Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Cao Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Cao Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020
Phạm Cao Dương: 1945 – 2020, 75 Năm Nhìn Lại
Các Đảng Phái Quốc Gia Đã làm gì trước Biến Cố 19/8/1945?
Nếu Đại Việt đoạt chính quyền trước thì Việt Minh sẽ cho phá vỡ ngay đê Sông Hồng
Nếu Mặt trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh không đồng ý mà cứ đoạt chính quyền trước, thì Mặt Trận Việt Minh cũng sẽ đoạt ngay hết chính quyền ở các tỉnh; đồng thời cho phá vỡ ngay đê sông Hồng cho nước tràn đầy Hà Nội, cô lập hóa Thủ Đô theo kế hoạch đã được bố trí sẵn sàng.Đại biểu Mặt Trận Việt Minh
Trong những ngày tiếp theo ngày Nhật chính thức đầu hàng, ngày 15 tháng 8 năm 1945, vào lúc Việt Minh mới đe dọa cướp chính quyền nhưng chưa thực sự sẵn sàng vì các lãnh tụ của đảng này còn đang họp ở Tân Trào, tất cả mọi hoạt động là do các cán bộ địa phương quyết định trong những giờ phút chót. Trong khi đó thì Khâm Sai Bắc Bộ Phan Kế Toại vẫn còn tại chức, Chính Phủ Trần Trọng Kim trong tháng Bảy lại vừa thành công thâu hồi được xứ Nam Kỳ và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng trước đó đã bị nhường cho người Pháp. Đặc biệt hơn nữa, Hoàng Đế Bảo Đại đã ban hành bốn đạo dụ và một đạo sắc nhằm thiết lập những cơ cấu đầu tiên cần cho một chế độ quân chủ lập hiến trong đó nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân được tôn trọng. Câu hỏi được đặt ra là trước tình hình này các đảng phái quốc gia đã có những hoạt động gì để đối phó với tình hình có thể thay đổi bất ngờ hay đã hoàn toàn thụ động, chờ thời cho đến khi quá chậm? Đây là điều mọi người muốn biết. Câu trả lời là có. Có ít nhất ba sự kiện đã được ghi nhận. Đó là cuộc tiếp xúc giữa Khâm Sai Phan Kế Toại và Đại Việt Quốc Xã Nguyễn Xuân Tiếu, cuộc xâm nhập Phủ Khâm Sai của lực lượng võ trang của Nguyễn Xuân Tiếu chiều ngày 17 tháng 8 và hai cuộc họp ngày 11 và 17 tháng 8 của đại diện các đảng.
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018
Phạm Cao Dương: Miền Nam Trong Những Ngày Định Mệnh Tháng Tám và Chín 1945
Việt Minh Cướp Chính Quyền:
Cả Nước Bị Lừa
Miền Nam Trong Những Ngày Định Mệnh Tháng Tám và Chín 1945
73 Năm Nhìn Lại
Không có lực lượng võ trang đáng kể, Việt Minh chỉ lợi dụng Thanh Niên Tiền Phong làm lực lượng xung kích, qua sự lừa đảo tập thể những người trẻ chỉ biết yêu nước và phụng sự quốc gia của Miền Nam này và họ đã thành công, giống hệt như ở Hà Nội, họ đã lợi dụng và cướp ngang cuộc biểu tình ngày 17 tháng Tám của Tổng Hội Công Chức, được tổ chứcđể mừng độc lập và ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim, không phải để ủng hộ Việt Minh.
Tôi có đủ tin tức biết rõ lực lượng Việt Minh. Họ không có khí giới gì ráo. Tôi đủ sức giữ Saigon, không để Việt Minh cướp chánh quyền một khi Bảo Đại chưa thoái vị.
Huỳnh Văn Phương, Đệ Tứ
Tổng Giám Đốc Công An Nam Kỳ
Thấy hôn! Tôi không ăn có với kỷ niệm tưng bừng mà “xin cho tôi can”, đừng nói quá lắm về tài giỏi mà như ông bà ta biểu, “nói năng phảiphân phân,cây đa cậy thần,thần cậy cây đa”.
Cách mạng Tháng Tám ở Saigon mà thắng lợi là cũng nhờ có cơ, hội điều kiện giúp cho nó mà thôi.
Coi, tôi là người tổ chức cướp chính quyền mà thiệt ra tôi có làm được gì nhiều đâu.
Nguyễn Văn Trấn
Hung Thần Chợ Đệm
Hồi KýViết Cho Mẹ Và Quốc Hội
“…Người Việt Nam nào đảm đương được và có hy vọng thành công chúng tôi sẵn lòng tán trợ…
“Nghĩa là lúc nào chúng tôi cũng vẫn đặt nền độc lập quốc gia lên trên vấn đề quyền tước…”
“Giết thì cứ giết nhưng đừng kêu qua là Việt gian.”
Hồ Văn Ngà
Chủ Tịch Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng
Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất
…hàng triệu truyền đơn do Việt Minh tung ra, tự xưng là bạn với Nga, với Tàu, với Mỹ, và với Anh…
Nguyễn Kỳ Nam, Hồi Ký “1925-1964”
Khi nói tới hai biến cố Việt Minh cướp chính quyền và Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập thời cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1945, những ngày người viết gọi là định mệnh đầy đau thương của dân tộc Việt Nam, bình thường người ta chỉ nghĩ tới những gì xảy ra ở hai miền Bắc và miền Trung mà ít hay không nói tới những gì xảy ra ở miền Nam. Đây là một thiếu sót vô cùng quan trọng cần phải được điều chỉnh. Bài này nhằm phần nào bổ khuyết cho sự thiếu sót kể trên với phần mở đầu nói về sự khác biệt giữa xứ Nam Kỳ và hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tiếp theo là những gì đã xảy ra ở Nam Kỳ trong những ngày những ngày định mệnh này.
Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018
Phạm Cao Dương: Mười Chín Tháng Tám 73 Năm Nhìn Lại
Việt Minh Cướp Chính Quyền, 73 Năm Nhìn Lại:
Cả Nước Bị Lừa
Từ Cướp Chính Quyền Đến Cướp Tài Sản?
Nhạc Sĩ Tô Hải và Cựu Đại Tá Bùi Tín
Viết Gì Về Biến Cố 19 Tháng 8, 1945?
Đoàn quân Việt Minh đi
Xe nhà phất phới
Dắt họ hàng làng nước ra làm quan.
Cùng chung sức phá két xây nhà mới,
Đứng đều lên may vá cho thật sang.
Lời hát nhái bài Tiến Quân Ca thời 1945
Bọn thanh niên chúng tớ ngơ ngác về chính trị, cứ thấy Mít tinh là ào ào đổ ra đường chẳng hiểu ai lãnh đạo? Ai hô thế nào thì hô theo thế ấy. Cờ vàng, cờ đỏ chẳng có gì quan trọng.
Nhạc Sĩ Tô Hải
Sau 70 năm, nhìn lại không thể gọi biến cố đó là Cách mạng tháng Tám. Gọi vậy là “ngoa ngôn”, là “đại ngôn”.
Cựu Đại Tá Bùi Tín
Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn.
Cựu Hoàng Đế Bảo Đại
Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018
Phạm Cao Dương: Biến Đau Thương Thành Sức Mạnh: Từ Kinh Nghiệm của Một Thế Hệ Đến Sự Hình Thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam ở Hải Ngoại
Lời Tòa Soạn: Trong bài viết này, Giáo sư Phạm Cao Dương nhắc lại sự kiện từ năm 1975, người Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau, đã rời khỏi đất nước của mình để đến sinh sống tại nhiều quốc gia trải ra khắp chu vi của trái đất, tạo nên một hiện tượng : mặt trời không bao giờ lặn trên những miền đất có người Việt Nam cư ngụ.
Trước thực tế chưa bao giờ có này từ khi Việt Nam lập quốc cách đây bốn ngàn năm trước, Giáo sư Phạm Cao Dương đã nghĩ đến việc thành hình của một Siêu Quốc Gia Việt Nam ở Hải Ngoại. Và bài viết này có thể coi là gợi ý cho một Tuyên Ngôn về sự thành lập Siêu Quốc Gia ấy. -- DĐTK
Binh giả bất tường chi khí
Phi quân tử chi khí
Bất đắc nhi dụng
Điềm đạm vi thượng
(Lão Tử, Đạo Đức Kinh, Chương 31)
Binh khí là vật chẳng lành
Không phải là vật dùng của Quân tử
Bất đắc dĩ phải dùng
Nên điềm đạm làm đầu.
