Hiển thị các bài đăng có nhãn RFI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn RFI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Thanh Phương (RFI): Quan hệ Việt - Trung sau Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Sau khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, ngày 23/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương mới đã bầu lại ông Tập Cận Bình vào chức tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm kỳ thứ ba. Như vậy, ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo có thế lực nhất ở Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Tập Cận Bình không ai khác hơn, chính là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 30/10/202, đã bắt đầu chuyến viếng thăm Bắc Kinh đến ngày 02/11, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. 

Trước đó, vào ngày 23/10, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gởi điện chúc mừng Tập Cận Bình nhân dịp ông được bầu lại làm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trong bức điện này, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ tin tưởng là, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, “ toàn Đảng và toàn dân Trung Quốc nhất định sẽ xây dựng Trung Quốc thành quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.”


Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

Trọng Thành (RFI): Afghanistan - Vì sao Hoa Kỳ dè dặt về chính phủ mới của Taliban?

Ngày 07/09/2021, việc Taliban công bố nhiều thành phần chủ chốt của tân chính phủ Afghanistan không hề « hòa hợp » như đã loan báo, trong đó có nhiều nhân vật nằm trong danh sách trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, gây sốc. Nhiều nhà quan sát ví đây như là một gáo nước lạnh dội vào hy vọng của nhiều nước phương Tây. Tuy nhiên, sau khi Taliban công bố thành phần chính phủ gây nhiều thất vọng, Hoa Kỳ đã có phản ứng rất dè dặt. Vì sao ?

Ngay sau khi công bố thành phần chính phủ mới, ngày hôm qua, 08/07, ngoại trưởng Mỹ đến Đức, với mục tiêu cố tìm cách phối hợp với các quốc gia từng can thiệp vào Afghanistan, để thống nhất hành động trước động thái mới này. Trưa hôm qua, lãnh đạo ngoại giao Mỹ Antony Blinken đến căn cứ không quân Hoa Kỳ, ở tây nam nước Đức, nơi tiếp nhận hàng ngàn người tị nạn từ Afghanistan. Trong buổi chiều, ông Blinken cùng đồng nhiệm Đức Heiko Maas chủ trì cuộc họp trực tuyến với khoảng 20 ngoại trưởng các nước.

Washington hy vọng hội nghị này là dịp để trước hết nhấn mạnh các kêu gọi quốc tế với Taliban để các ông chủ mới ở Kabul tôn trọng cam kết, cho tất cả những người Afghanistan nào muốn có thể rời khỏi đất nước. Khoảng 123.000 người đã được di tản khỏi Afghanistan, trong đó chủ yếu là người Afghanistan. Hoa Kỳ lo ngại là hiện tại còn rất nhiều người Afghanistan chờ đợi được ra đi.

Hội nghị các ngoại trưởng phương Tây cũng có mục tiêu là đưa ra một phản ứng thống nhất, với chính quyền Taliban, sau khi chế độ Hồi giáo công bố những nhân sự chủ chốt đầu tiên, không có nhân vật nào không thuộc Taliban, như đã hứa hẹn. Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh trong một thông báo trước khi hội nghị diễn ra : « Chúng tôi muốn tiến hành với sự phối hợp và có tổ chức giai đoạn tiếp theo, đặc biệt liên quan đến quan hệ với các tân lãnh đạo ở Kabul ».

Phản ứng đầu tiên của lãnh đạo ngoại giao Mỹ thể hiện bước đi dè dặt của Washington, khi ông tuyên bố : Tân chính quyền Taliban sẽ được phán xét dựa trên « các hành động cụ thể », chứ không phải là qua các tuyên bố. Hoa Kỳ tránh trực tiếp bình luận về các nhân sự lãnh đạo mới của chính phủ Taliban, cho dù trong số đó có những phần tử bị Hoa Kỳ coi là tội phạm.

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

Trọng Nghĩa (RFI): Mỹ có thể tăng cường hiện diện ở Biển Đông sau khi rời Afghanistan

Từ giữa tháng 8/2021, báo chí và cả các nhà ngoại giao Trung Quốc, đều không che giấu thái độ vui mừng trước điều bị cho là “thất bại” của Mỹ ở Afghanistan. Truyền thông Trung Quốc không ngần ngại nêu bật việc Hoa Kỳ “bỏ rơi” đồng minh 20 năm của mình như là một bài học cho nhiều nước, đặc biệt là ở châu Á, là không nên tin tưởng vào Mỹ.

Thế nhưng, ngày càng có nhiều nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh không nên mừng vội, vì sau khi thoát ra được khỏi vũng lầy Afghanistan, Hoa Kỳ sẽ rảnh tay hơn để đối phó với Trung Quốc, và cụ thể là sẽ có điều kiện dấn thân sâu hơn vào Biển Đông.

Chỉ một tuần sau ngày Kabul thất thủ, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm 22/08 đã nhắc lại tuyên bố của tổng thống Mỹ Joe Biden, tái khẳng định quyết tâm triệt thoái khỏi Afghanistan để có thể tập trung đối phó với Trung Quốc (và Nga).

Một cách cụ thể hơn, báo mạng Philippines Business World vào hôm nay, 06/09, đã trích dẫn nhiều nhà phân tích cho rằng quân đội Mỹ có thể sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông sau khi rút khỏi Afghanistan, trong một hành động nhằm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa vùng biển tranh chấp.

Theo giáo sư chuyên ngành quốc tế học Renato C. de Castro, thuộc Đại Học De La Salle ở Philippines, động thái triệt thoái khỏi Afghanistan chỉ là một động tác “rút lui” chiến lược, nhằm giúp Mỹ có thêm nguồn lực cạnh tranh với các đối thủ như Trung Quốc và Nga. Trong một cuộc phỏng vấn thực hiện qua mạng xã hội Zoom, giáo sư de Castro giải thích: “Mỹ đã nhận ra rằng việc ở lại Afghanistan không mang lại bất kỳ lợi ích nào… Đó không phải là một vùng biển và họ đã bỏ vào rất nhiều tiền mà chẳng được ích lợi gì… Quý vị sẽ làm gì khi nhận ra rằng khoản đầu tư của mình không thu được lợi nhuận? Quý vị phải cắt bỏ nó đi. Đây là điều gọi là rút lui chiến lược”.

