Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Truyện ngắn Tâm Thanh: Mùi trần & Lụa bạch

Nhà văn Tâm Thanh-
Ngô Thanh Tâm
(25/8/1939–9/4/2015)

Tiểu sử tóm tắt: Nhà văn Tâm Thanh, tên thật Ngô Thanh Tâm.

Sinh ngày 25/8/1939 tại Hà Nội. 

Mất ngày 9/4/2015 tại Oslo, Na Uy.

Đại học Sư phạm khóa 4, Ban Triết, Đà Lạt

Cao học Hành chánh khóa 2

Ban Hành chánh, Sài Gòn

Vượt biển và định cư ở Na Uy từ năm 1980.

Đã xuất bản ba quyển truyện ngắn: Thiên Nga giữa cõi người, Gỗ thức trên rừng, Thiên Hương về Trời, và quyển Nụ cười xã hội chủ nghĩa (tạp bút)

Cùng với vợ, nhà thơ Khánh Hà, dịch sang tiếng Việt vở kịch thơ Peer Gynt của đại thi hào Henrik Ibsen, một tác phẩm cổ điển giá trị của Na-Uy.

Gần cuối đời, xuất bản Lệnh Triệu Ban Rồi--Một Trường Hợp Ung Thư, (quyển này như một “chúc thư”, chỉ in ít bản dành tặng bạn bè, trong đó cũng có 23 bài thơ của nhà thơ Khánh Hà viết cho chồng “Vần Cuối Cho Anh.”).


Thơ Khánh Hà

Nhà văn Tâm Thanh và vợ, nhà thơ Khánh Hà thăm Đền Thần Đạo Itsukusima Shrine, Hiroshima (Nhật Bản 2014). Photo: Quốc gia Hành Chánh MĐ
1.
Trên con đường này

Vẫn trên con đường này
Mùa xuân hoa nở đầy
Tôi ơi thôi đừng khóc
Buồn vui như bóng mây

Còn đó những rặng hoa
Mà mùa xuân trôi xa
Bóng đôi ta biền biệt
Một lần. Một lần qua

Còn đây bao cảnh đẹp
Mê mải những tháng ngày
Người từng vác máy ảnh
Dạo qua những chốn này

Đinh Ngọc Cần: Rong chơi

Nhà văn Tâm Thanh
(25/8/1939–9/4/2015)

Hành trang đã sẵn
và tôi sắp phải lên đường.
Trong cuộc rong chơi qua mặt địa cầu này, tôi đựơc gặp Ngô Thanh Tâm rồi sau đó là nhà văn Tâm Thanh, trong những dịp rất tình cờ.
Dịp tình cờ đầu tiên là lúc chiếc phi cơ mang hơn chục người tỵ nạn chúng tôi đáp xuống phi trường Fornebu - phi trường cửa ngõ dẫn vào thủ đô Oslo, Nauy * - vào một buổi sáng tháng ba đầu thập niên tám mươi. Hôm ấy tuyết rơi mù mịt, nhân viên của cơ quan tiếp nhận người tỵ nạn ra đón chúng tôi phải mở rộng cánh cửa cho chúng tôi biết đường vào. Khi đến nơi, tôi nhận ra người đang giữ cánh cửa mở ra trời tuyết đó là một người đàn ông Việt nam.

Cuộc gặp tình cờ lần đầu tiên này, tôi không biết gì hơn ngoài một người đàn ông khoác áo dạ màu đen, chừng bốn mươi tuổi, dáng dong dỏng cao, giọng nói ôn tồn. Tuy nhiên, hành động ông ra tận cửa phía ngòai mở ra trời tuyết để đón chúng tôi, trong khi những người cùng đi đón với ông ở phòng bên trong ấm áp - dù hành động này rất nhỏ- nhưng đã tạo ấn tựơng tốt về ông trong tôi.


Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Tâm Thanh: Phấn Thông

HÌnh minh hoạ, Krzysztof Kamil, Pixabay

Năm nay thu qua nhẹ như chiếc lá khô. Sáng sớm, Quân ra khỏi nhà, thấy lớp sương băng trên đầu ngọn cỏ rầu rầu, chàng đưa tay vuốt tóc. Đêm vừa qua chàng ngủ không yên giấc, thức dậy mới biết là nhiệt độ trong nhà xuống đột ngột; đông đã lén về sau một cuối tuần rực rỡ nắng thu trong vắt. Chàng rùng mình, trở vào.

– Anh quên cái gì vậy?

– Lạnh quá. Trở lại thay áo khoác.

– Đừng quên chìa khóa nhà. Không, chiều anh về sớm, lại đứng ngoài.