(Nguyễn Tôn Nhan dịch, Lão Tử Đạo Đức Kinh.
Saigon, Văn Học,1999, tr. 113-114)
Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017
Phạm Cao Dương: NHỮNG GÌ CÁC SỬ GIA MÁC-XÍT ĐÃ VIẾT VỀ VỊ TIẾN SĨ ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM NĂM 1963 VÀ CHUYỆN CHỦ TỊCH SINH VIÊN PHAN THANH HÒA BỊ CÔNG AN BẮT ĐEM ĐI MẤT TÍCH NĂM 194
(Nhân
dịp Kỷ Niệm 150 năm Ngày
Phan Thanh Giản Tuẫn Tiết (1867-2017) nhắc lại)
Phan Thanh Giản Tuẫn Tiết (1867-2017) nhắc lại)
Năm 2017 là năm kỷ niệm lần thứ 150 ngày Kinh Lược Sứ Ba Tỉnh Miền Tây Nam Kỳ, Vĩnh Long-An Giang –Hà Tiên, Phan Thanh Giản, Nhà Nho Ái Quốc và Vị Tiến Sĩ đầu tiên của Miền Nam uống thuốc độc quyên sinh, giao ba tỉnh này cho Phápnhằm tránh những thiệt hại cho người dân màông cho là vôích. Hành động này của ông đã bị triều đình Huế lên án nặng nề, cách tất cả mọi chức tước, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ cho mãi đến triều Vua Đồng Khánh mới được phục hồi. Nhưng đến năm 1963 lại được các sử gia Miền Bắc mang ra đặt lại. Trước đó, năm 1945, Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương tại Hà Nội, Phan Thanh Hòa, cháu ba đời của Phan Thanh Giản, trong những ngày đầu tiên của thời buổi đầy nhiễu nhương sau biến cố 19 tháng 8 năm 1945, đã bị Công An Việt Minh công khai vào tận Đại Học Xá Hà Nội bắt đem đi mất tích. Bài này được viết nhằm góp phần vào việc tìm hiểu thêm về Nhà Nho được coi là tượng trưng cho tinh thần ái quốc của người Việt Miền Nam Phan Thanh Giản, đồng thời cũng là để góp phần tìm hiểu về việc nghiên cứu và quan điểm vềlịch sử dưới chế độ Công Sản một thời ở Miền Bắc.
I. Các Sử Gia Miền Bắc Năm 1963, Trong Tập San Nghiên Cứu Lịch Sử, Đã Viết Gì về Phan Thanh Giản?
Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật như Phan-thanh-Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích.
Tòa Soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử
Qua một loạt bài được liên tiếp đăng trong Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử xuất bản trong năm 1963 ở Hà Nội, mục “Bình Luận Nhân Vật Lịch Sử”, trường hợp của Phan Thanh Giản, nhà Nho miền Nam đầu tiên đậu tiến sĩ và là trọng thần của triều đình nhà Nguyễn, người đã lãnh trách nhiệm ký kết hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 nhường Ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp đã được đem ra mổ xẻ và cá nhân của nhân vật lich sử được người miền Nam nói chung và giới trí thức miền Nam kính mến này đã bị chỉ trích nặng nề.Loạt bài này đã gây nên nhiều bất mãn cho những người có dịp đọc chúng ở cả hai miền Nam Bắc đương thời và luôn cả sau ngày thống nhất dưới chế độ Cộng Sản. Nó đã đưa tới những vận động phục hồi danh dự và uy tín cho ông ở cả trong nước lẫn ngoài nước, điển hình là qua các cuộc hội thảo được tổ chức ở trong nước và các bài đăng trong các đặc san hay bản tin hay các lời phát biểu trên các đài phát thanh hay truyền hình của các cựu học sinh và giáo chức của trường Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ. Nhiều người còn muốn đi xa hơn nữa là đề nghị các cơ quan liên hệ ở trong nước đem trường hợp Phan Thanh Giản ký hòa ước 1862 nhượng Ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho người Pháp đối chiếu với trường hợp Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho Thủ Tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai, công nhận lãnh hải mới của Trung Cộng vào năm 1958 như Viện Sử Học và Tập San Nghiên Cứu Lịch Sử đã làm hồi năm 1963.
Tổng cộng số bài người viết hiện có trong tay là 8 bài. Đầu tiên là bài Phan Thanh Giản trong lịch sử cận đại Việt Nam của hai ông Đặng Huy Vận và Chương Thâu, đăng trong Nghiên Cứu Lịch Sử số 48, tháng 3 năm 1963, trang 12 - 17 và kết thúc là bài tổng kết nhan đề “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản”của Trần Huy Liệu, đăng trong tạp chí này, số 55, tháng 10 năm đó. Loạt bài này đã được viết theo chiều hướng nào và Phan Thanh Giản đã được nhận định hay đúng hơn bị lên án như thế nào? Ta hãy đọc phần gợi ý của tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử và nội dung của các bài, đặc biệt là bài tổng kết của Trần Huy Liệu.
Mở đầu cho loạt bài bình luận này, tòa soạn Tạp ChíNghiên Cứu Lịch Sử đã đưa ra những gợi ý đăng trên đầu của bài viết của hai ông Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu với phần chính nguyên văn như sau:
Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật như Phan-thanh-Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích. Chúng ta có thể nhìn vào nhiều mặt nhưng bao giờ cũng phải nhắm vào mặt chính của nó.Nhất là không thể chiều theo tình cảm riêng hay chỉ nhìn vào đạo đức tư cách cá nhân mà phải nhìn vào sự việc cụ thể để đánh giá cho đúng. Một khi đã có những kiến giải rõ ràng rồi thì đối với đối tượng mà mình phê phán cần có thái độ dứt khoát.
Không cần phải đọc chi tiết các bài được đăng sau đó, chỉ cần đọc kỹ những lời lẽ trên đây của tòa soạn, mà người đọc phải hiểu đó là những lời khuyến cáo nếu không nói là mệnh lệnh người viết phải theo, vì Nghiên Cứu Lịch Sử là cơ quan chính thức của chính quyền Cộng Sản miền Bắc đương thời được điều khiển bởi Trần Huy Liệu, nguyên BộTrưởng Bộ Tuyên Truyền trong chính phủ Hồ Chí Minh trước đó. Người viết muốn có bài được đăng không thể không theo những lời gợi ý này. Phan Thanh Giản ngay từ khi các tác giả mới quyết định cầm bút đã bị lên án và bị xỉ nhục một cách không nhân nhượng theo đúng ý muốn của tòa soạn. Các nhan đề của các bài viết bằng cách này hay cách khác đã phản ảnh rõ rệt chiều hướng đã được vạch sẵn này. Sau bài của các ông Đặng Huy Vận và Chương Thâu với nhan đề mang tính cách chung chung không dứt khoát đã dẫn, các bài khác mập mờ cho thấy trước nội dung như “Cần nhận định và đánh giá Phan Thanh Giản như thế nào?” của Đặng Việt Thanh, “Đánh giá Phan Thanh Giản như thế nào cho đúng?” của Nguyễn Khắc Đạm và của Trương Hữu Ký, hai bài riêng biệt, có những bài đã lựa chọn nhan đề phản ảnh một sự dứt khoát ngay từ đầu như bài “Cần nghiêm khắc lên án Phan Thanh Giản” của Chu Quang Trứ và bài “Cần vạch rõ hơn trách nhiệm của Phan Thanh Giản trước lịch sử” của Nhuân Chi hay Nhuận Chi (?). Tất cả đã giúp cho Trần Huy Liệu đưa ra kết luận cuối cùng “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản” khi ông viết:
Từ khi Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử đề ra việc bình luận một số nhân vật lịch sử, qua Hồ-quý-Ly, Nguyễn-trường-Tộ, Lưu-vĩnh-Phúc cho đến Phan-thanh-Giản, không lần nào bằng lần này, những bạn tham gia cuộc thảo luận, mặc dầu có những khía cạnh khác nhau, những về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tộinhân của lịch sử. (Phạm Cao Dương đánh lớn vàđậm nămchữ sau này).
