Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Xuân Ðài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Xuân Ðài. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

Phạm Xuân Ðài: Nét Xuân Sơn

Núi và sông, Cẩm Thủy – Thanh Hóa (ảnh của tác giả)

Bạn có bao giờ để ý đến vẻ núi mùa xuân chưa? Và đã thấy tràn đầy trong lòng một niềm vui không cội rễ khi nhìn thấy nét tươi tắn lạ lùng của núi trong một bầu trời xuân?

Tôi đã sống bảy năm trên vùng thượng du của tỉnh Thanh Hóa, bên bờ con sông Mã, và đã bảy mùa xuân chứng kiến những kỳ diệu của đất trời, núi sông và lòng mình. Ðấy là một nơi hiểm trở, trại đóng ngay trên sườn núi trông xuống sông, bên kia sông là một bình nguyên nho nhỏ, rồi lại tiếp tục núi. Hai đầu sông được chắn bởi núi, bốn phía toàn núi, gần xa đậm nhạt khác nhau.

Mùa hè núi như cận cảnh, khô và thô thiển. Núi lúc đó đơn giản chỉ là địa hình, là cao độ khác nhau của khoa địa lý và đo đạc. Ðó là tính toán của khai thác gỗ và tre nứa. Và đối với chúng tôi, đó là mơ ước và nỗi sợ hãi của chuyện trốn trại.

Mùa thu núi bỗng mơ màng. Bầu trời trong xanh hơn và núi như phủ mờ một làn sương khói mỏng. Trời càng se lạnh núi càng xa cách, càng rời xa vẻ thực tế tầm thường để tự biến mình thành huyền ảo. Vào mùa thu sông Mã đã thôi gầm lên khúc độc hành, vẻ đục ngầu dữ tợn của mùa hè đã trôi mất, bây giờ lặng lẽ trong xanh để hòa hợp với dáng núi đang trong một chuyển cung yểu điệu. Trời, núi, sông và người cùng vào một cơn ngất ngây buồn như tiên cảm một nỗi lạnh tê đầy bất trắc. Các ruộng bắp ven sông đã úa vàng. Công việc thu hoạch mùa màng vào các buổi chiều mùa thu mang một vẻ đẹp cổ điển với ánh nắng vàng xiên xiên, lá bắp khô xào xạc và bếp lửa nấu nước ở bờ ruộng vươn cột khói lên cao... Cuối buổi làm đi tắm rửa dưới sông nghe làn nước trong bắt đầu mát lạnh thấm thía, tựa hồ càng trong càng lạnh, và bóng núi chập chờn dưới nước như lặp lại một áng thơ xưa. Lòng rỗng không với cơn đói kinh niên vẫn còn chút sức để thưởng thức một cách đau khổ tuyệt vọng vẻ đẹp não nùng của đất trời. Nhìn qua giải bình nguyên ngắn bên kia sông, mắt bắt đầu từ chỗ núi xanh xanh phía đông chuyển dần sang phía tây, lặng lẽ lướt qua một ít “bờ xanh tiếp bãi vàng” rồi thì lại gặp núi, một trái núi khá gần, to sững, ở lưng chừng há ngoác ra một cái hang đen ngòm như hang núi Văn Dú. Và sông lại mất hút vào núi, khối thủy tinh trong và lạnh mùa thu ấy như được chắt lọc từ các khối núi thẳm mờ mờ phía tây...

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Phạm Xuân Đài: Muôn sự của chung, kể cả văn chương



Gần đây có một sự kiện gây bất bình cho một số người trên mạng: có một kẻ là Trần Nguyên Phát nào đó lấy bài viết của một tác giả khác, thêm thắt hình ảnh, sửa chữa một số địa danh, rồi ký tên mình và đưa lên mạng.
Lại thêm một vụ đạo văn, một hành vi chẳng hay ho gì mà cũng chẳng mới mẻ trên các trang mạng tiếng Việt. Nhưng mọi người vẫn thấy khó chịu, vì đó rõ ràng là một việc làm thiếu lương thiện, mà lại được thực hiện công khai một cách “vô tư” như thách thức mọi người có lương tâm.
Kể ra số người cầm bút bị đạo văn kiểu này cũng không ít, ngay cả loại văn “khó” như các bài khảo cứu vẫn có người cầm nhầm.
Có lẽ nhân dịp này, chúng ta cũng nên để tâm mổ xẻ nguồn cội của một hành vi rất đáng tiếc vẫn xảy ra trên báo giấy lẫn báo mạng tiếng Việt của chúng ta.

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

PHẠM XUÂN ĐÀI: CHUYỆN ĐÁ BANH


Tranh của Đinh Trường Chinh - Tháng Bảy, 2018

Lời Tòa Soạn.- Bài dưới đây được viết cách đây đúng 20 năm, nhân World Cup năm 1998 diễn ra tại nước Pháp, và Pháp đã lên ngôi vô địch. World Cup năm nay 2018 được tổ chức lần đầu tiên tại nước Nga, Pháp đã được vào chung kết với Croatia ngày 15 tháng 8, và một lần nữa Le Jour De Gloire lại đến với nước Pháp. Đội Pháp đã thắng Croatia với tỉ số 4-2, đoạt chức vô địch World Cup 2018.
Dù hai thập niên đã qua từ khi bài này được đăng lần đầu trên tạp chí Thế Kỷ 21 số 112, tháng Tám 1998, tâm tình và những vấn đề về bóng đá của người di dân Việt Nam có vẻ vẫn thế (tuy bài có được thêm bớt gọt dũa lại chút đỉnh), chúng tôi xin mời độc giả xem lại... cho vui. DĐTK

World Cup tổ chức ở Pháp năm nay đem lại cho những người đàn ông Việt Nam trung niên đang tị nạn tại Hoa Kỳ ít nhiu thích thú say mê đích thực, sau những năm tháng sống lửng lơ với một cố gắng thích ứng liên tục với một văn hóa mới, một cố gắng mà họ biết không bao giờ đạt tới đích. Tất cả vui thú say mê của một đời người hoàn tất từ thời người ây còn trẻ, và khi đã sống tròm trèm nửa đời rồi mới gặp hoàn cảnh đòi hỏi phải đổi mọi chuyện thì rất khó, nếu không nói là chẳng thể được. Vì thế người ta phải tiếp tục ăn cơm với cá kho, ăn phở, hủ tiếu, bún riêu, mì Quảng, tiếp tục coi video và nghe CD nhạc Việt Nam, tiếp tục xuất bản và đọc sách báo tiếng Việt, tiếp tục xây dựng chùa chin và tu viện Phật giáo... Nói cho lớn lao thì là người ta đang c gắng bảo tồn văn hóa của quê cha đất tổ, nhìn một cách thực tế thì tất cả việc y chẳng qua nhằm đáp ứng nhu cầu sng của chính một lớp người mà thôi. Không thích ứng nổi với cái mới một cách toàn vẹn thì ta bày những gì của ta ra để... ta dùng vậy.

