Hiển thị các bài đăng có nhãn Sông Mekong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sông Mekong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Ngô Thế Vinh: Phù Nam Techo – con kênh lịch sử và những bước tiến hành dự án giữa triều đại cha và con

Biết mình biết người, trăm trận không nguy

Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bất đãi – Tôn Tử

知己知彼, 百戰不殆_孫子


Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
không được quyền cất tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Viễn cảnh một đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khô hạn và sa mạc hoá, không lẽ đây là “gia tài của mẹ”, một di sản thế hệ này để lại cho các thế hệ con cháu trong tương lai. Đây là cái giá rất đắt mà Việt Nam phải trả cho chuỗi những con đập thuỷ điện thượng nguồn và các dự án chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong, trong đó có con Kênh Phù Nam Techo. (nguồn: photo by TTXVN/Vietnam+, cảnh hạn hán trên một cánh đồng lúa vốn phì nhiêu của  tỉnh Sóc Trăng 03/2016) 


Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

Ngô Thế Vinh: Từ Đế chế Phù Nam – Khmer tới con kênh lịch sử Funan Techo của Vương quốc Cam Bốt

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long 


Hình 1: Dự án Funan Techo Canal, sẽ là Con Kênh Lịch sử của Vương quốc Cam Bốt 2024-2028 kết nối Cảng Phnom Penh ra tới Vịnh Thái Lan. 


DẪN NHẬP_ Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên (BCE). Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]  


Phạm Phan Long: Đại Vận Hà Phù Nam của Vương Quốc Cam Bốt

Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh


Trung Quốc và Lào tích lũy nước, phù sa và cắt đứt sinh lộ của di ngư trên sông Lancang-Mekong tại các hồ chứa thủy điện của họ, đe dọa sự sinh tồn của Cam Bốt và Việt Nam, nên đã đến lúc Trung Quốc và Lào phải nhận trách  nhiệm. Họ đã gây ra khô hạn cho hạ vực, chịu khát giữa mùa mưa. Ở Cam Bốt   khoảng 70% châu thổ hữu ngạn sông Bassac không có nước, Biển Hồ đã mất 56% nước chảy ngược và 20% điện tích đồng lũ. Ở Việt Nam châu thổ sông Cửu Long có nước nhưng là nước mặn xâm nhập không phải nước ngọt. Hai nước hạ du vất vả tranh nhau phần nước mà thượng nguồn tùy tiện để sót lại. Dự án Kênh Phù Nam tại Cam Bốt do Trung Quốc đỡ đầu, tuy nói là tuyến        thủy vận thôi nhưng vẫn có thể là kênh dẫn thủy nhập điền. Trung Quốc có chiến lược khai thác mối hận thù giữa dân tộc Cam Bốt và Việt Nam để chia rẽ họ, đồng thời viện trợ tài trợ hàng chục tỉ Mỹ kim mua chuộc Lào và Cam Bốt, ràng buộc họ thành con nợ, để cô lập Việt Nam. Bài tham luận này trình bày một chiến lược hoàn toàn mới cho Việt Nam và liên minh chiến lược cho Việt Nam và Cam Bốt để đối phó với Trung Quốc và Lào.


Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Lê Anh Tuấn (*) - Hạn, mặn ở ĐBSCL: Có nên trông chờ vào thuỷ điện TQ?

Diện tích lúa bị thiệt hại ở nhiều địa phương tăng lên rất nhanh. Trong ảnh là một ruộng lúa bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn ở ĐBSCL. - Ảnh: Trung Chánh
(TBKTSG Online) - Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với trận khô hạn nặng nề nhất trong khoảng 100 năm qua. Nước mặn theo thủy triều từ Biển Đông và Biển Tây đang một ngày tiến sâu hơn vào đất liền làm ít nhất 40% diện tích tự nhiên vùng đồng bằng bị xâm nhập mặn.

Đã có ít nhất 8 tỉnh ở ĐBSCL công bố thiên tai xâm nhập mặn. Nhiều nơi như Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang người dân chưa hề quen với hơi mặn của nước biển, nay bắt đầu nhận thấy vị lờ lợ cuả muối trong nguồn nước. Rất nhiều cuộc họp khẩn trương bàn biện pháp giải cứu hạn – mặn. Các phương tiện truyền thông cả nước gần như hằng ngày đã liên tục cập nhật tình hình khô hạn này. Cũng khá nhiều nhà khoa học tìm cách lý giải nguyên nhân của hiện tượng khô nóng bất thường như năm nay, cả lập luận nghiêng về thiên tai lẫn nhân tai, hoặc cả hai.


Facebook Lang Anh - Vũ khí nước của Trung Quốc và việc giải lời nguyền sông MeKong


Vũ khí nước của Trung Quốc đã thành hình và lời nguyền sông Mekong đối với Việt Nam cũng đã thành hiện thực. Không thể giao phó số mệnh quốc gia cho lòng thương hại của đối phương, Việt Nam cần và hoàn toàn có thể ứng phó được với thực trạng này bằng chính các giải pháp từ bên trong của chính mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn nằm trong các nỗ lực của chính quyền…

Tháng 3/2016 trong lúc tình hình ngày một nóng trên biển Đông thì tình trạng khô hạn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khiến người Việt Nam choáng váng. Vùng đất trù phú và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, đóng góp chủ yếu vào thành tích xuất khẩu gạo từ 7 - 8 tr tấn một năm này đang trong tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nặng do thiếu nước ngọt. Nguyên nhân trực tiếp do sự suy giảm dòng chảy trên sông MeKong.

Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.