Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đỗ Chí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đỗ Chí. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020
Phạm Đỗ Chí: Di Sản VNCH Sau 45 Năm Qua
(Viết nhân ngày 30/4/2020)
Bài này được dành cho ngày 30 tháng 4 năm nay 2020 để đánh dấu 45 năm sau ngày miền Nam VN bị quân đội Cộng Sản miền Bắc cưỡng chiếm bằng võ lực, sau khi bị Kissinger lập mưu cho Hoa kỳ bỏ rơi để mua chuộc Trung Quốc với thị trường tương lai khổng lồ 1,3 tỷ dân.
Nhưng tác giả muốn viết không chỉ để nhớ về dĩ vãng buồn vào mỗi dịp tháng 4, mà còn nhằm duyệt lại những thành tựu không thể phủ nhận của 21 năm Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975) đã để lại cho Việt Nam bây giờ và tương lai, và gây lại một niềm tin cho Cộng đồng hải ngoại cũng như đại đa số người Việt yêu tự do ở bên kia vòng địa cầu.
Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi muốn nhìn lại “Hội Chứng (“Syndrome”) Việt Nam” từ 45 năm qua để xác định tại sao trên 4 triệu người Việt đã phải rời xa xứ sở năm 1975 và các năm tiếp sau, để hóa giải mặc cảm của “Bên Thua Cuộc”.
Đồng thời, nhưng quan trọng hơn, là để tri ân những thành tích của các bậc cha anh đã dựng nước và để lại “Di Sản VNCH” càng ngày càng rõ rệt, mà đồng bào cả nước bây giờ không thể phủ nhận.
Trước tiên, di sản lớn nhất của VNCH đã để lại cho thế hệ sau 1975 phải nói đến là nền văn hóa âm nhạc phong phú, đa dạng và chan chứa tình tự dân tộc. Dù đã có những chỉ thị và chủ trương tiêu diệt tận gốc rễ của chính quyền Cộng Sản từ ngay sau tháng 4/1975, nhưng nét văn hóa bất diệt này vẫn tồn tại ở miền Nam và sau đó lan dần ra miền Bắc. Ban đầu chỉ có một số nhỏ bài hát được phép trình diễn chính thức, nhưng danh sách này lớn dần và đến nay thì hình như không có lệnh cấm nổi nữa. Phong trào ưa nhạc Bolero, hay còn được gọi là “Nhạc vàng” tràn ngập bây giờ, là thí dụ hùng hồn nhất. Tuy nhiên trong giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến các di sản chính khác về giáo dục, kinh tế, tổ chức hành chính pháp quyền và xã hội.
Như sẽ tóm tắt trong phần kết, người viết còn mạo muội nghĩ di sản đó bao gồm sau cùng cả mặt chính trị, đảo lộn vai trò người thắng kẻ thua cuộc sau cùng.
Tự Hào Tuổi Trẻ và Giáo Dục Miền Nam
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019
Vũ Thăng Long (*): Di Sản VNCH với Việt Nam bây giờ và tương lai
LTS : Tòa soạn DĐTK trân trọng giới thiệu đến Bạn đọc bài viết tâm tình dưới đây của một Chuyên gia Kinh tế-Tài chính từng làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Money Fund, IMF) gần 30 năm. Cũng như những người khác phải bỏ miền Nam ra nước ngoài sống đời tị nạn, Tác giả Vũ Thăng Long muốn gửi đến độc giả những suy nghĩ của ông về một viễn ảnh Việt Nam nhân ngày 30/4.
(Viết nhân ngày 30/4/2019)
Đáng lẽ bài này được dành cho ngày 30/4 năm tới (2020) để đánh dấu 45 năm sau ngày miền Nam VN bị quân đội Cộng sản miền bắc cưỡng chiếm bằng võ lực.
Nhưng tác giả muốn gửi đến Độc giả sớm một năm, không chỉ để nhớ về dĩ vãng vui ít buồn nhiều vào mỗi dịp tháng 4, mà còn nhằm duyệt lại những thành tựu không thể phủ nhận của 21 năm Việt Nam Cộng hòa (1954-1975) đã để lại cho Việt Nam bây giờ và trong tương lai.
Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi muốn nhìn lại “Hội chứng (“Syndrome”) Việt Nam” từ 44 năm qua để xác định tại sao trên 4 triệu người Việt đã phải rời xa xứ sở năm 1975 và các năm sau đó để hóa giải mặc cảm của “Bên Thua Cuộc”.