Nhưng riêng về môn đá banh thì người tị nạn tại Hoa Kỳ... thua. Họ có thể tha hồ gào với cái máy Karaoke những bản nhạc Việt mà họ ưa thích một thủa nào, nhưng họ không cách gì đến với môn đá banh, mà những người Việt trung niên y hầu hết đều say mê từ thời còn nhỏ xíu, và được nuôi dưỡng đầy hào hứng khi lớn lên. Nếu anh tị nạn ở bất cứ một chỗ nào trên thế giới khác với Hoa Kỳ thì anh vẫn có thể gần gũi với nim say mê y, và cảm thy thế giới này vẫn có một mẫu số chung mà mình là người lạ đến vẫn có thể tiếp tục chia sẻ. Một người Việt Nam ham đá banh từ ngày nhỏ gặp một người Pháp chẳng hạn cũng cùng một sở thích ấy thì sẽ rất dễ gần gũi nhau. Sân cỏ, luật chơi, kỹ thuật lừa bóng, những cách chơi xu, lòng ham mê, kỷ niệm về các trận đấu... là tài sản chung của hai người dù họ đã sống trong hai xứ sở cách rất xa nhau, với hai nn văn hóa khác biệt. Cùng tôn giáo chưa chắc đã có nhiều điểm chung bằng cùng chơi một môn thể thao, nht là môn thể thao y lại là môn đá banh. Cùng môn chơi loại khác, ví dụ cờ bạc, cũng không thể có gì sâu xa để chia xẻ với nhau như môn đá banh. Khi ra sân tranh nhau trái bóng thì thể xác, tinh thần, tình cảm, tài năng đều được đẩy lên một mức độ thể hiện rất cao, tất cả tổng hợp lại thành một cái vốn tươi sáng lành mạnh gắn chặt với sự sống của một đời người, sẽ ở với người y suốt đời. Nước Mỹ sẽ là một hành tinh lạ đối với một người có một “background” như thế. Đất nước giàu có xinh đẹp này, dân tộc hào hiệp cởi mở này không có quá khứ giống như các dân tộc khác trên thế giới — quá khứ ở đây chỉ xin hiểu một cách đơn giản là những công dân nhỏ tuổi của họ không lớn lên với môn đá banh. Chỉ đơn giản như thế nhưng đã tạo ra một khác biệt ghê gớm, là cả dân tộc này đứng ngoài nhịp đập của trái tim nhân loại khi trên thế giới xảy ra các biến cố về bóng tròn. Khi World Cup đang diễn ra ở Pháp, khi một đường banh “diễm ảo” (xin mượn chữ của ký giả thể thao Huyền Vũ) bay vào lưới, bao nhiêu triệu người từ bất cứ xó xỉnh nào trên quả đất, đúng vào phút, giây, sát na y, cùng một lúc ồ lên suýt soa, thì dân Mỹ không hay biết gì c. Họ đứng ngoài, họ không tham dự vào, mặc kệ cái buồn vui thổn thức của phần nhân loại còn lại. Họ có môn chơi của họ, chơi riêng, chơi một mình. Sự kiện nước này bắt đầu đội bóng tham gia vào World Cup xem ra chưa có ảnh hưởng gì đến trái tim”của người dân Mỹ chính cống cả.

Nhưng một người Việt Nam trung niên di dân tại đất nàv, tức là người Mỹ không chính cống, thì đón chào World  Cup như bắt gặp lại một loại quê hương của mình. Từ khi còn nhỏ xíu anh con trai nào cũng ít nhiều tham gia các trận đá bóng nếu là người Bắc, đá banh nếu là người Trung hoặc Nam. Nếu những người trung niên ấy sinh vào khoảng giữa đến cuối thập niên 30 thì khi vừa lon ton ôm vở đi học đã ở trong không khí hào hứng của phong trào Ducouroy, trong đó môn đá banh lan tràn rất mạnh, đến từng phủ huyện, làng xã, từng trường học, ảnh hưởng ngay đến những lớp nhỏ nhất trong trường.

Thời y trẻ con biết chơi biết chạy là đã ít nhiu biết đá banh, dù dưới những hình thức đơn nhất. Khi đã cắp sách đến trường thì gặp ngay một môi trường thuận lợi để hiểu biết và tham gia môn chơi hào hứng này. Các cậu bé lúc by giờ mới biết ra rằng đây là một môn chơi có luật lệ, và chính khi chơi với luật lệ thì thích thú hơn những trận đá qua đá lại bừa bãi ngoài đường nhiều. Trong sân trường, thường phải chia phe trước khi một trận cầu xảy ra: những người thích chơi đứng thành một đám giữa sân, hai người tương đối lớn và đá hay sẽ đứng đầu mỗi bên và bt đầu chọn cầu thủ cho bên của mình, gọi là "bt phe." Cách chọn khá công bình, mỗi bên luân phiên lần lượt “bắtmột người, cho đến khi đám đông giữa sân được chia hẳn thành hai phe, mỗi bên kéo về một đu sân để dồn quần áo nón mũ thành hai ụ để làm gôn, rồi dàn trận bắt đầu đá.

Họ đá bằng gì? Dĩ nhiên bằng trái banh, nhưng banh của họ rất nhiu loại. Nếu là tập thể các lớp lớn, sẽ có một trái banh loại “demi” nghĩa là banh da có vét-xi bơm hơi đàng hoàng, nhưng nhỏ bằng một nửa banh người lớn. Đó là loại sang. Thường chỉ là banh bằng cao su, lúc mới còn căng cứng đá rất tốt, nhưng chơi một thời gian ngắn cao su trở nên mềm nhẽo, đá nghe lịch phịch và khi rơi xuống đất thì không nảy lên được nữa. Nhưng chẳng h gì, miễn là có một vật tròn tròn để mà tranh nhau đá vào gôn bên kia là vui rồi. Học trò trường nhà quê thì ngay banh cao su cũng là món xa xỉ chỉ ước ao chứ không my khi có được, họ thường dùng trái bưởi để làm banh. Bưởi xanh mới hái trên cây xuống rất cứng và nặng, đá mạnh vào có thể bị sưng chân, vì thế các cầu thủ chân đất ở thôn quê nghĩ ra cách đem nướng trái bưởi trên lửa cho mềm bớt trước khi cho nó ra sân. Nhưng ngay cả bưởi có khi cũng không phải là thứ dễ kiếm và lúc nào cũng có, trong khi đá banh là nhu cầu hàng ngày. Họ bèn tự làm ly banh, với một loại nguyên liệu dồi dào lúc nào cũng có sn trong tầm tay: lá chuối khô và dây chuối. Dùng một vật tròn, có thể là một hòn đất cứng để làm lõi bên trong, họ ly lá chuối khô bao bọc nhiều lớp bên ngoài, khi thành một khối tròn to độ trái bưởi thì họ bắt đầu dùng dây chuối để thắt một lớp bao bọc bên ngoài. Đối với học trò nhà quê, “thắt banh” là một nghệ thuật, nhiều đứa khéo tay đã tạo nên những trái banh lá chuối tròn trịa được thắt chặt bởi một lớp lưới dây chuối dày bọc bên ngoài, đá êm chân mà lại bn. Cần nhất là bền, nếu chỉ mới đá có một lúc mà đã “lòi ruột,” lá đi đàng lá dây đi đàng dây thì chán chết. Nhưng đối với những bàn chân còn non nớt, có được một trái banh te nít cũ là lý tưởng nhất, tha hồ đá không sợ bị hư.

Đám con nít Việt Nam y chơi bóng dưới thiên hình vạn trạng, khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, trên sân vận động, sân trường, trên hè phố, trên đường làng, trong sân đình, ngoài bãi sông hoặc trên những thửa ruộng mới gặt còn trơ gốc rạ; có nơi được hun luyện chỉ dẫn hẳn hoi và cu thủ được mang giày vải, nhưng phần lớn là “đá rừng” với chân không, và chỉ biết dựa trên một s luật chơi căn bản bất thành văn được truyền từ nơi nọ sang nơi kia. Họ chơi say mê đến quên giờ giấc, trầy da, trặc chân, rách áo là chuyện thường, và nim say mê y sẽ ở lại với họ như nhng kỷ niệm trong sáng nhất trong quãng đời về sau.

