Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Chí Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Chí Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019
Nguyễn Tường Thụy: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào?
Cho đến lúc này, công luận mới chỉ biết tin Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập bị bắt qua một thông báo trên cổng thông tin điện tử Công an Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, không có thông tin gì hơn. Vì khi bị bắt, trong nhà chỉ có cô em gái. Nhiều cơ quan tuyền thông gần như không có thông tin để liên lạc với gia đình.
Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt tôi đã cố gắng liên lạc với chị Bùi Hồng Loan là vợ anh. Vì không có mặt khi anh bị bắt nên chị chỉ có thể trả lời tôi về những gì chị biết và nghe người thân nói lại. Chị cũng yêu cầu tôi hiểu như vậy. Vì chị cho rằng “em giảng dạy và làm khoa học nên đòi hỏi sự chính xác”. Tôi động viên chị, những gì chị biết thì nói, nếu nghe người nhà kể thì nói là nghe, điều đó không ảnh hưởng gì đến tính trung thực của chị trong câu chuyện. Tôi hỏi chuyện chị Loan để cố gắng tìm hiểu xem Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào.
Nhà Phạm Chí Dũng có 3 thế hệ cùng sống trong một ngôi nhà, gồm bố mẹ (88 và 77 tuổi), vợ chồng anh (chị Loan giảng dạy ở 1 trường đại học), hai cháu đang học lớp 8 và lớp 1 và cô em gái anh (làm ở đài truyền hình).
Việc bắt Phạm Chí Dũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay từ 5 ngày trước đó có người anh em gọi cho chị Loan hỏi Dũng có ở nhà không. Khi chị Loan trả lời có thì anh bảo sao nghe nói Dũng bị bắt cách đây mấy hôm rồi? Phạm Chí Dũng nghe vợ kể thì cho rằng họ tung tin cho anh sợ thôi, để hạn chế việc anh đang làm. Như vậy có thể có người biết việc anh sẽ bị bắt.
Quyết định khởi tố và lệnh bắt đều ký từ ngày 18/11/2019, tức là 3 ngày sau mới thực hiện.
Đến ngày bắt, họ cũng bố trí cẩn thận. Trước hết họ tìm cách đưa ông nội (cụ thân sinh Tiến sĩ Phạm Chí Dũng) ra khỏi nhà để không phải chứng kiến cảnh bắt con trai mình, đồng thời đón bắt Phạm Chí Dũng ngoài đường. Việc đưa ông đi họ lấy lý do là đưa ông đi khám sức khỏe. Theo lịch thì 13/12 mới là lịch khám. Nhưng trước khi bắt Phạm Chí Dũng 2 ngày, Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành ủy TP.HCM (Ban BVSK) gọi điện nói phải đi làm một số xét nghiệm ở Bệnh viện Hòa Hảo để chuẩn bị khám vào hôm 13/12.
Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019
BBC Tiếng Việt: Việt Nam bắt và khởi tố hình sự ông Phạm Chí Dũng
![]() |
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, một hiệp hội không được chính quyền thừa nhận |
Một nhà báo tự do ở Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, vừa bị cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ, khởi tố hình sự hôm 21/11/2019.
Một bản tin trên trang mạng của Bộ Công an cùng ngày cho biết chi tiết: "Ngày 21/11/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng (sinh năm 1966; quê quán: tỉnh Đồng Tháp; thường trú tại 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
"Thời gian qua, Phạm Chí Dũng đã có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự. Do đó, việc khởi tố để điều tra đối với Phạm Chí Dũng là rất cần thiết và đúng quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện lệnh bắt, khám xét đối với Phạm Chí Dũng được Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra làm rõ."
Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019
Phạm Chí Dũng: Thế lực nào bảo kê cho các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’?
![]() |
Chẳng hạn hình này: nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành trọn một ngày tại Chùa Thiên Hưng, được trích xuất từ trang nguyentandung.org. |
Sau nhiều năm công khai hoạt động vô luật ở Việt Nam nhưng các trang mạng bị xem là ‘giả danh lãnh đạo’ vẫn không hề hấn gì, chỉ đến năm 2019 vấn nạn này mới lần đầu tiên được nêu ra một cách tương đối cụ thể trong kỳ họp tháng 10 - 11 của Quốc hội, cũng là lần đầu tiên được nêu công khai trong nội bộ đảng cầm quyền.
