Hiển thị các bài đăng có nhãn Song Phan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Song Phan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021
David Brown: ‘Một năm đầy tai họa’ đối với phong trào dân chủ Việt Nam ( Song Phan chuyển ngữ)
Dựa trên hầu hết mọi phương diện, năm 2020 là một năm đầy tai họa đối với phong trào dân chủ ở Việt Nam. Phong trào đã bị thu nhỏ bởi sự đàn áp ngày càng hiệu quả của chế độ Hà Nội, giờ đây nó bị mê hoặc trong cuộc chiến của Donald Trump để giành nhiệm kỳ thứ hai.
Dư luận cho rằng, Trump sẽ bảo vệ Việt Nam trước Trung Quốc. Kỳ lạ nhưng có thể hiểu theo cách nào đó, phần lớn những người nghi ngờ chế độ độc tài, độc đảng của đất nước, lại xem tổng thống Trump là niềm hy vọng của họ cho một tương lai tươi sáng hơn. Thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng, với chế độ hiện tại của Việt Nam là điều dễ hiểu. Sự kiểm soát mọi thứ được nói là không thật phù hợp với một quốc gia đang mở cửa cho nền kinh tế toàn cầu và gửi những người giỏi giang nhất ra nước ngoài học tập, trong một phần tư thế kỷ qua.
Phong trào dân chủ của Việt Nam, hay ít nhất trong thời gian qua, là một mạng lưới công dân tổ chức lỏng lẻo, đã không ngần ngại thách thức chế độ. Phong trào này được mạng internet tiếp sức, trong gần một thập niên qua, đã cho phép người dân Việt Nam được nghe những nhận xét bất đồng chính kiến, bất chấp sự kiểm duyệt của chế độ đối với báo chí trong nước.
Họ là một tập hợp hỗn tạp, những người này có đủ nhiệt huyết để lên tiếng và thậm chí thể hiện sự thất vọng của họ đối với chế độ độc đảng. Một số người chán ngán với những gì họ cho là tư thế khúm núm của Hà Nội đối với Trung Quốc, một số khác phản ứng trước sự đàn áp việc thực hành tôn giáo không được [chính quyền] cho phép, hoặc chống lại việc chiếm đất của doanh nghiệp cấu kết với quan chức địa phương. Và cũng có một số người không còn ảo tưởng với chế độ độc tài của một đảng toàn trị duy nhất, có mặt khắp nơi. Cách đây không lâu, chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sự khoan nhượng chút ít đối với chỉ trích và đối với các cuộc biểu tình thỉnh thoảng diễn ra, nhưng năm 2016, Dũng đã bị hất cẳng vì điều này và những điều ‘xé rào’ khác. Với việc Dũng bị đẩy ra bên lề và các đồng minh ông chạy tìm chỗ che chắn, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã nắm ngọn roi trong tay. Ông ta triển khai một chương trình hành động quay ngược đầy tham vọng. Một yếu tố là đàn áp hoạt động chính trị bên ngoài các tổ chức đảng.
Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020
David Brown: Thư ngỏ gửi những người bạn ở Việt Nam ( Song Phan dịch)
Bài viết sau đây của ông David Brown, viết độc quyền cho trang Tiếng Dân bằng tiếng Anh, được ông Song Phan chuyển ngữ, gửi đến những người bạn sống ở Việt Nam.
![]() |
Ông David Brown |
Các bạn ở Việt Nam thân mến,
Trong mười năm qua, tôi đã chia sẻ suy nghĩ của mình về các vấn đề có liên hệ đến Việt Nam trên trang Tiếng Dân và blog Ba Sàm, cũng như trên Asia Sentinel và một số ấn phẩm tiếng Anh khác. Tôi đã viết về đời sống chính trị của Việt Nam, các thách thức kinh tế, xã hội, các lựa chọn về chính sách môi trường và mối quan hệ của nó với các nước láng giềng.
Tôi cũng thường viết về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Biển Đông và về mối quan hệ Mỹ – Việt, nhưng bây giờ, trong gần bốn năm qua, tôi không lên tiếng về những vấn đề đó. Không phải tôi không còn quan tâm, mà tôi có thể nói gì đây? Khi nhìn các hành động của Tổng thống Donald Trump, tôi đã cảm thấy khó chịu về sự trung thực đàng hoàng, về “chính nghĩa” và “đạo đức” của nước mình.
Nhìn việc, biết người
Không giống như các chính trị gia tiêu biểu, tổng thống Trump nói những gì ông nghĩ mà không hề do dự. Ông vận động trong tư cách ứng viên sẽ “rút cạn đầm lầy” (có nghĩa là nhổ tận gốc các thỏa thuận đồi bại của “nhóm lợi ích” Mỹ, tức là phe nhóm chính trị nội bộ ở Washington). Khi lên nắm quyền, ông đã không ngần ngại khuấy động lên mọi thứ. Ông đã đòi hỏi các viên chức dưới quyền sự trung thành tuyệt đối và đã giành được toàn quyền kiểm soát tổ chức của Đảng Cộng hòa. Trump vẫn gây chú ý qua tính không thể đoán trước, qua sự miệt thị những ‘quy tắc’ của nền chính trị Mỹ.
