Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc Phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc Phương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Quốc Phương: Nhân sĩ, trí thức, các tổ chức XHDS độc lập hối thúc chính phủ thực thi Điều 25 Hiến Pháp

Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam.
Một loạt tổ chức xã hội dân sự độc lập và nhiều nhân sĩ, trí thức, thành viên cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước hôm 05/9/2023 đã công bố một bản tuyên bố với tựa đề “Đã đến lúc công dân thực hiện Điều 25 Hiến pháp”.

Nhắc lại một bản yêu sách về chính trị và nhân quyền của một số nhà hoạt động đòi độc lập, dân chủ và nhân quyền của Việt Nam từ đầu thế kỷ trước, trong đó có nhân vật là ‘lãnh tụ’ của chính đảng Cộng sản Việt Nam sau này, bản tuyên bố có đoạn nêu rõ:

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

Quốc Phương: Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải: Vi phạm nhân quyền trong nhà tù ở VN có nguyên nhân từ chế độ ‘Công an trị’

Ông Phan Văn Thu, người sáng lập tổ chức tôn giáo Ân Đàn Đại Đạo, bị kết án chung thân trong phiên sơ thẩm năm 2013. Ông Phan Văn Thu là một trong những tù nhân chính trị đã chết trong tù vì điều kiện giam giữ khắc nghiệt và không được chữa trị thuốc men. Photo: Báo Tuổi Trẻ.

“Nạn ‘Công an trị’ tại Việt Nam hiện nay chính là ‘nguyên nhân’ của các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong các nhà tù, trại giam ở nước này”. Đây là nhận định của Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm Việt Nam từng trải qua một chục nhà tù với hơn hai chục lần chuyển trại giam trong gần bảy năm trời bị giam giữ.


Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Quốc Phương: Blogger, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải: nạn ‘tra tấn’ trong tù Việt Nam vẫn còn thời sự

Blogger, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
vận động cho các bạn tù tại Amnesty
International USA, New York.
Hình: Facebook Nguyễn Văn Hải.

“Trải qua gần bảy năm ở trong nhà tù, tôi đã bị chuyển đi tới 20 lần, mà qua 11 nhà tù khác nhau ở Việt Nam, từ ở mũi Cà Mau, cho ra tới Vinh, Nghệ An. Ở trong mỗi nhà tù đó, chính quyền lại có một cách thức quản lý riêng, chứ không phải nhà tù nào cũng giống hệt nhau, thế nhưng có một điểm chung…,” blogger, nhà báo tự do Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm của Việt Nam chia sẻ trên quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do hôm 26/6/2023 từ Hoa Kỳ, nơi ông đang cư trú chính trị.

Ông nói rõ : “Điểm chung đó là ở đa số các nhà tù có tình trạng bóc lột sức lao động của tù nhân, cưỡng bức tù nhân lao động rất tàn bạo. Điển hình như là những tù nhân ở trại giam Cái Tàu ở mũi Cà Mau nói rằng có những đợt họ phải làm thông hai ngày, hai đêm luôn.”


Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Quốc Phương: Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: ‘Mâu thuẫn âm ỉ từ lâu, khó có thể là sự bột phát!’

Ý kiến từ giới quan sát thời sự Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do rằng sự kiện ở Đắk Lắk hôm chủ nhật 11/6/2023 là ‘hết sức bất ngờ’ và có thể là ‘một biến cố lớn nhất’ thuộc loại này từ ít nhất ‘một chục năm trở lại đây’.

Cũng có gợi ý từ ý kiến trong giới quan sát vào dịp này cho rằng chính quyền Việt Nam có thể nên xem lại một số chính sách của họ đối với Đắk Lắk nói riêng và với nhiều nơi khác có các cư dân bản địa đang sinh sống như tại Tây Nguyên nói chung.

