Hiển thị các bài đăng có nhãn Song Chi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Song Chi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Song Chi: Ông Nguyễn Văn Điền –những năm tháng bị đàn áp, tù đày và những trăn trở, ưu tư với hiện trạng Phật giáo Hòa Hảo

Ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng
Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHHTT.

Cả một nhà mấy đời bị đàn áp vì là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

Ông Nguyễn Văn Điền sinh ngày 18.4.1939 tại làng Long Hưng, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc. Gia đình thuộc diện trung nông.

Cha là ông Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1898 tại Sa Đéc. Ông Nguyễn Văn Hiệp và vợ có 6 người con-3 trai, 3 gái, trong đó ông Nguyễn Văn Điền là con út.

Gia đình từ đời ông bà nội theo Đức Phật Thầy Tây An ở núi Sam, An Giang – vị Giáo tổ khai sáng tông phái Phật Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Sau này, khi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai đạo Phật giáo Hòa Hảo và đi khuyến nông tại 107 vị trí ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Văn Hiệp đã trực tiếp quy y với Đức Thầy vào dịp rằm tháng 6 năm 1945.


Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023

Lê Nguyễn: Cách dạy và học Sử cần được thay đổi sâu sắc trên tinh thần phi chính trị hóa.

Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Lê Nguyễn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch Sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn.

DĐTK: Thưa anh, trưởng thành ở Miền Nam trước năm 1975, với những kinh nghiệm bản thân về nền giáo dục VNCH, anh có thể nêu lên những nhận xét, đánh giá khái quát của anh về cách dạy và học môn Sử hồi đó ở bậc tiểu học, trung học, đại học. Và xin anh so sánh với bây giờ, từ chương trình học và thi cử, thái độ tiếp thu của học sinh, yếu tố chính trị trong chương trình…?


Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn:

Với tư cách một người được rèn luyện trong nền giáo dục miền Nam trước năm 1975, đồng thời là người quan sát thường xuyên nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (XHCN) từ gần 50 năm qua, tôi xin trả lời về tình trạng dạy và học môn Sử tại miền Nam trước 1975 và tại Việt Nam hiện nay.


Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

Đạo Huynh Lê Quang Hiển: Phật giáo Hòa Hảo giống như “con cọp ngủ ngày” nhưng vẫn luôn là một cái gai trong mắt nhà cầm quyền Cộng sản từ trước tới nay

Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”

Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng thường trực kiêm Chánh thư ký Ban trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Thư ký Hội đồng Liên tôn, hiện cư trú tại Sài Gòn.

Đạo huynh Lê Quang Hiển

* Thưa ông, ở Việt Nam có 5 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Trừ Công giáo, các tôn giáo khác như Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài đều có một hệ thống tổ chức đi theo đường lối của Mặt trận Tổ quốc và đảng Cộng sản Việt Nam, thường được gọi là là “tôn giáo quốc doanh” và một hoặc nhiều tổ chức độc lập, không chấp nhận sự kiểm soát của nhà nước cộng sản Việt Nam. Ví dụ như Phật giáo có Giáo hội Phật giáo Việt Nam chịu sự kiểm soát của nhà nước, còn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là tổ chức độc lập và không được nhà nước công nhận; Tin Lành có Tin Lành Miền Bắc Việt Nam, Tin Lành miền Nam Việt Nam…chịu sự kiểm soát của nhà nước trong khi Tin Lành Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ, Tin Lành Đấng Christ…thì không; Cao Đài có Cao Đài 1997 là quốc doanh, Cao Đài 1926 là tổ chức độc lập…Còn Phật giáo Hòa Hảo thì như thế nào?


Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa: Đạo Tin Lành độc lập bị kiểm soát gắt gao, đặc biệt là ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mục sư A Ga: Nhà cầm quyền càng lúc càng tàn bạo về vấn đề đàn áp tôn giáo, bất chấp quốc tế

Mục sư A Ga

Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa

Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”


Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa từ Trà Vinh, Việt Nam, hiện đang là Hội Trưởng Giáo Hội Cộng Đồng Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ , Đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam và Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội và Hải Ngoại Việt Nam, và Mục sư A Ga, dân tộc Hà Lăng, từ North Carolina, Hoa Kỳ, người thành lập Hội thánh Tin Lành Đấng Christ ở Tây Nguyên vào năm 2011.