Chưa cho là đủ, Trần Huy Liệu còn ghi thêm:
Một điều nữa cũng đáng chú ý là: trong số người gửi bài tới tham gia thảo luận lên án Phan-thanh-Giản có đông đủ cả các bạn miền Bắc và miền Nam. Thì ra, nếu chúng ta xuất phát từ một lập trường giống nhau thì chúng ta sẽ đi đến một kết luận giống nhau.
Vậy thì qua loạt bài kể trên và căn cứ vào bài tổng kết của Trần Huy Liệu, Phan Thanh Giản đã bị kết án về những tội gì và không thể được khoan nhượng ở những điểm nào? Khoan nhượng là vì có nhiều tác giả cho rằng Phan Thanh Giản là một nhà Nho đạo đức, hết lòng vì dân vì nước, sáng suốt, có bụng thương dân, đã chọn cái chết riêng cho mình để tránh một cuộc chiến tranh vô vọng cho dân tộc
Cũng theo Trần Huy Liệu, có hai tội chính và hai điều bất khả nhân nhượng:
Hai tội chính là:
Thứ nhất: Trong khi những nhân sĩ yêu nước trong giai cấp phong kiến và đông đảo nhân dân kiên quyết đánh Tây để giữ lấy nước, thà chết không làm nô lệ thì Phan trước sau vẫn theo chiều hướng đầu hàng, từ ký nhượng ba tỉnh miền Đông đến ký nhượng ba tỉnh miền Tây, Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân.
Thứ hai: Trong lúc quân giặc bắt đầu dày xéo lên Tổ quốc, bao nhiêu văn thân, nghĩa sĩ, hào lý cùng các tầng lớp nhân dân đều lao mình vào cuộc giết giặc cứu nước, bài phú “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” vang lên, vậy mà riêng Phan-thanh-Giản ba lần dụ Trương-Định bãi binh, bốn lần làm môi giới cho Pháp, đưa thư của giặc cho Trương và khuyên nhân dân không nên bội nghịch với giặc.
Hai điều bất khả nhân nhượng là:
Thứ nhất: Không thể chỉ nhìn vào tư đức (không có dấu huyền - chữ của Trần Huy Liệu) của Phan-thanh-Giản để có thểchiếu cố và thông cảmcho ông được mà phải nhìn vào công đức (cũng chữ của Trần Huy Liệu) của ông. Ở vào thời thế nướcta hồi ấy, mọi người công dân còn có cái đạo đức nào cao hơn là là yêu nước thù giặc, hy sinh quên mình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Trái lại, còn có cái gì xấu hơn là theo giặc, chống lại cách mạng (?), phản lại quyền lợi tối cao của Tổ quốc. Đối với Phan-thanh-Giản, công đức như thế là đã bại hoại rồi; mà công đức đã bại hoại thì tư đức còn gì đáng kể?(nguyên văn lời Trần Huy Liệu).
Thứ hai: Về cái chết của Phan Thanh Giản, theo Trần Huy Liệu thìchủ trương của Phan đã dẫn Phan đến chỗ bế tắc mà chỉ có thể kết cục bằng một cái chết. Nói một cách khác, cái chết của Phan là tất nhiên, là rất biện chứng trong chỗ bế tắc của Phan (...). Nói rằng Phan chết để giữ trọn tiết nghĩa chăng?Thì, cái sống của Phan với dân, với nước đã mất hết tiết nghĩa rồi, còn nói gì cái chết. Nói rằng Phan chết để giữ trọn đạo lành (tử thủ thiện đạo) hay làm nên điều nhân (sát thân thành nhân) theo câu châm ngôn của nho giáo mà Phan là một tín đồ chăng? Thực ra, cái chết của Phan, khác với cái hy sinh của các bậc nghĩa liệt khác, không phải để giữđạo lành cho đến chết, cũng chẳng phải liều chết để làm nên một điều nhân vì cái gọi là đạo lành, là điều nhân lúc đó chính là giết giặc cứu nước, là theo nguyện vọng của nhân dân; trái lại là đạo dữ, là bất nhân, là phản bội. Thôi, chúng ta hãy làm một việc ngay thẳng là trả cái chết của Phan-thanh-Giản lại cho Phan-thanh-Giản, cái chết do chính tác giả tạo ra, qua một quá trình dài lâu dẫn đến chỗ không lối thoát. Dầu sao, cái chết của Phan cũng chỉ có thể chấm dứt con đường bế tắc của Phan, chớ không thể xóa được tội danh của Phan trước tòa án dư luận nhân dân và lịch sử.
Bây giờ ta hãy duyệt qua những bài đã được đăng.
Trước hết là bài của Đặng Huy Vận và Chương Thâu.Người viết không có dịp đọc nhiều bài khác của Đặng Huy Vận, nhưng Chương Thâu là một tác giả rất quen thuộc đối với những ai từng theo dõi các hoạt động của các nhà Nho trong các phong trào Đông Du và Duy Tân. Chương Thâu đã viết nhiều về các phong trào này, đặc biệt là về Phan Bội Châu.Có lẽ vì vậy ông và Đặng Huy Vận đã được lựa chọn để mở đầu cho cuộc bình luận hay đúng hơn đánh giá lại này. Một sự lựa chọn có thể có tính cách chiến thuật để người theo dõi cả loạt bài sau đó có cảm tưởng rằng đây là một cuộc bình luận vô tư và rộng rãi. Nói như vậy vì bài của hai ông có vẻ bao quát và chuyên môn, kể cả khi hai ông lên án Phan Thanh Giản.Nói như vậy là vì bài của hai ông tương đối đầy đủ nhất cho loại bài này.Nó tóm tắt toàn bộ những chi tiết liên hệ tới cuộc đời và sự nghiệp của Phan Thanh Giản từ thuở thiếu thời cho đến những ngày cuối đời của ông và đã nhìn ông qua mọi khía cạnh, cả công lẫn tư; nói theo Trần Huy Liệu cảcông đức lẫn tư đức.Các tác giả này cũng dùng nhiều tài liệu hơn các tác giả khác.Có điều phần quy trách nhiệm làm mất nước cho Phan Thanh Giản vẫn là chính.Trong phần này, sau khi đã bài bác tất cả các quan điểm của các tác giả người Pháp cũng như người Việt thời trước đó như Châtel, Lê Thành Trường, Tam Thanh và Hoành Hải, Nam Xuân Thọ..., mà hai ông cho rằng “chỉnhằm mục tiêu chính trị hay chỉ mới nói một mặt mà không nhìn thấy mặt hậu quả tai hại của những hành động đầy thiện ý ấy của Phan-thanh-Giản, các ông đã không nhìn thấy mặt trách nhiệm to lớn như thế nào của Phan-thanh-Giản trong việc cắt đất nhường cho Pháp. Phan trước sức uy hiếp của giặc đã đang tay ký hòa ước 1862 với giặc. Quê cha đất tổ bị bầy quỷ dữ giày xéo? Phan-thanh-Giản bị nhân dân cả nước lên án và phản đối mọi hành động chủ hòa của triều đình và của chính Phan...Thế rồi Phan-thanh-Giản không chịu lo chuẩn bị đề phòng chống Pháp mà để cho giặc lấn dần, để đến nỗi trong bốn ngày từ 21-6 đến 25-6-1867, chúng lấy luôn cả ba tỉnh miền Tây”.
Về cái chết của Phan Thanh Giản, Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu cho rằng nó đã chứng tỏ sự bất lực hoàn toàn đối với lòng tin cậy của triều đình và cũng để tỏ cho nhân dân rằng mình đã sai lầm và chịu tội trước nhân dân.
