Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Song Chi: Y Pher Hdruê-câu chuyện của một người Êđê dám lên tiếng đấu tranh
![]() |
Y Pher Hdruê (chụp ở Thái Lan, tháng 3.2023) |
Y Pher sinh ra ở buôn Êa khit, xã Êa Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Buôn Êa khit có khoảng 5000 người Êđê sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
Bố mẹ Y Pher có 8 người con-4 trai, 4 gái. Y Pher là người con thứ 3. Gia đình thuộc loại không đến nỗi quá nghèo khó, trước đây từng có đất riêng nhưng sau này đã bị nhà nước tịch thu. Từ giai đoạn 1993-1996 nhà nước cưỡng chế thu hồi khoảng 10 hec đất ở Buôn Chuê, xã Băng Adrên, huyện Krông Ana, Đắk Lắk của 30 hộ gia đình, trong đó có gia đình Y Pher Hdrue.
Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023
Song Chi: Chỉ vì niềm tin tôn giáo mà phải bỏ làng, bỏ xứ ra đi
Lầu Y Tòng sinh năm 1987, là người dân tộc Hmong. Gia đình chị sống ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cán, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Xã Nậm Cán có chừng 500 hộ gia đình, hầu hết là người Hmong.
Mẹ Lầu Y Tòng làm rẫy, còn bố làm y tá xã. Cha mẹ chị có tất cả 9 người con–2 trai, 7 gái. Chỉ có ba người học nhiều nhất là người anh trai thứ hai – học xong lớp 12, làm cán bộ xã, người em út và kế út. Bản thân Lầu Y Tòng đi học hết lớp 8 thì nghỉ, vì vậy tiếng Kinh chị sử dụng không được rành rẽ lắm.
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023
Song Chi: Chuyện nhân sự ở cấp “Tứ trụ” và thái độ của người dân
4 khuôn mặt “Tứ Trụ” hiện tại của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam
![]() |
Từ trái qua phải: “Tứ Trụ” của đảng CSVN: Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Lào Cai. |
Trong 4 nhân vật đang nắm giữ những vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay, mà người dân vẫn thường gọi một cách nôm na là “Tứ trụ”, thì ba ông đều học hành từ các nước Xã hội Chủ nghĩa cũ: ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học ở Liên Xô, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính từng học ở Romania, ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ học ở Slovakia, chỉ có ông Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là học trong nước.
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất thân là dân học Văn, có bằng Cử nhân Ngữ văn, nhưng sau đó đi theo chuyên ngành Sử và Lý luận Mác Lê, bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ tại Liên Xô, được phong Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng, mở miệng ra nếu không làm…thơ thì nói chuyện lý luận Mác Lênin. Vì vậy làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản là phải, vì ngoài việc quan tâm bảo vệ đảng thì ông Trọng không biết bất cứ lĩnh vực nào khác.
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023
Song Chi: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một lần…
![]() |
Bà Thạch Thị Phay |
Nếu tính từ ngày bà bị công an bắt giam lần đầu tiên năm 1985 cho tới nay là 37 năm, còn nếu tính từ khi bà bỏ trốn sang Campuchia năm 2000 là 32 năm, với bao nhiêu cay đắng, mà nguyên nhân chỉ bởi vì đâu?
Chỉ vì niềm tin tôn giáo, vì bà theo đạo Tin Lành, tin Chúa và không muốn bỏ đạo, bỏ Chúa. Cụ thể hơn là Tin Lành Đấng Christ (đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 60, 70 nhóm/hệ phái khác nhau, nhưng nhà nước cộng sản chỉ cho phép Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc), Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã nằm trong sự kiểm soát, khống chế của đảng và nhà nước, là được phép hoạt động, còn các hội thánh, hệ phái khác đều không được công nhận và bị đàn áp). Có điều gì vô lý đến vậy mà lại là chuyện có thật….
Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023
Song Chi: Đưa tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam đến với Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế 2023
Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Summit, viết tắt IRF) 2023 được tổ chức lần thứ 3 tại Washington DC vào ngày 31.1–1.2.2023. Đây là sự kiện hàng đầu thế giới về tự do tôn giáo, bao gồm giới chức đại diện Liên Minh Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (hiện có 45 quốc gia tham gia), đại diện của mang lưới hơn 300 nhà lập pháp cho tự do tôn giáo ở 90 quốc gia, thành phần lãnh đạo của mạng lưới hơn môt nghìn các nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo toàn cầu, dại diện cao cấp của trăm tổ chức tôn giáo và tổ chức quần chúng.