“Sự kiện này hết sức bất ngờ, tôi cảm thấy bất ngờ cho không chỉ công chúng mà cả chính quyền, không chỉ ở vùng Tây Nguyên mà còn trong cả nước, cảm nhận ban đầu là như vậy, còn diễn biến sự việc hết sức phức tạp và kiểu như vậy chưa từng có ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Điều đó đặt ra rất nhiều sự lo lắng, băn khoăn, cũng như những đồn đoán xung quanh sự kiện này,” nhà nghiên cứu và phân tích chính sách công của Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, thuộc Học viện Chính sách & Phát triển ở Hà Nội nói với RFA Tiếng Việt hôm 13/06/2023.


Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Quốc Phương (BBC News Tiếng Việt): Tân Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đứng trước thuận lợi và thách thức gì?

Ngày 12/4/2021, tân Ngoại trưởng Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn (sinh năm 1962) đã chính thức tiếp nhận ghế lãnh đạo bộ này từ người tiền nhiệm.

Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Phạm Bình Minh giữ chức Phó Thủ tướng nhưng bàn giao lại vị trí Bộ trưởng Ngoại giao cho ông Sơn trong một hội nghị ở Hà Nội.

Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 13/04 cũng từ Hà Nội về sự kiện này, Tiến sỹ Trần Công Trục, chuyên gia pháp lý và luật biển nói:

"Trước hết, về cảm tưởng cá nhân, dù tôi không có nhiều dịp trực tiếp làm việc với ông Bùi Thanh Sơn, nhưng qua theo dõi, tôi thấy ông Bùi Thanh Sơn là một lãnh đạo trong ngành ngoại giao rất có trình độ, năng nổ, hòa đồng với mọi người và có nhiều kinh nghiệm ngoại giao.

"Nên tôi rất mừng, rất phấn khởi vì ngành ngoại giao Việt Nam có một tân Bộ trưởng như thế, để tiếp tục tốt sự nghiệp của các vị lãnh đạo tiền nhiệm ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà trong đó gần nhất là cựu Bộ trưởng Phạm Bình Minh.

"Nhân dịp này, tôi cũng xin được nói thêm là tôi đánh giá rất cao vai trò của cựu Bộ trưởng ngoại giao, đồng thời là Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trong công tác đối ngoại ở các nhiệm kỳ vừa rồi.

"Ông Minh đã có những đóng góp rất lớn vào ngành ngoại giao Việt Nam và góp phần làm cho vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao đáng kể, đặc biệt với bạn bè của Việt Nam ở các nước phương Tây như là Hoa Kỳ, Anh, các nước Tây Âu, đây là một gương mặt rất sáng, đã thu phục tất cả giới ngoại giao, cũng như công chúng quan tâm ở các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực ở châu Âu.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Quốc Phương (BBC News Tiếng Việt): Tác động chính trị, xã hội của vụ xét xử Đồng Tâm thế nào?

Phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm tại Việt Nam vừa khép lại với hai bản án tử hình được tuyên và nhiều án được cho là nặng nề khác dành cho nhiều bị cáo 'đầu vụ' chắc chắn tạo ra nhiều tác động, ản hưởng chính trị, tâm lý, xã hội tiêu cực ở trong nước và có thể ảnh hưởng tới hình ảnh đối ngoại, hai ý kiến nói với BBC News Tiếng Việt hôm 15/9/2020.

Từ Hà Nội và Sài Gòn, ba nhà quan sát tình hình thời sự và chính trị Việt Nam, kinh tế gia Bùi Kiến Thành, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) và Phó Giáo sư Mạc Văn Trang (chuyên gia tâm lý học) trước hết đưa ra nhận xét tổng quan của mình về phiên tòa Đồng Tâm và xét xử, phán quyết của tòa.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Tôi thấy lại có thêm một cái án "bỏ túi", công lý không được thực thi đối với bốn cái chết: cho ba cảnh sát bị chết "than hóa" và cho ông Lê Đình Kình, bị cảnh sát bắn chết. Vụ án là bi kịch mới nhất của việc thực thi luật đất đai dựa trên "sở hữu toàn dân" một cách tùy tiện, tham nhũng. Phiên tòa tùy tiện, không tuân thủ luật tố tụng hình sự năm 2015, quyền được có phiên tòa công bằng, công khai của các bị cáo và bị hại đã bị tước đoạt. Phán quyết là một hình thức trấn áp bạo lực.