Khác với các tác giả khác, Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu đã dùng cả nửa bài phía sau để ca tụng phần tư đức của Phan Thanh Giản. Hai ông đã dùng các thơ văn, sớ tấu của chính Phan Thanh Giản, của Nguyễn Đình Chiểu và của các nhà khảo cứu thời trước hai ông hay của các tác giả miền Nam, luôn cả những lời truyền tụng trong dân gian... để mô tả cuộc sống hết lòng vì vua, vì dân, vì nước, luôn luôn đi sát với quần chúng bình dân và đạo đức của Phan Thanh Giản. Có điều trong khi trở lại xét thêm những công trạng và đức tốt của Phan-thanh-Giản đối với nhân dân đểthấy rõ hơn vì sao Phan đáng được nhân dân khoan dung và trân trọng thì hai ông đã qui hết tội cho triều đình Huế và cho rằng triều đình Huế là tội phạm chính của việc để mất đất mất nước, bỏ dân bỏ nước để chỉ lo khư khư giữ lấy cái ngai vàng đã mọt ruỗng và quyền lợi bẩn thỉu của chúng. Lời Phan Thanh Giản căn dặn thân nhân ghi trên mộ ông đã được hai tác giả này coi là đã phản ánh đúng đắn tinh thần khiếp nhược và nỗi chán chường của ý thức hệ phong kiến đến ngày suy tàn thảm hại.
Đúng như Trần Huy Liệu nhận định trong bài tổng kết của ông: Trong quá trình thảo luận, hai bạn Chương-Thâu và Đặng-huy-Vận, trong chỗ không ngờ, đã trở nên đối tượng cho một loạt súng bắn vào chỉ vì hai bạn còn có chỗ chưa dứt khoát về tình cảm với họ Phan!
Những bài được đăng tiếp theo đã nêu rõ những điều mà họ cho là chưa dứt khoát này và đi sát với những chỉ dẫn trong phần gợi ý của Tòa Soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử hơn. Không cần phải đi sâu vào nội dung, chỉ cần đọc các nhan đề sau đây của các bài viết người ta thấy rõ ngay phản ứng chiều hướng phản ứng này:
“Cần nhận định và đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào?”(Đặng-việt-Thanh)
“Đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào cho đúng?”(Nguyễn -khắc-Đạm)
“Cần nghiêm khắc lên án Phan-thanh-Giản”(Chu-quang-Trứ)
“Cần vạch rõ hơn nữa trách nhiệm của Phan-thanh-Giản trước lịch sử” (Nhuận Chi)
“Đánh giá Phan-thanh-Giản thế nào cho đúng?”(Trương-hữu-Ký)
Các câu hỏi được đặt ra nhưng câu trả lời đã có sẵn trong lời tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử“là phải nhìn vào mặt chính của vấn đề, phải nhất trí, phải dứt khoát, không thể nhìn vào mọi mặt để kết luận nước đôi, nửa vời, không dứt khoát”.Nhuận-Chi nói thẳng ra rằng đó là vấn đề quan điểm, vấn đề lập trường.Về phương pháp cũng vậy, Nhuận-Chi tán thành ý kiến của Tòa soạn tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử là “trong việc bình luận nhân vật lịch sử,...chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội...” (đã dẫn). Kết quả cuộc bình luận do đó có thể được đoán biết từ trước và Trần Huy Liệu đã coi đó là “một sự thành công vì không lần nào bằng lần này, những bạn tham gia cuộc thảo luận, mặc dầu có những khía cạnh khác nhau, nhưng về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tội nhân của lịch sử”.
Vì phải dựa theo Mác và trên quan điểm giai cấp đấu tranh, sau khi đã kết tội Phan Thanh Giản, các tác giả còn đi xa hơn nữa là kết án toàn thể phe chủ hòa ở triều đình Huế đương thời, đứng đầu là vua Tự Đức mà Phan Thanh Giản, theo Đặng-Việt-Thanh, chỉ là người tiêu biểu của phái đầu hàng ở trong giai cấp phong kiến muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp mình bằng cách thỏa hiệp với thực dân.Lý luận theo chiều hướng này, để buộc tội Phan Thanh Giản, Nguyễn-Anh kết luận: “Phan Thanh Giản hành động không phải vì một động cơ yêu nước thương dân lành mạnh tiến bộ. Là con đẻ của triều đình phong kiến thối nát nhà Nguyễn - bộ phận đầu não của giai cấp phong kiến suy tàn phản động - mang trong người ý thức hệ tư tưởng của giai cấp mình - Phan đã luôn luôn lo lắng và hành động vì cái dân cái nước của triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. Cho nên việc cắt đất cho giặc và cái động cơ của Phan hoàn toàn thống nhất với nhau, nó sẽ dẫn đến một kết quả tất nhiên là nhượng bộ đi đến đầu hàng giặc”. Lập luận này, cộng thêm những gì tác giả này (Nguyễn-Anh) viết ở cuối bài có thể cho người ta thấy phần nào mục tiêu của loạt bài bình luận. Mục tiêu đó là “tác dụng tích cực trong giai đoạn hiện nay”. Nguyên văn của đoạn này như sau:
Hoàn cảnh lịch sử ngày nay và ngày xưa - thời Phan-thanh-Giản - tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là ngày trước nhân dân Nam Kỳ đứng lên kháng chiến chống xâm lược bước đầu của giặc Pháp, và ngày nay, cũng trên mảnh đất Nam-bộ mến yêu, nhân dân miền Nam ruột thịt của chúng ta dang anh dũng chống bè lũ Mỹ-Diệm để hoàn bình thống nhất đất nước. Việc nghiên cứu đánh giá Phan-thanh-Giản không phải chỉ là tìm hiểu sự thật về công tội của Phan mà còn có một ý nghĩa, một tác dụng tích cực trong giai đoạn hiện nay. Lịch sử mãi mãi ghi nhớ và ca tụng những người con của Tổ quốc đã đấu tranh quên mình vì dân vì nước và cũng mãi mãi phê phán bất cứ ai đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân, ngăn cản bước tiến của lịch sử.
Nhưng làm sao biết được nguyện vọng của nhân dân thời Phan Thanh Giản và nếu có thể đi xa hơn cho đến thời Mỹ -Diệm?Nhân dân là ai, những dữ kiện nào, những thống kê nào cho phép người khẳng định như vậy? Trần Huy Liệu và các tác giả của những bài bình luận này đã căn cứ vào nhửng câu nói, những bài thơ hầu hết bằng chữ Hán hay chứa rất nhiều chữ Hán, những bài vè, vào cuộc kháng chiến của Trương Định để quả quyết là nhân dân thời đó đều một lòng chống Pháp. Như vậy có đủ hay không? và sau này vào thời điểm các bài bình luận này được viết và được đăng trong Nghiên Cứu Lịch Sửlà“ngày nay nhân dân miền Nam ruột thịt của chúng ta đang anh dũng chống bè lũ Mỹ-Diệm để hòa bình thống nhất đất nước, coi như là cuộc chống đối này được phát động bới chính đồng bào miền Nam không dính dáng gì với miền Bắc?”Các tác giả này sẽ nghĩ sao khi có dịp đọc Thư Vô Nam của Lê Duẩn với dòng ghi chú dưới ảnh chụp của ông là “Đồng chí Lê Duẩn hồi còn hoạt động ở trong Nam (1954- 1956)”?Cũng vậy với lối giả dụ rằng nếu Phan Thanh Giản dựa vào nhân dân, theo ước vọng của nhân dân thì sẽ đánh đuổi được quân Pháp người ta sẽ nghĩ sao khi để ý tới thái độ của người dân ở miền Bắc, đặc biệt là ở Nam Định khi quân Pháp đánh ra Bắc về sau này. Cũng vậy với sự kết án Phan Thanh Giản là đã không thông hiểu những khó khăn của người Pháp và của riêng Bonard khi điều đình khi ký hòa ước. Làm sao Phan Thanh Giản một thế kỷ trước có thể có được những kiến thức của những người học và bình luận lịch sử của một trăm năm sau, năm 1963?
Kết tội như trên chưa được coi là đủ và dứt khoát, Nguyễn-khắc-Đạm trong bài “Đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào cho đúng?” đã đặt ra những nghi vấn về sự thanh liêm của Phan Thanh Giản về lòng yêu nước, thương dân và về tinh thần coi nhẹ cái chết của ông với những câu trả lời là không.
