Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023
Truyện ký Phạm Tín An Ninh: Dư Âm Bài Hát Ngày Xưa
![]() |
Tranh Đinh Trường Chinh. |
Hơn một tuần ở Paris, chúng tôi xuôi về miền Nam nước Pháp. Thành phố Nice nằm bên bờ Địa Trung Hải, gần thành phố Cannes, nơi qui tụ những tài tử điện ảnh hằng năm, và không xa đất nước Monaco với những sòng bài và những chuyện tình nóng bỏng của mấy nàng công chúa. Mười ngày nằm trên thành phố biển này, tôi tạm quên những bất hạnh trong quá khứ và những gì đang xảy ra trên quả đất có quá nhiều phiền muộn này.
Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023
Phạm Tín An Ninh: Đọc mấy vần thơ lính, nhớ chiến trường xưa và đồng đội cũ
Cuộc chiến 20 năm kết thúc trong tức tưởi. Có lẽ do tính chất bi tráng cùng những hệ lụy của nó nên miền Nam đã sản sinh rất nhiều nhà thơ gốc lính. Và trong số những người lính thực sự cầm súng trực diện với chiến trường có một số nhà thơ vang danh, cống hiến cho đời những tác phẩm văn chương giá trị, gây cảm xúc trong lòng người, đặc biệt với những ai vốn từng là lính chiến.
Từ anh Binh nhì Địa phương quân với bút danh Nguyễn Bắc Sơn của Tiểu Khu Bình Thuận, anh Đại úy chỉ huy Thám Báo Quân Đoàn 3 với bút danh Trạch Gầm, đến anh Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng với bút danh Nguyễn Phúc Sông Hương của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Đơn vị nổi danh khi trấn giữ tuyến lửa Long Khánh trong gần hai tuần lễ, quyết tử chiến ngăn chặn cả hơn một quân đoàn Cộng sản với xe tăng đại pháo tiến chiếm Sài gòn trước giờ thứ 25.
Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023
Phạm Tín An Ninh: Từ Sương Biên Thùy đến Lê Mai Lĩnh
![]() |
Năm đang học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Võ Tánh Nha Trang, bọn tôi nghe bạn bè xầm xì có một “ông” học trò mới chuyển từ trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị vào học lớp Tam C. Thời ấy đặc biệt ở các lớp Ban C có nhiều giai nhân, nên đám nam sinh thường hay ngắm nghé. Nghe nói gã từ miền giới tuyến Đông Hà hay Gio Linh gì đó mới trôi dạt vào đây. Không biết tên là gì, nhưng thấy gã lúc nào cũng ăn mặc “à la mode”, choàng áo vest, mang giày da bóng loáng có cái đế kêu cộp cộp, trong lúc hầu hết bọn tôi chỉ mang sandal hay dép Nhật. Đã vậy gã lại thường vào lớp trễ, nên học trò trong lớp đang ngồi chờ giáo sư, đều nhổm đứng lên chào, bởi nghe tiếng đế giày thong thả nện xuống nền ciment ngoài hành lang, cứ tưởng là thầy giáo đến! Chắc có nhiều tiếng rủa thầm trong miệng. Đã vậy gã ta lúc nào cũng ngước mặt nhìn trời, xem mấy lớp đàn anh cứ như cỏ rác.
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023
Đỗ Trường: Phạm Tín An Ninh: Con đường giải oan cho một cuộc bể dâu
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022
Phạm Tín An Ninh: Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh Và Trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh vừa mới qua đời vào lúc 2 giờ 39 phút chiều ngày 23 tháng 7 năm 2022 tại tư gia, thành phố Costa Mesa - California, hưởng thọ 92 tuổi. Người ta biết danh và hết lòng ngưỡng mộ, không chỉ vì ông là một nhà toán học tài ba, một khoa học gia không gian lỗi lạc, đã đóng góp nhiều công trình quí giá cho nhân loại, mà còn từng ái mộ ông là một nhà văn dưới bút hiệu Toàn Phong với tác phẩm nổi tiếng Đời Phi Công, ra đời năm 1959, nhận được giải thưởng văn chương toàn quốc, và được giới thiệu trên Le Journal d’ Extrême-Orient của Pháp, khi ông đang là vị Tư Lệnh Không Quân trẻ tuổi nhất của QLVNCH (28 tuổi).