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

Trọng Thành (RFI): Rút khỏi Afghanistan, Mỹ rảnh tay đối phó với Trung Quốc

Hai thập niên can thiệp quân sự của Mỹ vào Afghanistan không mang lại kết quả, cuộc rút quân bị lên án là tháo chạy trong « hỗn loạn », đang làm tổn hại hình ảnh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trái với quan điểm cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy sự suy yếu của nước Mỹ, theo nhiều nhà quan sát, việc dứt khoát rút khỏi « bãi lầy » Afghanistan là một bước ngoặt chiến lược giúp Washington rảnh tay tập trung đối phó với các tham vọng của Bắc Kinh tại châu Á.

Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bước chuyển chiến lược này: Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã công du châu Á (từ ngày 22 đến ngày 26/08/2021) ngay vào lúc đang diễn ra cuộc di tản ồ ạt khỏi Afghanistan, mà nhiều người ví với biến cố chế độ Sài Gòn thất thủ năm 1975, sau khi quân đội Mỹ rút đi. Điểm đến của phó tổng thống Harris là Singapore và Việt Nam, hai quốc gia được coi là đồng minh và đối tác hàng đầu của nước Mỹ trong thế trận ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Chống tham vọng Bắc Kinh ở Biển Đông : Nước Mỹ dẫn đầu


Chuyến công du ngoài châu Mỹ đầu tiên của phó tổng thống Hoa Kỳ kể từ khi nhậm chức là đến châu Á là nhằm trấn an các đồng minh và đối tác châu Á lo ngại trước nguy cơ trong tương lai Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh tương tự như điều đang xảy ra tại Kabul, thủ đô Afghanistan. Tuy nhiên, trên thực tế, chuyến công du của bà Harris cho thấy nước Mỹ đang ở thế công, chứ không phải thế thủ.

Trong chuyến đi châu Á này, phó tổng thống Mỹ đã liên tục lên án Bắc Kinh « làm xói mòn trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và đe dọa chủ quyền quốc gia » của các nước láng giềng Đông Nam Á tại Biển Đông, cũng là con đường hàng hải quốc tế huyết mạch. Theo chuyên gia về Trung Quốc và châu Á Ryan Hass, Viện tư vấn Brookings Institution, các diễn biến ở Kabul sẽ không có tác động đáng kể đến uy tín của nước Mỹ tại châu Á.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

Thụy My (RFI): Bắc Kinh đòi các tàu phải khai báo khi đi qua "lãnh hải" Trung Quốc

Cuối tuần qua, Bắc Kinh tuyên bố kể từ ngày 01/09/2021, tức là chỉ vài ngày sau khi thông báo, các tàu nước ngoài đi qua vùng biển được coi là « lãnh hải » của Trung Quốc phải khai báo các thông tin chi tiết.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, quy định mới của Cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc yêu cầu các tàu ngầm, tàu nguyên tử, tàu chở vật liệu phóng xạ, dầu lửa, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác phải cung cấp các thông tin khi đi qua « vùng lãnh hải » Trung Quốc. Ngoài ra, « các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc » cũng phải tuân thủ quy định này.

Những tàu này phải khai báo tên, số hiệu, vị trí, cảng sắp ghé và giờ dự định đến nơi. Tên các vật liệu nguy hiểm và trọng tải của tàu cũng phải được báo cáo.

Trang The Interpreter của Lowy Institute có trụ sở tại Úc cho biết, việc dung hòa giữa vấn đề an toàn và tự do hàng hải đã được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Theo công ước này, các quốc gia ven biển không được ngăn trở tàu ngoại quốc đi qua vô hại trong lãnh hải của mình, trừ trường hợp đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các hoạt động vũ trang.

Vấn đề ở đây là khái niệm « lãnh hải » của Bắc Kinh. Theo điều 2 Luật Biển và vùng tiếp giáp của Trung Quốc ngày 25/02/1992, « vùng lãnh hải » là vùng nước tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc, mà lãnh thổ đó được cho là bao gồm cả Đài Loan và các nhóm đảo khác như Điếu Ngư, Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (tức Trường Sa). Có nghĩa là nằm trong « đường lưỡi bò » mà Bắc Kinh tự vẽ, bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông.

Một điểm nhập nhằng khác là chiến hạm các nước nhất là của Mỹ có thể bị diễn giải là « tàu gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc ».

Thùy Dương (mục Điểm Báo Pháp của RFI): Afghanistan - Từ "nghĩa địa của các đế chế" đến "nghĩa địa của các ảo tưởng"

Hôm nay, 31/08/2021, hạn chót Mỹ rút hết quân khỏi Kabul, hồ sơ được báo chí Pháp đặc biệt lưu ý vẫn là Afghanistan, trừ báo công giáo La Croix quan tâm nhiều đến chính trị Đức và chỉ dành một bài khiêm tốn cho việc quân Mỹ rút khỏi sân bay Kabul. « Kabul bị bỏ lại cho Taliban » là tựa trang nhất của Le Figaro. Sau 2 thập niên, thời kỳ tham chiến dài nhất của quân đội Mỹ, Afghanistan trở lại dưới quyền kiểm soát của Hồi giáo cực đoan.

Không chỉ là « Nghĩa địa của các đế chế », Afghanistan nay trở thành « Nghĩa địa của các ảo tưởng », như tựa bài xã luận của Le Figaro. Các cuộc tấn công ngày 11/09/2001 đã đặt Afghanistan thành trung tâm của các vấn đề an ninh và văn minh của thế giới phương Tây. Mọi chuyện sẽ vẫn như thế, vẫn chung những nguy cơ giống như 20 năm trước. Điểm mới là sẽ phải thông qua Taliban nếu phương Tây muốn gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các sự kiện có thể tác động trực tiếp đến chúng ta.

Cây bút xã luận Philippe Gélie của Le Figaro lưu ý, liên quan đến an ninh, Tây phương sẽ còn lệ thuộc vào Taliban nhiều hơn. Trong số 72 tổ chức khủng bố được ghi nhận trên thế giới, có tới 18 tổ chức hiện diện ở Afghanistan. Quốc tế cũng đã thấy Taliban không có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công của Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo nhánh Khorasan (IS-K). Đó là chưa kể quân thánh chiến thuộc mọi thành phần khác.