Đồng thời, nhưng quan trọng hơn, là để tri ân những thành tích của các bậc cha anh đã để lại trong “Di Sản VNCH” càng ngày càng rõ rệt, mà đồng bào cả nước bây giờ không thể phủ nhận.
Trước tiên, di sản lớn nhất của VNCH đã để lại cho thế hệ sau 1975 phải nói đến là nền âm nhạc phong phú, đa dạng và chan chứa tình tự dân tộc và văn hóa dân gian. Dù đã có những chỉ thị và chủ trương tiêu diệt tận gốc rễ của chính quyền Cộng sản từ ngay sau tháng 4/1975, nhưng nét văn hóa bất diệt này vẫn tồn tại ở miền Nam và sau đó lan dần ra miền Bắc. Ban đầu chỉ có một số nhỏ bài hát được phép trình diễn chính thức, nhưng danh sách này lớn dần và đến nay thì hình như không có lệnh cấm giới hạn nữa. Phong trào ưa nhạc Bolero, hay còn được gọi là “Nhạc vàng” tràn ngập bây giờ là thí dụ hùng hồn nhất. Tuy nhiên trong giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến các di sản chính khác về giáo dục, kinh tế, chính trị hành chính và xã hội.
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018
Phạm Đỗ Chí: Paris và các thành phố Tây Âu biểu tình vì giới trung lưu bất mãn như ở Mỹ?
Đã từ hơn 10 năm tác giả chưa có dịp trở lại Paris, thành phố hoa mộng của ký ức tuổi thơ và trong suốt nhiều năm đi công tác ở Phi châu được dịp ghé đổi máy bay ở đây. Nhưng ngày đặt chân trở lại cuối tuần trước (thứ bảy 1/12), sau khi ghé thăm BBC ở London, ngoài sự bàng hoàng xúc động thấy Paris thay đổi quá nhiều vì các hỗn loạn trong đường phố và các tầng lớp dân nhập cư mới khiến cái thú chính thả bộ bị giới hạn bởi sự mất an ninh, tôi bị sốc vì hình ảnh nhóm “áo vét vàng (gilets jaunes)” biểu tình đập phá dữ dội ngay trên đại lộ “hoàng hôn” Champs-Elysees thân yêu của nhiều khách du lịch.
Ngay hôm đầu nhiều người Pháp cũng còn xúc động tìm hiểu động lực của cuộc biểu tình này mới chuyển sang bạo động-- bắt đầu từ những cuộc biểu tình từ giữa tháng 11 bởi giới lái xe vận tải chặn đường và làm tê liệt hệ thống giao thông, vì nhóm áo vàng không thuộc cả phe tả lẫn phe hữu, chỉ biết là đang chống lại việc tăng thuế xăng dầu.
Hôm 4/12, Thủ tướng Pháp lên tiếng tạm hoãn tăng thuế xăng dầu, coi như nhượng bộ lớn của chính phủ vì TT Macron từng coi đây là biện pháp cần thiết để tiến đến môi trường bớt ô nhiễm cho Pháp và Âu châu.
BẠO LỰC CƯỜNG ĐỘ MẠNH VÀ TĂNG DẦN
Nhưng nhóm biểu tình không ngừng ở đó. Họ tiếp tục với cường độ bạo lực mạnh hơn và đòi hỏi các cải tổ chính sách kinh tế và xã hội sâu rộng hơn. Đến hôm thứ bảy 8/12, thì cảnh bạo động cũ lại tái hiện khủng khiếp hơn với trên 10,000 người biểu tình ở Paris ngay trên đại lộ chính Champs-Elysees. Biểu tình cũng lan rộng ra các tỉnh lớn khác của Pháp, ước tính có tới trên 136,000 người tham dự.
Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018
TS. Phạm Đỗ Chí: Nhân “hưu chiến Mỹ-Trung 90 ngày” - Việt Nam có thể làm gì?
