mao Trạch Đông), mà trí thức gì cái anh ta: Học được mấy chữ "la tanh tưởi" đến nhà thờ rao giảng, lẽ thường ra khấn khứa thì cứ theo lối Việt Nam ta: gần bay là xa bay bổng mời các cụ về hưởng lộc cho con cháu. Nhưng y lại không khấn khứa như thế, y nói: 'Ca tê riom, ca thế dran,' ra cái điều cao siêu bí hiểm, nó có cái quái gì là bí hiểm đâu, nó là: cá trê rán, cá trê om nói trệch đi, thế thôi. Đấy y lừa bịp các giáo dân như vậy đấy. Chỉ để kiếm miếng ăn như mấy lão thầy cúng chập chững ấy mà.

Lần thứ nhất đã bị bắt tưởng vào tù đã cải tạo được, nên tha cho về làm người lương thiện. Nhưng vẫn chứng nào tật ấy, ngựa theo đường cũ, lại tiếp tục hành nghề nên phải bắt lại lần thứ hai. Như thế là y đã tái phạm nhiều lần. Vậy thì y đích là tên lưu manh chuyên nghiệp rồi còn phải thắc mắc gì nữa."

Phó Giám Thị Cự nói trơn tru láo liên như vậy với bộ mặt xám và lạnh, tù nghe không một ai dám cười cả. Còn tôi, tôi cứ ngớ cả người ra. Đến ngay cả ở trại Cổng Trời cũng chưa thấy giám thị, quản giáo nào dám giải thích như vậy cả.

Hắn nói gì thì mặc hắn, chúng tôi để ngoài tai. Nhưng với ông Lâm Đình Túy, thì những điều mà Phó Giám Thị Cự nói làm cho ông khó chịu. Và ông lại tỏ vẻ khó chịu hơn khi thấy các giáo dân cứ quây quần quanh Linh mục Hiếu để ăn uống, chè chén, quá chu đáo.

Thế rồi một ngày Chủ Nhật nghỉ, nhân lúc các tín đồ và Linh mục Hiếu đang ngồi ăn uống chuyện trò vui vẻ thì bác Lâm Đình Túy xuất hiện. Bác đứng trước mặt Linh mục Hiếu, chỉ tay nói với giọng giận dữ, Bác đọc một loạt những câu tiếng La Tinh ở trong Évangile cốt để cho Linh mục Hiếu nghe. Tôi không hiểu những lời đó có ý nghĩa mạnh mẽ ra sao, nhưng tôi thấy Linh mục Hiếu tái mặt đứng dậy bảo các con chiên giải tán, và từ đấy không thấy tập hợp nhau nấu nướng ăn uống gì nữa.

Sau chuyện này, cuộc sống ở trại Vinh Quang cứ lặng lẽ trôi. Có điều đối với riêng tôi, một đối tượng cần phải chuyên chính đàn áp thì mũi dùi của Phó Giám thị Cự luôn chĩa vào tôi. Vợ tôi lên thăm nuôi tiếp tế bị đuổi về không cho gặp và nhận.

Thỉnh thoảng tôi lại bị gọi lên lục vấn, chấn chỉnh đe dọa, và những buổi nói chuyện ở Hội trường đều bóng gió nói đến tôi: liệu hồn mà chịu phép cải tạo. Tôi được phân công vào toán già đan lát cùng với bác Lâm Đình Túy.

Bác Túy gầy yếu xanh xao. Rất ít nói. Nhìn bác, tôi lại nhớ đến tu sĩ Đinh Hiền Lương, dòng tu ép xác Châu Sơn, tù ở Cổng Trời với tôi và đã chết. Đầu cũng cắt ngắn gần như trọc, cả ngày chả nói một câu chuyện, cứ ngồi yên lặng lẽ nhìn, nhìn đấy mà chả nhìn thấy gì cả. Nhưng có một điều rất khác. Rất khác là khi làm việc thiêng liêng, bất cứ vào thời điểm nào, ngay cả trong lúc đang làm việc ở ngoài đồng, ngoài trại, bao giờ bác cũng quỳ xuống, kính cẩn cúi đầu như ở trong nhà thờ làm lễ. Bác để hết tâm trí vào việc cầu nguyện, lúc đó coi như không còn ai ở chung quanh, kể cả Giám thị trại, Quản giáo, lính coi tù, bác vẫn quỳ xuống mà nguyện cầu, ngang nhiên làm như thường. Mà có cái lạ nữa là những Giám thị và Quản giáo không làm gì để ngăn cấm bác cả.

Khi tôi lên trại tù Vinh Quang thì mọi việc đã diễn ra như vậy rồi, và vẫn tiếp tục diễn ra như vậy, mọi người đều cho đó là một chuyện bình thường làm tôi rất ngạc nhiên khi tôi đem so sánh với những chuyện đã xẩy ra ở trại Cổng Trời lần tù trước (1960-1970). Tôi có tò mò hỏi một giáo dân cùng quê cùng xứ đạo với bác Túy thì giáo dân đã cho tôi biết là từ khi bị bắt lên đến trại giam Nam Định bác đã làm như thế rồi. Giam mãi ở xà lim, cùm mãi rồi lại phải thả ra, bác vẫn cứ thế. Cuối cùng, các ban Giám thị ở trại dưới đành chịu thua bác, đành để Bác như vậy, cho đi cùm ở xà lim thì chính ban Giám thị lại mắc mưu của ông ta, ông ấy chỉ thích nằm xà lim thôi. Không bị ai quấy rầy, lại cơm bưng nước rót, cùm thì chân ông ấy chỉ bằng cái que tăm ấy, có cùm thì cũng như không. Thế là ban Giám thị lại lôi ra bắt đi làm. Ông đi ra, nhưng không làm gì cả. Đến chỗ làm là ông ngồi vào một góc rồi quỳ xuống cầu kinh. Xong thì lại ngồi im lặng nhìn. Rồi đi về trại. Thế thôi. Chắc là họ đã họp lên, họp xuống nhiều lần lắm rồi, để tìm một đối sách trị ông. Kết quả: là cứ đành để mặc ông ta như vậy. Nếu không chỉ còn một cách là giết ông ta đi mà thôi. Thời điểm giết ông thì chưa đến, nên mặc nhiên ông là người độc nhất trong trại được hưởng quyền ưu tiên như vậy.

Năm 1972 tôi lên trại Vinh Quang gặp ông, đã thấy ông như vậy. Cũng như tu sĩ Đinh Hiền Lương, ông rất ít nói, ông hay ngồi tĩnh lặng để nghe và nhìn, và chắc ông nhìn và nghe được nhiều điều lắm, nên ánh mắt ông nhìn tôi có rất nhiều thiện cảm. Chắc hẳn ông biết tôi đã đi tù nhiều năm, đã từng ở Cổng Trời, nên đôi lúc có trao đổi với tôi một vài điều, chứ không phải là một vài câu chuyện, tỷ như:

"Trước ông Vĩnh có ở Bùi Chu à?"

"Vâng, năm 1951-1952 tôi có đóng quân ở Hành Thiện ở cùng với Tiểu đoàn Công Giáo số 16. Tôi đã có hân hạnh được gặp Đức Giám Mục coi sóc địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi."

Lần sau ông hỏi tôi:

"Ông có ở tù cùng với cha Hân không?"

"Có, tôi có được gặp cha Hân và được chứng kiến cái chết của cha Hân ở trong tù."

Lần sau nữa:

"Ông cũng có biết tu sĩ Đinh Hiền Lương dòng ép xác Châu Sơn à?"

"Vâng, tôi có ở trong tù cùng với tu sĩ Đinh Hiền Lương và tu sĩ Lương đã chết ở Cổng Trời rồi."

Ông hỏi ngắn gọn có thế, và chỉ cần tôi trả lời có thế, và thế là đủ.

Đã là tù thì phần lớn đều phải thấy rằng:

Thứ nhất được tha, Thứ nhì tiếp tế, Thứ ba "ăn mềm" (thịt). Được gọi ra tiếp tế, mừng ra mặt. Bồn chồn mong cho chóng đến lượt mình để được gặp người thân và được ăn no. Thế mà có lần tù ở phòng tiếp tế thăm nuôi vào gọi đích danh Lâm Đình Túy ra gặp người nhà. Ông ngước mắt nhìn lên không đáp lại. Người gọi là một tù hình sự nên anh ta văng ngay ra:

"Đ.m, còn chần chờ gì nữa. Nhiều lắm, thấy một gánh nặng cật lực. Nhanh lên đi."

