Hiển thị các bài đăng có nhãn Phỏng vấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phỏng vấn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Trần Mộng Tú: Nhã Ca và thế giới văn chương

Chương trình buổi ra mắt sách của nhà văn-nhà thơ Nhã Ca

Ngày 10 tháng 2 năm 2023, một buổi ra mắt sách của nhà văn nhà thơ Nhã Ca sẽ được tổ chức tại The Villa, 15081 Beach Blvd, Westminster California. 

Những cuốn sách được trình bày gồm có:


Một Tập Thơ, Từ năm 1964 – In lại 

Gồm 70 bài thơ, có sự đóng góp của các Họa sĩ như: Nghiêu Đề, Duy Thanh, Đằng Giao và Thi sĩ Nguyên Sa


Tập Truyện Ngắn: O Xưa 

(viết ở hải ngoại 300 trang với 13 truyện ngắn)


Hồi Ký: Giải Khăn Sô Cho Huế –Truyện dài – In lại


***


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Lê Nguyễn: Cuộc trò chuyện thẳng thắn giữa hai người yêu Sử

 Lời tác giả: Cuộc nói chuyện đã diễn ra cách đây mấy năm, song nhiều vấn đề vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, nhất là trong việc dạy và học sử tại Việt Nam hiện nay. Facebooker AT nay không còn giữ nickname này, mặt khác do không còn liên lạc được với chị, nên tác giả xin dùng chữ tắt cho nick cũ của chị

***

AT.-
Rất vui khi biết ông là người “sống được” nhờ nghề viết báo, càng vui hơn khi biết rằng những bài viết của ông hầu như liên quan đến lịch sử. Gắn nghiệp với Sử học đã đem đến cho ông những niềm vui gì, và có điều gì chưa thoả, thưa ông?
LÊ NGUYỄN -

Như bạn thấy đó, lịch sử Việt Nam, nhất là lịch sử thời Nguyễn, rất phong phú, vì có được nguồn tư liệu khổng lồ là các hồi ký, du ký, biên khảo do nhiều thương nhân, giáo sĩ, du khách phương Tây soạn thảo mà đến nay chúng ta chưa khai thác được bao nhiêu. Chúng có một hấp lực rất lớn đối với những người thích tìm tòi, học hỏi những cái mới lạ trong lịch sử. Tôi tìm đến sử học theo cách ấy. 


Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2023

Triều Giang: Ai Đang Viết Sử Cho Chúng ta?

Pv. Gs. Vũ Tường, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ, Đại học Oregon

Hai Cuốn Sử Đầu Tiên Về Lịch Sử Người Việt Hải Ngoại

Sách Giáo Khoa Tại Trung Và Đại Học Hoa Kỳ


Gs. Tường Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ và cũng là giáo sư và khoa trưởng Khoa Chính trị Học tại Đại học Oregon

Lời tác giả: Vào những ngày cuối năm 2022, chúng tôi có cho phổ biến bài viết “Ai Sẽ Viết Sử Cho Chúng Ta?”, bài viết này đã được chúng tôi viết và phổ biến rộng rãi năm 2007, là những năm đầu khi hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) được thành lập vào năm 2004 để chia sẻ với thân hữu và đồng hương về sự lo âu và buồn bực khi thấy lịch sử và chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là lịch sử Người Mỹ Gốc Việt đã bị bóp méo, xuyên tạc qua những sách báo, phim ảnh và nhất là sách giáo khoa trong các trường tiểu, trung và Đại học tại Hoa Kỳ, nơi mà con em chúng ta đã và đang phải học những bài học sai sót và còn mang tính cách sỉ nhục cha ông các em. Bài viết này đã được quan tâm và đón nhận rất tích cực vào lúc đó của đồng hương, không những thế, đồng hương đã nâng đỡ, hỗ trợ hội VAHF trong gần 20 năm qua cho những chương trình hội theo đuổi; từ việc hoàn thành bộ sưu tập Tù Nhân Chính Trị Việt Nam hiện đang đặt tại Việt Nam Center (2007). Năm 2008, hợp tác với các Đại học UT Austin, Rice University, University of California Irvine thực hiện chương trình Lịch sử Truyền Khẩu (Oral History, đã có trên 12 triệu người xem. Năm 2015 sản suất 2 cuốn phim Master Hoa’s Requiem về thảm cảnh thuyền nhân và VIETNAMERICA về chiến tranh Việt Nam, hành trình tìm tự do và những đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt vào quê hương thứ hai. Ngoài ra, hội cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm tại các Trung tâm sử liệu, các cuộc Hội thảo, và tại  các trường Trung và Đại học.


Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Song Chi: Đưa tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam đến với Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế 2023

Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Summit, viết tắt IRF) 2023 được tổ chức lần thứ 3 tại Washington DC vào ngày 31.1–1.2.2023. Đây là sự kiện hàng đầu thế giới về tự do tôn giáo, bao gồm giới chức đại diện Liên Minh Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (hiện có 45 quốc gia tham gia), đại diện của mang lưới hơn 300 nhà lập pháp cho tự do tôn giáo ở 90 quốc gia, thành phần lãnh đạo của mạng lưới hơn môt nghìn các nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo toàn cầu, dại diện cao cấp của trăm tổ chức tôn giáo và tổ chức quần chúng.

Mục đích của Hội nghị, như ghi trên website của IRF “Tạo ra một liên minh mạnh mẽ gồm các tổ chức hoạt động cùng nhau vì mục tiêu tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Nâng cao nhận thức cộng đồng và sức mạnh chính trị cho phong trào tự do tôn giáo quốc tế”.

Trong tổng số 1000 tham dự viên, đoàn người Việt xấp xỉ 50 người, có thể nói là một trong những phái đoàn thuộc loại đông nhất, đa dạng nhất, với sự có mặt của nhiều thành viên thuộc các tổ chức tôn giáo lớn cho tới nhiều nhóm tôn giáo độc lập khác nhau, dưới sự tổ chức của BPSOS (Boat People SOS) – một tổ chức xã hội dân sự chuyên hoạt động trong các lĩnh vực nhân quyền. 


Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Hải Di Nguyễn: 50 năm Hiệp định Paris: Việt Nam trên ván cờ chính trị thế giới

 27/1/2023 là tròn 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, để Mỹ rút quân khỏi cuộc chiến Việt Nam. 

Nhìn lại Hiệp định Paris sau nửa thế kỷ, tôi phỏng vấn ông Từ Thức, ký giả của miền Nam có mặt theo dõi hội đàm từ đầu đến cuối; sử gia Lê Mạnh Hùng; và kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, người sáng lập và đứng đầu Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. 

Hiệp định Paris có những lỗ hổng nào? 

Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, ký ngày 27/1/1973. Các bên đàm phán chính thức là Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt), Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam), và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). 

Ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam “được coi như là một trong hai “bên miền Nam” trong khi ai cũng biết nó không có thực chất nào cả mà chỉ là một danh xưng rỗng nghĩa. Lực lượng cộng sản chiến đấu tại miền Nam hoàn toàn của Hà Nội và do Hà Nội điều khiển.


Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Tuấn Khanh - Nghệ sĩ Kim Tuyến: "Tôi chọn tự do và không hối tiếc" (Phần 1)

Nghệ sĩ Kim Tuyến.
Tình cờ gặp được chị Kim Tuyến, một trong nghệ sĩ tài danh của giới biểu diễn miền Nam trước 1975. Dù ở trong các tuồng diễn của gánh hát Kim Chung hay Dạ Lý Hương, thì cái tên Kim Tuyến luôn đứng cùng với Hùng Cường, Tấn Tài, Thanh Hải… Khán giả của thập niên 60 luôn đánh giá tài năng của chị không khác gì Ngọc Giàu, Bích Sơn, Phượng Liên, Thanh Thanh Hoa… Giọng hát và lối trình diễn của chị là sự thu hút đặc biệt trên sân khấu của Sài Gòn. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà chị gặp không ít khó khăn sau tháng 4-1975 bởi chọn lựa của mình.
Tháng 7/2016, chị Kim Tuyến có kể về cuộc gặp giữa chị và nghệ sĩ Kim Cương. Giữa trùng phùng đó, người nghệ sĩ của Little Saigon đã bất ngờ bật ra câu hỏi với nghệ sĩ Kim Cương rằng vì sao bà lại là một cán chính nằm vùng.
Câu hỏi đó, cũng bật tung cánh cửa quá khứ, mở ra những điều âm ỉ chưa ai nói hết. Lịch sử ghi lại vô số những dữ kiện lớn lao, nhưng đôi khi vẫn thiếu những câu chuyện đời mà khiến ai nấy đều phải trầm ngâm suy nghĩ. Ngày chiến tranh ấy xa rồi, nhưng có những vết thương không bao giờ có thể lành.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Nguyễn Gia Kiểng : Trung Quốc - Phải chăng chỉ khủng hoảng về kinh tế?

