Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023
Hòa thượng Thích Không Tánh: Thủ đoạn của nhà cầm quyền Việt Nam đối với tôn giáo là: trấn, phân, cô, kéo
Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”
![]() |
Hòa thượng Thích Không Tánh. |
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện Trưởng Hội Đồng Điều Hành của Tăng Đoàn Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, Trụ Trì Chùa Liên Trì ở Quận 2 Sài Gòn (ngày 8/9/2016 Chùa Liên Trì đã bị nhà nước cưỡng chế, san bằng, phá bỏ mà không bồi hoàn thỏa đáng). Bản thân Hòa thượng Thích Không Tánh từ năm 1977 đến nay đã bị nhà nước cộng sản giam cầm 3 lần, tổng cộng 15 năm tù)
* Thưa Hòa thượng, chúng ta biết nhiều năm nay chỉ số tự do tôn giáo (tức Religious Freedom Index) của Việt Nam luôn luôn nằm ở mức rất thấp trên thế giới, Việt Nam từng 2 lần bị liệt vào danh sách các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern) về Tự do tôn giáo, và ngày 2/12/2022 vừa qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại đưa Việt Nam vào “Danh sách Theo dõi Đặc biệt” (Special Watch List) vì vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo… Trong khi nhà nước Việt Nam thì luôn luôn nói rằng đó là cái nhìn thiên lệch, rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo vì nhìn bên ngoài từ Nam ra Bắc chùa được xây mới rất nhiều, trong số đó có những ngôi chùa rất to, số lượng nhà sư tăng, số lượng người đến chùa đông đảo v.v…Thưa Hòa thượng nghĩ sao về điều này?
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023
Nguyễn Xuân Diện: Di sản Thích Quảng Độ gửi hậu thế
![]() |
Hòa thượng Thích Quảng Độ (27/11/1928 – 22/2/2020) Hình Wikimedia |
Ngài là một bậc chân tu, đạo hạnh cao cả, cảm thông chia sẻ và xả thân đấu tranh cho những cảnh đời bất công ngang trái trong xã hội. Ngài không chỉ là một học giả uyên bác, Ngài còn là một nhà thơ vừa phóng khoáng vừa nhân hậu.
Giác linh Đại lão Hòa thượng đã cao đăng Phật quốc vừa tròn ba năm.
Nguyễn Văn Tuấn: Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 – 2020): Chân tu và trí thức
Hòa thượng Thích Quảng Độ (1) qua đời ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn) hôm thứ Bảy 22/2/2020, thọ 93 tuổi. Vậy là thêm một học giả lừng danh của thế hệ vàng Phật Giáo Việt Nam đã về bên kia thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp Phật học của Thầy Quảng Độ có thể gói gọn trong 2 chữ: cống hiến và đấu tranh. Cống hiến trong vai trò một bậc chân tu, và đấu tranh bất bạo động trong vai trò của một trí thức dấn thân.
Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Nguồn: Hoằng Pháp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
Hai hoà thuợng nổi danh cùng thời về cõi vĩnh hằng, nhưng phản ứng của báo chí (và Nhà nước) thì rất khác. Năm ngoái, khi Hòa thượng Thích Trí Quang qua đời, báo chí Nhà nước đồng loạt đưa tin, kèm theo những bài viết phân ưu đặc sắc. Năm nay, khi Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch, chẳng có báo chí Nhà nước nào đưa tin! Thật ra, báo Tuổi Trẻ có đưa tin, thế nhưng chẳng hiểu vì sao mà bản tin và bài viết đã bị rút khỏi mạng trực tuyến. Thái độ ứng xử của báo chí (hay đúng hơn là của Nhà nước) làm cho người quan sát phải tự hỏi: tại sao. Lí do sâu xa có lẽ liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của hai vị hoà thượng rất ư khác nhau.
Trần Trung Đạo: Chiều Đông
Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa.
Tôi đọc và rất cảm động. Qua từng câu thơ tôi hình dung cảnh cô đơn, trống vắng, quạnh hiu mà Thầy đang sống trong thời gian lưu đày ở Thái Bình trong một buổi chiều đông.
Sau 1975, giữa lúc gần hết mọi người đều đi theo chiều gió, Thầy cố bước ngược chiều để mong cứu vớt những gì còn sót lại sau những điêu tàn, đổ nát. Tinh thần vô úy của đạo Phật đã giúp Thầy vượt qua bao thử thách, cực hình, đày đọa.
