Hiển thị các bài đăng có nhãn Rừng Sát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Rừng Sát. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Thomas A. Bass – Rừng Sát: hiện tượng kiểm duyệt tại Việt Nam (Bản dịch mới – Kỳ 1)

Lời Tòa soạn DĐTK.- Cách đây mấy tuần, Diễn Đàn Thế Kỷ đã đăng lại bản dịch bài viết này của Thomas A. Bass từ Pro&contra nhưng chưa trọn vẹn thì bản dịch đã bị gỡ xuống. Nay một bản dịch của một dịch giả khác được đưa lên, chúng tôi lại xin phép được đăng lại đầy đủ.
Lý do, bài viết của Thomas A. Bass là một bản cáo trạng kinh hoàng về tình trạng kiểm duyệt sách xuất bản tại Việt Nam hiện nay, mà chúng tôi nghĩ cần được tiếp tay phổ biến rộng rãi cho bạn đọc trong và ngoài nước. Trước cách kiểm duyệt này, người ta có thể nói chắc chắn rằng không một bản dịch của bất cứ tác phẩm tiếng nước ngoài nào, không có cuốn sách được tái bản nào từ kho văn học Việt Nam tiền chiến (trước 1945), hoặc của miền Nam trước 1975, hoặc được xuất bản tại hải ngoại v.v... xuất hiện ở Việt Nam mà còn được nguyên vẹn như bản gốc cả. Sự cảnh báo này rất cần thiết để mọi người quan tâm đến việc nên tìm bản gốc để dùng, đặc biệt trong những công trình cần đến nguyên bản. DĐTK
Phạm Hồng Sơn dịch
Bài liên quan:
Cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo
Những chỗ bị kiểm duyệt sửa đổi và cắt bỏ trong bản dịch cuốn “Điệp viên Z21. Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ” của Thomas A. Bass
Bản dịch trọn vẹn: Thomas A. Bass – Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn
Trao đổi lại với ông Thomas A. Bass về phần biên tập ban đầu cuốn sách của ông mà tôi tham gia 
Thomas A. Bass – Phản hồi độc giả nhân lần xuất bản tại Berlin 
Nhà báo và nhà kiểm duyệt (1) 
Nhà báo và nhà kiểm duyệt (2)  
Lời người dịch
Truyền thông đại chúng (mass media), cạnh những đức hạnh không thể phủ nhận, có một ác tính cũng không thể phủ nhận: đẩy con người thành những đám đông, giết tư duy độc lập cá nhân. Dù đám đông không phải luôn vô ích, có lúc đám đông còn là yếu tố cốt tử cho tiến bộ, Guistave Le Bon năm 1895 đã viết thế này: “Dù sao tôi cũng phải nói với độc giả ngay rằng tại sao những nghiên cứu của tôi sẽ đưa ra những kết luận khác với những gì ban đầu mọi người có thể mong đợi, ví dụ các đám đông thường có mức độ trí tuệ vô cùng thấp, kể cả các đám đông toàn người tinh hoa”.(1)