Đối mặt với những nguy cơ nói trên, Tây phương có thể hy vọng gì từ cuộc đối thoại với chính quyền mới ở Kabul ? Viện trợ nhân đạo để giúp quốc gia này phát triển ? Hợp tác an ninh có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công sắp tới ? Le Figaro cảnh báo phương Tây đừng quá mơ mộng hão huyền : mọi cuộc thảo luận với Taliban đều sẽ là một cuộc mặc cả bất tận. Đồng minh Mỹ đã quay về nước, không có sự giúp đỡ, châu Âu sẽ không thể tự vệ.

Afghanistan : Khi chỉ còn Taliban chèo lái…


Mở đầu bài viết « Afghanistan : Chỉ còn Taliban chỉ huy », tờ Le Monde nhận định, sau khi quân Mỹ rời đi, Taliban sẽ phải quản lý một nền kinh tế đình trệ. Và đó không phải là chiến thắng mà phe Hồi giáo cực đoan ngóng chờ.

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Trọng Thành (RFI): Covid - ''Mô hình'' quân đội đi chợ cho dân Sài Gòn thất bại

Tại tâm dịch Covid ở TP.HCM – thủ phủ kinh tế của Việt Nam, một diễn biến gây nhiều chú ý hôm qua, 28/08/2021. Sở Công Thương thành phố yêu cầu cho 25.000 shipper trở lại vận chuyển hàng hóa phục vụ người dân.

Theo nhiều nhà quan sát, việc chính quyền đưa ra đề xuất nói trên cho thấy chính quyền đã thừa nhận chính sách đưa quân đội đảm nhận việc cung ứng thực phẩm cho toàn bộ dân cư thành phố, cùng với chính quyền cơ sở, là một thất bại.

Ngay từ khi chính quyền ấn định kế hoạch bộ đội cung cấp thực phẩm cho hơn 10 triệu dân thành phố, bắt đầu thực hiện từ ngày đầu đợt siết chặt phong tỏa 23/08, nhiều chuyên gia, nhà hoạt động xã hội đã lên tiếng cảnh báo về thất bại được báo trước.

Từ Sài Gòn, giáo sư Hoàng Dũng nhận định với RFI Tiếng Việt về vấn đề này:

«Từ sự kiện này, có hai cách đánh giá khác nhau. Một cách nhìn có vẻ tươi sáng, là khen ông Nhà nước uyển chuyển, biết sửa lại các quyết định của mình sao cho phù hợp với thực tiễn hơn. Nhưng mặt khác, người ta cũng thấy điều mà Nhà nước không thấy. Đó là những người ở vị trí quyết định đã vội vàng đưa ra những chủ trương mà ngay từ đầu đã thấy sai lầm. Cụ thể là cấm hoàn toàn shipper trong một số quận. Còn một số quận còn lại vẫn cho hoạt động, nhưng trong phạm vi của một quận thôi. Việc giải quyết hàng hóa cho hơn 10 triệu dân, họ trông cậy hoàn toàn vào bộ đội. Khi Sở Công Thương đề nghị cho 25.000 shipper hoạt động trở lại, điều đó có nghĩa là công khai thừa nhận mô hình cung cấp thực phẩm trước đây là hoàn toàn thất bại. Thất bại có thể biết trước được. Với một thành phố hơn 10 triệu dân, để đưa được đồ ăn thức uống đến cho dân, thì phải một lực lượng ước chừng 50 ngàn người. Không thể điều 50 ngàn lính làm việc đó được. Số lượng đó là quá lớn. Riêng việc đó đã đủ thất bại! … Còn về việc di chuyển, các shipper khi cần ngay lập tức có thể tới ngay, còn với những người không chuyên nghiệp, đó là chuyện không dễ. Thêm một điểm khác, là shipper họ thường quen với hàng hóa…».

– Ông nhìn nhận ra sao về việc các hoạt động của thị trường, của xã hội dân sự gặp khó khăn trong giai đoạn đại dịch?

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Thanh Hà (RFI): Trung Quốc - Yếu tố cản trở việc nâng quan hệ Mỹ - Việt lên "đối tác chiến lược"

Giới quan sát đã nhiều lần đề cập đến hình ảnh Việt Nam bắt tay với Mỹ nhưng mắt vẫn nhìn về phía Bắc Kinh. Trong hai tháng liên tiếp, bộ trưởng Quốc Phòng rồi phó tổng thống Hoa Kỳ đã công du Việt Nam. Washington và có lẽ là Hà Nội đều muốn nâng cấp quan hệ song phương lên mức “đối tác chiến lược”, nhưng yếu tố Trung Quốc vẫn cản trở việc này.

Trước giờ tiếp nhân vật số 2 trong chính quyền Mỹ, thủ tướng Việt Nam đã có một buổi làm việc với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội. Phải chăng đó là những dấu hiệu cho thấy một số giới hạn trong bang giao Việt - Mỹ và phản ánh thế khó xử của Hà Nội trên bàn cờ ngoại giao ?

Trả lời trang mạng nghiencuuquocte.org hôm 23/08/2021, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute) tại Singapore lưu ý bang giao Việt Mỹ “chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay” và bên cạnh những lợi ích về kinh tế, vế an ninh quốc phòng và chiến lược ngày càng thu hút chú ý của đôi bên. Vẫn theo ông Lê Hồng Hiệp, chính việc có cùng những lợi ích về chiến lược, đặc biệt là “trên Biển Đông” đang thúc đẩy “hai nước xích lại gần nhau hơn”.

Hà Nội và Washington đã bình thường hóa quan hệ từ năm 1995. Mỹ là đối tác thương mại quan trọng thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc. Từ năm 2015, bộ Quốc Phòng Mỹ đã cho phép xuất khẩu một số trang thiết bị quân sự sang Việt Nam và cũng từ 2018, hàng năm, lãnh đạo Lầu Năm Góc vẫn dành thời gian đến Hà Nội.

Trong bối cảnh tình hình tại Biển Đông đã nóng lên, Việt Nam tỏ ra tâm đầu ý hợp với Mỹ về chiến lược an ninh biển. Dù vậy, về mặt chính thức, đến nay Việt Nam vẫn xem Hoa Kỳ là “một đối tác hàng đầu trong chính sách đối ngoại” và tránh né cụm từ “đối tác chiến lược” khi nói về quan hệ với Mỹ. Thái độ thận trọng đó phần nào cho thấy Hà Nội không được thoải mái giữa một nước cựu thù là Hoa Kỳ và một nước láng giềng quá lớn là Trung Quốc.