Phó Giáo sư Mạc Văn Trang: Tôi có thể nói ngay thứ nhất là phiên tòa xét xử vụ án đồng Tâm của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa qua là điển hình của những sai phạm pháp luật: một là điều tra không có chứng cứ giết người như thế nào, đốt xác ra sao, không có thực nghiệm hiện trường v.v… luận tội và kết án chỉ dựa vào lời khai của các bị cáo, tức là trọng cung hơn trọng chứng v.v… mà trong cung thì đã có bao nhiêu vụ án quy tội giết người oan như vụ Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén...

Thứ hai là Toà còn vi phạm một loạt các quy định pháp luật và tố tung, mà ngay phiên khai mạc 10 luật sư đã kiến nghị chánh tòa phải xử lý. Nhưng họ lờ đi hết. Phiên tòa xử 29 người, trong đó có 25 người bị truy tố tội "giết người", vậy mà diễn ra một cách hết sức chóng vánh và bi hài. Vậy thì các lời luận tội và kết án đều không đủ tin cậy, không có giá trị.

Hậu quả sẽ còn lan rộng?


Kinh tế gia Bùi Kiến Thành: Từ một vụ kiện hình sự địa phương, phiên tòa đã đã biến vụ việc thành một vụ xung đột giữa nhà nước và nông dân, và làm nổi bật lên tính chất bất công của các vụ tranh chấp về chủ quyền đất đai trong toàn quốc, giữa các cơ quan nhà nước được "cấp" đất và nhân dân bị "cướp" đất. Hậu quả từ vụ việc này sẽ còn lan rộng, và có khả năng dẫn đến các bất an xã hội chưa có hồi kết.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Quốc Phương (BBC News Tiếng Việt): Chiến tranh Biên giới Trung-Việt - 'Tôi chỉ đi tìm sự thật lịch sử'

Việt Nam và Trung Quốc đang đánh dấu 20 năm ký kết Hiệp ước Phân định Biên giới Đất liền và 10 năm triển khai ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt-Trung.

Hôm Chủ Nhật, 23/8/2020, trên địa điểm cầu Bắc Luân II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đồng chủ trì một lễ kỷ niệm.

Nhân dịp này, nhà văn, blogger Phạm Viết Đào từ Hà Nội đưa ra một số bình luận nhìn lại quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là những thăng trầm qua cuộc chiến Biên giới khởi đầu từ 17/2/1979, mà mới đây đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, VTV, đã phản ánh khi công chiếu một phim tài liệu do truyền hình báo Nhân Dân của đảng Cộng sản Việt Nam sản xuất với sự chỉ đạo nội dung của nhiều quan chức cao cấp trong Ban Tuyên giáo và Hội nhà báo của đảng và nhà nước.

‘Tích tụ lâu rồi’


“Việc đề cập tới các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc sau năm 1975, kể từ sau 1990 thì loại thông tin này bị khép lại, xếp vào loại gần như cấm kỵ.

“Tôi thấy đã có cơ quan báo chí bị kỷ luật do vô tình hay cố ý đưa tin dính dáng tới chiến tranh Trung-Việt; có người đã bị bỏ tù, bị đàn áp khi nêu, bày tỏ vấn đề này ra với xã hội, công chúng dưới các hình thức như đăng viết lên mạng xã hội hay tham gia các cuộc biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc...

“Mới đây một phim tài liệu vừa được công chiếu tối 11/8/2020 trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), với tựa đề “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình: Năm 1979”.

"Phim do Báo Nhân dân sản xuất, hoàn thành năm 2020, với người đứng đầu Ban chỉ đạo là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng, chỉ đạo nội dung là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và ông Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Thuận Hữu.