Cái đó khỏi lo, Quân có thói quen mỗi lần thay áo khoác, móc mọi vật trong túi áo mùa trước nhét vào túi áo mùa sau, không bỏ gì cả, cho gọn, sợ có những vật lúc này vô nghĩa, vất đi rồi mới hối hận. Thọc tay vào túi áo dạ, Quân chạm phải một vật sót lại từ mùa đông trước. Một vật không tên. Ông già đã nói cho chàng nghe bằng tiếng Na-uy, nhưng khi Quân nói lại, không ai hiểu. Tạm gọi là đồ 'căn bu-gi xe hơi'. Nó là của ông già hàng xóm cho Quân mượn. Năm ngoái nó cứ kêu lách cách trong túi khi chàng đi, cô bạn đồng nghiệp chọc là bò đeo lục lạc, vì vậy chàng không cho nó sang áo mùa xuân, mà cứ để trong túi áo mùa đông, chờ chiều đi làm về sẽ trả cho ông già. Ai ngờ quên luôn tới năm nay.

Thu mình trong cái ghế quen thuộc trên xe buýt, Quân thọc tay vào túi áo khoác, mân mê những mẩu thép lạnh ngắt và miên man nghĩ tới ông già ...

Giữa những người đồng hành dường như gặp mỗi ngày nhưng không bao giờ làm quen, Quân thấy ông già hàng xóm là một người quí. Khi vợ chồng chàng mới dọn tới khu này, ông còn đi làm. Dường như luôn luôn chàng bắt cùng chuyến xe buýt với ông. Ông là người đầu tiên gạ chuyện với Quân. Và cũng là người cuối cùng. Vì cho tới nay, sau 10 năm đi xe buýt, không ai gạ chuyện với chàng nữa. Ông già đã về hưu cách đây năm năm. Ông dễ làm quen, có lẽ nhờ cái tính tò mò. Bên này vườn, Quân làm gì ông cũng lách hàng rào sang coi.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Tâm Thanh: Mai sau kiếp khác (*)

* Tựa đề mượn từ một bài thơ của Trần Vấn Lệ, không cùng nội dung.

Tôi đeo găng tay, nhón từng cái quần, cái áo của Khâm, bỏ vào máy giặt. Mặc dù rất ghê tởm quần áo của chồng, tôi không dám đeo khẩu trang khi làm công việc này. Dù sao, tôi cũng còn sợ làm chồng đau lòng. Nhưng tôi nín thở để dồn cho nhanh mẻ giặt, vặn nhiệt độ 90, và bấm nút cho máy chạy. Tôi gỡ găng tay bỏ vào thùng rác, rửa tay bằng xà-bông và cồn khử trùng trước khi làm gói ăn trưa cho các con. Hai đứa con gái đang uể oải xúc cốm trộn sữa nhưng mắt vẫn theo dõi cử động của mẹ.

“Tại sao má phải đeo găng?” Phịu, con em năm tuổi hỏi.

“Má sợ vi trùng của ba,” con chị bảy tuổi rưỡi, trả lời thay.

“Đừng nói bậy, Phụng!” tôi nói nhỏ. Đúng lúc đó, có tiếng ho của ba chúng trong phòng. Tôi nói to “Tụi con uống dầu cá chưa, Phụng Phịu?”

“Dạ rồi!” chị em Phụng, Phịu mau mắn trả lời. 

Thấy hai tô sữa cốm đã vơi hơn phân nửa, tôi cho là hai con đã ăn sáng tạm đủ, tôi tuồn hết phần còn lại vào bụng mình, rồi giơ hai cái tô nhẵn lên.

“Dễ ẹc mà tụi con nhơi nửa giờ chưa xong!” tôi nói.

“Má giỏi!” con Phịu nói.

“Má chưa uống dầu cá!” con Phụng nhắc.

Tôi viết trên miếng giấy con màu vàng ‘Anh phơi quần áo trong tủ sấy.’ Tôi uống thìa dầu cá, hớp một ngụm nước cam trước con mắt thanh tra của hai đứa trẻ. Xong, tôi mở sẵn cửa nhà, nói:

“Chúng ta đi!” 

“Thưa ba con đi vườn trẻ,” Phịu nói.

“Thưa ba con đi học,” Phụng nói.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Tâm Thanh: Chân dung một cô gái Việt Nam

