Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
Hoài Mỹ: Năm Mão lai rai chuyện Mèo
DĐTK nhận được bài viết này của cố Nhà giáo, nhà văn Đào Quang Mỹ, bút hiệu Hoài Mỹ (chủ nhiệm bán nguyệt san Ngàn Thông, đã mất tại California từ năm 2018) từ nhà văn, dịch giả Nguyễn Văn Thực ở Oslo, Na Uy.
Vì không thể liên hệ trực tiếp nên qua đây DĐTK xin gửi lời xin phép gia đình cố nhà văn Hoài Mỹ về việc đăng bài “Năm Mão lai rai chuyện Mèo” này nhân dịp Xuân Quý Mão 2023 và xin cảm ơn nhà văn, dịch giả Nguyễn Văn Thực đã giới thiệu một bài phiếm về mèo rất hay của cố nhà văn Hoài Mỹ.
![]() |
Mèo vờn cá vàng - Cat Pawing at Goldfish Isoda Koryusai - 1770s |
Tuy vậy, thiết tưởng cũng cần nhắc, ngày xửa ngày xưa Mèo còn có tên là Mãn, nhưng chẳng được mấy ai gọi. Nguồn gốc của từ Mãn là Mãnh đấy. Truy tầm lý lịch Mèo, người ta được biết Mèo có họ hàng ruột thịt với Hổ như sẽ kể ở phần dưới đây – mà Hổ, ngoài tên cúng cơm Cọp, còn có nhiều biệt danh, như Hùm, Ông Ba Mươi và ông Mãnh – nhưng vì có vấn đề xích mích bất khả hòa giải hòa hợp nên cuối cùng Mèo và Hổ chẳng những không có thể tiếp tục sống chung với nhau nữa mà còn tự biến hình đổi dạng cho đoạt tuyệt vể thể lý cũng như đoạn tình đoạn nghĩa luôn. Từ đó Hổ tự ông Mãnh vẫn to lớn còn mèo thì tự nguyện bé lại. Loài người vốn sợ oai Hổ nên cũng tự động tránh húy bằng cách gọi trại Mãnh thành Mãn – khi viết thì chặt bỏ mẫu tự “h” – nhưng vẫn giữ âm na ná nhau để ngầm chỉ về mối liên hệ máu mủ cố hữu của hai giống thú này.
Lê Hữu: Lời chúc, câu chào ngày Tết
(Ảnh: Thiepmung.com) |
“Câu chúc Tết nào là hay nhất của người Việt mình?” một anh bạn hỏi tôi.
Câu hỏi bất ngờ, tôi chưa kịp nghĩ ra để trả lời.
Từ lâu, người Việt không còn thói quen gửi cho nhau những “cánh thiệp đầu Xuân”. Thay vào đó, người ta gửi lời chúc Xuân qua email, text, facebook… Thường, mỗi khi gửi đi hay trả lời một câu chúc tôi phải nghĩ ngợi, thay đổi một vài chữ, để không lặp lại rập khuôn câu chúc từ những năm trước. Một anh bạn tôi trả lời email chúc Tết bằng câu ngắn gọn “Tôi cũng vậy”, hay “Anh chị cũng vậy nhé” (phỏng theo cách nói “Me too”, “You too” của người Mỹ) và đề nghị các bạn mình cũng làm theo như vậy cho… gọn. Sáng kiến hay ho ấy được nhiều người hưởng ứng. Một chị bạn nói không làm như vậy được vì máy móc quá và thấy “ngượng tay” khi gõ bàn phím.
Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016
Phiếm luận Ðoàn Văn Khanh - Ăn Ðể Sống và Sống để Ăn
Không giống như thời tiền sử, con người chỉ biết ăn tươi nuốt sống bất cứ cái gì có thể ăn được và chỉ có thể ăn khi kiếm được thức ăn, vì thế mà hầu như không có sự phân biệt giữa những con người với nhau vì ăn. Nhưng kể từ khi con người văn minh ra và nhờ biết sản xuất, chế biến và dự trữ thức ăn thì tùy theo môi trường, hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân mà cùng là con người sống chung trong một xã hội, nhưng người thì ăn cơm, kẻ ăn khoai; người ăn ngon, kẻ ăn dở, người ăn no, kẻ ăn đói v.v...