Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023
Quốc Phương: Nhân sĩ, trí thức, các tổ chức XHDS độc lập hối thúc chính phủ thực thi Điều 25 Hiến Pháp
![]() |
Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam. |
Nhắc lại một bản yêu sách về chính trị và nhân quyền của một số nhà hoạt động đòi độc lập, dân chủ và nhân quyền của Việt Nam từ đầu thế kỷ trước, trong đó có nhân vật là ‘lãnh tụ’ của chính đảng Cộng sản Việt Nam sau này, bản tuyên bố có đoạn nêu rõ:
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023
TS. Nguyễn Đình Thắng: 'Bạo hành' với các nạn nhân vì lý do tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở VN ‘ngày càng tệ đi'
![]() |
Hình ảnh nhóm Người Thượng vì Công lý tổ chức Ngày quốc tế nhân quyền 10/12/2022 tại Thailand. Hình: Từ Y Quynh Bdap. |
Tình hình bạo hành với các nạn nhân vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam những năm gần đây ngày một trở nên xấu đi, một nhà vận động cho nhân quyền tại Hoa Kỳ nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 20/8/2023.
Tình trạng tệ hơn
Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023
Ngô Quốc Phương: Thiết lập ‘Đối tác Chiến lược Việt – Mỹ’, một tín hiệu tốt và là cơ hội cho Việt Nam
![]() |
Tàu sân bay USS Ronald Reagan đến thăm Đà Nẵng từ ngày 25 - 30/6 vừa qua. Hình: VietnamNet. |
Việc thiết lập quan hệ Việt – Mỹ ở tầm mức ‘đối tác chiến lược’ trong năm 2023, nhất là nếu sự kiện này diễn ra nhân một chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam trong thời gian tới đây, như truyền thông quốc tế dẫn lời ông Biden đưa tin, sẽ là một ‘tín hiệu tốt’, ‘một cơ hội’ hứa hẹn nhưng không phải là ‘ngẫu nhiên’, khi đây có thể được coi là một sự ‘chủ động’, ‘không ngần ngại’ từ phía Hoa Kỳ, sau khi cũng đã có những ‘tín hiệu’ được gửi ra từ phía Việt Nam. Một cựu cố vấn về chiến lược hội nhập quốc tế và phát triển cho nhà nước Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do từ Sài Gòn hôm 10/8/2023.
Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023
Quốc Phương: Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải: Vi phạm nhân quyền trong nhà tù ở VN có nguyên nhân từ chế độ ‘Công an trị’
“Nạn ‘Công an trị’ tại Việt Nam hiện nay chính là ‘nguyên nhân’ của các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong các nhà tù, trại giam ở nước này”. Đây là nhận định của Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm Việt Nam từng trải qua một chục nhà tù với hơn hai chục lần chuyển trại giam trong gần bảy năm trời bị giam giữ.
Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023
Quốc Phương: Blogger, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải: nạn ‘tra tấn’ trong tù Việt Nam vẫn còn thời sự
![]() |
Blogger, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vận động cho các bạn tù tại Amnesty International USA, New York. Hình: Facebook Nguyễn Văn Hải. |
“Trải qua gần bảy năm ở trong nhà tù, tôi đã bị chuyển đi tới 20 lần, mà qua 11 nhà tù khác nhau ở Việt Nam, từ ở mũi Cà Mau, cho ra tới Vinh, Nghệ An. Ở trong mỗi nhà tù đó, chính quyền lại có một cách thức quản lý riêng, chứ không phải nhà tù nào cũng giống hệt nhau, thế nhưng có một điểm chung…,” blogger, nhà báo tự do Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm của Việt Nam chia sẻ trên quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do hôm 26/6/2023 từ Hoa Kỳ, nơi ông đang cư trú chính trị.