Hình minh hoạ, FreePik

Căn phòng nằm trên bờ con sông con Askerelva chảy qua trung tâm thủ đô Oslo. Qua cửa kính ra ban-công, Diễm nhìn những cây phong lá úa vàng soi bóng trên nước, tưởng tượng nếu đây là một căn phòng trong ký túc xá sinh viên, với người yêu bên cạnh, thì thơ mộng biết bao. Nhưng bây giờ trước mặt nàng là ông cảnh sát di trú và bên phải là một người con gái, cỡ tuổi Diễm. Cô xin tầm trú. Trước khi lên đây, một bà cảnh sát đã khám xét người và hành lý của cô. Bà muốn tìm biết cô gái thật sự là ai, tên tuổi thật là gì, nhà cửa thật ở đâu. Trong ba bốn năm gần đây, nẩy ra một hiện tượng mới là mỗi năm có vài chục người Việt Nam tới xin tầm trú tại Na-uy, không một người nào là... người thật. Báo chí Na-uy gọi họ là ingen person, tương đương với nobody, Diễm và các đồng nghiệp thông dịch viên dịch đùa từng chữ là ‘vô nhân’. Trong cái túi xách nhỏ, có hình hai bàn chân, bà cảnh sát chỉ moi ra được một cái quần tây, một áo thung, một xú-chiêng, hai xì líp, một típ kem đánh răng, một bàn chải. Chân dung thật của cô gái không nằm trong cái túi xách.

Bây giờ Diễm dịch cho ông cảnh sát thẩm vấn.

“Cô tên gì?” ông cảnh sát hỏi, sau khi bật máy PC.

“Nguyễn Thị Vân.”

“Ngày sanh?”

“25.12.1988.”

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Tâm Thanh: Tên Người Yêu

Tôi trở về Đà Lạt để tựu trường sau hôm Quốc lộ 20 vừa được giải tỏa. Ngoài bến xe, hành khách chen chúc nhốn nháo, mãi tôi mới mua được cái vé xe đò. Thấy hai chị em sinh đôi Ngọc Ngà xách va-li lên cùng xe, tôi mừng thầm, suýt kêu tên, nghĩ sao lại thôi. Sự hiện diện của họ khiến cho không khí trong xe thoáng thay đổi, thân thuộc hơn. Có điều họ được nhiều người trong trường ái mộ, nên tôi đâm dè dặt, không chừng phải dè dặt hơn trước đây, như khi gặp nhau trên những con đường đầy hoa đào và hoa mimosa, trong những cuộc liên hoan sinh viên, pic-nic hay công tác xã hội.

“Tầm bậy nào!”

Tôi giật mình tưởng ai nhìn thấy những cảm nghĩ của mình. Mặc dù chẳng có gì. Thò đầu qua cửa sổ, tôi thấy anh lơ đang nói qua nói lại gì đó với một anh lính, anh lính quát lần nữa bằng một giọng hơi nghẹt mũi nhưng có uy:

“Tầm bậy!”

Rồi tôi thấy anh lơ nhượng bộ, chỉ cho anh lính lên ngồi cạnh chị em Ngọc Ngà. Thằng cha có phước, tôi nói thầm trong bụng và nhìn cổ áo anh xem có lon lá gì không. Không. Cũng yên tâm một phần. Xe chuyển bánh rời đường Petrus Ký, rời Sài Gòn nắng lửa dù ngay sau cơn mưa.

Tới Định Quán xe ngừng cho khách nghỉ và tài lơ ăn uống. Định Quán, ai đặt cái tên Thiền như thế? Một người lính canh ngồi trên cái chòi tí hon đậu cheo leo trên chồng đá trứng gà. Ông gồi im nhìn vào rừng sâu. Đây là một biên giới khí hậu lạ lùng: từ Đà Lạt xuống, tới đây bỗng nhiên thấy hực nóng; từ Sài Gòn đi lên, tới đây thấy không khí bỗng mát rượi. Lòng tôi cũng như thế. Tài lơ được nhà hàng dọn sẵn một mâm cơm có thịt kho tầu, canh chua cá lóc, thịt gà xào hẹ, một đĩa xà lát Đà Lạt và ba chai bia lớn. Đương nhiên miễn phí. Tôi thấy anh lính ngồi một mình ở cái bàn nhỏ nhất gần cửa. Chị em Ngọc Ngà rửa mặt rửa tay xong, chọn một bàn trống khác phía trong. Tôi lại chào, hỏi han chuyện tựu trường, chỗ ở trong cư xá Trinh Vương, vài câu về mùa hè và ông giáo sư Donini cô đơn mới chết; nói được vài câu khôi hài khiến hai cô cười khinh khích nhưng mãi không thấy hai cô mời ngồi chung, tôi rút lui trở lại bàn gần anh lính. Anh ta không có vẻ gì khâm phục tôi về pha biểu diễn vừa rồi. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy trên ngực áo anh bảng tên “Jacqueline.” Không lẽ đây là một nữ quân nhân? Nếu nữ quân nhân thì càng đáng ngạc nhiêu hơn: râu lún phún, môi nứt nẻ, và bàn tay gân guốc đang vuốt những giọt nước mướt ngoài ly bia. Tôi nghĩ chắc đây chỉ là anh lính ba-gai viết tên người yêu trên ngực. Nhưng sao nhà binh để cho anh như vậy? Và khi bác tài hô lên xe, tôi giật mình - tại sao anh ta dám mặc đồ lính mà đi trên đoạn đường nguy hiểm sắp tới?