Ông lại ngước mắt nhìn, không nói năng gì. Và rồi ông không ra gặp người thân để nhận đồ tiếp tế. Ở đôi mắt hiền từ của ông, tôi thấy ánh lên một điều quyết định gì đấy, nó giống như ánh mắt tu sĩ Đỗ Bá Lung ở Cổng Trời nhìn anh em trước khi đi xà lim và chết!

Thế rồi tháng Mười Hai năm 1972, Mỹ bỏ bom B52. Tôi và một số phần tử nguy hiểm, trong đó có ông được lọc ra dẫn vào trại C sâu ở trong núi. Chúng tôi bị lùa tuốt vào một hầm ngầm đào sâu dưới lòng núi. Nếu bom Mỹ mà bỏ gần đấy, hầm sập là chết hết khỏi phải chôn. (Cái hầm này gần chỗ xà lim, giam phi công Mỹ, anh Phan Hữu Văn biết rõ vị trí này).

Được vài ngày, thấy tình hình quá căng thẳng, họ vội vã chuyển chúng tôi lên Lao Kay ở trại Phong Quang. Hết Vinh Quang rồi lại Phong Quang. Sao mà họ khéo đặt tên hay đến thế cho các nhà tù ở miền Bắc này. Nào là Thanh Cầm Thanh Hóa: Đàn xanh, nào Ba Sao Nam Hà: Ba vì sao sáng, nào Hồng Ca Yên Bái: Bài ca mầu hồng. Trại Ngọc: Ngọc ngà châu báu. Yên Hòa Phú Thọ: Yên vui hòa thuận. An Thịnh Tuyên Quang: An ổn và thịnh vượng.

Đi tù mà Vinh Quang, và ở chỗ Phong Quang thoáng mát, thì nhất rồi còn phải kêu ca phàn nàn gì nữa.

Nhưng thật ra cái nhà tù Phong Quang này ở tít trong cùng tận của rừng xanh, núi đỏ, sát biên giới Việt - Trung nơi tận cùng của đất nước mà lại là Phong Quang thì cái tài dùng chữ "mỹ từ pháp," tài lừa bịp đã đạt tới mức siêu đẳng rồi.

Chúng tôi được chuyển từ trại Vinh Quang, lên Phong Quang, Lao Kay. Lên đến trại vào quãng nửa đêm. Trại ở sâu trong rừng và cũng phân ra A, B, C. Vì trại Cổng Trời được phong "Anh Hùng" nên các trại dưới đều phải học tập rút kinh nghiệm để noi theo.

Và nếu ta cho điểm Cổng Trời là 10 thì Phong Quang cũng được 7 hoặc là 8. Ở đây cũng ghê lắm. Có một Quản giáo ác ôn tên là Tằng, người Thái Bình, mặt da tai tái, mắt ti hí mắt lươn lại hơi toét, to béo, khỏe mạnh, vũ phu, tướng của một tên côn đồ đứng bến xe, cười cười nói nói, chuyên gọi tù bằng thằng. Khi cần, môi mím lại, mặt tái dại hẳn đi, lúc ấy là có chuyện giết người đấy.

Chúng tôi đến trại được Quản giáo Tằng tiếp đón chu đáo: đèn pin dọi vào mặt từng người, tay thọc ngay vào hạ bộ chộp lấy sờ nắn, khám xét.

"Thôi được, vào ngủ đi. Sáng mai sẽ hay."

Hắn bảo thế.

Và sáng hôm sau, tôi được chứng kiến một điều mà hai lần tù gần 15 năm tôi chưa thấy bao giờ, trước không có và sau này cũng khó có. Một chuyện động trời.



Quản giáo ác ôn Tằng, cầm bản danh sách tù đi đầu, theo sau lưng là một tiểu đội súng ống và một lũ tù hình sự tay sai làm trật tự viên trong đó có một tên hung ác nhất tên là Nhạn, người Hải Phòng.

Theo thường lệ, tù được gọi đến tên, ôm đồ đạc ra trước mặt Quản giáo, rồi để những tù hình sự trật tự viên lục lọi khám xét. Lần lượt như vậy. Cho đến lúc gọi tên Lâm Đình Túy. Không thấy trả lời. Ác ôn Tằng cao giọng đến lần thứ ba rồi cáu quát:

"Nó đâu? Thằng Túy đâu. Câm hả."

Trong lúc khám xét ai cũng lo lấy thân mình trông lấy đồ đạc của mình. Cũng chẳng biết ông Túy ở đâu để mà giúp đỡ cả. Lúc đó ông Túy đang quỳ ở một góc để làm việc thiêng liêng. Cũng như ở các trại dưới, như ở trong nhà thờ, ông quỳ xuống cúi đầu nghiêm chỉnh, đàng hoàng, đĩnh đạc cầu nguyện thành kính. Với ông lúc ấy không có ai ở chung quanh, không có chuyện gì xảy ra cả. Vì mới đến hồi đêm, nên chưa kịp bàn giao những gì chi tiết, và cũng chưa có thì giờ để đọc hồ sơ lý lịch từng người, nên hắn, Quản giáo ác ôn Tằng, cực kỳ giận dữ trước sự việc dám coi thường hắn đến như thế.

Hắn đã gọi, gọi đến ba lần mà thằng tù không thèm đáp lại. Lâu nay có thế này bao giờ đâu: hắn nói mọi người phải răm rắp tuân theo, bây giờ lại có một thằng tù chính trị dám coi thường hắn. Ác ôn Tằng lừ lừ đi đến. Sau này tôi mới được biết là tù ở đây sợ hắn như cọp, hắn đánh tù không tiếc tay, tự tay hắn đánh, mệt, hắn sai tù tay sai đánh tiếp cho hắn xem cho hả lòng ác độc và đánh cho đến chết. Có một tù hình sự còn trẻ, không biết lúc hắn đi qua, đùa với bạn, giơ tay giả làm súng bắn, miệng kêu: tằng, tằng, tằng. Thế là phạm húy, bỏ mẹ rồi. Hắn gọi ra cho ăn đòn và ít lâu sau ngấm đòn chết. Thành ra ai cũng sợ. Nhìn thấy hắn là sợ rồi. Con người hắn toát ra tử khí. Thế mà Lâm Đình Túy lại không biết điều đó.

Hắn lừ lừ đi đến. Hắn nắm gáy ông lôi đứng dậy, ông vốn nhẹ cân và gầy yếu.

"Mày là thằng Túy. Sao tao gọi mày không trả lời hả?"

Ông nhìn hắn, từ từ quay người đứng thẳng dậy trước mặt hắn. Và thật bất ngờ đối với tất cả, ông giơ tay tát thật mạnh vào tên ác ôn Tằng, rồi ông lại từ từ quay người quỳ xuống tiếp tục làm công việc thiêng liêng của mình.

Chắc chắn là đối với tất cả những người đi tù ở miền Bắc này, từ xưa cho tới lúc ấy chưa có ai, chưa có bao giờ một người tù dám tát vào mặt Quản giáo hay một người lính coi tù cả. Điều này xảy ra ngoài sức tưởng tượng của ác ôn Tằng nên hắn phản ứng rất là chậm chạp. Hắn đứng yên, hai tay thõng xuống mặt nghệt ra. Chúng tôi ngơ ngác bàng hoàng và chờ đợi. Đây là chuyện động trời ở trong trại tù. Tù đánh Quản giáo. Không phải là chuyện khi bị đánh thì chống lại, đánh lại mà lại ngang nhiên đánh tát vào mặt. 15 năm tù tôi chưa bao giờ thấy có chuyện ấy xẩy ra: Tù tát vào mặt Quản giáo ác ôn và Quản giáo đứng yên chịu trận. Đối với tù: Quản giáo là chủ nô. Đôi lúc tôi đã lẩn thẩn nghĩ rằng: Những kẻ nào bất tài, vô tướng, học thì dốt, đầu óc bã đậu, lại lười biếng thích ăn không thích làm nhưng lại muốn làm cha người ta, làm ông chủ người ta thì nên xin gia nhập làm ngành Công an làm Quản giáo coi tù. Làm Quản giáo sướng lắm chứ, có dưới quyền khoảng trên dưới 40 tên nô lệ. Gọi dạ, bảo vâng, sai gì làm nấy. Nếu láo xược, không nghe sẽ có ngay đòn trừng trị của chính Quản giáo, hay nếu không muốn ra tay thì đã có tay sai là mấy tên tù hình sự làm Trật tự viên. Ngoài ra còn có súng của mấy lính coi tù hỗ trợ nữa. Ngày ngày, cắp quyển sách, ngồi ghi ghi, chép chép, đi theo đến chỗ tù làm, chán thì đi tới đi lui bảo ban, sai phái. Hết giờ về, ăn cơm, ngủ. Mai lại thế. Vậy, hỡi ơi, hãy cho con cháu mình, người nhà mình, thằng nào mà ngu dốt đi làm Quản giáo.