“Phim đã đưa hình ảnh ông Đặng Tiểu Bình choán hết cả khung hình ảnh và câu “khẩu dụ”: “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Đặng Tiểu Bình đã được nêu đích danh như là tác giả của hành động gây ra nhiều tội ác với Việt Nam…

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Quốc Phương - BBC News Tiếng Việt, London: VN và nhân sự Đại hội 13 - ‘Khó nhất vẫn là chức Tổng Bí thư’

Lựa chọn nhân sự tại Đại hội 13 được cho là sẽ không phức tạp như trước Đại hội 12
Một hội nghị quan trọng bậc nhất trước Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đang được nhóm họp tại Hà Nội để trình phương hướng công tác nhân sự Trung ương đảng khóa tới, theo báo chí chính thống nhà nước

Sáng 11/5/2020, Hội nghị Trung ương 12 (khóa XII) của BCH Trung ương ĐCSVN (dự kiến nhóm từ ngày 11 đến ngày 14/5) chính thức khai mạc với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chủ trì, phát biểu khai mạc, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc, báo Nhân dân đưa tin.

“Tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn và quyết định các vấn đề: phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; Tiêu chuẩn, tiêu chí, số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng.

“Cũng tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương sẽ cho ý kiến về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2019; Báo cáo những công việc quan trọng mà Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 11 (tháng 10-2019) đến nay; Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng năm 2019; bàn và quyết định một số vấn đề quan trọng khác,” vẫn theo tờ báo là cơ quan ngôn luận của ĐCSVN.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Quốc Phương - BBC News Tiếng Việt: Đối lập trên mạng ‘đang là một thực tế tại Việt Nam’

Nhà nghiên cứu lịch sử Francois Guillemot bình luận về tự do ngôn luận và lực lượng đối lập trên mạng ở Việt Nam

Bên lề một tọa đàm bàn tròn về tự do ngôn luận tại Việt Nam diễn ra hôm 21/9/2019, tại Viện Nghiên cứu Á Đông (AIO) thuộc ENS, Tiến sỹ Francois Guillemot, nhà nghiên cứu lịch sử và xã hội Việt Nam, nói: 

"Ở Việt Nam không phải là một chế độ đa đảng, nhưng thực ra là có một đối lập trên mạng để đáp lại và có sự tương tác giữa nội và ngoại để 'nói chuyện' với nhau." 

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu này, vẫn "còn khó" để nói về việc đã đến lúc Việt Nam có thể có một cuộc đổi mới về thể chế chính trị theo một mô hình hậu 'độc đảng', ông nói: 

"Cái đó là khó, gần đây, những blogger, những người ly khai Đảng Cộng sản ở trong một 'bước đường cùng', gặp rất nhiều khó khăn. 

"Đây cũng là lý do Viện nghiên cứu Á Đông (IAO) phối hợp với Hội văn hóa Người Việt vùng Rhône (ACVR) tổ chức cuộc hội thảo, thảo luận để nêu lên vai trò của tự do ngôn luận ở Việt Nam, giống như Hội nhà báo Độc lập Việt Nam đã hoạt động ở Việt Nam trong một hoàn cảnh rất khó khăn, làm sao để tồn tại được là rất khó. 

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Quốc Phương, BBC News Tiếng Việt: Luật sư Lê Công Định - Đảng Cộng sản cần 'gạn đục, khơi trong'

Nhiều tham vấn và phản biện chính sách độc lập ở Việt Nam có khuynh hướng vượt ra khỏi nguyên tắc cơ bản về quyền lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản, do đó các góp ý 'thường không được lắng nghe', thậm chí có tổ chức còn bị giải thể, theo một luật sư từ Sài Gòn. 

Tuy nhiên, để tìm ra được những tham vấn và phản biện có giá trị, giới lãnh đạo Việt Nam cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý thẳng thắn, thậm chí "vượt khỏi nguyên tắc cơ bản" về quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, để "gạn đục, khơi trong", Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nêu quan điểm trong một trao đổi qua bút đàm với BBC News Tiếng Việt, mà sau đây là toàn văn nội dung. 