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Tâm Thanh: Người Rơm



Khi mùa đông but giá tt đ đây, tôi biết nơi xa xôi bên kia là mùa xuân. Người nhc nh tôi điu này không phi cha m tôi (ông bà chết trên đường vượt biên t Hi Phòng sang Hng-công, lúc tôi năm tui), mà mt cô giáo người Thy-đin, cô Anita. Nhưng t ngày tôi b hc, xa cô, tôi không biết khi nào là mùa xuân bên kia. Nhiu ln tôi mi mt ngh ăn cp, đnh v thăm cô. Nhưng năm nay li xy ra nhiu chuyn.
Là đa duy nht trong băng có quc tch, và có cái xe ôtô con, tôi chuyên vic cm vôlăng trong các chuyến ăn cp 'butích', được gi nghiêm túc là 'đi ch. Địa bàn hot đng ca chúng tôi ch yếu là các thành ph min đông Thy-đin như Stockholm, Uppsala, nhưng nếu có mi b béo chúng tôi có th đi sang min tây như Gưteborg, Bohus. Được hai năm, hình như gn ba năm, cnh sát thuc lòng s xe ca tôi và nhn mt c bn sáu đa, nhiu khi chúng tôi vào cây xăng mua cái xúc-xích cũng b theo dõi. Chúng tôi phi tìm đng c bên nước láng ging Na-uy. Sang Na-uy mi biết vic đi ch thanh nhàn như đi ăn đám gi. Thng Tư đi huynh, nói "Chng trách Liên Hip Quc xếp đây là nước sng sướng nht thế gii, năm năm lin." Trong chuyến đi ch bên Na-uy, tôi gp Tuyết Anh.

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Tâm Thanh : Mai sau kiếp khác (*)


* Tựa đề mượn từ một bài thơ của Trần Vấn Lệ, không cùng nội dung. 
Tôi đeo găng tay, nhón từng cái quần, cái áo của Khâm, bỏ vào máy giặt. Mặc dù rất ghê tởm quần áo của chồng, tôi không dám đeo khẩu trang khi làm công việc này. Dù sao, tôi cũng còn sợ làm chồng đau lòng. Nhưng tôi nín thở để dồn cho nhanh mẻ giặt, vặn nhiệt độ 90, và bấm nút cho máy chạy. Tôi gỡ găng tay bỏ vào thùng rác, rửa tay bằng xà-bông và cồn khử trùng trước khi làm gói ăn trưa cho các con. Hai đứa con gái đang uể oải xúc cốm trộn sữa nhưng mắt vẫn theo dõi cử động của mẹ.
“Tại sao má phải đeo găng?” Phịu, con em năm tuổi hỏi.
“Má sợ vi trùng của ba,” con chị bảy tuổi rưỡi, trả lời thay.
“Đừng nói bậy, Phụng!” tôi nói nhỏ. Đúng lúc đó, có tiếng ho của ba chúng trong phòng. Tôi nói to “Tụi con uống dầu cá chưa, Phụng Phịu?”

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Tâm Thanh: Chân dung một cô gái Việt Nam


Căn phòng nằm trên bờ con sông con Askerelva chảy qua trung tâm thủ đô Oslo. Qua cửa kính ra ban-công, Diễm nhìn những cây phong lá úa vàng soi bóng trên nước, tưởng tượng nếu đây là một căn phòng trong ký túc xá sinh viên, với người yêu bên cạnh, thì thơ mộng biết bao. Nhưng bây giờ trước mặt nàng là ông cảnh sát di trú và bên phải là một người con gái, cỡ tuổi Diễm. Cô xin tầm trú. Trước khi lên đây, một bà cảnh sát đã khám xét người và hành lý của cô. Bà muốn tìm biết cô gái thật sự là ai, tên tuổi thật là gì, nhà cửa thật ở đâu. Trong ba bốn năm gần đây, nẩy ra một hiện tượng mới là mỗi năm có vài chục  người Việt Nam tới xin tầm trú tại Na-uy, không một người nào là... người thật. Báo chí Na-uy gọi họ là ingen person, tương đương với nobody, Diễm và các đồng nghiệp thông dịch viên dịch đùa từng chữ là ‘vô nhân’. Trong cái túi xách nhỏ, có hình hai bàn chân, bà cảnh sát chỉ moi ra được một cái quần tây, một áo thung, một xú-chiêng, hai xì líp, một típ kem đánh răng, một bàn chải. Chân dung thật của cô gái không nằm trong cái túi xách.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

MT Xuân Đỗ - NHỚ TÂM THANH, NHÂN NGÀY GIỖ ĐẦU 9 THÁNG TƯ 2016 ĐỌC LẠI “LỆNH TRIỆU BAN RỒI” của TÂM THANH


Nhà văn Tâm Thanh mất ngày 9 tháng Tư Đau Buồn năm 2015 tại Oslo Na Uy, nơi anh nhận làm quê hương thứ hai, sau ngày Việt Nam Công Hòa bị bức tử, rơi vào tay Cộng Sản.