Công an đạo diễn?
“Thực tế có nhiều trang mạng làm giả những trang mạng của Chính phủ, của Đảng, làm giả những trang của các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ. Nhiều trang mạng đưa ra thông tin rất chính thống, sau đó lại khéo léo lồng ghép với thông tin trái lề vào đó thì chúng tôi, người dân, cử tri không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, vì họ đang dùng chiêu hư hư thực thực” - một số đại biểu quốc hội chất vấn Bộ trưởng 4 T (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Mạnh Hùng.
Các trang mạng bị xem là ‘giả danh lãnh đạo’ là nguyentandung.org, nguyenphutrong.org, nguyenxuanphuc.org, nguyenthikimngan.org, tolam.org, …, sinh đẻ theo cấp số cộng qua mỗi năm. Tổng cộng có đến gần… 50 trang mạng như thế.
Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019
Phạm Chí Dũng: Thói câm nín Việt Nam được Trung Quốc ‘trả lễ’ ra sao?
![]() |
Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey) |
Thật đúng là họa trời đày cho thói câm nín triệt khẩu trước Trung Quốc và tưởng đâu ‘im lặng thì nó tha cho’.
Sắp tới sẽ là ăn cướp
Chỉ vừa tròn một tuần lễ sau khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính, hai tàu khác - mang tên Hải Dương Thạch Du 618 và Hải Dương Thạch Du 620 (Haiyang Shiyou) - đã trám ngay vào khoảng trống Biển Đông, đi qua đường phân định trên biển và đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Bình khoảng 65km.
Tin tức mà dễ khiến cho những kẻ đu dây chính trị thêm một lần nữa té lộn ngửa đó, một lần nữa vẫn được thông tin bởi những nguồn nghiên cứu độc lập trên mạng xã hội, như facebook Phạm Thắng Nam, chứ không phải được công bố bởi chính quyền ‘hèn với giặc, ác với dân’.
Nhưng mối nguy hiểm vào lần này đối với ‘đảng em’ Việt Nam còn lớn hơn gấp bội so với vụ Hải Dương 8, vì cả hai tàu Hải Dương Thạch Du 618 và 620 đều có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc hạ đặt, thăm dò, khai thác cho các giàn khoan dầu khí.
Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019
Phạm Chí Dũng: ‘Tăng trưởng 7%’ sao vẫn phải vay nợ $20 tỷ/năm?
Một nghịch lý kinh khủng đã, đang và sẽ còn hiện hình trong ‘nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa’ và trong ‘chính phủ kiến tạo’ ở Việt Nam: trong tài khóa năm 2020, chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc dự kiến phải vay đến 460.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 20 tỷ USD để ‘bù đắp ngân sách’, bất chấp chính phủ này vẫn tung ra các báo cáo đầy lạc quan về tốc độ tăng trưởng GDP lên đến 7% và giống hệt chỉ số thành tích GDP của ‘đảng anh’ Trung Quốc, gấp đôi mức tăng trưởng của Hoa Kỳ và gấp gần 3 lần mức tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU).
Vì sao lại nghịch lý?
Từ ‘GDP ma’ đến ‘vay đảo nợ’
Nếu quả thực kinh tế Việt Nam tăng trưởng đến 7% GDP thì trừ đi khoảng hơn 4% trượt giá (đây là tỷ lệ lạm phát ‘ma’ do chính phủ ‘kiến tạo’ chứ hoàn toàn không phải là lạm phát thực), vẫn còn lại đến 3% tích lũy cho ngân sách, tương đương 6 - 7 tỷ USD.
Nhưng trong thực tế, một số chuyên gia phản biện độc lập đã tính lại rằng GDP thực của Việt Nam chỉ đạt khoảng 2 - 2,5% - căn cứ theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Nhưng vì số liệu của Tổng cục Thống kê lại thường không đáng tin cậy do quá thiên về chủ nghĩa thành tích và động cơ chính trị ‘đại hội 13’ mà do đó thường vống hoặc khống, người ta cần có những số liệu thực tế hơn nhiều để tính lại GDP. Theo đó, không loại trừ khả năng GDP của Việt Nam chỉ tăng khoảng một vài phần trăm, thậm chí là âm, phù hợp với tình trạng số doanh nghiệp bị giải thểvà phá sản ngày càng nhiều, cùng tốc độ đẩy tín dụng ra thị trường bị suy yếu, cho thấy sức khỏe nền kinh tế khá ốm yếu và mang nhiều triệu chứng suy thoái trong những năm gần đây.
Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019
Phạm Chí Dũng: Vì sao Trọng không dám đả động Bãi Tư Chính và Trung Quốc?
![]() |
Nhóm nhân sỹ mang Tuyên bố Biển Đông đến Quốc hội đi qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm 8/8/2019. (Ảnh chụp video đăng trên Facebook A Nguyen Quang) |
Trước khi Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền diễn ra vào nửa đầu tháng 10 năm 2019, không ít người đã hy vọng rằng ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành ‘minh quân’ với một tuyên bố lên án Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính và hội nghị này sẽ phát ra một nghị quyết về Biển Đông, làm tiền đề quan trọng cho việc kiện Trung Quốc.
Vẫn ‘câm như hến’!
Thêm một lần nữa trong nhiều lần, một ít chuyên gia và cũng chỉ một ít tờ báo nhà nước - thật sự sốt ruột trước cảnh ‘trùm mền’ của giới chóp bu Việt Nam - đã phải liệt kê hàng nửa tá cơ sở cho triển vọng ‘Việt Nam sẽ chắc thắng nếu kiện Trung Quốc’.
Người dân hy vọng rằng Bộ Chính trị Việt Nam phải tính đến việc kiện Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng lấp ló khả năng kiện tụng ra trước công luận nhằm xoa dịu phản ứng của dư luận xã hội về một chế độ chỉ biết ‘hèn với giặc, ác với dân’.
Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019
Phạm Chí Dũng: Vì sao VN sốt sắng với dự án điện khí hóa lỏng $5 tỷ của Mỹ?
“Tôi chưa bao giờ thấy chính phủ Việt Nam tiến triển như vậy” - ông John Rockkeep, Giám đốc Energy Capital Việt Nam ngạc nhiên khi nói với hãng tin kinh tế Bloomberg vào một ngày cuối tháng 9 năm 2019.
Ngạc nhiên!
Sự việc đáng ngạc nhiên trên là một dự án khí điện khí hóa lỏng (LNG) tại tỉnh Bình Thuận, với hàng tỷ USD nhiên liệu nhập khẩu từ Mỹ, đang được chính phủ của Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo sát sao như một phần trong nỗ lực mua sản phẩm của Mỹ.
Đến đầu tháng 10 năm 2019, không khí ngạc nhiên còn được hiện thực hóa hơn khi một đoàn làm việc của Bộ Công thương Việt Nam đã lặng lẽ đến Washington, để sau đó công bố rằng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao đổi Biên bản ghi nhớ Hợp tác (MOU) về đối tác hợp tác năng lượng toàn diện. Cùng lúc, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh thông báo là chính phủ Việt Nam vừa cấp phép cho Tập đoàn AES của Mỹ đầu tư 5 tỷ đôla vào dự án nhà máy điện khí hóa lỏng LNG đầu tiên tại Việt Nam.
Vì sao Việt Nam ‘nhiệt tình’ cho Mỹ đầu tư 5 tỷ đôla vào nhà máy điện khí hóa lỏng như thế?
Cử chỉ trên được xem là nhằm làm ‘hài hòa cán cân thương mại’ với Mỹ.
Từ “kẻ thù thương mại’ đến “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019
Phạm Chí Dũng: Nếu Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở Bãi Tư Chính?
![]() |
Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey) |
Tình hình ở Biển Đông đã ‘lý tưởng tương thông’ - trong biến cách của ‘Mười sáu chữ vàng’ - đến mức có thể xảy ra việc Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan ngay tại Bãi Tư Chính, hoặc sát khu vực một lô dầu màu mỡ nào đó mà Việt Nam đang khai thác.
Cỗ máy xay nghiền sắp vận hành
Từ cuối tháng 9 năm 2019, Trung Quốc đã điều giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 vào Biển Đông - động thái nhái lại hình ảnh của giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào năm 2014 như một cái tát vào mặt Bộ Chính trị Việt Nam. Cùng với Hải Dương 982 là sự hiện diện của tàu cẩu Lam Kình - một trong những tàu cẩu lớn nhất của Trung Quốc - ở Biển Đông.