BBC: Luật sư nhận xét như thế nào về mô hình, cách thức và tính hiệu quả trong tiếp thu ý kiến tham mưu, tư vấn, phản biện trong xây dựng chính sách canh tân và phát triển đất nước bởi Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)? 

Luật sư Lê Công Định: Do các ban ngành trong bộ máy nhà nước nhận được tài trợ từ các dự án hợp tác phát triển của nước ngoài, nên mô hình họ thường sử dụng là tổ chức hội thảo mời các chuyên gia đến phát biểu và góp ý, hoặc tổ chức các nhóm nghiên cứu chuyên đề, nên các tham vấn chuyên môn như vậy thường rất thực tế và có giá trị. 

Tuy nhiên, tôi không có thông tin về việc tổ chức thực hiện các đề xuất đó. 

Quốc Phương - BBC News Tiếng Việt: Đã đến lúc Việt Nam nên xem lại chính sách 'Bốn không' của mình?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/11/2017

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn, có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông, theo một nhà nghiên cứu chính trị học và Đông Nam Á học từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ. 

Với áp lực từ cả ngoài lẫn trong, đã đến lúc ban lãnh đạo Việt Nam cần xem xét thay đổi đối sách mà không chỉ là 'ba không' mà phải gọi là 'bốn không' bao gồm không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, mà như đã thể hiện và thi triển có hệ thống và ổn định lâu nay, vẫn theo ý kiến này. 

Chủ trương quan hệ thân thiết và liên Đảng, hơn nữa, đã tỏ ra "mâu thuẫn và làm giảm hiệu lực" của các biện pháp khác nhằm cân bằng với Trung Quốc, nếu nhìn từ góc độ lợi ích lâu dài của quốc gia, nó còn "cản trở" việc thực hiện những cải cách kinh tế - chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt nam, ý kiến này nhấn mạnh. 

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Quốc Phương (BBC Tiếng Việt): 'Chúng tôi có một bổn phận là viết về quê hương'

Nhà báo, blogger Từ Thức từng theo dõi về Hòa đàm Paris 1973 trong nhiều năm
Nói về những điều mà người ở trong nước 'không thể nói được' là một trong những may mắn của chúng tôi và đó còn là một 'bổn phận', một nhà báo tự do và blogger người Việt từ Paris nói về công việc viết lách của mình với BBC Tiếng Việt. 

Chúng tôi chỉ là một nhóm anh em tập hợp với nhau và mỗi năm góp một số tiền và từ đó lấy ra để tài trợ cho tờ báo của mình, làm báo với tôi 'hoàn toàn là vì nghĩa vụ' chứ không đòi hỏi tiền bạc gì hết, một nhà báo có ba thập niên gắn bó với một tờ báo tiếng Việt từ Pháp chia sẻ . 

Đây là một công việc 'mang tính chất cá nhân' của từng người một, mặc dù tôi sống ở nước ngoài, nhưng những tình cảm, suy nghĩ của tôi vẫn hướng về đất nước Việt Nam của tôi, một blogger khác 'tâm sự' với BBC cũng trong dịp này từ thủ đô nước Pháp. 

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Quốc Phương - BBC Tiếng Việt: Lưu hành đồng tiền Trung Quốc ở VN 'có vi hiến'?

Hình: Getty Images
Có ý kiến chuyên gia cho rằng quyết định mới của Nhà nước Việt Nam là trái với Hiến Pháp và có thể gây tổn hại tới chủ quyền kinh tế, tài chính của Việt Nam 

Việc cho phép đồng tiền của Trung Quốc là đồng nhân dân tệ được lưu hành song song với đồng tiền Việt Nam (VNĐ) trên lãnh thổ Việt Nam là 'trái và vi phạm Hiến Pháp' của Việt Nam, một cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC Tiếng Việt hôm 01/9/2018. 