Ông nói rõ : “Điểm chung đó là ở đa số các nhà tù có tình trạng bóc lột sức lao động của tù nhân, cưỡng bức tù nhân lao động rất tàn bạo. Điển hình như là những tù nhân ở trại giam Cái Tàu ở mũi Cà Mau nói rằng có những đợt họ phải làm thông hai ngày, hai đêm luôn.”
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022
RFA: Tài sản “khủng” của quan chức Nhà nước từ đâu mà có?
Do tham ô tài sản
Hôm 14 tháng 10 năm 2022, bị cáo Tất Thành Cang, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP. HCM bật khóc tại tòa, xin nộp tiền bồi thường trước khi tòa tuyên án hòng mong được giảm nhẹ mức án.
Sở dĩ ông Cang xin nộp tiền bồi thường trước khi tòa tuyên án, vì theo Nghị quyết 03/2020 về thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2021, nếu người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ trong quá trình tố tụng chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ... sẽ không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử, kể cả mức án tử hình cũng sẽ được hạ xuống chung thân. Chưa biết ông Cang nộp số tiền bồi thường là bao nhiêu, tuy nhiên với con số “khủng” thiệt hại mà ông này và đồng phạm gây ra được tòa thông tin lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022
Zachary Abuza: Việt Nam rơi vào thế khó xử khi Nga thất bại ở Ukraine
Đất nước Ukraine dân chủ trở thành ví dụ thành công về một quốc gia tự bảo vệ mình trước hàng xóm là một cường quốc hung hăng.
Mặc dù những biện minh của Nga cho cuộc xâm lược bất hợp pháp Ukraine tạo ra một tiền lệ pháp lý rất nguy hiểm cho Việt Nam trong việc đối phó với chính quốc gia láng giềng hung hăng về mặt lãnh thổ của mình, việc Việt Nam ủng hộ Nga trong cuộc tấn công Ukraine là không có gì đáng ngạc nhiên do mối quan hệ lịch sử lâu đời giữa hai nước này. Nga là một “đối tác toàn diện chiến lược” - xếp hạng cao hơn Hoa Kỳ khá nhiều trong thứ bậc ngoại giao của Hà Nội. Nhưng những tổn thất của Nga đã đặt Chính phủ Việt Nam vào một tình thế rất khó xử khi phải đối mặt với công chúng của mình- những người thường sử dụng chính sách đối ngoại như một phương tiện gián tiếp để chỉ trích Đảng Cộng sản.
Việt Nam sẽ mãi mãi mang ơn Nga vì sự hỗ trợ của họ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đặc biệt, việc cung cấp khoảng 7.600 tên lửa đất đối không tiên tiến đã khiến Mỹ không có được vùng trời phi tranh chấp của nước này. Trong thời gian Việt Nam chiếm đóng Campuchia vào những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp một lượng vũ khí và hỗ trợ kinh tế đáng kể và là một trong số ít đồng minh của Hà Nội vốn bị cô lập về mặt ngoại giao khi đó.
Mặc dù viện trợ kinh tế và hỗ trợ quân sự chấm dứt vào năm 1991 đồng thời giới lãnh đạo ở Hà Nội sợ hãi trước sự sụp đổ của Liên Xô, Nga đã trở thành nhà cung cấp chính cho chương trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam. Vào thời kỳ đỉnh cao, 80% thiết bị quân sự của Việt Nam là do Nga sản xuất. Con số này đang giảm xuống nhưng ngay cả khi Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung, Nga vẫn chiếm 74% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam.
Hai nước cũng có mối quan hệ tình báo chặt chẽ. Mặc dù đã rút khỏi căn cứ hải quân của họ ở Vịnh Cam Ranh vào năm 1991, Nga vẫn duy trì cơ sở tình báo tín hiệu của mình ở đó và cơ sở này vẫn đang hoạt động. Hai nước tiếp tục có các hoạt động chia sẻ thông tin tình báo và đào tạo tình báo một cách chặt chẽ. Thực tế này không hề bị lãng quên ở Bộ Chính trị, nơi chỉ có 19 thành viên nhưng đã có tới năm người từng công tác tại Bộ Công an.
