Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đoan Trang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đoan Trang. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020
Trần Phương: Phạm Đoan Trang là ai?
![]() |
Phạm Đoan Trang ở Sài Gòn. Ảnh: Thịnh Nguyễn. Đồ họa: Luật Khoa. |
Trong ít nhất là 12 năm qua, Phạm Đoan Trang là một trong những cái tên đáng chú ý nhất với bất kỳ ai quan tâm tới chính trị Việt Nam. Việc chính quyền Việt Nam bắt giữ Đoan Trang ngày 6/10/2020 đẩy cô vào thế đối mặt với bản án 20 năm tù.
Vậy Phạm Đoan Trang là ai?
*
Phạm Đoan Trang
Tên khai sinh: Phạm Thị Đoan Trang
Ngày sinh: 27/5/1978
Nơi sinh: Hà Nội
Nghề nghiệp: Nhà hoạt động dân chủ, nhà báo
Nơi ở hiện tại: Bị tạm giam tại Trại tạm giam số 1, Ngõ 702, phường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Các trích dẫn không có chú thích được trích từ các bài viết trên blog phamdoantrang.com.
Lớn lên cùng nhạc Beatles
Phạm Đoan Trang là con út trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo.
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020
Tuấn Khanh: NXB Tự Do - “Hiểm nguy, nhưng không ai trong chúng tôi muốn dừng lại”
Khởi đầu, có vẻ như Nhà xuất bản Tự Do (NXB) chỉ là nơi ấn hành các tác phẩm muốn được đến tay công chúng, mà không cần sự cho phép nào của hệ thống kiểm duyệt. Thế rồi, những diễn biến dồn dập trong năm 2019, đã đẩy Nhà xuất bản Tự Do vào vị trí tự bảo vệ sự sống còn của mình, và trở thành một biểu tượng tranh đấu cho quyền tự do tri thức.
Chính vì sự can trường và không nhụt chí của những người bạn trẻ hoạt động cho Nhà xuất bản Tự Do, cũng như sự ủng hộ của đông đảo độc giả Việt Nam trong và ngoài nước, mà tổ chức IPA ngày 5/6 đã trao tặng giải Prix Voltaire 2020 cho họ, những người ẩn danh nay rất nổi tiếng.
Ngay sau khi NXB Tự Do nhận được giải này, công an đã ập đến gia đình cô Đoan Trang để bắt mẹ cô phải ký giấy xác nhận là Đoan Trang đã vi phạm pháp luật. Nhiều năm nay, cô Phạm Đoan Trang đã không thể về nhà trong sự theo dõi và vây bắt ngày càng nguy hiểm của công an Hà Nội. Nhưng tuy vậy, cô vẫn không ngừng công việc của mình, mới đây, lại chính thức nhận trách nhiệm là đại diện vận động truyền thông của NXB Tự Do.
*** Giải thưởng này, trong bối cảnh đang bị vây hãm như vậy, bên cạnh niềm vinh dự, thì có là một gánh nặng cho Đoan Trang và Nhà xuất bản Tự do không?
— Chúng tôi rất mừng, kể cả từ lúc được đề cử. Vì giải thưởng là chung cho NXB nhưng cũng là niềm khích lệ cho phong trào dân chủ tại Việt Nam. Cả hai, NXB và phong trào dân chủ đang bị đàn áp dữ dội, từ năm 2020 càng dữ dội hơn. Nói cách nào đó, chúng tôi cũng quen rồi. Từ năm 2019, khi thành lập đến giờ thì NXB luôn bị sức ép từ nhà cầm quyền, và chỉ tăng lên chứ không giảm đi bao giờ (cười), nên rồi cũng thành quen.