Chủ quyền kinh tế, chủ quyền tiền tệ là những cấu thành đặc biệt của chủ quyền chính trị, chủ quyền quốc gia, mất chủ quyền này là mất chủ quyền quốc gia, ý kiến khác từ một luật gia, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói với BBC cũng trong dịp này. 

Trước hết, trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có lợi gì hay có tính toán gì trước hay không nếu như đồng nhân dân tệ được lưu hành tại Việt Nam, mà trước mắt là tại bảy tỉnh giáp ranh với Trung Quốc, một số ý kiến từ giới quan sát, phân tích kinh tế, chính trị và xã hội tại Việt Nam cho biết các góc nhìn và quan điểm của mình: 

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Quốc Phương/BBC - Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?


Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đang rất quan ngại các phong trào vận động cải cách xã hội ôn hòa, mà đặc biệt là phong trào của các tổ chức dân sự, vì chính quyền sợ rằng thiết chế chính trị - xã hội này sẽ 'tranh giành quần chúng' và 'ảnh hưởng' của Đảng, theo một học giả gốc Việt từ Mỹ.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Quốc Phương - Bộ Công an triệt tiêu tinh thần báo chí



Quốc Phương (BBC)


Bộ Công an có ẩn ý gì khi yêu cầu truy xét nguồn tin của báo chí?

Việc Bộ Công an đòi truy xét nguồn tin của báo chí trong tình hình tham nhũng đang ngày càng trở nên một vấn nạn và bi kịch của đất nước như hiện nay chỉ làm triệt thoái tinh thần chống tham nhũng của báo chí, thay vì động viên họ, theo nhận xét của nhà báo tự do từ trong nước.


Trao đổi với BBC hôm 04/5/2013 từ Sài Gòn, ông Phạm Chí Dũng, người đang được tại ngoại sau khi bị Công an TP Hồ Chí Minh câu lưu bốn tháng, cho rằng thời điểm mà ngành Công an đưa ra yêu cầu buộc ngành báo chí chia sẻ nguồn tin là rất không hợp lý. 

Ông Dũng đặt câu hỏi: "Tại sao vào đúng thời điểm này Bộ Công an lại nêu một đề xuất như thế mà tại sao không phải một thời điểm khác? 

"Tại sao năm 2012 khi tình hình tham nhũng rất căng thẳng trong bối cảnh suy thoái kinh tế nặng nề, và đầu năm nay, khi đã có hướng mở về một số chủ trương chống tham nhũng, thì Bộ Công an không đề xuất, mà lại đề xuất vào thời điểm này?

"Tôi cho là có một hàm ý, một ẩn ý gì đó. Nhìn chung tôi cho rằng đề xuất này không nên đặt ra và nói chung là không hợp lý."

Ông Dũng đưa ra con số so sánh và cho rằng chính ngành báo chí, truyền thông có vai trò mạnh mẽ hơn cả các hệ thống điều tra thuộc ngành tư pháp, trong việc phát giác tham nhũng thời gian gần đây.

Người được cho là cựu cán bộ ngành an ninh trước khi được điều sang làm cán bộ thuộc chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng bị câu lưu trong một vụ án có thể 'có màu sắc chính trị', nói:
 "Trong tình hình đó lại đặt ra vấn đề này, vấn đề truy xét nguồn tin từ báo chí, tôi cho là, như một số anh em báo chí phản ánh trong vài ngày vừa rồi, làm như vậy gần như là một cái gì đó làm triệt thoái (tiêu) tinh thần chiến đấu của anh em báo chí, thay vì hỗ trợ cho họ" - Ông Phạm Chí Dũng

"Một số quan chức nhà nước và cả một số phản biện gia đã nhận xét là có đến 70-80%, thậm chí là hơn, các vụ việc tham nhũng, tham ô, tiêu cực là do báo chí phát hiện.