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022
RFA: Theo dõi Nhân quyền - VN trả đũa LS Võ An Đôn vì dám dùng luật pháp bảo vệ các nhà hoạt động!
Luật sư Võ An Đôn sau khi không được hành nghề luật sư chuyển sang làm nông. FB Võ An Đôn |
Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền khẳng định, việc ngăn cản luật sư Võ An Đôn đi nước ngoài cho thấy chính phủ Việt Nam có thể dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu để bịt miệng số ít các luật sư còn lại dám bảo vệ các nhà bất đồng chính kiến.
Ông Võ An Đôn, người bị tước bằng luật sư hồi năm 2017, bị cấm xuất cảnh cùng với vợ và ba con khi đang làm thủ tục bay sang Hoa Kỳ để tị nạn chính trị vào tối 27/9.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) ngày 29/9 ra thông cáo báo chí cho rằng:
“Việc ngăn cản chuyến đi của Võ An Đôn đến Hoa Kỳ cho thấy hành động phổ biến của hệ thống chính phủ Việt Nam, hạn chế quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động dựa trên những tuyên bố mơ hồ về “an ninh quốc gia”.
Thực tế là Hà Nội không muốn Võ An Đôn đi nước ngoài để ông có thể thoải mái nói về các chuỗi dài bị sách nhiễu, phân biệt đối xử và lạm quyền mà ông phải chịu vì lựa chọn đại diện cho những khách hàng nhạy cảm về chính trị tại các phiên tòa bỏ túi của Việt Nam."
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022
RFA: Công nghiệp quốc phòng bao giờ thành 'mũi nhọn' của Việt Nam?
Lãnh đạo Việt Nam vừa yêu cầu phải phát triển công nghiệp quốc phòng thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
Yêu cầu vừa nói được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tham dự Hội nghị ‘Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo’, do Quân ủy Trung ương tổ chức tại Hà Nội hôm 22/8/2022.
Ông Phạm Minh Chính còn dẫn chứng, công nghiệp quốc phòng của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, sản phẩm quốc phòng ngày càng đa dạng, chất lượng, góp phần tự chủ bảo đảm vũ khí trang bị…
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore vào tối 23/8 nhận định với RFA về vấn đề này:
“Công nghiệp quốc phòng Việt Nam rất yếu, không thể gọi là thế mạnh được. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị Việt Nam về công nghiệp quốc phòng đến năm 2030, chỉ là chữ thôi. Từ mũi nhọn nó không rõ là cái gì, đi đâu cũng nói mũi nhọn, nó trừu tượng. Việt Nam nhập 81% vũ khí và thiết bị quân sự từ Nga, không có nghĩa là Việt Nam phụ thuộc vào Nga. Vận hành 100% Việt Nam, bảo trì 99% do Việt Nam.”
Để Việt Nam có thể xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh trong tương lai, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp đưa ra khuyến nghị:
“Việt Nam cần làm từ con người trước - phải có chuyên gia, kỹ sư, máy móc hiện đại. Trong đó chuyên gia là quan trọng nhất, phải có bộ luật hiện đại về công nghiệp quốc phòng, khích lệ sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Nếu không có doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp quốc phòng, sẽ không bao giờ có sản phẩm quốc phòng tốt.”
Số liệu về ngân sách quốc phòng của Việt Nam lâu nay đều là số liệu thống kê, tính toán do các tổ chức quốc tế đưa ra. Đơn cử như Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm - SIPRI từng ước tính rằng năm 2015 Việt Nam chi 4,4 tỉ đô la cho quân sự và tăng lên 5 tỷ đô la trong năm 2016 và 6,2 tỷ đô la năm 2020.