Đến đầu tháng 10 năm 2019, chính Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lần đầu tiên xác nhận Trung Quốc đã điều đến 28 tàu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tuy vẫn không quên thông báo thành tích bộ này đã ‘kịch liệt phản đối Trung Quốc’ đến… 40 lần.
Như vậy, Trung Quốc đã tổ chức khá đầy đủ những cơ phận trong cỗ máy xay nghiền sẵn sàng vận hành của nó: tàu cẩu, giàn khoan và các tàu bảo vệ.
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019
Phạm Chí Dũng: Quốc tế vận Bãi Tư Chính: Việt Nam hay Trung Quốc thắng thế?
![]() |
Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey) |
Sau tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 18/9/2019 đòi “Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính”, người ta có thể tự hỏi vì sao Bắc Kinh lại tự tin và ngạo mạn đến thế.
Cái gì đã khiến Trung Quốc quá tự tin và ngạo mạn?
Nhất là từ cái cách hé miệng ấp úng “Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng mọi biện pháp đối với các hoạt động của nước ngoài vi phạm chủ quyền trên biển của ta” của Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 4/9/2019 trong một cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 tại Hà Nội, nhưng vẫn không hề dám nhắc đến cái tên Trung Quốc.
Dù đó là lần đầu tiên ông Phúc ’can đảm’ có được một phát ngôn về tình hình ở Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào hoạt động tại khu vực Bãi Tư Chính từ ngày 3/7/2019. Phát ngôn đó xảy ra trong bối cảnh tàu Hải Dương 8 thậm chí còn lấn tới sát vùng biển Phan Thiết, trong lúc không có một tàu hải quân nào của Việt Nam ra ngăn chặn, theo đúng là tinh thần câu vè dân gian ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’.
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019
Phạm Chí Dũng: Vì sao chính quyền VN ‘kỷ niệm’ cụ Bùi Bằng Đoàn lúc này?
![]() |
Cụ Bùi Bằng Đoàn, giai đoạn thập niên 1940. |
Vào tháng 9 năm 2019 nhưng không trùng với một sự kiện chính trị hay ngày lễ quan trọng nào ở Việt Nam, việc chính quyền ‘bỗng dưng’ tổ chức trọng thể và rầm rộ lễ kỷ niệm về một nhân sĩ, mà tên của ông đã bị chính quyền này quên lãng từ rất nhiều năm trước, đã nêu ra một dấu hỏi lớn trong công luận về tính mục đích của hành động kỷ niệm này.
Trọng thể và khoa trương
Nhân sĩ đó là cụ Bùi Bằng Đoàn, từng là một quan triều Nguyễn học rộng tài cao, nổi tiếng đức độ, thanh liêm, chính trực, lo cho dân. Sau Cách mạng Tháng 8/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần viết thư mời cụ Bùi Bằng Đoàn tham gia giúp nước, làm cố vấn cho Chính phủ.
Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019
Phạm Chí Dũng: Những kịch bản xấu và đỡ xấu hơn ở mỏ Cá Rồng Đỏ
Gần một năm rưỡi sau lần chính thể ‘đảng em’ ở Việt Nam lần đầu tiên gián tiếp thừa nhận rằng họ đã yêu cầu Repsol - một hãng dầu khí Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam - dừng khai thác dầu khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ trong khu vực Bãi Tư Chính, mà nguồn cơn thực chất là do bị ‘đảng anh’ Trung Quốc gây sức ép và phá bĩnh, đã xuất hiện thông tin không chính thức, nhưng có cơ sở, về việc chính quyền Việt Nam đã phải phủ phục nhượng bộ trước Bắc Kinh tại mỏ này.
Repsol phải dừng hẳn khai thác dầu?
Nhà báo Chu Vĩnh Hải, một hội viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, viết trên trang web Tiếng Dân, rằng một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nói với ông: Vào sáng ngày 06-9-2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.
Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019
Phạm Chí Dũng: Bãi Tư Chính - bằng chứng hùng hồn về thất bại lòng dân
![]() |
Nhóm nhân sỹ mang Tuyên bố Biển Đông đến Quốc hội đi qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm 8/8/2019. (Ảnh chụp video đăng trên Facebook A Nguyen Quang) |
Vụ Bãi Tư Chính lần 3 (năm 2019) là một bằng chứng hùng hồn về hố phân cách ‘ý đảng - lòng dân’ đã thẳm sâu đến mức bất chấp lần đầu tiên chính thể độc tài ở Việt Nam hé lộ ý định - nhưng không phải bằng những kênh tuyên giáo và báo đảng mà thông qua hệ thống một số dư luận viên - huy động quần chúng để ‘đồng hành cùng đảng và nhà nước ta’ phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính, phản ứng của người dân lại quá lặng lẽ, thờ ơ và quay lưng
Chửi bới mọi chuyện, trừ Trung Quốc
Nguồn cơn đầu tiên của tình trạng trống vắng phản ứng trên, trớ trêu thay, lại chính là ‘gậy ông đập lưng ông’ đối với chính sách che tai bịt mắt của chính quyền Việt Nam: trong suốt một thời gian rất dài, chính quyền này đã bưng bít hầu hết thông tin về các vụ tàu Trung Quốc gây hấn và khiêu khích ở Biển Đông, báo chí nhà nước không được phép đăng tải những tin tức này, hoặc có đăng thì cũng rất hạn chế vì bị ‘vòng kim cô’ Ban Tuyên giáo trung ương siết chặt.
Trong hai vụ Bãi Tư Chính bị Trung Quốc bao vây ‘tống tiền’ lần đầu vào tháng 7 năm 2017 và lần thứ hai vào tháng 3 năm 2018, thậm chí phía Việt Nam còn không dám gửi công hàm phản đối và cũng chẳng phát ra bất cứ thông tin nào cho nhân dân về trạng thái bất lực đã trở thành thâm căn mãn tính đó.
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019
Phạm Chí Dũng: Chính thể VN có chính danh trong vụ Bãi Tư Chính?
![]() |
Hình ảnh tuần duyên Trung Quốc và bản đồ khu vực Bãi Tư Chính trên Biển Đông. (Ảnh chụp màn hình Thanh Niên) |
Ghi nhận duy nhất về tính chính danh của chính thể độc tài ở Việt Nam trong cuộc khủng hoảng Bãi Tư Chính lần 3 chỉ là động thái của Bộ Ngoại giao Việt Nam: trong một lần quá hiếm muộn của lịch sử quan hệ gấu ó Việt - Trung, cơ quan cấp bộ này đã hai lần liên tiếp gửi công hàm phản đối Trung Quốc về vụ tàu Hải Dương 8 xâm nhập Bãi Tư Chính và vụ Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa.
Nhưng những đặc trưng còn lại của đảng CSVN đều thiếu hẳn tính ‘công chính’.
Cho tới nay và mặc dù đã phục hồi sức khỏe, đã tiếp đón các quan chức ngoại giao nước ngoài và xuất hiện đó đây trên cương vị chủ tịch nước, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn không hề hé răng về vụ Bãi Tư Chính. Tình trạng ‘cấm khẩu’ quá yếm thế như vậy khiến người ta liên tưởng lại vụ Hải Dương 981 vào năm 2014: năm đó đã dậy lên rất nhiều đồn đoán rằng Nguyễn Phú Trọng đã có đến hai chục lần gọi điện đến Bắc Kinh cho Tập Cận Bình để thương thảo về vụ rút giàn khoan Hải Dương 981, nhưng họ Tập đều kiêu ngạo từ chối tiếp chuyện. Rốt cuộc, Hải Dương 981 đã chỉ rút bởi thế chủ động rút của Trung Quốc sau hơn hai tháng trời hành hạ‘đảng em’ Việt Nam và con dân nước Việt.
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019
Phạm Chí Dũng: Vì sao Nga im lặng vụ mỏ Lan Đỏ?
![]() |
Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey) |
Một hiện tượng đáng ngạc nhiên là cho tới lúc này, Nhà nước Cộng hòa liên bang Nga vẫn chưa có bất kỳ một phản ứng công khai nào - dù thể hiện qua kênh ngoại giao hay kênh báo chí - đối với vụ Trung Quốc gia tăng áp lực ‘tống tiền’ tại mỏ dầu khí Lan Đỏ ở vùng biển đông nam Việt Nam.
Mối nguy hiểm thiệt kép
Lan Đỏ là dự án liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga với VietsoPetro của Việt Nam, cũng là nơi mà Rosneft của Nga cùng một công ty Nhật đang thực hiện hợp đồng khoan mở rộng để thăm dò dầu khí ở vùng biển phía đông nam Việt Nam.