Từ trước thập niên bốn mươi cho đến đầu những năm 50, các danh từ, động từ trong môn chơi này hầu hết dùng tiếng Pháp, dĩ nhiên trong đó có nhiu chữ được Pháp hóa từ tiếng Anh, vì môn này do người Anh bày đặt ra. Cả xã hội dùng như thế, và đám trẻ cũng lặp theo, một cách tự nhiên như các từ được Việt hóa. Họ gọi thủ môn là giữ gôn hoặc gạc gôn (garde goal, một chữ nửa Pháp nửa Anh, có nơi còn dùng chữ nửa Việt nửa Pháp là bắt buýt do but, tiếng Pháp dịch chữ goal), trung phong là a văng xăng (avant centre), hậu vệ là a ri e (arrière), phạt góc là cọt ne (corner, tiếng Anh đọc theo kiểu Pháp), đụng tay là manh (main), đánh đu là tết (tête), đá vào gọi là suýt hoặc sút (shoot), và khi đá lọt một bàn thì trước khi dùng chữ “dô!” như sau này, cả bọn phe thắng cùng gào lên “gô...ô...n” giống như anh tường thuật viên người Mễ ở đài KMEX/34, Los Angeles. Khi đám trẻ y lớn lên ở miền Nam thì các thuật ngữ bóng đá dần dần được Việt hóa, và họ quên dần cái mớ chữ lai căng họ đã dùng suốt thời nhỏ tuổi trong các trận thư hùng đầy say mê. Kỷ cương của nn túc cầu min Nam đã làm công việc Việt hóa y, và báo chí và đài phát thanh đã hoàn tất việc phổ biến và thay thế hẳn thói quen dùng tiếng ngoại quốc trong môn chơi này. Có công nhất trong việc phổ biến này có lẽ là Huyền Vũ, người tường thuật các trận đu bóng tròn trên đài phát thanh Sài Gòn. Thính giả say mê lối tường thuật sôi nổi, duyên dáng và chính xác của ông, và người ta thuộc dễ dàng những thuật ngữ mà ông dùng.

Ký giả thể thao Huyền Vũ

Ai là người đầu tiên đã chế ra các thuật ngữ bóng tròn bằng tiếng Việt? Chắc là các vị phụ trách v Thanh Niên và Thể Thao trong chính quyền đệ nhất Cộng Hòa. Nhưng không rõ trước đó các từ này đã được Việt hóa phần nào chưa. Dân chúng Nam phần Việt Nam có khả năng Việt hóa chữ nghĩa ngoại quốc rất tài tình, hơn hẳn Bắc và ở Trung, những vùng rõ ràng có ưu thế hơn về chiều dày của văn hóa truyền thống. Nhưng càng truyền thng thì lại càng rụt rè trong việc chế ra chữ cho chính mình dùng, cho nên hay có khuynh hướng hoặc phiên âm, hoặc tìm chữ Hán Việt tương đương, trong khi đó người miền Nam chế ngay ra chữ mới gọi thẳng tính chất và công dụng của sự vật muốn chỉ bằng tiếng Việt. Ví dụ, trong khi miền Bắc và Trung còn dùng tiếng frigidaire thì người miền Nam gọi một cách thoải mái cái y là cái tủ lạnh (cái tủ phát ra hơi lạnh thì gọi là tủ lạnh, còn ngần ngại gì nữa?); còn limonade thì min Nam gọi là nước ngọt (một tiếng tổng hợp tt cả các thứ nước giải khát có đường, sau đó nếu cần mới chỉ rõ là nước cam, nước chanh, xá xị v.v...); theo Tàu gọi là mì chính hay vị tinh thì min Nam gọi là bột ngọt; các bộ phận trong chiếc xe đạp thì trong khi Bắc và Trung còn dùng toàn tiếng Tây thì min Nam Việt hóa một cách dễ dàng: cái ghi đôngtay cầm’ (còn vô lăng của xe hơi thì là tay lái’), sêndây xích,’ phanhthắng’ (cho cả danh từ lẫn động từ), moyeu là cái đùm,’ garde-bouevè chắn bùn’; loại xe chở xăng mà tiếng Pháp gọi là citerne thì người Bắc chỉ biết gọi nhại là ‘xi-téc’, hay người Trung ‘xi-tẹt’, người Nam đã Việt hóa vô cùng tài tình và chính xác : ‘xe bồn’... Đặc điểm của sự Việt hóa này là thy sao nói vậy, có tính thực dụng, để có thể dùng ngay một cách dễ dàng hàng ngày, không bị cái gánh nặng chữ nghĩa bác học ám ảnh, mà rốt cuộc lại có sức sống nhất, được cả nước chấp nhận và dùng rộng rãi. Điều này ngẫm ra cũng là sự lạ. Đất Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp mà dân ở đó lại không sính dùng tiếng Pháp trong sinh hoạt hàng ngày. Họ Việt hóa chữ nghĩa của họ một cách triệt để. Hình như đó là tính cách của vùng đất mới, “dọc ngang nào biết trên đu có ai" kể cả cái mớ chữ nghĩa rắc rối của giới học thức. Tự tạo chữ ra mà dùng, dù thoạt đầu chỉ là để cho tiện dụng thôi, nhưng đó cũng chính là biểu hiện lòng yêu nước, một cách hồn nhiên gần như tự phát không chịu nô lệ tiếng nước ngoài.

Cho nên không lạ là các thuật ngữ tiếng Việt của môn đá banh được phổ biến và dùng rộng rãi rất nhanh trong quần chúng miền Nam, những manh, những tết, những nu (ném biên), những gạc gôn. những a ri e... biến mất sạch trong không đầy một thập niên, (những người sinh trong thập niên 50 có thể chẳng hiểu gì về những chữ này!) và được thay thế bằng một hệ thống thuật ngữ hoàn chỉnh, tuy là có nặng phần hán-việt. Rõ ràng quần chúng miền Nam không dự phần trong vụ đặt tên này (nếu làm được thì chc họ đã làm từ trước lâu rồi), bởi lẽ môn đá banh thoạt tiên chỉ là môn chơi của một nhóm người, sau nữa các ý niệm vai trò và động tác trong sân khó diễn đạt bằng ngôn ngữ thường ngày, vì không chữ tương đương và cũng không có nhu cầu trong rộng rãi quần chúng. Tuy nhiên mọi người chp nhận hệ thống thuật ngữ mới một cách tự nhiên, ngay cả chữ “túc cu” cũng trở nên quen thuộc không kém chữ “đá banh.” đây tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc của một ngoại lệ, đó là chữ “banh.” Chỉ ở Bắc dùng chữ “bóng” để chỉ một vật khối tròn có hơi bên trong, Trung và Nam không dùng, cùng lắm chỉ dùng chữ “bong bóng,” cho nên đành phải chấp nhận phiên âm chữ balle từ tiếng Pháp thành “banh.” Mà xin các nhà ngữ học xem lại coi, người Bắc có dùng chữ “bóng” để chỉ một cái gì khác ngoài cái vật ngoại nhập có tên gọi là balle y hay không? Hay đây cũng là một chữ được chế ra rút từ chữ “bong bóng,” cốt để chỉ cái vật y? Nghĩa là cũng là một cách phiên âm, nhưng có “dính dáng” với ngôn ngữ Việt Nam hơn, để cuối cùng ta có “quả bóng” cho min Bắc, “trái banh” cho Trung và Nam?

“Đá banh” là một động từ nôm na, không thể dùng nó như danh từ để chỉ môn chơi, như chữ “túc cầu” hay “bóng tròn” trước đây được dùng ở miền Nam, hay chữ “bóng đá” của min Bắc mà hiện nay trong nước đang dùng một cách chính thức. Kể ra trong các chữ y,bóng đá” là hay hơn cả, vì khi đã có bóng chuyn, bóng rổ, bóng bàn thì bóng đá hợp lý và tượng hình hơn... bóng tròn rất nhiều, và dĩ nhiên là Việt Nam hơn “túc cầu.” Nhưng sự thành hình của ngôn ngữ rất nhiều khi không dựa vào sự hợp lý mà còn vào nhiu yếu tố khác, hễ dùng quen thì nên, còn nếu vì một lý do gì không dùng nữa và được thay thế thì nó chết, nó lẳng lặng rút vào quên lãng, chẳng kiện cáo ai cả.