Về sự thanh liêm của Phan Thanh Giản, một sự thanh liêm từ vua Tự Đức đến các nhân vật lịch sử đương thời và các nhà nghiên cứu khác cả Việt lẫn Pháp đều ghi nhận, Nguyễn Khắc Đạm dựa vào hai chi tiết để đặt thêm các câu hỏi về ông. Chi tiết thứ nhất được Pierre Daudin (?) chép trong “Phan-thanh-Giản et sa famille d'après quelques documents annamites”, xuất bản năm 1941 là các con Phan-thanh-Giản trong bài điếu mẹ có viết là năm 1861, khi Pháp lấy Định- Tường, quan quân ta phải chạy qua làng có vợ Phan-thanh -Giản đang ở đó. Thấy tình cảnh quan quân thiếu thốn, bà Phan-thanh-Giản đã lập tức lấy khoảng năm sáu trăm quan tiến riêng ra phân phát cho họ.Nên nhớ là lúc đó Phan đương ở Huế, còn vợ thì ở làng với các con.Chi tiết thứ hai là “Tên Ăng-sa (Ansart) chủ tỉnh Mỹ-tho viết là trước khi chết, Phan có ngỏ ý gửi hắn vài ngàn phơ-răng để lâý tiền nuôi dưỡng giúp các cháu Phan tại Sài-gòn”.(Nguyễn-khắc-Đạm đã căn cứ vào lời của Thiếu Tá Ansart gửi cho Tham Mưu Trưởng Reboul trong thư đề ngày 4 tháng 8 năm 1867, viết từ Vĩnh Long, được in trong La Geste Francaise en Indochine của Taboulet,Paris, Adrien-Maisonneuve, tome II, 1956, tr. 519-520 - Phạm Cao Dương chú thích)
Những số tiền này đã được ông Đạm chứng mình bằng vật giá thời đó và lương của các quan và cho là khá lớn và đặt câu hỏi làm sao vợ Phan và bản thân Phan có thể có ngay được?
Về chuyện Phan Thanh Giản coi nhẹ cái chết và tự kết kiễu đời mình, Nguyễn-khắc-Đạm cũng căn cứ vào lời của Thiếu Tá Ansart gửi cho Tham Mưu Trưởng Reboul (thư dẫn trên, Phạm Cao Dương chú thích), là cuối cùng khi các quan lại Việt Nam đã về hết chỉ còn người Pháp thì Phan Thanh Giản đã nhận sự chữa chạy của người Pháp và đặc biệt Phan Thanh Giản đã hỏi Linh Mục Marc: “Thế nào tôi có thể thoát được không?”(Nguyễn-Khắc-Đạm dịch và in đậm). Từ đó ông Đạm kết luận rằng: Phan Thanh Giản đã tỏ vẻ thiết tha được sống lại với người Phápvà “Điều đó càng soi sáng thêm chiều hướng xuống dốc về tư tưởng của Phan hơn nữa”.
Trên đây là tóm tắt những gì người viết cho là chính yếu của loạt bài bình luận về Phan Thanh Giản đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử vào năm 1963.Sự tóm tắt này chắc chắn là còn nhiều thiếu sót. Nó chỉ nhằm giúp cho những ai chưa có hay không có dịp đọc loạt bài này có một ý niệm về nội dung và cách nhìn của các nhà viết sử và bình luận sử miền Bắc Việt Nam đương thời (thời 1963) về vị Tiến Sĩ Nho Học đầu tiên của miền Nam này, coi như những lý do chính yếu của phong trào đòi phục hồi danh dựcho ông trong những năm gần đây. Trong khi tóm tắt người viết đã giảm thiểu những nhận định riêng của mình đến mức tối đa nhưng đây khôngphải là một việc dễ làm.Điều tốt nhất cho người đọc là tìm đọc nguyên bản.Riêng về những giả thuyết liên hệ tới sự thanh liêm của Phan Thanh Giản và những giờ phút cuối cùng của đời ông, người viết sẽ xin trở lại trong một bài khác.
II. Chuyện Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Phan Thanh Hoà Bị Công An Việt Minh Bắt Mang Đi Mất Tích.
Cuối cùng, viết về Phan Thanh Giản, người ta không thể không nói tới những hậu duệ của ông, những người được biết tới là vì là con cháu, dòng dõi ông, đồng thời cũng là những người ít nhiều lãnh chịu những hậu quả của việc ông làm, dù là vinh quang hay nặng nềmạt sát. Ở đây người viết muốn đề cập tới hai vị thuộc tiền bán Thế Kỷ 20của nhà chí sĩ này. Đó là hai anh em Ông Phan Thanh Hòa và Bà Phan Thị Bình.Phan Thanh Hòa là dòng dõi đời thứ ba của Cụ Phan. Vào thời giữa thập niên 1940 Phan Thanh Hoà từ trong Nam ra Hà Nội “du học” cùng với một sốđông sinh viên Nam Kỳ, trong đó có những người nổi tiếng như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ,Nguyễn Tôn Hoàn, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Tăng Nguyên... Ông học ngành Nha Khoa Đại Học Đông Dương ở Hà Nội. Năm 1945, khi xảy ra những biến cố19 tháng 8 làm thay đổi toàn bộ lịch sửvà cuộc sống của người dân trên đất nước, Phan Thanh Hòa là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên của Đại Học này. Bà Phan thị Bình là em ruột ông. Bà Bình nổi tiếng từ năm trước vì Bà là một trong hai người nữ đầu tiên đã ca bài Sinh Viên Hành Khúc (Marche des Étudiants) của Lưu Hữu Phước tại Đại Giảng Đường của Đại Học Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 1942. Người kia là Bà Nguyễn Thị Thiều. Bà Phan Thị Bình, sau này là phu nhân của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, lãnh tụ của Đảng Đại Việt.Bà Bình mới mất cách đây không lâu ớ miền Bắc California. Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội Phan Thanh Hòa ngay sau ngày Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập đã bị Công An vào tận Đại Học Xá bắt trước mắt các sinh viên ở đây cùng với một sinh viên khác, ông Đặng Vũ Trứ, thuộc Đảng Đại Việt. Hai người bị mang đi mất tích. Có tin đồn là họ bị đưa sang giam ở một căn nhàở Gia Lâm và bị ném lựu đạn giết chết. Riêng Bà Phan Thanh Bình thìtheo lời Bà kể lại cho người viết bài này là Bà chỉ biết là anh bà không còn nữa khi nhận ra cái áo len của anh Bà do một công an mặc sau đó. Chuyện Công An công khai vô Đại Học Xá bắt Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên đem đi mất tích được nhiều người chứng kiến sau này kể lại là một chuyện lớn chắc chắn Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp, một cựu sinh viên Trường Luật, người nắm toàn bộ an ninh trong nước lúc đó hiện diện ở Hà Nội, không thể nào không biết. Tiếc rằng trong hồi ký của ông, Tướng Giáp không hề nói tới. Riêng Bác Sĩ Phan Văn Đương, trong hồi ký, ký tên Nguyễn Minh Hoài Việt, nhan đề “Nhớ Quê Hương”, đăng trên tờ Quang Phục, xuất bản ở Houston, Texas, là một trong số những sinh viên cư ngụ trong Đại Học Xá đương thời đã viết về sự kiện này như sau:
Việt Minh len lỏi vào hàng ngũ sinh viên, xâm nhập toà soạn báo tự trị của Tổng Hội, gây mâu thuẫn giữa sinh viên. Hết phát xít Nhật đàn áp, phá hoại, bây giờ lại đến bọn Bôn-sơ-vích tạo ung thối từ bên trong. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi đọc lại báo chí cũ để am hiểu tình hình. Trong buổi giao thời, chính phủ Trần trọng Kim một mặt cố gắng giới hạn can thiệp của người Nhật, mặt khác cố tạo một tình trạng thực tại “bất khảphản hồi” để chặn thực dân Pháp đô hộ trở lại.
