Hiển thị các bài đăng có nhãn Tô Hoài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tô Hoài. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tô Hoài & Ba Người Khác



Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương! 

Ðó là một đoạn văn ngắn, trong tập truyện O Chuột, của Tô Hoài mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe khi còn thơ ấu. Tôi tin rằng mình vừa ghi lại đúng nguyên văn, nếu không hoàn toàn đúng thì chắc cũng gần đúng (y) như thế. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà nhỏ côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn vừa dẫn.

Tô Hoài (có lẽ) sẽ sướng ngất ngư, khi biết có một độc giả đã nhớ nằm lòng – suốt đời – những điều mình viết. Và chắc sẽ tức điên luôn, nếu biết thêm rằng: tôi chưa bao giờ đọc thêm một dòng chữ nào khác nữa của ông.

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nơi mà trẻ con không đeo khăn quàng đỏ, không thi đua lập chiến công, cũng không có kế hoạch (lớn/nhỏ) nào phải hoàn thành hay vượt chỉ tiêu. Chúng tôi chỉ có việc học với chơi, và chơi mới là chuyện chính. Tôi quá mải chơi nên không có thì giờ để đọc Tô Hoài, hoặc bất cứ ai.

Báo Tuổi Trẻ phỏng vấn nhà phê bình Lại Nguyên Ân về "Ba người khác" – một tác phẩm mới của Tô Hoài

Nguồn : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=175952&ChannelID=10

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân.
Ảnh: Việt Dũng
Tuổi Trẻ - Không quá bất ngờ, nhưng vẫn là một sự ngỡ ngàng với khá đông bạn đọc: ở tuổi 86, nhà văn Tô Hoài vừa cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình. 

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, người đọc bản thảo Ba người khác từ rất lâu, đã chia sẻ những suy nghĩ khi cầm trên tay ấn bản cuốn tiểu thuyết vừa được Nhà xuất bản Đà Nẵng làm “bà đỡ”.

* Thưa ông, thêm một cuốn sách viết trực diện về cải cách ruộng đất. Và lần này thì được ký bằng một cái tên đầy trọng lượng “Tô Hoài”, ông có nghĩ là cuốn sách sẽ tạo nên một dấu ấn mới trong văn học VN hôm nay?

- Tôi tin thế. Mỗi tác phẩm của Tô Hoài bao giờ cũng có một giá trị nhất định, dù ít hay nhiều. Nổi bật nhất là giá trị tư liệu. Hiếm người nào có được những thông tin chính xác và tinh tế như ông về phong tục, tập quán, về những chi tiết, lề thói, về phong cảnh hay sự vật của VN xưa kia, không chỉ thành thị mà còn cả nông thôn, miền núi. 

Trong cuốn tiểu thuyết này, vượt trên những điều đó rất nhiều là chân dung sinh động, chân thực và cuốn hút một cách buồn thảm về một thời kỳ không thể quên trong lịch sử hiện đại VN. Ông viết với tâm thế của người vừa trong cuộc, vừa có độ lùi để quan sát, chiêm nghiệm, rút tỉa. Tôi thấy cuốn tiểu thuyết này sẽ hấp dẫn được nhiều đối tượng độc giả: đọc vì tò mò xem thời ấy nó thế nào, đọc để thấm thía, và cả người đọc để xem “cụ Tô Hoài” đổi mới phong cách thế nào.

* Nhà văn Tô Hoài vốn được coi là bậc thầy trong việc miêu tả chi tiết. Trong Ba người khác, các chi tiết ngồn ngộn và trần trụi đến mức người ta có cảm giác nó đã trở nên “tự nhiên chủ nghĩa”, ông có thấy điều đó cần thiết cho tác phẩm không?


Tô Hoài: Xử tử địa chủ Thìn

Sau đây là một đoạn trích từ cuốn Ba Người Khác của Tô Hoài, nhằm giới thiệu cùng bạn đọc một số sự kiện của thời Cải Cách Ruộng Đất, mà cuốn sách này đã ghi chép lại như là một sử liệu quý báu. Nhan đề của đoạn văn do Tòa soạn DĐTK đặt.

*

Vào họp, đội trưởng Cự tuyên bố:

- Thảo luận công tác thôn Am, thôn Chuôm.

Thường lệ, các xóm “mọi việc đều tốt”, cả cái hồi tôi bối rối ở bên Am, chưa mò ra địa chủ, tôi cũng “thưa các đồng chí… tôi đương lên phương án”. Ai nấy hí hoáy sổ tay, tôi tẩn mẩn vòng móc xích những chữ o liền nhau. Mới sáng mà mắt tôi mờ như quáng gà, tôi ngủ gật, ngòi bút rụi xuống xuống giấy, nhoét mực. Nhọc quá, từ đêm chưa được một hột vào bụng.