Đề cập đến sự dửng dưng của người Mỹ đối với bóng đá, một người di dân trung niên đã nói rằng: “Phải là những kẻ khi còn nhỏ có cái say mê dắt trái banh đi thì lớn lên mới thích môn này được.” Phát biểu ấy hẳn nhiên là đúng nhưng không đủ, vì nhiều người cả đời chưa bao giờ đụng đến trái banh vẫn ham xem đá banh như thường. Ngày nay cánh phụ nữ tại Việt Nam cũng mê World Cup lắm, cũng thưởng thức được cái hay cái đẹp của môn chơi, cũng cổ võ nồng nhiệt, nhưng tuyệt đại đa số trong bọn họ chưa bao giờ chơi bóng đá. Môn này đã biến thành một cảm hứng chung của xã hội rồi, và hoàn toàn có khả năng thu hút mọi người thành “fan” của nó mà không cn bắt họ phải là đồ đệ chính cng, theo nghĩa là phải nhập môn, phải tập dượt, phải ra sân.

Hu hết những người chơi đá banh từ ngày nhỏ khi lớn lên thì không chơi nữa. Chỉ một s ít theo nghiệp này, trong một thời gian mà tuổi tác và sức khỏe họ còn cho phép. Một số đông hơn thỉnh thoảng ra sân, một cách tài tử. Nhưng tất cả đều tiếp tục ham xem các cuộc thi đu, hầu như không có loại trừ. Trước kia trong nước, họ cố gắng có mặt trong các trận quốc tế, các trận tranh cúp quốc gia. Ra nước ngoài họ ôm lấy cái ti vi trong những ngày World Cup, hoặc nếu bận đi làm thì thu vào băng video để tối về coi. Tại một nước hững hờ với bóng đá như nước Mỹ, người xem các cuộc thi đu dễ có thái độ trung lập hơn là những nơi mà sự ham thích làm sôi sục cả xã hội. Nhưng thật ra ít khi nào xem một trận đu là lòng ta hoàn toàn trung lập, không mong cho một bên thắng hơn là bên kia. Nếu một bên là đoàn cu của nước mình thì khỏi nói, sự thiên vị sẽ ở sẵn trong ta như một yếu tố bẩm sinh, dù có tu luyện cái tâm đến mức nào cũng không thể trung lập tuyệt đối được. Thế nhưng khi xem một trận giữa hai nước trên thế giới không có liên hệ gì đến mình, sự thiên vị một bên vẫn thường có, hoặc có ngay từ đầu, hoặc thành hình lúc nào không hay trong lúc đang xem. Ví dụ ta đang xem trận Hòa Lan đu với Argentine chẳng hạn. Hai “thằng đó thì chẳng dính líu gì tới Việt Nam, bên nào thắng cũng chẳng tác động gì đến tình cảm của mình. Đó là hai đội hay, có tiếng, đều đã từng đoạt chức vô địch thế giới, một trận sẽ đem lại cho sự thưng ngoạn của mình nhiu sướng thỏa” (lại chữ mượn của Huyền Vũ). Thế nhưng xem một lúc thì mới phát giác ra rằng chính mình đang nghiêng về phía Hòa Lan, nghĩa là hồi hộp lo lắng khi thy quân Nam Mỹ ào ạt tấn công sát khung thành của Vùng Đất Trũng, và nếu thy điu ngược lại đang diễn ra thì vui mừng... Khi phát giác ra như thế thì thoạt tiên thy hơi bực mình, vì vẫn cho rằng đừng để cảm tình xen vô thì thưng thức cái hay được trọn vẹn hơn. Và thử dò lòng mình xem do đâu mà sinh ra thiên vị như thế, và đưa ra một vài lý do như là các giả thuyết, chứ chưa dám khẳng định hẳn. Có phải vì thời xửa thời xưa Hòa Lan đã đến Việt Nam buôn bán, lập thương điếm Phố Hiến và Hội An, nên từ vô thức lòng ta đã có cái gì đấv gắn bó với “nó”? (giả thuyết này xem ra nặng phần... phân tâm học quá!). Hay là vì hai thập niên trở lại đây Hòa Lan đã tỏ ra rất tốt với dân tị nạn Việt Nam, nhận rất nhiu thuyền nhân cho tá túc nước mình để làm ăn sinh sống? Hay là vì nhà xuất bản Cái Đình của các anh em tại Hòa Lan nặng lòng với văn hóa Việt Nam như Nguyễn Hiền, Cao Xuân Tứ, Nguyễn Lê Hồng Hưng, Nguyễn Hoàn Nguyên v.v...? Hay vì gần đây mình đã có một chuyến du lịch Hòa Lan và có cảm tình với các loại hoa ở đó?... Khó có thể biết lý do nào là chính, cái nào là phụ, nhưng ngẫm ra thì rõ ràng Hòa Lan đang “có điểm” trong lòng một người Việt Nam đang coi đá banh hơn là nước Argentine nhiu. Từ đó suy ra, ở đời này thật khó mà giữ lòng được công bằng tuyệt đối. Từ một chỗ ngóc ngách sâu kín trong tâm lý của chúng ta sẽ nảy ra một yếu t nào đy xô cho cán cân dần dần thiên lệch, ngoài sự kiểm soát của lý trí.

Những người đàn ông trung niên Việt Nambất cứ nơi nào trên thế giới xem trận chung kết giữa Pháp và Brazil vừa rồi có thể nói đu đứng v phe Pháp (*). Dù họ là con cháu của những vị quan lớn có nhiu liên hệ với “mẫu quốc” ngày xưa, hay của những người đã ngã gục trước họng súng của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ, dù họ từng là những cầu thủ tí hon thời Ducouroy hay chỉ mới là kẻ say mê Huyền Vũ trong thập niên 60, tất cả các tm lòng đều nghiêng về phía Pháp. Có lẽ chẳng cần lý giải vì sao. Lịch sử đã tạo như thế. Họ được xem cảnh vui mừng của dân Pháp tại cu trường Stade de France, tại Champs Elysées ngày hôm đó, có lẽ chính lòng họ cũng mang phần nào nỗi hân hoan y. Và họ vô cùng tâm đắc khi nghe người tường thuật của đài truyền hình KABC của Mỹ, vào lúc cuối của trận chung kết y đã trích câu quốc ca Pháp để nói về đội Pháp: ... Le jour de gloire est arrivé... Ngày vinh quang đã tới. Không câu nào “đắt” hơn là câu đó, trong giờ khắc y. Một tổng hợp văn hóa, lịch sử và sự kiện hiện tại cực kỳ khéo léo, trong giây phút xuất thần của một phóng viên thể thao.