Ông Nguyễn Gia Kiểng (hình: internet)

Trần Quang Thành (TQT): Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng,
Vào nửa đầu tháng Giêng năm 2016 này tình hình ở Trung Quốc và 2 nước lân bang của Trung Quốc có nhiều vấn đề khiến thế giới quan tâm.

Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến đang sụt giảm nghiêm trọng và có ngày phải đóng cửa. Ô nhiễm môi trường đến mức nghiêm trọng đang dẫn đến hàng nghìn xí nghiệp có nguy cơ phải phá sản. Trung Quốc cải tổ quân sự. Còn ở hai nước lân bang thì phía Đông Bắc Á Bắc Hàn thử thành công bom khinh khí, còn nước 4 tốt của Trung Quốc là Việt Nam ở Đông Nam Á sau một năm đấu đá nhau kịch liệt  bước vào đại hội Đảng lần thứ 12. Ông Nguyễn Gia Kiểng có bình luận gì về Trung Quốc và hai nước lân bang này ạ?

Nguyễn Gia Kiểng (NGK): Trước hết tôi xin có một nhận xét về sự khác biệt giữa Việt Nam và Triều Tiên. Mặc dầu hai nước lệ thuộc Trung Quốc rất nặng nề, nhưng mức độ nặng nề đó khác nhau. Việt Nam thì ban lãnh đạo muốn lệ thuộc Trung Quốc để tồn tại nhưng một phần quan trọng trong đảng cầm quyền - đảng cộng sản - và gần như toàn bộ nhân dân Việt Nam không muốn tình trạng đó. Cho nên mức độ lệ thuộc Trung Quốc khác nhau. Tôi nghĩ là trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ không còn lệ thuộc Trung Quốc nữa. Mức độ lệ thuộc Trung Quốc sẽ một ngày một giảm đi. Không giống như chế độ ở Triều Tiên, một chế độ vô lý ở mức mà người ta không thể nghĩ là nó có thực. Vậy thì phải xét bản chất của nó. Chúng ta nên nhớ lại thời chiến tranh Triều Tiên. Vào mùa hè 1950, chế độ Bắc Triều Tiên mở cuộc tổng tiến công hòng thôn tính quốc gia Nam Cao Ly, bây giờ gọi là Hàn Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn họ đã đẩy lùi được quân đội Hàn Quốc xuống tận cùng phía Nam. Nhưng sau đó gặp sự phản công rất mạnh của quân đội Liên Hợp Quốc, chủ yếu là Hoa Kỳ. Trong một thời gian rất ngắn quân đội Bắc Triều Tiên hầu như đã bị tiêu diệt và khi bị dồn tới tận sông Áp Lục thì chỉ còn khoảng 10 ngàn người mà thôi. Lúc đó Trung Quốc đã quyết định nhảy vào cứu vãn chế độ Triều Tiên. Họ đã gửi gần 2 triệu quân. Phải nói là quân đội Triều Tiên từ đó thuần túy là quân đội Trung Quốc. Và sau đó họ đỡ đầu chế độ Triều Tiên, sử dụng Triều Tiên như một căn cứ quân sự, một phần của họ, để làm những điều họ không muốn thế giới buộc tội họ vì đã làm. Nhưng dần dần thế giới cũng đã nhìn ra. Càng ngày càng có nhiều quan sát viên, nhiều chính phủ nhận định những việc chế độ Triều Tiên làm thực ra là làm theo chỉ thị ngầm của Trung Quốc. Cho nên khi chế độ Triều Tiên thử bom khinh khí - bom hydrogen - người ta nhìn vấn đề như là chính Trung Quốc thử trái bom đó, mượn tay bắc Triều Tiên để làm áp lực với thế giới. Càng ngày càng có những lập luận buộc tội Trung Quốc. Cho nên tôi nghĩ trong tương lai tình thế có lẽ sẽ khó khăn hơn cho Trung Quốc vì họ không còn giấu giếm và đánh lừa được dư luận thế giới nữa.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Greg Rushford - Nhật và Mỹ sẽ không để TQ chiếm Biển Đông

Trung Quốc gần đây đã nhiều lần hạ cánh phi cơ dân sự
ở những vùng đảo có tranh chấp trên Biển Đông
Greg Rushford (chủ bút trang rushfordreport.com) trả lời phỏng vấn của Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt. 