Vụ Bãi Tư Chính bùng nổ từ đầu tháng 7 năm 2019 đã khiến lộ ra một vụ việc khác xảy ra ngay trước đó: vào đầu tháng 6, Trung Quốc bắt đầu có động thái cản trở việc hãng Rosneft của Nga, và hành vi đó kéo dài từ đó đến nay.
Như vậy, quy mô cuộc khủng hoảng Bãi Tư Chính năm 2019 còn vượt hơn cả hai lần khủng hoảng cùng địa chỉ: vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, các tàu hải cảnh Trung Quốc bao vây Bãi Tư Chính để gây sức ép buộc Repsol - công ty Tây Ban Nha liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải rút khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ, nhưng chưa đụng chạm trực tiếp đến mỏ dầu khí Lan Đỏ.
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019
Phạm Chí Dũng: Sau hí hửng EVFTA, chóp bu CSVN phải đối mặt với điều gì?
Sau cơn đắc chí được ký kết không chỉ EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam) mà còn cả EVIPA (Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư Với Liên Minh Châu Âu) tạm lắng xuống, giờ đây chính thể độc tài Việt Nam có lẽ không còn quá hí hửng khi nhận ra họ mới chỉ bò được một đoạn trong số những đoạn đường để mới có thể “ăn” được hai hiệp định thương mại mang tính cứu cánh chế độ chính trị đó.
Cửa ải mới
Ngay trước mắt là một cửa ải mới: làn sóng vận động trong giới nghị sĩ Châu Âu – nhằm gây áp lực chính thể Việt Nam phải cải thiện nhân quyền – đang hình thành một cách có hệ thống và có trách nhiệm.
Làn sóng này được cung cấp thông tin, xúc tác và hỗ trợ bởi nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế và người Việt hoạt động về nhân quyền trên thế giới.
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019
Phạm Chí Dũng: Hải - Hùng và luật nhân quả đàn áp biểu tình
![]() |
Lê Thanh Hải thời còn tại chức, hàng sau, bên trái |
Cuối năm 2017, luật nhân quả đã ứng báo với Đinh La Thăng - khi đó vừa bị lột chức bí thư thành ủy TP.HCM và ủy viên bộ chính trị - bởi Thăng là một trong những chóp bu của thành phố này trực tiếp chỉ đạo san bằng chùa Liên Trì - một trong số hiếm hoi cơ sở tôn giáo còn lại của giáo hội Phật giáo Việt nam Thống Nhất (ly khai với giáo hội Phật giáo của chính quyền).
Báo ứng
Vào giữa năm 2019, luật nhân quả một lần nữa báo ứng đối với gia đình Lê Thanh Hải - nhân vật được xem là ‘bố già’ thao túng quyền lực và lợi ích trên đất Sài Gòn trong suốt 15 năm Hải làm chủ tịch thành phố và bí thư thành ủy.
Vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) Lê Tấn Hùng bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp vào ngày 6/7/2019 - do ‘ăn bẫm’ 13,3 tỷ đồng cùng những phi vụ khác đậm đặc màu sắc mafia - không chỉ là hậu quả của chuỗi ‘lại quả’ dày đặc từ trước đó, mà còn bởi Lê Tấn Hùng, và trước đó là Lê Thanh Hải - anh ruột của Hùng, đã từng chỉ huy Thanh niên xung phong - một lực lượng ‘còn đảng còn mình’ và đã trực tiếp nhúng tay vào những trận đàn áp đẫm máu đối với người biểu tình ở Sài Gòn.
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019
Phạm Chí Dũng: Nếu chính quyền tổ chức biểu tình rộng rãi phản đối Trung Quốc?
![]() |
Những người này biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu, và họ bị bỏ tù. |
Một cuộc biểu tình công khai, và hơn thế là một cuộc biểu tình rộng rãi nhằm phản đối Trung Quốc do chính quyền phát động vào thời điểm này liệu có thành công?
Đó là một ẩn số rất lớn trong cái phương trình hỗn tạp vừa là ‘đồng chí bốn tốt’ vừa giành giật miếng ăn dầu khí trong quan hệ Việt - Trung.
Mít tinh trong… hội trường?
