Hiển thị các bài đăng có nhãn Sự Kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sự Kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018
Phạm Ðoan Trang: Vài lời tranh thủ lúc vào được mạng
Gửi các anh chị em, bạn bè, độc giả yêu mến của tôi,
Tôi vẫn ở Việt Nam, chưa đi nước ngoài và sẽ không đi đâu cả, cho dù chỉ vài ngày để nhận giải Homo Homini (giải sẽ được trao tại Prague, CH Séc vào ngày 5/3 tới) hay vài năm để... điều trị hai cái chân.
“Không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi” - tôi đã thề với chính mình như thế khi chuẩn bị về nước vào đầu năm 2015.
Tôi cũng đã nói rõ điều này với các nhân viên an ninh Bộ Công an để họ yên tâm rằng tôi sẽ không sang Séc nhận giải.
Khi chúng ta chẳng may sinh ra là những con cá trong một cái ao bẩn thỉu, tù đọng, ô nhiễm, chúng ta có hai kiểu phản ứng: Hoặc là tìm đường bơi sang hồ nước sạch đẹp ở gần hay biển cả mênh mông ở xa kia, hoặc là cố gắng thay đổi cái ao của mình để nó được đẹp đẽ, dễ thở, đáng sống hơn. Nếu không phản ứng gì thì chỉ có chết ngập trong nước bẩn mà thôi.
Tôi chọn cách thứ hai.
Và tôi tin rằng đa số dân Việt muốn cách một nhưng không làm được. Đâu phải ai cũng dễ có cơ hội “xuất dương”. Nếu vậy, tại sao không thử, không cố chọn cách hai?
*
Cách đây vài hôm tôi cũng đã tuyên bố: “Tôi đấu tranh chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài cho nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó”.
Muốn biết vì sao tôi nói nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là độc tài và độc tài như thế nào, mời các bạn tìm đọc cuốn Chính trị bình dân.
(Vài lời tranh thủ lúc vào được mạng).
Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017
Trọng Nghĩa/RFI: Bắc Kinh sai lầm khi để Lưu Hiểu Ba chết trong lúc bị giam giữ ?
Đặt hoa và nến tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, trước trung tâm Nobel Hòa Bình
tại Oslo, Na Uy. Ảnh ngày 13/07/2017. - Reuters
Ngay sau khi tin Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba qua đời vì bệnh ung thư được loan báo ngày 13/07/2017, cả thế giới lập tức có phản ứng đối với chế độ Bắc Kinh, bị cáo buộc là đã nhẫn tâm giam giữ nhà ly khai, không cho ông ra nước ngoài chữa trị, chờ đến khi hết cách chữa rồi mới chuyển ông đến bệnh viên. Tính chất gay gắt của những lời chỉ trích gợi lên câu hỏi là phải chăng Trung Quốc đã sai lầm nghiêm trọng trong cách xử lý vụ việc này ?
Lời lên án Bắc Kinh gay gắt nhất đến từ Ủy Ban Nobel Hòa Bình, đã cho rằng Trung Quốc phải chịu « trách nhiệm nặng nề » về việc ông Lưu Hiểu Ba qua đời « sớm » khi không cho ông được chăm sóc y tế đầy đủ.
Tuấn Khanh: Cho những người không quen
Tháng 12 năm 2012, tôi nhận được một email rất lạ. Người gửi cũng từ một người không quen, ở mãi tận Nam Phi. Lá thư điện tử đó từ Tổng giám mục Desmond Tutu. Ông là nhà lãnh đạo tôn giáo lừng danh chống lại chủ nghĩa kỳ thị và đấu tranh cho giá trị con người, đã từng nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1984, giải Gandhi Hòa Bình năm 2007, và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Lá thư của ngài Desmond Tutu kể với tôi rằng, ở đâu đó tại nước Trung Quốc cộng sản, có một người bạn của ông tên là Lưu Hiểu Ba đang bị cầm tù và chịu đựng bệnh tật như một cách trả thù của chính quyền. Đơn giản chỉ vì ông Lưu lên tiếng tranh đấu cho tự do và quyền làm người. Ngài Desmond Tutu muốn tôi cùng góp một chữ ký vào thư kêu gọi Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc hãy trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, trong một chiến dịch của thế giới văn minh cùng gõ vào cánh cửa độc tài, mà đứng ở hàng đầu là hơn 130 khôi nguyên của các giải Nobel qua nhiều thời kỳ.