Trở lại với ác ôn Tằng. Hắn đứng yên, mất đến gần một phút sau không có phản ứng gì. Lúc ông Túy tát xong, tôi sợ hãi chờ đợi một cuộc đánh đập trả thù tàn bạo. Nhưng không. Quản giáo ác ôn Tằng quay người đi ra cổng trại, theo sau là mấy tên tay sai trật tự viên.

Chúng tôi im lặng ngồi chờ. Độ nửa tiếng sau, Tằng quay vào, mắt tái đi vì giận dữ, cặp mắt ti hí mắt lươn hơi toét không nhìn vào ai. Đến trước mặt mấy cán bộ dưới quyền, hắn ra lệnh:

"Cho tất cả tù vào trại. Khóa cửa lại. Còn thằng Túy để lại cho tôi."

Chúng tôi lại lếch thếch ôm đồ của mình vào trong nhà. Còn lại một mình bác Túy, bác vẫn bình thản quỳ ở một góc cúi đầu cầu nguyện. Tằng chỉ tay, mấy tên trật tự xông vào khênh bác ra cổng trại.

Mãi đến chiều tối, những thằng ấy lại khênh bác về vứt một xó trong trại giam. Người bác rách nát. Nhưng mặt mũi không thâm tím, không chảy máu. Chỉ thấy bác nằm im, thoi thóp thở. Khi chúng quay ra, có mấy giáo dân người đồng hương đến chăm sóc cho bác. Bác nằm im không nói, không ăn. Họ chạy chữa cho bác, và chúng tôi được biết bác bị đánh què chân và gẫy hai cái xương sườn.

Sáng hôm sau chúng tôi lại được lệnh ra sân tập họp sớm hơn mọi ngày. Đến đây tôi xin ngắt quãng để kể một chút về một nhân vật thật đặc sắc mà tôi gặp ở trại Phong Quang này: Anh Hoàng Tiên Như người Nghệ An. Trong đoạn này tôi chỉ kể một chút ít về anh thôi, còn chúng ta phải đi nốt với Đức thánh tử đạo Lâm Đình Túy, người đã vác cây thánh giá của Chúa cực kỳ nặng nhọc và gian khổ này.

Tập họp ngồi đầy đủ ở sân trại. ban Giám thị và Quản giáo, lính coi lục tục kéo xuống. Mọi lần bình thường thì không có ban Giám thị, chỉ có Quản giáo và lính coi tù xuống nhận tù đi làm thôi. Vừa mới xuống đến nơi, chúng tôi đã thấy tiếng quát tháo ầm ầm ở phía hàng trên chỗ gần cổng trại. Rồi mấy tay tù trật tự tay sai xông vào đánh đấm lôi một người ra khỏi hàng. Khi người ấy đứng dậy, thì tôi thấy anh cởi truồng... thỗn thện. Cả trại cười ầm lên như vỡ chợ. Hỗn loạn. Đầu thì trọc, mặc một cái áo ngắn cộc rách tơi tả, cởi truồng, vừa đánh trả, vừa chạy vừa chửi. Anh cứ chạy quanh sân trại làm bọn tay sai mãi mới bắt được anh, lôi anh đi vào xà lim. Anh dẫy dụa, lăn ra đất, chửi bới om xòm với giọng Nghệ An:

"Đù cha chúng bây, choa có sợ cái củ c. choa đây này."

Anh tên là Hoàng Tiên Như người Nghệ Tĩnh, vốn là Đại úy Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng. Anh ở binh chủng Pháo Binh, đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hoạt động cách mạng từ năm 1945 đã từng chỉ huy cướp chính quyền ở tỉnh Nghệ An. Thế thì tại sao anh lại đi tù? Anh bảo: "Tại vì tớ lấy vợ. Vợ tớ là con nhà địa chủ, lại là người theo đạo Thiên Chúa nữa cho nên chi bộ Đảng, cấp trên chính quyền không cho lấy. Nhưng tớ yêu vợ tớ quá đi mất thôi. Không lấy thì không thể chịu được. Thà chết, thế là tớ cứ lấy. Bị kỷ luật ra khỏi quân đội, tớ theo vợ về xứ đạo, tớ theo vợ tớ thôi chứ tớ không theo Chúa, không theo đạo. Ấy thế mà bị bắt vào đây đấy." Anh kể với tôi về anh như vậy và vỗ vai tôi bảo: "Cậu cũng Đại úy, tớ cũng Đại úy, hai thằng 'huề' nhé."

Vào tù anh gặp một người bạn chiến đấu cũ làm Phó Giám thị trại giam. Nghĩ lại tình cảm xưa cũ, Phó Giám thị cho anh làm vệ sinh quét dọn trên nhà ban Giám thị trại, và được hưởng quyền ưu tiên của tù tự giác, được đi lại tự do, được đun nấu, ăn uống đầy đủ. Nhưng có một hôm, một cán bộ Quản giáo sai anh làm một công việc gì đó, anh thấy bị xúc phạm, anh cầm chổi ném vào mặt Quản giáo và quát:

"Choa đấm c. vào cái mặt mày. Choa về trại tù đây."

Anh bỏ về trại, không lên ban quét dọn nữa. Về trại, anh không làm gì cả. Cứ ngồi nhà, đun nước pha chè uống, đến bữa, xuống nhà bếp lấy cơm lên ăn no rồi chửi đổng. Không ai làm gì anh cả. Kể cả ác ôn Tằng cũng tránh mặt làm ngơ.

Đôi lúc anh nổi cơn lên như hôm nay, anh ra xếp hàng thật sớm, cởi truồng ngồi ngay hàng đầu, cầm cái nón rách che hạ bộ, chờ đến lúc ban Giám thị xuống thì anh bỏ cái nón ra để cho các vị ấy xem. Và câu chuyện đã xẩy ra ầm ĩ như trên. Xong rồi cũng yên, nhưng không khí trang nghiêm thì không còn nữa. Ác ôn Tằng xuất hiện. Hắn giận lắm, giận lắm đấy. Không rào trước đón sau gì. Hắn đọc:

"Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc. Lệnh kỷ luật: Lâm Đình Túy.


"Cùm một chân. Ăn chín cân."
Lý do: Dựa vào ho ra máu vài lần.
Dù trói trăn giáo dục nhiều lần.
Lao động vẫn ù lì không chịu
(Thơ Nguyễn Chí Thiện)

Chắc hắn còn định làm một cái gì đấy để hòng trấn áp mọi người, nhưng bị Hoàng Tiên Như phá đám hắn không làm được, nên hắn đọc nhanh lệnh kỷ luật cho xong việc.

Thế là Lâm Đình Túy đi xà lim. Nhưng cho ông đi xà lim là lại mắc mưu ông như ở các trại dưới: ông chỉ mong có thế. Ác ôn Tằng nhận ra ngay. Chỉ mấy ngày sau, hắn lôi ngay ông ra khỏi xà lim, tay chân hết hạn cùm xiềng. Hắn bắt ông đi làm. Tất nhiên là ông không đi. Ông cứ nằm. Các giáo dân chăm sóc thuốc thang cho ông, ông dần dần tỉnh lại, có thể ngồi dậy làm việc thiêng liêng.

Thấy ông ngồi dậy được, ác ôn Tằng ra lệnh cho Quản giáo Cát phụ trách toán già đan lát, người khu 5 Bình Định tập kết ra Bắc, phải bằng mọi cách bắt Lâm Đình Túy lao động. Nhưng gọi ông, ông không ra tập họp. Sau khi nhận tù xong, Quản giáo Cát vào nhà giam, túm cổ lôi ông dậy. Kéo đi làm. Được một quãng, hắn mỏi, nghỉ tay, ông liền ngồi xuống không đi. Chúng tôi toán già lại ngồi xuống chờ. Hết mệt, Quản giáo Cát lại đến lôi ông dậy đi ông không đi. Cứ thế lằng nhằng mãi đến hai tiếng đồng hồ sau mới đến chỗ làm.

Quản giáo Cát mệt nhoài vào buồng nghỉ. Ông ngồi yên ở sân. Quản giáo Cát hết mệt; cầm một con dao, một thanh tre đến trước mặt bảo ông cầm dao chẻ nan. Ông không nhìn và cũng không trả lời. Hắn đặt dao xuống và đi vào nhà.

Sang đến sáng ngày hôm sau, rút kinh nghiệm hôm trước, hắn đưa toán ra chỗ làm rồi mới quay về trại lôi ông Túy đi. Cũng phải mất độ hai tiếng sau, hắn mới lôi được ông tới. Trời nắng nóng sớm, hắn mệt mồ hôi lã chã. Nhưng lệnh trên bắt hắn phải làm bằng được là: bắt Lâm Đình Túy lao động. Hắn lại cầm ra cho ông một con dao và một thanh tre. Ông vẫn cứ ngồi im. Hắn đặt trước mặt ông và đi vào nhà. Chắc hắn chán cái trò này lắm rồi. Vừa tức vừa mệt.