Bên lề cuộc họp G-20 ở Á Căn Đình ngày 1/12/18 vừa qua, TT Trump đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và đưa ra đồng ý: hai bên sẽ tạm ngưng việc áp thuế quan cao hơn hay nhắm vào các mặt hàng nhập khẩu nhiều hơn hiện có trong vòng 90 ngày, một cách thiết yếu là để TQ có thì giờ nhiều hơn áp dụng các biện pháp áp dụng các qui chế thị trường tự do, cho hàng Mỹ tiếp cận nhiều hơn, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và nhất là bớt các áp lực khắt khe bắt các hãng Mỹ chia xẻ các bí mật công nghệ cao như điều kiện để lập các công ty liên doanh với TQ.
Tuy nhiều quan sát viên quốc tế coi như thỏa ước tạm thời này sẽ vẫn gây khó khăn cho việc chấm dứt hẳn cuộc thương chiến hiện tại giữa hai nước, nhất là vì nó xoáy sâu vào trọng tâm các chính sách sản xuất và thương mại bất công hiện tại mà TQ đang áp dụng cho chiến lược phát triển trong lâu dài của họ, mà nhà lãnh đạo họ Tập khó tự cắt bỏ, cuộc hưu chiến vẫn coi như có ích cho việc “mua thời gian” của cả hai bên.
Phía Mỹ, thỏa ước sẽ giúp làm tạm ổn định thị trường chứng khoán và giảm nhu cầu cho FED cần tăng thêm hay nhanh hơn lãi suất Mỹ, có thể làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế Mỹ--nhất là khu vực bất động sản đã chững lại từ đầu năm. Phía TQ, thỏa ước sẽ giúp ông Tập tạm giảm bớt các bất ổn chính trị nội bộ và kinh tế thương mại, nhất là chặn lại đà sút giảm của tiền CNY đã sụt giá hơn 10%, và việc các hãng lớn đang trốn chạy khỏi TQ.
Do việc các biến cố này sẽ có tác động đến nền thương mại và kinh tế thế giới, đặc biệt cho Việt Nam như trọng tâm của bài này, chúng tôi chủ yếu sẽ nêu ra vài điểm sau:
1. Việt Nam (VN) cần chọn cách đi theo hướng chính sách ra sao, khi cuộc thương chiến Mỹ- Trung Quốc (TQ) đang tạm “bớt nóng” sau cuộc họp Trump-TC Bình nêu trên?
2. Các chính sách kinh tế, chính trị và quân sự lớn đang có của VN có gì đúng, sai?
3. Sáng kiến gì ở cấp lãnh đạo cao nhất của VN sau “nhất thể hóa” ở Hà nội, nếu muốn?
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018
Phạm Đỗ Chí: Yêu Ghét Trump và Bầu Cử Giữa Kỳ của Mỹ (*)
“Đừng nghe những gì Trump nói, mà hãy nhìn những gì Trump làm”, một người bạn cao tuổi ở California đã bình luận như vậy khi ông ta trao đổi về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ ngày 06/11/2018.
Tất cả 435 ghế Dân biểu Hạ viện, 33 Thượng nghị sỹ (1/3 Tổng số 100 Nghị sỹ), 36 Thống đốc Tiểu bang và 3 Thống đốc vùng lãnh thổ (territory Governors) của hai đảng Dân chủ, Cộng hòa và Độc lập sẽ được chọn trong cuộc bầu cử này.
Ông bạn thời sự vùng có đông người Việt cư ngụ nhất ở Mỹ nói thách đố như thế khi ông muốn mượn câu nói lịch sử của cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm), để đánh giá vai trò của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của ông.
KHÔNG KHÍ TRANH CỬ
Cuộc tranh cử đang đi vào tuần lễ cuối cùng của giai đoạn vận động sôi nổi nhất. Mỗi ngày, người dân nhận được hàng chục emails vận động quyên tiền của các phe phái, nhân danh đảng hay của các tổ chức đứng sau, nổi tiếng nhất là các PACs (Political Action Committees).
Không biết đúng hay sai, phe đảng Cộng hòa (CH) đang kêu ầm ĩ lên là quyên được quá ít tiền, chỉ bằng ½ tiền của đảng Dân chủ (DC), vì các tỷ phú Dân Chủ đã chi tiền rộng rãi vận động giới truyền thông và cho các ứng cử viên của mình, để nhất định “chiếm đa số, ít nhất là Hạ viện”. Nổi bật trong số các nhà Tỷ phú đã chi hàng chục triệu Dollars ủng hộ ứng cử viên Dân chủ là các ông George Soros, Tom Steyer và nguyên Thị trưởng Thành phố New York, Michael Bloomberg. Ông Bloomberg, chủ nhân Công ty thông tin Tài chính Bloomberg, có khối tài sản trị giá gần 60 tỷ dollars, là một chính khách hay thay đổi đảng tịch từ Dân chủ qua Cộng Hòa rồi Độc lập, cuối cùng lại trở vế với đảng Dân Chủ trước tháng 10/2018. Ông đã bỏ ra 80 triệu Dollars ủng hộ đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này.