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Anh Vũ (RFI): Afghanistan - Taliban thay đổi, hay thích nghi để tồn tại?

Sau khi giành chính quyền tại Afghanistan, phe Taliban đã cố trấn an thế giới là họ đã thay đổi nhiều so với lần cai trị đất nước cách đây 20 năm. Cho dù Taliban cam kết tôn trọng nữ quyền, cố tỏ ra ôn hòa, thân thiện với thế giới bên ngoài, bộ mặt mới của Taliban vẫn khó thuyết phục được quốc tế.

Hai ngày sau khi Kabul thất thủ, khán giả truyền hình Afghanistan đã chứng kiến những hình ảnh không thể tưởng tượng được dưới chế độ đầu tiên của Taliban (1996-2001) : Một chiến binh được một nữ phóng viên phỏng vấn trên kênh truyền hình Tolo News. Nhà báo Beheshta Arghand ngồi cách người phỏng vấn khoảng 2,5 mét, hỏi ông ta về tình hình an ninh trong thủ đô Afganistan. Kênh truyền hình tư nhân này cũng đưa lên một video cho thấy một nữ phóng viên đang đưa tin từ các phố của Kabul.

Những hình ảnh như thế xuất hiện cùng lúc các lãnh đạo của phong trào Taliban thi nhau nhắc lại rằng họ muốn chấm dứt đổ máu. Tại cuộc họp báo hôm 17/08, phát ngôn viên Zabihullah Mujahid khẳng định « ân xá toàn thể » cho các công chức nhà nước. Ông này cũng khẳng định Taliban đã rút ra những bài học của lần cầm quyền đầu tiên và sẽ có « nhiều cái khác » trong cách lãnh đạo lần này, cho dù về tư tưởng và tín ngưỡng, « không có gì khác ».

Dưới chế độ Taliban trước đây, các hoạt động như trò chơi, âm nhạc, nhiếp ảnh, truyền hình bị cấm. Tội phạm trộm cắp bị chặt tay, giết người bị hành hình công khai, người đồng tính bị sát hại. Thiếu nữ không có quyền học hành. Phụ nữ ra ngoài phải có đàn ông đi cùng và bị cấm đi làm, nếu bị quy tội như ngoại tình thì họ chỉ có chết vì đòn roi hay bị ném đá giữa đường. Phát ngôn viên Taliban cam đoan các quyền của phụ nữ từ giờ sẽ được tôn trọng, trong « khuôn khổ của luật Hồi giáo ».

Ý thức hệ cơ bản của Taliban vẫn như cũ


Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Trọng Thành (mục Điểm Báo của RFI): Chiến thắng của Taliban - Thất bại của “ảo tưởng” nhập khẩu dân chủ

Thủ đô Afghanistan thất thủ, Taliban trở lại nắm quyền sau 20 năm là chủ đề chính của hầu hết các báo Pháp hôm nay, 17/08/2021, hai ngày sau khi Taliban tiến vào Kabul. Hồ sơ trang nhất của Le Monde mang hàng tít : “Taliban : Những chủ nhân tại Kabul”. “Taliban người chủ của cuộc chơi” cũng là tựa chính của La Croix.

Le Figaro hoàn toàn bi quan với nhận định : “Taliban áp đặt trật tự Hồi giáo tại Kaboul”. Libération dành hình ảnh trang nhất cho cảnh nhiều người đang cố leo qua một bức tường cao với tựa chính : “Afghanistan. Mạnh ai nấy chạy”. Nhật báo kinh tế Les Échos tìm cách rút ra “10 câu hỏi về thảm kịch Afghanistan”.

Sau 20 năm bị lật đổ, ngày 15/08/2021, Taliban trở lại chiếm Kabul mà không cần nổ súng. Tổng thống Ashraf Ghani bỏ chạy, người phát ngôn Taliban thông báo “chiến tranh kết thúc”. Các sứ quán phương Tây khẩn trương sơ tán, sân bay quốc tế Kabul hỗn loạn. Với vài mô tả nói trên, Le Monde đã tóm lược biến cố bất ngờ mà một số nhà quan sát đánh giá như là một thất bại lớn nhất của phương Tây kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Những “ảo tưởng” nguy hiểm và hai nạn nhân chính


Về chiến thắng nhanh chóng và sự sụp đổ bất ngờ của chính quyền Kabul, được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn, Libération có bài xã luận mang tên “Những ảo ảnh”. Tại sao lại là ảo ảnh ? Ảo ảnh đầu tiên là “những tuyên bố tương đối mang tính hòa giải” của nhiều thủ lĩnh Taliban. Tuy nhiên, điều đó không lừa được ai ! Đối với Libération, hậu quả đã rõ ràng.

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Trọng Nghĩa (RFI): Trung Quốc cay cú vì không soán được ngôi Cường Quốc Thế Vận số 1 của Mỹ

Trong hầu như tất cả các kỳ Thế Vận Hội, Hoa Kỳ đều đứng đầu bảng xếp hạng về số danh hiệu vô địch thế vận đoạt được. Ngoại lệ duy nhất gần đây là tại Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, khi Mỹ bị Trung Quốc vượt qua về số huy chương vàng. Luôn ngấp nghé soán đoạt ngôi vị “Cường Quốc Thế Vận” Số 1 từ tay Mỹ, tại Thế Vận Hội Tokyo 2020 vừa bế mạc hôm 08/08/2021, Bắc Kinh rất cay cú vì suýt nữa đã thành công trước khi bị thất bại vào giờ chót.

Cuộc đấu tranh Mỹ-Trung để giành vị trí cường quốc thể thao hàng đầu thế giới đó đã được tuần báo Pháp Le Point chú ý. Ngày 08/08 vừa qua, trong một bài phân tích mang tựa đề hóm hỉnh “Chiến lược (gần như) toàn thắng của Trung Quốc tại Thế Vận Hội”, tờ báo Pháp đã nêu bật bí quyết thành công của Trung Quốc, đã được Bắc Kinh áp dụng trong lãnh vực địa chính trị: Huy động quần chúng tấn công vào những lãnh vực bị bỏ bê - tức là những bộ môn thể thao ít nổi tiếng.