Một con người vĩ đại như vậy, với cá nhân và ngòi bút quá nhỏ bé của mình, tôi thực sự không thể (và cũng không dám) viết điều gì về ông, ngay cả với danh nghĩa là một đứa học trò nhỏ nhất. Bởi vì trên thực tế, tôi chưa và không bao giờ được vinh dự làm học trò của ông, mặc dù ông đã từng dạy ở ngôi trường trung học mà tôi có thời theo học (nhưng khi tôi chuyển vào lớp đệ Tam thì ông đã rời khỏi nơi này cả mấy năm trước đó). Điều duy nhất mà tôi có thể viết, đó là niềm hãnh diện, sự cảm kích và lòng biết ơn về tình quí mến mà ông đã đặc biệt dành cho. Mặc dù ông khiêm nhường bảo đó là tình đồng ngũ và thầy trò.
Lần đầu tiên, cách nay khoảng 15 năm, một hôm tôi rất bất ngờ và ngạc nhiên khi nhận được điện thư của ông gởi thăm, nói vài cảm nghĩ sau khi đọc một vài câu chuyện của tôi viết về đời quân ngũ, những năm tháng tù đày và đặc biệt là những kỷ niệm về Nha Trang, cùng ngôi trường Võ Tánh mà tôi từng theo học trước kia. Ông cho biết những bài viết ấy đã gây cho ông nhiều cảm xúc, về một cuộc chiến mà ông không có mặt để cùng gánh vác, sẻ chia trong những thời điểm tàn khốc và bất hạnh nhất, và một thành phố biển đẹp đẽ thơ mộng đã làm cho ông cảm thấy được an ủi, thú vị trong hơn một năm ông bị “đi đày”, khi còn mang cấp bậc trung úy, và cũng ở đó ông rất vui với công việc dạy Toán cho học sinh lớp Đệ Nhị của một trường trung học, đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022
Phạm Tín An Ninh: Từ một đêm hạ chí
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022
Phạm Tín An Ninh: Đỗ Trường – Người Chuyên Chở Văn Học Miền Nam Qua Vũng Lầy Lịch Sử
Đầu năm 2022, tôi bất ngờ đọc được bài viết “Níu Một Đời, Giữ Một Thời” của tác giả Ban Mai, một nhà văn trẻ trong nước. Cô đang là giáo sư giảng dạy về Khoa Học Công Nghệ và Hợp Tác Quốc Tế tại Trường Đại Học Qui Nhơn
Mở đầu bài viết, tác giả đã vẽ lại bức tranh đen tối, kinh hoàng sau ngày 30.4.75:
“…phần lớn người Miền Nam làm việc cho chính phủ Cộng Hòa đều bị tập trung cải tạo. Cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn. Vì sau khi đổi đời, họ bị thất nghiệp, nhiều người lâm vào cùng quẫn. Cảnh quan thành phố tiêu điều xơ xác, thiếu lúa gạo khiến dân phải ăn độn bo bo và mì sợi. Trầm trọng hơn nữa: Sự xơ xác tinh thần của trí thức Miền Nam không còn được tự do trình bày suy nghĩ, không còn được tự do hấp thu tri thức nhân loại. Thay vào đó là những đợt học tập chính trị triền miên, theo một định hướng duy nhất: Chủ nghĩa Marx. Tất cả sách báo, văn học nghệ thuật bị tịch thu tiêu hủy, nền văn chương Miền Nam hoàn toàn bị bôi xóa. Giống như thời man rợ của Tần Thủy Hoàng năm 210 trước công nguyên…
Bắt đầu sau năm 1975, những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam không hề biết đã từng có một nền văn học nghệ thuật Miền Nam vô cùng giá trị với nhiều thể loại “trăm hoa đua nở”, đề cao tự do, dân chủ, với ý thức khai phóng, nhân bản, theo kịp trào lưu thế giới…”
Và tác giả cho biết sự tình cờ được may mắn tiếp cận với dòng văn chương miền Nam:
“Mùa hạ năm 2010, tôi tình cờ đọc bài viết của nhà thơ Du Tử Lê giới thiệu về tác phẩm “Những cơn mưa mùa Đông” của tác giả Lữ Quỳnh do nxb Thư Ấn Quán ở Mỹ xuất bản, thời gian này tôi đang tìm hiểu dòng văn chương Miền Nam nên liên hệ, ngay lập tức nhà văn Trần Hoài Thư và Lữ Quỳnh trả lời, tôi biết họ từ ngày ấy.