Nhiều người cho rằng coi đá banh là phải coi với lòng mong cầu một phe thắng, chứ nếu hoàn toàn dửng dưng thì còn gì là hào hứng? Có phải vì thế mà người ta bày đặt thêm vụ cá độ để lòng mong cu càng mạnh mẽ thiết tha hơn nữa, hầu cuộc chơi càng thêm hào hứng? Ngược lại, đối với một người đang dốc lòng tu tâm dưỡng tánh — thường nằm trong lớp trung niên — thì càng tránh những xúc động thái quá càng tốt cho tâm thân của họ, ngay trong lúc coi đá banh cũng không nên để cái cảm xúc hơn thua nó chế ngự tâm của mình, mà chỉ nên đ ý đến nghệ thuật của hai phe mà thôi. Cảm xúc sẽ che mờ khiếu thưởng ngoạn, lòng mong cầu sẽ như một mảng vô minh che mắt khiến chúng ta không thưởng thức được trọn vẹn cái hay cái đẹp thuần túy của chiến thuật chiến lược mỗi bên, hay tài nghệ của những đôi chân vàng của các cu thủ. Xem thế thì cái Chân, Thiện, Mỹ cùng lòng ham mun, mong cầu, dục vọng nằm cả trong thế giới túc cu này. Hàng triệu người xem nhưng mỗi người sẽ với căn cơ khác nhau, với trình độ thưởng thức cao thấp khác nhau, với niềm vui và nỗi buồn khác nhau. Nhưng may mắn tất cả đều có một mẫu s chung đẹp: ham thích một môn chơi say mê và lành mạnh, có khả năng đem con người lại gần nhau.

* Nhận định này không hoàn toàn đúng. Sau khi báo Thế Kỷ 21 số 112, tháng Tám 1998 phát hành ít lâu, tác giả Chuyện Đá Banh đã nhận được một email từ Canada có nội dung : “Không, không, tôi yêu mến và hoàn toàn ủng hộ đội Brazil chứ không phải đội Pháp !!”










Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Phạm Xuân Ðài: TỪ TRUYỆN CỔ TÍCH ĐẾN KỊCH TRUYỀN THANH


Nhà văn Phạm Xuân Ðài (Phạm Phú Minh)

Những câu hát ru là hình thái nghệ thuật sớm nhất đã len lỏi vào đời sống của một con người khi hãy còn non nớt. Dù chưa có ý thức, đứa bé đã biết đón nhận tiếng ru như một cảm giác mơn trớn êm đềm để đi dần vào giấc ngủ. Và từ đó, tiếng ru thành một nhân tố xây dựng nên khía cạnh tình cảm lãng mạn trong đời sống tinh thần của đứa bé đó sau này lớn lên. Cùng với bú mớm, ẵm bồng, con người lúc còn non nớt còn được nuôi nấng bằng âm thanh, ngoài tiếng ru còn bao nhiêu tiếng nựng nu âu yếm vỗ về khác.

Bắt đầu từ năm, sáu tuổi, những câu truyện cổ tích là một nguồn thích thú vô tận để bắt đầu đời sống văn hóa cho các cô cậu bé. Ngày xưa chưa có ti vi, điện ảnh hay sách tranh ảnh, tất cả kho tàng văn hóa cũ dưới dạng cổ tích đều được trao truyền cho lớp con cháu qua đưng lỗ tai, trực tiếp từ ông bà cha mẹ. Truyện mở ra những thế giới thần tiên huyền ảo hoặc gay cấn ly kỳ với bao nhắn nhủ thầm kín mà nhiều khi mãi hàng chục năm sau các cô các cậu mới dần dần nhận ra. Nhưng dù nhận ra hay không nhận ra, một ý tưởng, một thắc mắc siêu hình, một quan niệm đạo đức cũng đã được gieo vào lòng còn như t giy trắng của các cô các cậu rồi. Đã gieo tất có mọc, cách này hay cách khác, dạng này hay dạng khác. Như vậy, chúng ta thấy khả năng của tiếng nói thật là to lớn. Khi bà tôi rủ rỉ bên tai tôi: “Ngày xửa ngày xưa có một ông vua sống trong một cung điện to thật là to, đẹp thật là đẹp” là lập tức đầu óc tôi làm việc, xây ngay một cung điện to theo ý tôi, đẹp theo ý tôi, và tha hồ rực rỡ lung linh kiểu nào, cỡ nào cũng được. Lời kể cổ tích có một tác dụng vô cùng tận, không hề hạn chế trí tưởng tượng của tôi như khi sau này tôi được xem truyện bằng tranh hay phim hoạt họa trên màn ảnh. Khi xem, nội dung được xác đnh ngay, nhưng khi nghe ta tha hồ đi vào một cõi mông lung. Thậm chí khi lớn lên nhiều khi tôi lấy làm bt mãn với những cổ tích đã được hình ảnh hóa, vì nó không giống chút nào với chính truyện đó của riêng tôi do tôi xây dựng nên thuở bé. Kể ra xem phim Cô Bé Lọ Lem của Walt Disney thì phải nhận là các tác giả đã quá tài tình khi cụ thể hóa thế giới cổ tích như thế, lãng mạn, tươi đẹp, huyền ảo đến chỗ tuyệt diệu, nhưng tôi thưởng thức phim đó như một tác phẩm hoàn toàn khác chứ không phải là một với thế giới Cô Bé Lọ Lem mà tôi là tác giả duy nhất sáng tác ngay trong đầu óc tôi cách đây hơn năm mươi năm! Phim của tôi “đã” hơn nhiều, thần bí hơn nhiều! Vâng, đã nói đến cái thần bí trong đầu óc một đứa trẻ thì tôi dám chắc không một nhà làm phim nào dù tài giỏi tới đâu có thể thể hiện ra một cách cụ thể được.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Phạm Xuân Đài: HỒI ỨC TUỔI THƠ



Rt khó xác định hình nh sm nht trong đời mà mt người còn ghi nh được khi ln lên là gì. Đó là mt s hình nh ri rc, đôi khi mù m như t mt gic mơ. Mt đứa tr bt đầu nhn thc được thế gii ging như mt người va ng mt gic qua đêm thc dy vào lúc bình minh, và ý thc bt đầu hot động ging như ánh sáng ban ngày va ló dng. Nhiu hình nh còn ngái ng. Nhng hình nh khác l m vì bui sm chưa đủ ánh sáng. Nhưng t ch ging như gic mơ đó, nhn thc cng cáp dn, đi qua sut tui thơ để vào vùng trưởng thành. 
Tôi sinh ra ti làng Tiên Đào, ph Bình Sơn, tnh Qung Ngãi, nơi thy tôi dy hc mt thi gian dài vào khong t cui thp niên 1920 cho đến năm 1945. Thy tôi bt đầu cuc đời dy hc năm 1922 ti Phan Thiết, có đổi v Bình Định mt thi gian ngn, ri nhim s cui cùng trong thi Pháp thuc là trường Tiu hc ca ph Bình Sơn, nơi thy tôi làm hiu trưởng trong nhiu năm. Chc chn nhng hình nh đầu tiên còn nm trong trí nh ca tôi là thuc v khu ph l ca cái ph có nhiu núi thp (bình sơn) cc bc ca tnh Qung Ngãi y. Con sông Trà Bng chia ph l Bình Sơn làm hai, bên t ngn là khu hành chánh và trường hc, hu ngn sm ut hơn vi ch Châu và các tim buôn bán. Ni hai b là cây cu bê tông ca quc l 1.

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Phạm Xuân Đài: Về một bài trường ca của Trần Văn Nam


Đến Mỹ vào cuối năm 1992, tôi vào làm việc với làng báo ngay, và dần dần làm quen với những khuôn mặt văn nghệ đang ở thủ đô tị nạn. Nhưng mãi hơn mười năm sau tôi mới “quen” với Trần Văn Nam. Tôi biết tên của anh qua một bài thơ anh gửi tới báo Thế Kỷ 21 mà tôi phụ trách. Một tác giả lạ, nhưng tôi bị bài thơ chinh phục ngay, đó là bài Ngược Dòng Vạn Dặm Trường Giang. Bài thơ mở đầu bằng câu

Dòng sông không phải bắt nguồn từ không gian

khiến tôi chưng hửng. Không phải bắt nguồn từ một nơi chốn nào đó trên mặt đất này thì từ đâu? Hay là tác giả muốn bắt chước sông của nước Tàu, “Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai”?