* Thưa các Mục sư, trước hết xin các Mục sư cho những người không theo đạo Tin Lành được biết, ở Việt Nam hiện tại có bao nhiêu hệ phái Tin Lành khác nhau, những hệ phái, hội thánh Tin Lành nào được nhà nước cộng sản Việt Nam công nhận và cấp phép cho sinh hoạt, còn những hội thánh nào không được cấp phép?


Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Chánh trị sự Bùi Văn Quan: Chế độ độc tài dùng tôn giáo làm công cụ tay sai, cơ quan kinh tài và tuyên truyền. Chánh trị sự Hứa Phi: Còn Cộng sản thì không có quyền tự do tôn giáo

Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”


Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hứa Phi, Chánh trị sự, Trưởng Ban đại diện khối Nhơn Sanh đạo Cao Đài, đồng Chủ tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, hiện đang ngụ tại Lâm Đồng; và ông Bùi Văn Quan, Quyền Chánh Trị sự nơi Thánh thất và Điện thờ Phật Mẫu Mountain View ở Dallas, Texas, thành viên Ban Liên Hiệp môn đệ Cao Đài. 

Chánh trị sự Bùi Văn Quan
Chánh trị sự Hứa Phi


* Thưa các ông, hiện tại ở Việt Nam có bao nhiêu tổ chức/hệ phái Cao đài khác nhau, tổ chức Cao Đài nào được nhà nước cộng sản Việt Nam công nhận và cấp phép cho sinh hoạt, còn những tổ chức nào không được cấp phép?


Các tổ chức/ hệ phái này khác nhau như thế nào, hệ phái nào có số lượng tín đồ đông nhất?


Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

Linh mục Lê Ngọc Thanh: Đức Tin có thể thay đổi thế giới

Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”

Linh mục Antoine Lê Ngọc Thanh.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Linh mục Antoine Lê Ngọc Thanh, người điều hành Ban Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từ năm 2009-2015, nguyên thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam và hiện đang phục vụ tại giáo phận Long Xuyên, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. 


*Thưa Cha, so với các tôn giáo khác như Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài…thì tình trạng đạo Công giáo bị kiểm soát ra sao, nhẹ nhàng hơn hay hà khắc hơn? 


Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

Hòa thượng Thích Không Tánh: Thủ đoạn của nhà cầm quyền Việt Nam đối với tôn giáo là: trấn, phân, cô, kéo

Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”

Hòa thượng Thích Không Tánh.


Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện Trưởng Hội Đồng Điều Hành của Tăng Đoàn Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, Trụ Trì Chùa Liên Trì ở Quận 2 Sài Gòn (ngày 8/9/2016 Chùa Liên Trì đã bị nhà nước cưỡng chế, san bằng, phá bỏ mà không bồi hoàn thỏa đáng). Bản thân Hòa thượng Thích Không Tánh từ năm 1977 đến nay đã bị nhà nước cộng sản giam cầm 3 lần, tổng cộng 15 năm tù) 


* Thưa Hòa thượng, chúng ta biết nhiều năm nay chỉ số tự do tôn giáo (tức Religious Freedom Index) của Việt Nam luôn luôn nằm ở mức rất thấp trên thế giới, Việt Nam từng 2 lần bị liệt vào danh sách các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern) về Tự do tôn giáo, và ngày 2/12/2022 vừa qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại đưa Việt Nam vào “Danh sách Theo dõi Đặc biệt” (Special Watch List) vì vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo… Trong khi nhà nước Việt Nam thì luôn luôn nói rằng đó là cái nhìn thiên lệch, rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo vì nhìn bên ngoài từ Nam ra Bắc chùa được xây mới rất nhiều, trong số đó có những ngôi chùa rất to, số lượng nhà sư tăng, số lượng người đến chùa đông đảo v.v…Thưa Hòa thượng nghĩ sao về điều này? 


Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Những câu hỏi cho ngày 30 tháng Tư

Đã 48 năm trôi qua kể từ khi nền dân chủ non trẻ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và Việt Nam thống nhất trở thành một quốc gia độc tài toàn trị dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản. Trái ngược với nước Đức, Đông Đức cộng sản chấm dứt tồn tại, nước Đức thống nhất trong một thể chế dân chủ tự do năm 1990 và ngày nay có thể nói gần như không người dân Đức nào phải băn khoăn về quá khứ, hiện tại hay con đường đi đến tương lai của đất nước, thì người Việt sau gần nửa thế kỷ vẫn có quá nhiều nỗi dằn vặt, quá nhiều câu hỏi phải đặt ra, quá nhiều vấn đề cần phải cùng nhau tiếp tục giải quyết vì một hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.