Mục đích của Hội nghị, như ghi trên website của IRF “Tạo ra một liên minh mạnh mẽ gồm các tổ chức hoạt động cùng nhau vì mục tiêu tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Nâng cao nhận thức cộng đồng và sức mạnh chính trị cho phong trào tự do tôn giáo quốc tế”.
Trong tổng số 1000 tham dự viên, đoàn người Việt xấp xỉ 50 người, có thể nói là một trong những phái đoàn thuộc loại đông nhất, đa dạng nhất, với sự có mặt của nhiều thành viên thuộc các tổ chức tôn giáo lớn cho tới nhiều nhóm tôn giáo độc lập khác nhau, dưới sự tổ chức của BPSOS (Boat People SOS) – một tổ chức xã hội dân sự chuyên hoạt động trong các lĩnh vực nhân quyền.
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
Song Chi: Thể chế độc tài tạo ra nhiều “căn bệnh” xã hội
Mô hình thể chế độc tài tạo ra rất nhiều “căn bệnh” xã hội, khiến cho cái xã hội ấy, quốc gia ấy khó mà phát triển lành mạnh được. Những “căn bệnh” thường gặp trong mọi xã hội có một thể chế độc tài là bệnh tham nhũng, dối trá, hèn nhát, thiếu lòng tin vào chính phủ-vào luật pháp-vào con người, là cái Thiện, cái Đẹp, sự tử tế thì ngày càng trở nên hiếm hoi trong khi cái Ác, cái Xấu, sự không tử tế thì tràn lan như cỏ dại và ngày càng trở thành bình thường…
Trong một xã hội như vậy, hầu hết con người sẽ trở nên thờ ơ vô cảm, không quan tâm đến cái Chung, đến vận mệnh của đất nước, dân tộc, không quan tâm đến chính trị--vì nếu quan tâm, bất bình, lên tiếng thì sẽ gặp rắc rối với chính quyền ngay lập tức và phải trả giá đắt! Người dân do đó hầu hết chỉ còn quan tâm tới việc làm thế nào để tồn tại và được yên thân; còn quan chức, chính quyền thì chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ, của chế độ, bất chấp quyền lợi, lợi ích đó có mâu thuẫn, có làm hại cho lợi ích của đất nước, dân tộc hay không.
Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023
Song Chi: Đem thân đi lao động xứ người, làm như nô lệ, tiền không thấy đâu mà còn đổ nợ
Huỳnh Thị Gấm sinh năm 1978, quê gốc Long An. Gấm mồ côi cha từ khi mới 7 tháng tuổi. Người mẹ ở vậy nuôi con. Mẹ Gấm đi cấy thuê, gặt lúa mướn, có lúc lại đi mua ve chai, làm đủ việc để có thu nhập. Gấm học đến lớp 7 thì nghỉ học vì nhà không có tiền đóng học phí. Từ đó, Gấm cũng đi làm mướn, cắt lúa, nhổ cỏ, chăn dê chăn bò…ai thuê gì làm nấy.
Năm 2006 Gấm lập gia đình. Người chồng cũng là dân thợ “đụng” – đụng việc gì làm việc đó. Rồi Gấm sinh được một đứa con trai, năm 2007. Nhà vẫn nghèo, ăn bữa nay lo bữa mai.
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022
Song Chi: Sống trong tình trạng “vô quốc tịch, vô tổ quốc” ngay trên đất nước mình
Câu chuyện của cộng đồng người Hmong theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên
Vô quốc tịch, vô tổ quốc ngay trên đất nước mình? Có bao giờ bạn nghĩ lại có những chuyện như vậy? Ấy vậy mà nó lại xảy ra, với nhiều cộng đồng thuộc các sắc dân bản địa ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ vì một lý do: niềm tin tôn giáo, trong đó có cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành.
Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam coi sự phát triển của đạo Tin lành trong cộng đồng người H'mong ở vùng núi Tây Bắc là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia. Chính quyền nhiều tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã có chính sách không khoan nhượng đối với đạo Thiên Chúa và đã áp dụng rất nhiều cách khác nhau để sách nhiễu, đàn áp, buộc người dân phải từ bỏ niềm tin, kể cả đuổi khỏi làng hay bắt bỏ tù. Chính vì vậy, từ nhiều năm trước, hàng chục nghìn người H'mong theo đạo Tin Lành đã đi về phía nam và tái định cư ở khu vực Tây Nguyên với hy vọng thoát khỏi cuộc đàn áp khắc nghiệt.