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018
Phạm Đỗ Chí: Thương Mại Tự Do hay Thương Mại Bình Đẳng? (Free Trade or Fair Trade?)
![]() |
Hình: Getty Images |
TS. Phạm Đỗ Chí
(Làm việc tại IMF trong gần 30 năm về các vấn đề ngoại thương và tiền tệ.)
Khi TQ cho phá giá tiền Nhân Dân Tệ NDT (yuan) để giảm tác dụng của việc Mỹ áp thuế 10% lên 34 tỷ đô hàng nhập cảng từ TQ,nhiều chuyên gia kinh tế đã phát biểu: chúng ta đã bước sang giai đoạn 2 cùa cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, tức giai đoạn chiến tranh tiền tệ. Nay lại có các tin Mỹ áp thêm thuế cao hơn trên lượng hàng TQ lớn hơn nhiều, và TQ sẽ trả đũa. Nên nghĩ sao về giai đoạn mới này?
Thật ra chúng ta vẫn ở giai đoạn 2, nhưng cường độ áp thuế 10% tăng thêm 16 tỷ đô (tổng cộng lên 50 tỷ) hàng nhập TQ, và dự định áp thuế cao hơn nữa 25% lên 200 tỷ hàng nhập TQ trong tháng 9 nhằm đáp lại việc phá giá đồng NDT, cũng như việc ngưng trệ hòa đàm các thỏa ước thương mại mới giữa hai nước.
Lại có dự đoán TT Trump sẽ còn trong tay khí cụ áp thuế lên toàn bộ hàng nhập vào Mỹ đang ở mức 505 tỷ, nhằm giảm mức thất thu thương mại của Mỹ là 376 tỷ. Lúc đó mới thật sự là giai đoạn 3 của cuộc thương chiến toàn diện giữa 2 nước và nhiều kết quả khó tiên liệu rõ ràng cho cả hai nền kinh tế và cả kinh tế thế giới. Nhưng việc còn tương đối xa, và sẽ có nhiều diễn biến ngoại giao lẫn chính trị để giảm nguy cơ đó trong vài tháng tới.
Thương mại bình đẳng (Fair trade)
Hiện có quá nhiều tin tức tranh cãi về vấn đề này. Chỉ trích gia tăng trong giới học thuật (nhất là các trí thức phe tả) và chính trị (như phần lớn từ đảng Dân chủ) là TT Trump đã đi ngược lại nguyên tắc kinh điển của kinh tế học chính thống là thương mại tự do (free trade) sẽ đem lại lợi ích cho cả Mỹ và các đối tác thương mại cũng như kinh tế thế giới.
Rõ ràng là ông Trump cũng như các cố vấn là các kinh tế gia chuyên nghiệp không hướng về “free trade” và tất nhiên phải chịu nhiều chỉ trích theo lý thuyết truyền thống. Nhưng như ứng cử viên Trump đã từng có chính sách rõ rệt và tuyên bố ngay từ thời tranh cử dạo 2016, Mỹ sẽ rút khỏi hay xét lại các hiệp ước thương mại đa phương hay cả song phương không công bằng với Mỹ theo nghĩa kinh tế. Nổi tiếng nhất là thương mại với TQ sẽ đứng đầu trong nghị trình chính sách (policy agenda) của ông nếu đắc cử. Nay TT Trump thực hiện lời hứa. Bắt đầu là áp thuế lên thép và nhôm cho tất cả các đối tác buôn bán, không chỉ riêng TQ.
