Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023
Trần Trung Đạo: Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và GHPGVNTN trong dòng sống của dân tộc và hướng đi của thời đại
![]() |
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Ảnh: Thư viện Phật học. |
Khi từ Hội An vào Sài Gòn đầu tháng 9 năm 1972, tôi mang theo ước mơ xanh và rất nhiều câu hỏi. Tôi luôn tâm nguyện phải làm một việc gì đó hữu ích cho quê hương và đạo pháp để đền đáp những tháng năm đầy trắc trở của mình được Tam Bảo hộ trì và bá tánh thập phương che chở.
Đọc lại những lời nhắn nhủ của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ dành cho thế hệ tương lai
![]() |
THƯ GỬI TĂNG SINH THỪA THIÊN–HUẾ (2003)
Gửi Tăng Sinh Thừa Thiên - Huế
Nhân đọc Tâm thư của tăng sinh dâng Hòa thượng Thiện Hạnh
PL 2547
Quảng Hương Già Lam
Ngày 28-10-2003
Các con thương quý,
Trong những ngày gần đây những biến động tuy làm sửng sốt cả thế giới nhưng hầu như chỉ làm gợn sóng một ít nơi đây để giữ yên cho giấc ngủ đông miên kéo dài qua hai thập kỷ của Phật tử Việt Nam.
Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2023
Hải Di Nguyễn: Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Quyền Phát triển đến Việt Nam
![]() |
Ông Surya Deva. |
Ngày 6-15/11/2023 vừa qua, ông Surya Deva, Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Quyền Phát triển đã có một chuyến viếng thăm chính thức tới Việt Nam.
Ngày 15/11, ông có một buổi họp báo tại Hà Nội, và cũng viết một báo cáo ngắn về quan sát và khuyến nghị sơ bộ (đọc nguyên văn tại đây; đọc tiếng Việt tại đây ).
Quyền phát triển là gì?
Trong buổi họp báo, ông Surya Deva giải thích quyền phát triển không chỉ là phát triển kinh tế, mà là quyền phát triển về xã hội, chính trị, và văn hóa, cho tất cả mọi người—và không ai bị bỏ lại phía sau.
Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023
Hải Di Nguyễn: Anh Y Chuân Mlô: Bị đàn áp, sách nhiễu từ Việt Nam qua Thái Lan
Khi đó vợ anh, H Bhét Niê, đang bị đánh đập ngược đãi ở Ả Rập Xê Út, mất liên lạc. Sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ thời hiện đại ở Ả Rập Xê Út, chị H Bhét Niê lại bị công an gây khó khăn ở Việt Nam, và sang Thái Lan đoàn tụ với anh năm 2022.
Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023
Hải Di Nguyễn: VTV4 và nỗ lực bóp nghẹt thông tin trước phiên rà soát ở Liên Hiệp Quốc
Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023
Hải Di Nguyễn: Việt Nam kỳ thị sắc tộc với người Thượng và người H’mông như thế nào?
Tổ chức BPSOS (Boat People SOS) đã gửi cho Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc (Committee on the Elimination of Racial Discrimination, hay CERD) 3 tài liệu đóng góp về tình trạng kỳ thị sắc tộc ở Việt Nam, đặc biệt với người Thượng và người H’mông.
Nhưng nhà nước Việt Nam kỳ thị sắc tộc ra sao?
Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023
Hải Di Nguyễn: Bị nhà nước Việt Nam “trả thù” vì liên hệ và hợp tác với LHQ
Ngày 6/11/2022, ông Y Sĩ Êban bị bắt giữ ở phi trường Tân Sơn Nhất khi trên đường đi Bali dự Hội nghị Tự do Tôn giáo hay Niềm tin Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief Conference, hay SEAFORB),s do BPSOS khởi xướng và đồng tổ chức.
Ngày 28/4/2023, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ gửi thư tố giác chung đến nhà nước Việt Nam và nhắc đến ông Y Sĩ Êban, cùng một trường hợp tương tự là ông Y Khiu Niê.
Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023
Song Chi: Ông Nguyễn Văn Điền –những năm tháng bị đàn áp, tù đày và những trăn trở, ưu tư với hiện trạng Phật giáo Hòa Hảo
![]() |
Ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHHTT. |
Cả một nhà mấy đời bị đàn áp vì là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Ông Nguyễn Văn Điền sinh ngày 18.4.1939 tại làng Long Hưng, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc. Gia đình thuộc diện trung nông.
Cha là ông Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1898 tại Sa Đéc. Ông Nguyễn Văn Hiệp và vợ có 6 người con-3 trai, 3 gái, trong đó ông Nguyễn Văn Điền là con út.
Gia đình từ đời ông bà nội theo Đức Phật Thầy Tây An ở núi Sam, An Giang – vị Giáo tổ khai sáng tông phái Phật Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Sau này, khi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai đạo Phật giáo Hòa Hảo và đi khuyến nông tại 107 vị trí ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Văn Hiệp đã trực tiếp quy y với Đức Thầy vào dịp rằm tháng 6 năm 1945.
Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023
Hải Di Nguyễn: Báo cáo Liên Hiệp Quốc: Các đường dây buôn người và lừa đảo trực tuyến Đông Nam Á
Ngày 29/8/2023 vừa qua, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) đưa ra báo cáo về các đường dây buôn người và cưỡng ép vào các hoạt động lừa đảo ở Đông Nam Á [1]
Họ cũng khuyến nghị chính phủ các quốc gia nên có cách tiếp cận dựa trên nhân quyền.
Các đường dây lừa đảo nằm ở đâu?
![]() |
Hình lấy từ báo cáo của OHCHR. |
Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023
Hải Di Nguyễn: Các tín đồ Cao Đài 1926 nghĩ gì về chiến thắng pháp lý ngày 16/8/2023?
Vậy các tín đồ Cao Đài 1926 nghĩ gì về phán quyết này?
Vì sao chi phái Cao Đài 1997 bị xem là tổ chức tội phạm?
Đạo Cao Đài có từ năm 1926, với tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Năm 1997, nhà nước Việt Nam thành lập chi phái Cao Đài Tây Ninh, với tên đạo chính thức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, và từ năm 2007 đổi thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh). Gọi tắt là chi phái 1997.
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023
TS. Nguyễn Đình Thắng: 'Bạo hành' với các nạn nhân vì lý do tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở VN ‘ngày càng tệ đi'
![]() |
Hình ảnh nhóm Người Thượng vì Công lý tổ chức Ngày quốc tế nhân quyền 10/12/2022 tại Thailand. Hình: Từ Y Quynh Bdap. |
Tình hình bạo hành với các nạn nhân vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam những năm gần đây ngày một trở nên xấu đi, một nhà vận động cho nhân quyền tại Hoa Kỳ nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 20/8/2023.
Tình trạng tệ hơn
Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023
Hải Di Nguyễn: Ông Cao Hà Trực--4 năm 7 tháng từ ngày cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng
DĐTK: Từ 1954, Vườn rau Lộc Hưng đã là nơi trú ngụ của bao nhiêu gia đình, bao nhiêu thế hệ từ Bắc vào Nam sinh sống.
Sau 1975, đây là nơi cư ngụ của hàng trăm người, hầu hết là những người thu nhập thấp, sinh viên nghèo, các cựu tù nhân lương tâm và các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.
Vào ngày 4/1/2019, chính quyền quận Tân Bình, TP.HCM đã đưa hàng trăm người gồm công an, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng đến tiến hành cưỡng chế khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, phá dỡ hàng trăm căn nhà vào thời điểm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi cận kề, gây bức xúc mạnh mẽ trong dư luận lúc bấy giờ.
Bài của tác giả Hải Di Nguyễn phỏng vấn ông Cao Hà Trực, một cư dân của vườn rau Lộc Hưng, nhìn lại 4 năm 7 tháng kể từ ngày khu vực này bị cưỡng chế.