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022
Song Chi: Nửa đời người sống lưu vong, lang bạt từ Việt Nam cho tới Campuchia, Thái Lan
Cuối cùng thì anh Thạch Soong và gia đình cũng được nhận đi định cư ở Hoa Kỳ, ngày 30.11.2022. Nếu tính từ ngày anh Thạch Soong đến Thái Lan và nộp đơn xin tỵ nạn chính trị vào năm 2004 thì đã 18 năm, còn nếu tính từ năm 1985 anh dẫn vợ con rời bỏ xóm làng, họ hàng, sống một cuộc đời rày đây mai đó, trong tình trạng không giấy tờ tùy thân, để tránh bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt bớ vì đã lên tiếng đòi tự do tôn giáo cho cộng đồng người i Khmer Krom ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, thì đã 37 năm rồi…
37 năm, gần nửa cuộc đời, cả gia đình gồm có anh, vợ và 5 người con đã sống một cuộc đời lưu vong, ngoài lề xã hội, luật pháp, dù ở Việt Nam, Campuchia hay Thái Lan…
xxxxx
Thạch Soong, sinh năm 1960, tại ấp Kor Kô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cha mẹ làm nghề nông. Gia đình có 3 anh em, Thạch Soong lớn nhất, dưới là 2 em trai. Nhưng chỉ có một mình Thạch Soong là dính vào “hoạt động chính trị”, phải bỏ xứ ra đi, còn hai người em vẫn sống bình thường ở Việt Nam.
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022
Song Chi: Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara và những nỗi niềm ưu tư của người Cham
Sinh ra tại làng Chakleng–Mỹ Nghiệp, thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, một trong những làng Cham cổ nhất, Inrasara (Phú Trạm) không chỉ là một nhà thơ, nhà phê bình văn chương nổi tiếng người Việt gốc Cham. Sáng tác của ông luôn là sự tìm tòi kết nối giữa hai dòng ngôn ngữ Việt–Cham, giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ Cham và việc cổ suý những cái mới trong văn học nghệ thuật đương đại Việt Nam và thế giới, như Tân hình thức, Hậu hiện đại...
Nhưng điều đáng nói hơn, ông còn đóng góp rất nhiều trong việc lưu giữ văn học Cham hơn 40 năm nay, qua việc nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, truyền bá văn học và ngôn ngữ Cham, cũng như luôn đồng hành với những vấn đề của cộng đồng Cham trong lòng xã hội Việt Nam…
(Về tên gọi, theo nhà thơ Inrasara, trước đây dân tộc này được gọi là Chiêm, Chàm, Hời, mãi đến năm 1979, do ngộ nhận rằng “Chàm, Hời” có tính miệt thị, nên được đổi thành Chăm. Gọi CHAM là chuẩn nhất, thứ nhất, Champa lược bớt âm tiết tên cuối thành Cham, thứ hai viết bằng chữ Cham Akhar thrah cũng được thể hiện là CHAM. Trong bài phỏng vấn, chúng tôi chấp nhận cách gọi này).
![]() |
Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara. Photo: Lê Anh Hoài. |
Inrasara: Nói đến Cham, ta cần xác định, đó là Cham nào?
Qua quá trình Nam tiến của Đại Việt, Cham bị tứ tán khắp nơi:
Có thể kể 11 bộ phận:
Cham Hoa, khi Lý Kỳ Tông làm vua Champa cuối thế kỉ X, Cham qua Hải Nam.
Cham Kinh: tù nhân Cham bị đưa ra Bắc và ở lại qua các triều Lý, Trần, Lê…
Cham Hroi–Chàm Cổ: ở Phú Yên, Khánh Hòa, khi Lê Thánh Tông chiếm Đồ Bàn.
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022
Song Chi : Vết Thương
![]() |
Hình minh hoạ, Roman Kogomachenko, Pixabay |
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022
Song Chi: Người Đàn Bà Trôi Trong Sương Mù
Cứ mỗi lần đi qua con đường chính của khu trung tâm thành phố K., đứng chờ xe bus hoặc ngồi trên xe bus từ phố về nhà, tôi lại gặp người đàn bà đồng hương ấy.