Bắt đầu từ đó, tôi tìm đọc dòng văn chương Miền Nam Việt Nam do nxb Thư Ấn Quán phát hành, vì ngày xưa trước năm 1975 tôi còn quá nhỏ chưa hiểu biết gì, tôi sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn, thuộc Miền Nam Việt Nam vì vậy tôi không muốn văn chương Miền Nam bị thất lạc và bôi xoá, tôi cần phải tìm hiểu và phổ biến lại cho thế hệ trẻ ở trong nước biết.
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022
Phạm Tín An Ninh: Không chỉ là một giấc chiêm bao
Người đã bất chợt bước vào giấc mơ và mang theo cho tôi cả một thời quá khứ ấy là Đặng Trung Đức. Anh đã tử trận tại khu vực Ngô Trang, phía Bắc thành phố Kontum trong trận chiến mùa Hè 1972.
Cả một đời binh nghiệp của tôi gần như gắn liền với anh Đức, luôn theo phía sau anh để thay thế các chức vụ của anh giao lại. Khi mãn khóa 18 Thủ Đức, tôi được bổ nhậm về trình diện đơn vị thì gặp anh, và hai anh em ở cùng đại đội. Đức tốt nghiệp Khóa 19 Võ Bị Đà Lạt, ra trường về đơn vị trước tôi khoảng 5 tháng. Anh làm Trung đội trưởng Trung đội 1 còn tôi, Trung đội trưởng Trung đội 3. Đại đội trưởng lúc ấy là một anh trung úy, niên trưởng Khóa 16 Võ Bị của Đức, rất đa tài và yêu thương em út. Sau đó, Đức lên làm đại đội trưởng, tôi làm đại đội phó cho anh. Một thời gian sau, anh được điều động về làm Trưởng ban 3 tiểu đoàn, tôi lên thay anh, rồi sau đó lại thay anh một lần nữa, trong chức vụ Ban 3 tiểu đoàn để anh về làm Trưởng ban 3 trung đoàn. Và có một thời gian khá dài hai anh em cùng làm việc tại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, khi tôi về đảm trách một ban khác. Đầu năm 1971, khi anh ra nắm tiểu đoàn, tôi lại có thời gian thay anh ở chức vụ Ban 3 Trung Đoàn. Chúng tôi cùng một đơn vị từ lúc mới ra trường, luôn sống gần nhau cho tới khi anh hy sinh. Rất thân tình, xem nhau như anh em, mặc dù anh cũng trạc tuổi tôi.
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022
Phạm Tín An Ninh: Tô Thùy Yên và những bài thơ viết trong tù
Một người dốt đặc về thơ phú như tôi mà lại từng được làm bạn và lạm bàn về thơ cùng với một nhà thơ nổi danh như Tô Thùy Yên thì đúng là chuyện lạ. Cho dù đó là chuyện ở trong tù. Vì vậy, khi biết tin anh qua đời, một số bạn tù khuyên tôi nên viết một bài để tưởng niệm anh, nhưng tôi không dám. Vì thấy rất nhiều nhà văn nhà thơ tên tuổi bậc thầy đã viết về anh, hơn nữa tôi ngại người đời thường dị nghị chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ.” Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ ba của anh (*), theo tập tục Việt nam, là ngày chính thức mãn tang anh, tôi xin viết đôi điều để tưởng nhớ anh và nhắc lại vài kỷ niệm cùng anh trong tù.