***
Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023
Đạo Huynh Lê Quang Hiển: Phật giáo Hòa Hảo giống như “con cọp ngủ ngày” nhưng vẫn luôn là một cái gai trong mắt nhà cầm quyền Cộng sản từ trước tới nay
Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng thường trực kiêm Chánh thư ký Ban trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Thư ký Hội đồng Liên tôn, hiện cư trú tại Sài Gòn.![]() |
Đạo huynh Lê Quang Hiển |
* Thưa ông, ở Việt Nam có 5 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Trừ Công giáo, các tôn giáo khác như Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài đều có một hệ thống tổ chức đi theo đường lối của Mặt trận Tổ quốc và đảng Cộng sản Việt Nam, thường được gọi là là “tôn giáo quốc doanh” và một hoặc nhiều tổ chức độc lập, không chấp nhận sự kiểm soát của nhà nước cộng sản Việt Nam. Ví dụ như Phật giáo có Giáo hội Phật giáo Việt Nam chịu sự kiểm soát của nhà nước, còn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là tổ chức độc lập và không được nhà nước công nhận; Tin Lành có Tin Lành Miền Bắc Việt Nam, Tin Lành miền Nam Việt Nam…chịu sự kiểm soát của nhà nước trong khi Tin Lành Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ, Tin Lành Đấng Christ…thì không; Cao Đài có Cao Đài 1997 là quốc doanh, Cao Đài 1926 là tổ chức độc lập…Còn Phật giáo Hòa Hảo thì như thế nào?
Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023
Hải Di Nguyễn: Nhà nước Việt Nam trả lời Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hiệp Quốc, nói Việt Nam “không có người bản địa”
Trong thư phản hồi [1] của Việt Nam ngày 27/7/2023 cho thư tố giác [2]của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ ngày 6/9/2022, họ nói Việt Nam không có người bản địa, và cũng không có cái gọi là người Thượng bản địa (indigenous Montagnards).
Việt Nam cũng phủ nhận có đàn áp người Thượng về vấn đề tôn giáo.
![]() |
Nhóm Tin lành Buôn Dhiă cầu nguyện cho các nạn nhân bị bách hại vì lý do tôn giáo 22/8/2022. |
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023
Hải Di Nguyễn: Anh Vừ Bá Súa – cuộc sống muôn vàn khó khăn vì theo đạo
![]() |
Anh Vừ Bá Súa |
Được đứa con khỏe mạnh, hai vợ chồng anh Vừ Bá Súa quyết định bỏ phong tục tập quán, bỏ bàn thờ truyền thống H’mông, và theo đạo Tin lành.
Thế nhưng từ đó cuộc sống hai vợ chồng trở nên vô cùng khó khăn – liên tục bị chính quyền địa phương đàn áp, bị ép bỏ đạo – và đến cuối năm 2022, gia đình phải sang Thái Lan xin tỵ nạn.
Tôi phỏng vấn anh Vừ Bá Súa ngày 1/8/2023, qua người thông dịch là anh Lý Phi, cũng là người H’mông đang sống tại Thái Lan.
Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023
Ngô Nhân Dụng: Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tiếp tục hoằng pháp
![]() |
Hòa Thượng Thích Như Điển, phương trượng chùa Viên Giác tại Hannover, trao tặng 24 tập Thanh Văn Tạng cho Học viện Á Phi thuộc Đại học Hamburg. (Hình: Văn Công Tuấn) |
Tin tức từ nước Đức cho biết Hòa Thượng Thích Như Điển, phương trượng chùa Viên Giác tại Hannover, đã trao tặng 24 tập Thanh Văn Tạng cho Học viện Á Phi thuộc Đại học Hamburg. Báo chí tiếng Việt ở các nước khác coi đây chỉ là một “tin địa phương,” truyền thông chính thức ở trong nước không loan tin.