Đến hôm thứ ba. Dẫn toán ra chỗ làm xong, hắn quay về cùng với Toán trưởng, và cũng phải đến hai tiếng đồng hồ sau hắn mới lôi được ông đến chỗ làm. Giúp hắn làm được việc đó, ngoài Toán trưởng, lại có thêm một trật tự viên. Nhưng mà mệt quá. Hắn vào bàn giấy ngồi thở. Hắn cứ để ông ngồi ngoài sân cho mặt trời thiêu đốt, không đem dao và tre ra nữa. Chờ cho đến lúc gần trưa nắng thật gắt. Hắn đi ra chỗ ông, tay cầm một bó nan to, hắn để nắm nan xuống đất trước mặt ông. Hắn bảo:

"Thế này nhé. Anh Túy. Tôi được lệnh là bắt anh phải lao động. Lệnh như thế. Bây giờ đây tôi đưa anh nắm nan này, anh dùng tay đãi mỏng nó ra phơi nắng. Có thế thôi, xong việc anh vào trong nhà có bóng mát mà nghỉ. Ai lại cứ ngồi phơi nắng mãi thế."

Rồi hắn đứng chờ xem phản ứng của ông ra sao. Túy vẫn không nhìn hắn và không trả lời. Nắm nan vẫn y nguyên nằm trước mặt ông.

Đứng một lúc, hắn chán, chán lắm, và cái nắng thì nắng quá. Hắn chịu thua đi vào bàn giấy ngồi. Chiều đến, chả là ở chỗ lán làm việc có trồng chuối, có một buồng chuối chín hắn sai cắt ra phát cho tù mỗi người một quả, chính tay hắn, cầm một quả to, chín ngon nhất đến để trước mặt ông bảo:

"Thôi ăn đi vậy, rồi mà về."

Ông cũng không nhìn hắn và cũng không đáp lại. Đến lúc ra về quả chuối vẫn nguyên để đấy.

Sang đến hôm thứ tư. Sáng sớm đã thấy hắn xuống, vào tận nhà giam vẻ mặt hồ hởi bảo:

"Thôi từ hôm nay cho anh Túy nằm nhà."

Có lẽ hắn đã báo cáo lên Ban Giám thị về tình cảnh như vậy, không tài nào khuất phục nổi ông Lâm Đình Túy, ngoài chuyện giết ông. Và thế là Quản giáo Cát chịu thua. Nhưng chỉ riêng Quản giáo Cát chịu thua thôi, chứ tên ác ôn Tằng, cán bộ CA sai lại có thể chịu thua Lâm Đình Túy được. Cứ chờ đấy. Cứ đợi đấy. Rồi sẽ biết.

Ít lâu sau, tôi thấy ngày nào ác ôn Tằng cũng đảo qua, nhìn vào chỗ bác Túy nằm. Bác thì bác không nhìn thấy hắn. Chắc là hắn muốn Bác nhìn hắn lắm. Hắn tái mặt, đi tiếp.

Tôi cảm thấy có một điều gì đấy sẽ xẩy ra. Tôi chờ. Tôi lại thấy không khí im lắng, vắng lạnh của Cổng Trời những năm của thập kỷ 60 lởn vởn xuất hiện ở đâu gần đây. Cái mùi báo hiệu Thần Chết sắp đi qua.

Thế rồi Noel năm 1973.

Thường thì mọi năm lễ Noel là tù được nghỉ nhưng năm ấy, chính quyền đã ký sắc lệnh không cho nghỉ hay sao ấy. Tù làm sao mà biết được chuyện đó. thế là sáng ngày 25 tháng Mười Hai năm 1973, kẻng gọi tập hợp đi làm khua rộn rã. Mọi người nhìn nhau. Các giáo dân thì từ chiều hôm trước đã họp mặt tổ chức lễ Giáng Sinh và đêm Réveillon rồi, mà đến sáng hôm 25 cuộc vui mừng sẽ còn tiếp diễn nữa. Nhưng tiếng kẻng lại giục dã gay gắt hơn. Mọi người rất ngạc nhiên. Nhưng không ai ra tập họp cả. Ban Giám thị lại xuất hiện, trật tự viên tay sai lố ngố kéo vào. Họ vào từng nhà giam lùa ra tập họp. Nhưng không ai chịu ra cả. Lệnh:

"Đánh và lôi chúng nó ra."

Thế là cuộc đàn áp bắt đầu. Lũ đầu trâu mặt ngựa xông vào đánh tù. Tôi nhìn thấy ác ôn Tằng, theo sau là tên tay sai đắc lực nhất: Nhạn Hải Phòng xông vào chỗ bác Túy. Chúng hùng hổ lắm. Nhưng một điều bất ngờ xẩy ra. Cản đường chúng là tu sĩ Bạch Duy Vĩnh người Nghệ An, ông vốn bị què một chân, vì bị cùm ở xà lim nhiều ngày quá. Đi đứng ông đều phải chống gậy; thấy hai tên Tằng, Nhạn xông vào đánh bác Túy, ông cầm cây tre con để chống nạng ấy đứng chắn đường. Tên Nhạn xông lên trước, ông cầm cây tre quất vào mặt nó, tay kia đẩy tên Tằng lùi lại. Tôi cực kỳ ngạc nhiên và thán phục cử chỉ anh dũng cao cả tuyệt vời của tu sĩ Bạch Duy Vĩnh. Ông cân nặng độ 38 cân, cao độ 1 mét 50, xanh và gầy. Lúc nào ông cũng nhã nhặn tươi cười, giúp đỡ mọi người. Sống rất tư cách, đức độ và tử tế. Ông có cái tính là không cởi trần bao giờ, lúc còn áo may ô thì ông mặc may ô. Rách thì ông vá vào mặc, rách đến không vá được nữa thì ông cắt vải sô màu ra may áo may ô mặc. Thấy vậy, có lần tôi được nhà tiếp tế cho một đôi áo may ô, tôi đem biếu ông, nói thế nào tôi cũng không làm cho tu sĩ Bạch Duy Vĩnh nhận. Tôi vốn không hay mặc may ô chỉ cởi trần nên cuối cùng đem đổi sắn cho bọn tự giác hình sự. Tôi nhìn ông lúc đó, tôi liên tưởng tới một nhân vật của Đông Chu Liệt Quốc: Yêu Ly. Một mình ông ngang nhiên dũng cảm đứng chặn hai tên ác ôn to lớn. Nhưng ông không chống cự được lâu. Chỉ một cái đạp chân, một quả đấm là ông ngã quay lơ ra, và chúng xông đến ông Túy. Chúng đánh ông Túy không tiếc tay và lôi ông ra ngoài trại. Trại tù náo loạn. Cuộc săn đuổi trói đánh diễn ra ác liệt.

Mũi nhọn đầu tiên chĩa vào là bác Lâm Đình Túy, rồi đến các đấng bậc tu sĩ, chánh trương, trùm trưởng, đến giáo dân rồi nữa là đến chúng tôi những kẻ ngoại đạo nhưng chống bướng, cứng đầu cứng cổ, cũng bị đánh lôi ra sân trại.

Tôi vào loại khỏe, to con, nên tôi vẫn nhớ cho đến tận bây giờ, được phân công đánh tôi là tên Nhạn. Giá mà ở ngoài mà được ăn no thì không dễ gì nó đánh được tôi, nhưng ở tù ăn đói lâu ngày, sức khỏe giảm chúng lại đông nên tôi không chống cự được lâu chỉ được ít phút chúng đánh tôi ngã và lôi ra trói ở sân trại. Trong số bị đánh dã man, tôi thấy còn có nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (tác giả Hoa Địa Ngục, tập thơ đã được giải thưởng của Pen Club quốc tế). Anh vốn gầy yếu và tù lâu quá lại có bệnh nên nó chỉ đánh anh vài đòn là anh đã gục xuống không dậy nổi. Chúng nó kéo lê anh sềnh sệch lôi ra sân.

Trời thì mưa và rét. Rét đến cắt ruột. Hôm ấy rét đến 0 độ và ở Sapa cách đấy độ 20km, có tuyết rơi.

Chúng nó lôi tất cả chúng tôi ra sân trại. Những ai bị liệt vào loại cầm đầu, chống bướng thì chúng trói cánh tiên treo tay lên hàng rào dây thép gai.