Nhân dịp này, Diễn Đàn Thế Kỷ đã đặt ra một số câu hỏi cho các văn nghệ sĩ trí thức trong và ngoài nước là nhà văn Nguyễn Viện hiện đang sống ở Sài Gòn - Việt Nam, nhà văn, nhà báo Từ Thức ở Paris - Pháp và nhà văn Võ Thị Hảo ở Berlin - Đức.


***

Nhà văn Nguyễn Viện, nhà văn, nhà báo Từ Thức và nhà văn Võ Thị Hảo.


Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Song Chi: Y Pher Hdruê-câu chuyện của một người Êđê dám lên tiếng đấu tranh

Y Pher Hdruê
(chụp ở Thái Lan, tháng 3.2023)
Y Pher Hdruê sinh năm 1979, người dân tộc Êđê.

Y Pher sinh ra ở buôn Êa khit, xã Êa Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Buôn Êa khit có khoảng 5000 người Êđê sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.

Bố mẹ Y Pher có 8 người con-4 trai, 4 gái. Y Pher là người con thứ 3. Gia đình thuộc loại không đến nỗi quá nghèo khó, trước đây từng có đất riêng nhưng sau này đã bị nhà nước tịch thu. Từ giai đoạn 1993-1996 nhà nước cưỡng chế thu hồi khoảng 10 hec đất ở Buôn Chuê, xã Băng Adrên, huyện Krông Ana, Đắk Lắk của 30 hộ gia đình, trong đó có gia đình Y Pher Hdrue.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Song Chi: Chỉ vì niềm tin tôn giáo mà phải bỏ làng, bỏ xứ ra đi

Hình chị Lầu Y Tòng, chụp ở Bangkok, Thái Lan. Tháng 3/2023

Chỉ vì niềm tin tôn giáo mà bị ép phải ly dị, bị đuổi khỏi bản làng, bị đe dọa sẽ bị bắt, ở tù? Có lẽ đây chỉ là câu chuyện của thời kỳ mông muội nào đó, chứ không thể là câu chuyện ở đầu thế kỷ XXI này? Vậy mà đó lại là câu chuyện có thật, xảy ra ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và đáng nói hơn, đây không phải là một câu chuyện hiếm hoi gì…

***

Lầu Y Tòng sinh năm 1987, là người dân tộc Hmong. Gia đình chị sống ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cán, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Xã Nậm Cán có chừng 500 hộ gia đình, hầu hết là người Hmong.

Mẹ Lầu Y Tòng làm rẫy, còn bố làm y tá xã. Cha mẹ chị có tất cả 9 người con–2 trai, 7 gái. Chỉ có ba người học nhiều nhất là người anh trai thứ hai – học xong lớp 12, làm cán bộ xã, người em út và kế út. Bản thân Lầu Y Tòng đi học hết lớp 8 thì nghỉ, vì vậy tiếng Kinh chị sử dụng không được rành rẽ lắm.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Song Chi: Chuyện nhân sự ở cấp “Tứ trụ” và thái độ của người dân

 4 khuôn mặt “Tứ Trụ” hiện tại của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam

Từ trái qua phải: “Tứ Trụ” của đảng CSVN: Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Lào Cai.

Trong 4 nhân vật đang nắm giữ những vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay, mà người dân vẫn thường gọi một cách nôm na là “Tứ trụ”, thì ba ông đều học hành từ các nước Xã hội Chủ nghĩa cũ: ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học ở Liên Xô, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính từng học ở Romania, ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ học ở Slovakia, chỉ có ông Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là học trong nước.

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất thân là dân học Văn, có bằng Cử nhân Ngữ văn, nhưng sau đó đi theo chuyên ngành Sử và Lý luận Mác Lê, bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ tại Liên Xô, được phong Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng, mở miệng ra nếu không làm…thơ thì nói chuyện lý luận Mác Lênin. Vì vậy làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản là phải, vì ngoài việc quan tâm bảo vệ đảng thì ông Trọng không biết bất cứ lĩnh vực nào khác.