Mấy tháng trước, ai cũng e ngại chính sách Trump gây đổ vỡ cả với các đồng minh như Âu châu, Canada, Nhật, Nam Hàn…Nhưng thật sự sau vài phản ứng mạnh ban đầu, Mỹ và Liên hiệp Âu châu đã hòa hoãn hơn nhiều qua tuyên bố chung mới đây. Các đồng minh chính trị thương mại khác sẽ không dại dột “đụng độ” với Mỹ. Và sẽ tiến tới “nhường nhịn” Mỹ hơn. Ngay thỏa ước NATO tăng chi tiêu quốc phòng của mỗi thành viên lên 2% GDP, có sự đóng góp công bằng hơn của Âu châu chứ không riêng của Mỹ phần lớn như hiện nay. Theo đó, ngược với mong đợi của TQ, một liên minh mới đang thành hình giữa Mỹ, Canada, Tây Âu, Nhật và Nam Hàn giúp Mỹ rảnh tay để đối phó toàn diện với TQ, cho tới ngày TQ chịu giảm nhập siêu của Mỹ và tôn trọng thật sự quyền sở hữu công nghệ và trí tuệ của các hãng Mỹ đang buôn bán làm ăn với TQ. Ngày đến đích cuối của nghị trình Trump: thương mại bình đẳng (Fair Trade)
Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018
Phạm Đỗ Chí: Việt Nam ‘cần khôn ngoan’ trong thương chiến Mỹ - Trung
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí trả lời phỏng vấn của BBC
Trung Quốc đang có cuộc chiến thương mại gia tăng với Hoa Kỳ kể từ tháng Bảy, trong lúc có lo ngại tăng trưởng của các quốc gia khác bị ảnh hưởng.
Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc nói sẽ áp thuế mới lên 5.200 sản phẩm Hoa Kỳ nếu Washington tiến hành áp thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỉ đôla.
Từ Washington DC, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, bày tỏ quan điểm riêng về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tác động tới Việt Nam.
BBC: Cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhắm vào Trung Quốc, EU và cả không ít các đối tác đồng minh như Canada, Hàn Quốc có vẻ đã thực sự bắt đầu. Hiện theo ông quan sát thì các giới chỉ trích chủ yếu ở Phương Tây nói gì về chính sách này của Tổng thống Trump?
Phạm Đỗ Chí: Chính phủ Donald Trump đã tuyên bố nhiều lần rằng thuế quan (tariffs) là cần thiết để cắt giảm thâm hụt mậu dịch với EU và các đồng minh khác như Canada, Nhật và Hàn Quốc.
Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017
Phạm Đỗ Chí: Nhìn Về Việt Nam: ĐẾN LÚC TỈNH NGỦ ?
Tuần rồi (06-08/tháng 7) lướt Internet thấy không khí hội họp quốc tế rộn rịp ở Hambourg do nước Đức tổ chức nhân kỳ họp định kỳ của nhóm G-20. Tin lạ là chính phủ Việt Nam cũng được mời tham dự với tư cách quan sát viên vì sẽ là nước chủ nhà sắp tổ chức kỳ họp APEC vào tháng 11 sắp tới ở Đà Nẵng. Tuy không có cơ cấu chính thức nhưng kỳ họp G-20 hàng năm này được coi là dịp móc nối ở cấp lãnh đạo các cường quốc, bàn về những vấn đề chính trị và kinh tế lớn của thế giới, cũng như là dịp cho một vài quốc gia nhỏ được mời "tự quảng cáo" về mình cho vấn đề phát triển và tìm đầu tư quốc tế. Đây có lẽ là trường hợp của Việt Nam tham dự lần này ở cấp Thủ Tướng và bao gồm nhiều CEO của các hãng lớn trong nước.
Đây là chi tiết lạ nhưng không đáng ngạc nhiên khi theo dõi các tin tức từ bên nhà qua các hội nghị trong nước từ đầu năm, với những nguy cơ của sự phá sản tài chính vừa chính thức được thừa nhận, theo đó TT Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức cảnh cáo về nguy cơ Nợ công của Việt Nam đã vượt mức giới hạn là 65% của GDP, từ lâu đã không được giới hữu trách xác nhận để giữ "màu hồng" cho nền kinh tế và tiếp tục thu hút đầu tư ngoại quốc FDI. Sự cảnh cáo này phản ảnh trung thực mối nguy của nền kinh tế trong thế vỡ trận tài chính, đã được tác giả bài viết này nêu lên trong một cuộc hội thảo kinh tế tại Saigon từ năm ngoái 1/. Sự có mặt của TT Phúc ở Hambourg vào tuần rồi có lẽ là dịp hiếm quí gặp các "thượng hoàng" của kinh tế thế giới để "kết thân" và chờ lúc "cầu cứu" nếu cần?