Trong đêm tối giữa nhà lao Phan Đăng Lưu hay trong buổi chiều mưa tầm tã tay dắt bà mẹ già 90 tuổi trên đường lưu đày từ Sài Gòn ra Vũ Đoài, Thái Bình, Thầy vẫn một tấm lòng son sắt với quê hương và đạo pháp.
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023
Hòa thượng Thích Không Tánh: Cộng sản làm tha hóa Phật giáo
Chuyên mục phỏng vấn của Diễn Đàn Thế Kỷ về đề tài: “Phật giáo đã bị chính trị hóa, thương mại hóa dẫn đến “biến chất, biến tướng” ra sao và hậu quả của điều đó trong đời sống văn hóa, xã hội VN hiện nay”.
![]() |
Hòa thượng Thích Không Tánh |
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện Trưởng Hội Đồng Điều Hành của Tăng Đoàn Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, Trụ Trì Chùa Liên Trì ở Quận 2 SàiGòn (ngày 8/9/2016 Chùa Liên Trì đã bị nhà nước cưỡng chế, san bằng, phá bỏ mà không bồi hoàn thỏa đáng. Bản thân Hòa thượng Thích Không Tánh từ năm 1977 đến nay đã bị nhà nước cộng sản giam cầm 3 lần, tổng cộng 15 năm tù)
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023
Võ Thị Hảo: Tín đồ Phật giáo VN cần được bảo vệ khỏi sự “nô lệ hóa“
Chuyên mục phỏng vấn của Diễn Đàn Thế Kỷ về đề tài: “Phật giáo đã bị chính trị hóa, thương mại hóa dẫn đến “biến chất, biến tướng” ra sao và hậu quả của điều đó trong đời sống văn hóa, xã hội VN hiện nay”.
Thưa bà, Phật giáo ở Việt Nam có sự dung hợp với tín ngưỡng bản địa, hay nói cách khác, các loại tín ngưỡng dân gian, ví dụ người Việt đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc...vào thờ trong chùa, đặc biệt là thờ Mẫu (Mẹ) ở các đền, phủ, người Việt cũng có tục thờ cúng tổ tiên; bên cạnh đó, Phật giáo ở Việt Nam có sự hòa hợp giữa Phật giáo với Khổng, Lão, trong nhiều thế kỷ (tam giáo đồng nguyên). Thực tế đó nói lên điều gì về Phật giáo ở Việt Nam cũng như đời sống tín ngưỡng của phần lớn người dân Việt? (tích cực: dễ hòa hợp? tiêu cực: pha tạp? dễ đi vào mê tín dị đoan?...)
Nhà văn Võ Thị Hảo:
-Ngày càng có nhiều minh chứng là hiện trạng Phật giáo Việt Nam, dù vẫn có một số chân tu nhưng rất hiếm hoi, khả năng là dần “tuyệt chủng“.
Tín đồ ngày càng nhiều người u mê và dễ bị lợi dụng.
Nguyễn Thanh Bình: Phật giáo đích thực không bao giờ có thể bị chính trị hóa, thương mại hóa
![]() |
Hình minh hoạ, Pixabay |
Phật giáo, không đơn thuần là một tôn giáo mà còn có nghĩa là con đường, dẫn mỗi chúng sinh đến tỉnh thức, với triết lý ảo diệu, thâm sâu, dạy ta lưu tâm đến những gì đang xảy ra trong cơ thể, cảm xúc, tâm trí của một người và cả thế gian.
Đặc điểm lịch sử của nó là: Từ nơi phát tích ở Ấn Độ, bằng sức mạnh tư tưởng của mình, nó đã lan truyền đi xa, và khi truyền qua bất cứ vùng đất lạ nào, nó cũng thể nhập vào văn hiến vùng đó, hòa vào dòng chảy của lịch sử vùng đó.
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ trước Công nguyên, cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo, khi mỗi người dân, ít nhiều đều mang trong tâm những giáo huấn cơ bản của Đức Thế Tôn. Phật giáo Việt Nam, mặc nhiên, cùng trôi theo dòng chảy lịch sử của dân tộc, cùng chịu đựng những biến động, thăng trầm của đất nước. Khi thế giới xuất hiện hệ tư tưởng vô thần, duy ý chí, do hoàn cảnh địa lý, chính trị mà lan vào Việt Nam, thì Phật giáo cũng chịu hệ lụy, bị vùi dập bởi tư tưởng vô thần.