Nghe tiếng “thôn Am… thôn Chuôm…” mắt tôi bỗng ráo hoảnh, cơn ngủ biến mất, tôi ngẩn người nghe đội trưởng nói:

- Về tình hình thôn Am trước. Khuyết điểm, đồng chí Bối sẽ kiểm điểm sau về việc hai tuần lễ không phát hiện ra địa chủ. Tôi về thay, tôi đọc tài liệu rồi để nửa buổi thăm nghèo hỏi khổ đã lòi ngay ra một thằng địa, đem hồ sơ lên Đoàn được duyệt tức khắc. Suýt nữa con cá chuối lọt lưới. Cái thằng Tư nhỡ lù lù đấy chứ đâu. Thằng ấy bảo là học trò trên huyện, về chân lấm tay bùn đã lâu, nói láo. Cái cây tre buộc sợi thép lủng lẳng nó bảo là hộp galen để nghe tin tức của đài ta, đồng chí Bối tin thế hả? Không, tôi ở quân đội tôi biết, nó là cái bắt tin, đánh tin đấy. Thằng Tây đã cho nó lặn lại thì phải cho nó thông tin liên lạc. Mà rõ ràng đấy, cửa nhà nó có cái bảng đề chữ Tây treo to bằng cái hoành phi sơn son thiếp vàng trên bàn thờ bố nó. Rễ chuỗi đã lôi nó ra đấu một đêm, nó gục. Địa chủ Tư Nhỡ đã phải ký biên bản nhận tội tay sai phản động rồi. Tôi đã cho dân quân gác không cho nó ra khỏi cửa, đợi lệnh của đoàn. Còn sang đến mục không có lao động, thì nhà Tư Nhỡ đã thuê người từ cấy hái đến đánh cây rơm. Người làm nhà nó đã tố hết. Bây giờ nói về rễ chuỗi thôn Am, anh Diệc vốn là cố nông, đồng chí Bối đã bắt rễ đúng. Nhưng khuyết điểm là anh Diệc không được bồi dưỡng, chuỗi rễ là cô Đơm con anh Diệc cũng chỉ có tên thế thôi, rễ và chuỗi đều chưa có tác dụng. Địa chủ Thìn thật độc ác, vợ anh Diệc què gẫy mù loà thế mà địa chủ Thìn bắt anh Diệc lấy rồi lại phải cày cấy trả nợ. tôi đã chỉ định đồng chí Diệc làm trưởng thôn, đồng chí Đơm làm tổ trưởng dân quân. Tôi sẽ phát động đồng chí Diệc, đồng chí Đơm lên ngang mặt đấu địa chủ Thìn hôm toà án xử.

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Tô Hoài - Bắt Rượu


Năm ấy tôi về ăn tết quê nội Cát Động trong Hà Đông. Chưa đến hăm ba Tết ông Công. Đã qua lễ sắp ấn. Cánh đồng Thanh Oai phẳng lặng xám ngắt phất phơ, khói từng cuộn suốt sang tận làng Mai. Chẳng biết khói đốt gốc rạ sưởi ấm hay khói hun chuột.
Tôi theo u tôi về nhà bác Cả tôi ngoài xóm Động. Nhà nhà quanh co, kề bên ruộng vào xóm. Không phải qua cửa đình đằng bờ đê sông Đáy, mà người ra vào xóm đi tắt ngoài cổng đồng lên. Có lẽ ngày xưa, đây cũng là ruộng, rồi có người ra làm trại ở mới thành xóm, mà tên là xóm Động.
Đứng đây trông thẳng lên đường cái tây vẫn còn nghe vòng bánh xe sắt lăn rào rạo trên mặt đường đá và tiếng lá cọ xột xoạt theo nhịp chân chạy của người kéo xe tay bánh sắt đội nón mê khoác chiếc áo tơi lá như con cò lẻo khoèo bị hai cái càng tay xe đóng gông ngang ngực.

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Tô Hoài - Bắt Rượu


Năm ấy tôi về ăn tết quê nội Cát Động trong Hà Đông. Chưa đến hăm ba Tết ông Công. Đã qua lễ sắp ấn. Cánh đồng Thanh Oai phẳng lặng xám ngắt phất phơ, khói từng cuộn suốt sang tận làng Mai. Chẳng biết khói đốt gốc rạ sưởi ấm hay khói hun chuột.

Tôi theo u tôi về nhà bác Cả tôi ngoài xóm Động. Nhà nhà quanh co, kề bên ruộng vào xóm. Không phải qua cửa đình đằng bờ đê sông Đáy, mà người ra vào xóm đi tắt ngoài cổng đồng lên. Có lẽ ngày xưa, đây cũng là ruộng, rồi có người ra làm trại ở mới thành xóm, mà tên là xóm Động.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Tổng quan về hồi ký Tô Hoài


Tô Hoài là nhà văn không bao giờ già. Vì con người anh chưa bao giờ trẻ. Tô Hoài miên viễn là «buổi trưa mùa thu» «Mùa thu có những ngày không sáng, mà cũng không chiều » Nhưng vẫn có những chiều chiều. Những chiều chiều mãi mãi trong chúng ta.

Mừng nhà văn chín mươi tuổi

Đặng Tiến
Chiều Chiều
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu

Chiều chiều nhớ lại. Chiều chiều lại nhớ. Lại nhớ chiều chiều...