Lưu Hiểu Ba: “Tôi Không Có Kẻ Thù” – Tuyên Bố Cuối Cùng Của Tôi
Tháng 6 năm 1989 là bước ngoặt quan trọng của cả cuộc đời đã qua hơn 50 năm của tôi. Trước kia, tôi từng là một sinh viên trong lứa đầu tiên được tuyển sinh vào trường đại học vừa mở cửa lại sau Đại Cách Mạng Văn Hoá( khóa 77); đường học vấn của tôi diễn tiến êm ả từ cử nhân lên Thạc sĩ rồi Tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, tôi được giữ làm giảng viên trường Đại Học Sư Phạm Bắc Kinh. Trên bục giảng, tôi là một thầy giáo được nhiều sinh viên biết đến. Đồng thời tôi cũng là một trí thức của công chúng, trong những năm 1980, tôi viết nhiều bài báo và sách có tiếng vang. Tôi thường đi lại nhiều nơi diễn thuyết, được mời đi làm học giả khách mời tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Tôi tự đưa ra cho mình những yêu cầu: bất kể là làm người hay làm văn, đều phải sống thành thật có trách nhiệm, và lòng tự trọng tôn nghiêm. Sau đó, bởi vì tôi từ Hoa Kỳ trở về Trung Quốc tham gia phong trào sinh viên 1989, bị tống vào tù vì “ tội tuyên truyền phản cách mạng và kích động bạo loạn”, mất đi vị trítrên giảng đường mà tôi yêu thích, từ đó cũng không còn được phép công bố những bài viết và diễn thuyết tại Trung Quốc. Chỉ bởi vì một chuyện là phát biểu quan điểm khác biệt về chính trị và tham gia các phong trào dân chủ và hoà bình, mà một thầy giáo phải xa bục giảng, người cầm bút bị cấm xuất bản, và người trí thức công cộng mất cơ hội diễn thuyết công khai với công chúng. Điều này đáng buồn cho cá nhân tôi đã đành, mà còn cho cả đất nước Trung Quốc sau ba thập niên đổi mới và mở cửa.
Lưu Hiểu Ba: Ánh sáng đến từ nhân dân trong cơn địa chấn
Năm 2008 đối với Trung Quốc, được gọi là “năm Olympic”, nhưng động đất lại đột nhiên tới rồi, cho đến tận hôm nay đã có hơn 14000 sinh mệnh chết đi, trong đó có rất nhiều học sinh bị đè chết từ những đống đổ nát ở trường học. Bất luận chính quyền có nguyện ý hay không, vào lúc quốc nạn lâm đầu như thế, động đất và cứu hộ thiên tai quan trọng hơn tất cả, trên thực tế nó đã thay thế Olympic trở thành sự kiện lớn có sức ảnh hưởng nhất đối với Trung Quốc trong năm 2008. Cũng bất kể chính quyền có nguyện ý hay không, dư luận Trung Quốc đã đưa ra lựa chọn: “năm Olympic 2008” đổi thành “năm động đất Tứ Xuyên 2008”.
Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017
Lâm Vĩnh Thế: Nhận Định Và Đánh Giá Về Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Kỳ 4 - Tiếp theo và hết)
Nội Dung Của Lệnh
Về mặt nội dung, lệnh của Tổng Thống Thiệu gồm 2 phần: 1) Bỏ Pleiku-Kontum, rút toàn bộ quân chủ lực của Quân Ðoàn II về vùng duyên hải; và 2) Tổ chức lại lực lượng để phản công tái chiếm Ban Mê Thuột. Quân Ðoàn II chỉ thực hiện được phần 1 của lệnh này; phần 2 của lệnh này không bao giờ được thực hiện vì, trên thực tế, sau cuộc triệt thoái, Quân Ðoàn II không còn hiện hữu nữa. Lệnh của Tổng Thống Thiệu, như đã nói ở trên, là: “rút nhanh, gọn để bảo toàn sự bất ngờ,” nhưng hoàn toàn không có nói gì hết về khung thời gian, như vậy có thể được xem như giao toàn quyền cho Tướng Phú quyết định về khía cạnh này. Và Tướng Phú, trong cuộc họp với các sĩ quan cao cấp tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II của ông vào đêm 14-3-1975, đã quyết định bắt đầu ngay cuộc triệt thoái vào sáng ngày 16-2-1975, nghĩa là chỉ sau có 1 ngày chuẩn bị (15-3-1975) mà thôi, nghĩa là, trên thực tế, có thể xem như là không có chuẩn bị gì cả, một điều gần như không có thể nào tưởng tượng được cho một cuộc hành quân ở cấp quân đoàn. Một điều cũng không bình thường là ngay cả lệnh hành quân trên giấy tờ mà lẽ ra Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn phải gửi cho các đơn vị trực thuộc Quân Ðoàn cũng không có luôn.
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016
Phạm Lệ-Hương - Tạ Chí Đại Trường (1938-2016) - Thư Tịch
Để tưởng niệm
sử gia Tạ Chí Đại Trường (1938-2016) chúng tôi xin gửi đến quý độc giả của Diễn
Đàn Thế Kỷ bản Thư Tịch về những tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường. Vì thời gian
có phần gấp gáp, chúng tôi mới chỉ tìm thấy những tài liệu này. Có thể tác giả
còn viết nhiều tác phẩm khác mà chúng tôi chưa biết, xin quý độc giả vui lòng bổ
túc cho. Trân trọng cám ơn quý độc giả. (Phạm Lệ-Hương)
Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016
Từ Thức - Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, một thư viện vừa cháy
Tin anh Nguyễn Ngọc Bích từ trần khiến bạn bè của anh - rất đông - sững sờ. Một người gần 80 tuổi thọ (anh sinh năm 1937) ra đi là chuyện thường tình, một tin buồn, như một tin buồn đến hàng tuần, hàng tháng. Sinh, bệnh, lão, tử là lẽ trời. Nhưng tin anh Bích ra đi khiến người ta bàng hoàng, bởi vì anh là người lúc nào cũng hăng say hoạt động, lúc nào cũng tươi cười, lúc nào cũng lạc quan, lúc nào cũng ân cần, khiến người ta nghĩ anh sẽ không bao giờ ra đi, hay sẽ là người cuối cùng ra đi. Người ta không tin chuyện anh ra đi, bởi vì không muốn tin, bởi vì hy vọng đó chỉ là tin đồn vô căn cứ.
Anh Bích ra
đi thảnh thơi như anh đã đến, đã sống. Trên máy bay từ Washington D.C đi họp về
Biển Ðông ở Phi Luật Tân, ngày 3 Tháng Ba, anh thấy mệt, nằm nghỉ, 15 phút sau
ra đi, vĩnh viễn. Một người bạn nói nghe tin anh mất thật buồn, nhưng nghĩ lại,
thấy cũng an ủi, anh ra đi không đau đớn, bên cạnh chị Bích, người vợ cũng là
người bạn đồng hành, đồng chí, là một cái chết rất thảnh thơi. Cũng như Molière
chết trên sân khấu, anh Bích ra đi trên đường hoạt động. (Sự thực, chuyện
Molière chết trên sân khấu chỉ là huyền thoại; ông ta chết trên giường, ngon
lành.) Anh Bích ra đi trên đường hoạt động, chắc anh cũng không mong một cách
ra đi đẹp hơn. Tôi vẫn nói giỡn: anh là “người cứu nước full time.” Một người
ăn cơm nhà, vác ngà voi không ngừng, không nghỉ, không biết mệt.