Nguyễn Giang: Về vấn đề Biển Đông, liệu câu chuyện có còn nằm trong tầm tay của Việt Nam?

Greg Rushford: Tôi nghĩ vấn đề đầu tiên là nó đã xóa tan câu chuyện huyền thoại rằng Trung Quốc có tầm nhìn chiến lược lớn về tương lai lâu dài ở biển Đông. Nếu họ thực sự có tầm nhìn ấy, thì làm sao mà cả thế giới lại giận dữ với họ, mất lòng tin với họ?

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Nhà xuất bản Giấy Vụn - Giới thiệu "ĐÀNH LÒNG SỐNG TRONG PHÒNG ĐỢI CỦA LỊCH SỬ"

Nhà văn Cung Tích Biền
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NXB GIẤY VỤN: Nhà văn Cung Tích Biền, trước tiên là thuộc dòng Văn học Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một Nhà văn Độc lập, đã thành danh từ lâu trước 1975.

Sau biến cố tháng 4-1975 ông ở lại trong nước cho tới ngày hôm nay, 2015. Sống với chế độ mới, ông gác bút 12 năm, và “tái xuất giang hồ” vào năm 1987, với một bút lực sung mãn, phong văn nhiều phần khác trước. Theo rất nhiều các tiểu luận, nhận định của nhiều nhà phê bình văn học, về sáng tác của Cung Tích Biền đều có chung một nhận định, là súc tích, tài hoa, nhân bản và minh triết.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Nguyễn Mạnh Trinh - Phỏng Vấn Nhà Văn Thảo Trường (trích)

Nhà văn Thảo Trường (hình: VOA)
(1) Xin anh cho một vài dòng về tiểu sử của mình?

TT: Tôi tên là Trần Duy Hinh, bút danh Thảo Trường chỉ là một chọn đặt tình cờ từ khi đăng những sáng tác trên tạp chí Sáng Tạo và dùng cho đến bây giờ. Vài bút danh nữa ký ở những bài báo trước 1975 hoặc những thơ văn thời trẻ đến nay tôi không còn dùng nữa. Tôi chỉ học hết trung học và chưa biết đại học văn khoa là gì. Tôi chỉ thích 4 năm học hán văn với giáo sư Trần Văn Hào, cụ thích tôi, tôi biết rõ vì chính tôi cũng rất kính yêu cụ, mỗi lần cụ cho 00/20 điểm trên bài luận văn của tôi thì cụ đều nhìn tôi cười, và nói: “ Deux zéros! Không lẽ cho điểm âm!” Năm nay tôi vừa lục tuần vì cũng thích coi tử vi nên tôi thường nhớ tuổi mình là Bính Tý. Quê quán tôi ở tỉnh Nam Định miền Bắc bên bờ sông Vị Hoàng. Tôi là người thứ chín trong một gia đình đông con, mười người. Thân phụ tôi mất sớm. Tôi là đứa con bất hiếu, năm 1954 tôi vào Nam bỏ lại mẹ tôi ở quê nhà với người chị gái lo phụng dưỡng ông nội tôi và coi sóc mồ mả tổ tiên, nhưng sau đó mẹ tôi bị đấu tố, bị tịch thu hết nhà cửa ruộng vườn, bị đuổi ra ở ngoài gò đất giữa cánh đồng nước mênh mông. Vào Nam tôi gia nhập quân đội, theo học Khóa 6 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Và chính thức viết văn.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Katharina Borchardt - Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Vui mừng chiến thắng và vết hằn của chiến tranh Việt Nam

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (Hình: internet)

Katharina Borchardt 
(Neue Zürcher Zeitung) 1]
Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ 

Katharina Borchard : Ông Nguyễn, tôi muốn nói chuyện với ông về cuộc chiến Việt Nam…
Nguyễn Huy Thiệp : Vâng, chuyện của nước tôi là vậy. Nói về Việt Nam thì hầu như lúc nào cũng xoay quanh chuyện chiến tranh. Thật ra cũng chẳng có gì làm lạ cả: Chiến tranh ở đất nước chúng tôi đã triền miên từ năm 1946 cho mãi đến năm 1989. Chẳng những chúng tôi trải qua chiến tranh gọi là “cuộc chiến Việt Nam”, như vẫn được gọi ở Tây phương, nhưng còn các cuộc chiến chống thực dân Pháp, cũng như chiến tranh chống Trung Quốc và Cam Bốt. Đó là những thập niên đầy gian khổ.