Tuy nhiên, những năm gần đây Sách trắng Quốc phòng của Việt Nam lại công bố các con số cho thấy ngân sách của Hà Nội dành cho quốc phòng theo phần trăm GDP. Cụ thể theo Sách trắng Quốc phòng công bố năm 2019, Việt Nam đã chi 2.36% GDP năm 2018, tương đương khoảng 5,8 tỷ USD.
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022
Diễm Thi, RFA: Hà Nội có thật lòng muốn “hoà hợp, hoà giải dân tộc” qua vụ ông Tô Văn Lai?
Ông Tô Văn Lai. Facebook Thuy Nga - Paris By Night |
Chuyện không lạ?
“Tất cả các báo đều viết về ông Tô Văn Lai, chỉ có báo VietNamNet và báo Nhân Dân là không đăng thôi. Nhưng các báo kia đăng buổi sáng và đến buổi trưa là đồng loạt gỡ xuống hết. Theo tôi, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn nói hòa hợp, hòa giải dân tộc và không còn sự đố kỵ những người chế độ cũ, những người Việt ở nước ngoài…nhưng cách hành xử của họ thì khác hẳn."
Đó là nhận định của ông Thái Văn Đường, người thường xuyên theo dõi và đưa tin về những bất công trong xã hội Việt Nam, với RFA trong ngày 21 tháng 7 năm 2022, ba ngày sau khi ông chủ Trung tâm Thuý Nga qua đời tại Mỹ.
Hôm 19 tháng 7 năm 2022, sau khi ông Tô Văn Lai qua đời, các tờ báo lớn của Nhà nước Việt Nam như báo Thanh Niên, Pháp Luật, Người Lao Động, Dân Trí, Tiền Phong… đều có những bài viết về ông rất kịp thời. Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau, tất cả các tin, bài đã bị rút xuống, không còn có thể truy cập được mà không có lời giải thích.
Hai ngày sau đó, trên trang Facebook của báo Pháp Luật vẫn còn nội dung về sự qua đời của ông Tô Văn Lai và đường dẫn vào trang web nhưng hầu như không thể truy cập được.
Việc báo chí Nhà nước đồng loạt đăng tin rồi đồng loạt gỡ không phải là chuyện lạ.
Cách đây hai năm, báo chí Việt Nam đăng thông tin Thủ tướng lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi bài thơ trong phong trào chống COVID-19 của cô giáo Chu Ngọc Thanh có tựa “Đất nước ở trong tim”. Nhưng chỉ sau vài tiếng, các bài viết trên đều đồng loạt bị gỡ bỏ. Có ý kiến cho rằng, do bài thơ có vần điệu hơi giống bài “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam sáng tác năm 2016 và bị Công an Hà Tĩnh “nhắc nhở” không nên phát tán, tạo hiệu ứng xấu cho xã hội.
Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021
Trần Vạn Giã (RFA): Trung Quốc sẽ không thể thực thi Luật An toàn Giao thông Hàng hải trên Biển Đông
Trung Quốc ban hành luật hàng hải mới
ADIZ gần như không thực thi được ở Biển Hoa Đông
Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021
Hoàng Trường Sa: Kamala Harris thăm Việt Nam - Đánh giá vị thế địa chính trị của Việt Nam
Khác biệt Việt Mỹ trong cách nhìn mối quan hệ của hai bên
Hệ giá trị và địa chính trị trên bàn cân
Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021
RFA: Tổng Trọng lại mạnh miệng hô hào chống tham nhũng để “đánh bóng” tên tuổi?
Chống tham nhũng “không ngừng nghỉ”
Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021
Diễm Thi, RFA: Vì sao hầu hết dân phản đối tiêm vắc- xin của Trung Quốc?
Những quan điểm trái chiều
Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021
Giang Nguyễn (RFA): Nhóm Làm việc về bắt giữ tuỳ tiện của LHQ dự kiến ra phán quyết về trường hợp Phạm Đoan Trang vào tháng 9
Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang. |