Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Xuân Hy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Xuân Hy. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

Phạm Xuân Hy: Các dịch giả Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa

Tôi không nhớ rõ tôi đọc Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của La Quán Trung lần đầu tiên vào năm nào và do ai dịch.

Nhưng gần đây có độc giả đề xuất câu hỏi:

Ai là người đầu tiên dịch tiểu thuyết Tam Quốc Chi Diễn Nghĩa của La Quán Trung sang tiếng Việt ?

Câu hỏi này cũng gợi trí tò mò hiếu kỳ của tôi, nên tôi muốn tìm hiểu cho rõ thêm.


1-Thời Tam Quốc .


Tam Quốc (220CN-280CN) là một giai đoạn lịch sử của Trung Quốc , khoảng cuối thời nhà Hán, và đầu triều nhà Tấn. Trong đoạn thời gian này từng xuất hiện ba nước là

Tào Nguỵ , Thục Hán và Đông Ngô.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Phạm Xuân Hy : Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai

Đôi Hàng Bộc Bạch 

U Linh Lục 幽明

Lưu Nguyến Nhập Thiên Thai trong « U Minh Lục 幽明 » cũng còn viết là « U Minh Lục 幽冥錄 », hay là U Minh Ký 幽冥記, là truyện thuộc loại văn ngôn đoản biên Thần Kỳ Chí Quái tiểu thuyết, do Lưu Nghĩa Khánh, tông thất nhà Tống, thời Nam triều, cùng môn khách soạn, gồm 30 quyển, nguyên thư đã bị thất tán mai một.

Trong sách « Cổ Tiểu Thuyết Câu Trầm », Lỗ Tấn đã thu thập được 265 truyện. Sách ghi chép những truyện ma quỷ, thần linh, quái dị, biến ảo vô thường, nên mới có tên là U Linh Lục. Trong U Linh Lục cũng có một số truyện tương đồng với các truyện

sách Liệt Dị Truyện列異傳  và Sưu Thần Hậu Ký搜神後記, càng làm cho truyện Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai được lưu truyền rộng rãi thêm.

Cùng như tác phẩm « Thế Thuyết Tân Ngữ » , Lưu Nghĩa Khánh đã dựa vào những cố sự có trước mà soạn thành, chứ không phải cá nhân ông một mình sáng tác.

Sách « U Linh Lục » được phổ biến rộng rãi về mọi mặt trên diễn đàn văn học Trung Quốc, như thơ, văn, hý , hoạ, kịch.

 Việt Nam, chịu ảnh hưổng nặng nề của Tầu, nên núi Thiên Thai , truyện Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai, và nhiều đoản biên truyện ký khác cũng được nhiều nhà văn, nhà thơ,nhạc sĩ, dịch thuật, phóng tác.

 Như Tản Đà từng có bài Tống Biệt, một bài thơ tuyệt vời,  bất hủ, mô tả cảnh Tiên Phàm Tiễn Biệt, lờ mờ nửa hư, nửa thực lãng đãng mơ hồ :

Tống biệt

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai,
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai,
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt,
Nước chảy, huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

Tản Đà


Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Phạm Xuân Hy: Điêu Thuyền - Nghi án và truyền thuyết

Điêu Thuyền trên màn ảnh của thời hiện đại.
Vương Chiêu Quân,Tây Thi, Dương Quý Phi, Điêu Thuyền là tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, đều xếp vào hàng những thiên cổ giai nhân. Nhưng cuộc đời của những người đàn bà này vì đẹp nên có lắm hoạn nạn truân chuyên, và người ta thường đổ lỗi cho đó là “hồng nhan bạc mệnh”.

Riêng Điêu Thuyền, chẳng những được truyền tụng trong dân gian là người đàn bà có nhan sắc làm cho "mây mờ trăng lặn", mà còn được coi là một kỳ nữ thông minh, mưu lược làm điên đảo các anh hùng hào kiệt thời Tam Quốc, cả về sắc lẫn tài, như lời bình luận gia văn học Mao Tôn Cương, người thời Minh mạt Thanh sơ từng nhận xét, nguyên văn :

Thập bát lộ chư hầu bất năng sát Đổng Trác, nhi nhất Điêu Thuyền túc dĩ sát chi, Lưu Quan Trương tam nhân bất năng thắng Lã Bố, nhi Điêu Thuyền nhất nữ tử năng thắng chi, dĩ nhâm tịch vi chiến trường, dĩ chỉ phấn vi giáp trụ, dĩ phán lãi vi qua mâu, dĩ tần tiếu vi cung thỉ, dĩ cam ngôn ti từ vi vận kỳ thiết phục, nữ tướng quân chân khả uý tai!

- Dịch nghĩa : Mười tám lộ chư hầu, khhông giết nối Đổng Trác. Chỉmột mình Điêu Thuyền giết nối. Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, không thắng nối Lã Bố. Chỉ một mình Điêu Thuyền thắng nối Lã Bố. Dùng chiếu giường làm chiến trường, dùng son phấn làm giáp trụ, dùng khoé mắt làm đao kiếm, lấy cái chau mày và nụ cười làm cung tiễn, dùng lời ngon ngọt nhỏ nhẹ mà bố trận, bầy binh, tướng quân thị mẹt quả đáng sợ thật!
(từ ngữ “Tướng quân thị mẹt” này là chữ của học giả Phan Kế Bính dịch từ chữ Hán “nữ tướng quân” mà ra.)

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

PHẠM XUÂN HY: KÊ KÊ KÊ DẬU


Nhân có người bạn già vong niên đến chơi thăm tôi, ngày trời tháng bụt, lại lún phún mưa rầm, ngồi trong nhà rỉ rả nói truyện phiếm dông dài, gió trăng mây nước, lan man  những truyện cà kê dê ngỗng. Con hổ giấy. Con hổ thật. Con chồn con cáo. Con chuột con gà. Lại biết tôi có một dúm chữ nho, anh bèn lấy bút viết ra mấy chữ dưới đây:
雞 鷄  鸡 酉
KÊ   KÊ   KÊ  DẬU

Bảo tôi cắt nghĩa và cho biết những sự tích liên quan đến gà. Bị hỏi đột ngột, bất ngờ, nhất thời tôi tỏ ra lúng túng, đỏ mặt, không biết trả lời bạn tôi ra sao. Vả, biển học mênh mông, chữ nghĩa chập chùng, cái vốn chữ nho của tôi cũng chỉ có giới hạn, nên không dám nói sằng nói bậy. Tôi đành khất nợ với bạn. Xin cho tôi đựợc phép mở sách ra đọc, và trả lời bạn sau.