Trung Quốc bị Mỹ vượt qua trong gang tấc vào giờ chót


Phải nói là tại Thế Vận Hội Tokyo lần này, Trung Quốc rất cay cú, vì bị Mỹ vượt qua trong gang tấc về số huy chương vàng giành được vào ngày thi đấu cuối cùng (08/08), sau khi đã liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng huy chương ngay từ ngày thi đấu đầu tiên (24/07).

Thật vậy, cho đến ngày 07/08, tức là một hôm trước lúc Thế Vận Hội bế mạc, Trung Quốc vẫn đứng hạng nhất với 38 huy chương vàng, trong lúc Hoa Kỳ đứng hạng nhì với 36 huy chương.

Thế nhưng, bước qua ngày thi đấu cuối cùng 08/08, các vận động viên bóng rổ nữ của Mỹ, cùng với tay đua xe đạp nữ Jennifer Valente trong môn đua trong sân lòng chảo đã chiến thắng trong trận chung kết, đã giúp đoàn Mỹ vươn lên đứng đầu bảng vàng Thế Vận Hội Tokyo, với 38 huy chương vàng như Trung Quốc, nhưng hơn hẳn về tổng số huy chương.

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Minh Anh (Mục điểm báo Pháp của RFI): Báo cáo GIEC - Khi chuyện viễn tưởng trở thành hiện thực

Bản báo cáo thứ sáu của GIEC về hiện tượng biến đổi khí hậu được công bố hôm thứ Hai 09/8 là chủ đề thời sự nóng trên các trang báo Pháp ngày hôm nay 10/8/2021. Trong bản báo cáo mới này, Nhóm Chuyên gia Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) gióng chuông cảnh báo « Cuộc khủng hoảng khí hậu đã chạm ngưỡng đáng báo động ».

Le Monde, với tấm ảnh những người lính cứu hỏa bất lực nhìn lửa bùng cháy ở California, chạy tít lớn : « Khủng hoảng khí hậu và bảng tổng quan đáng sợ ». Tương tự, nhật báo công giáo La Croix, trên nền ảnh màu vàng rực của lửa, hình ảnh người lính cứu hỏa mình trần đen nhẻm vì bụi tro, kéo vòi phun nước giang tay như tự hỏi « phải làm sao đây » rồi đề tựa lớn « Khí hậu, bị dồn vào chân tường ».

Libération đăng ảnh một đoạn đường cao tốc bị tàn phá nghiêm trọng sau trận lũ lụt, cảnh báo « Khí hậu, bên bờ vực thẳm ». Nhật báo kinh tế Les Echos trên nền ảnh xanh biếc là những tản băng trôi, khẳng định không chút do dự « Khí hậu, sự biến đổi là đã không thể đảo chiều ».

Thảm họa không biên giới


Lũ lụt, hỏa hoạn, những ngày gần đây thế giới chứng kiến những chuỗi thảm họa thiên nhiên lớn chưa từng có. Tất cả đều được cho là do cùng một nguyên nhân : Biến đổi khí hậu. Trái Đất mỗi ngày bị hâm nóng, và « sự hâm nóng đó là không biên giới » như tiêu đề bài xã luận của La Croix. Bởi vì, những trận thiên tai đó đang xảy ra ở khắp nơi, ngay cả ở những vùng cho đến giờ được cho là chưa bị tác động của biến đổi khí hậu.

Le Monde lưu ý, đây mới chỉ là phần đầu tiên trong bản báo cáo tổng kết thứ sáu, dự trù công bố vào tháng 9/2022. Trong phần một này, với sự tham gia của 234 nhà khoa học đến từ 66 quốc gia, báo cáo của GIEC, qua phân tích từ 14 ngàn nghiên cứu khoa học, chỉ mới lập ra một bảng chẩn đoán về thực trạng khí hậu. Hai phần còn lại, đề cập đến những tác động của khí hậu đối với xã hội loài người và những giải pháp để giảm thiểu phát thải khí ga gây hiệu ứng nhà kính, sẽ lần lượt được công bố vào tháng 2 và 3/2022.

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Thùy Dương (RFI): Tập Cận Bình - Vladimir Putin : Hợp tác đối phó với Biden hay là « nụ hôn thần chết » ?

Trong những tuần gần đây, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin không ngừng điện đàm với nhau. Điều gì đang xảy ra? Đó có phải chỉ đơn giản là hệ quả của cuộc đối đầu ý thức hệ gay gắt giữa Mỹ và hai nước Nga - Trung ? Sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và nước láng giềng khổng lồ Nga có vẻ rõ ràng, nhưng mọi chuyện lại không đơn giản như vậy.

Trên đây là nhận định của chuyên gia Trung Quốc Pierre-Antoine Donnet trong bài viết đăng trên trang mạng châu Á The Asialyst ngày 07/07/2021 : « Nga - Trung : Đối phó với Biden, những giới hạn khi Tập và Putin xích lại gần nhau ». RFI giới thiệu bài viết dưới dạng hỏi đáp.

Bắc Kinh và Matxcơva thời gian qua có vẻ rất gắn bó với nhau ?


Mọi người đều biết cặp đôi nào cũng trải qua thời kỳ tốt đẹp và những giai đoạn khó khăn. Quan hệ giữa cặp đôi Trung Quốc và Nga cũng như vậy, đôi bên từng có những giai đoạn « yêu thương » rồi « thù hằn». Nhìn vẻ bề ngoài thì trong thời gian qua dường như cặp đôi Nga - Trung đang có « tình yêu cuồng nhiệt ». Nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì có thể thấy không chắc là như vậy.

Vào ngày 28/06/2021, một tuyên bố chung giữa Bắc Kinh và Matxcơva dường như đã làm sáng tỏ nhiều điều. Nga và Trung Quốc khẳng định mong muốn tăng cường, củng cố sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy « một trật tự quốc tế công bằng, chính đáng hơn và dân chủ hơn » nhằm làm đối trọng với Hoa Kỳ và với sự tấn công ý thức hệ của Washington.

Gần đây, sau một hội nghị trực tuyến, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ việc hai nước đang tìm cách tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh mới và phủ nhận việc đôi bên lập liên minh quân sự. Ngược lại, hai nhà lãnh đạo khẳng định quan hệ song phương Nga - Trung đã trở nên « chín muồi hơn, ổn định hơn và vững chắc hơn » và hai nước giờ đây đều là « đối tác ưu tiên » của nhau.