Để tưởng nhớ đến người bạn tài hoa, hiền hòa và chí tình trong ngày giỗ đầu của anh, tôi đọc lại tác phẩm cuối cùng, “Lệnh Triệu Ban Rồi. Một trường hợp ung thư” (không xuất bản và chỉ phổ biến hạn chế trong bạn bè thân thuộc, viết lách).

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Tâm Thanh - Ðám Mây Bên Kia Hồ Mjosea


Tôi không dám nhìn lâu vào đôi mắt khẩn khoản của Gunnar. Tôi phải nhìn sang bên kia hồ Mjoesa, nơi có dẫy núi phủ mây trắng, dường như quanh năm; nơi mỗi lần có điều khó nghĩ tôi thường nhìn sang, dù đó là điều khó nghĩ của đứa bé bảy tuổi không biết viết thư cho Ông Già No-en phải gián tem bao nhiêu, có bớt giá cho con nít không hay điều khó nghĩ của một đứa con gái dậy thì nên mua cái áo hở ngực tới đâu, và giờ đây phải trả lời với người yêu ra sao. Gunnar tình cờ ngồi đúng cái ghế da mà ba tôi ngồi hôm đó, và tôi thì lại tình cờ ngồi đúng cái ghế da chị Lên ngồi, cái hôm kỳ cục đó.
Chị Lên là con lớn của dì Hoa, em ruột mẹ tôi. Chị có thân hình như một nữ lực sĩ bơi lội. Mỗi lần chị theo dì Hoa, cậu Dựng tới thăm gia đình tôi, chị thường “chào” tôi bằng cách nâng tôi lên trời ba lần. “Nữa đi!” tôi cười khanh khách nói. Và chị tung ba lần nữa. Sau đó chị lên phòng khách ngồi nói chuyện với ba trong khi mẹ và dì Hoa vào thẳng bếp chuyện trò và nấu phở. Những người khác, như cậu Dựng và mấy anh chị lớn, ngồi trong phòng TV nói chuyện, uống bia, uống nước ngọt, trước cái tivi mở không. Tôi nhảy vào lòng chị Lên, hóng chuyện, mặc dù không hiểu lắm ba và chị Lên nói gì. Thì thường là chuyện học hành và tập aerobic của chị Lên, chuyện báo đăng chó sói ăn thịt cừu, chuyện một tên cướp ngớ ngẩn, đánh cắp bưu điện để người ta tóm cổ tại chỗ. Có lần hai người tranh luận con bò có răng hay không, ba nói bò không răng, chị Lên nói có răng... Tôi thầm đồng ý với chị Lên rằng con bò có răng mới gặm cỏ được, nhưng tôi im lặng, nghe sau lưng thân hình nẩy nở và rắn chắc của chị, khác hẳn thân hình nhỏ và mềm của mẹ. Trong số những người bà con bên mẹ tôi, ba tôi không thích nói chuyện với ai cả; ba chê họ nói tiếng Na-uy dở quá, mà lại hay nói to, điếc cả tai; ba chỉ thích nói chuyện với chị Lên. Tôi để ý lúc nói chuyện với chị, ba tươi tỉnh khác thường. Chị Lên hay vuốt tóc khiến tôi buồn ngủ, tai lơ mơ nghe tiếng nói đều đều của hai người xen kẽ với tiếng cười vang trong lồng ngực to của chị Lên.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Tâm Thanh - Mai sau kiếp khác (*)



*Tựa đề mượn từ một bài thơ của Trần Vấn Lệ, không cùng nội dung.


Tôi đeo găng tay, nhón từng cái quần, cái áo của Khâm, bỏ vào máy giặt. Mặc dù rất ghê tởm quần áo của chồng, tôi không dám đeo khẩu trang khi làm công việc này. Dù sao, tôi cũng còn sợ làm chồng đau lòng. Nhưng tôi nín thở để dồn cho nhanh mẻ giặt, vặn nhiệt độ 90, và bấm nút cho máy chạy. Tôi gỡ găng tay bỏ vào thùng rác, rửa tay bằng xà-bông và cồn khử trùng trước khi làm gói ăn trưa cho các con. Hai đứa con gái đang uể oải xúc cốm trộn sữa nhưng mắt vẫn theo dõi cử động của mẹ.

“Tại sao má phải đeo găng?” Phịu, con em năm tuổi hỏi.

“Má sợ vi trùng của ba,” con chị bảy tuổi rưỡi, trả lời thay.

“Đừng nói bậy, Phụng!” tôi nói nhỏ. Đúng lúc đó, có tiếng ho của ba chúng trong phòng. Tôi nói to “Tụi con uống dầu cá chưa, Phụng Phịu?”