[…] Đau đớn và đáng phỉ nhổ hơn là một cuộc họp mặt của các trí thức danh tiếng miền Bắc tại Việt Nam Đại Học Xá ngày 22 tháng 8: một công điện được đánh đi từ Hà Nội yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị để nhường quyền cho một chính phủ mới. Công điện mang chữ kýcủa Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường (đúng hơn là Hồ Hữu Tường, tác giảPhan Văn Đương ghi lầm), Ngụy Như Kontum, những khoa bảng, xuất thân từ các trường đại học của Pháp.[………]
Trong khi chúng tôi, một số sinh viên đang âm thầm cổ động trong Việt Nam Học Xá sự chống đối việc yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị, thì anh đương kim chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam có một thái độ tích cực hơn. Đứng trên diễn đàn, trước một đám đông, chủ tịch Phan Thanh Hoà tuyên bố: “Phải để nguyên Hoàng Đế tại vị. Tôi không biết miền Trung và miền Bắc phản ứng ra sao nhưng tôi biết chắc là miền Nam nhất định không theo Cộng Sản. Hoàng đế thoái vị, miền Nam sẽ ly khai.”Anh Phan Thanh Hòa là một sinh viên gốc Vĩnh Long, cháu ba đời cụ Phan Thanh Giản.Anh học ngành nha khoa, rất sành về âm nhạc có uy tín nhiều trong giới sinh viên, nên được anh em sinh viên ba kỳ bầu lên làm chủ tịch thay thế anh Phạm Thành Vinh khi anh này bị bắt.Tính anh Hoà rất bộc trực, nóng nảy, tranh đấu chống Việt Minh quyết liệt, từ đó ít lâu anh bị bắt và mất tích luôn.
Tôi đang phẫn nộ và lo buồn về việc mấy nhà “đại trí thức khoa bảng” họp tại Việt Nam Đại Học xá đánh điện vào Huế yêu cầu Hoàng Đế thoái vị thì vài ngày sau đó được tin Vua Bảo Đại chấp nhận từ bỏ ngôi báu. Tuyên cáo thoái vị của nhà vua làm tôi vô cùng xúc động, không cầm được nước mắt.
Phạm Cao DươngCuối Hè, 2017
Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017
Phạm Cao Dương: ĐỌC LẠI NHỮNG BÀI VIẾT CỦA CÁC CỐ VẤN TẦU Ở VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (1946 - 1954)
Đây là những bài
viết của những người được gọi là những “lão đồng chí đã từng công tác trong
Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20”,
theo lời của Nhóm Biên Tập của tập tài liệu có nhan đề Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam
Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng
Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu
Nghĩa và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy là người hiệu đính. Bản dịch này không
ghi nơi xuất bản cũng như tên nhà xuất bản với lý do được viết là tài liệu lưu
hành nội bộ và được gửi từ trong nước ra hải ngoại qua thư điện tử. Cũng vậy,
ghi là “nội bộ” nhưng sách cũng không được ghi rõ là nội bộ của cơ quan nào, tổ
chức nào. Dương Danh Dy là một nhà nghiên cứu được nhiều người tin cậy. Ông đã
từng giữ chức Bí Thư Thứ Nhất tại Đại Sứ Quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc
Kinh và Tổng Lãnh Sự ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016
Phạm Cao Dương: Nhân vụ các cô giáo tỉnh Hà Tĩnh bị ép “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke cho quan chức tỉnh”, nhìn lại Những đặc tính truyền thống cơ bản của Nền Giáo Dục ở Miền Nam Thời Trước Năm 1975
Bồng bồng mẹ bế con sang, Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.Muốn sang thì bắc cầu kiều,Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày.(Ca dao Việt Nam)
“Tôi muốn thấy có sự kính trọng trong một trường
học. Ông thày tới,
học
trò phải nghiêm chỉnh đứng dạy chào thày…”
Nicolas
Sarkozy, khi tranh cử Tổng Thống Pháp
(Từ Nguyên, “Tựu Trường 2006”, Báo Người Việt,
10 tháng 9, 2006)
Một người bạn mới về thăm Việt
Nam trở lại Mỹ trước ngày Lễ Tạ Ơn 2016 ít ngày cho biết rất nhiều người trong
nước hiện tại đã đánh giá cao nền giáo dục ở Miền Nam thời trước năm 1975;
riêng bà con ở Miền Nam lại lấy làm hãnh diện là đã được đào tạo bởi nền giáo dục
ấy, trong những học đường Miền Nam và bởi các thày cô Miền Nam. Bạn tôi là một nhà nghiên cứu. Anh đã khách
quan kể lại không thêm bớt. Sau đó dư luận
lại ồn ào về chuyện xảy ra ở trong nước: 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà
Tĩnh bị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ép phải “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke” cho
quan khách. Chưa hết, các nạn nhân lại
còn bị vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ông Phùng Xuân Nhạ, thay vì bênh vực
cho những nhân viên thấp cổ bé miệng nhất của bộ mình, trước sự bắt nạt của những
ông vua con ở các địa phương, lại công khai trách cứ họ là không biết phản đối,
khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ, nhiều người lấy làm tủi hổ. Việc làm của các quan chức Cộng Sản tỉnh Hà
Tĩnh này phải nói là chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một
dân tộc luôn luôn hãnh diện tự coi mình là có nhiều ngàn năm văn hiến.
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016
Phạm Cao Dương - Chuyện Bảy Mươi Mốt Năm Trước (17/6/1945 – 17/6/2016)
Lần
Đầu Tiên Lễ Tưởng Niệm Nguyễn Thái Học và Các Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng Được
Công Khai Tổ Chức ở Kinh Đô Huế trong Một Nước Việt
Nam Độc Lập có Thủ Tướng Trần Trọng Kim tới dự.
“Sự lạ lùng ấy đã làm cho chúng tôi biết rõ một
điều chắc chắn. Là suốt từ Bắc chí Nam người Việt Nam, không một ai
quên ngày gìỗ lớn lao ấy. Lòng yêu nước đã bùng
cháy khắp chốn như ngọn lửa dài và tươi tắn đang lan theo đỉnh Tràng Sơn một tối
cháy rừng.”
“Gian phòng của hội Quảng Tri không đủ chứa lòng
thành kính của anh em nên bữa sau
lại phải đọc lại một lần nữa cho những người chậm chân không có chỗ. Ở đó tối hôm ấy còn có những ông già, bà cả,
những người áo rách, tay thành chai. Ở đó tối hôm ấy, có cả một ông thủ tướng với mấy ông bộ trưởng ngồi lẫn
vào đám đông chỉ lấy tư cách là dân
một nước.”
“Chúng tôi đã được
nhìn rõ nét mặt trang nghiêm của mọi người yên lặng tưởng nhớ tới người xưa, trông nước mắt chẩy
giòng giòng trên những bộ mặt tươi tốt hay răn
reo lúc kẻ nói chuyện tả lại bước đường cùng của mười ba người liệt sĩ.” - L.H.V.
Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016
Phạm Cao Dương - Nhân Mùa Quốc hận 30 tháng Tư 2016, viết lại cho giới trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại: Sự Hình Thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam Thiên Niên Kỷ Thứ Ba và Việc Dựng Tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon
![]() |
JOSHUA SUDOCK/OC REGISTRER |
Biến cố 30 tháng Tư 1975 đã bẩy tung người Việt Tị Nạn ra khắp thế giới, xa cách quê hương và người thân của họcả ngàn vạn dặm. Đó là một sư thực lịch sử không ai chối cãi dược. Có điều trong cái rủi vẫn có cái may, biến cố này đã đưa tới sự hình thành của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại, thành phần thứ hai của Dân Tộc việt Nam phát triển mạnh mẽ và độc lập đối với thành phần thứ nhất còn lại ở quê nhà. Hậu quả là đến ngày nay, sau người Anh của Thế Kỷ 19, chỉ còn người Việt Nam là có thể hãnh diện để dạy con cái mình rằng “Mặt trời không bao giờ lặn trên những phần đất có người Việt Nam cư ngụ”. Từ cuộc di cư vĩ đại này, sự hình thành của một Siêu Quốc Gia Việt Nam đã bắt đầu với những con người của thế giới hữu hình xuất phát từ mảnh đất nhỏ bé bên bờ phía tây của Thái Bình Dương. Nó đã được hoàn tất bằng một biến cố khác mang tính cách tâm linh, vô hình và truyền thống của dân tộc Việt: việc dựng tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo vào mùa thu năm 2014, 39 năm sau. Một cơ hội lớn, ngàn năm một thuở đã mở ra cho dân tộc chúng ta.