Liệu có phải Tập Cận Bình và Putin xích lại gần nhau vì Joe Biden ?


Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Trọng Nghĩa (RFI): Biển Đông - Phải chăng Philippines đã bạo dạn hơn trước Trung Quốc?

Sự cố xẩy ra từ hơn một tuần trước đó, nhưng mãi đến ngày 19/07/2021 vừa qua mới được tiết lộ công khai. Trong một thông báo, lực lượng tuần duyên Philippines cho biết: Một chiếc tàu tuần tra của họ hôm 13/07, sau khi phát hiện một chiến hạm Trung Quốc trong vùng quần đảo Trường Sa thuộc hải phận Philippines, đã dùng vô tuyến điện cảnh báo và đuổi được tàu Trung Quốc ra khỏi hiện trường.

Sự kiện khá hiếm hoi này đặt ra câu hỏi là phải chăng tình hình đã đến mức “tức nước vỡ bờ”, và Manila đã không còn nhẫn nhịn chịu trận trước các hành vi lấn lướt của Bắc Kinh trên Biển Đông?

Báo Úc: Philippines đã thay đổi chiến lược


Trong một bài phân tích công bố ngày 25/07/2021, trang thông tin bảo thủ Úc News.com.au, đã không ngần ngại cho rằng hành động bạo dạn của tuần duyên Philippines, đã dám đuổi chiến hạm Trung Quốc ra khỏi vùng biển của minh là dấu hiệu phản ánh việc Manila đã “thay đổi hoàn toàn chiến lược” của mình ở Biển Đông, “không còn tìm cách xoa dịu Bắc Kinh với hy vọng đạt được một thỏa thuận công bằng”.

Theo báo chí Philippines, vụ chạm trán xẩy ra tại khu vực gần đá Đồng Thạnh (Marie Louise Bank) vùng quần đảo Trường Sa, nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, giữa tàu tuần duyên Philippines BRP Cabra và một chiến hạm treo cờ Trung Quốc có tên bằng tiếng Hoa và số hiệu 189.

Sau khi phát hiện tàu Trung Quốc, phía Philippines đã lập tức đưa ra cảnh báo qua vô tuyến điện, nhưng tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục hành trình mà không phản hồi, buộc tàu Philippines phải tiến lại gần hơn để nhắc lại cảnh báo bằng loa phóng thanh.

Chỉ đến lúc đó thì chiến hạm Trung Quốc mới đổi hướng và rời khỏi khu vực trong sự theo dõi tiếp tục của tàu Philippines. Theo Tuần Duyên Philippines, phía Trung Quốc chỉ lên tiếng sau khi tàu BRP Cabra ở cách xa 0,25-0,3 hải lý, nội dung yêu cầu tàu Philippines "giữ khoảng cách 2 hải lý”.

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

Trọng Nghĩa (RFI): An ninh mạng Pháp điểm mặt tin tặc Trung Quốc về một vụ tấn công tin học

Pháp hiện đang phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng có quy mô lớn và trong một động thái khá hiếm hoi, giới chức Pháp có thẩm quyền, vào hôm qua 21/07/2021, đã quyết định thẳng thừng quy trách nhiệm cho một thế lực nước ngoài là Trung Quốc.

Theo tiết lộ của nhật báo Pháp Le Monde, đích thân ông Guillaume Poupard, tổng giám đốc cơ quan an ninh mạng Pháp - tên chính thức là Cơ Quan An Ninh Hệ Thống Thông Tin Quốc Gia (Anssi) - đã lên tiếng khẳng định rằng cơ quan Pháp đã xác định được phương thức hành động của những kẻ tấn công, nhóm tin tặc mang tên APT31, thường được cho là hoạt động cho chính quyền Trung Quốc.

Trong một bài đăng trên tài khoản LinkedIn, ông Poupard cho biết là một cuộc tấn công mạng “nghiêm trọng hơn nhiều so với loài ngựa có cánh và những hóa thân của chúng”, một cách ám chỉ đến vụ “Pegasus” - tên gọi loại ngựa có cánh trong truyền thuyết Hy Lạp - đang khuấy động thế giới, và như thông lệ, tổng giám đốc cơ quan an ninh mạng Pháp đề nghị độc giả tham khảo bản thông cáo của Trung Tâm Giám Sát, Cảnh Báo và Phản Ứng của Chính Phủ trước các cuộc tấn công tin học (CERT).

Mang tựa đề "Chiến Dịch Tấn Công của Nhóm APT31 nhằm vào Pháp", bản thông cáo đề ngày 21/07/2021 xác nhận “một chiến dịch xâm nhập rộng lớn đánh vào nhiều thực thể của Pháp” đang “được tiến hành”. Bản thông cáo nói rõ đây là một cuộc tấn công “đặc biệt độc hại” do nhóm APT31 thực hiện.

APT là tên viết tắt của Advanced Persistent Threat - “Mối đe dọa thường trực cao cấp”- thuật ngữ dùng để mô tả một chiến dịch tấn công mạng, thường do một nhóm tin tặc sử dụng những kỹ thuật tấn công nâng cao để có thể hiện diện và tồn tại lâu dài trên mạng Internet nhằm khai thác dữ liệu có độ nhạy cảm cao.

Trung Quốc không bị nêu đích danh, nhưng giới chuyên gia an ninh mạng luôn xác định rằng APT31 là một nhóm tin tặc hành động từ Trung Quốc, được Nhà nước Trung Quốc bảo trợ và thường hoạt động gián điệp hoặc đánh cắp tài sản trí tuệ nhằm phục vụ Nhà nước Trung Quốc.

Theo Le Monde, trước mắt, các mục tiêu Pháp đang bị tấn công chưa được cơ quan an ninh mạng Pháp tiết lộ, nhưng quy mô và mức độ hệ trọng của cuộc tấn công tin học đã thúc đẩy giới chức trách nhiệm ra thông báo như vậy.