Trong số bị trói cánh tiên đầu hàng là bác Lâm Đình Túy, đến tu sĩ Bạch Duy Vĩnh (địa phận Xã Đoài), rồi đến tu sĩ Khải (nhà thờ Hàm Long, Hà Nội), cạnh đó là bác Hải, cha đẻ của tu sĩ Khải, nhà ở phố Ngô Thời Nhiệm. Cả hai cha con đều bị bắt đi tù, và ở cùng một trại, nay lại bị đàn áp trói cùng một dây. Đây là một gia đình Công giáo đáng kính trọng, đáng khâm phục. Bao giờ gặp bác Hải và tu sĩ Khải tôi đều kính cẩn cúi chào. Bác Hải giờ đã chết, còn tu sĩ Khải nay đã trở thành Linh mục nhà thờ Lớn. Thật là xứng đáng. Trong số bị trói ấy còn có thêm tôi và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

Trói cánh tiên có nghĩa là trói quặt hai cánh tay ra sau lưng. Đầu tiên lấy một đoạn dây gai nhỏ trói hai ngón tay cái lại với nhau, rồi đến lấy dây thừng to trói hai cổ tay ngoặt lại với nhau, ngực nhô ra, đầu bị ấn xuống, hai tên ác ôn lôi hai tay treo ngược lên hàng rào dây thép gai.

Tôi nhìn thấy bác Lâm Đình Túy nhắm mắt rũ xuống.

Trói chừng độ một tiếng đồng hồ thôi thì đã khó thở, hai tay tê dại đi, ngực đau buốt, không còn điều khiển nổi cơ quan bài tiết nữa. Đau đớn lắm. Quằn quại dưới trời mưa, khát, đói, mệt. Lúc đó cuộc đàn áp đã lắng xuống. Chúng không bắt được mọi người đi làm, chúng bèn đổi giọng cho dọn vệ sinh trong trại tù chứ không được nghỉ. Mấy người tù hình sự đi qua chỗ chúng tôi bị trói, thấy đau đớn quá bèn xui:

"Sao các bác các anh không xin các ông ấy, để các ông ấy nhẹ tay cho có đỡ hơn không?"

Chúng tôi bị đánh bị trói đau đớn lắm nhưng không một ai van xin cả. Chúng tôi chỉ kêu lên thôi. Kêu trời vì đau đớn quá.

"Trời ơi, đau quá."

Thế thôi.

Độ hai tiếng đồng hồ sau, chúng tôi được cởi trói cho vào cùm ở xà lim. Tôi nghĩ là chỉ kéo dài thêm độ một tiếng nữa thì sẽ có người chết tại đó. Phần tôi, tôi đã ngoắc ngoải rồi. Mắt hoa, đầu váng, rồi vào trạng thái hôn mê không còn biết gì nữa. Lúc nó cởi trói lôi tôi vào xà lim tôi loạng quạng quay cuồng không biết nó lôi mình đi đâu.

Vào đến xà lim độ một tiếng sau thì tỉnh dần lại, và phải đến sáu tháng sau hai tay mới hết tê dại. Vào xà lim hai tay được tự do, thì các chân lại đút vào cùm. Cái cùm cố ý làm bé để co quặp vào cổ chân nghiến nát thịt ra. Cơ thể phản ứng lại và lên cơn sốt. Người nóng hừng hực. Gian xà lim bên cạnh, tôi thấy tiếng tu sĩ Bạch Duy Vĩnh gọi thất thanh, hốt hoảng:

"Ông Túy, ông Túy tỉnh lại đi. Tỉnh lại đi."

Không có tiếng trả lời, và một lúc sau, tu sĩ báo cho mọi người biết là bác Lâm Đình Túy đã chết.

"Các anh, các bác ơi, ông Túy chết rồi." Tu sĩ Bạch Duy Vĩnh kêu to lên như thế.

Chúng tôi im lặng kính cẩn cúi đầu trước cái chết của Đức thánh tử vì đạo Lâm Đình Túy. Chúng tôi nhìn nhau đau đớn. Không ai có thể làm gì hơn trong lúc này. Chân bị cùm, cùm nó cắn chân. Thể xác bị hành hạ đánh đập đến tả tơi, mặt mũi xưng vù. Mọi người thoi thóp sống, và tôi, tôi thấy cái chết đã đến gần.

Tôi quay sang anh Nguyễn Chí Thiện, anh cũng đã lả đi rồi. Chỉ còn mỗi một tu sĩ Bạch Duy Vĩnh là còn tỉnh táo thôi. Cái chân què của ông bị teo lại bé lắm cái cùm không cắn, không làm gì nổi cái chân ấy. Sức chịu đựng của ông lại lớn nên chỉ còn có riêng ông là còn sức mà thôi. Ông nhắc nhở, khuyến khích nâng tinh thần mọi người lên bằng cách gọi tên từng người, đánh thức họ dậy làm cho họ tỉnh lại. Ông hỏi han ân cần bằng giọng nói chân tình ấm áp:

"Bác Hải ơi, anh Khải ơi, tỉnh lại đi, ngồi dậy đi đừng nằm liệt nữa."

"Anh Thiện ơi, dậy rồi thì lấy tay mà xoa bóp cho máu nó lưu thông đi."

Tôi rũ xuống sau cái chết của bác Lâm Đình Túy, nay được tu sĩ Bạch Duy Vĩnh gọi đánh thức dậy. Tôi ngồi lên, và cố sức thở yoga mong mình sống lại được. Chân tôi sưng tấy, đỏ bầm. Tôi nghĩ có lẽ mình không chịu nổi đêm nay.

Trời tối đen, xà lim lại còn tối đen hơn.

Đột nhiên có tiếng mở cửa xà lim, đèn thắp sáng ở xà lim bên. Có tiếng mở cùm. Hai người tù hình sự cùng Quản giáo trưởng vào, bó chiếu bác Lâm Đình Túy đem đi chôn ngay đêm đó. Một lúc sau cửa lại mở. Tôi được mở cùm, Nguyễn Chí Thiện được mở cùm, bác Hải bố tu sĩ Khải được mở cùm, bác Thiều già người Hà Tĩnh cũng được mở cùm.

Sau này chúng tôi được biết là sau khi họp Ban Giám thị lệnh không cùm những người không theo đạo Thiên Chúa, và những người già yếu. Tôi và anh Thiện là người ngoại đạo, bác Hải bác Thiều thì già. Còn lại hai tu sĩ Bạch Duy Vĩnh, tu sĩ Khải thì tiếp tục bị cùm.

Tôi về đến trại. Người lạnh cóng, chân sưng to. Hai bàn tay vẫn còn tê dại, hai ngón tay cái không còn cảm giác nữa.

Anh Hoàng Tiên Như đón tôi và Nguyễn Chí Thiện ngay tại cửa. Anh dìu hai chúng tôi vào chỗ anh nằm. Anh bao giờ cũng được quyền ưu tiên: Có một lò than củi để sưởi, để nấu nướng. Anh cho thêm than, thổi lửa to chúng tôi hơ tay hơ chân, anh nấu cháo cho tôi và anh Thiện ăn, anh xoa bóp cho chúng tôi. Người tôi dần dần ấm lại và tỉnh táo lên. Cám ơn anh lắm, anh Hoàng Tiên Như. Giờ anh ở đâu? Làm sao mà tôi gặp được anh để trả ơn anh, để đền đáp lại tấm lòng hào hiệp của anh, đã cứu chúng tôi trong giây phút khốn cùng nguy hiểm đó.

Tôi xin phép được viết thêm một đoạn nữa về lễ Noel trong trại tù. Từ năm đó, 1973, tù không được nghỉ lễ Giáng Sinh. Năm 1973 ở trại Phong Quang, Lao Kay đã xẩy ra câu chuyện trên. Và Đức thánh tử đạo Lâm Đình Túy đã chết vào dịp đó.

Sang đến năm 1974, đến lễ Noel vẫn ở trại Phong Quang, sáng ngày 25 tháng Mười Hai kẻng vẫn đánh, vẫn xua người tù ra tập họp đi làm. Tôi là người ngoại cuộc đi làm hay không đi làm không có gì quan trọng đối với tôi cả. Nhưng tôi thấy đầu tiên là tu sĩ Bạch Duy Vĩnh, tu sĩ Khải, bác Hải, cố Thiều cùng một số người nữa như Đậu Xuân Dung người Hà Tĩnh... ôm chăn chiếu của mình, đi đến ngồi ở cửa xà lim kỷ luật. Còn các giáo dân khác và chúng tôi những người ngoại đạo thì ngồi im chờ.