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019
Tuấn Khanh’s Blog: Nhà báo Phạm Đoan Trang - "Chúng tôi muốn khẳng định viết và đọc sách là quyền không thể bị cưỡng đoạt"
Câu chuyện một nhà xuất bản (NXB) ở Việt Nam tự in và phát hành nhiều tác phẩm không qua kiểm duyệt, đã trở thành một sự kiện quốc tế. Bởi lẽ, gần 100 người mua sách từ Nam chí Bắc đã bị phía an ninh Việt Nam đặt vào tình trạng như tội phạm. Phạm Đoan Trang, tác giả nhiều cuốn sách cùng NXB Tự Do – nơi in và phát hành – bị săn đuổi ráo riết. Hai tổ chức Theo Dõi Nhân quyền (HRW) và Ân Xá Quốc Tế (AI) cũng đồng loạt ra thông cáo trong tháng 11/2019, trong đó phản đối công an Việt Nam về các vụ vây bắt, dẫn đến cả việc hành hung cả độc giả và người giao sách.
Thật ngạc nhiên, nếu so với những ấn phẩm khác như Đèn Cù (Trần Đĩnh), Bên Thắng Cuộc (Huy Đức) hay mới nhất là cuốn Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo (Phạm Thành)… thì những cuốn sách của NXB Tự Do và nhà báo Phạm Đoan Trang hoàn toàn vô hại, chỉ là sách kiến thức thuần túy.
Cuộc trò chuyện với nhà báo Phạm Đoan Trang từ một nơi nào đó, lưu lạc vô định cho công việc của cô, đã mở ra nhiều góc nhìn thú vị về sự kiện này.
Đoan Trang có thể tóm tắt cho biết tình hình của mình ở giai đoạn gần đây, và nếu được thì cho thêm những thông tin về NXB Tự Do.
Tôi may mắn được trao giải tự do báo chí của tổ chức RSF vào tháng 9/2019, nhưng cũng vào giờ phút nhận giải ấy, tôi tin rằng sự căm ghét của công an đối với tôi cũng tăng lên rất nhiều. Và từ đó, họ ghép tôi là có dính líu sâu xa với nhà xuất bản (NXB) Tự Do, mặc dù NXB này là một tổ chức độc lập, không làm việc riêng cho cá nhân nào, đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Công an ghép tôi và NXB Tự Do vào một suy nghĩ chung là “phản động”. Thật ra, NXB Tự Do ngay từ ngày đầu thanh lập (14-2-2019) đã bị đàn áp rất nhiều. Facebook của họ bị đánh sập, các hoạt động thường ngày như mua bán, phát hành đã bị ngăn cản, rượt đuổi. Đến tháng 7, thì tất cả các tài khoản ngân hàng của họ đều bị khóa một cách vô lý. Phía ngân hàng chỉ thông báo đơn giản là tài khoản này đã bị vô hiệu, không thể hoạt động. Những người đi giao sách bị săn đuổi, gài bẫy rất nhiều. Đến tháng 10, nhiều người giao sách ở Sài gòn và miền Trung bị bắt. Từ đó họ tìm ra một số người đặt mua sách. Ngay sau đó, họ mở cuộc tổng đàn áp trên diện rộng, ở toàn quốc.
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019
Phạm Thị Hoài: Cô ấy làm thơ
LTS: Nhà văn Phạm Thị Hoài viết bài viết này sau khi cố gắng tổ chức tại Berlin buổi giới thiệu sách của nhà báo Đoan Trang, nhân dịp Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019 và luật gia Trịnh Hữu Long thay mặt đến Berlin nhận giải thưởng. Nhưng buổi giới thiệu sách tại Berlin đã không thành.
*
Những ngày trước khi Phạm Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019, tôi đã liên lạc với nhiều người trong cộng đồng Việt ở Berlin, định tổ chức một buổi giới thiệu sách của Trang. Berlin, 30 năm sau ngày bức tường bao bọc tuyến đầu xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sụp đổ. Một cái duyên như nụ cười của lịch sử.
Nhưng khi tôi nói về Trang, những người ở đây mà tôi tưởng có chút quan tâm đến thời cuộc ở nhà lắc đầu, họ không nghe nói. “Cô ấy viết sách hả? Tiểu thuyết hay truyện ngắn? Chị thông cảm, tôi bây giờ ngại đọc truyện lắm.” Tôi bảo, không, cô ấy làm thơ.