"Như vậy chỉ còn lại từ 20-30% là do hệ thống tư pháp phát hiện hoặc do người dân tố cáo trực tiếp, và có thể nói tỷ lệ phát hiện do các cơ quan tư pháp vẫn là ẩn số, cho tới giờ này. Tức là hiệu quả làm việc không cao.

'Lạ lùng và kỳ quặc'

Ông Dũng cho rằng hiệu quả chống tham nhũng của các cơ quan tư pháp, điều tra của nhà nước không đạt yêu cầu và đánh giá tình hình tham nhũng càng ngày càng nặng nề, trở thành một vấn nạn, bi kịch của đất nước.

"Trong tình hình đó lại đặt ra vấn đề này, vấn đề truy xét nguồn tin từ báo chí, tôi cho là, như một số anh em báo chí phản ánh trong vài ngày vừa rồi, làm như vậy gần như là một cái gì đó làm triệt thoái (triệt tiêu) tinh thần chiến đấu của anh em báo chí, thay vì hỗ trợ cho họ.

"Có thể nói là tham nhũng móc xích chằng chịt dây dợ lẫn nhau và thông tin có thể lộ ra ở bất kỳ nguồn nào, cho nên việc đưa ra ánh sáng một vụ việc tham nhũng là điều hết sức quý giá.

"Một trong những điều quan trọng nhất như các nước phát triển trên thế giới làm, thí dụ như ở Pháp, là phải bảo vệ bằng được nguồn tin cá nhân, người cung cấp tin và kể cả nhà báo viết bài, viết tin, làm bài," ông nói.
Móc xích các sự kiện với các đề xuất trước đó của Bộ Công an như cho phép nổ súng vào đối tượng chống người thi hành công vụ, nhà báo tự do nhận xét:
"Tôi cho cái này cũng liên quan tới một cái gì đó, cái quyền nổ súng vào người chống người thi hành công vụ, và Bộ Công an gần đây có vài đề xuất có thể nói lạ lùng và kỳ quặc và tính thời điểm đưa ra, tôi cho là không ổn."

Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, 03/5/2013, ông Phạm Chí Dũng nói với BBC rằng ông đồng quan điểm với nhiều bloggers và truyền thông lề dân, truyền thông xã hội khi cho rằng tự do báo chí trong nước đang bị nhà nước, chính quyền hạn chế chặt. Ông nói:
"Họ đánh giá, họ dùng những tính từ, tôi xin nhắc lại như là ông Phạm Minh Hoàng nói là 'quằn quại'... Và tôi cho là bị hạn chế rất nhiều.

 "Trong thực tế, quyền này bị hạn chế do tất cả các cơ quan báo chí, báo đài, cơ quan truyền thông đều nằm trong tay của nhà nước và đươc kiểm soát rất chặt chẽ bởi các đảng viên tin cẩn" - Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

"Tôi chưa muốn dùng những tính từ nặng hơn nhưng nếu cứ để vấn đề như thế này và nó lại móc xích với vấn vừa đề cập, tức là đề xuất của Bộ Công an, thì lúc đó tính chiến đấu và chống tham nhũng của báo chí gần như không còn gì hết."

Hôm thứ Sáu, cũng nhân ngày này, đánh giá tình hình về tự do báo chí trong nước, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và hãng Google đồng trao giải thưởng Công dân mạng Netizen năm 2013 cho hay: 
"Ở Việt Nam, pháp luật công nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân, và nhà nước Việt Nam cũng tự nguyện tham gia các tổ chức quốc tế, trong đó cam kết bảo vệ các quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

"Tuy nhiên trên thực tế, quyền này bị hạn chế do tất cả các cơ quan báo chí, báo đài, cơ quan truyền thông đều nằm trong tay nhà nước và được kiểm soát rất chặt chẽ bởi các đảng viên tin cẩn.

"Và do vậy những tiếng nói khác với tiếng nói và đường lối của Đảng không được thông tin lên; tuy nhiên, người dân Việt Nam vẫn đấu tranh cho quyền tự do của mình nhờ có hệ thống Internet và qua hệ thống đó thì các trang blogs, các mạng xã hội truyền tải được những thông tin, suy nghĩ của dân."