Lúc đầu tôi không biết chị bị bệnh tâm thần. Về sau tôi được nghe kể về cuộc đời của chị từ một người phụ nữ Việt Nam khác, tên Loan, đã sống ở đây nhiều năm. Nhưng những chi tiết về cuộc đời ấy hầu như ngay tức khắc trượt ra khỏi trí nhớ của tôi, tôi chỉ còn nhớ người phụ nữ mắc bệnh ấy sống ở thành phố này có lẽ ít nhất cũng hai mươi năm, nhiều người bảo chị khá đẹp khi còn trẻ-bây giờ nhìn cũng vẫn hình dung được điều đó. So với nhiều phụ nữ Việt, nét đẹp của chị hơi lạ với làn da nâu, gương mặt góc cạnh, đôi mắt to và sâu, lông mày lông mi không cần tô vẽ vẫn rậm đen, hai hàng lông mày gần như giao nhau nên trông hơi dữ, mũi cao, gò má cao lấm tấm tàn nhang. Tôi thầm nghĩ khuôn mặt này người ta gọi là photogenic face, cinematic face đây. Tóc chị cũng dày, đen, hơi khô và rối. Khi tôi nói với người phụ nữ tên Loan rằng nét đẹp của người phụ nữ ấy trông khác lạ, Loan bảo cổ là người Việt gốc Ấn mà, nghe đâu ông nội cổ là người Ấn trôi dạt sang Việt Nam sống. À thì ra vậy. Loan đúng là kiểu người-chuyện gì cũng biết.
Một phần vì chuyện tình cảm, một phần vì chuyện làm ăn thua lỗ sao đó nên người phụ nữ ấy đâm quẫn mà phát bệnh. Có giai đoạn dài phải sống trong bệnh viện tâm thần, bây giờ thì chỉ khi nào bệnh trở nặng mới phải vào viện. Chị sống một mình, người chồng và cậu con trai cũng ở thành phố này nhưng sống riêng. Tôi chưa bao giờ thấy người thân của chị. Lúc nào người đàn bà ấy cũng một mình.
Hàng ngày, mùa hè cũng như mùa đông, chị đều đặn đi bộ từ nhà ra phố, ngồi chơi ngoài phố rồi lại đi bộ từ phố về nhà. Một ngày cũng vài ba lần như vậy. Áo quần hơi cũ và luộm thuộm, mái tóc xõa ngang vai, bước đi thong thả, chả nhìn ai, cũng chả chú mục nhìn vào cái gì. Có khi ngồi trên những băng ghế kê dọc theo con đường chính của khu trung tâm hoặc chỗ đợi xe bus. Không nói chuyện với ai. Và lúc nào cũng thấy điếu thuốc trên tay - không phải loại thuốc lá điếu mua sẵn, mà là thuốc vấn, thỉnh thoảng chị lại lôi hộp thuốc sợi và giấy ra, vấn một điếu. Cái cách người đàn bà ấy hút thuốc cũng hơi lạ. Cứ bập, rít và nhả khói liên tục, cảm giác như chả có hơi thuốc nào kịp giữ lại trên môi và càng không vào được bên trong cổ họng. Được quá nửa điếu, đã lại thấy vứt đi, cặm cụi vấn điếu khác. Như thể hút thuốc vì một thói quen hơn là tận hưởng mùi vị, hương khói thuốc lá. Một thói quen khác của người đàn bà ấy là uống Coca. Chai Coca một bên, cứ vài hơi thuốc, lại ngửa cổ nốc một ngụm. Chẳng nhìn ngó ai, cho dù có ai đang quan sát mình cũng mặc. Thỉnh thoảng lại thấy chị đi chợ, tay xách túi, thong thả đi bộ về nhà. Nhìn bên ngoài, trông chị hầu như bình thường.
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022
Song Chi: Khi nhiều thứ đã quên đi, vẫn còn lại những mùi hương
Bạn có nhận ra là ở xứ lạnh thường ít mùi hơn xứ nóng? Nhất là ở những nơi dân cư thưa thớt, một năm có đến 4, 5, thậm chí 6 tháng có tuyết như mấy xứ Bắc Âu. Những ngày tuyết trắng trời trắng đất, chung quanh toàn một màu trắng, buổi sáng đi ra đường không khí sạch, tinh khiết lạ lùng, hít một hơi vào phổi cả người tỉnh táo, bốc một nắm tuyết cho vào miệng lạnh tê lưỡi, nhai rạo rạo như đang ăn kem vậy. Ngon. Sạch. Nhưng chính vì sạch quá, lạnh quá mà chung quanh chả có mùi gì. Đêm đi đâu về khuya, tuyết dưới chân và con đường trước mặt trắng sáng dưới ánh đèn đường, mọi vật im phăng phắc, một sự tĩnh lặng không mùi vị.
Ngược lại với xứ nóng.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, kýức hay hồi ức gắn liền với mùi hương sẽ được lưu giữ trong bộ não lâu hơn hẳn ký ức, hồi ức hình ảnh.