Katharina Borchard : Ông đi học và học đại học trong thời gian chiến tranh giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam. Năm 1970 ông thành thầy giáo làng ở vùng núi đông bắc của Việt Nam. Vào thời đó, phần lớn chiến cuộc đã diễn ra ở miền Nam của nước ông.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Mặc Lâm/RFA, Bangkok - Kết quả chung cho nhà báo chống tham nhũng

Báo Công An đưa tin khởi tố ông Kim Quốc Hoa nguyên tổng biên tập (TBT) báo Người Cao Tuổi
Sáng ngày 12 tháng 5 Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can với ông Kim Quốc Hoa, cựu tổng biên tập báo Người cao tuổi để điều tra theo điều 258 Bộ luật Hình sự. Dư luận từ bấy lâu vẫn xem ông Kim Quốc Hoa bị tước quyền TBT tờ báo vì đã dũng cảm tố cáo tham nhũng trong tất cả các ban ngành của Việt Nam, kể cả công an qua bài phóng sự “Bàn về thị trường sao và vạch”. Mặc Lâm phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành là người từng làm việc chung với ông Kim Quốc Hoa và cũng là nhà báo vì chống tham nhũng đã bị tạt acit đến mang thương tật trầm trọng.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà báo Trần Quang Thành. Thưa ông chúng tôi được biết ông từng làm việc và chia sẻ rất nhiểu kinh nghiệm chống tham nhũng với nhà báo Kim Quốc Hoa, ông nghĩ sao khi nghe tin ông Hoa bị quy kết vào điều 258?

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

BBC - 'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'

GS Lê Xuân Khoa (Hình: Uyên Nguyên)
Gs. Lê Xuân Khoa trả lời phỏng vấn của BBC

T min Nam California, ông Lê Xuân Khoa, cu giáo sư Đại hc John Hopkins, đã trao đổi vi BBC một s vn đề xung quanh cuộc chiến gia hai min nhân k niệm 40 năm ngày 30/4.

BBC: Dưới góc nhìn ca một nhà nghiên cu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lch s ca dân tc? Đó là ngày Chiến thng, ngày Quc hn, ngày Thng nht hay ngày đánh du s chia r sâu sc ca dân tộc không th nào hàn gn được?

GS Lê Xuân Khoa: Gi là Ngày Chiến thng hay Quc hận là tùy theo đứng v phía thng trận hay thua trận. V phía thng trận, càng ngày v sau ch chiến thng nó mt dn ý nghĩa đi. Ngay c trong nội bộ phía thng cũng thy nó mt đi ý nghĩa. Ti vì sau khi thng trận không bao lâu thì các lãnh đạo min Bc có ṣi ước vi min Nam, tc là bn cht gii phóng min Nam. Th hai là h áp dng chế độ đi ngược li nguyện vng ca nhân dân. Có l vì thế nhng năm sau này người ta dùng nhiu hơn t Thng nht.

Nhưng đối vi người Việt hi ngoi, ngoài ch Quc hận thì phi có thêm một ch ‘Ngày tìm t do’ bi vì đáng l thng nht lòng người mà người ta li b ra đi thì nhựy có s chia r nặng n vn đề dân tộc.

Ch Quc hận là đứng v phía cộng đồng hi ngoi. Lý tưởng mà nói hận thù cn phi xóa b, cn phi quên đi. Là con người không ai mun nuôi hận thù làm gì nhưng ch Quc hận đến gi không th b được. Người ta mun quên nhưng không b được cho đến chng nào có s thay đổi trong nước tc là thật s bo vệ quyn li đất nước đối vi Trung Quc và đi vào con đường thật s ca dân, do dân, vì dân, thật s dân ch hóa đất nước. Nhựy s hóa gii hận thù đi. T ch hóa gii hận thù ch Quc hận cũng b được.