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016
Phạm Cao Dương - Mười năm (2006-2016) suy nghĩ và viết lại: Liên Tục Lịch Sử, Một Đặc Tính Cơ Bản của Nền Giáo Dục của Miền Nam Việt Nam Thời Trước Năm 1975
Trước khi vào đề. -Bài này khởi sự được viết và được phổ biến năm 2006. Tôi viết vì sự thôi thúc của bạn bè trước tình trạng phải nói là vô cùng tệ hại của nền giáo dục ở trong nước, phản ảnh qua các cơ quan truyền thông ở cả trong nước lẫn Hải Ngoại, nhất là các đài BBC của Anh hay RFI của Pháp. Hai đài sau này mỗi độ tháng 5 hay tháng 6 dương lịch là tường thuật kể như hàng ngày với cảnh thê thảm khó tưởng tượng của các trường thi sau mỗi buổi thi và tình trạng đắt đỏ cùng nhu cầu đóng góp đến độ vô lý, vượt khỏi sức chịu dựng nổi cho giới phụ huynh khi gửi các con em của mình đến trường. Mọi người muốn tôi nhắc lại nền giáo dục của nước nhà thời xưa, đặc biệt là thời Việt Nam Cộng Hòa. Năm nay là năm 2016. Thấm thoát đã mười năm. Thời gian trôi qua thật nhanh đến độ khủng khiếp. Những người đã thúc đẩy tôi phần lớn đã vĩnh viễn ra đi. Nhưng tình trạng thì vẫn thế cũng giống như trường hợp tôi viết về ước vọng của tôi qua bài “Viễn Ảnh của Nước Việt Nam năm 2010”, với cái mốc là năm 1010, năm LýCông Uẩn lên ngôi mở đầu cho không phải chỉ thời Lý-Trần mà còn cả thiên niên kỷ thứ hai trong lịch sử Dân Tộc Việt Nam như tôi viết trước đó. Bây giờ thì những người đã thúc đẩy tôi phần lớn đã ra đi. Tôi quyết định viết lại bài này để chia sẻ với bạn đọc vì mười năm trước tôi còn bỏ sót không nhắc tới một số nhân vật đã góp phần làm đẹp cho nền giáo dục của miền Nam mà không ai biết đến, vì hồi đó các vị này còn sống không muốn được người khác đề cao, cũng như một số chi tiết mà nhất thời tôi không để ý hay không nhớ ra hoặc trình bày chưa đủ rõ.
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015
Phạm Cao Dương - Biển Đông 2015: NHÂN SỰ KIỆN HOA KỲ, NHẬT BẢN, ÚC, ẤN ĐỘ, PHI LUẬT TÂN… NHẬP CUỘC VÀ BIỂN ĐÔNG ĐANG ĐƯỢC QUỐC TẾ HÓA, NHẮC LẠI GỢI Ý VỀ MỘT SỐ CÔNG TÁC CẦN PHẢI LÀM
Xin được thưa ngay là
vấn đề này đã từng được người viết nêu ra sau khi vụ Hội Địa Lý Quốc Gia (National
Geographic Society) của người Mỹ ghi chú không đúng về quần đảo Hoàng Sa đã tạm
thời được giải quyết với sự đồng ý sửa lại của tổ chức này. Đây là một thành công
quan trọng mà người Việt Nam nói chung đã đạt nhờ sự lên tiếng và tranh đấu của
các giáo sư, học giả, các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu chuyên môn và của những
người Việt yêu nước bình thường cả trong lẫn ngoài nước. Có điều đây mới chỉ là
bước mở đầu vì National Geogaphic Society không phải là cơ quan hay nhà xuất bản
duy nhất sản xuất và phát hành bản đồ ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Còn rất nhiều
cơ quan và nhà xuất bản khác cũng làm những công việc tương tự. Việc làm sáng tỏ
và tranh đấu để có sự điều chỉnh cho đúng sự thực do đó cần phải được tiếp nối.
Trong bài này người viết xin được lập lại hai gợi ý cần phải làm vào lúc này:
Thứ
nhất là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước lớn như
Pháp, Anh, Úc, Nhật, Đức, Gia Nã Đại và các nước Bắc Âu… cần phải duyệt lại tất
cả những tài liệu đã được phổ biến liên hệ tới không riêng Quần Đảo Hoàng Sa mà
luôn cả Quần Đảo Trường Sa và nếu cần, phải vận động để điều chỉnh.
Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015
Phạm Cao Dương: Thêm Chuyện 70 Năm Trước: Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu 1945
Đây là trận đói thê thảm nhất và khủng khiếp chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam với hàng triệu người đã bị bỏ mạng, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân chính đã đưa tới biến cố 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, và tình trạng hiện thời của một nước Việt Nam lẽ ra ra đã có tự do, dân chủ và tiến bộ từ bảy mươi năm trước.
Đây cũng là một trang sử mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nên đọc, tìm hiểu và ghi nhớ. Không đọc, không hiểu và không ghi nhớ trang sử này người ta sẽ không hiểu được bản chất của Cách Mạng Tháng Tám và biến cố Việt Minh cướp chính quyền sau đó. Những câu hỏi cần được đặt ra là do đâu có nạn đói này? Nạn đói đã diễn ra như thế nào và được người Việt đương thời kể lại ra sao? và Cộng Sản Việt Minh đã thực sự làm gì trước tình cảnh thê thảm của đồng bào ta thời đó?
Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015
Phạm Cao Dương - Nhân dịp đầu năm Ất Mùi - 2015, một chút lịch sử gửi tuổi trẻ Việt Nam: Lẽ Ra Ngay Từ Năm 1945 Dân Tộc Ta Đã Có Dân Chủ - Tự Do Rồi
![]() |
Hoàng Ðế Bảo Ðại |
Do
sự phức tạp của thời thế và sự nóng nảy muốn giành độc lập nhất thời của chính
người Việt, lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đã không những không biến chuyển như mọi
người mong muốn mà còn đầy rẫy những ngộ
nhận, từ đó oan khuất cần phải được giải toả và làm sáng tỏ. Đây là một việc làm
vô cùng khó khăn mà một cá nhân khó có thể làm nổi. Tuy nhiên, tuy gọi là khó
nhưng những người quan tâm và hiểu biết ít nhiều vẫn phải làm để sau này sẽ có
người tiếp tục và điều chỉnh. Vì là một khoa học, sử học luôn luôn tiến bộ. Những
gì gọi là đúng ngày hôm nay có thể sẽ cần phải được ít ra là điều chỉnh và bổ
khuyết ngày mai, không có gì gọi là chân lý vĩnh cửu trong môn học này. Người học
sử không thể chủ quan nhất định điều mình nói, viết ra hay được học mãi mãi là đúng,
là chân lý bất di bất dịch.
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
Phạm Cao Dương - NHẮC LẠI GỢI Ý VỀ HAI CÔNG TÁC CẦN PHẢI LÀM
NHÂN VỤTHƯỢNG ĐỈNH ASEAN NHÓM HỌP Ở NAYPYIDAW, MIẾN ĐIỆN, 12-13 THÁNG 11 NĂM 2014 VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG SẼ LÀMỘT CHỦ ĐỀ TRANH CÃI
Thường xuyên duyệt xét lại tất cả những bản đồ thế giới đã được ấn hành liên hệ tới Hoàng Sa và Trường Sa để nếu cần yêu cầu sửa đổi.
Nhân dịp Thượng Đỉnh ASEAN Lần Thứ 25 họp ở Naypyidaw, Miến Điện với chủ đề tranh chấp Biển Đông và Hoa Kỳ trở lại Á Châu-Thái Bình Dương, tiếp tục vận động đổi tên South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) hay Mer de Chine (Biển Trung Hoa), những danh xưng quốc tế, thành Southeast Asia Sea (Biển Đông Nam Á) hay Mer de l’Asie du Sud-Est.
Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014
Phạm Cao Dương - Việt Nam 1945: Những Ngày cuối cùng trong cuộc đời Làm Chính Trị của Học Giả Phạm Quỳnh
Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014
Phạm Cao Dương - Đính chính một sai lầm: Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được
Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này, liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?