Kẻng lại khua một lần nữa. Ban Giám thị, Quản giáo, lính coi tù, lại xuống. Có điều lính coi tù xuống nhưng không đeo súng theo. Họ vào trại và tuyên bố: Khám trại. Mọi người đem chăn chiếu quần áo ra sân để lục soát. Những người đã đem ra rồi, đang ngồi chờ ở cửa xà lim thì được khám trước xong đuổi về trại giam và cho nghỉ luôn cả buổi chiều. Cuộc khám xét trại diễn ra nhanh chóng, qua loa cho phải phép, rồi thì ai về nhà nấy. Mọi chuyện diễn ra êm ả, gọn gàng. Ban Giám thị lên ban, lính coi tù về doanh trại.

Chúng tôi những người tù năm ấy, 25 tháng Mười Hai năm 1974, lại ngồi cùng nhau hưởng một ngày nghỉ yên lành thoải mái.

Trên đây là câu chuyện Giáng Sinh của trại tù Phong Quang, Lao Kay năm 1973, 1974, tôi xin chép lại để các quý vị rõ.

* Ghi chú của tác giả: Những tên người, tên đất, tên trại tù đều là thật, không có hư cấu gì. Vẫn còn đất ấy, song một số trại tù đã giải tán, tù thì có người đã chết, có người vẫn còn sống để kể lại câu chuyện này.


Kiều Duy Vĩnh 
     Thế Kỷ 21 #100 Tháng 8, 1997


Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Chân Văn - Nói chuyện Khoa học và Phật giáo tại Làng Mai


Chân Văn

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã thuyết trình trong khóa tu tại Làng Mai về Khoa học và Phật giáo vào đầu tháng Sáu năm 2012; và sau đó, với tư cách một nhà khoa học ông đã đặt một số câu hỏi với Thiền sư Nhất Hạnh về cách nhìn của đạo Phật đối với một số vấn đề căn bản trong khoa học hiện đại. Khóa tu tại Làng Mai, ở vùng tây nam nước Pháp gần thành phố Bordeaux, diễn ra trong 21 ngày, kể từ ngày 1 tháng Sáu năm 2012, quy tụ hơn 900 thiền sinh đến từ gần 30 quốc gia khác nhau. Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Anh, với tám nhóm thông dịch đồng thời sang tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Thái, tiếng Nhật; tiếng Trung Hoa dịch cho nhiều người đến từ Singapore, Hồng Kong, Mã Lai, Đài Loan, vân vân; nhóm đông nhất là những người nghe tiếng Việt và tiếng Pháp.


Trong bài thuyết trình vào ngày Chủ Nhật 3 tháng Sáu 2012 tại Xóm Hạ, Làng Mai, ông Trịnh Xuân Thuận đã nêu lên một số lý thuyết trong môn vật lý học hiện tại để so sánh với những quan điểm trong truyền thống Phật giáo. Là một nhà chuyên khảo về vũ trụ học, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết Vật lý học đã nhận thấy một số điểm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học. Những điểm “hội tụ” (convergence) mà ông nhìn ra là tính tương quan và tùy thuộc vào nhau của mọi hiện tượng vật lý (interdependence); tính trống rỗng (vacuity, emptiness) của vạn pháp; và tính vô thường (impermanence). Nhiều khám phá trong khoa học trong một thế kỷ gần đây đã đưa tới những cách nhìn giống như quan điểm của đạo Phật từ nhiều ngàn năm qua. Thí dụ, tính bất khả phân (non-seperability) của mọi vật; mối liên quan không thể tránh giữa chủ thể quan sát và đối tượng được khảo sát (tương tức, tương nhập); vân vân.

Trong khi các bộ môn khoa học sử dụng lý trí với các phương pháp phân tích toán học và thí nghiệm để gia tăng hiểu biết có tính chất khách quan và định lượng của con người về vũ trụ chung quanh mình, thì Phật giáo là một truyền thống tu tập với cách nhìn toàn diện theo đuổi mục tiêu trị liệu, đưa tới giác ngộ toàn diện (enlightenment) chứ không nhằm hiểu biết thuần túy. Phật giáo không nhìn thế giới theo lối lưỡng nguyên (tâm và vật) nhưng cũng không cố chấp vào cách nhìn phi lưỡng nguyên. Từ nhận định về tính tương lập (interdependence) của mọi vật và mọi người, Phật giáo đã dẫn tới đức từ bi như là một cách biểu hiện khác của trí tuệ.


Một ngày sau cuộc thuyết trình trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đặt với Thiền sư Thích Nhất Hạnh một số thắc mắc của một nhà khoa học để tìm hiểu cách giải đáp của Phật Giáo. Thứ nhất là Phật giáo yêu cầu phải vượt qua những chướng ngại do sự hiểu biết gây ra, một điều khác với khảo hướng của khoa học là luôn luôn dựa trên những hiểu biết đã có để đi tìm các hiểu biết mới. Thứ hai là quan điểm Phật giáo về trình độ ý thức (consciousness) của loài người so sánh với các sinh vật khác, với vật chất vô sinh, cho tới các hạt nhân. Khoa học, kể từ Einstein, đã nhìn ra thời gian chỉ là một kích thước mới của không gian, điều này tư tưởng đạo Phật đã nhận định ra sao. Điểm sau cùng là theo quan điểm Phật giáo, mọi vật đều là do biểu hiện của tâm thức, thì như vậy có một thế giới hoàn toàn vật chất ở ngoài hay không? Thiền sư Nhất Hạnh đã trình bầy cách nhìn của Phật giáo trước các vấn đề trên, dựa trên sự phân biệt “sự thật tương đối” (tục đế) và “sự thật tuyệt đối” (chân đế) trong truyền thống Phật giáo. Các độc giả quan tâm có thể tìm trong website của Làng Mai (langmai.org hoặc plumvillage.org).


Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rất rộng khắp thế giới về đề tài vũ trụ học. Ông cũng viết chung với Matthieu Ricard, một tăng sĩ người Pháp tu theo truyền thống Tây Tạng, cuốn L'Infini dans la paume de la main (Vũ trụ trong lòng bàn tay), về tương quan giữa khoa học và đạo Phật. Matthieu Ricard vốn là một nhà nghiên cứu về thần kinh học tại Trung Tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học nước Pháp (CNRS, Centre National de Recherches Scientifiques) trước khi đi tu.



Giáo sư Trịnh Xuân Thuận (áo xanh, thứ hai từ phải) tiếp xúc với thính chúng sau bài thuyết trình về Khoa học và Phật Giáo tại Làng Mai (Hình của Như Trang)



Hội tụ giữa Khoa học và Đạo Phật
Tựa đề cuốn sách trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết, là do câu thơ thứ ba trong đoạn đầu bài thơ Auguries of Innocence của William Blake:
To see a world in a grain of sand,
And a heaven in a wild flower,
Hold infinity in the palm of your hand,
And eternity in an hour.

Khi cuốn sách này được dịch sang tiếng Anh, ấn hành năm 2001, nhà xuất bản đã đề nghị đổi tựa: Lượng Tử và Hoa Sen, The Quantum and the Lotus cho dễ phổ biến hơn.

Bài thuyết trình của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đối chiếu giữa quan điểm Phật Giáo về vũ trụ và nhân sinh với các hiểu biết khoa học để nêu ra những tương đồng giữa hai bên; ông đặt tựa là, Science and Buddhism: A Meeting of the Mind (Khoa học và Phật Giáo: Cuộc Gặp gỡ tại Tâm).

Tương Tức
Một điểm được nêu lên đầu tiên là tính chất tương tức, tương lập (interdependence) của “vạn pháp,” tức là sự liên quan chằng chịt giữa mọi hiện tượng vật lý và tâm lý, theo lối nhìn của Phật Giáo. Trong khoa học, Trịnh Xuân Thuận nhắc đến một hiện tượng được nêu lên trong một bài do Boris Podolsky viết được in năm 1935 ký tên Einstein-Podolsky-Rosen (EPR), để thách thức Vật lý học Lượng tử (Quantum Physics). Vấn đề được nêu lên liên hệ tới hiện tượng vật lý trong phạm vi cực nhỏ bên trong các nguyên tử, gọi là những “hạt dính líu” (entangled particles).

Nhiều nguyên tử bị kích thích phát ra hai hạt pho ton (photons) đi về hai phía khác nhau. Những pho ton này có đặc tính nếu một cái bị kích thích để xoay thì cái thứ hai cũng xoay theo một chiều thẳng góc với cái thứ nhất, dù ở cách xa hàng ngàn dặm cũng vậy. Một cách giải thích hiện tượng này theo Cơ học Lượng tử, coi như hai hạt pho ton đã “thông tin” được với nhau, sẽ trái nghịch với Thuyết Tương Đối của Einstein vì không có thông tin nào có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Do đó Einstein kết luận Cơ học Lượng tử không giải thích được đầy đủ các hiện tượng vật lý và đề nghị một lối giải thích khác. Các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm sau này cho thấy lối giải thích của EPR cũng không đứng vững; thí dụ, cuộc thí nghiệm của Alain Aspect năm 1982 về những cặp pho ton cho thấy Einstein không đúng. Hiệu ứng “Hạt Dính Líu” đã được dùng trong kỹ thuật thông tin và trong máy vi tính dựa trên hiện tượng này, khi kích thích một pho ton có thể gây phản ứng của một pho ton khác dù cách nhau vạn dậm, giúp cho máy vi tính lượng tử chạy nhanh hơn các máy vi tính bình thường.