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Phạm Xuân Ðài: ‘Âm Nhạc Của Một Thời’ của Lê Hữu chuyển sang hình thức E-book

Nhà văn Lê Hữu, một người bạn thân của Diễn Đàn Thế Kỷ, vừa báo tin vui : cuốn sách Âm Nhạc Của Một Thời của ông, xuất bản lần đầu năm 2011, nay đã được chuyển sang hình thức E-book, để, theo lời ông “Nhờ cái ưu thế của E-book, sách sẽ được phổ biến rộng rãi hơn, vượt qua mọi không gian, biên giới...”
Trong lần “tái bản” này, sách được bổ túc thêm một số hình ảnh minh họa cho những tài liệu được trưng dẫn trong lần xuất bản đầu tiên.
Để vào đọc cuốn sách này, mời độc giả bấm vào đường nối sau đây :
Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu dưới đây bài Tựa của cuốn Âm Nhạc Của Một Thời do Phạm Xuân Đài viết cho lần xuất bản thứ nhất : 

Phạm Xuân Đài

Viết nhận định về âm nhạc là việc khó vì dùng ngôn ngữ viết để nói về thế giới âm thanh. Những nhà viết tiểu thuyết, với ngôn ngữ nghệ thuật, thì dễ dàng hơn, có thể chuyển đạt đến người đọc những đặc tính âm thanh mà mình muốn diễn tả, ví dụ Nguyễn Du tả tiếng đàn của Kiều.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa

Tả như thế là tuyệt khéo, gợi được một cách sinh động sự liên tưởng và hình dung của người đọc về tiếng đàn của kẻ tài hoa. Người đọc tưởng là thưởng thức bài đàn của Kiều, kỳ thực là thưởng thức tài văn chương của Tố Như. Mỗi người hình dung câu văn theo chủ quan của mình, từ đó "nghe" tiếng đàn tr
i lên một cách riêng trong tâm trí của mình. Đây là phạm vi của nghệ thuật và tài năng của nhà văn.

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Phạm Xuân Đài: ĐỌC “DẶM TRƯỜNG” Truyện dài của Trần Doãn Nho, Văn Mới xuất bản, 2001.


Trần Doãn Nho là cây bút sắc sảo viết về đời sống ở Việt Nam sau năm 1975. Cuộc sống và xã hội ấy có rất nhiều điều đáng nói, đáng viết, vì sau chiến thắng của phe cộng sản, cả miền Nam phải thay đổi hẳn theo một thể chế chính trị mới lạ. Chế độ toàn trị của một đảng, mọi con người, mọi sinh hoạt phải theo một cây gậy chỉ huy duy nhất, khác hẳn nếp sống cố hữu trước kia.

Nhưng đưa cả một xã hội loài người, nhất là một xã hội đã quen sống tự do và có ý thức về sự tự do ấy, vào một khuôn phép duy nhất quả là một chuyện không dễ. Dĩ nhiên phải sử dụng bạo lực khi muốn thực hiện một việc như thế, nhưng sự sống thực sự của con người - cũng như của muôn loài - vốn có một sức mạnh tiềm tàng mà người ta gọi là bản năng sống còn, lúc nào cũng ngọ nguậy, tìm đủ mọi khe hở để vươn ra mà sống, nên sự trấn áp phải thường trực và cùng khắp. Dặm Trường, 579 trang, là một cố gắng khá dài hơi để mô tả một trận chiến tranh thầm lặng, đơn giản là giữa đời sống và sức mạnh bóp nghẹt đời sống, được cụ thể hóa bằng số phận của một gia đình ở Huế sau 1975, trong đó người vợ vì sinh kế phải xông pha đi buôn bán để nuôi chồng, nuôi con.

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Phạm Xuân Đài: Đọc sách: NHẬN ĐỊNH và những câu hỏi về MỸ THUẬT của TRỊNH CUNG


Trong cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại từ gần nửa thế kỷ nay vẫn có đủ loại sinh hoạt về văn hóa và văn học nghệ thuật của người Việt Nam. Chúng ta vẫn ăn Tết, vẫn mừng trăng mùa Thu với các em nhỏ, vẫn đi chùa lễ Vu Lan để nhớ ơn ông bà cha mẹ; chúng ta làm báo, xuất bản sách và ra mắt sách tiếng Việt; các họa sĩ vẫn vẽ tranh và triển lãm; các nhạc sĩ ca sĩ vẫn sáng tác và trình diễn, sản xuất đĩa ca nhạc ảnh hưởng không những đồng bào hải ngoại mà còn cả giới thưởng ngoạn trong nước...

Nhìn chung các sinh hoạt vừa kể, mảng hội họa tuy có mặt đều đặn nhưng không ồn ào năng động như các sinh hoạt khác. Xem tranh vốn là một công việc lặng lẽ, đứng trước một tác phẩm tạo hình, người xem cố nắm bắt vẻ đẹp cùng ngôn ngữ hội họa của họa sĩ tạo ra, khó chia sẻ cùng ai. Khai mạc một phòng hội họa khác với một buổi ra mắt sách. Với một tác phẩm văn chương hay khảo luận, ban tổ chức ra mắt sách có thể mời một số các bậc thức giả đứng ra giới thiệu tác phẩm, trình bày bằng lời nói những cái hay cái đẹp, cái cần thiết của nó. Với các tác phẩm hội họa, rất khó làm việc ấy, vì cái đẹp rất khó giảng giải, nó đến với một người qua sự cảm nhận nghệ thuật của người ấy, các lời lẽ của lý trí khó xen vào.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Phạm Xuân Đài: Cùng Đinh Cường đi vào cõi tạo hình


Câu tựa đề trên có nghĩa là: tôi đọc quyển sách Đi Vào Cõi Tạo Hình của Đinh Cường. Đọc, và thưởng thức vừa hội họa, vừa thi ca, vừa một công trình sưu tầm trong thế giới nghệ thuật Việt Nam. 
Đi Vào Cõi Tạo Hình do nhà Văn Mới xuất bản vào giữa năm 2015. Ấn loát mỹ thuật, các bức tranh đều được in màu đúng nguyên bản. Theo lời tác giả ở đầu sách thì cuốn này là tập I của một bộ gồm hai cuốn: “Tập I viết từ thời các họa sĩ xuất thân từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương những năm 1930 cho đến giai đoạn chuyển tiếp 1954... Tập II sẽ viết về những họa sĩ cùng thời từ 1957 đến 1966 thành lập Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam.” Như thế bộ sách này sẽ không đề cập đến “nền hội họa xã hội chủ nghĩa” của miền Bắc, điều này dễ hiểu, vì tác giả là người thừa kế của lớp đi trước từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, và sống cuộc đời nghệ thuật của ông tại miền Nam trước 1975. 
Cuốn Đi Vào Cõi Tạo Hình tập I này bắt đầu với Lê Phổ và kết thúc với Ngọc Dũng, khoảng giữa tuần tự là Lê Văn Đệ, Mai Thứ, Nguyễn Gia Trí, Tôn Thất Đào, Nguyễn Đỗ Cung, Điềm Phùng Thị, Trương Thị Thịnh, Tạ Tỵ, Văn Đen, Lê Văn Phương, Võ Đình, Bùi Xuân Phái, Thái Tuấn, Duy Thanh. Tất cả 16 vị. Mỗi vị là một bài riêng, coi như một chương sách, với tựa đề đặt đôi khi như một câu thơ: Lê Phổ: Những Đóa Hoa Hái Từ Một Giấc Chiêm Bao; Văn Đen, Tiếng Vĩ Cầm Trong Chiều Tà Và Màu Nâu Đất Buồn; Võ Đình, Tổ Chim Trên Bờ Biển; Họa Sĩ Ngọc Dũng, Vì Sao Rơi Vào Bất Tận... Tác giả đã nói “đây là những đoạn ghi (...) chỉ thuần tình cảm chủ quan của tác giả với các họa sĩ đã từng gặp, đã từng tiếp xúc” chứ không phải là một biên khảo có tính cách chuyên môn về nghệ thuật.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Phạm Xuân Đài: Cố đô của nước Nga