Trong nhiều cuộc họp khẩn cấp nhằm đối phó với vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương - 8 được hộ vệ bởi nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển Bãi Tư Chính từ đầu tháng 7 năm 2019 đến nay, đã có phương án dự định sẽ tổ chức biểu tình phản đối Tung Quốc. Phương án này nhận được ý kiến ủng hộ chủ yếu từ các cơ quan mặt trận, dân vận và đang được ‘trên’ cân nhắc.
Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019
Phạm Chí Dũng: Tín hiệu mới về tự do tôn giáo của TT Trump
![]() |
Ông A Ga và Lương Xuân Dương trong số thành viên phái đoàn 17 quốc gia gặp tổng thống Trump tại Oval Office ngày 17 tháng Bảy. |
Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, nhà kinh doanh Donald Trump có một biểu lộ về mối quan tâm của ông đối với nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng.
‘Việt Nam?’ - Trump hỏi
Biểu lộ ấy hiện ra khi Tổng thống Trump tiếp đón nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có hai nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam là Mục sư Tin Lành A Ga - một người Thượng Tây Nguyên, và đạo hữu Lương Xuân Dương - một tín đồ Cao Đài nằm trong nhóm nạn nhân bị đàn áp tôn giáo. Cuộc tiếp đón này diễn ra bên cạnh Hội nghị Cấp Bộ trưởng về Thăng tiến Tự do Tôn giáo từ 16-18/7/2019 tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quy tụ ngoại trưởng của 100 quốc gia và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới, với thông điệp kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo toàn cầu.
Cuộc tiếp đón trên được mô tả “Tổng thống Trump hỏi thăm ghi nhận của họ về tình hình tự do tôn giáo tại các nước và ông chăm chú lắng nghe những chia sẻ”.
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019
Phạm Chí Dũng: Cuối cùng, nạn nhân bị cướp đã bớt ‘hèn với giặc’!
![]() |
Hải Dương 981 ngoài khơi biển Việt Nam, tháng Năm 2014 |
Phải mất đến hai tuần lễ ‘cân nhắc đại cục’, đến chiều ngày 19/7/2019 Bộ Chính trị Đảng Việt Nam mới chỉ đạo cho Bộ Ngoại giao của chế độ này mở miệng: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông”.
Lần mở miệng hiếm muộn
Lần mở miệng trên là một dịp quá hiếm muộn mà giới chóp bu Việt Nam dám gọi đích danh cái tên Trung Quốc, thay cho não trạng suy sụp về ‘tàu lạ’ và ‘người lạ’ trong rất nhiều lần trước.
Trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 xông thẳng vào vùng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông vào tháng 5 năm 2014 như một cái tát nảy đom đóm vào mặt Bộ Chính trị Việt Nam, Hà Nội đã chỉ dám hé môi ‘càm ràm’ đích danh cái tên Trung Quốc với độ trễ sau đó đến cả tháng trời.
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019
Phạm Chí Dũng: Từ ‘đồng cam cộng khổ’ đến ‘hốt cú chót’ đường sắt cao tốc $58 tỷ
![]() |
Một phần đồ họa dự án cao tốc Bắc-Nam. (Ảnh chụp màn hình Người Lao Động) |
Hơn một chục năm sau thời điểm khởi động âm mưu “hốt đậm” với dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam - khi đó tổng kinh phí xây dựng dự kiến ‘chỉ’ khoảng 30-40 tỷ USD, nhóm cá mập về giao thông ở Việt Nam vẫn cắm mặt lao theo dự án có triển vọng ăn uống đến tàn mạt tổ quốc, nhưng giờ đây đã chuyển sang tư duy “hốt cú chót” với tổng kinh phí vọt đến hơn 58 tỷ USD - gần bằng toàn bộ số thu ngân sách của năm 2018 tróc nã trên đầu nhiều chục triệu người dân Việt.
Còn quan chức thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp tục nghiêng ngoẹo hô hào ‘đồng cam công khổ’ để cùng trả nợ công.
Trong não trạng của Phúc và giới quan chức được đúc cùng khuôn, xương máu nhân dân phải chăng luôn là vật hy sinh đầu tiên và cuối cùng phải trả nợ cho các tập đoàn thiêu thân tham nhũng vào buổi tối trời ập lên đầu chế độ cầm quyền?
Đất nước “lệ tuôn hình chữ S’
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)