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016
Đoàn Thanh Liêm - Chuyện về những hậu duệ và truyền thống gia tộc
Từ xa xưa
cha ông chúng ta vẫn thường nói: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Và trong
dân gian, người ta cũng hay nhắc đến câu “Phúc đức ông bà”, hay câu “Nhờ âm đức
tổ tiên” v.v... Những câu nói thông dụng này đều mang một ý nghĩa nòng cốt là:
Lớp hậu sinh tức là người đến sau thì thường được thụ hưởng những điều tốt lành
do cha mẹ, ông bà để lại cho thế hệ của mình. Vì thế mà có nhiều gia đình đã có
những đóng góp lớn lao tích cực cho xã hội và được người đời xưng tụng là “danh
gia vọng tộc”.
Ngược lại,
cũng có trường hợp mà cha mẹ lại là người ăn ở bất lương thất đức, thì con cái
sẽ phải gánh chịu những hậu quả xấu xa, tệ hại – như được diễn tả trong câu tục
ngữ “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Nhiều gia thế lâm vào cảnh lụn bại thảm
thương, mất hết uy tín trong xã hôi bởi vì có những người con gây ra những điều
tàn bạo độc ác đối với bà con lối xóm. Do đó mà họ bị người đời khinh chê ghét
bỏ và gọi đó là những thứ “nghịch tử”, “phá gia chi tử”.
Nhân dịp đầu
xuân Bính Thân 2016 năm nay, tôi xin được góp phần trình bày về chuyện liên hệ
giữa lớp hậu duệ với truyền thống gia tộc – dựa vào những tài liệu cụ thể qua
những sách báo đã được phổ biến xưa nay.
Trước hết,
xin kể chuyện về vài gia tộc đã định cư lập nghiệp lâu đời qua nhiều thế hệ
trên đất Mỹ. Sau đó sẽ trình bày về một gia tộc ở Việt Nam.
Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016
Bùi Vĩnh Phúc - Bên ngoài lưới trần gian
* để nhớ Phùng Nguyễn, 49 ngày
.1.
Đó là một buổi chiều thứ Sáu của tháng Mười năm 2015, trong khu phố của Little Saigon. Quán Gypsy. Một cái bàn nhỏ kê sát tường bên ngoài quán, nhìn ra một khu thị tứ sầm uất, với những chiếc xe hơi đủ loại đang chạy loanh quanh tìm chỗ đậu. Những mầu áo vui tươi của buổi chiều. Một buổi chiều sắp đưa người ta vào những ngày cuối tuần với những cuộc vui chóng mặt hoặc những nghỉ ngơi thanh thản, tuỳ theo lựa chọn của mỗi người.
Phùng Nguyễn ngồi ở đó. Với Nguyễn Lương Vỵ và tôi. Nắng vẫn chấp chới ngoài kia. Lá cây rung nhè nhẹ, loá choá ánh nắng. Một vài con chim bay rất nhanh qua những đầu cành. Đôi tiếng chim kêu rất mảnh và sắc. Những hình ảnh, âm thanh và mầu sắc ấy của trần gian bay múa chung quanh chúng tôi. Hôm đó, Phùng mặc áo thun tay ngắn, quần short trắng và đi giày thể thao. Nhìn thoáng, trông anh như một người vừa mới bước ra từ một sân tennis. Khoẻ khoắn, sinh động, và đầy sức sống. Cho dù khuôn mặt có hơi đượm một chút ưu tư. Chút ưu tư đó lại càng nổi rõ hơn khi chúng tôi có dịp nhắc đến Tạ Chí Đại Trường. Theo thông tin mà anh có được, Phùng nghĩ là anh TC Đại Trường, với cơn bệnh nặng của anh ấy, sẽ không thể qua khỏi sau một hay hai tháng nữa.
Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016
Nguyễn Hoài Vân - Thuyết Tương Đối Tổng Quát đã được 100 năm
Einstein công
bố thuyết "tương đối tổng quát" vào tháng 11 năm 1915.