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

PHẠM PHÚ MINH/DIỄN ÐÀN THẾ KỶ - SỐ TƯỞNG NIỆM NHÀ VĂN TÂM THANH NGÔ THANH TÂM (Nhân lễ 49 ngày sau ngày mất)

Lần gặp gỡ sau cùng, tháng 8 năm 2012 tại Oslo của Ngô Thanh Tâm (phải) và Phạm Phú Minh.
THANH TÂM - TÂM THANH
Phạm Phú Minh
Tờ báo mạng Diễn Đàn Thế Kỷ này coi như là hậu thân của tạp chí Thế Kỷ 21 có đời sống 18 năm từ giữa năm 1989 đến giữa năm 2007. Nhà văn Tâm Thanh lần đầu đến với Thế Kỷ 21 là vào số Xuân Kỷ Mão 1999, lúc đó Phạm Phú Minh làm Chủ nhiệm và Vương Hữu Bột làm chủ bút. Truyện ngắn ra mắt là Thiện Cùi, kể chuyện hoạt động của nhóm sinh viên Việt Nam con em các gia đình tị nạn tại Na Uy. Chúng tôi quen biết nhau từ đó, trước là qua thư từ, bài vở, sau được gặp gỡ khi anh chị Ngô Thanh Tâm - Khánh Hà qua Mỹ chơi ghé thăm tòa soạn, hoặc ngược lại, anh chị em Thế Kỷ 21 qua ghé thăm anh chị tại Oslo, Na Uy. 
Tại nhà sách Văn Nghệ, Little Saigon khoảng năm 2000, từ trái:
Nguyễn Hùng Vũ, Khánh Hà, Thanh Tâm, PP Minh.
Những đặc điểm của anh Ngô Thanh Tâm về cuộc đời, tính tình, sở học, văn tài v.v... được anh em bạn bè và gia đình đóng góp khá phong phú trong số này. Việc tập họp bài vở về một nhà văn mới qua đời, chúng tôi nghĩ không những đáp ứng về mặt tình cảm của những người thân, mà hy vọng còn là những tài liệu sơ khởi cho những nghiên cứu sâu hơn, xa hơn về sự nghiệp văn học cũng như bản lãnh của người cầm bút Tâm Thanh.
Tại Oslo năm 2005, từ trái: Frank-Trần Mộng Tú, Khánh Hà-Thanh Tâm.
Tháng 8 năm 2012 tôi đã tới Oslo và đã được Thanh Tâm-Khánh Hà đưa đi viếng thành phố trên chiếc xe Yaris của anh chị. Thanh Tâm đã ghi lại buổi ấy trong cuốn sách cuối cùng của anh, “Lệnh Triệu Ban Rồi”: “Hôm ấy hai anh em đứng trên đồi Hollmen nhìn xuống thành phố Oslo nhớ về trường xưa và Đà Lạt trong sương mù. Bạn ngại vì Oslo đón tiếp khách quý bằng cơn mưa bụi, nhưng anh Minh nói, mưa càng làm cho Oslo giống Đà Lạt của tụi mình hơn.” Một câu như thế kéo chúng tôi về ngôi trường mẹ năm xưa, Viện Đại Học Đà Lạt, khi Tâm và tôi đều học Đại học Sư phạm ban Triết, tôi khóa 3 và Tâm khóa 4. 
Trong vườn nhà Tâm-Hà, 2012, từ trái: Nguyễn Văn Thực, Song Chi, Bạch Yến, Khánh Hà,
PP Minh, Kim Anh, Thanh Tâm.
Môn học ấy giúp cái học của chúng tôi giống cái học của tổ tiên hơn là ban khoa học và các ban khác; nghĩa là chúng tôi tối ngày chỉ lo nghiên cứu các tư tưởng của thánh hiền đông tây kim cổ. Và trong số các bạn học triết thời ấy, tôi thấy chỉ một mình Thanh Tâm là có dáng dấp một “hiền triết” suốt cuộc đời về sau của anh, qua các sáng tác văn học lẫn cung cách sống. Anh là người Công giáo, dứt khoát anh tin yêu một Đấng, là Chúa Giê-su. Nhưng anh vẫn “tìm sự hài hòa hơn nữa với các tôn giáo khác, đặc biệt Phật giáo” vì anh thích triết lý Phật giáo từ hồi đi học. Anh đã nhìn thấy các khái niệm Thượng Đế và Phật tính “tất cả được dung hợp”,  và “người tín đồ chân chính của Phật hay Chúa, bước lên một cảnh giới nào đó sẽ không coi việc bài xích tôn giáo khác là thước đo thành tựu của mình”.
Nhiều nhận định của anh, qua những câu văn đơn sơ, đối với tôi là chân lý, vì được nói ra bởi một người sống thật, chứng nghiệm thật, chứ không qua lăng kính của định kiến. Và tôi nghĩ tên của anh,  Thanh Tâm - một tấm lòng trong trẻo - là một cái tên tiền định cho phẩm chất đời sống của anh. Và cả bút hiệu của anh nữa, từ tên nói ngược thành Tâm Thanh - tiếng lòng - cũng rất xứng đáng: những gì anh viết ra sẽ là tiếng nói chân chính từ cõi lòng anh.
Thanh Tâm đã về trời. Nhưng tiếng lòng của Tâm Thanh vẫn còn mãi mãi với chúng ta.
Phạm Phú Minh