Tôi còn nhớ một bộ phim xem đã lâu, có tên “The Past” (Quá khứ), một bộ phim do Iran, Pháp, Ý phối hợp sản xuất năm 2013, của đạo diễn nổi tiếng người Iran Asghar Farhadi. Trong cảnh cuối cùng nhân vật nam, Samir đến thăm vợ mình trong bệnh viện. Người vợ bị hôn mê sâu đã một thời gian dài sau một lần cố gắng tự tử, nguyên nhân là vì phát hiện chồng ngoại tình. Samir mang theo một loạt các loại nước hoa theo đề nghị của bác sĩ là vợ anh có thể có phản ứng. Anh xịt lên cổ một ít nước hoa, loại nước hoa mà vợ anh thích nhất, và nghiêng người trên người cô đang nằm hôn mê trên giường bệnh. Anh thì thầm bảo cô siết chặt tay anh nếu cô có thể ngửi thấy. Và rồi khán giả có thể nhìn thấy một giọt nước mắt lăn dài trên gò má của cô nhưng cô vẫn hôn mê, và anh nhìn xuống bàn tay của cô. Bộ phim kết thúc mà không rõ cuối cùng liệu cô có đáp lại hay không.
Đó cũng là điều mà nhiều bác sĩ khuyên người nhà của những bệnh nhân bị hôn mê sâu, ngoài việc hàng ngày tiếp tục trò chuyện, cho người đang hôn mê nghe nhạc, thì việc sử dụng những mùi hương gợi lên những ký ức mãnh liệt nhất, riêng tư nhất, có thể giúp người bị hôn mê có phản ứng và dần dần hồi phục lại.
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022
Song Chi: Trên Vùng Đất Lạ
+ Đây hoàn toàn là một câu chuyện hư cấu, không phải người thật việc thật. Mọi sự tương đồng nếu có, đều chỉ là do trí tưởng tượng của tác giả dựa trên một vài sự kiện trong cuộc sống…
Mặt đất khô cứng dưới lưng cô. Trong bóng tối, cô không nhìn rõ khuôn mặt của gã. Nhưng cái mùi của gã thì nồng nặc bao trùm lấy cô- một cái mùi tổng hợp của mồ hôi, thuốc lá, gia vị món ăn…khiến cô muốn lộn mửa. Và thân hình to béo của gã đè nặng lên người cô. Cuộc tra tấn thể xác bắt đầu. Cô nhắm mắt lại, nghiến chặt hai hàm răng, thậm chí nín thở. Như thể đang tự đóng mọi giác quan lại. Và cố gắng không suy nghĩ gì hết. Như một cái xác. Cô ước gì mình là một cái xác thật sự, ước gì mình có thể chết đi ngay tức khắc. Nhưng tận sâu thẳm bên trong, cô biết mình không thể chết, không có quyền chết. Một phút, hai phút, năm phút… hay hàng thế kỷ đã trôi qua cho đến khi gã dừng lại, nằm vật qua một bên…
Cho đến tận bây giờ, dù đã kỳ cọ tắm rửa hàng bao nhiêu lần, cái mùi của gã vẫn bám chặt lấy ký ức cô, cũng như cái cảm giác cơ thể bị vấy bẩn, mãi mãi không bao giờ có thể gột sạch…
xxxx
Alo.
…
Alo. Có chuyện gì vậy? Sao em không trả lời, sao lại khóc? Em làm anh lo quá.
Không, không có gì. Bao giờ anh qua đây?
Anh nói rồi, mẹ anh đã khỏe lại, anh có thể yên tâm mà đi, tiền mọi thứ anh cũng đã gom đủ. Sang tuần tới là anh bắt đầu lên đường. Chỉ vài tháng nữa là chúng mình sẽ gặp lại nhau thôi. Hai đứa chịu khó làm ăn, chỉ vài năm là trả hết nợ cho chuyến đi, thêm vài năm nữa là có ít vốn quay trở về VN lại…Cố gắng lên em.
xxxx
Người chủ tiệm nails, Hà, phân trần:
Em thấy đấy, làm ăn đâu có ai muốn phá sản hay đóng cửa. Nhưng thật sự là giữa mùa dịch này, đối với những người có nhiều vốn thì người ta gồng được, chờ qua dịch mở lại, còn chị thì không nhiều vốn mà lại vừa một cái tiệm Nails, một cái nhà hàng, chịu hết nổi, phải đóng một cái thôi.
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022
Song Chi: Đôi Giày Màu Hồng
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021
Song Chi (Gửi cho BBC từ Leeds, Anh quốc): Myanmar, Aung San Suu Kyi và bài học cho Việt Nam
Bà Aung San Suu Kyi trước khi bị lực lượng đảo chính bắt giữ đóng vai trò Cố vấn Quốc gia của chính phủ do đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ chiếm đa số lãnh đạo. Hình /POOL/AFP via Getty Images |