Khám phá “mọi hiện tượng dính líu với nhau” như trên tương đồng với quan niệm Phật Giáo trong các kinh điển Đại Thừa, như kinh Hoa Nghiêm đã diễn tả tính tương tức, tương nhập của vạn pháp. Một đoạn trong Đệ Nhất Nghĩa Không Kinh (The Discourse on the Emptiness in its Ultimate Meaning) được thuyết giảng trong khóa tu tại Làng Mai lần này, viết: “thử hữu cố bỉ hữu; thử khởi cố bỉ khởi, …” (có cái này nên mới có cái kia, cái này dấy lên nên cái kia dấy lên).


Theo Phật Giáo thì mỗi vật đều do các “nhân duyên” khác nó tạo thành, tất cả mọi vật, mọi hiện tượng là nhân duyên lẫn của nhau (mutual causation). Hệ luận của quan niệm này là tính tương lập của “vạn pháp,” không có cái gì tự làm nguyên nhân duy nhất của chính nó. Một hệ luận khác là thực tại (reality) trong vũ trụ có tính toàn thể không thể phân chia được. Vật lý học hiện đại cũng tiến tới một quan điểm tương tự. Như ông Trịnh Xuân Thuận nói một cách văn vẻ: Vũ trụ Vật lý học hiện đại (Astrophysics) cho thấy là tất cả chúng ta chỉ là những hạt bụi của các vì sao; chúng ta có cùng một lịch sử trong vũ trụ giống như các loài hoa cỏ, các sinh vật khác. Trong thời gian và không gian, tất cả chúng ta tương lập với nhau. Thông điệp chính yếu của khoa học, đặc biệt của cơ học lượng tử, là có một thực tại sâu xa hơn những gì mà giác quan của chúng ta nhận thấy, một thực tại ẩn tàng.

Khoa học đã gặp Phật Giáo trong lối nhìn này; nhưng sử dụng các khảo hướng khác nhau. Khoa học dùng “ngôn ngữ” toán học và dùng thí nghiệm thực tế để kiểm chứng. Phật Giáo dùng trực giác và kinh nghiệm tâm linh. Nếu không có khoa học thì Phật Giáo vẫn tồn tại; mà nếu không có Phật Giáo thì khoa học vẫn được phát triển. Người ta không cần phải ràng buộc cả hai lại bằng bất cứ giá nào. Điều chúng ta muốn hiểu là thấy được tính tương đồng nhất quán của hai bên. Cả hai đều nói về một đối tượng là thực tại, và mỗi bên đều có tính chất nhất quán (coherent) trong phạm vi của mình; thế nào cũng có thể so sánh để thấy những điểm hội tụ giữa khoa học và Phật Giáo.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cũng phân biệt: Mục đích của Phật Giáo có tính chất trị liệu (therapeutic): Làm sao để sống tốt đẹp hơn, mục tiêu sau cùng là giác ngộ. Trong khi đó khoa học nhằm tìm hiểu thế giới, khám phá các định luật chi phối cả vũ trụ, những luật coi là bất biến trong vũ trụ, khiến người ta thấy vũ trụ có một thứ trật tự, một hòa điệu và vẻ đẹp trong vũ trụ; chứ không phải chỉ là một mớ hỗn độn (chaos). Trịnh Xuân Thuận là tác giả các cuốn sách mang tên Giai điệu huyền bí (La Mélodie Secrète), Hỗn mang và Hòa điệu (Le Chaos et l'Harmonie).


Einstein, cũng như nhiều nhà khoa học khác, trong đó có những người khám phá cơ học lượng tử, đều nói rằng Phật Giáo là một tôn giáo có khả năng phù hợp với khoa học nhất. Thí dụ, trong khoa học người ta biết là ánh sáng vừa là những hạt nhân, vừa là sóng. Làm sao một thứ có thể là hai dạng hoàn toàn khác nhau như vậy? Trong truyền thống tư tưởng Tây phương, lối nhìn này không thể nào hiểu được. Nhưng Phật Giáo có thể chấp nhận lối nhìn đó; bởi vì theo Phật Giáo thì mọi vật đều không có tự tánh, cho nên có thể là cái này mà cũng là cái khác hẳn.


Tính Không
Vật lý học hiện đại cũng chia sẻ với Phật Giáo trong cách nhìn thấy tính chất trỗng rỗng của vạn vật, gọi là Tính Không. Vật chất do các nguyên tử tạo thành, mà trong các nguyên tử có thể nói là trống rỗng, với những hạt vận chuyển. Thuyết Cơ học Lượng tử cho biết: Những hạt này, căn bản của mọi vật chất, có hai đặc tính; một là hạt và hai là sóng. Trước khi đem các dụng cụ để quan sát, mỗi hạt chỉ có thể được mô tả bằng một xác suất. Điều duy nhất mà chúng ta có thể biết và nói về một hạt là nó có một xác suất sẽ hiện ra ở một chỗ này hay chỗ khác. Khi chúng ta dùng khí cụ để đo lường, sẽ thấy mỗi hạt có một vị trí và một tốc độ, nhưng bị giới hạn bởi Nguyên lý Bất định của Heisenberg: Không thể thấy cả hai đặc tính đó cùng một lúc một cách chắc chắn. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ bên trong các nguyên tử, hành động của người quan sát sẽ ảnh hưởng ngay đến vật được quan sát.

Khoa học hiện đại còn chưa biết thật sự vật chất trong vũ trụ này nó thế nào, chúng ta chỉ biết được khoảng 4% về vũ trụ, còn 96% không biết. Những gì chúng ta nhìn thấy trên các giải ngân hà sáng trong bầu trời chỉ là nửa phần trăm của vũ trụ. Tất cả còn là một “giai điệu huyền bí. Các nhà vật lý học đã nói đến giả thuyết có một “năng lượng tối” gây ra sự thành hình của vũ trụ, trong đó một phần là một chất có trọng lực rất mạnh nhưng không phát ra một “ánh sáng” nào có thể trông thấy được, mà người ta gọi là “vật chất tối.” Chúng ta chưa biết gì về vật chất đen cũng như năng lượng đen (hay tối) cả; chỉ biết là nếu không có nó thì khó giải thích sự phát sinh và tồn tại của vũ trụ.

Các nhà khoa học chưa biết đâu là biên giới nơi vũ trụ lớn gặp vũ trụ vi tiểu trong đó các hạt và sóng lượng tử do nguyên lý bất định ngự trị, mà ra đến vũ trụ vĩ đại thì nguyên lý đó không còn hiệu lực. Mỗi ngày các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục đẩy biên giới của thế giới lượng tử ra xa hơn, mở ra những chân trời mới.
Tất cả vật chất như trong chính cơ thể chúng ta đều bắt đầu được tạo nên từ khi các vì sao phát sinh trong vũ trụ. Từ gần 4 tỷ năm trước, những hạt bụi tinh cầu đó đã biến chuyển tạo ra những nguyên tố đầu tiên của sự sống, rồi tiến hóa dần đến loài người. Tổ tiên của tất cả chúng ta và các sinh vật khác là các vì sao; lịch sử vũ trụ cũng chính là tiểu sử của chúng ta. Tất cả bắt đầu trước đây 14 tỷ năm, đưa tới sự xuất hiện của loài người. Tìm hiểu vũ trụ chính là đi tìm lại gia phả của chúng ta; quán sát các thiên hà cũng là nhìn vào chính bản thân mình.

Chúng ta có thể quan sát được hàng trăm tỷ thiên hà như giải Ngân Hà, mỗi thiên hà chứa hàng trăm tỷ các vì sao giống như mặt trời. Nếu mỗi vì sao đó có chừng mươi hành tinh giống như trái đất thì chúng ta thấy ngay là không thể nghĩ rằng trái đất nơi ta sống là hành tinh duy nhất có sự sống. Chắc phải có cuộc sống với trí thông minh ở ngoài trái đất, họ cũng đang quán sát vũ trụ như chúng ta. Einstein, một thần tượng của tôi, Trịnh Xuân Thuận, phải lấy làm ngạc nhiên tại sao con người lại có khả năng tìm hiểu cả vũ trụ; ông coi đó là “một điều khó hiểu nhất!”