Khi tôi nói về Trang, những người ở đây mà tôi tưởng nhất định phải biết lắc đầu, họ chỉ nghe loáng thoáng. Họ thường bốt lên mạng những điều tiến bộ văn minh ở nơi đang sống để ngao ngán cho tình cảnh xứ Đông Lào. Họ tự hào, thấy mình cũng dũng cảm. Đám mũ ni che tai, phù phiếm sống ảo nhiều lắm, họ hơn.
Khi tôi nói về Trang, những người biết rõ lắc đầu, họ tôn trọng quan điểm của các nhà bất đồng chính kiến nhưng bản thân không chủ trương đối kháng. Họ theo đuổi con đường khai sáng. Nâng dân trí. Nghiên cứu. Dịch. Văn chương nghệ thuật. Sứ mệnh tri thức. Hợp tác để chuyển hóa. Lấy trí tuệ làm đòn xoay. Nếu đó cũng là chính trị thì chính trị cao cấp đặc tuyển. Họ không đọc Chính trị bình dân.
Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019
Phạm Đoan Trang: Nếu là người tiến bộ, phải ủng hộ Hong Kong chống luật dẫn độ
Có nhiều điều đáng nói về cuộc biểu tình hiện nay của người Hong Kong chống dự luật dẫn độ; trong đó, có hai điểm mà người Việt Nam nên để ý:
Thứ nhất là, theo luật pháp Trung Quốc, Trung Quốc có quyền xét xử bất kỳ người nước ngoài nào phạm tội chống lại “nhà nước CHND Trung Hoa hoặc công dân của nước CHND Trung Hoa” bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, miễn là tội đó thuộc loại tội bị xử ít nhất ba năm tù và hành vi phạm pháp cũng bị coi là tội ở nơi mà nó diễn ra.
Điều đó hàm nghĩa là, ngay cả công dân Việt Nam, ở trên đất Việt Nam, chống Trung Quốc là có thể bị Trung Quốc yêu cầu Việt Nam dẫn độ sang “thiên triều” chịu tội.
Thứ hai là, theo dự thảo luật dẫn độ hiện nay, có 37 nhóm tội phạm thuộc diện phải bị dẫn độ, gồm các tội hình sự nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm, cướp biển, cướp máy bay... VÀ KHÔNG CÓ các tội chính trị. Nghĩa là theo dự luật, chỉ tội phạm hình sự nghiêm trọng mới bị dẫn độ; tù nhân lương tâm, tù chính trị không liên quan. Người dân bình thường lại càng không. Nói theo thứ logic cũ kỹ của dư luận viên Việt Nam và quan thầy Trung Quốc của chúng, là “chỉ bọn người phạm pháp, chống đối, sống ngoài vòng pháp luật, mới sợ cái luật này chứ người bình thường, sống và làm việc theo đúng pháp luật, thì có gì phải sợ”.
Ấy thế mà dân Hong Kong vẫn biểu tình. Cả triệu người thuộc mọi giới – trí thức, doanh nhân, luật sư, sinh viên, nghệ sĩ, v.v. – ào ào xuống đường biểu tình chống một dự luật mà về hình thức, dường như chẳng liên quan gì đến họ.
Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019
Phạm Đoan Trang (BauxitVN): Không thể sợ những gì ta đã quá khinh
![]() |
Phạm Đoan Trang: “Tôi chẳng tin cái đảng ăn tàn phá hại này và bộ máy công an của nó sẽ bịt được miệng chúng tôi.” (Hình: Blog Pham Đoan Trang) |
Ngày 1/1/2019 đánh dấu ngày có hiệu lực của (cái gọi là) luật An ninh mạng.
Có thể đâu đó sẽ có một bộ phận facebooker lao xao vì sợ bị kiểm soát, bị bắt vì luật này. Còn với tôi thì 1/1 đơn giản là một ngày đầu năm mới.
Tôi chẳng tin cái đảng ăn tàn phá hại này và bộ máy công an của nó sẽ bịt được miệng chúng tôi, bởi vì nhiều lý do:
1. Tự do có nguyên tắc là một khi đã tồn tại và “gây nghiện” rồi thì rất khó bị tiêu diệt. Nếu muốn nhồi sọ, bịt miệng bịt mắt dân tuyệt đối, nhà cầm quyền phải cấm mạng Internet ngay từ đầu. Còn đến lúc này, khi người dùng Việt Nam đã quen với Internet và mạng xã hội, đã nghiện, bắt họ trở về trạng thái câm mù điếc như trước kia là điều bất khả thi.