Theo các cuộc điều tra do các chuyên gia tại cơ quan Anssi thực hiện, các tin tặc đã xâm nhập vào các thiết bị định tuyến (routeur) để sử dụng các bộ phận này làm những điểm "tiếp nối" nhằm che giấu danh tính thủ phạm rồi từ đó thực hiện các hành động dọ thám và tấn công. Ngay từ đầu năm 2021, nhiều cuộc điều tra nghiên cứu đã được tiến hành để xác định xem liệu những hành động đó có dẫn đến tác hại thực sự hay không.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Trọng Nghĩa (RFI): Mỹ và đồng minh cáo buộc Trung Quốc về các vụ tấn công mạng vào phương Tây

Trong một động thái phối hợp hiếm hoi, hôm qua, 19/07/2021 Hoa Kỳ cùng các đồng minh chủ chốt, từ Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc, cho đến Canada, Úc, New Zealand và Nhật Bản đã đồng loạt lên tiếng cáo buộc Trung Quốc về các cuộc tấn công mạng đe dọa an ninh của các nước phương Tây. Đây là lần đầu tiên các hoạt động tin tặc của Bắc Kinh bị cả một nhóm nước cùng lên án.

Trong một bản tuyên bố, bộ Ngoại Giao Mỹ nói rõ là các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc đã khiến các công ty và chính phủ là nạn nhân bị thiệt hại hàng tỷ đô la. Washington cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các phần tử tin tặc “tư nhân” để thực hiện các hoạt động tội phạm của mình trên khắp thế giới.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình:

“Washington đã tố cáo những hành vi “vô trách nhiệm, gây rối loạn và tạo nên tình trạng bất ổn” của Trung Quốc, đồng thời gọi các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc là “mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế và an ninh”.

Thế nhưng Mỹ vẫn chưa công bố các biện pháp trừng phạt nhắm vào Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết là Hoa Kỳ vẫn đang xác minh các sự kiện và cuộc điều tra vẫn chưa kết thúc.

Cho đến nay, các tin tặc Nga rất thường bị cáo buộc là thủ phạm của các cuộc tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ, nhưng Washington chưa bao giờ cáo buộc chính quyền Matxcơva đứng sau các vụ tin tặc.

Đối với Trung Quốc lần này, lời tố cáo nêu trực tiếp trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ tuyên bố nguyên văn như sau:

“Cũng như Nga, chính phủ Trung Quốc không phải là thủ phạm các vụ tấn công mạng. Thế nhưng họ - tức là chính quyền Bắc Kinh – đã bảo vệ các tin tặc. Cái khác so với Nga là phía Trung Quốc bị tình nghi là đã cung cấp phương tiện hành động cho tin tặc”.

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

Anh Vũ (Mục điểm báo của RFI): Covid-19 - Pháp đau đầu với việc mở rộng phạm vi áp dụng chứng nhận y tế

Hôm nay, 14/07/2021, ngày quốc khánh Pháp, hầu hết các nhật báo cũng nghỉ lễ. Một vài tờ báo chính như Le Monde, Le Figaro hay Libération vẫn ra báo thì đều tập trung xoay quanh chủ trương mới phòng chống dịch Covid-19 vừa được tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo đầu tuần này, đặc biệt trên vấn đề mở rộng phạm vi áp dụng chứng nhận y tế.

Tựa lớn trang nhất của Le Figaro : « Những câu hỏi và tranh luận xung quanh chứng nhận y tế ». Sau diễn văn của tổng thống Macron hôm 12/07, viện Odoxa đã làm một thăm dò dư luận cho Le Figaro, theo đó 61% người dân Pháp ủng hộ biện pháp mở rộng phạm vi sử dụng giấy chứng nhận y tế của chính phủ, nhưng cách áp dụng trên thực tế mới đang là vấn đề đau đầu cho cả chính quyền lẫn đối tượng thực hiện.

Từ ngày hôm qua 13/07, chính phủ đã cố gắng chi tiết hóa cách thức thực hiện chủ trương của tổng thống, nhưng dư luận đã thấy không ít bất cập. Nhiều câu hỏi đang được đặt ra xung quanh việc áp dụng chứng nhận y tế.

Thực tế, chứng nhận y tế đã có hiệu lực đối với những người đi du lịch hay tham dự vào các sự kiện tập trung trên 1.000 người, nhưng theo thông báo của tổng thống thì từ ngày 21/07 này, phạm vi áp dụng được mở rộng ra nhiều địa điểm như các quán cà phê, quán ăn, các trung tâm thương mại và cả các bệnh viện, viện dưỡng lão, hưu trí, các cơ sở y tế xã hội, người sử dụng máy bay và tàu đường dài.

Le Figaro nhận thấy với quy định này hoạt động của một số tụ điểm sẽ bị ảnh hưởng nhiều trong khi mà các ngành như giao thông vận tải, quán hàng, trung tâm thương mại đều đang lúng túng chưa biết sẽ áp dụng hình thái kiểm tra chứng nhận y tế ra sao với các khách hàng. Bị bất ngờ, nhiều cơ sở đã lên tiếng đề nghị cho lùi lại các biện pháp để có thời gian chuẩn bị.

Tiêm chủng cũng nảy sinh vấn đề


Một điểm mà các báo có thể đều nhận thấy là biện pháp mở rộng phạm vi áp dụng chứng nhận y tế chính là cách tạo áp lực để mọi người buộc phải tiêm chủng ngừa Covid, trong khi mà chính phủ không thể áp đặt tiêm vac-xin cho mọi đối tượng.

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

Thụy My (mục Điểm báo Pháp của RFI): Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cỗ máy viết lại lịch sử

Đảng Cộng Sản của Liên Xô cũ chẳng bao giờ có dịp kỷ niệm 75 năm cuộc cách mạng 1917, còn đảng Cộng Sản Trung Quốc cầm quyền từ 71 năm qua, chưa bao giờ mạnh như thế. Tuy nhiên chế độ ngày càng độc tài hơn, cố tình xóa đi những chương đen tối trong lịch sử và trở thành mối đe dọa cho các láng giềng.

Cổ vũ chích ngừa để ngăn một làn sóng dịch mới, đầu tư quy mô cho ngành y tế, cuộc đua vào điện Elysée sắp tới, thất bại của đội tuyển bóng đá Pháp là các chủ đề chính của báo chí Paris hôm nay 30/06/2021. Trung Quốc cũng là đề tài rất được chú ý.