Khi còn ngoài Bắc, có thời gian tôi đã từng ở chung trại tù với anh Đinh Thành Tiên (tên khai sanh của Tô Thùy Yên), nhưng khác đội, lúc ấy chưa biết nhiều về anh và cũng chưa có dịp thân quen anh. Mãi đến tháng 9 năm 1981, chuyển vào Nam, đến Trại Z- 30 C Hàm Tân, anh và tôi được “biên chế” ở cùng một đội, và nắm gần nhau trong gần hai năm, cho đến khi tôi ra tù. Đặc biệt trong đội này có cả anh Đặng Trần Huân, cũng nằm cách chúng tôi vài ba người. Và tôi được hân hạnh thân thiết với cả hai. Khi ấy, tôi biết danh anh Đặng Trần Huân nhiều hơn là anh Đinh Thành Tiên, vì quanh năm hành quân trong núi rừng, chưa có cơ hội được đọc nhiều thơ Tô Thùy Yên, chỉ biết mỗi bài Chiều Trên Phá Tam Giang được phổ nhạc và loáng thoáng chuyện tình giữa anh và nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ. Riêng anh Đặng Trần Huân thì có nhiều chuyện vui trên báo Chiến Sĩ Cộng Hòa, và “Chuyện Cấm Đàn Bà” mà tôi thường đọc. Cả hai anh đều lớn tuổi hơn tôi, và sau khi biết cha tôi bị chết ở một trại tù khác trong Nam, vợ con nheo nhóc, tôi trở thành một trong những con bà Phước trong tù nên hai anh đều thương quí tôi. Nằm bên cạnh anh Tô Thùy Yên, nên tôi thường được anh đọc cho nghe những đoạn thơ anh ứng khẩu hay sáng tác. Anh có thói quen làm bài thơ nào cũng dài. Bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang phải lao động, anh thì thầm ứng khẩu một vài câu hay vài đoạn, đến tối nằm đọc lại, ghi vào tờ giấy nhỏ để sau đó ghép thành một bài dài. Có khi cả năm mới đủ một bài. Nghe anh thì thầm những câu thơ anh viết, thét rồi tôi thuộc lòng và còn nhớ hơn cả chính anh. Tôi dốt về thơ nhưng lại có tính mê thơ từ nhỏ. Vì vậy có nhiều khi anh quên, tôi có nhiệm vụ phải nhắc bài thơ đã đến đâu rồi, để anh tiếp tục. Anh làm thơ trong trí, lẩm bẩm một mình, đọc cho tôi nghe, rồi chép vội vào một mảnh giấy nhỏ, nhét ở đâu đó. Thỉnh thoảng anh nhờ tôi giữ hộ một số. Có lần anh bỏ vào cuốn tự điển Anh-Việt được gia đình thăm nuôi, ngụy trang bằng cái bìa của cuốn truyện “Thép Đã Tôi Thê Đấy”nên qua mắt được gã công an kiềm soát. Anh học Anh văn bằng cách say sưa đọc cuốn sách gối đầu giường của người cộng sản, tác phẩm nổi tiếng của văn hào Nga Nikolai A. Ostrovsky, nhưng kỳ thực, chỉ có cài bìa, còn cả phần ruột là cuốn tự đỉển Anh – Việt của tác giả Nguyễn Văn Khôn. Có một lần không may, bất ngờ cả trại bị khám xét “đột xuất”. Các tù nhân có lệnh mang theo tất cả tư trang ra ngoài sân để chuyển trại. Một tên công an lục lọi đủ mọi
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022
Phạm Tín An Ninh: Đôi mắt mùa Xuân
Nếu không nhờ đôi mắt ấy có lẽ tôi không bao giờ nhận ra vợ chồng người bạn trẻ, từng là ân nhân đã giúp tôi giữ được mạng sống của nhiều đồng đội và của cả chính mình, thời tôi còn lăn lộn trên chiến trường, khi lằn ranh sống chết nhiều khi còn mỏng hơn sợi tóc.
