Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022
Phạm Thị Hoài: Ngôn ngữ bá quyền
Thi sĩ Joseph Broadsky (1988). |
Trong một tiểu luận trên The New York Times Book Review năm 1985, Milan Kundera kể rằng ngay sau Mùa Xuân Praha ông bị treo bút. Một đạo diễn muốn giúp ông mưu sinh bằng cách đứng tên để ông chuyển thể tiểu thuyết Chàng ngốc của Dostoyevsky thành kịch bản sân khấu. Song khi đọc lại tác phẩm ấy, ông từ chối, dù chết đói cũng không thể bước vào "cái vũ trụ đầy những điệu bộ quá khích, những vực thẳm u ám và sự mùi mẫn hung bạo" của Dos. Không phải ông bài Nga từ tâm thế công dân của một quốc gia đang bị Liên Sô cưỡng chiếm. Ông vẫn giữ trọn tình yêu Chekhov, nhưng vô cùng dị ứng với thứ khí hậu trong các tác phẩm của Dos. Ở đó tất cả đều bị cảm xúc hóa và cảm xúc trở thành tiêu chí của chân lý, có thể biện minh cho mọi hành động. Tình cảm dân tộc cao quý nhất sẵn sàng biện minh cho tội ác khủng khiếp nhất và người ta nhiệt thành ưỡn ngực thực hiện những hành vi tàn bạo nhất nhân danh tình yêu. Quý vị cứ giết người đi, xong thì đấm ngực, phanh trái tim nồng nàn ra là được. Là trật tự đạo đức lại vãn hồi. Viên sĩ quan Sô-viết khám xe ông xong cũng tuyên bố rất yêu người Tiệp, tiếc rằng người Tiệp không chịu hiểu, không chịu chung sống với tình yêu đó, vì thế Liên Sô buộc phải dùng xe tăng để dạy Tiệp bài học về tình yêu. Tâm hồn Nga thừa cảm xúc mà thiếu lý trí và đại diện đáng ngại nhất là Dos. Đối trọng của nó là lý tính phương Tây, lên ngôi với Phong trào Phục Hưng, mở đường cho khu vực này bứt phá lên một tầm văn minh dẫn dắt thế giới.
Không lâu sau, một bài viết phê phán Kundera kịch liệt và nồng nhiệt bênh vực Dos xuất hiện, cũng trên trang Book Review của tờ Times, tác giả là một đại diện danh tiếng khác của văn giới Đông Âu lưu vong ở phương Tây: Joseph Brodsky.
Tôi vốn thích Brodsky hơn Kundera nhiều. So với nhà thơ Nga chói chang, giễu cợt, ngạo nghễ và tráng lệ ấy thì nhà văn Tiệp thâm trầm quảng bác kia luôn có chút gì như một công chức văn hóa quá mực thước. Lần này tôi cũng thích lập luận của Brodsky hơn, rằng không thể đơn giản đem thời cuộc vận vào nghệ thuật như thế, bởi lẽ nghệ thuật lâu đời và tất yếu hơn tất cả những thứ trọng đại, nào chính trị, nào tín điều, nào phe phái và hình thái tư tưởng. Và nếu Kundera đã quyết trộn cả Dos, Liên Sô, phương Đông, chủ nghĩa duy cảm vào cùng một bản cáo trạng thì cũng nên rà lại cái phương Tây văn minh kia, vì rốt cuộc thì bộ Tư bản được dịch
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022
Phạm Thị Hoài: Buồn ơi, nhẹ thôi
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022
Phạm Thị Hoài: Gốc
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020
Phạm Thị Hoài: Sáu mươi
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020
Những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên (Phạm Thị Hoài trả lời phỏng vấn của Diễn đàn Thế kỷ)
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019
Phạm Thị Hoài: Cô ấy làm thơ
Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018
Phạm Thị Hoài: Ông Vượng tính hết cả rồi
![]() |
Một phòng trưng bày xe ở Việt Nam |
Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018
Phạm Thị Hoài: ÁM THỊ
Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016
Phạm Thị Hoài: Ngày Về
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016
Lưu Hiểu Ba/Phạm Thị Hoài dịch: Đảng Cộng sản Trung Quốc và hội chứng huy chương vàng Olympic
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016
Phạm Thị Hoài - Năm ngày
Ngày thứ nhất tôi bảo, chúng mình phải chia tay Vi ạ. Thực ra câu chia tay là điệp khúc trong mỗi bài hát tình yêu, hát nó lên lần thứ bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là sau đó một đoạn khác tiếp diễn, rồi lại điệp khúc, rồi lại tiếp diễn, ad libitum. Thực ra tôi muốn nói rằng tình yêu của tôi như cánh tay tê như ngón chân chuột rút, khó chịu lắm nhưng không cắt phăng đi được. Tình yêu của tôi như bộ mặt cau có của ông viện trưởng mỗi sáng Thứ Hai họp giao ban có người đến muộn, ngấy đến cổ nhưng là thiết thân. Cho nên tôi đăm đăm nhìn Vi, thật khẩn thiết, hy vọng nàng sẽ rùng mình một cái và bao nhiêu bệnh tật nan y của tình vợ chồng thời nửa cổ nửa kim nay sẽ tháo chạy khỏi nàng. Rùng mình toát mồ hôi hột vẫn là phương thuốc dân gian bất ngờ hiệu nghiệm nhất của chúng ta. Nhưng nàng không gặp mắt tôi, vì nàng cúi mặt như hàng tháng nay, đất dưới chân nàng thôi miên mạnh hơn tôi, nàng đáp khẽ: “Vâng”.
Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016
Phạm Thị Hoài - Không phải chỉ có ở Việt Nam
![]() |
Lên Tuk-Tuk ở Thái là chấp nhận giá đi đằng giá, đường đi đằng đường – NGUỒN ZMETRAVEL.COM |
Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015
Phạm Thị Hoài - ĐỘC TÀI NGOẠI LỆ
![]() |
Nguyễn Bá Thanh. NGUỒN: DANANGPLUS.NET |
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015
Phạm Thị Hoài - Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam
![]() |
Lý Quang Diệu. ẢNH TODAYONLINE.COM
|
Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014
BBC/Phạm Thị Hoài - Nguyễn Quang Lập: Một con thuyền
![]() |
Nhà văn Nguyễn Quang Lập (bên trái ngoài cùng) được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. |
Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014
Phạm Thị Hoài - Ngày Về
“Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh thật khốn nạn. Sau hàng thế kỉ ngoại thuộc, sau ba chục năm trời nhiễu nhương, nay nước nhà được thanh bình, dân tộc bắt tay xây dựng đất nước, thì chúng ta lại bỏ xứ ra đi, chúng ta lại vắng mặt, lại đứng ngoài vòng.”
Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014
Đái Diệu Dình - Chúng tôi không định lật đổ chính quyền
![]() |
Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014
Phạm Thị Hoài - Nguyễn Viện đối diện điều 87 và 88
Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014
Phạm Thị Hoài biên soạn - Trần Dần – Ghi Chép Về Cải Cách Ruộng Đất Ở Bắc Ninh 1955-1956 (6)
Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014
Phạm Thị Hoài biên tập - Trần Dần -Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956 (5)
Vợ giết chồng: 7 vụ
Anh em giết nhau: 14 vụ
Chú giết cháu: 4 vụ
Bố giết con: 1 vụ
Đốt nhà: 86 vụ