Cung điện Mùa Đông 
Chuyến tàu đêm từ Moscow đến St Petersburg lúc tám giờ sáng. Thật là vừa vặn cho một đêm đi couchette: ngủ
một giấc đầy đủ, sáng dậy có thì giờ làm vệ sinh, rồi điểm tâm, cà phê cà pháo xong xuôi là tàu vừa tới ga. Ra khỏi cửa ga, chúng tôi đụng đầu ngay với một dãy dài những người bán hàng: họ đứng trên sân ga rộng, đối diện với cửa ra, rất trật tự theo một hình vòng cung, mỗi người cầm trên tay món hàng chào khách, như áo quần, khăn choàng, vải vóc... Tôi đi thong thả trước hàng dàn chào ấy như đi duyệt hàng quân danh dự đón tôi đến thành phố này, giữa người bán và người xem đều có nỗi phấn chấn vui vẻ của buổi sớm mai, trao nhau những nụ cười dễ chịu, dù ngôn ngữ chẳng hiểu nhau. 
Anh Cần có người con gái út ở thành phố này, từ mấy hôm trước anh đã gọi điện thoại cho con nhờ giữ hộ phòng nơi một cái khách sạn gần nhà, vì thế từ ga chúng tôi kêu tắc xi về thẳng nhà Hằng. Đường phố cũ kỹ, nhiều nơi còn có cả ổ gà đọng từng vũng nước mưa từ đêm trước. Người tài xế tắc xi già, giống như đường sá ở đây, vừa lái xe vừa than vãn về nỗi nhọc mệt phải lao động ở cái tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi. “Thời buổi đảo lộn hết, đã về hưu rồi mà không tiếp tục cày thì không biết lấy gì mà sống...” Đây là một người đang gặp khó khăn và bất mãn với các thay đổi của đất nước Nga. Nhưng khi anh Cần hỏi ông có mơ ước trở lại chế độ cộng sản không, thì ông ta trả lời ngay: “Không, không bao giờ.” Tuy phải cực khổ trong cơn giao thời nhưng có lẽ ông ta cảm thấy cái tự do mà ông ta đang hưởng là cái “được” quá lớn lao trước kia ông không thể nào mơ tới.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Phạm Xuân Ðài: Ðọc lại những bài báo xưa của Vũ Trọng Phụng


Chúng ta thường biết Vũ Trọng Phụng qua các tác phẩm văn học của ông, đặc biệt là Số ĐỏGiông Tố, chứ ít biết ông là một nhà báo với rất nhiều thiên phóng sự xã hội. Điều này cũng dễ hiểu, các bài báo thường chỉ để đáp ứng một nhu cầu xã hội nhất thời, trong khi văn học không lệ thuộc vào thời sự, có thể mang một giá trị lâu dài, nếu tác phẩm thực sự có giá trị. Giá trị  những tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng thì đã được khẳng định từ lâu trong nền văn họcViệt Nam. Tại miền Nam các tác phẩm của ông đã được in đi in lại nhiều lần, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông, những câu thời danh của ông trong Số Đỏ như “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” hoặc “Tội nghiệp, thế là tốt lắm!” có thời đã biến thành một lối nói trong xã hội gần như một thành ngữ. Trong khi đó tại miền Bắc, từ khoảng cuối thập niên 1950 không hiểu lý do gì và nhân danh cái gì, đảng Cộng sản đã ra lệnh cấm toàn dân không được đọc Vũ Trọng Phụng, cấm sách của ông không được lưu hành, và dĩ nhiên dẹp bỏ luôn cả việc nghiên cứu, tìm hiểu tác giả này. Mãi ba mươi năm sau, vào cuối thập niên 1980, ông mới được “cởi trói,” các tác phẩm của ông mới được chính quyền cộng sản cho tái bản, và vài ba năm gần đây cùng với phong trào làm tuyển tập, Vũ Trọng Phụng cũng được làm tuyển tập.

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Phạm Xuân Đài - Bản dịch Trường Can Hành của Khái Hưng (Thắc mắc của nhà văn Ngự Thuyết đã có lời giải đáp)

Cách đây vài tuần DĐTK có đăng một bài của nhà văn Ngự Thuyết, nhan đề KHÁI HƯNG và TRƯỜNG CAN HÀNH của LÝ BẠCH. Trong bài tác giả nêu lên một nỗi khắc khoải, rằng theo ký ức của ông thì Khái Hưng có dịch bài thơ Trường Can Hành của Lý Bạch, trong quá khứ ông đã từng đọc, thậm chí thuộc lòng, nhưng bây giờ ông không thể nhớ ra là đọc ở sách báo nào, và vào thời gian nào.
Sau khi khảo sát bài thơ của Lý Bạch từ nguyên văn chữ Hán đến việc giới thiệu bản dịch của Trần Trọng San, ông đã đăng lại nguyên bản dịch của Khái Hưng mà ông còn nhớ, với một “lời kêu gọi” như sau:
Nếu quý vị nào tìm được trên báo chí, sách vở cũ bài Trường Can Hành do Khái Hưng dịch, tôi xin được chỉ giáo, và xin vô cùng cảm tạ.
Một thời gian ngắn sau khi đăng bài này, Tòa soạn DĐTK nhận được các trang sách được scan từ cuốn Khái Hưng Người Đổi Mới Văn Chương của Vu Gia, do chị Lệ Hương, Giám Đốc Thư Viện Viện Việt Học gửi đến, nội dung đề cập đến bài Trường Can Hành của Lý Bạch do Khái Hưng dịch và cho biết đã đọc bài này trên giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay (do Nhất Linh chủ trương vào cuối thập niên 1950). Soạn giả Vu Gia còn cho biết ở trang 404, bài Trường Can Hành do Khái Hưng dịch lần đầu tiên được đăng trên giai phẩm Hương Xa (mà chúng tôi được biết do Đời Nay xuất bản tại Hà Nội năm 1943).
Theo chỉ dẫn trên đây, chúng tôi xem lại các cuốn Văn Hóa Ngày Nay thì tìm thấy bài Trường Can Hành được đăng ở trang 73 trong Văn Hóa Ngày Nay tập 8, tức số Xuân 1959. Mời độc giả đọc bài này trong trang scan sau đây:

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Phạm Xuân Đài - Vang bóng của một thời sắp qua

Thời gian vài năm qua giới viết lách lớn tuổi (và tương đối lớn tuổi) người Việt tại hải ngoại từ giã bạn bè hơi nhiều. Tôi gọi là “từ giã bạn bè” thay vì từ giã cõi đời vì đối với họ, hình như “cõi đời” gồm bạn bè văn nghệ của họ là chính.
Một cuộc họp mặt văn nghệ khoảng cuối thập niên 1980 tại Little Saigon. 
Hàng ngồi phía trước, từ trái: Nguyên Sa, Mai Thảo, Võ Phiến. 
Hàng đứng phía sau, từ trái: Thụy Khuê, Nguyễn Mộng Giác, Đỗ Ngọc Yến, Hoàng Khởi Phong.