'Tình hình khả quan lên?'
Tuy nhiên, ông Huỳnh Ngọc Chênh cũng cho rằng việc chính quyền cho phép ông hay ông Bùi Thanh Hiếu, được biết đến với tên Blogger Người Buôn Gió, được đi lại nước ngoài là một dấu hiện mới. Ông nói:
"Như ông Bùi Thanh Hiếu, hay như tôi được ra vào tự do thì tôi nghĩ cũng là xu hướng chung, không được ngăn chặn và xâm phạm vào quyền con người một cách thô bạo. Chuyện đi ra nước ngoài là nằm trong quyền của con người được tự do đi lại, có lẽ nhà nước càng ngày càng nới ra trong chuyện đó."

Về phần mình, ông Phạm Chí Dũng nói ông khá ngạc nhiên về việc ông Chênh không bị chính quyền ngăn cản tới Pháp nhận giải, nhưng ông liên hệ sự việc đó với sự kiện sau khi ông Chênh tới Pháp, Việt Nam và Pháp đã làm việc ở cấp Ngoại trưởng nâng tầm quan hệ song phương lên đối tác chiến lược.

 "Tôi không cho là có vấn đề gì đó quá nặng nề đối với anh Huy Đức, nhưng chắc sẽ có những chuyện mà anh không mong muốn. Hiện nay, bối cảnh 2013 nó đang khác khá nhiều so với 2012" - Ông Phạm Chí Dũng

"Tôi cho đó là lý do duy nhất để anh Huỳnh Ngọc Chênh được đi Paris nhận một giải thưởng mà chính quyền vẫn cho là không phù hợp với thể chế chính trị ở Việt Nam một cách dễ dàng mà không bị ngăn cản gì."
Còn về việc ông Bùi Thanh Hiếu hay Blogger Người Buôn Gió được phép sang Đức, ông Dũng nhận xét việc này liên quan tới một giấy mời theo đó ông Hiếu sang Đức để 'đi học' một việc 'nhẹ nhàng hơn là nhận giải.'

Song ông Dũng cũng liên hệ chuyến đi này với sự kiện bang giao quốc tế của Việt Nam và nói nó xảy ra "chỉ ba ngày sau sự kiện đối thoại nhân quyền Việt Mỹ" diễn ra ở Hà Nội.

Nhân dịp này, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người vừa được tờ Tuổi Trẻ xin lỗi chính thức về việc đưa thông tin sai lệch về ông trong thời gian ông bị Công an TP Hồ Chí Minh câu lưu, cũng bình luận về blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, sau khi tác giả này công bố cuốn sách  Bên Thắng Cuộc. 

Ông Dũng nói: "Nếu Huy Đức viết cuốn Bên Thắng Cuộc và trở về Việt Nam vào cuối năm 2012, đặc biệt thời điểm tháng 11, tháng 12/2012, là thời gian lúc đó tôi vẫn bị câu lưu, thì không ổn cho nhà báo Huy Đức đâu. Tại vì lúc đó còn căng thẳng, rất căng thẳng.

"Và tôi còn nhớ lúc đó vụ bắt Lê Quốc Quân là cuối cùng tính cho tới thời điểm hiện nay, nhưng nó xảy ra vào thời điểm ngày 27/12/2012, và thời gian đó là thời gian Bên Thắng Cuộc phát hành. Nếu Huy Đức trở về thời gian đó thì sẽ có những vấn đề gì đó từ phía cơ quan chức năng.

"Tôi không cho là có vấn đề gì đó quá nặng nề đối với anh Huy Đức, nhưng chắc sẽ có những chuyện mà anh không mong muốn. Hiện nay, bối cảnh 2013 nó đang khác khá nhiều so với 2012, tôi đánh giá tình hình hiện nay khả quan hơn, thậm chí khá nhiều, so với năm 2012," ông nói với BBC.