Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Công Thiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Công Thiện. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Phạm Công Thiện: Anh Sẽ Hiện

Hình minh hoạ, Freepik
Anh sẽ hiện ồ anh sẽ hiện
Cả rừng cây không ai lên tiếng
Bóng tối tràn vũ trụ tan hoang
Tiếng thơ kêu trên đầu con kiến

Kiến lửa ngày xưa đốt mộng mơ
Nằm nghe con ngựa nhảy qua bờ
Em về bên ấy quên đi nhé
Anh chẳng bao giờ biết đến thơ

Một hàng áo trắng phất trong sương
Vũ trụ chiều nay sao quá buồn
Tôi đắp kín mền trong gác lạnh
Nghe mùa xuân dậy ở Đông phương

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Phạm CôngThiện: Anh sẽ hiện

Hình minh hoạ, FreePik

Anh sẽ hiện


Anh sẽ hiện ồ anh sẽ hiện
Cả rừng cây không ai lên tiếng
Bóng tối tràn vũ trụ tan hoang
Tiếng thơ kêu trên đầu con kiến

Kiến lửa ngày xưa đốt mộng mơ
Nằm nghe con ngựa nhảy qua bờ
Em về bên ấy quên đi nhé
Anh chẳng bao giờ biết đến thơ

Một hàng áo trắng phất trong sương
Vũ trụ chiều nay sao quá buồn
Tôi đắp kín mền trong gác lạnh
Nghe mùa xuân dậy ở đông phương

Đông phương xanh lửa dậy tung hoành
Đông phương vàng dẫy chết chim oanh
Trời Paris chiều nay nhân loại ngủ
Em đi đi và nhớ quên anh

Đời anh buồn trần gian đi chợ
Mặt anh buồn như chim không thở
Cả sông này cả đời này nứt vỡ thành thơ
Rừng thơ hiện Đông phương im tiếng

Anh về rồi mây mọc bên hiên
Ồ em ơi trời đất chìm rồi
Đông phương lặng bướm ngày tan biến.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Phạm Công Thiện: Bướm

Hình minh hoạ, Getty Images
Bướm bay đầu miễu cô hồn
Đầu sông cá chết sóng cồn hương linh
Đèo truông mây kéo âm binh
Có ai đập cửa thình lình đêm nay

Mùi bông dạ lý hắt bay
Nửa đêm tiếng quạ vườn xoài vọng qua
Mèo hoang rầm rộ nóc nhà
Sét vừa mới đánh cây đa bên đường

Gió luồn qua kẽ vách tường
Một người nằm thở trên giường quạnh hiu
Mơ mòng tiên nữ cô liêu
Bìm leo vắng lặng tiêu điều chiêm bao

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Phạm Công Thiện: Quy Ngưỡng Đức Dalai Lama Thứ Mười Bốn

Một Kỷ Niệm Của Phạm Công Thiện

Dưới đây là một văn phẩm đặc biệt của Phạm Công Thiện đã gửi đến cho tạp chí Thế Kỷ 21 cách đây 12 năm. Chúng tôi đăng lại hôm nay như một kỷ niệm của Phạm Công Thiện -- một nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu triết học và Phật học nổi tiếng của Miền Nam trước 1975 và tại hải ngoại nhiều thập niên trước khi ông qua đời. 

Diễn Đàn Thế Kỷ

*

Đôi lời

Năm nay, 2006, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sắp trở lại Pháp Quốc để giảng dạy về Giáo Lý Phật Giáo, đặc biệt về Tổ Sư Long Thọ và về Bồ Đề Tâm (Bodhicitta).

Hội Phật giáo Tây Tạng của toàn thể nước Pháp có cho người đại diện liên lạc với tôi nhiều lần tại Mỹ và mời tôi nhận làm thông dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Pháp; tôi phải từ chối, vì lúc này còn nhiều việc cần sự có mặt của tôi ở Mỹ; gần đây người đại diện ấy lại mời tôi viết một bài thực ngắn để giới thiệu Phật Giáo Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma cho cộng đồng Pháp Việt ở Pháp Quốc. Tôi liền viết ngay bằng tiếng Pháp, và sau đó dịch lại từ chữ Pháp sang chữ Việt.

Tôi xin gửi anh Phạm Phú Minh để tùy tiện sử dụng trong khuôn khổ Tạp chí Thế Kỷ XXI.

Phạm Công Thiện

California, Mỹ Quốc, ngày 21 tháng Hai, 2006

Đức Dalai Lama thứ mười bốn. Hình Getty Images

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?


1. TẠI SAO GỌI NGUYỄN DU LÀ ĐẠI THI HÀO?
Nguyễn Du là một nhà thơ. Chẳng những thế lại là một nhà thơ thiên tài. Chúng ta thường quen gọi những thiên tài thi ca là thi hào; chữ “hào” nói lên tài trí phi thường, vượt bực, sáng suốt, vượt lên trên những kẻ khác: “thi hào” là một nhà thơ siêu việt, với thiên tài sáng tác bao trùm cõi xa gần cao thấp của thiên địa.
Nguyễn Du cũng còn được nhiều người gọi là “thi bá”, nhưng thi bá không hàm ngụ nhiều nghĩa mênh mông như “thi hào” và thường mang nghĩa một trật tự cao sang, vị thế lãnh tụ đứng đầu thống trị một tập thể nhất định, như tập thể địa phương, tập thể xã hội, tập thể quốc gia, tập thể địa lý hoặc tập thể văn chương: thi bá nói lên địa vị cự phách lỗi lạc của kẻ đứng đầu một lĩnh vực nhất định nào đó.
Có kẻ là thi bá mà không thể là thi hào, có kẻ là thi hào mà nhiều khi không là thi bá: người ta có thể là thi bá của một địa phương nào đó, nhưng địa phương khác không chấp nhận; người ta có thể là thi hào đối với nước ngoài mà nhiều khi quê hương của người ấy lại không chấp nhận người ấy là thi hào.

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Phạm Công Thiện: Một chiều nào đó ở California


I.

Một gian phòng nhỏ một buổi chiều
Một người tựa cửa đứng buồn thiu
Một cô gái nhỏ băng qua phố
Một tiếng chim xa lọt xuống đèo

II.

Một gian phòng cũ một buổi chiều
Một người tựa cửa đứng đìu hiu
Một người lặng lẽ băng qua phố
Một kẻ xa buồn lén ngó theo

III.

Một gian phòng tối một buổi chiều
Không người tựa cửa đứng đìu hiu
Không ai bước nhẹ băng qua phố

Không tiếng bông khô rụng xuống đèo

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Giáo Sư Phạm Công Thiện qua đời, thọ 71 tuổi

Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.


Di ảnh cư sĩ Phạm Công Thiện.

Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm “sẽ đi,” và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình “không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu.”
Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy “mệt dần, bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”

Phạm Công Thiện: ‘Ðã đi mất hẳn đi rồi’

Viên Linh

Sinh hoạt văn hóa miền Nam, thu nhỏ vào lãnh vực Văn Học và Triết Học, và giới hạn từ 1963 trở đi, đã tưng bừng phát triển, như hải triều, như thác đổ, phá vỡ những oi nồng của một thời kỳ ung độc, đưa thế hệ hai mươi thuở đó và những thế hệ hai mươi khác của đất nước trở về với suối nguồn tư tưởng Ðông Phương, là công lao chung của một nhóm thanh niên trí thức đã xuất gia: Nhóm Vạn Hạnh.