Hạn chế và tổng
quát
Trước đó
đúng một thập niên, chỉ trong một năm 1905, ông đã cho đăng 5 bài báo cực kỳ
quan trọng, đặt nền tảng cho vật lý hiện đại với
thuyết "tương đối hạn chế". Vào năm ấy, ông là một sinh
viên bỏ học, công chức hạng ba của Sở
Môn Bài thành phố Bern. Ngoài giờ làm việc, Einstein
nghiên cứu Vật Lý học, và trao đổi vớicác
thân hữu cùng chia sẻ đam mê trong lĩnh vực này. Năm
bài báo công bố năm 1905 chỉ cho phép ông được thăng lên hàng ... công chức
hạng hai !
Nếu thuyết tương đối
hạn chế là một lý thuyết tổng quát của « Vũ Trụ Không - Thời
Gian », thì thuyết tương đối tổng quát
lại chỉ "hạn chế" trong sự mô tả tương tác
hấp dẫn của vật chất. Tương tác này vốn được coi
như một "lực" từ
đã rất lâu. Trong môi trường sống thường ngày, nó cắt
nghĩa cân nặng của sự vật, cũng như hiện tượng "rơi".
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015
Đoàn Thanh Liêm - Vượt qua hận thù: trường hợp của nước Pháp và Đức (sau thế chiến thứ hai)
![]() |
Irène Laure (1898 – 1987) |
Giữa hai dân tộc nước Pháp và
nước Đức đã từng có một sự hận thù nặng nề ghê gớm kéo dài trong nhiều thế hệ,
phát sinh từ ba cuộc chiến tranh liên tục, bắt đầu từ năm 1870 với cuộc chiến
tranh Pháp – Phổ (franco-prussian war), rồi đến đệ nhất thế chiến 1914 – 1918,
và sau cùng là đệ nhị thế chiến 1939 – 1945. Nhưng kể từ giữa thập niên 1950,
hai nước này đã vượt qua được sự thù hận ân oán lâu đời đó, để mà cùng hợp tác
chặt chẽ với nhau nhằm góp phần cực kỳ quan trọng vào việc xây dựng được một
khối thị trường chung Âu châu (European Common Market). Và rồi tiến tới thêm
một bước kỳ diệu nữa, đó là thiết lập được một thực thể chính trị kinh tế quan
trọng bậc nhất trong thế giới hiện đại, tức là tổ chức Liên Hiệp Âu châu
(European Union EU), mà hiện gồm có 27 quốc gia thành viên, với dân số tổng
cộng là 500 triệu người, với đơn vị tiền tệ chung gọi là đồng euro, và tổng sản
lượng quốc gia GDP lên đến 20 ngàn tỷ dollar (20 trillion).
Sự hòa giải và hợp tác giữa
hai quốc gia cựu thù này có thể được coi là một sự kiện nổi bật nhất trong lịch
sử của Âu châu nói riêng, cũng như của cả thế giới nói chung, trong thời cận
đại kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt vào năm 1945, cho đến đầu thế kỷ XXI
của chúng ta ngày nay. Cái thành tựu vĩ đại và ngoạn mục như thế là do sự đóng
góp về cả trí tuệ và về cả tâm hồn của biết bao nhiêu nhân vật xuất chúng từ
phía cả hai dân tộc Pháp và Đức. Và bài viết này xin được ghi lại cái quá trình
phục hồi và xây dựng hết sức tích cực của một số nhân vật kiệt xuất đó.
Để bạn đọc dễ dàng theo dõi
câu chuyện, người viết xin trình bày sơ lược về bối cảnh lịch sử tại khu vực
Tây Âu, trước khi mô tả chi tiết về tiến trình hòa giải và hợp tác của hai nước
Pháp và Đức trong nửa sau của thế kỷ XX.
Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015
Nhà văn Phùng Nguyễn qua đời
Diễn Đàn Thế Kỷ vô cùng bất ngờ và xúc động được tin nhà văn Phùng Nguyễn không còn nữa. Đây là một mất mát lớn cho đại gia đình văn học hải ngoại. Riêng với DĐTK, nhà văn Phùng Nguyễn là một người bạn rất đáng quý và có một số dự án về văn học dự định làm chung trong tương lai.