Danh xưng Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam, hay Nước Nam không hề bao hàm hai tiếng Trung Hoa
Trong ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta có một số danh xưng để chỉ Biển Đông, miền biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là Biển Đông, Biển Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và gần đây Biển Đông Nam Á hay bằng Hán Việt là Biển Nam Hải hay vắn tắt hơn, Nam Hải. Các danh xưng này đã được sử dụng và trở thành quen thuộc qua các bài học về địa lý kể từ khi chương trình Trung và Tiểu Học Việt Nam được Việt hóa, rõ hơn là từ thời Chính Phủ trần Trọng Kim qua Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật đương thời. Trước đó là Chương Trình Pháp Việt dạy bằng tiếng Pháp. Vì được chuyển từ tiếng Pháp sang và vì ở thời đó chưa có các cuộc tranh chấp về các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung nên danh xưng Biển Trung Hoa, dịch từ tiếng Pháp Mer de Chine đã được sử dụng. Sau này khi tiếng Anh được dùng nhiều, ta lại có thêm danh xưng Biển Nam Trung Hoa, South China Sea, mà người ta cho là dịch từ danh xưng Nam Hải mà ra. Ở đây tôi không bàn về các danh xưng khác mà chỉ bàn về danh xưng Nam Hải và danh xưng Biển Nam Trung Hoa hay Mer de Chine hay South China Sea mà thôi.
Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014
Phạm Cao Dương - Dựng Tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon: Một Quyết Định Hợp Với Truyền Thống Lịch Sử, Tín Ngưỡng và Hoàn Cảnh của Người Việt Hải Ngoại
![]() |
Photo by Giang Du Dong |
Quyết định mà tôi nói tới
ở đây là quyết định dựng tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon. Tôi không rõ trên
giấy tờ liên lạc với Toà Thị Chính Thành Phố Westminster ban tổ chức đã dùng
danh xưng của tượng là gì nhưng ở đây tôi vẫn dùng danh xưng là Tượng Đức Thánh
Trần. Tôi dùng danh xưng Đức Thánh Trần là vì đây là danh xưng mà quảng đại dân
gian Việt Nam từ Bắc chí Nam và bây giờ ở Hải Ngoại dùng để vừa tôn kính vừa yêu
thương, gần gũi hơn thường gọi Ngài thay vì các danh xưng Hưng Đạo Vương và
ngay cả Trần Hưng Đạo dùng nhiều hơn trong học đường và trong sách vở. Có nhiều
lýdo tôi xin được trình bầy trong bài viết này.
Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014
Phạm Cao Dương - CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI NGÔ, ĐINH VÀ TIỀN LÊ hay VĂN MINH VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ THỨ MƯỜI
![]() |
Rồng đá (Xà thần) (thời Lý, hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). |
Ba triều
đại Ngô (939 – 965), Đinh (968 – 980) và Tiền Lê (980 –009) là ba triều đại đầu
tiên trị vì nước Việt Nam độc lập sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Ngoại trừ các
chiến thắng quân sự, ba triều đại này ít được những người học sử chú ý tới hay
chú ý tới với nhiều ngộ nhận, vì cả ba cộng lại chỉ nắm vai trò lãnh đạo ở nước
ta trong một thời gian quá ngắn ngủi là hơn bảy chục năm, lại ở buổi giao thời,
loạn lạc triền miên. Tuy nhiên, nếu đi sâu hơn vào chi tiết, người ta có thể
thấy ba nhà này đã đóng góp được những công trình vô cùng quan trọng vào vận
động giải phóng chung, toàn bộ và thực sự, tiếp theo chiến thắng quân sự trên
sông Bạch Đằng, của người Việt. Chính trong thời gian này ý chí độc lập của
người Việt đã được khẳng định. Mọi mưu
toan trở lại thuộc địa cũ của người Tàu đều đã bị đánh bại hoặc bằng quân sự
hoặc bằng ngoại giao. Một chánh quyền thống nhất, dù chưa được hoàn hảo, đã
được thành lập và củng cố. Các khuynh
hướng cát cứ ở các địa phương đã bị tiêu diệt dần dần. Quốc gia Việt Nam sau
thế kỷ thứ mười đã thực sự thành hình trong đó toàn bộ sinh hoạt, từ chính trị,
kinh tế đến văn hóa, xã hội đã phát triển theo chiều hướng hoàn toàn độc lập.
Tất cả đã tạo nên những nền tảng vững chắc cho bốn thế kỷ vinh quang dưới hai
triều đại Lý Trần kế tiếp. Bài viết này nhằm cung cấp cho người đọc, đặc biệt
là giới trẻ, những nhận định về công
nghiệp của ba triều đại đầu tiên của nước Việt độc lập này. Tất cả đã xảy ra cách đây hơn mười thế kỷ
nhưng không phải là không còn để lại
những dấu ấn sâu đậm trong nếp sống và
trong nguồn hãnh diện chung của người Việt của thế kỷ hai mươi mốt hiện tại. Nó
cũng cho người ta thấy rằng giành độc lập và tự chủ bằng những chiến thắng quân
sự mới chỉ là bước đầu, nhiều nỗ lực khác khó khăn hơn , phức tạp hướng vào
chính mình và nhằm đối phó ngay với chính mình
cần phải được thực hiện cấp thời và liên tục.
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
Phạm Cao Dương - Một chút tài liệu để chia sẻ nhân ngày 30 tháng Tư
Đảng Lao Động và Chủ Trương Chiếu
Cố Miền Nam: Chiến Tranh Phát Xuất
Từ Đâu, Từ Bao Giờ, và Được Chỉ Đạo Từ Đâu?
Đây không phải là một bài viết theo
nghĩa bình thường mà chỉ là những ghi chú liên hệ tới nguồn gốc của cuộc Chiến
Tranh Đông Dương Lần Thứ Hai hay là Chiến Tranh Việt Nam gọi theo người Mỹ. Người viết xin gửi tới các bạn đọc nhân ngày
Quốc Hận 30/4/2014. Những ghi chú này được trích từ
tập tài liệu nhan đề Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước 1954-1975,
Những Sự Kiện Quân Sự, do Nhà Xuất Bản
Quân Đội Nhân Dân, Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Ban Tổng kết Kinh Nghiệm Chiến
Tranh ấn hành ở Hà Nội năm 1980. Năm 1980 là năm cuộc chiến Trung - Việt hay cuộc
chiến giữa hai nước Cộng Sản anh em Việt-Trung vừa mới bùng nổ năm trước. Mục
đích của những ghi chú này là để cung cấp cho bạn đọc một số những tài liệu do
chính nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội đương thời phổ biến liên hệ đến chủ trương
của Đảng Cộng Sản Việt Nam và phần nào chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc
trong tiến trình xâm lấn miền Nam ngay từ ngày 18/7/1954, hai ngày trước khi Hiệp
Định Genève được ký kết cho đến ngày 20/12/1960, ngày Mặt Trận Dân Tộc Giải
Phóng Miền Nam được thành lập “với cương lĩnh và đường lối” không do những người
lãnh đạo mặt trận này đề ra mà là do Đảng Cộng Sản đề ra. Tất cả đều xuất phát
và điều động từ Hà Nội. Để tiện cho người đọc theo dõi, người viết xin ghi theo
thứ tự thời gian từng năm. Tất nhiên vì những tài liệu này được phổ biến vào thời
điểm chiến tranh Trung-Việt, do nhu cầu của chiến tranh nên tất cả cần phải được
phối kiểm với những nguồn tài liệu được ấn hành và phổ biến bởi phía những người
Cộng Sản sau này, đặc biệt là các văn kiện đảng. Người viết cũng chỉ làm công
việc ghi chú để gửi tới bạn đọc. Quyền nhận định hay phê phán là để dành cho từng
bạn đọc. Có điều lá bài đã được chính
người chơi kiêu căng, tự mãn, lật ngửa
và cả thế giới đương thời một lần nữa mới thấy mình bị lừa. Lần thứ nhất bị lừa
là
vào giữa thập niên 1940 của thế kỷ trước đúng như Vua Bảo Đại nói với Học Giả
kiêm Thủ Tướng Trần Trọng Kim là “Chúng
ta già trẻ đều bị lừa” mà nguời viết sẽ trình bày cặn kẽ, chi tiết hơn
trong tác phẩm sẽ xuất bản trong năm 2015 tới để kỷ niệm biến cố Mùa Xuân 1945
khi Đế Quốc Việt Nam và Nội Các Trần Trọng Kim được thành lập, một biến cố quan
trọng đã bị người sau này bỏ quên hay cố tình không nói tới.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)