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Song Chi: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một lần…

Bà Thạch Thị Phay

Người phụ nữ có khuôn mặt chất phác, tiếng Việt nói không giỏi, tiếng Khơ Me có đỡ hơn nhưng cũng không diễn đạt được tốt. Bà kể lại câu chuyện cuộc đời mình, một cuộc đời quá đỗi bất hạnh, nhục nhằn, nhưng với một giọng bình thản, như kể chuyện đời của ai khác. Không có một giọt nước mắt. Nhưng chính vì thế mà người nghe càng thêm đau xót...

Nếu tính từ ngày bà bị công an bắt giam lần đầu tiên năm 1985 cho tới nay là 37 năm, còn nếu tính từ khi bà bỏ trốn sang Campuchia năm 2000 là 32 năm, với bao nhiêu cay đắng, mà nguyên nhân chỉ bởi vì đâu?

Chỉ vì niềm tin tôn giáo, vì bà theo đạo Tin Lành, tin Chúa và không muốn bỏ đạo, bỏ Chúa. Cụ thể hơn là Tin Lành Đấng Christ (đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 60, 70 nhóm/hệ phái khác nhau, nhưng nhà nước cộng sản chỉ cho phép Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc), Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã nằm trong sự kiểm soát, khống chế của đảng và nhà nước, là được phép hoạt động, còn các hội thánh, hệ phái khác đều không được công nhận và bị đàn áp). Có điều gì vô lý đến vậy mà lại là chuyện có thật….
***

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Song Chi: Đưa tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam đến với Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế 2023

Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Summit, viết tắt IRF) 2023 được tổ chức lần thứ 3 tại Washington DC vào ngày 31.1–1.2.2023. Đây là sự kiện hàng đầu thế giới về tự do tôn giáo, bao gồm giới chức đại diện Liên Minh Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (hiện có 45 quốc gia tham gia), đại diện của mang lưới hơn 300 nhà lập pháp cho tự do tôn giáo ở 90 quốc gia, thành phần lãnh đạo của mạng lưới hơn môt nghìn các nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo toàn cầu, dại diện cao cấp của trăm tổ chức tôn giáo và tổ chức quần chúng.

Mục đích của Hội nghị, như ghi trên website của IRF “Tạo ra một liên minh mạnh mẽ gồm các tổ chức hoạt động cùng nhau vì mục tiêu tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Nâng cao nhận thức cộng đồng và sức mạnh chính trị cho phong trào tự do tôn giáo quốc tế”.

Trong tổng số 1000 tham dự viên, đoàn người Việt xấp xỉ 50 người, có thể nói là một trong những phái đoàn thuộc loại đông nhất, đa dạng nhất, với sự có mặt của nhiều thành viên thuộc các tổ chức tôn giáo lớn cho tới nhiều nhóm tôn giáo độc lập khác nhau, dưới sự tổ chức của BPSOS (Boat People SOS) – một tổ chức xã hội dân sự chuyên hoạt động trong các lĩnh vực nhân quyền. 


Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Song Chi: Thể chế độc tài tạo ra nhiều “căn bệnh” xã hội

Mô hình thể chế độc tài tạo ra rất nhiều “căn bệnh” xã hội, khiến cho cái xã hội ấy, quốc gia ấy khó mà phát triển lành mạnh được. Những “căn bệnh” thường gặp trong mọi xã hội có một thể chế độc tài là bệnh tham nhũng, dối trá, hèn nhát, thiếu lòng tin vào chính phủ-vào luật pháp-vào con người, là cái Thiện, cái Đẹp, sự tử tế thì ngày càng trở nên hiếm hoi trong khi cái Ác, cái Xấu, sự không tử tế thì tràn lan như cỏ dại và ngày càng trở thành bình thường…

Trong một xã hội như vậy, hầu hết con người sẽ trở nên thờ ơ vô cảm, không quan tâm đến cái Chung, đến vận mệnh của đất nước, dân tộc, không quan tâm đến chính trị--vì nếu quan tâm, bất bình, lên tiếng thì sẽ gặp rắc rối với chính quyền ngay lập tức và phải trả giá đắt! Người dân do đó hầu hết chỉ còn quan tâm tới việc làm thế nào để tồn tại và được yên thân; còn quan chức, chính quyền thì chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ, của chế độ, bất chấp quyền lợi, lợi ích đó có mâu thuẫn, có làm hại cho lợi ích của đất nước, dân tộc hay không.


Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

Song Chi: Đem thân đi lao động xứ người, làm như nô lệ, tiền không thấy đâu mà còn đổ nợ

…Một ngày Gấm bị bà chủ đánh, sau đó hai ngày lại bị con gái bà chủ đánh. Tối khuya hôm đó canh lúc cả nhà ngủ hết, Gấm chạy trốn khỏi nhà chủ, chỉ có một bộ quần áo trên người và một cái điện thoại không xài được vì có Sim nhưng không có tiền. Gấm chạy bộ, vừa đi vừa ngoắc xe xin đi nhờ đến chỗ đồn cảnh sát. Cảnh sát hỏi chuyện rồi gọi điện kêu bà chủ của Gấm đến. Nhưng Gấm chỉ ôm đầu khóc, không chịu về. Người chủ này vẫn còn nợ Gấm 4 tháng 20 ngày tiền lương. Khi chạy khỏi nhà chủ Gấm còn bỏ lại cái vali với quần áo, chút tiền dành dụm được, nhưng bà chủ không trả lại. Không có quần áo, Gấm thấy người ta vứt quần áo trong thùng rác, chị lượm vào, không có xà bông, chị giặt tới giặt lui mấy lần rồi đem phơi cho có bộ quần áo mặc…

xxxxx

Huỳnh Thị Gấm sinh năm 1978, quê gốc Long An. Gấm mồ côi cha từ khi mới 7 tháng tuổi. Người mẹ ở vậy nuôi con. Mẹ Gấm đi cấy thuê, gặt lúa mướn, có lúc lại đi mua ve chai, làm đủ việc để có thu nhập. Gấm học đến lớp 7 thì nghỉ học vì nhà không có tiền đóng học phí. Từ đó, Gấm cũng đi làm mướn, cắt lúa, nhổ cỏ, chăn dê chăn bò…ai thuê gì làm nấy.

Năm 2006 Gấm lập gia đình. Người chồng cũng là dân thợ “đụng” – đụng việc gì làm việc đó. Rồi Gấm sinh được một đứa con trai, năm 2007. Nhà vẫn nghèo, ăn bữa nay lo bữa mai.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Song Chi: Sống trong tình trạng “vô quốc tịch, vô tổ quốc” ngay trên đất nước mình

Câu chuyện của cộng đồng người Hmong theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên

Vô quốc tịch, vô tổ quốc ngay trên đất nước mình? Có bao giờ bạn nghĩ lại có những chuyện như vậy? Ấy vậy mà nó lại xảy ra, với nhiều cộng đồng thuộc các sắc dân bản địa ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ vì một lý do: niềm tin tôn giáo, trong đó có cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành.


Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam coi sự phát triển của đạo Tin lành trong cộng đồng người H'mong ở vùng núi Tây Bắc là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia. Chính quyền nhiều tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã có chính sách không khoan nhượng đối với đạo Thiên Chúa và đã áp dụng rất nhiều cách khác nhau để sách nhiễu, đàn áp, buộc người dân phải từ bỏ niềm tin, kể cả đuổi khỏi làng hay bắt bỏ tù. Chính vì vậy, từ nhiều năm trước, hàng chục nghìn người H'mong theo đạo Tin Lành đã đi về phía nam và tái định cư ở khu vực Tây Nguyên với hy vọng thoát khỏi cuộc đàn áp khắc nghiệt.



Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Song Chi: Nửa đời người sống lưu vong, lang bạt từ Việt Nam cho tới Campuchia, Thái Lan

Cuối cùng thì anh Thạch Soong và gia đình cũng được nhận đi định cư ở Hoa Kỳ, ngày 30.11.2022. Nếu tính từ ngày anh Thạch Soong đến Thái Lan và nộp đơn xin tỵ nạn chính trị vào năm 2004 thì đã 18 năm, còn nếu tính từ năm 1985 anh dẫn vợ con rời bỏ xóm làng, họ hàng, sống một cuộc đời rày đây mai đó, trong tình trạng không giấy tờ tùy thân, để tránh bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt bớ vì đã lên tiếng đòi tự do tôn giáo cho cộng đồng người i Khmer Krom ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, thì đã 37 năm rồi…

37 năm, gần nửa cuộc đời, cả gia đình gồm có anh, vợ và 5 người con đã sống một cuộc đời lưu vong, ngoài lề xã hội, luật pháp, dù ở Việt Nam, Campuchia hay Thái Lan…

xxxxx


Thạch Soong, sinh năm 1960, tại ấp Kor Kô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cha mẹ làm nghề nông. Gia đình có 3 anh em, Thạch Soong lớn nhất, dưới là 2 em trai. Nhưng chỉ có một mình Thạch Soong là dính vào “hoạt động chính trị”, phải bỏ xứ ra đi, còn hai người em vẫn sống bình thường ở Việt Nam.


Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

Song Chi: Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara và những nỗi niềm ưu tư của người Cham

Sinh ra tại làng ChaklengMỹ Nghiệp, thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, một trong những làng Cham cổ nhất, Inrasara (Phú Trạm) không chỉ là một nhà thơ, nhà phê bình văn chương nổi tiếng người Việt gốc Cham. Sáng tác của ông luôn là sự tìm tòi kết nối giữa hai dòng ngôn ngữ ViệtCham, giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ Cham và việc cổ suý những cái mới trong văn học nghệ thuật đương đại Việt Nam và thế giới, như Tân hình thức, Hậu hiện đại... 

Nhưng điều đáng nói hơn, ông còn đóng góp rất nhiều trong việc lưu giữ văn học Cham hơn 40 năm nay, qua việc nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, truyền bá văn học và ngôn ngữ Cham, cũng như luôn đồng hành với những vấn đề của cộng đồng Cham trong lòng xã hội Việt Nam…

(Về tên gọi, theo nhà thơ Inrasara, trước đây dân tộc này được gọi là Chiêm, Chàm, Hời, mãi đến năm 1979, do ngộ nhận rằng “Chàm, Hời” có tính miệt thị, nên được đổi thành Chăm. Gọi CHAM là chuẩn nhất, thứ nhất, Champa lược bớt âm tiết tên cuối thành Cham, thứ hai viết bằng chữ Cham Akhar thrah cũng được thể hiện là CHAM. Trong bài phỏng vấn, chúng tôi chấp nhận cách gọi này).


Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara.
Photo: Lê Anh Hoài.
Song Chi: Thưa nhà thơ Inrasara, anh có thể nói về những thách thức của cộng đồng Cham trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa, bản sắc Cham?


Inrasara: Nói đến Cham, ta cần xác định, đó là Cham nào?

Qua quá trình Nam tiến của Đại Việt, Cham bị tứ tán khắp nơi:

Có thể kể 11 bộ phận:

Cham Hoa, khi Lý Kỳ Tông làm vua Champa cuối thế kỉ X, Cham qua Hải Nam.

Cham Kinh: tù nhân Cham bị đưa ra Bắc và ở lại qua các triều Lý, Trần, Lê…

Cham HroiChàm Cổ: ở Phú Yên, Khánh Hòa, khi Lê Thánh Tông chiếm Đồ Bàn.


Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Song Chi : Vết Thương

Hình minh hoạ, Roman Kogomachenko, Pixabay


Chiếc xe hơi chạy trên con đường hẹp, uốn lượn, hai bên là những cánh đồng lúa mì hầu hết đã được gặt xong, đây đó những bó rơm, cỏ khô được cuộn tròn nằm rải rác, những cánh rừng thưa xanh ngắt, những bụi cỏ lau màu tím hồng phất phơ trong gió, những trang trại với hàng chục con cừu, bò, và cả ngựa đang thong dong gặm cỏ, những căn nhà, quán rượu, nhà thờ…hầu hết được xây bằng đá đã xỉn màu vì thời gian, với những cửa sổ bằng kính có khung sơn trắng và kiến trúc đặc thù của vùng Yorkshire. Xe chạy một lúc thì tới vùng thung lũng Yorkshire Dale nổi tiếng về cảnh quan. Những cánh đồng ngút ngàn lên cao, xuống thấp, được chia cắt bởi những bức tường thấp bằng đá, từ xa trông như một bàn cờ có những ô màu lá mạ, màu xanh lá cây sẫm, màu vàng của rơm rạ, màu nâu của đất…và những khối cây to màu xanh sậm. Phía xa xa là những ngọn đồi cao thấp chập chùng, nổi bật trên nền trời trắng xám bồng bềnh mây.