Ngậm ngùi đưa tiễn bạn về Cõi Bình Yên. Chân thành chia buồn cùng gia đình và người thân của bạn. - DĐTK
![]() |
Nhà văn Phùng Nguyễn. |
Nhà văn Phùng Nguyễn vừa qua đời vào sáng Thứ Ba, 17 Tháng Mười Một, vì bệnh tim, tại Adventis Hospital, Takoma Park, tiểu bang Maryland, nơi nhà văn cư ngụ và làm việc hiện nay.
Nhà văn Ðinh Từ Bích Thúy có mặt tại bệnh viện ngay sau khi nhà văn Phùng Nguyễn qua đời, đã gọi báo tin buồn cho nhà văn Ðặng Thơ Thơ, người đã cùng nhà văn Phùng Nguyễn và nhà văn Ðỗ Lê Anh Ðào thành lập trang mạng văn học Da Màu vào năm 2006, và tiếp tục điều hành cho đến ngày nay.
Nhà văn Phùng Nguyễn, tên thật Nguyễn Ðức Phùng, sinh năm 1950 tại Quảng Nam. Sau khi học xong bậc tiểu học ở trường làng, năm 1961 cậu học sinh Nguyễn Ðức Phùng thi đậu vào lớp Ðệ Thất trường trung học Trần Quý Cáp tại Hội An, là trường trung học lớn nhất của tỉnh Quảng Nam lúc đó.
Nhà văn Phùng Nguyễn đã nhập ngũ vào năm 1968.
Ðến Hoa Kỳ năm 1984, ông theo học Cao học Quản Trị Kinh Doanh, từng sống và làm việc trong ngành tin học tại California, Hoa Kỳ.
Ông bắt đầu viết văn từ năm 1994, đã cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, talawas.org, tienve.org, damau.org,...
Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hợp Lưu (năm 2002), đồng chủ trương tạp chí mạng Da Màu (2006), chủ trương thư viện online Trên Kệ Sách (2008), chủ trương trung tâm ấn hành eBook Kệ Sách (2011).
Trước khi qua đời, ông đang phụ trách Blog Phùng Nguyễn: Rừng & Cây trên trang mạng đài phát thanh tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Là một trong những người sáng lập trang mạng văn học Da Màu, ông giữ mục biên khảo và nghị luận chung với nhà văn Ðinh Từ Bích Thúy trên trang mạng này. Ông cũng là người có chuyên môn cao về kỹ thuật điện toán nên đã đóng vai chủ chốt trong việc thiết kế và săn sóc về kỹ thuật cho trang mạng Da Màu.
Nhà văn Phùng Nguyễn đã xuất bản hai tác phẩm “Tháp Ký Ức,” NXB Văn, 1998, và “Ðêm Oakland và Những Truyện Khác,” NXB Văn, 2001.
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015
Bùi Văn Phú - Hoàng Phủ Ngọc Tường có ở Huế Tết Mậu Thân?
![]() |
Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Mỹ WGBH vào tháng 3/1981 (ảnh chụp từ YouTube) |
Hôm 31-8-2015 vừa qua, tạp chí văn
chương damau.org (damau.org/archives/38341) có đăng bài của Nguyễn
Đức Tùng phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài phỏng vấn này được Nguyễn Đức Tùng
thực hiện cách đây bảy năm, nay mới cho phổ biến, sau khi đã xác minh với nhà
văn xứ Huế về nội dung một lần chót trước khi Hoàng Phủ Ngọc Tường đồng ý đưa
ra công luận vào lúc này, khi ông Tường đang lâm trọng bệnh.
Một lần nữa, Hoàng Phủ Ngọc Tường phủ nhận việc ông có mặt ở Huế trong cuộc
tổng công kích Tết Mậu Thân như nhiều thông tin và nguồn dư luận đã đưa ra. Khi
nói là mình không có mặt ở đó, ông Tường muốn chứng minh là ông không can dự
vào các vụ thảm sát ở Huế khi đó.
Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015
Bùi Văn Phú - Thuốc chống sốt rét và lính cộng sản
![]() |
Bà Tu Youyou được trao giải Nobel Y học 2015 (ảnh STR/AFP/GettyImage) |
Hôm đầu tháng Mười vừa qua, giải Nobel Y học đã được ủy
ban tuyển chọn trao cho ba nhà nghiên cứu là Tu Youyou từ Trung Quốc, William
Campbell từ Ireland và Satoshi Omura từ Nhật.
Công trình nghiên cứu của bà Tu là tìm ra thuốc chống sốt
rét từ một loại cây vào cuối thập niên 1960. Ông Campbell và ông Omura tìm ra
phương pháp trị liệu nhiễm trùng cho người mắc bệnh do bởi ký sinh trùng trong
giun tròn sinh sản nơi sông hồ.
Bà Tu sẽ nhận được một nửa số tiền giải thưởng, tức khoảng
480 nghìn đôla, và hai nhà nghiên cứu Campbell và Omura chia nhau nửa còn lại.
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015
BBC - Ông Ban Ki-moon có gốc gác Việt Nam?
![]() |
Hình ảnh mạng xã hội lan truyền ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam - Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện |
Sáng ngày
30/10, mạng xã hội tại Việt Nam loan tin bản tin và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký
Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong một chuyến ông đến Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai,
Hà Nội) để thăm nhà thờ họ Phan Huy.
Facebook của
tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện có đăng bức hình ông Ban đang ghi sổ lưu niệm với
chú thích: Hình ảnh đầu tiên về việc Ngài Ban Ki moon tại nhà thờ họ Phan ở
Quốc Oai, Hà Nội.
Ngày ông Ban
đến đây được cho là 23/5/2015.
Tiến sỹ
Diện nói ông được người quen làm quan chức địa phương cho hay ông Ban đã tới
"chiêm bái, dâng hương tại nhà thờ dòng họ Phan Huy và nhận mình là hậu
duệ của dòng họ".
Ông cũng nói
thêm tên Ban Ki-moon theo Hán tự là Phan Cơ Văn.
Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015
Nguyễn Hoài Vân - Vài hàng về Angus Deaton – Giải Nobel kinh tế 2015
![]() |
Angus Deaton |
Thói quen tiêu thụ của người nghèo
Ngược lại với những tin
tưởng lúc ban đầu của mình, Deaton khám phá ra rằng khi có một nguồn lợi tức phụ
trội, người nghèo không ưu tiên mua những món hàng mà người ta nghĩ là họ cần, thí
dụ thức ăn trong trường hợp suy dinh dưỡng, mà có khuynh hướng dùng món tiền có
thêm ấy cho những hàng hóa không thực dụng.
Điều này kiểm chứng một
phát biểu nổi tiếng của Oscar Wilde : « Hãy cho tôi những điều
phụ thuộc, tôi sẽ bất cần những thứ cần yếu ».
Hệ quả của khám phá này
là khi giúp đỡ người nghèo, nên trao tặng họ những hiện vật hơn là tiền mặt.
Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015
Trần Gia Phụng - LỜI THỀ BỐN KHÔNG NGÀY 2-9
Trong lễ ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh (HCM) đưa ra lời thề hết sức long trọng. Trước khi đề cập đến lời thề ngày 2-9-1945 của HCM, xin sơ lược tiến trình cướp chính quyền của HCM và Mặt trận Việt Minh (VM).
1.- MẶT TRẬN VIỆT MINH
Việt
Minh là tên tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do Hồ Học Lãm thành lập ở
Trung Hoa năm 1936. Hồ Học Lãm có bí
danh là Hồ Chí Minh, già yếu, ít hoạt động nên nhóm cộng sản Việt Nam (CSVN) ở
Trung Hoa chiếm dụng danh xưng của hội nầy năm 1940. (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, hồi ký,
Portland, Oregan: Nhóm
Tìm Hiểu Lịch Sử, 1991, tr. 134.)