Trump đã được bầu làm tổng thống vào tháng 11 năm 2016 vì rất nhiều cử tri Mỹ đã thích cách nói chuyện thẳng thắn và lời hứa “đặt nước Mỹ lên trên hết” gây ấn tượng.
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019
Điểm sách “Lên tiếng ở Việt Nam” (Speaking Out in Vietnam’); Tác giả: David Brown - Dịch giả: Song Phan
Một sáng mùa Xuân năm 2015, những người dân Hà Nội thức dậy với tiếng loạt xoạt của cưa xích trên hai đại lộ của thủ đô. Các nguồn tin chính thức cho biết, cây cối chạy dọc theo hai con đường này đã già cỗi và bệnh tật. Nhưng rõ ràng là đa số chúng đều xanh tốt.
Cho dù ở Việt Nam hay ở nơi nào khác, các quan chức có quyền làm như vậy thường là những người tham ô hàng hóa công, trong trường hợp này là loại gỗ lớn tuổi xứ nhiệt đới. Phần bất thường là công dân Hà Nội đã đối mặt, làm chính quyền thua cuộc. Phối hợp với các phương tiện truyền thông xã hội, không bị cảnh sát chống bạo động triển khai để duy trì trật tự, hàng ngàn người đã xuống đường để bảo vệ 5000 cây cối, đã được chỉ định để chặt đốn. Trong khoảng một ngày, nhiều bộ trưởng đã lên án vụ chặt đốn cây này. Chính quyền thành phố Hà Nội chuyển sang thái độ giảm bớt tai tiếng.
Gần như cùng lúc, tại các xưởng của một hãng giày khổng lồ ở Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 90.000 công nhân đã đình công. Họ rời bỏ máy may để phản đối một đạo luật mới, cho phép chính phủ giữ lại các khoản đóng góp quỹ hưu trí cho đến khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu. Hầu hết những người đình công là phụ nữ ở độ tuổi trên dưới 20, điển hình là những người tiết kiệm, với ý định lúc về hưu sẽ có chút vốn để làm ăn hoặc xây nhà.
Sự việc diễn ra trong nhiều ngày và không có kết quả, chính quyền thành phố đã triển khai cảnh sát và kêu gọi những người đình công quay trở lại làm việc. Sau đó, chính quyền trung ương vào cuộc, không phải để đè bẹp cuộc đình công trái phép mà để đồng ý rằng những người đình công đã đúng. Chính quyền Hà Nội đề xuất, khi không còn làm việc, công dân có thể chọn cách nhận một lần một khoản tiền cho các khoản chi trả an sinh xã hội của họ, hoặc nhận tiền lãi hàng tháng của khoản tiền đó dưới sự quản lý của chính phủ. Người đình công đã quay lại làm công việc lắp ráp giày dép cho hãng Nike, Adidas và các hãng nổi tiếng khác. Một tháng sau, Quốc hội Việt Nam đã xác nhận thỏa thuận này.
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016
David Brown/Song Phan dịch - Việt Nam qua góc nhìn của người Mỹ
Bài này viết riêng cho
trang Ba Sàm
Trong nhiều
năm qua, tôi đã bình luận về các sự kiện ở Việt Nam và xung quanh, nhằm cung cấp
cho người Mỹ và người nước khác một cái nhìn đầy đủ hơn và có thể chính xác
hơn về một quốc gia mà, nói một cách tương đối, tôi biết khá rõ. Hầu hết các
bài viết của tôi đều có bản dịch đăng trên trang Ba Sàm.
Tôi đã chỉ trích chế độ Hà Nội về những thiếu sót khác nhau. Đôi
khi, độc giả lại chỉ ra rằng nền kinh tế Mỹ và hệ thống dân chủ của Mỹ cũng chẳng
hoạt động tốt lắm trong thời gian gần đây. Họ cho rằng những người sống trong
nhà kính thì đừng nên ném đá (đừng phê phán kẻ khác khi mình cũng chẳng
hơn gì). Cho tôi xin được thanh minh rằng, tôi phê phán đủ mọi phía. Tôi cũng
thường có vấn đề với chế độ ở Washington.
Nhiều người
Việt Nam nhìn sang Hoa Kỳ để tìm kiếm sự ủng hộ trong cuộc đấu tranh chống
Trung Quốc của Việt Nam. Việt Nam có thể yêu cầu điều gì từ Mỹ? Và xác suất Mỹ
sẽ đáp ứng là bao nhiêu? Với chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama chỉ còn
khoảng một tuần nữa, bây giờ có vẻ là thời điểm tốt để nhìn kỹ nước Mỹ trong bối
cảnh cụ thể của mối quan hệ đang phát triển với Việt Nam.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)