Hải Di Nguyễn: Chị Nguyễn Thị Luyến: lao động như nô lệ ở Jordan và 10 năm long đong ở Thái
![]() |
Chị Nguyễn Thị Luyến |
Tiếp tục đấu tranh đòi lại công lý khi về lại Việt Nam, chị bị dồn đến “không còn đất sống” và phải sang Thái Lan lánh nạn.
Chị đến Canada định cư ngày 6/10/2022, sau 10 năm thăng trầm ở Thái Lan, và kể lại câu chuyện của mình ngày 17/7/2023.
Bị lừa đi xuất khẩu lao động ở Jordan thế nào?
Ở Việt Nam, chị Nguyễn Thị Luyến ở Phú Thọ.
“Cuộc sống của những người như mình ở vùng quê, điều kiện kinh tế khó khăn, mọi người cũng mong muốn có cuộc sống tốt hơn nên đăng ký đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.”
Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023
Hải Di Nguyễn: H Bhét Niê và “việc nhẹ lương cao” ở Ả Rập Xê Út
![]() |
H Bhét Niê. |
Năm 2018, cũng như bao người khác có hoàn cảnh khó khăn, chị H Bhét Niê (sinh năm 1993) quyết định sang Ả Rập Xê Út theo chương trình xuất khẩu lao động.
Chỉ khi đã tới Riyadh, chị mới nhận ra đó không phải là “việc nhẹ lương cao” như đã quảng cáo. Nhưng khi đó đã quá muộn, chị bị lấy đi giấy tờ lẫn điện thoại, không thể gọi công ty môi giới, cũng chẳng thể liên lạc người nhà – phải “chịu nhục” đến năm 2020 và tự nhốt mình trong phòng để được về Việt Nam.
Thế nhưng mọi chuyện không dừng ở đó.
Năm 2022, chị H Bhét Niê trốn sang tỵ nạn tại Thái Lan – vì sao? Tôi nghe chị kể câu chuyện của mình ngày 21/6/2023.
Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa: Đạo Tin Lành độc lập bị kiểm soát gắt gao, đặc biệt là ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mục sư A Ga: Nhà cầm quyền càng lúc càng tàn bạo về vấn đề đàn áp tôn giáo, bất chấp quốc tế
![]() |
Mục sư A Ga |
![]() |
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa |
Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa từ Trà Vinh, Việt Nam, hiện đang là Hội Trưởng Giáo Hội Cộng Đồng Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ , Đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam và Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội và Hải Ngoại Việt Nam, và Mục sư A Ga, dân tộc Hà Lăng, từ North Carolina, Hoa Kỳ, người thành lập Hội thánh Tin Lành Đấng Christ ở Tây Nguyên vào năm 2011.
* Thưa các Mục sư, trước hết xin các Mục sư cho những người không theo đạo Tin Lành được biết, ở Việt Nam hiện tại có bao nhiêu hệ phái Tin Lành khác nhau, những hệ phái, hội thánh Tin Lành nào được nhà nước cộng sản Việt Nam công nhận và cấp phép cho sinh hoạt, còn những hội thánh nào không được cấp phép?
Hải Di Nguyễn: H Thái Ayun: nạn nhân buôn người bị sứ quán sách nhiễu
![]() |
H Thái Ayun khi còn ở Ả Rập Xê Út. Hình do nhân vật cung cấp. |
Năm 2020, trên internet có loan truyền một video của các nữ lao động Việt ở Ả Rập Xê Út cầu cứu và xin có chuyến bay về nước. Một trong những phụ nữ đó là chị H Thái Ayun (sinh năm 1983), sang Ả Rập Xê Út theo chương trình xuất khẩu lao động từ 2018.
Tuy nhiên, do nhiều lần bị sứ quán sách nhiễu và đe dọa, cuối tháng 12/2020, chị không về Việt Nam mà sang Thái Lan tỵ nạn.
Ngày 18/6/2023, tôi nghe chị H Thái Ayun kể câu chuyện của mình.
2006-2012: liên tục bị áp giải
Chị H Thái Ayun là người sắc tộc Êđê ở Đắk Lắk.