Vô Thường
Một quan niệm căn bản trong truyền thống Phật Giáo là tính Vô Thường (impermanence) của vạn pháp, mọi sự vật, mọi hiện tượng. Trước đây, khoa học Tây phương đã bị ràng buộc trong nhiều thế kỷ với khái niệm từ thời cổ Hy Lạp về tính bất biến của các hiện tượng thiên văn; vì Aristote nói rằng cái gì thuộc về loài người thì thay đổi, phù du; còn thế giới các thần linh, như các vì sao trên bầu trời thì vĩnh cửu và không bao giờ thay đổi, bởi vì các vị thần linh đều hoàn hảo tuyệt đối. Vì vậy, vào ngày 4 tháng Bẩy năm 1054, ban đêm trên bầu trời xuất hiện một thiên thể hoàn toàn mới sáng rực, nó sáng như Kim Tinh, Vénus, ngay cả ban ngày mắt thường cũng nhìn thấy, và kéo dài hàng mấy tuần lễ liền; nhưng các nhà thiên văn tài giỏi ở Âu Châu thời đó không hề ghi nhận họ thấy “ngôi sao” mới này trong niên biểu thiên văn học đương thời. Bởi vì theo quan niệm của họ thì bầu trời của các vị thần linh là bất biến. Thiên thể trên, có nguồn gốc là phần còn lại của một vụ nổ sao mà ngày nay chúng ta gọi là "Tinh vân Cua." Trong thời gian đó thì ở Trung Hoa người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của “ngôi sao” này, và họ đặt tên là “Sao Khách.” Di tích khảo cổ cho thấy người Maya ở Mỹ châu cũng ghi nhận hiện tượng thiên văn này. Các nhà khoa học Âu Châu thời Trung Cổ tin tưởng ở lý thuyết vũ trụ bất biến của Aristote hơn là tin vào chính mắt của họ. Mãi đến thời Copernic, năm 1543, mới thuyết phục được các nhà khoa học là vũ trụ có tính vô thường.

Vũ trụ luôn biến chuyển, không bao giờ ngưng. Các vì sao cũng sinh ra, tàn lụi, rồi chết đi như tất cả chúng ta, nhưng cuộc đời của một vì sao dài tính bằng hàng tỷ năm chứ không ngắn như đời chúng ta. Phật Giáo theo quan điểm vô thường. Như chúng ta nghĩ đang “ngồi yên” trong thiền đường này thì thực ra chúng ta đang vận chuyển theo trái đất chung quanh mặt trời với vận tốc 30 km một giây đồng hồ; mà mặt trời cũng đang vận chuyển 220 km một giây quanh trung tâm của Ngân Hà; và chính thiên hà này cũng đang tự quay với tốc độ 90 km mỗi giây ở nơi chúng ta đang sống. Tất cả đều vận chuyển, tất cả đều thay đổi, đó cũng là quan niệm vô thường trong Phật Giáo.

Tôn giáo của tương lai
Ông Trịnh Xuân Thuận nhận xét, khoa học chỉ là một cửa sổ để chúng ta nhìn thế giới. Muốn hiểu biết thực tại chúng ta phải nhìn qua nhiều cửa khác. Phật Giáo phân biệt hai loại sự thật, tục đế là những sự thật tương đối, chân đế là sự thật tuyệt đối. Khoa học vẫn cố tìm đến sự thật tuyệt đối nhưng chưa tới được. Mỗi lần nhà khoa học giải đáp được một câu hỏi thì hàng ngàn câu hỏi khác hiện lên. Nếu dùng kinh nghiệm tâm linh đạt tới “giác ngộ,” chúng ta có hy vọng nhìn thấy sự thật. Nếu không, vẫn là một “giai điệu huyền bí.” Ông nghĩ rằng khoa học không thôi không thể mô tả đầy đủ sự thật; khoa học không quá tự cao như vậy. Kinh nghiệm tâm linh là con đường khác bổ túc cho khoa học. Dù theo hai hệ thống lý luận khác nhau, Phật Giáo và Khoa học Vũ trụ đã gặp gỡ trên nhiều điểm. Những nguyên lý Phật Giáo như tính tương lập (interdépendance) của mọi sự vật, tất cả đều liên hệ với nhau và có duyên nhân quả với nhau (mutual causality), về tính không (vacuity) và tính vô thường (impermanence) của vạn pháp, đều tương đồng với kết luận của các nhà nghiên cứu khoa học vũ trụ.

Tính tương lập của mọi vật trong vũ trụ giúp chúng ta suy nghĩ để thấy hạnh phúc của mỗi người tùy thuộc vào mọi người khác và cả vạn vật chung quanh. Từ đó, chúng ta phát khởi lòng từ bi và ý thức phải bảo vệ các sinh vật cũng như những vật vô sinh trong môi trường sống. Mỗi người không thể hạnh phúc nếu người chung quanh không hạnh phúc. Đó là điều mà các tôn giáo đều dậy chúng ta.

Cuối bài thuyết trình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đọc cho thính chúng nghe một câu của Albert Einstein nói về tôn giáo thường được trích dẫn, “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Phải là một tôn giáo dựa trên thực chứng (based on experience) và từ bỏ tính cách giáo điều (refuses dogmatic). Nếu có một tôn giáo đáp ứng được nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó là Phật Giáo (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).


Giới thiệu
Trước buổi thuyết trình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã được một vị tăng sĩ tại Làng Mai giới thiệu với đại chúng. Ông sinh năm 1948 tại Hà Nội, đậu Tú tài năm 1966, rồi học một năm tại l’Ecole Polytechnique de Lausanne, Thụy Sĩ. Sau đó ông đã theo học các đại học có tiếng tại Hoa Kỳ, California Institute of Technology (Caltech), và Đại học Princeton, nơi đã trao bằng Ph.D. cho ông vào năm 1974, về môn Vật lý học Vũ trụ (astrophysics), dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Lyman Spitzer, người sáng chế viễn vọng kính Hubble. Từ năm 1996 ông là giáo sư Vật lý Vũ trụ tại Đại học University of Virginia tại Charlottesville. Ông cũng là giáo sư Đại học Paris 7, làm việc tại Thiên văn đài Meudon, tại IAP (Institut d’astrophysique de Paris) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (CNRS) của nước Pháp. Ông đã viết trên 230 bài tường trình khảo cứu trên đề tài chuyên khảo là sự hình thành và tiến hóa của các thiên hà (galaxies); về sự tạo lập vũ trụ theo lý thuyết “Vụ Nổ Lớn” (Big Bang). Một đóng góp của ông được giới khoa học thảo luận với lòng thán phục là việc ông khám phá thiên hà “trẻ nhất” trong vũ trụ, mang ký hiệu I Zwicky 18. Ông là một trong số người sáng lập Hội Quốc tế Khoa học và Tôn giáo (International Society for Science and Religion).



Là một người viết rất nhiều sách phổ thông về Vật lý học Vũ trụ; tại Đại học Virginia ông Trịnh Xuân Thuận cũng dậy một lớp mang tên là “Vật lý học Vũ trụ cho các Thi sĩ.” Ông đã xuất bản các tác phẩm phổ biến khoa học cho đại chúng, viết bằng tiếng Pháp với một lối văn nhuần nhã, điêu luyện, đầy thi vị, chính xác và trong sáng dễ hiểu. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được các tổ chức văn hóa quốc tế vinh danh. Năm 2007 ông xuất bản cuốn Les voies de la lumière, được trao Giải Moron của cựu Tổng thống Jacques Chirac. Năm 2009, tại Hội nghị Khoa học Ấn Độ (Indian Science Congress) kỳ thứ 99 tại Bhubaneswar, ông được UNESCO trao tặng Giải Kalinga Năm 2012, ông được Học Viện Pháp Quốc (Institut de France) trao Giải Hoàn Cầu (Prix Mondial) Cino Del Duca. Đây là một giải hưởng văn chương rất uy tín, khi chúng ta biết trong số những người được trao giải gần đây có các nhà văn Mario Vargas Llosa (2008), Milan Kundera (2009) và Patrick Modiano (2010).


Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã xuất bản các sách bằng tiếng Pháp sau đây: La Mélodie secrète (Fayard, 1988); Un astrophysicien (Beauchesne-Fayard, 1992), tự thuật; Le Destin de l'Univers – Le Big Bang et après (Découvertes Gallimard, 1992); Le Chaos et l'Harmonie (Fayard, 1998); L'Infini dans la paume de la main (Nil/Fayard 2000, cùng với Matthieu Ricard); Origines, (Fayard, 2003); Les voies de la lumière (Fayard, 2007).

Chân Văn
(Đỗ Quý Toàn)
tường thuật