Cuối năm 1966, vừa rút quân ra khỏi Mật Khu Lê Hồng Phong, Phan Thiết, tôi dắt đại đội theo toàn bộ tiểu đoàn di chuyển lên Quảng Đức, tham dự một cuộc hành quân dài hạn nhằm truy lùng một đơn vị địch mới xâm nhập từ biên giới Miên-Việt. Cuộc hành quân kết thúc vài ngày trước Tết Nguyên Đán, nhưng tiểu đoàn có lệnh phải tiếp tục ở lại, biệt phái dài hạn cho Tiểu Khu Quảng Đức. Tiểu đoàn (-) về nghỉ quân tại Đạo Nghĩa, một khu dinh điền do Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng lập nhằm định cư di dân từ miền Bắc sau Hiệp Định Genève,và cũng để tạo thành một vòng đai chiến lược. Riêng đại đội tôi được “solo” xuống tăng cường cho Chi Khu Kiến Đức, một quận hầu hết dân cư là người Thượng và tương đối mất an ninh. Quận trưởng lúc ấy là một sĩ quan lớn tuổi gốc Lực Lượng Đặc Biệt, người Kinh, tuy chỉ mang cấp bậc trung úy nhưng khá dày dạn, nhiều kinh nghiệm chiến trường. Các sĩ quan còn lại trong Chi khu phần đông là người Thượng, gốc Bảo An đồng hóa.
Sau một cuộc hành quân tảo thanh chung quanh khu vực, đại đội tôi về đóng quân bên cạnh Chi khu để binh sĩ ăn Tết. Nói vậy thôi, chứ lính đánh giặc thì có cái gì để mà ăn Tết, ngoại trừ được ăn cơm nóng thay vì gạo sấy lương khô. Riêng tôi, được ông quận trưởng biếu cho mấy lon bia và một gói đậu xanh với đường đen để nấu chè đón giao thừa. Tôi cho ban chỉ huy đại đội và trung đội vũ khí nặng đóng quân trên ngọn đồi thấp giữa một vườn cà phê khá lớn, nằm không xa quận lỵ. Ngọn đồi chỉ là một cái chấm rất nhỏ giữa trùng điệp những vòng cao độ trên tấm bản đồ quân sự đang có trên tay tôi, nhưng đây là một vị trí có xạ trường tốt và tầm quan sát bao quát chung quanh. Mặc dù chỉ còn hai ngày nữa là Tết, tôi vẫn lệnh cho đại đội luôn trong tư thế tác chiến. Ban ngày các trung đội tảo thanh chung quanh, tối tổ chức các toán tiền đồn và phục kích theo tin tình báo của Chi Khu.
Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021
Phạm Tín An Ninh: Giai nhân tự cổ
(Viết tặng những giai nhân trường Nữ, và để tưởng nhớ một người...) |
“O sinh ra tận mô ngoài Huế
Hà cớ gì trôi dạt tới Nha Trang
Để một “thằng Võ Tánh”phải lang thang
Đem cây si trồng trước sân trường Nữ”
Nhờ bài thơ với bốn câu mở đầu không đâu vào đâu này, tôi bất ngờ nhận được điện thư của một người có tên Van Loubet từ một nơi nào đó gởi ngợi khen và hỏi tôi có phải là cậu bé nhà quê ngày xưa vào Nha Trang, có thời trọ học ở một con hẻm lớn trên đường Phương Sài. Tôi khá ngạc nhiên, vì bài thơ tôi viết vội chỉ để gởi đăng trên Đặc San Võ Tánh&Nữ Trung Học Nha Trang (*), nhân dịp đại hội cựu học sinh hai ngôi trường này tổ chức tại Houston hơn hai năm trước đó, mùa hè năm 2005; và cái tên người gởi, Van Loubet rất xa lạ, có thể chỉ là một nick- name, không phải tên thật. Thấy một số chi tiết trên mẫu điện thư ghi bằng tiếng Pháp, tôi tò mò, tìm hiểu cái họ Loubet, được biết đó là họ của ông Émile Loubet, thủ tướng thứ 45 của nước Pháp và sau đó trở thành tổng thống (năm 1906)! Tôi giật mình, làm sao tôi có thể quen biết với một người thuộc “danh gia vọng tộc” tận bên trời Tây?