  1. Bài giảng của Đức Ông Huỳnh Tấn Hải - Lễ an táng Giuse Ngô Thanh Tâm (25/08/1939 – 09/04/2015)
  2. Mạt Tỉnh Phu - Vài Bài Thơ của Khánh Hà về Chồng Mình
  3. NGUYỄN ĐẮC ĐIỀU - TÂM THANH VÀ CHIẾC ÁO LÍNH CHÍN TUẦN QUANG TRUNG
  4. Cung Vĩnh Viễn - GỬI THEO NGÔ THANH TÂM / CHIẾC ÁO NHÀ BINH
  5. Phạm Tín An Ninh - Tâm Thanh –thiên nga không còn giữa cõi người
  6. Trần Văn Lương - Tiễn Bạn Trời Xa
  7. Xuân Đỗ - Kỷ Niệm với Tâm Thanh
  8. Nguyễn Văn Thà - Cái Trống Cơm
  9. Khánh Hà - Nhà Văn Tâm Thanh Qua Nhà Thơ Khánh Hà
  10. Nguyễn Mộng Giác - Đọc Tâm Thanh, từ một góc riêng



Bài giảng của Đức Ông Huỳnh Tấn Hải - Lễ an táng Giuse Ngô Thanh Tâm (25/08/1939 – 09/04/2015)

Đức Ông
Huỳnh Tấn Hải
 
Cách đây 33 năm, vào Chúa nhật đầu tháng 09 năm 1982, sau thánh lễ Kính các thánh tử đạo Việt Nam tại nhà thờ St. Hallvard, một người đàn ông, dáng người khổ hạnh, tiến đến bắt tay chúc mừng tôi vừa thụ phong Phó tế. Tôi chưa kịp đáp lời thì người đàn ông đó đã vội lách qua một bên và mất hút trong đám đông. Trong buổi cà phê sau đó, tôi cố tìm nhưng không còn thấy bóng người đàn ông đó nữa. Vài ngày sau, tôi nhận được một lá thư nội dung mà tôi còn nhớ nguyên văn như sau: ”Một lần nữa, xin chúc mừng Thầy được Chúa chọn lên hàng Phó tế. Con là Ngô Thanh Tâm, hôm Chúa nhật vừa qua có gặp thầy ở nhà thờ St. Halvard. Cảm ơn những lời chia sẻ của thầy trong bài giảng lễ. Đối với chúng con là giáo dân, cử hành thánh thể và bài giảng lễ mỗi Chúa nhật là matpakken (gói đồ ăn) cho cả tuần. Nếu matpakken èo ọp thì chúng con coi như bị đói cả tuần”. Lời chúc mừng kèm theo lời nhắc nhở tế nhị nhưng rất nghiêm trọng này tôi vẫn ghi nhớ mãi. Và cũng từ đó tôi quen biết anh Ngô Thanh Tâm.

Mạt Tỉnh Phu - Vài Bài Thơ của Khánh Hà về Chồng Mình


Hiếm có nhà thơ nữ nào có nhiều bài thơ về chồng mình như Khánh Hà, mà trong thơ Khánh Hà gọi là ”người”, là ”anh”. Cảm ơn, tiếc xót, và ly biệt cứ chập chờn ngay những ngày hạnh phúc trong thơ.

Khánh Hà đã cho ra đời ba tập thơ: 
Tập Cõi Thơ, xuất bản năm 1997, có 2/78 bài về bạn đời mình.

Một bài tiêu biểu:

tỏ tình trong đêm
(Ôi em chìm giữa sông mê
anh lên bờ giác không về nữa đâu…
Khánh Hà)

thắp lên một ngọn nến
tưởng niệm tình ta xưa
bấy nhiêu năm hương lửa
tôi gọi người tha thiết
sao người xa biền biệt
gió đi không trở về
đất trời nằm hôn mê
màn đêm sâu thăm thẳm
hãy mọc lên vầng trăng
tôi cúi đầu ăn năn
xin người đừng im lặng
sao sợi tóc người buồn
sao tia nhìn khói sương
tôi xin là nước mắt
rửa sạch mọi sầu thương
là giòng sông yêu thương
đổ về người bất tận
tôi xin được một lần
nói yêu người tha thiết.
Tập Ở Đây, xuất bản năm 2000, có 3/64.