Trung Quốc : Mối đe dọa cho thế giới tự do


Bắc Kinh tưng bừng kỷ niệm 100 năm đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), do một nhóm trí thức thành lập vào tháng Bảy năm 1921 tại Thượng Hải, dưới sự giám sát chặt chẽ của Matxcơva. Bài xã luận của Le Monde mang tựa đề « Các nền dân chủ trước thách thức Trung Quốc » nhận định, từ đó đến nay, học trò đã qua mặt ông thầy. Đảng Cộng Sản của Liên Xô cũ chẳng bao giờ có dịp kỷ niệm 75 năm cuộc cách mạng 1917, còn ĐCSTQ cầm quyền từ 71 năm qua, chưa bao giờ mạnh như thế.

Cũng không có đảng nào lãnh đạo bằng ấy người lâu như vậy. Trong vòng 40 năm, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, mỗi ngày lại đào sâu thêm khoảng cách với đối thủ Ấn Độ và nhanh chóng tiến gần với Hoa Kỳ. Kinh tế Trung Quốc thậm chí còn có thể vượt qua Mỹ trước cuối thập niên này, và việc ngăn chận được đại dịch Covid làm gia tăng uy tín của đảng nơi người dân.

Tuy nhiên theo Le Monde, thành công này chưa hoàn hảo. Bởi vì kèm theo đó là vi phạm nhân quyền trầm trọng, ngăn trở các quyền tự do. Bởi vì dựa một phần vào mô hình phát triển không bền vững, và vì Trung Quốc xáo trộn trật tự quốc tế, bác bỏ đa phương mỗi khi thấy không có lợi.

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Minh Anh (RFI): Đảng Cộng Sản tròn 100 tuổi, Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ đi về đâu ?

Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 01/07/2021, mừng 100 năm tuổi và bắt đầu một thế kỷ thứ hai dưới sự chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, người đã áp đặt một cách thức điều hành đoạn tuyệt với những người tiền nhiệm. Nhà nghiên cứu về Trung Quốc học, Marc Julien, trên tạp chí Diplomatie (số ra tháng 6-7/2021) đặt câu hỏi : Vào lúc những thách thức từ nội bộ và bên ngoài ngày một lớn, Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ đi về đâu ?

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông là điều không ai phủ nhận. Lên cầm quyền trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực gay gắt (với Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang), Tập Cận Bình buộc phải tập trung mọi nỗ lực để củng cố quyền lực và khẳng định thế mạnh của đảng Cộng Sản Trung Quốc kể từ ngày đầu lên nắm quyền năm 2012. Điều này được thể hiện rõ qua 3 đặc điểm trong cách thức điều hành của ông Tập Cận Bình.

Bộ máy an ninh : Công cụ kiểm soát Đảng


Thứ nhất là khái niệm « an ninh quốc gia ». Để kiểm soát, Đảng cần phải quản lý được bộ máy an ninh. Khái niệm « an ninh quốc gia » vì vậy mà được phát triển nhằm kiểm soát chặt chẽ mọi hình thức đe dọa cổ điển và không cổ điển, cho đến kinh tế, văn hóa và ý thức hệ, đến từ bên ngoài lẫn bên trong đất nước.

Để củng cố quyền kiểm soát Đảng, một mặt, Tập Cận Bình năm 2014 cho thành lập Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Trung Ương (CNSC) – cơ quan điều hành các ủy ban và cơ quan chuyên trách an ninh của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, ông tiến hành cải cách rộng lớn Quân Ủy Trung Ương (CMC), cơ quan lãnh đạo Quân đội Giải phóng Nhân dân (APL) tối cao. Cả hai cơ quan này đều do đích thân Tập Cận Bình chủ trì.

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

Anh Vũ (mục Điểm Báo Pháp của RFI): Trung Quốc, mối đe dọa mới của NATO

Vài ngày qua, các sự kiện thời sự nóng đang diễn ra tại châu Âu. Các báo Pháp ra hôm nay 15/06/2021 đều dành nhiều trang bài về các cuộc gặp thượng đỉnh NATO diễn ra hôm qua và thượng đỉnh Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu hôm nay và cuộc gặp mặt đối mặt giữa Biden và Putin ngày mai.

Về cuộc họp Liên minh Bắc Đại Tây Dương, nhật báo Le Figaro nhận định qua bài viết mang tựa đề « NATO : các đồng minh siết chặt hàng ngũ và cảnh cáo Trung Quốc ».

Quả thực đây là một phiên họp thượng đỉnh mang nghiều tín hiệu mới mẻ sau 4 năm sóng gió của dưới thời tổng thống Donald Trump cùng nhiều biến động trên bình diện địa chính trị quốc tế. Nhật báo Pháp ghi nhận, « lần đầu tiên từ cuộc gặp thượng đỉnh tai hại hồi tháng 07/2018, các đồng minh hội ngộ ngày thứ Hai tại trụ sở của NATO, ở Bruxelles. Không có gì làm rối loạn cuộc hội ngộ của họ ».

Mọi sự chú ý hướng về sự có mặt của tổng thống Mỹ Joe Biden. Nguyên thủ Hoa Kỳ được kỳ vọng mang đến sức sống mới cho mối liên mình. Ngay khi tới thượng đỉnh NATO, ông Biden đã tuyên bố : « Tôi muốn cả châu Âu biết là Hoa Kỳ có mặt ở đây » và nhấn mạnh NATO có « tầm quan trọng sống còn » với nước Mỹ. Khác hẳn với người tiền nhiệm Donald Trump, tổng thống Biden đã làm các đồng minh yên tâm và tạo bầu không khí đoàn kết trước khi bắt tay vào hàng loạt các hồ sơ chính.

Theo Le Figaro, một trong những mối quan tâm chính của các đồng minh tại cuộc họp là nước Nga, thể hiện qua tuyên bố với giọng đầy cảnh báo « chừng nào Nga không tỏ cho thấy họ tôn trọng luật pháp quốc tế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế, thì không thể có sự trở lại bình thường ».

Tổng thống Mỹ đã tỏ đồng tình, tuyên bố trong cuộc họp báo tối qua rằng « Chúng ta không tìm kiếm xung đột với Nga, nhưng chúng ta sẽ đáp trả nếu Nga tiếp tục các hoạt động của họ ».

Trung Quốc đối thủ mới nổi lên