Trong tương lai hy vng đến một ngày nào đó s không còn dùng ch Quc hận nhưng cho đến ngày đó thì người ta còn đầy đủ lý do để dùng ch Quc hận.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Mặc Lâm/rfa - Áp lực nào khiến một luật sư phải bỏ nghề?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương, ảnh chụp trước đây.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, khuôn mặt quen thuộc bảo vệ cho nhiều tù nhân lương tâm như Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Đăng Định hay Lô Thanh Thảo và đặc biệt trường hợp của ông Hoàng Văn Ngài, đã quyết đinh bỏ nghề và lui về làm việc như một công chứng viên thay vì một luật sư được hàng trăm khách hàng yêu mến. Điều gì đã làm người luật sư nhân quyền này bỏ cuộc?

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Mặc Lâm/rfa - Biển Đông và sự thật phía sau chiếc mặt nạ hữu nghị

Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014. AFP PHOTO

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng căn cứ quân sự trên vùng đảo Gạc Ma mà Bắc Kinh đã chiếm của Việt Nam vào năm 1988. Vệ tinh xác định diện tích xây dựng gấp hai trăm lần nếu so với năm 2004. Trước tình hình nghiêm trọng như vậy nhưng Việt Nam vẫn giữ phản ứng yếu ớt như từ trước tới nay thường làm. Mặc Lâm phỏng vấn Phó GSTS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban biên giới Chính phủ để tìm hiểu thêm lý do tại sao Việt Nam tiếp tục gần như im lặng.

Đe dọa chủ quyền Việt Nam

Trước tiên Phó giáo sư Hoàng Ngọc Giao chia sẻ:

PGS Hoàng Ngọc Giao: Rõ ràng đây là vấn đề có thể nói rằng rất nghiêm trọng đang đe dọa toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo, thế nhưng tôi cũng như người dân và các đồng nghiệp khác cảm thấy rất là thất vọng, đang ngóng chờ xem không biết là chính phủ Việt Nam sẽ có những động thái gì.

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Thụy My/RFI - Việt Nam : Bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, ai cao phiếu nhất?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trung ương 10 khai mạc hôm 5/1/2015. (Ảnh chụp qua màn hình TV).
Hôm nay 12/01/2015 Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 đã bế mạc sau tám ngày làm việc. Trong hội nghị, lần đầu tiên đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, kết quả đã được báo cáo hôm qua. Tuy nhiên đối với dân chúng thì kết quả này vẫn là điều bí mật.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Kính Hòa, phóng viên RFA - Tình hình truyền thông tự do tại VN sau hàng loạt vụ bắt bớ

Blogger Nguyễn Ngọc Già là 1 trong 3 blogger bị bắt gần đây. Thời gian này lại trùng với thời điểm đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị đại hội trung ương, và qua đó chuẩn bị cho đại hội toàn quốc vào năm 2016. Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trao đổi với Kính Hòa RFA về tình hình của truyền thông tự do tại Việt Nam sau những vụ bắt bớ này.

Liên quan đến sinh hoạt của Đảng? 

Kính Hòa: Trong thời gian gần đây, sau cuộc bắt bớ hai bloggers đầu tiên là Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lộc có nhiều người nói rằng có lẽ là cuộc bắt bớ đó ngừng lại bây giờ thì không phải như vậy. Sau cuộc bắt bớ blogger Nguyễn Ngọc Già, chuyện bắt bớ như vậy đang bùng nổ như vậy có liên quan đến sinh hoạt của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không?

Blogger Điếu Cày (Hình: Uyên Nguyên)
Blogger Điếu Cày: Những cuộc bắt bớ gần đây làm cho tôi nhớ lại chiến dịch bắt bớ vào năm 2010. Thời điểm đó rất nhiều blogger bị bắt và đợt này tôi thấy là bắt cũng rất nhiều. Tôi thấy nó trùng hợp với sinh hoạt mà đại hội của trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào thời điểm năm 2010 nó cũng xảy ra như vậy. Rất nhiều người bị bắt đặc biệt là những người có tiếng nói trên mạng và có lượng truy cập cao. Sau khi họ đại hội xong thì cũng có một số người được thả ra nhưng lần này có lẽ nó cũng rơi vào trường hợp nó trùng với sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ muốn những người đấu tranh cho dân chủ, những người có tiếng nói được nhiều người quan tâm ở trên mạng, họ muốn những người này phải im tiếng và bằng cách là bắt giữ họ đi một thời gian. Còn cụ thể sau đó thì thế nào thì mình chưa thể đoán được.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Ðinh Quang Anh Thái thực hiện - Phỏng vấn Luật Sư Trần Thanh Hiệp về tạp chí Sáng Tạo