Đâu là bối cảnh của những mối lo về kinh tế trong năm nay 2017 và sự sụp đổ có thể tới năm 2018 về ngân sách quốc gia nói riêng và nền tài chính gồm cả ngân hàng nói chung?
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016
TS. Phạm Đỗ Chí (31/10/2016): Don Trump v/s Hillary Clinton: Tuần Cuối Trước Bầu Cử (Những Ý Nghĩ Vụn Của Một Cử Tri Cộng hòa Mỹ Gốc Việt)
Bầu cử vào ngày 8/11, và ngày chót 7/11 các cuộc vận động chính thức phải ngưng theo luật, như vậy còn đúng một tuần để hai ứng viên chạy nước rút, và cử tri có những ý nghĩ cuối trước giờ bỏ phiếu quyết định một cách dân chủ, chứ không bị ai "mớm" như ở những quốc gia độc tài hay Cộng sản như Việt Nam.
Các cuộc thăm
dò cho thấy bà Clinton vẫn dẫn trước một cách thoải mái, nhưng có 1-2 bản thăm
dò theo cách khác biệt, nhất là từ một giáo sư đại học đã tuyên đoán đúng kết
quà bầu TT Mỹ từ 1948 lại cả quyết ông Trump có nhiều hy vọng thắng chung cuộc.
Chung quanh nhà khu người viết ở Florida thuộc khu bảo thủ nên thấy các bảng cắm
tên Trump-Pence khắp nơi, tay hàng xóm còn hỏi "mày không thích Trump nên
không cắm bảng ủng hộ?". Người viết phải trả lời không chỉ ủng hộ qua việc
cắm bảng tên trong vườn mà còn tích cực giúp ý kiến trong ban tư vấn về chính
sách kinh tế cho Trump, nhất là thuế khóa mới, để kích thích nền kinh tế và đem
công ăn việc làm về lại xứ Mỹ như nhiều cử tri mong muốn.
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí: Đường Vào Tòa Bạch Ốc: Chính Sách Kinh Tế Sẽ Quyết Định?
(Viết cho buổi họp do VVA (Voice Vietnamese Americans) tổ chức cho các cử tri Mỹ gốc Việt với đại diện các ứng viên tranh cử TT Mỹ tại Las Vegas ngày 12/8/16).
Cuộc tranh cử Tổng Thống (TT) Hoa kỳ bước vào sôi nổi và có tính cách "chất lượng" hơn tuần này (từ 8/8/16) khi cả hai ứng cử viên đảng Dân Chủ (DC) và Cộng Hòa (CH) có bài phát biểu quan trọng về chính sách kinh tế của đảng mình và mang các nét đặc trưng cá nhân.
Thật vậy từ khi các ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump được đại hội hai đảng chính thức chọn lựa, hai bên chỉ tranh luận bằng các chỉ trích cá nhân quen thuộc từ đầu mùa tranh cử, đôi khi trở thành nhàm chán cho các cử tri và đa số quần chúng lưu tâm. Hơn nữa, mỗi ứng viên được biết rõ với các yếu kém cá nhân và không tạo ra được sự thán phục uy tín hay cảm tình cá nhân trong cử tri như thời các ông Ronald Reagan hay chính chồng bà Hillary là Bill Clinton.
Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012
Lộ trình chính sách kinh tế Việt Nam năm 2012?
Phạm Đỗ Chí
Nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết 11 năm 2011 của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế tài chính và vài giải pháp cho năm 2012.
Về thắt chặt tín dụng
Những diễn biến chính trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam:
Vào ngày 3-3-2011, Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 02 quy định mức trần lãi suất huy động tiền đồng 14%. Ngày 8-3, NHNN tăng hầu hết các mức lãi suất trên thị trường lên mức 12%/năm, trừ lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên 9%/năm. Lãi suất tái chiết khấu có mức tăng mạnh nhất, từ 7% lên 12%.
Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010
SỔ TAY KINH TẾ 12/2010
Phạm Đỗ Chí
(Do tác giả tạm “rửa tay gác kiếm” sẽ không còn đội mũ kinh tế gia nữa trong đời sống làm việc hàng ngày, nên Sổ Tay Kinh Tế tháng 12 là Số Cuối Năm Để Tạm Khóa Sổ).