NGUYỄN ĐẮC ĐIỀU - TÂM THANH VÀ CHIẾC ÁO LÍNH CHÍN TUẦN QUANG TRUNG

"anh hùng thấm mệt"
Đã là con người, ai cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử, nhưng dường như chúng ta hiếm khi nghĩ cái chết sẽ đến với ta, cho đến khi bị lâm trọng bệnh.
Tâm Thanh đã trải nghiệm được khi bác sĩ thông báo cho anh mắc chứng bệnh nan y “ung thư tụy tạng”. Anh đã hoàn thành cuốn “chúc thư” Lệnh Triệu Ban Rồi-Một Trường Hợp Ung Thư, để cảnh báo mọi người làm cách nào để sống quãng đời còn lại một cách phong phú và hạnh phúc.
Cái đặc biệt của cuốn sách là nhân vật thứ nhất được gọi bằng “Bạn”. Vậy “Bạn” vừa là tác giả vừa là độc giả, đơn giản là những gì xẩy đến cho Tâm Thanh chắc sẽ xẩy ra cho “Bạn”. Hãy lắng nghe những gì Tâm Thanh chia sẻ. 

Phạm Tín An Ninh - Tâm Thanh –thiên nga không còn giữa cõi người

Viễn-Tâm Ninh- Kiền-Hải
Giữa tháng 7-2014, anh Nguyễn Đắc Điều, người bạn thân thiết của anh Tâm, từ San Diego, California sang Na Uy thăm anh.  Có anh chị Phạm Kế Viêm-Trần Diệu Tâm tháp tùng từ Paris. Vợ chồng tôi nhận lãnh việc đưa đón khách đường xa, vì với chúng tôi, anh Điều cũng khá thân tình, xem chúng tôi như em út. Sau khi làm thủ tục nhận phòng trong khách sạn xong, tất cả chúng tôi đến thăm anh chị Tâm. Tình trạng ung thư của anh đã sang thời kỳ cuối.  Mất sức qua các lần hóa trị và không ăn uống được, anh đã gầy đi nhiều, trông khá tiều tụy, mệt mỏi. Chí tình và cố gắng lắm anh mới tiếp chúng tôi, dù anh chỉ ngồi nhìn chúng tôi ăn, và nở những nụ cười. Đã khá lâu, từ ngày bệnh tình của anh trở nên trầm trọng, bạn bè rất hiếm khi được gặp hay nói chuyện với anh qua điện thoại. Ai cũng biết anh cần phải nghỉ ngơi, và tâm lý người ốm đau thường không muốn người khác, bạn bè phải nhìn mình với đôi mắt âu lo thương hại. Đặc biệt, anh Tâm lại là một người cẩn trọng, dễ xúc cảm và luôn sống chí tình với mọi người.

Trần Văn Lương - Tiễn Bạn Trời Xa

Khu vườn TT tại Oslo

(Nhân dị
p gi 49 ngày anh Ngô Thanh Tâm)

Dù chỉ hàn huyên được ít ln,
Nhưng lòng xem chng khác người thân.
Bần thn sng st nghe tin d,
Cách trở tri xa phút tin chân.

Đường trn phút chc chng còn chi,
Hỏi k ra đi có nh gì.
Tấm nh Paris gi vn đó,
Nghẹn ngào thiên c bóng người đi.

Xuân Đỗ - Kỷ Niệm với Tâm Thanh

Tác giả Đỗ Xuân Trúc
Cuối năm 1967 từ tỉnh Quảng Tín, tôi được trở về Sài Gòn học Cao Học Kinh Tế Tài Chánh tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, sau khi trúng tuyển vào khóa 3 Cao Học.

Cuộc sống một sinh viên “chưa già nhưng vẫn không còn trẻ”, một vợ, một con và nhiều chi phí, nên dù được hưởng qui chế sinh viên công chức, lương hằng tháng gần tám ngàn đồng, vẫn chật vật.

Trong việc tìm nơi xin dạy học thêm kiếm tiền chi tiêu, tôi quen biết anh Ngô Thanh Tâm, sinh viên Cao Học khóa 2, Ban Hành Chánh, hôn phu của chị Khánh Hà, bạn cùng khóa 3 Cao Học Kinh Tế Tài Chánh với tôi.

Hằng ngày Tâm đi chiếc Lambretta màu trắng, đến đón Khánh Hà, sau các giờ học. Nghe một anh bạn nói, Ngô Thanh Tâm là Giáo Sư Triết tại trường Ngô Quyền Biên Hòa, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Ban Triết, Đại Học Sư Phạm Đà Lạt, bỏ nghề giáo, thi đậu vào Cao Học QGHC.