2. Với năng lực quản lý tồi tàn của mình, nhà cầm quyền độc tài chẳng hy vọng làm được cái gì triệt để. Hơn thế nữa, cõi mạng toàn cầu không phải cái ao làng để chúng thích chọc nước đá bèo lúc nào cũng được. Thực tế là Việt Nam đâu phải Trung Quốc, có muốn làm giá với nhà đầu tư trên thế giới thì cũng nên xem lại nhan sắc mình. Google, Facebook và các công ty cung cấp dịch vụ khác chẳng có lý gì phải cúi đầu thúc thủ để nhà nước Việt Nam “mang về để dưới chân mình”.
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018
Phạm Đoan Trang: Lời Bạt cuốn KÝ 2 của Đinh Quang Anh Thái
Xưa nay, con người ta nói chung thường quan tâm đến cuộc sống của những người khác, đặc biệt là của những cá nhân nổi tiếng.
Cho nên trong báo chí, văn học, thể loại ký “chân dung nhân vật” hay “chuyện bếp núc”, “chuyện hậu trường”, đời tư nhân vật luôn luôn được ưa thích. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cuốn sách bán chạy hoặc được tìm đọc ở Việt Nam thuộc thể loại này, từ “Chân Dung Và Đối Thoại” của thần đồng Thi sĩ Trần Đăng Khoa, đến “Những Gương Mặt”, “Cát Bụi Chân Ai” của Nhà văn Tô Hoài.
Vì vậy, có thể nói cuốn sách mới nhất của nhà báo Đinh Quang Anh Thái đã chọn đúng thể loại rất được độc giả, nhất là độc giả Việt Nam, ưa thích. Tất nhiên, khi tác giả là một gương mặt nổi tiếng trong giới truyền thông tiếng Việt hải ngoại, cuốn sách chẳng thể nào “được” cấp giấy phép xuất bản tại Việt Nam. Đổi lại, nó nhận thêm một điểm cộng, khi mà các nhân vật được khắc họa chân dung trong tập ký này là những con người rất đặc biệt: Họ nổi tiếng, nhưng là nổi tiếng trong một thế giới rất khác với đời sống thường nhật của đa số dân Việt Nam – cộng đồng những người bất đồng chính kiến hay nói đúng hơn, những người đấu tranh cho dân chủ, tự do ở Việt Nam.
Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017
Phạm Đoan Trang: Đảng Cộng sản đang sợ và mong điều gì nhất trong thời điểm này?
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an mở rộng chuyên án “Nguyễn Văn Đài và đồng bọn”, bắt thêm 5 người. An ninh TP. Hà Nội mở rộng chuyên án “Vũ Quang Thuận và đồng bọn”, tăng cường vây ráp và triệu tập các thành viên của truyền hình Chấn Hưng Nước Việt. Đồng Tâm được xác định là một trong gần 200 “điểm nóng” về đất đai quanh Hà Nội, một trong các “vụ việc phức tạp về an ninh nông thôn”. Công an, dân quân, cảnh sát cơ động Sài thành nhận lệnh tăng cường trực chiến, phòng chống biểu tình bạo loạn… Các địa phương đua nhau “lập thành tích” bắt bớ người hoạt động dân chủ-nhân quyền để “ổn định tình hình chính trị”.
Từ đó có thể thấy an ninh cộng sản và đảng Cộng sản đang sợ điều gì nhất và mong điều gì nhất vào thời điểm này:
1. Chúng sợ sức nóng Đồng Tâm lan rộng, sợ “mô hình được nhân rộng ra cả nước” theo cách nói của Tuyên giáo lâu nay. Chúng muốn sự kiện Đồng Tâm “chìm xuồng”, muốn bà con Đồng Tâm bị cô lập, muốn toàn bộ câu chuyện rơi vào quên lãng càng nhanh càng tốt và tuyệt đối không lan sang các địa phương khác, không có sự kết nối giữa người Đồng Tâm và người các nơi khác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)