Hồi âm và hồi hộp đợi chờ. Mãi đến hai hôm sau, nhận được thư trả lời, tôi mới vỡ lẽ, nhưng rồi lại có thêm nhiều điều ngạc nhiên khác. Người viết thư cho tôi là chị Bích Vân, bà chị cả của “O Huế” trong bài thơ tôi viết. Chị sang Pháp vào những ngày Sài Gòn trong cơn hấp hối, và bảy năm sau, lập gia đình với một người Pháp có dòng họ với ông tổng thống từ năm 1906 này. Chị cho tôi biết đã vô tình đọc được bài thơ “O Huế Ngày Xưa” của tôi trên diễn đàn của trường Đồng Khánh, mà chị là một thành viên. Trước khi chuyển vào trường Võ Tánh-Nha Trang, chị vốn là một nữ sinh Đồng Khánh. Sau đó chị thử vào Google gõ tên tôi thì tìm ra cả trang Web, có cả địa chỉ email của tôi trong đó. Chị còn bảo, sở dĩ chị đoán ra tôi một phần là do nội dung bài thơ, phần khác chính là nhờ cái tên của tôi đã làm chị dễ nhớ. Điện thư chị viết khá dài, lại không có dấu nên khó đọc, nhiều chữ phải đoán mò. Tôi cố đọc đi đọc lại vài lần mong tìm xem có tín hiệu nào về “O Huế” của tôi, nhưng hoàn toàn không thấy. Phía dưới email, chị cho số điện thoại và dặn tôi gọi cho chị vào cuối tuần, khoảng sau bốn giờ chiều thứ bảy, để chị em tâm sự nhiều hơn.
Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020
Phạm Tín An Ninh: Đà Lạt Trời Mưa
![]() |
Hình minh hoạ, ML |
Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020
Phạm Tín An Ninh: Tình Người (Ở cuối hai con đường)
Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019
Phạm Tín An Ninh: đằng sau cuộc chiến
Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017
Phạm Tín An Ninh: Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016
Phạm Tín An Ninh: Một Thoáng Pleiku
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016
Phạm Tín An Ninh: Trên Chiến Trường Xưa
(Cho những đồng đội thương yêu của tôi)
Phạm Tín An Ninh: Ba dòng nước mắt
Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015
Phạm Tín An Ninh - Sau Cuộc Biển Dâu (câu chuyện từ một bộ quân phục)
Tôi gặp và quen anh trong một trường hợp khá bất ngờ, có thể nói là hơi kỳ cục. Vợ chồng tôi đến thăm và ở lại nhà cô con gái út hai tuần. Cháu vừa mua được căn condo trong một khu nhà mới xây ở thành phố Anaheim, cách Khu Disneyland chỉ một con đường. Đêm nào, bọn tôi cũng ra balcon ngắm pháo hoa được liên tục bắn lên từ khu giải trí nổi danh này. Căn nhà nhỏ khá xinh và ở trong một khu an toàn, cô con gái út rất thích. Nhưng chỉ sau vài hôm, cứ đến một hai giờ khuya thì cả nhà phải thức giấc, bởi tiếng lục đục ở căn nhà tầng trên. Âm thanh của một vật cứng nào đó gõ xuống nền nhà. Không đều đặn, năm ba phút một lần, dù nhẹ nhưng cũng đủ làm buốt trong đầu.
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015
Phạm Tín An Ninh - Nhạc sĩ DZŨNG CHINH-tác giả “Những Đồi Hoa Sim” đã chết trên đồi hoa sim