Lúc
đó, nhân cơ hội Quốc-Cộng Trung Hoa liên kết lần thứ 2 từ 22-9-1937 để chống Nhật,
đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) hoạt động công khai trở lại. Vào mùa thu 1938, Liên Xô gởi Nguyễn Ái Quốc
(NAQ) đến Diên An (Yan An), phía bắc tỉnh Thiểm Tây (Shaan Xi), nơi đặt bộ chỉ
huy đảng CSTH. (Qiang Zhai, China &
Vietnam Wars, 1950-1975, University of North Carolina Press, 2000, tr.
11.)
Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015
Thanh Trúc/RFA - "We Are Here" - Tự truyện của thế hệ người Việt thứ hai
Nguyễn Cát Thảo và tự truyện We Are
Here ra mắt tại Úc năm 2015
Nguyễn Cát Thảo, luật sư trẻ
Australia gốc Việt, ra đời trong trại tị nạn Sikiew ở Thái Lan sau khi ba
mẹ cô vượt đường bộ từ Việt Nam sang Kampuchia rồi đến được Thái Lan năm 1979.
Ba tháng sau khi cô chào đời, gia
đình Nguyễn Cát Thảo được Australia nhận cho định cư. Năm 2004, khi đang còn
học Trung Học, Nguyễn Cát Thảo là người đầu tiên gốc tị nạn được chọn làm đại
diện giới trẻ Australia đến diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York.
Năm 2015, kỷ niệm 40 năm người Việt
bỏ xứ đi tị nạn, Nguyễn Cát Thảo ra mắt cuốn tự truyện We Are Here mà cô ấp ủ
bao năm:
Đó là giọng đọc của Nguyễn Cát Thảo
với đoạn văn mở đầu mà cô nghĩ có thể nói lên lý do thôi thúc cô phải viết tập
truyện We Are Here bằng Anh ngữ này:
Gia đình Thảo định cư ở Sydney, tiểu
bang New South Wales. Hiện Thảo là một luật sư. Từ nhỏ tới lớn Thảo đã
chứng kiến sự hy sinh của cha mẹ. Những khó khăn không phải thuộc về gia
đình Thảo thôi nhưng mà thuộc về rất nhiều gia đình Việt Nam ở bên Úc và
cả cộng đồng Việt Nam mình ở khắp nơi trên thế giới.
Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn qua đời
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn |
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, từng nổi tiếng trước
năm 1975 với những bài thơ “ngông” đã qua đời tại tư gia ở thành phố Phan Thiết,
Việt Nam, vào sáng ngày 4 tháng 8 năm 2015, thọ 71 tuổi.
Năm 1994, nhà văn Võ Phiến đã viết về ông:
Ngày
trước trong chiến tranh, ông kể chuyện chơi trò nổ súng cắc cù rất độc đáo;
ngày nay hòa bình thiên hạ hớt hơ hớt hải lăn xả vào cuộc giành giật đồng tiền,
thì ông nói chuyện hớt tóc cạo râu: lại rất độc đáo.
Thành
thử giữa ông Nguyễn Bắc Sơn trong chiến tranh và ông Nguyễn
Bắc Sơn sau chiến tranh vẫn có một chỗ nhất trí. Tuy hai mà một. Do hoàn
cảnh khác nhau nên đề tài câu chuyện khác nhau; nhưng phong thái vẫn một thôi.
Phong thái ấy khiến cho thời chiến ông là kẻ phản chiến, thời bình ông thành kẻ
phản lao động. Thực ra thơ ông phát biểu về một thái độ sống, không phải chỉ là
một thái độ đánh nhau hay một thái độ làm lụng.
Trước mất mát này, DĐTK xin có lời chia buồn đến gia
đình nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn và tất cả các bạn yêu mến thơ ông.
Để tưởng
niệm ông, chúng tôi xin mời bạn đọc xem bài của nhà phê bình Đặng Tiến viết về
nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn đăng trong số này. - DĐTK
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)