Đó là cả một lứa bên trời lận đận. Rời đất nước nhưng nhất định không rời ngôn ngữ, cứ phải viết lách, làm báo, xuất bản mới chịu. Lận đận là vì thế, nhất là giới cầm bút, vì viết lách đâu có nuôi sống được mình và gia đình, ai cũng phải viết bằng tay trái, để dành tay phải để làm việc kiếm sống. Người viết văn làm thơ trong nước, cũng như bao nhiêu thành phần khác của xã hội miền Nam, ra nước ngoài là phải kiếm một công việc làm để sống. Trong các hãng xưởng của Mỹ, trong các cơ sở kinh doanh của người Việt, thậm chí một số việc chân tay hơi nặng nề như cắt cỏ, bỏ báo, xây dựng nhà cửa... tùy sức khỏe và cơ duyên, chẳng từ một công việc gì. Dĩ nhiên những người có bằng cấp chuyên môn về khoa học ở miền Nam có thể học lại để hành nghề, cái này thì tốt quá rồi. Nhưng dù là làm nghề nào trong đời sống mới, phần lớn người cầm bút trước kia đều viết lách trở lại, viết như một thú vui, hoặc một bức bách. Và có hiện tượng này nữa, là nhiều người trước 1975 chưa viết lách gì, khi ra hải ngoại lại bắt đầu viết, có lẽ do thôi thúc của cuộc đổi đời lớn quá mà mình là chứng nhân.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Phạm Xuân Ðài - Đọc “BÊN GIÒNG SÔNG HẰNG” của ENDO SHUSAKU (Viễn Đằng Chu Tác) do NGUYỄN VĂN THỰC dịch *


Shūsaku Endō (March 27, 1923 – September 29, 1996)

Về chủ đề đạo Công giáo trong xã hội Nhật Bản hay một Tâm-Thức-Mới cho thời đại

Nguyên tác cuốn sách này trong Nhật ngữ là “Thâm Hà” (Sông Sâu). Trong ngôn ngữ Hán Việt, và chắc trong Nhật ngữ cũng thế, hai chữ thâm hà gợi một cảm tưởng mênh mông và sâu thẳm. Nguyễn Văn Thực dịch là “Bên Giòng Sông Hằng” cũng đã rất khéo để nói lên nội dung câu chuyện một nhóm du khách Nhật Bản đến thăm sông Hằng bên Ấn Độ, nhưng chính người dịch cũng nhận thấy chữ “thâm hà” mới diễn tả được cái chủ đề đích thực về tâm linh rất lớn của tác giả trong cuốn tiểu thuyết này.

Viễn Đằng Chu Tác (1923-1996) là một trong những nhà văn Nhật Bản được độc giả Nhật và Tây phương biết đến và yêu mến còn hơn cả Kenzaburo Oe, nhà văn Nhật đoạt giả Nobel văn chương năm 1994. Là một người theo đạo Chúa, đề tài lớn theo đuổi suốt sự nghiệp sáng tác của ông là sự khó khăn của Kitô giáo trong tiến trình hội nhập vào tâm thức Nhật Bản. Đề tài này manh nha từ những cuốn Người Da Trắng - Shiroi Hito và Người Da Vàng - Kìroi Hito (viết trong thập niên 50); nhưng phải đến cuốn Sao Chúa Mãi Im (Trầm Mặc) - Chin Muku, viết năm 1966, đề tài này mới được khai thác một cách mãnh liệt và được xem là khá “bạo.” Chúng ta hãy lược qua tác phẩm này, trước khi đề cập đến hậu thân lớn lao và sâu sắc của nó là cuốn Bên Giòng Sông Hằng.

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Phạm Xuân Đài - Khi nhà văn qua đời


Nhớ ngày xưa khi còn là học sinh trung học, tôi được nghe một mẩu chuyện của cô tôi nói với cha tôi. Cô tôi nói rằng: “Cậu nề, tôi thấy mấy ông thầy cúng đọc kinh kệ trong các đám ma thường hay có cái lối cố tình lên bổng xuống trầm một cách áo não. Chắc chỉ vì muốn gợi sự thương cảm cho tang gia, để người ta than khóc nhiều hơn. Tôi thấy kiểu đó hơi kỳ.”

Cô tôi là chị ruột của cha tôi, sinh vào cuối thế kỷ 19, không biết chữ, sau khi chồng chết mà không có con cái, về cai quản nhà cửa ruộng vườn cho ông bà nội tôi. Khi nghe cô tôi nói như thế, tôi lấy làm ngạc nhiên về quan niệm khá mới của một bà già xưa. Cô tôi đã nhận ra cái “mánh” của các ông thầy cúng và nói ra một nhận xét rất tinh vi. Từ đó tôi kính phục cô tôi hơn, một người suốt đời lo việc tằm tang và thóc lúa, nhưng lại có cái nhìn văn hóa khá sắc sảo.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Phạm Xuân Đài - Duyên nợ giữa nhà văn và nhà phê bình


LTS. Vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ nhật 22 tháng 11, 2015, một buổi lễ tưởng niệm nhân 49 ngày mất của nhà văn Võ Phiến đã được tổ chức tại nhật báo Việt Báo, Little Saigon. Trong dịp này, cũng trong tinh thần tưởng niệm nhà văn, hai cuốn sách về ông đã được ra mắt: cuốn Thư Võ Phiến do Gs Nguyễn Hưng Quốc biên tập từ hàng trăm lá thư do nhà văn Võ Phiến viết cho ông trong vòng hai mươi năm, và cuốn Võ Phiến Một Đời Trăn Trở, một cuốn sách nghiên cứu về nhà văn Võ Phiến do Gs Nguyễn Hưng Quốc biên soạn. Bài viết này của Phạm Xuân Đài là để dành cho buổi tưởng niệm nói trên, nhưng vì thiếu thì giờ nên đã không thể trình bày. Nay xin đăng lại nguyên văn. - DĐTK

Hai cuốn sách được ra mắt hôm nay sở dĩ có được là do một cái “duyên” của hai người, đó là nhà văn Võ Phiến và nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. Gọi là duyên, vì các công trình này chỉ có thể có mặt trên đời do sự tương tác của cả hai bên, nếu thiếu một bên thì sẽ chẳng có gì cả.

Nhà văn Võ Phiến thì đã thành danh từ giữa thập niên 1950, với các tác phẩm Chữ Tình 1956, Người Tù 1957. Đó là những tác phẩm đầu tay của ông, và ông đã tiếp tục sáng tác hầu như đều đặn suốt cuộc đời còn lại của ông. Thế mà Nguyễn Hưng Quốc thì mãi cũng giữa thập niên 1950 mới ra đời, tôi không biết đích xác số tuổi của hai người lệch nhau là bao nhiêu, chỉ biết có lần Nguyễn Hưng Quốc viết là mình “nhỏ hơn ông hơn một phần tư thế kỷ”. Và cũng từ tiết lộ của Nguyễn Hưng Quốc, suốt thời gian lớn lên ở miền Nam trước 1975, ông đã đọc rất nhiều sách, từ Tự Lực Văn Đoàn cho đến những tác giả mới xuất hiện ở miền Nam sau 1954 cho mãi tới 1975, nhưng ông không hề đọc Võ Phiến dù là trong trường học ông đã được dạy những trích đoạn văn Võ Phiến. Ông giải thích:
“Hình như, tự thâm tâm, tôi thấy, qua các đoạn văn trích ấy, hay thì thật là hay, nhưng có cái gì cổ kính và xa xôi, như văn chương của cái thuở Tự Lực Văn Đoàn mà tôi đã đọc rồi và đã chán rồi. Hình như, lúc ấy tôi đã ngầm xếp ông vào loại những tác giả ‘cổ điển’, nghĩa là những người mình sẵn sàng nhắc đến như những tên tuổi tiêu biểu và đầy thẩm quyền trong lãnh vực văn học để chứng tỏ trình độ học thức uyên bác của mình, nhưng trên thực tế thì mình lại không bao giờ cần đọc tác phẩm của họ cả. Như kiểu người ta vẫn thường nhắc đến Nguyễn Du, đến Victor Hugo, đến Leo Tolstoy, đến Shakespeare vậy.”