Nếu bình thường, có lẽ Lam sẽ cho xe chạy chậm để thưởng thức quanh cảnh xung quanh. Lam vốn yêu thiên nhiên và những kiến trúc cổ kính vùng Yorkshire. Nơi Lam sống cùng với Mark là một thị trấn nhỏ, “đi dăm phút đã về chốn cũ”, giống như câu hát trong bài “Còn chút gì để nhớ” của cố nhạc sĩ Phạm Duy, phổ từ bài thơ cùng tên của cố thi sĩ Vũ Hữu Định, nói về vẻ đẹp của thành phố nhỏ Pleiku vùng cao nguyên.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

Song Chi: Người Đàn Bà Trôi Trong Sương Mù

Cứ mỗi lần đi qua con đường chính của khu trung tâm thành phố K., đứng chờ xe bus hoặc ngồi trên xe bus từ phố về nhà, tôi lại gặp người đàn bà đồng hương ấy.

Lúc đầu tôi không biết chị bị bệnh tâm thần. Về sau tôi được nghe kể về cuộc đời của chị từ một người phụ nữ Việt Nam khác, tên Loan, đã sống ở đây nhiều năm. Nhưng những chi tiết về cuộc đời ấy hầu như ngay tức khắc trượt ra khỏi trí nhớ của tôi, tôi chỉ còn nhớ người phụ nữ mắc bệnh ấy sống ở thành phố này có lẽ ít nhất cũng hai mươi năm, nhiều người bảo chị khá đẹp khi còn trẻ-bây giờ nhìn cũng vẫn hình dung được điều đó. So với nhiều phụ nữ Việt, nét đẹp của chị hơi lạ với làn da nâu, gương mặt góc cạnh, đôi mắt to và sâu, lông mày lông mi không cần tô vẽ vẫn rậm đen, hai hàng lông mày gần như giao nhau nên trông hơi dữ, mũi cao, gò má cao lấm tấm tàn nhang. Tôi thầm nghĩ khuôn mặt này người ta gọi là photogenic face, cinematic face đây. Tóc chị cũng dày, đen, hơi khô và rối. Khi tôi nói với người phụ nữ tên Loan rằng nét đẹp của người phụ nữ ấy trông khác lạ, Loan bảo cổ là người Việt gốc Ấn mà, nghe đâu ông nội cổ là người Ấn trôi dạt sang Việt Nam sống. À thì ra vậy. Loan đúng là kiểu người-chuyện gì cũng biết. 

Một phần vì chuyện tình cảm, một phần vì chuyện làm ăn thua lỗ sao đó nên người phụ nữ ấy đâm quẫn mà phát bệnh. Có giai đoạn dài phải sống trong bệnh viện tâm thần, bây giờ thì chỉ khi nào bệnh trở nặng mới phải vào viện. Chị sống một mình, người chồng và cậu con trai cũng ở thành phố này nhưng sống riêng. Tôi chưa bao giờ thấy người thân của chị. Lúc nào người đàn bà ấy cũng một mình.

Hàng ngày, mùa hè cũng như mùa đông, chị đều đặn đi bộ từ nhà ra phố, ngồi chơi ngoài phố rồi lại đi bộ từ phố về nhà. Một ngày cũng vài ba lần như vậy. Áo quần hơi cũ và luộm thuộm, mái tóc xõa ngang vai, bước đi thong thả, chả nhìn ai, cũng chả chú mục nhìn vào cái gì. Có khi ngồi trên những băng ghế kê dọc theo con đường chính của khu trung tâm hoặc chỗ đợi xe bus. Không nói chuyện với ai. Và lúc nào cũng thấy điếu thuốc trên tay - không phải loại thuốc lá điếu mua sẵn, mà là thuốc vấn, thỉnh thoảng chị lại lôi hộp thuốc sợi và giấy ra, vấn một điếu. Cái cách người đàn bà ấy hút thuốc cũng hơi lạ. Cứ bập, rít và nhả khói liên tục, cảm giác như chả có hơi thuốc nào kịp giữ lại trên môi và càng không vào được bên trong cổ họng. Được quá nửa điếu, đã lại thấy vứt đi, cặm cụi vấn điếu khác. Như thể hút thuốc vì một thói quen hơn là tận hưởng mùi vị, hương khói thuốc lá. Một thói quen khác của người đàn bà ấy là uống Coca. Chai Coca một bên, cứ vài hơi thuốc, lại ngửa cổ nốc một ngụm. Chẳng nhìn ngó ai, cho dù có ai đang quan sát mình cũng mặc. Thỉnh thoảng lại thấy chị đi chợ, tay xách túi, thong thả đi bộ về nhà. Nhìn bên ngoài, trông chị hầu như bình thường.