Mỹ và Kinh Tế Thế Giới: Vẫn dằng dai những cái khó năm cũ
Wall Street khóa sổ tháng 11 với màu đỏ phản ảnh những dấu hiệu mới cho thấy sự hồi phục chậm chạp của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu, cơn sốc cho nhóm G-20 khi Fed bắt đầu áp dụng chính sách nới lỏng định lượng giai đoạn 2 (QE 2--Quantitative Easing), và nhất là do cơn khủng hoảng kinh tế Ái Nhĩ Lan nhắc nhở trở lại mối lo nợ công các nước PIGS (Portugal, Ireland, Greece và Spain).
Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010
SỔ TAY KINH TẾ THÁNG 11: 1/11/2010
Phạm Đỗ Chí
MỸ: MỌI CON MẮT DỒN VỀ BẦU CỬ 2/11 VÀ CHÍNH SÁCH FED HÔM 3/11
Ngày mai, QH Mỹ sẽ có bầu cử giữa kỳ để dân chúng tỏ lộ sự tín nhiệm của họ với đảng Dân chủ của TT Obama. Các tin tức báo chí và thăm dò dư luận đều cho dự báo đảng Cộng hòa sẽ thắng lớn ở cả hai viện và nhất là lấy lại đa số kiểm soát Hạ viện.
Như vậy các lo ngại từ vài tháng nay của Tòa Bạch ốc sẽ thành hiện thực, khi các chính sách của TT Obama sẽ gặp nhiều khó khăn khi QH có thể phủ quyết hay ngăn cản nhiều đạo luật do ông đề xướng hay bênh vực.
Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010
SỔ TAY KINH TẾ THÁNG 10
Phạm Đỗ Chí
CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THI NHAU GIẢM TỶ GIÁ ĐỂ TĂNG TỐC PHỤC HỒI KINH TẾ (CENTRAL BANKS DEFLATE THEIR CURRENCIES TO INFLATE THE WORLD ECONOMY)
Trong tuần đầu tháng 10, thời sự kinh tế thế giới sôi nổi vì tin các ngân hàng trung ương tiếp tục nới lỏng hay nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy thêm độ tăng trưởng kinh tế trong nước của mình.
Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010
Sổ tay Kinh tế tháng 9, 2010
TS Phạm Đỗ Chí
KINH TẾ MỸ – CẦN GÓI KÍCH CẦU MẠNH NỮA CHO HỒI PHỤC THẬT SỰ
• Ông Krugman, người từng được giải Nobel về kinh tế, vừa lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các chính sách kinh tế vĩ mô hiện tại khi cho rằng sự hồi phục nền kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu đang không xảy ra như trong các lời tuyên bố chính thức của các chính phủ. Ông đề nghị phải có những biện pháp mạnh hơn nữa và thật sự hiệu quả để làm giảm ngay nạn thất nghiệp vẫn đang quá cao.
Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010
Sổ tay kinh tế tháng 8, 2010
TS Phạm Đỗ Chí

• Hồi phục nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại hơn dự báo lúc đầu năm. Tình trạng này xảy ra không phải chỉ ở Mỹ và Âu Châu, nhưng ngay cả ở các nền kinh tế mới nổi nhất là Trung Quốc do chính sách tín dụng được kìm hãm bớt để tránh tình trạng “bong bóng”.
Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010
Trở Lại Xứ Lào: thăm Tam Giác Vàng
Phạm Đỗ Chí

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010
LOAY HOAY VỚI “TƯ DUY MỚI” SAU “ĐỔI MỚI” Ở VIỆT NAM ?
Phạm Đỗ Chí

Sau hai thập niên thực hiện cải cách kinh tế ở Việt Nam (VN) “Đổi Mới” từ năm 1989, nhiều kết quả tương đối khả quan đã được thu thập qua những con số thống kê và thảo luận khá đầy đủ trong nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước. Đặc biệt là thu nhập tính theo đầu người đã tăng nhanh lên mức 1.200 USD hiện nay.
Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010
Từ Cơn Khủng Hoảng Nợ Âu Châu, Xét Tác Động Và Rút Bài Học Sớm
TS. Phạm Đỗ Chí
Cựu chuyên gia IMF
Cựu chuyên gia IMF

Đăng ký:
Bài đăng (Atom)