Luật Sư Trần Thanh Hiệp. (Hình: Triết Trần/Người Việt)
LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, Luật Sư Trần Thanh Hiệp, năm nay 87 tuổi, một trong những người chủ trương tạp chí Sáng Tạo đầu thập niên 1950, dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Ðinh Quang Anh Thái thực hiện.

Ðinh Quang Anh Thái (NV): Thưa luật sư, hẳn rằng không ít người, nhất là thế hệ trẻ, muốn biết về tạp chí Sáng Tạo, bối cảnh ra đời và những người chủ trương. Là một người trong nhóm sáng lập, luật sư có thể nói cho nghe được không ạ?

Luật Sư Trần Thanh Hiệp: Tạp chí Sáng Tạo ra đời vào một thời điểm đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ðó là bối cảnh pháp-lý-chính-trị đất nước bị Hiệp Ðịnh Geneva 1954 chia đôi, với mục đích tạm chấm dứt chiến sự, trong khi chờ đợi tìm được giải pháp chính trị thống nhất nước Việt Nam. Sự áp dụng Hiệp Ðịnh Geneva 1954 đã dẫn tới việc dồn quân, dồn dân thành hai miền khác nhau, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc là vùng tập trung của phần dân chúng thuộc quyền cai trị của chính quyền Cộng Sản. Miền Nam, phần lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở xuống tới mũi Cà Mau là vùng thống thuộc chính quyền xuất phát từ thực tế quân viễn chinh chiếm đóng mà Pháp trao trả lại cho quốc gia Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại. Một cuộc tổng tuyển cử đã được dự liệu sẽ tổ chức vào năm 1956. Cuộc tổng tuyển cử này đã không diễn ra, trong khi lại có hơn một triệu người ồ ạt di cư từ Bắc vô Nam.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Duy Chiến thực hiện - 'Tôi sợ sự giả dối truyền đến đời con cháu'

"Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu", nguyên Chủ tịch An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, tên thường gọi là Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

Mở đầu những trăn trở về nông nghiệp và người nông dân VN, ông Bảy Nhị chia sẻ câu chuyện thăng trầm của cá ba sa - loài cá được dựng tượng đài tại Châu Đốc - An Giang vì tầm quan trọng của nó.

Nguyên Chủ tịch An Giang,
ông Nguyễn Minh Nhị
Làm ăn kiểu "tình chị duyên em"

Sau khi thịt cá ba sa phi lê tìm được đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ đầu những năm 1990, trải qua quá trình nghiên cứu, khảo sát vất vả, ông Nhị và các đồng nghiệp đã thành công trong việc cho loài cá này sinh sản nhân tạo. Một thời cơ vàng dường như mở ra khi chúng ta chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường lúc đó đang rất lớn.

Vậy nhưng...

Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi còn nhớ có lúc cao điểm giá cá ba sa xuất khẩu lên đến 8 USD/kg! Các bè cá mới mọc san sát trên sông Hậu. Các nhà máy, cơ sở chế biến tấp nập ra đời.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Tiểu Muội (thực hiện) - Ðặt lại giá trị văn học miền Nam trong lịch sử văn học Việt Nam

 Phóng viên Tiểu Muội và nhà văn Phạm Xuân Đài (Phạm Phú Minh) - Hình: Trần M. Triết
Phỏng vấn nhà văn Phạm Phú Minh

TM: Thưa ông, nhân dịp sắp có cuộc hội thảo về văn học miền Nam vào ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2014 sắp tới tại Little Saigon, và được biết ông đã từng tổ chức và tham dự nhiều sinh hoạt văn học/văn hóa trước đây, xin ông cho biết một cách tổng quát các cố gắng của giới cầm bút hải ngoại về việc sưu tầm, lưu giữ và tìm hiểu vốn liếng văn học/văn hóa Việt Nam trong quá khứ.