Tuy nhiên, hệ tư tưởng vô thần, mông muội không thể đè bẹp được tư tưởng thâm sâu, ảo diệu và vô cùng thực tiễn của triết học Phật giáo, nên nó phải tìm cách lợi dụng và thống trị.
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012
Chân Văn - Nói chuyện Khoa học và Phật giáo tại Làng Mai
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận (áo xanh, thứ hai từ phải) tiếp xúc với thính chúng sau bài thuyết trình về Khoa học và Phật Giáo tại Làng Mai (Hình của Như Trang)
Hội tụ giữa Khoa học và Đạo Phật
Tựa đề cuốn sách trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết, là do câu thơ thứ ba trong đoạn đầu bài thơ Auguries of Innocence của William Blake:
To see a world in a grain of sand,
And a heaven in a wild flower,
Hold infinity in the palm of your hand,
And eternity in an hour.
Khi cuốn sách này được dịch sang tiếng Anh, ấn hành năm 2001, nhà xuất bản đã đề nghị đổi tựa: Lượng Tử và Hoa Sen, The Quantum and the Lotus cho dễ phổ biến hơn.
Einstein, cũng như nhiều nhà khoa học khác, trong đó có những người khám phá cơ học lượng tử, đều nói rằng Phật Giáo là một tôn giáo có khả năng phù hợp với khoa học nhất. Thí dụ, trong khoa học người ta biết là ánh sáng vừa là những hạt nhân, vừa là sóng. Làm sao một thứ có thể là hai dạng hoàn toàn khác nhau như vậy? Trong truyền thống tư tưởng Tây phương, lối nhìn này không thể nào hiểu được. Nhưng Phật Giáo có thể chấp nhận lối nhìn đó; bởi vì theo Phật Giáo thì mọi vật đều không có tự tánh, cho nên có thể là cái này mà cũng là cái khác hẳn.
Tính Không
Là một người viết rất nhiều sách phổ thông về
Vật lý học Vũ trụ; tại Đại học Virginia ông Trịnh
Xuân Thuận cũng dậy một lớp mang tên là “Vật lý
học Vũ trụ cho các Thi sĩ.” Ông đã xuất bản các
tác phẩm phổ biến khoa học cho đại chúng, viết
bằng tiếng Pháp với một lối văn nhuần nhã, điêu
luyện, đầy thi vị, chính xác và trong sáng dễ hiểu.
Các tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ
tiếng trên thế giới, được các tổ chức văn hóa
quốc tế vinh danh. Năm 2007 ông xuất bản cuốn Les
voies de la lumière, được trao Giải Moron của cựu
Tổng thống Jacques Chirac. Năm 2009, tại Hội nghị Khoa
học Ấn Độ (Indian Science Congress) kỳ thứ 99 tại
Bhubaneswar, ông được UNESCO trao tặng Giải Kalinga Năm
2012, ông được Học Viện Pháp Quốc (Institut de
France) trao Giải Hoàn Cầu (Prix Mondial) Cino Del Duca. Đây
là một giải hưởng văn chương rất uy tín, khi chúng
ta biết trong số những người được trao giải gần
đây có các nhà văn Mario Vargas Llosa (2008), Milan Kundera
(2009) và Patrick Modiano (2010). |
Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010
KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO
Trích từ sách “Small is Beautiful” của E F Schumacher, xuất bản 1973.

Trước khi đưa ý kiến này vào trong cuốn sách, thì tác giả đã trình bày dưới dạng một bài báo được phổ biến vào cuối thập niên 1950, và Thủ Tướng Nehru của Ấn Ðộ lúc còn sinh tiền đã có dịp trao đổi với tác giả về đề tài “Kinh Tế học Phật giáo” và hai vị đã trở thành những người bạn rất tương đắc với nhau .
Chúng tôi đã phải nhờ cậy đến cư sĩ Tâm Nguyện là người đã từng nghiên cứu lâu năm về Phật học giúp cho việc thực hiện bản dịch này. Xin hết lòng cảm ơn cư sĩ Tâm Nguyện vì đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để hoàn thành bản dịch. Xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc.
California, Mùa Phật Ðản Kỷ Sửu 2009
Ðoàn Thanh Liêm